Bài ca Trường Nguyễn Văn Trỗi

Nhạc và lời: Hồng Tuyến

Thứ Hai, 31 tháng 3, 2008

Chủ Nhật, 30 tháng 3, 2008

Kết thúc Giải bóng đá Đại Phúc-Việt Hà. Văn Hùng vô địch!

Nói thế lại bảo là "nịnh" Chủ tịch nhưng phải nói Đội Lão tướng CAHN của hắn ta "prồ" nhất nên "dzô đình địch" là đúng!
Chứ không à, thắng Đại Phúc 3-0, hòa QLTT 1-1, thắng Bia Việt Hà 3-2 (trận này sém thua!) và thắng Lão tướng Bắc Ninh 3-0. Dưới đây là phóng sự ảnh lễ trao giải chiều thứ bảy 29/3/2008.

- Ngài Chủ tịch trông rất "ngầu" trên lễ đài.
















- Đội hình trình diễn trên sân. (Có cả GM nhưng bị khuất sau anh Nghị).
















- Vua phá lưới (5 bàn) đội Bắc Ninh. TuấnThành (CAHN): 4 bàn.
















- Thủ môn hay nhất: San (QLTTHN, áo đen) thay mặt ban tổ chức trao giải thuởng cho Tiến CAHN (áo đỏ, từng là đá cho Quân khu 3).
















- Giải khuyến khích: Đại Phúc. Giải phong cách: Bia Việt Hà. Chiến (cựu cầu thủ CNXDHN) nhận giải thuởng từ Văn Hùng.















- Giải 3: QLTT HN. Đặi tá anh ninh Lan (phải) trao giải cho đội.

















- Giải nhì: Lão tướng Bắc Ninh.
















- Giải nhất: Lão tướng CAHN. Chủ tịch phuờng Đại Phúc (trái) lên trao cúp và tiền thưởng là 8T. Hoan hô!!!














Nhân kỷ niệm 33 năm giải phóng Đà Nẵng (1975-2008), các Mạnh Thường Quân (có chú em Hồ Bá Thọ) tại đây cùng các CLB lão tướng HN, SG, ĐN tổ chức "Giải bóng đá Bắc-Trung-Nam" trong 10 ngày, kết thúc 23/3/08. Chủ tịch Văn Hùng sẽ cùng lão tứơng HN (Quân đội, Đường sắt, Bưu diện, Công nhân XD...) vào dự giải. Chúc anh em ta lại đọat cúp vàng!

ĐÔI KHI

Cuộc đời là chuỗi đôi khi

Đôi khi gặp bạn một ly vơi đầy

Đôi khi thoảng một nụ cười

Đôi khi gặp lại đã ngoài năm mươi

Đôi khi thảng thốt trong lòng

Đôi khi ta đã lỗi lầm gì chăng?

Đôi khi khóe mắt hàng mi

Đôi khi lại khiến lòng ai thẫn thờ !

Đôi khi lỡ bước trầm thăng

Đôi khi lại muốn than thầm cùng ai!

Đôi khi chỉ chút tình người

Đôi khi ấm lại nỗi lòng quạnh hiu

Đôi khi hạnh phúc dâng trào

Đôi khi nồng ấm nụ cười bạn ta

Đôi khi chén rươu ly trà

Đôi khi xích khẩu nên vần thi ca

Đôi khi chẳng giống đôi khi

ĐÔI KHI viết nữa lại thành ĐA KHI.

TM

Thứ Sáu, 28 tháng 3, 2008

Đọc báo cuối tuần

Mời anh em mua báo Tiền phong Cuối tuần (chhứ không phải Tiền phong Chủ nhật) có truyện ngắn của Đào Duy. Hiện tượng văn học của tuổi O50!

Thứ Năm, 27 tháng 3, 2008

Chuyện ông nhà báo bạn tôi

Tôi có anh bạn làm nghề báo ở 1 tờ báo khá nổi tiếng, ngay Thủ đô. Cô vợ anh ta cao ráo, xinh và nhanh nhẹn nên được sếp "hòn mê", thường cho đi công tác cùng để "cho đẹp đội hình". Có lần được "bánh mì kẹp thịt" sang tận Mỹ. (Hắn tâm sự: Dại gái cho chết! Còn vợ em được đi chơi không tốn tiền).

Hắn hài hước, hay trêu vợ. Một lần, bấm máy cho vợ:
- Thanh Loan đấy à? (Giả đúng giọng sếp).
- Ai đấy ạ? (Không nhận ra thật).
- Anh đây, Tr. đây. (Xin tạm dấu tên, không lại nói là "bêu xấu cán bộ).
- Ai ạ?
Khi nhận ra giọng chồng, cô ta liền: "Vớ vẩn cái ông này!".

Lần khác về nhà thì nghe mẹ phàn nàn: Ở nhà vợ con nó hay cãi mẹ, nó chỉ lo cho con cái mà quên mất ông bà, bảo nó mua gà thì lại mua cá, nó hay nấu món ...
- Thế hả mẹ? Thật là buồn. Thôi thì thế này, mẹ ạ, cái nghề của con nó quan hệ nhiều, gái xinh không thiếu. Hay là con bỏ quách nó để kiếm cô vợ mới cho...
- Ấy, ấy, chớ có làm thế. Mẹ chỉ nói cho vui.

Thứ Tư, 26 tháng 3, 2008

TÔI VÀ DUY

Chúng tôi quen nhau khi chân ướt chân ráo từ nhiều đơn vị về thành lập Lữ đoàn phòng không bảo vệ Quân cảng Cam Ranh. Tôi và Duy cùng tiểu đoàn, chỉ khác tôi ở đại đôi 1- đại đội điều khiển, còn Duy đại đội 2 - đại đội bệ phóng. Anh em hơn nhau hai ba tuổi, nhưng vì quý nhau nên chúng tôi thường xưng hô anh em trong quan hệ. Ông già Duy là Thiếu tướng Phó tư lệnh chính tri Quân khu chín ngày mới giải phóng. Gia đình Duy hiện ở một thị xã của đồng bằng Nam bộ - quê ngoại. Anh em sống với nhau được vài năm thì Duy chuyển đi đơn vị khác, từ đó chúng tôi ít gặp nhau. Khi qua Liên xô học, tình cờ gặp lại Duy bên đó. Duy sang trước một năm. Tay bắt mặt mừng nối lại tình xưa. Xin chép lại một vài suy nghĩ, một vài kỷ niệm mà đêm đêm hai thằng thường còng queo bên nhau tâm sự. Tôi chia làm ba phần nhỏ: Phần thứ nhất: “Những kỷ niệm lặt vặt tuổi thơ trước chiến tranh”. Phần thứ hai: “Ông thày dạy sử và ông bố vợ hụt”. Phần thứ ba: “Câu lạc bộ sỹ quan và lần đi tắm hơi”.

Những kỷ niệm “lặt vặt” tuổi thơ trước chiến tranh

Nhà tôi ở trung tâm thành phố, trong một khu gia binh. Ông già tôi vào chiến trường từ khi tôi còn nhỏ. Trong khu có nhiều bác chú làm việc ở Bộ Quốc phòng, các tổng cục, vụ, viện, một số là chỉ huy quân khu, sư - trung đoàn và các đơn vị địa phương. Thời chiến, các bác, các chú đi hết... khu tập thể vắng hoe tiếng đàn ông. Chỉ có lũ con trai chúng tôi là sướng vì được tự do không bị các ông bố nghiêm khắc cai quản. Ngày ngày, chiếc chìa khóa cửa được luồn vào sợi dây gai đeo tòong teng trên cổ, những chú nhóc lang thang khắp hang cùng ngõ hẻm của thủ đô, thậm chí có đêm còn kéo nhau qua vườn hoa cạnh nhà đá bóng, hoặc bắt dế cho tới khuya mới chịu giải tán.
Có hôm, có thằng còn vớ được cả một cái “bong bóng” cao su “nặng trịch”, kiến bu đầy, vứt cạnh gốc cây ngoài vườn hoa. Thấy tiếc đã đem ra máy nước rửa để thổi bong bóng, trêu tức bọn bạn trong xóm. Máy nước tập thể về khuya mới mạnh và đấy là thời gian cuối cùng còn rảnh trong ngày để các bà, các cô, các chị em giặt giũ xách nước theo thiên chức của mình sau một ngày "thân cò lặn lội" kiếm ăn cho lũ con háu đói, đang độ lớn. Trong khu chỉ ở chỗ máy nước là đèn điện sáng nhất. Sồng sộc lao vào chỗ mấy bà chị lớn hơn vài ba tuổi đang hứng nước: “Em nhờ tí”, vừa nói thằng bạn tôi vừa cầm cái “bong bóng” cao su chụp ngay lấy vòi, cũng may cái miệng của “bong bóng” khá to, (khác với loại “bong bóng” bình thường mà chúng tôi thường đổi tóc rối, lông gà với mấy bà “ve chai lông vịt” ). Thằng bạn tôi thao tác nhanh, chỉ sợ bị các bà các cô đuổi cổ vì tội chen ngang. Có nước vào nặng, cái “bong bóng” cao su phồng to ra, kéo dài xuống, bập bềnh nhún nhảy như cái lò so. Lúc này các bà, các cô mới hết hồn, tóa hỏa chửi um lên: "Đồ bẩn thỉu! Chúng mày có vứt ngay cái của nợ ấy đi không thì bảo. Tao về tao mách bố chúng mày thì cứ gọi là tuốt xác". Mặc dù bị đuổi nhưng dứt khoát chúng tôi không chịu vứt, thổi cái “bong bóng”, chơi cho tới khi nó nổ toác ra mới thôi. Thế mà có thằng nịnh mãi tôi mới cho một mảnh vỡ rồi cứ thế chọc ngón tay vào lấy cữ đưa lên miệng mút, đứa mút giỏi thì được quả bóng to bằng bóng đèn treo ở khu toalet cuối dãy tập thể, đứa yếu hơi thì quả bóng bằng cái bóng đèn pin rồi lấy dây chỉ buộc lại cho hơi nó khỏi xì. Mãi sau này nhớn lên tôi mới biết nó là cái gì. Hãi mãi!

Có một bận, buổi tối chơi trốn tìm. Cuộc chơi tàn mà mất biến một thằng. Cả bọn bổ đi tìm, tìm mãi, về cả nhà cũng không thấy hắn. Các bác có biết gì không? chúng tôi phát hiện thấy hắn ngồi thu lu, im thin thít trên cái chạc ba của cây bàng, đối diện với cửa sổ tầng một của dãy nhà gần cuối khu. Thấy lạ, một thằng bí mật trèo lên định hù, nhưng rồi thằng trèo lên chả thấy chửi bới gì, cũng lại im thin thít. Tức mình tôi trèo lên xem sao. Vừa tới chạc ba ngang tầm cửa sổ, rồi tôi cũng im thin thít. Nhìn qua cửa sổ thấy cảnh tượng thật lạ lùng, hai cô chú mới cưới tuần trước đang "cãi nhau" huỳnh huỵch trên giường, quần áo tả tơi mà chả thấy khóc mếu gì. Nhìn cách thể hiện, môi mím chặt, mắt trợn lên, khuôn mặt dại đi thì thấy cô chú có vẻ quyết tâm lắm, chả ai chịu nhường ai. Thấy tôi leo lên cũng chẳng chịu xuống, rồi bốn, năm, sáu… thằng theo nhau lên tuốt.Tới khi cành bàng không còn chịu nổi sức nặng của cả bọn mới r…ắ ...c rắc, ào ..o ..o. Cành bàng gãy. Cả bọn theo nhau ngã. Cũng may phía dưới có đống cát và cành bàng tươi gãy từ từ nên chúng tôi chả đứa nào việc gì. Chúng tôi bỏ chạy ai về nhà nấy nhưng vẫn còn nghe tiếng chửi: “Một lũ hư đốn, đồ thiếu giáo dục!”. Sau này ngẫm lại thấy cô chú ấy chửi mình cũng phải, vì mình đã “thiếu” bố từ hồi bé tý, thiếu hẳn một nửa sự giáo dục, được như ngày hôm nay là quá phúc. Chúng tôi ôm nhau cười nghặt nghẽo.

Có đêm đã khuya lắm, thấy ô tô con phủ đầy lá ngụy trang và bụi đường lao vào trong khu. Sáng sớm hôm sau tôi thấy thằng bạn mặc cái áo ba lỗ bỏ trong quần đùi, phía bụng nó phồng lên một đống tướng, thậm thụt trước cửa nhà tôi, hắn vẫy tôi giọng nhỏ xuống rất bí mật: “Đêm qua bố tao ở chiến trường mới ra, tao có quà cho chúng mày đây này”. Vừa nói hắn vừa kéo cái áo ba lỗ ra khỏi quần, cả một đống lương khô lăn tuồn tuột dưới đất. “Tao còn có cả cái này nữa”, vừa nói hắn vừa ngoái lại phía sau xem có ai theo rõi không rồi thò tay vào cạp quần lôi ra một viên đạn súng lục bằng đồng sáng chói. Hắn kể đêm qua cùng đứa em ngủ với mẹ trong buồng đang ngon giấc bỗng bị dựng đứng dậy, hắn càu nhàu. Mẹ hắn quát: “Bố mày về kia kìa, bao nhiêu tội các bà trong khu mách muốn sáng mai tao kể với bố mày không? Tao mà kể thì chỉ có nước chết... Im đi! đưa ngay em ra phòng ngoài ngủ thì mẹ tha cho, bố mẹ có tí việc cần bàn gấp”. Hắn vừa lôi thằng em năm tuổi ra phòng ngoài vừa lầu bầu: “Bàn với chẳng bạc khuya thế này rồi, mẹ để tới sáng mai bàn với bố không được à?”. Mẹ hắn quát lên: “Việc người lớn không kìm được. Còn dám cãi mẹ hả, có đưa em ra không thì bảo?”. Chỉ vài phút sau anh em hắn đã ôm nhau ngủ như chết. Còn bố mẹ hắn bàn bạc những gì và tới mấy giờ thì chỉ có cái giường dẻ quạt được mua cung cấp từ hồi bố nó đi B biết mà thôi.

Hắn nói với tôi: “Tao không mấy thân với bố. Bố tao cứ đi biền biệt, lâu lắm, vài năm mới tạt qua nhà một bận, rồi lại khoác ba lô đi. Lần trước bố đi được một thời gian thì mẹ tao sinh ra thằng Huy – em tao. Còn bây giờ tao nghe mấy bác trong khu nói thằng Quân (tên hắn) lại sắp có em bé nữa rồi”. Chả được gần gũi, chả được chăm sóc, chả được yêu thương. “Chỉ thấy mỗi lần bố tao về rồi bố tao đi một thời gian sau là tao lại có thêm một đứa em bế vẹo cả sườn”. Hắn chép miệng “bàn với lại chẳng bạc” chỉ khổ thằng này bế em, nghĩ cũng chán, chả hiểu người lớn ra làm sao cả?". Hắn đăm chiêu nghĩ ngợi như một ông cụ non.

Thế rồi sau sự kiện “Vịnh Bắc bộ - 5/8/1964", chiến tranh lan rộng ra cả nước và chúng tôi cũng lớn dần. Một số bị bố mẹ tống cổ lên trường Trỗi rèn luyện, một số nhóc tỳ hơn bị “đì’ về nông thôn sơ tán kết hợp “cải tạo”, thế là chia năm sẻ bảy. Lũ chúng tôi “tan tác”. Nhưng bù lại hàng xóm trong khu bớt khổ vì tiếng la hét và đủ trò nghịch ngợm tai quái của bọn tôi. Họ cũng bớt phải nghe đi tiếng la khóc mỗi chiều vì bọn tôi bị đòn như két. Cạnh nhà tôi có cô bé tên Thu, ít hơn tôi cỡ vài tuổi, học cùng trường nên chúng tôi thân nhau. Bố của Thu là chú Hùng, làm trong “Thành”. Chú rất quý tôi, coi tôi như lũ con của chú. Tình cảm hàng xóm láng giềng, tình chú cháu và tình bạn giữa tôi va Thu cũng vì thế mà khăng khít hơn. Rồi từ tình bạn chúng tôi bước qua tình yêu lúc nào không biết. Khi học hết lớp 10, tôi xung phong đi bộ đội. Cho tới ngày giải phóng, gia đình tôi chuyển hẳn vào nam. Cũng từ đó tôi xa khu nhà, xa lũ bạn thân, xa chú Hùng và xa Thu. Mấy năm sau nghe tin Thu thi hết lớp mười cũng không học tiếp nữa. Nhà Thu đông em, hoàn cảnh gia đình khó khăn, đồng lương thiếu tá của chú Hùng không đủ chu cấp cho từng ấy miệng ăn nên Thu phải bỏ học đi làm giúp đỡ gia đình. Cứ nhớ về tuổi thơ trước chiến tranh, nhớ về những kỷ niệm cũ, nhớ về Hà Nội, nhớ tới Thu lòng tôi lại man mát buồn.

(Còn tiếp)

Duy Đảo

Tin chiều

Từ hôm nay sẽ có tin cả trên "Trường VHQĐ NVT", trong đó có tin Chuyến hành quân đi tìm mộ LS Y Hòa.

Mời các bạn đón đọc!

Thứ Ba, 25 tháng 3, 2008

Tin buồn

Giáo sư Tô Như Khuê (là cụ thân sinh bạn Tô Như Tuấn B3, K8)

Do tuổi cao bệnh nặng, đã từ trần hồi 06h20', ngày 26/3/2008.

Tại bệnh viện quân đội trung ương 108, Hà nội. Hưởng thọ 86 tuổi.

Chương trình tang lễ:

Lễ viếng: Từ 8h đến 10h ngày thứ hai 31/3/2008

Địa điểm: Nhà tang lễ BVQĐTW 108, số 5 Trần Thánh Tông, Hà nội

An táng tại nghĩa trang Thanh tước cùng ngày.

K8 tập trung viếng lúc 9h.

Giới thiệu bài mới

Truyện "cười"Lần xét nghiệm của Duy Đảo. Hôm nay tác giả Duy Đảo lại cho anh em một "món" mới.

Thứ Hai, 24 tháng 3, 2008

Tin ngắn

Việc đi tìm mộ của Y Hòa, nhóm các bạn gồm Vũ Anh K7, Hồ Bá Đạt K8, Vũ Trung K8 và một số đồng đội của Y Hòa đã triển khai. Các bạn ở phía Nam đã xuất phát, ngoài Bắc Vũ Trung, anh Sơn ngày thứ 4 này (26/3/2008) sẽ lên đường và sẽ gặp nhau tại Quảng trị. Việc chuẩn bị đi tìm mộ Y Hòa các bạn trong nhóm thực hiện công việc đã chủ động chuẩn bị kinh phí và phương tiện. Sau khi K7 HN tổ chức họp mặt ngày 22/3/2008, đã đóng góp được 04 triệu ủng hộ thêm, đồng thời BLL K8 Hà nội cũng trích từ quĩ của khóa, đóng góp 02 triệu thêm vào kinh phí đi tìm mộ Yhòa.

Sáng nay được sự ủy quyền của BLL K7 HN, BLL K8 Hà nội, tôi đã trao số tiền 06 triệu đồng cho nhóm tìm kiếm mộ Y Hòa và Vũ Trung thay mặt anh em trong nhóm tìm kiếm nhận số tiền trên. Rất mong công việc sẽ được hoàn thành một cách mỹ mãn.

NQ Vinh K8

Chủ Nhật, 23 tháng 3, 2008

"Trường Văn hóa quân đội" có tin của Cao "tư lệnh"

Tin của Cao "tư lệnh"

Tin giờ... chót

10g sáng chủ nhật, BLL k5 tập trung ở nhà Mai Lâm (khu Hoàn Cầu) để sang nhà Vũ Quang. Có Lê Bình, Công Chính, Vinh "sái", Lâm, Kiến Quốc, Tuấn Kiệt. Có Tuyết và con gái Vũ Quang ở nhà. Sau khi chuỵên trò, anh em lên thắp hương cho cụ Vũ Kỳ và bạn Vũ Quang. Khó có thể nói gì hơn, BLL bàn giao sổ tiết kiệm 13,5T cho gia đình và động viên gia đình bạn. Đến hôm nay, Quang đã về với cõi Vĩnh Hằng được 21 ngày.
Sau đó anh em về nhà Mai Lâm trò chuyện. Có thêm Thắng "híp" k6, Ninh k9 và Hòai Nam k8 cùng gia đình Lê Bình.
Cầu mong bạn phù hộ cho vợ con và bạn bè!

Thứ Bảy, 22 tháng 3, 2008

K7 HN HỌP MẶT

Ở SG mà "vưỡn" có hình K7 HN gặp mặt. Oách chưa! Nhưng có nhiều đ/c trông quen...quen, hổng nhận ra ai là ai? Đành post lên để ai biết chỉ dùm. Thanks! Đã bổ sung thêm ảnh cá nhân của K7SG vào "album 4: Ảnh cá nhân K7"

Thứ Sáu, 21 tháng 3, 2008

Hình ảnh "nóng" K7 HN gặpmặt

Đúng 10h, theo như thông báo, anh em K7 Hà nội tập trung, người trước người sau, dần rồi đông đủ. Buổi gặp mặt hôm nay khách mời có: anh Trần Kiến Quốc K5, Vũ Trung K8, QVinh K8 và 2 K9 là vợ con Văn Hùng.

11h Trưởng BLL K7 HN Hoàng Mạnh Thắng tuyên bố khai mạc buổi gặp mặt

Trong lời khai mạc MT có nêu lên mục đích của buổi gặp mặt, nói đến sự gắn bó của anh em Trỗi trong khóa và trong toàn trường, càng nhiều tuổi chúng ta càng có nhiều nhu cầu gặp gỡ nhau hơn, để trao đổi liên hệ với nhau nhằm mục đích giúp đỡ nhau trong cuộc sống công việc và cần quan tâm đến nhau nhiều hơn. Trường Trỗi chính là sợi dây gắn bó, đoàn kết giữa chúng ta với nhau. Từ đó theo nhiều ý kiến của anh em, BLL K7 HN cũng nêu vấn đề một năm gặp nhau 1 lần là hơi ít và từ đây có lẽ nên quan tâm đến nhau nhiều hơn, nên số lượng lần gặp nhau phải là hơn 1. Tiếp đến Mạnh Thắng giới thiệu anh Kiến Quốc K5 đại diện BLL Trường có lời phát biểu với anh em, sau lời phát biểu của anh KQ là Vũ Trung K8, thay mặt các bạn cùng tham gia chuyến đi tìm mộ Yhòa sắp tới, hứa sẽ mang hết khả năng của mình để làm được công viêc hết sức có ý nghĩa này, trọn vẹn với đồng đội, rất tin tưởng lạc quan vào kết quả công việc sẽ hoàn thành. Vũ Trung cũng cảm ơn tất cả anh em K7 đã nhiệt tình đóng góp hỗ trợ cho công việc tìm kiếm đồng đội. Sau cùng Lý Tân Huệ hiện đang ở Hà nội thay mặt K7SG lên phát biểu và chúc cuộc gặp mặt của K7HN thành công tốt đẹp.

Đúng 11h30 trưởng BLL K7 HN Hoàng Mạnh Thắng tuyên bố bắt đầu bữa tiệc trong tiếng đồng ca bài hiệu ca của Trường : “ Sinh ra trong khói lửa, Trường ta đã lớn lên……”

(Còn nhiều ảnh, sẽ tập hợp lại làm thành Album sau)

Bổ sung


Gửi thêm 1 tấm ảnh bổ sung cho Vnq. Đặc biệt lại có 2 bạn cùng học GT ngồi cạnh nhau.

Câu chuyện thứ 2: TRƯỚC CHUYẾN ĐI

Đầu tiên là nhận được email của anh Hữu Thành hỏi thăm về chuyến đi. Sau đó có mail của anh Kiến Quốc cho số điện thoại của nhà ngoại cảm Nhã do Việt Hằng k7 đưa. Gọi ngay cho chị H'Thanh báo tin, chị gọi điện liên lạc với nhà ngoại cảm và nhận được tin nhắn của ông:

"Kính thưa quý vị, nguyện vọng lớn nhất của liệt sĩ là cầu nguyện cho vong linh liệt sĩ được siêu thoát. Hơn là đi tìm hài cốt. Bằng cách ăn chay 7 ngày/1 tháng,thực hiện liên tục 3 tháng. Niệm NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT ít nhất 500 lần mỗi tối (hoặc niệm danh hiệu tôn giáo của mình). Có ĐỨC TIN và THÀNH TÂM gia đình sẽ nhận được tín hiệu mầu nhiệm từ thế giới ĐẠI TỪ ĐẠI BI. Tôi cầu nguyện 10 phương chư phật, chư vị Bồ tát gia hộ cho quí vị. Kính chúc quí vị được nhiều AN LẠC. (Có thắc mắc gì xin đt cho tôi từ 8 h00-10h00) NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT".

Thế là các bạn không chịu xa nhau sau từng ấy năm nằm gần bên nhau? Nhưng sau này thế nào nếu chỗ các bạn đang nằm bị quy hoạch thành khu công nghiệp? Chiến trường xưa sẽ bị ủi bằng phục vụ cho mục đích kinh doanh. Liệu có còn ai nhớ tới các bạn những liệt sĩ ngã xuống cho tổ quốc một khi chúng ta đã già, gia đình không còn đủ sức ? Nói như Đỗ Nghĩa: "Quỹ thời gian đã hết". Bây giờ chúng tôi còn đủ sức, không ai chắc ngày mai mình sẽ như thế nào? Phải lên đường thôi! Đưa các bạn về với vòng tay bè bạn, với gia đình. Trước tiên phải tìm được hài cốt các bạn đã,mọi chuyện khác tính sau. Tôi tin lần này sẽ tìm được?
Liên lạc liên tục cho Sơn, Vũ Trung hẹn ngày xuất phát. Dứt khoát ,tôi đã xin nghỉ phép 1 tuần ở cty ,hẹn Vũ Anh, Thời “điên” cháu của Cúc lồi (Thời “điên” tuy là vai cháu nhưng bằng tuổi chúng tôi khi biết tin chúng tôi ra Quảng trị tìm mộ YHoà cũng đòi đi cho bằng được, sẵn sàng chịu nửa chi phí, đi xe của nhà, vì trước đây Thời chơi thân với YHoà) ngày lên đường. Cũng nói thêm k7 trong Nam đã quyên góp được gần 10 tr, các bạn trường Bé biết YHoà cũng góp được hơn 1 tr, có một bạn K7 đề nghị không nêu tên, đóng góp 10 tr. Cám ơn các bạn k7, học sinh trường miền Nam. Khoá 7 ngoài Bắc cũng triệu tập vào chủ nhật này, nhưng trước đó các bạn cũng đã góp được một số tiền rồi, hình như từ càfe Phố? Tấm lòng của các bạn chúng tôi không thể nào quên, sẽ xử dụng số tiền của các bạn đúng với mục đích công việc mà các bạn mong mỏi.
Hy vọng công việc sẽ suôn sẻ? Cầu mong cho mình có đủ sức khoẻ để theo đuổi công việc này.

Hồ Bá Đạt

Thứ Năm, 20 tháng 3, 2008

Hình ảnh một thời

Đây là những tấm ảnh của K7 SG cung cấp. Hình ảnh của mấy "Chú nhớn" và "Cô nhớn" áp út K7 chụp tại đâu? thời gian nào? Anh em K7 có thể cung cấp tư liệu.

Thứ Tư, 19 tháng 3, 2008

8 thiếu niên đầu tiên của Bác Hồ

Đầu mùa hè năm 1926, Nguyễn Ái Quốc, lúc này mang bí danh là Lý Thụy cử Hồ Tùng Mậu, trở lại Thái Lan chọn một số thiếu niên con em các gia đình yêu nước đưa sang Quảng Châu đào tạo nhằm chuẩn bị cho việc xây dựng thanh niên cộng sản đoàn. 8 thiếu niên đã được lựa chọn là :

Vương Thúc Thoại mang bí danh Lý Thúc Chất
Hoàng Tự mang bí danh Lý Anh Tự (có lúc đọc lệch là Tợ)
Nguyễn Sinh Thản mang bí danh Lý Nam Thanh
Đinh Chương Long mang bí danh Lý Văn Minh
Ngô Trí Thông mang bí danh Lý Trí Thông
Nguyễn Thị Tích mang bí danh Lý Phương Thuận (nữ)
Ngô Hậu
Đức mang bí danh Lý Phương Đức (nữ)
Lê Hữu Trọng mang bí danh Lý Tự Trọng.
Để đảm bảo tính hợp pháp và nguyên tắc bí mật, cả nhóm c
ó bí danh và đều mang họ Lý do Bác Hồ đặt theo cách phát âm tiếng Hoa từ “Lê Nin”.


LÝ THÚC CHẤT

Lý Thúc Chất tên thật là Vương Thúc Thoại, sinh năm 1911 tại Kim Liên. Thân sinh của anh là Vương Thúc Đàm bị thực dân Pháp bắt kết án tù chung thân, tịch thu toàn bộ tài sản vì tội làm cách mạng và để con làm cách mạng.

LÝ ANH TỰ
Lý Anh Tự tên thật là Hoàng Tự (có lúc đọc chệch là Tợ), sinh năm 1912 tại Kim Liên, Nghệ An. Lý Anh Tự mồ côi cha mẹ từ nhỏ.
Năm 12 tuổi, Tợ đã lên đường hoạt động cách mạng.

NAM THA
NH
Lý Nam Thanh tên thật là Nguyễn Sinh Thản, sinh năm 1908 tại Kim Liên, Nghệ An. Sau khi Nguyễn Sinh Thản ra đi, đến năm 1942, cả cha, anh và em gái đều tham gia hoạt động cách mạng và lần lượt hy sinh trong các cao trào chống Pháp ở Việt Nam.
Năm 1926, cả 3 ông Lý Nam Thanh, Lý Thúc Chất và Lý Anh Tự (Tơ) được tổ chức đưa qua Quảng Châu tham dự lớp học do Bác Hồ huấn luyện.
Năm
1927, sau khi tham gia khởi nghĩa quảng Châu và thất bại, các ông đã tham gia lực lượng Giải phóng quân Trung Quốc.
Năm 1938, Lý Nam Thanh, Lý Thúc Chất và Lý Anh Tự (Tơ) được Bác gửi các đồng chí trong Quốc tế Cộng sản để đào tạo trở thành “chiến sĩ Lê nin nít trẻ tuổi”.
Khi Đại chiế
n TG lần thứ 2 nổ ra, các ông đã tham gia vào Lữ đoàn Quốc tế và là 3 trong 6 chiến sĩ Việt Nam (có tài liệu nói là 8) tham gia Hồng quân Liên Xô.
Cả ba ông đã hy sinh anh dũng tại mặt trận phía Nam Mátxcơva và
năm 1986 đều được Nhà nước Liên Xô truy tặng thưởng Huân chương Vệ quốc hạng nhất vì lòng dũng cảm và gan dạ trong các trận chiến đấu bảo vệ thành phố Matxcơva chống phát xít Đức xâm lược, Huy chương 40 năm chiến thắng phát xít và huy hiệu cựu chiến binh Xô viết.
LÝ VĂN MINH

Lý Văn Minh (hay Hồng Sơn) là bí danh của Đinh Chương Long

LÝ TRÍ THÔNG

Lý Trí Thông tên thật là Ngô Trí Thông

Lý Văn Minh và Lý Trí Thông đều nằm trong nhóm thiếu niên học sinh từ Đông Bắc Thái Lan đến Quảng Châu. Cũng như các bạn khác trong nhóm, Lý Văn Minh và Lý Trí Thông đều tham gia vào các đội tuyên truyền, liên lạc, tiếp vận… phục vụ quân khởi nghĩa Quảng Châu .

1926, 2 ông được Bác Hồ giới thiệu sang học tại trường Quân sự Hoàng Phố.

Năm 1928, sau thất bại khởi nghĩa Quãng Châu, 2 ông đã tham gia lực lượng Giải phóng quân Trung Quốc.

LÝ PHƯƠNG THUẬN (nữ)

Lý Phương Thuận (còn có bí danh là Hoàng Lệ Minh, Lý Tiểu Muội, Ngô Ứng Thuận, Lý Sâm, Lý Tâm, Lê Thị Tâm, Lý Tam, cô Ba) tên thật là Nguyễn Thị Tích, sinh năm 1916 tại Nghệ An. Bà mất mẹ lúc mới ba tháng tuổi. Thân sinh bà là ông Nguyễn Trọng Quyến một trong những người tham gia Cách mạng từ những năm 1929-1930.

1924 : Bà được ông Quyến đưa sang Lào để học chữ.

Lúc tròn 10 tuổi, bà lại được Đoàn thể đưa sang Xiêm học tại trường "Hoa Anh Học Hiệu" ngay tại Băng Cốc. Đây là lớp học do già Thầu Chín từ Chiềng Mai xuống lập ra. Học được một năm thì già Thầu Chín đón tất cả sang Quảng Châu (Trung Quốc) gửi vào học tại trường "Trung Sơn tiểu học".

Tốt nghiệp trường "Trung sơn tiểu học" (tương đương với lớp 4 thời Pháp), Lý Phương Thuận được phân công công tác tại cơ quan bí mật của Chi bộ Hải ngoại của Đảng, do ông Phùng Chí Kiên phụ trách. Nhiệm vụ cụ thể của Lý Phương Thuận được giao là mang chuyển tài liệu bí mật, giao liên dẫn đường kiêm phiên dịch đưa đón các đồng chí của Đảng từ trong nước mới ra hoặc học xong, trở về nước tiếp tục hoạt động.

Tháng 4/1931, Lý Phương Thuận nhận được chỉ thị về giúp việc trong cơ quan bí mật của Việt Nam thanh niên cách mạng ở Hồng Kông, được giao nhiệm vụ dịch tài liệu và giao liên bí mật.

7/1931, khi Bác Hồ lúc này lấy tên là Tống Văn Sơ bị mật thám Anh bắt tại Hồng Kông. Lý Phương Thuận cũng bị bắt. Nhưng vì không có đủ chứng cứ buộc tội nên đã được tha.

Sau đó Lý Phương Thuận vào làm công nhân ở nhà máy Điện Kỳ (sản xuất pin đèn). Làm việc ở nhà máy Điện Kỳ một năm, Lý Phương Thuận được kết nạp vào Đảng Cộng sản Trung Quốc lúc đó vừa tròn 18 tuổi.

Năm 1933, Lý Phương Thuận theo lời giới thiệu của Bác đã tìm cách sang Nhật tạm thời cư trú nhờ sự giúp đỡ của Cường Để.

Cường Để bị Nhật trục xuất, bà lại phải trở lại Quảng Châu, tiếp tục vào làm việc tại nhà máy Điện Kỳ rồi về Thượng Hải làm công nhân ở một nhà máy đóng giày. Tại đây, Lý Phương Thuận gặp ông Đỗ Đăng Trình và biết tình hình Thượng Hải sắp có biến, nên lại chạy về Quế Châu và mất liên lạc hoàn toàn với đoàn thể, bà làm nghề bán báo để tự nuôi sống.

Cuối tháng 8/1945, đang ở Quế Châu, Lý Phương Thuận được tin trong nước đã tổng khởi nghĩa và tìm đường trở về. Về đến HN, bà làm trinh sát đặc biệt chống Tưởng trong vai tiếp viên bàn tại khách sạn Thăng Long.

Người trực tiếp phụ trách bà là ông Trần Lung (sau này là Trưởng ty công an Hòa Bình, Trưởng ty Công an Hà Nam, Cục trưởng Cục Hình sự Bộ Công an) và đã trở thành người bạn đời của bà.

Bà chính là nữ chiến sĩ CA đầu tiên của chế độ ta với tên Hoàng Lệ Minh.

LÝ PHƯƠNG ĐỨC (nữ)

Lý Phương Đức là bí danh của Ngô Hậu Đức.

Bà lại được Đoàn thể đưa sang Xiêm học tại trường "Hoa Anh Học Hiệu" (do bác Hồ lập ra) ngay tại Băng Cốc.

Năm 1926, bà được ông Hồ Tùng Mậu đón sang Quảng Châu gửi vào học tại trường "Trung Sơn tiểu học". Thời gian này bà chơi thân với Diệp Tài Anh, em gái Nguyên soái Diệp Kiếm Anh

Tháng 5/1926, Lý Phương Đức cùng một số bạn khác được kết nạp vào Đoàn Thanh niên Cộng sản TQ. Vừa học tập, Lý Phương Đức vừa được Bác giao nhiệm vụ làm giao thông giữa Bác và Hội Thanh niên Cách mạng đến cơ quan của Đảng bộ tỉnh Quảng Đông, văn phòng của cố vấn Bôrôđin, đại diện Chính phủ Liên Xô bên cạnh Chính phủ cách mạng Tôn Trung Sơn, và nhiều địa chỉ khác. Lý Phương Đức còn tham gia phân phát truyền đơn, treo cờ, dán biểu ngữ, tham dự míttinh, tuần hành thị uy…
Sau đó, Lý Phương Đức được tổ chức cử đi “vô sản hóa” tại xưởng sản xuất đèn pin, xưởng đóng giày cao su để vận động tổ chức công nhân.

Tháng 1/1927, Lý Phương Đức được Bác giới thiệu vào Đảng Cộng sản Trung Quốc và nhận thêm nhiệm vụ giao thông liên với những đầu mối, địa chỉ của ĐCS TQ.

12/1927, khi khởi nghĩa Quảng Châu nổ ra, bà đã cùng Lý Tự trọng tham gia vào đội liên lạc của quân khởi nghĩa.

4/1928 khi cuộc khởi nghĩa bị dìm trong bể máu, các học sinh Việt Nam trường Tôn Trung Sơn trong đó có Lý Phương Đức cũng bị đánh đập, tra tấn song không một ai hé nửa lời.

Sau đó bà đã tiếp tục theo học lớp chính trị do Lê Hồng Sơn phụ trách, giảng dạy theo chương trình của Bác và lớp học kết thúc tại Hồng Kông vào giữa năm 1928.

LÝ TỰ TRỌNG
Lý Tự Trọng tên thật là Lê Hữu Trọng (1914-1931). Là người nhỏ tưổi nhất trong số 8 đoàn viên cộng sản đầu tiên.
Lý Tự Trọng sinh ở Thái Lan. Bố anh là cụ Lê Khoan (tức Lê Hửu Đạt) sống ở xã Việt Xuyên huyện Thạch Hà tỉnh Hà Tĩnh là một nhà cách mạng. Cụ Lê Khoan đã sang Thái Lan để kiếm kế sinh nhai và đã gặp cụ bà là Lê Thị Sờm con một gia đình Việt Kiều cùng quê. Gia đinh anh Trọng là một trong những cơ sở cách mạng Việt Nam ở Thái Lan, đây cũng là nơi nuôi dưỡng cán bộ và là trường Quốc Ngữ của Hội Việt Kiều.
Khi ở Thái La
n, anh đã tham học tại trường "Hoa Anh Học Hiệu", trường do Chín Thầu (Bác Hồ) mở.
Năm 1926, anh được đoàn thể đưa sang TQ tham gia lớp huấn luyện do Bác Hồ tổ chức.
Lý Tự Trọng là người thứ 8 được chính thức kết nạp vào Đoàn Thanh niên Cộng sản TQ do đến năm 1929 anh mới đủ 15 tuổi.
Trong khởi nghĩa Quảng Châu 12/1927, lúc đầu Lý Tự Trọng và Lý Phương Đức tham gia vào đội liên lạc, nhưng sau đó Trọng xin cấp vũ khí và tham gia đội tự vệ công nhân trực tiếp chiến đấu.
Giữa năm 1928 Chính phủ Quốc dân Đảng bị khủng bố, cơ quan Tổng bộ Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội được dời ra Hương Cảng. Trọng cũng rời Quảng Châu sang Hương Cảng làm công nhân ở bến tàu giúp các đồng chí ta nối đường dây liên lạc về trong nước và đi các nước.

5/1929, Lý Tự Trọng được ông Ung Văn Khiêm đưa về Sài Gòn hoạt động.

Ở Sài Gòn, Lý Tự Trọng làm giao thông liên lạc giữa Xứ ủy Nam Kỳ với Trung ương, giữ mối liên lạc với các chi bộ trong Thành ủy Sài Gòn và còn làm liên lạc giữa Xứ ủy với các Tỉnh ủy Gia Ðịnh, Mỹ Tho. Trung ương rất tin anh, giao cho anh bắt mối liên lạc với Ðảng bạn đến Sài Gòn liên hệ với Ðảng ta. Bên cạch đó, Lý Tự Trọng là người đầu tiên được giao nhiệm vụ xây dựng Đoàn TNCS ở Sài Gòn - Chợ Lớn. Thời gian này anh làm “cu-li” nhặt than tại cảng Sài Gòn.

Ngày 09/02/1931, trong buổi kỷ niệm một năm cuộc bạo động Yên Bái, Lý Tự Trọng đã bắn tên mật thám Lơ Gơrang và bị địch bắt, bị tra tấn hết sức dã man.

Anh bị kết án tử hình ở tuổi 17. Đứng trước máy chém, anh vẫn ngẩn cao đầu và hát vang bài Quốc tế ca. Thái độ bất khuất của anh khiến cả bọn cai ngục cũng phải kính nể mà gọi là "Ông nhỏ".

Lý Tự Trọng được coi là người đoàn viên thanh niên Cộng sản đầu tiên của Việt Nam.

Thứ Ba, 18 tháng 3, 2008

Tin buồn

Cụ Nguyễn Thanh Bình là thân sinh của anh chị Nguyễn Anh Tuấn k1, Nguyễn Kim Nhu k3, Nguyễn Anh Minh K6, Nguyễn Kim Hậu k8 (C11), do tuổi cao bệnh nặng, đã từ trần lúc 1h sáng nay 19/3/2008, tại Bệnh viện quân đội trung ương 108, Hà nội. Hưởng thọ 91 tuổi.
Chương trình tang lễ sẽ thông báo sau.
Kính báo
-------------------------------------------------------------------------------------------
Chương trình tang lễ:
Thời gian viếng Từ 8h đến 12h30, sáng thứ hai, ngày 24/3/2008
Địa điểm: Nhà tang lễ BQP, số 5 Trần Thánh Tông, tp Hà nội.
An táng cùng ngày.

K8 tập trung viếng lúc 10h, ngày 24/3/2008.

Thứ Hai, 17 tháng 3, 2008

Quản lý môi trường

Môi trường đang là một vấn đề được quan tâm. Vậy quản lý môi trường như thế nào ? Mời các bạn xem ảnh và góp ý kiến ! ( Ảnh tôi chụp thật 100%, không hề thêm bớt ).

Là người có ích

Anh em ta luôn tự hào là dân Trỗi. Mà quả thật tình cảm thày trò, tình bạn bè, đồng đội kiểu như thế hơi bị hiếm(!). Nhưng cũng nghe trong anh em dị nghị thằng này ít sinh họat, thằng kia hờ hững, có cậu quên hết những năm tháng đẹp như thế của anh em ta; thậm chí quên hết bạn bè...
Một lần ngồi bù khú, chủ đề này được đưa ra. Cũng tranh luận quyết liệt, rồi kết luận: Hội hè xuất phát từ tình cảm và tự giác, chả nên ép ai. Hơn nữa, truờng ta cũng là 1 xã hội thu nhỏ, trong cả nghìn bạn tốt làm sao tránh khỏi không có ai đó "làm rầu nồi canh". Còn lại ư, trong anh em ta có nhiều người như thế này:
1. Cứ có vui buồn ở bất kì ai thì người đầu được báo tin là bạn ấy. Từ đây thông tin sẽ sớm phát tàn trong lớp, rồi trong trường qua những cú tin nhắn. (Cũng phải cảm ơn khi IT đi vào cuộc sống thì dường như bạn Trỗi nào cũng dùng điện thọai cầm tay, dần dần nhiều bạn nối mạng, và... chúng ta trở nên rất gần nhau. Ngay cả các bạn ở hải ngoại vẫn gặp được anh em, thày cô Trường Trỗi mỗi ngày).
2. Đang làm việc nhận được điện thọai:
- Này, ông cho tôi số điện thọai thằng... ở khóa... ?
- Hê, tao không phải là tổng đài nhé! Nhưng OK, xong ngay.
Quả thật, chỉ vài giây là nhu cầu được đáp ứng.
3. Có bạn Trỗi có con tốt nghiệp đại học cần xin việc. Gọi đến bạn ấy, sau vài cú "quét" thì được trả lời: "Được, để tao chập thử thằng này, nếu còn trống chỗ thì OK. Nhưng con mày phải là thằng làm việc tốt".
4. Gần đây có những bạn lặn lội đi thăm lính mình cai nghiện ở xa thành phố hàng trăm cây số. Hay có bạn thấy lính Trỗi ốm nằm liệt giường đã mang cả thuốc men, giường chuyên dụng cho người bệnh đến cho bạn mình. Có bạn còn sẵn sàng dừng cả công việc, xa vợ con để đi tìm hài cốt bạn mình. Lợi lộc hay máu mủ gì mà vất vả thế? Có gì đâu, chỉ vì tình của những thằng lính từng sống với nhau!
Ôi, tuyệt vời làm sao!
...
Những người như thế luôn là người có ích cho bạn bè. Thay mặt BBT xin cảm ơn các bạn!

BÁO TƯỜNG

Tôi còn nhớ 2 bài báo tường của trung đội tôi – B2C8 K6 – như sau :
Bài 1 : tác giả Hà “mèo” viết khi nghe bài hát “Tiếng đàn Ta lư”

Lính Trỗi sướng hung
Có sách làm súng
Có đạn là 5
Có cả dao găm
Là cây bút máy
Lại có chất cháy
Là đạo đức cao
Lính Mỹ lao đao
Vì anh trường Trỗi

Bài 2 : tác giả là Thắng “biêu” miêu tả cây bí của Tình “mốc” trồng :

Trời mưa trời gió đùng đùng
Học sinh trường Trỗi đi lùng phân trâu
Đem về tưới bí tưới bầu
Cây lên mơn mởn, cô nuôi vui mừng

Tôi còn nhớ khi nạp bài, ai cũng cười và nói : tụi mày viết bậy, ai lại đăng mấy bài này. Nhưng không dè, 2 bài này lại được thầy Khoát, phụ trách trung đội chọn đăng ngay trên trang nhất ( báo tường chỉ có 1 trang).

Chủ Nhật, 16 tháng 3, 2008

TINH THẦN PCCC

Không nhớ ai mang bộ tiểu thuyết "Thủy hử" lên trường? Nhưng nó làm chúng tôi say mê 108 anh hùng Lương sơn bạc, lúc nào cũng ngất ngây. Từ trong lớp, đến đêm khuya. Chẳng còn tâm chí đâu để học cả. Mà tôi nhớ, cuốn tiểu thuyết đó không cấm, nhưng không phổ biến như "Tam quốc diễn nghĩa". Thời đó rất khó mà đọc nó?
Một đêm mùa đông. Sau khi thầy đi kiểm tra xem hoc sinh đã ngủ chưa? Không biết Đàm Quang Lương len lén dậy lúc nào? Đèn điện thì máy nổ đã ngưng phát điện từ lâu, chỉ có thể đốt đèn dầu. Đã chuẩn bị từ trước, cậu lôi cái đèn bão bị vỡ bóng châm lửa, đọc truyện "Thuỷ hử". Xung quanh các bạn đã ngủ say, chỉ còn 2-3 bạn vẫn còn thức nói chuyện rì rầm. Trùm chăn kín đầu, lấy cái áo trùm kín cái đèn, chỉ để 1 chút ánh sáng đủ để đọc sách, vì sợ thầy phát hiện. Quang Lương say sưa đọc. Đọc hồi lâu, mắt đã mỏi, Quang Lương gục xuống ngủ, quên cả thổi tắt đèn. Mấy tên thức khuya đang thì thào nói chuyện bỗng ngửi thấy mùi khen khét, bèn ngồi dậy ngó quanh. Thấy lửa đã bén lên màn chỗ Đàm quang Lương, mà cậu vẫn không biết gì, ngủ say? Chúng bèn tận dụng hết số nước trong bụng, do ngại lạnh chưa kịp cho ra, xả vào đám cháy. Đám cháy được dập tắt ngay vì tập trung chính xác? Cả phòng thấy xôn xao bật dậy, Quang Lương lúc này mới tỉnh, ngọn lửa đã thiêu rụi của cậu cái áo ,một phần cái chăn, một phần cái màn, cháy một ít tóc. Cái bút máy-thời đó ai có bút máy là khá giả lắm, bị lửa làm chảy ra cong queo. Cuốn truyện bị cháy xém một mảng nhưng vẫn đọc đựoc nên vẫn chuyền tay nhau tiếp tục.
Thế mới biết, lính Trỗi nhà mình luôn có ý thức PCCC, thấy lửa cháy là lao vào ngay không ngại, lại còn sáng tạo nữa chứ!

HBĐ

____________________________________________________________________________

Thể theo ý kiến của bác GM, nhân nói đến chuyện “Thủy hử”, UT giới thiệu để anh em ai có nhu cầu đọc thì click vào tên truyện để xem. Hình ảnh các nhân vật Thủy hử xem tại đây Danh sách 108 vị anh hùng Lương Sơn Bạc

Bài của DUY ĐẢO

Theo nhiều ý kiến của anh em. Để thuận tiện cho việc đọc, UT tập hợp tất cả các bài của tác giả Duy Đảo đăng trên Bạn Trỗi và UT vào một mục. Mọi người có thể đọc tại đây hoặc ‘truyện ngắn Duy Đảo’ trong phần “THÔNG TIN & TÀI LIỆU” ở bên phải trang tin.

Thứ Bảy, 15 tháng 3, 2008

Tin buồn

Anh Phan Tiến, cựu thiếu sinh quân Nguyễn Văn Trỗi (k4, k3), đã từ giã cõi tạm lúc 12g45' trưa nay 16/3/2008 tại nhà riêng ở TpHCM. Kế họach tang lễ sẽ thông báo sau.
BLL trường xin chia buồn cùng gia đình!
Kính báo!
(Source: Long k7 TpHCM).

Tang lễ anh Phan Tiến được tổ chức vào ngày thứ tư 19/3/2008
Lễ viếng: Từ 7h30 đến 13h00
Địa điểm: 25 Lê Quý Đôn, quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
An táng tại nghĩa trang Thủ Đức, cùng ngày.

Thư giãn: Những pha bóng đẹp


Pha bóng "cổ điển" giữa Timo Boll (Ger) vs MATSUSHITA (JPN)

Đá phạt

Thư giãn
















Sáng thứ 7, dậy trễ. 9 giờ đi làm ( Tư nhân nó sướng thế đấy. Thời gian, công việc, nghỉ ngơi do mình tự định đoạt. Không như anh công chức NN cứ phải đến đúng giờ, mặc dù chẳng có việc gì để làm.). Đt cho V.A định rủ đi uống cafe. Không ngờ nó và Van " mèo " đã ngồi với nhau. Đến gặp 2 bạn, được chiêu đãi phở HN khá ngon ( Hình như Chủ quán có họ hàng với V.A thì phải ??). Uống cafe xong về nhà Văn " mèo ", V.A đưa con đi gặp V.H.Nam để " thiết kế dự án kinh doanh ". Còn 2 thằng cùng tên đi ngắm hoa vườn nhà Hoà " mèo ", sau đó uống trà tào lao. Hết buổi sáng thứ7. Hoàn toàn thư giãn sau 1 tuần làm việc. Có bạn sướng thật ! Vài bông hoa được ngắm và chụp ở nhà Hoà " mèo " gửi các bạn cùng thư giãn :

Truy tìm tung tích


Nhờ các bạn K7 tìm hộ ông bạn K7 này!

Thứ Sáu, 14 tháng 3, 2008

Giữa những con số

Chẳng ai sống chỉ với những con số. Ngay các nhà toán học, chuyên viên thống kê, kế toán cũng phải ăn uống, nựng con, nghỉ ngơi với gia đình, tiếp khách, tán gẫu với bạn bè...

Vậy mà thời đại ngày nay, người ta buộc phải sống giữa vô vàn những con số, từ nhiệt độ khí hậu hàng ngày, giá tiền một ký thịt heo, tiền xăng dầu cho phương tiện đi lại, lượng điện, nước sử dụng hàng tháng, học phí cho con đi học, lãi suất tiền gởi tiết kiệm, cho đến giá đô la Mỹ tăng giảm, chỉ số chứng khoán trồi sụt... Cả trăm, ngàn con số nhảy múa. Được một cái trời cho là con người ta cũng dễ quên, cho nên nhiều khi những con số cứ âm thầm chạy từ tai này sang tai khác. Cũng nhiều khi chúng dừng tần ngần nhưng rồi cũng sớm bị cuốn trôi trong dòng chảy miệt mài của vô vàn chi tiết, sự kiện khác. Thử tưởng tượng, một người bình thường - rất bình thường - suốt ngày cứ bị buộc phải ngồi nghiền ngẫm, loay hoay tính toán những con số đó thì hẳn phải có lúc đến bệnh viện tâm thần.

Nhưng cũng có những con số gây ấn tượng mạnh, những con số khiến ta phải giật mình, trằn trọc suy nghĩ, những con số cứ lẽo đẽo bám đuổi tâm trí, day dứt. Khi ấy chúng không còn là những con số khô khan; mà trở nên sống động. Chúng lên tiếng, kể lại rất nhiều chuyện, vui có buồn có, hy vọng và thất vọng. Nhất là khi các con số ấy gắn liền với buồn vui cuộc sống, với số phận con người.

Từ Tết Mậu Tý đến nay, dân chúng đã và đang phải trải qua những cơn “bão giá”, lạm phát tăng vọt, chỉ số chứng khoán tụt không phanh... Lo lắng, kêu than với những con số gây sốc đó cũng đã nhiều. Ở đây chỉ nêu lên vài con số “ấn tượng” gần đây.

Chẳng hạn, con số 107 người lao động Việt Nam làm việc ở Malaysia bị chết trong năm 2007 (chiếm tỷ lệ 0,09%) mà báo chí mới thông tin gần đây. Có vị lãnh đạo ngành lao động - xã hội cho biết, tỷ lệ ở các năm trước còn cao hơn! Nghe mà giật mình: như vậy cứ hơn 3 ngày thì có một người lao động bị chết ở Malaysia! Có ai hình dung nổi tình trạng bất thường này không? Bao nhiêu gia đình có người thân bị chết sẽ chịu đựng mất mát này như thế nào về mặt tinh thần và sinh kế khi mất đi những lao động chính? Và còn rất nhiều người đang mưu sinh ở nước người: họ sẽ nghĩ gì?

Cũng mới đây, khi cái dư vị đắng chát của vụ đề án 112 còn chưa phai nhạt thì lại nổ ra vụ án Tổng công ty Xây dựng miền Trung (Cosevco). Chỉ trong mấy năm nắm quyền lãnh đạo ở đơn vị này, “ngài” tổng giám đốc và tay chân đã làm thua lỗ, thất thoát tiền của nhà nước đến cả ngàn tỉ đồng! Khối tiền khổng lồ ấy có thể xây được cả trăm ngôi trường, bệnh viện; có thể mua áo ấm, chăn dày cấp phát cho hàng vạn hộ dân nghèo ở những vùng cao để chống rét; hoặc mở thêm hàng trăm xí nghiệp tạo công ăn việc làm cho cả ngàn người lao động... Con lạc đà đã hóa phép để chui lọt lỗ kim trước khi bị phát hiện và để có được bùa phép này, bao nhiêu tỉ đồng đã được đổ ra?

Thêm một con số gây sốc cho xã hội: hơn 110.000 học sinh bỏ học, nhiều nhất là ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, vùng núi miền Trung và Tây Nguyên. Một trong các lý do chính là gia đình các em quá nghèo hoặc gặp nhiều khó khăn. Tự con số này đã nói lên nhiều điều. Có một điều mà hầu như ai cũng biết: cả trăm ngàn em học sinh bỏ học để phụ giúp cha mẹ cắt mướn, chăn trâu thuê, mót lúa, đánh cá, bắt chuột đồng, bán hàng rong, vé số... Hôm nay có thể còn là con ngoan, trẻ hiền, nhưng vài ba năm lăn lộn với đời, kề cận với nhiều cạm bẫy, bao nhiêu em trong số này sẽ bị sa ngã, phạm pháp?

Chẳng có ai có thể sống hoài với những con số nặng nề, gây sốc. Cho nên hãy cứ đặt hy vọng vào các con số ấn tượng của năm qua: 8,5% tăng trưởng GDP, 21,5% tăng trưởng xuất khẩu, FDI đạt 20,3 tỉ đô la Mỹ... và sự tỉnh táo của con người.
Tỉnh táo chứ không phải lạnh lùng.

Công Thắng

Thời báo kinh tế Sài gòn

Giới thiệu bài mới

"Tổng quản" BẠN TRỖI vừa có bài nêu một số kinh nghiệm về cuộc sống của “dân cư mạng”, được đăng trên BẠN TRỖI. Giới thiệu để mọi người tham khảo.

Nhân chuyện "học lại cách sống" đã được nêu ra, tôi muốn nói về cái mà mọi người vẫn dùng từ "ảo" để gọi; ấy là "cuộc sống ảo". Tất nhiên là cuộc sống này, như bây giờ mọi người đều đã thủng, gắn liền với máy tính và mạng Internet. Có ít kinh nghiệm sống với chúng, xin chia sẻ cùng mọi người. Bởi vì dù thế nào chúng ta cũng không thể không tham dự vào cuộc sống này, ngay từ bây giờ… Xem chi tiết tại đây

CÂY SAU SAU

CÂY SAU SAU ( ( Tiếp bài Hoa đào Mẫu Sơn của HB)

HB thì biết gì về cái cây sau sau đó nào? Đúng là chuyện mèo ăn...lá cây !

Lá cây này vào đầu hè, bọn sâu cước rầt thích chén, ăn xong chúng béo múp, to bằng ngón tay người lớn với màu xanh sọc vàng,chúng có nhiều gai, nhìn rất khiếp. Chúng bò dọc các thân cây, sau đó sẽ đóng thành tổ kén như tằm vậy.

Về công dụng: Khi con sâu này "chín", người ta đem ngâm vào dấm loại tốt rồi rút ruột chúng ra để lấy dây cước dùng câu cá( ngày xưa lấy đâu ra cước nilon như bây giờ).

Còn đây mới là công dụng chính của nó. Bọn con trai thường bắt sâu đem bỏ lên cổ áo bọn con gái ngồi bàn trước, tác dụng tuyệt vời. Lớp học sẽ rất vui, khi lâu lâu vang lên tiếng của tụi con gái do bất ngờ sờ phải con sâu to tướng, mềm nhũn trên cổ.

Lá sau sau này vào dịp tết Thanh minh( tảo mộ), được đồng bào Mán Sơn Đầu( hay còn gọi là người Trại hoặc Sán Dìu (?)) đem giã ra , lấy nước ngâm với gạo nếp. Nếp này đem đồ lên sẽ cho ta loại cơm nếp đen bóng như than (từ trong ruột ra).Món này ăn khá ngon nhưng chủ yếu dùng trong lễ cúng- màu đen là màu để tang,nhớ đến những người đã khuất, họ bảo thế!

Cây sau sau mọc ở các rẫy sát bìa rừng, là nơi bọn chim cu xanh rất thích đậu, nếu không thấy chúng bay vào thì không thể phân biệt được đâu là lá , đâu là chim vì đều cùng màu.Trong trường hợp này, chỉ bọn đi săn là xúc động hơn cả. Với 2 viên ca líp 12 chúng cầm chắc đĩa chim rôty to vật vã.

Cây sau sau cổ thụ thì to lắm, hồi YTrung cũng có.Vùng rừng ven hồ Đại Lãi ngày xưa cũng nhiều. Ở Hn thì đến phố Hàng Vôi còn mấy cây, muốn biết thêm chuyện về nó hỏi anh Đại Định K4.

Ảnh chụp đẹp lắm, chỉ tiếc không có lá sau sau nào !

Anh TM

Thứ Năm, 13 tháng 3, 2008

RE: TẤM ẢNH KỶ NIỆM

Tấm ảnh chụp mấy chú bé là của Lê Hoà Bình đưa. Bình sau nhiều lần chuyển nhà,thì cuốn Album kỷ niệm gia đình bị thất lạc. Trong lần chuyển nhà gần đây nhất thì phát hiện trong đống sách, vở rơi ra mấy tấm hình, tấm hình các bạn đang xem là từ đấy ra.
Hình chụp 5 chú nhóc từ trái qua gồm: Nguyễn Thăng Long, Nguyễn Phan Bắc, Lê Hoà Bình K7, Hồ Bá Đạt, Nguyễn Kim Phúc. Nơi chụp là đằng sau dãy nhà ở của K6 bên Ytrung, nơi K6, K7 hay đi bơi vì có cái hồ gần đó. Sở dĩ Bình để đầu trần giữa trưa hè nắng như đổ lửa của QL, theo giải thích của bạn là lính cũ nên quân, tư trang không còn nguyên như đám lính mới sang tụi tôi?
Các bạn đã nhận ra được 3 người trong đó là quá giỏi.Thời gian đã không xoá được những kỷ niệm trong mỗi chúng ta. Mong mãi mãi như thế !
Hồ Bá Đạt

Tôn trọng chân lý

Không nói ngắn, chẳng nói dài,
Ngắn, dài, tốt, xấu thảy đều sai.

Tại sao vậy? Ở đời chúng ta luôn luôn phân biệt đây là tốt, kia là xấu, vật này ngắn, vật nọ dài v.v... nhưng cái ngắn dài ấy có cố định không? Nếu lấy một cây hai thước để bên cạnh cây năm thước thì cây năm thước dài, cây hai thước ngắn. Nhưng nếu cây năm thước đứng bên cạnh cây mười thước thì cây năm thước trở thành ngắn, cây mười thước dài. Cứ như vậy mà đổi thay thì cái ngắn dài không có giá trị cố định gì hết. Như vậy nói ngắn, nói dài chỉ là đối đãi tạm thôi, không có lẽ thật. Song ở đời ta đang nói cây này ngắn, cây kia dài, có ai nói ngược lại thì sinh chuyện cãi vã với nhau hoài. Đó là nói cái ngắn dài.

Sang chuyện phải quấy cũng thế. Khi chúng ta cho một vấn đề là phải, người khác bảo quấy liền có đối nghịch, nhẹ thì cãi lẫy, nặng thì đi đến đấu tranh. Ta cho cái nghĩ của mình là đúng, người khác cũng cho cái nghĩ của họ đúng. Hai cái đúng gặp nhau thì chọi nhau, thành thù địch. Bây giờ muốn hết thù địch thì sao? Phải biết “phải quấy” thảy đều sai, buông hết đi thì hết thù địch. Tại sao? Vì phải ở nơi này mà chưa phải ở nơi kia. Cái phải ở thời gian này không là cái phải ở thời gian khác. Phải quấy còn tùy thuộc vào xứ sở, thời gian, chớ không cố định được.
Thí dụ ở Việt Nam ta hồi xưa thuộc Pháp, ra đường đi tay phải là đúng, đi tay trái là quấy. Nhưng nếu qua Mỹ, Anh thì đi bên trái là phải, đi bên phải là quấy. Như vậy lẽ phải ở chỗ nào? Không có lẽ phải cố định. Còn như ngày xưa chúng ta chịu ảnh hưởng Nho giáo, phụ nữ khuê môn bất xuất, phải ở trong nhà không được đi ra ngoài. Cô nào, chị nào tuân thủ đúng như vậy được xem là thanh khiết, người phụ nữ có tư cách mẫu mực. Nhưng bây giờ phụ nữ ở nhà hoài chắc không có gạo ăn, nên họ cũng phải đi làm. Do đó phụ nữ ngày nay đi làm theo ngành nghề tốt, có lợi cho gia đình, xã hội thì được khen. Thế thì cái phải của ngày xưa với cái phải bây giờ, cái nào đúng?

Nếu chúng ta chấp cái phải cố định thì sẽ sinh cãi nhau. Vì vậy Phật dạy khi nghĩ về vấn đề gì, ta chỉ nên nói đây là cái nghĩ của tôi, đừng nói cái nghĩ của tôi “là đúng”. Cái nghĩ của huynh không phải cái nghĩ của tôi, mỗi người đúng mỗi cách, không có cái tuyệt đối. Hiểu thế thì khỏi cãi. Nên người hiểu tột cùng đúng đắn thì tất cả mọi việc trên thế gian này không còn phiền hà nữa, sống với ai cũng hỷ lạc, vui tươi. Ngược lại cố chấp phải quấy, ai làm khác mình la rầy tức tối thì sẽ khổ hoài.
"Tìm hay lại hóa người chê vụng,
Bắn sẻ ai dè sói chực ngay
Ở đời ai cũng muốn tỏ ra mình hay, mình đúng nhưng không ngờ càng tỏ hay đúng thì càng bị người chê vụng chê xấu. Nên Thiền sư nói càng muốn làm hay lại trở thành vụng. Vậy sống thế nào để đừng bị người ta cười chê là quê vụng? Sở dĩ bị chê cười quê vụng là tại mình muốn tỏ ra hay khéo, có tài v.v... Cái thật của mình thế nào mình cứ sống thật thà thế ấy, đừng làm kiểu làm cách. Người quê mùa làm kiểu cách sang trọng chừng nào càng lộ bày cái quê vụng nhiều chừng ấy. Nên sống tự tại, hiền hòa chân thật là hay nhất.

"Đã gieo giống nào,
Sẽ gặt quả nấy.
Hành thiện sẽ thâu gặt quả lành.
Hành ác sẽ thâu gặt quả dữ.
Hãy gieo giống tốt,
Ta sẽ hưởng quả lành

Éts tê

Hồn Phố

"Bắt" được 1 bài ở trên mạng rất hay và theo tác giả tự xưng thì là 1 "lính Trỗi", nhưng khi hỏi aKQ thì ko biết. Tuy nhiên vẫn đưa lên để AE xem chơi.

Cuối những năm 50 và những năm 60, gia đình tôi sống trên tầng 2 một ngôi nhà có kiến trúc kiểu Pháp ở phố Trần Phú, ngay sát đường tàu hoả. ngày cũng như đêm chẳng mấy khi vắng tiếng còi tàu hú. Khi ấy, tôi mới 10 tuổi, nhưng đã biết tự đi học một mình, dù trường ở tận phố Nguyễn Thái Học, cạnh nhà in Xuân Thu. Cái phố tôi ở là phố cũ, chỉ toàn nhà biệt thự và công sở nên yên tĩnh lắm. Chỉ đoạn phố ngắn phía đường tàu hoả có nhà tôi, giáp

đường Phùng Hưng nhìn sang phố Hàng Da, chếch ra Hàng Bông là nhộn nhịp đôi chút vì có hoạt động thương mại. Đường Trần Phú là đường trồng sấu. Những cây sấu đại thụ có đến trăm tuổi to hai người ôm, vỏ đen nhánh, tán rợp xum xuê. Mùa hoa sấu thì cả phố như được ướp hương. Hương hoa sấu nhẹ nhàng tinh khiết, chứ không nồng như hoa sữa. Cứ mỗi buổi sáng vào mùa hoa là đường phố như phủ trắng những bông sấu bé li ti. Nhặt lên đưa vào miệng đã thấy vị chua dôn dốt của quả. Những đêm hè khó ngủ, tôi thường được bà cho ra ngồi hóng mát ở ban công nhìn xuống đường. Trong tiếng xào xạc của những nhành lá sấu là tiếng gậy khua đều đều: “lốc cốc ...lốc cốc” của ông già mù tẩm quất với tiếng rao khàn khàn, khê nồng trầm đục: “Quất... ơ...ơ”. Trông thấy ông là tôi sợ, không hiểu sao, nhưng tôi lại thích nghe tiếng rao của ông. Bà tôi bảo, lão mù thế mà “tẩm” hay lắm. Tay lão động vào đâu là xương cốt kêu rưng rức. Bẵng đi một thời gian, tôi không còn nghe thấy tiếng “Quất... ơ...ơ” ấy nữa. Đêm hè, cái phố như rộng ra vì thiếu tiếng gậy khua lốc cốc. Nghe bà bảo, lão đã chết rồi, cô đơn sau một trận cảm gió. Rồi những đêm đông, ngoài đường vắng lặng chỉ có tiếng gió đuổi nhau ào ào trên từng rặng sấu, bỗng da diết trên phố dài hun hút một tiếng rao con gái khắc khoải, gọi mời: “Ai khúc ơ...khúc ơ...” Thi thoảng tôi cũng được bà lấy ra đồng 5 xu mua cho một cái bánh khúc nóng hổi, ngoài phủ lớp xôi nếp trắng tinh.

Năm tháng trôi đi, tôi cũng dần lớn khôn và vào học trong trường Thiếu sinh quân Nguyễn Văn Trỗi rồi sang Trung Quốc. Gia đình tôi cũng đã chuyển nhà, không ở phố Trần Phú nữa... Thế nhưng, những kỉ niệm nho nhỏ về đường phố đầy hoa sấu này, cùng tiếng rao đêm cứ ngày càng sâu đậm trong tôi. Bây giờ đã qua cái tuổi tri thiên mệnh, yên phận với cuộc đời, với một mái nhà giản dị của riêng mình, trong con ngõ nhỏ đầu phố Kim Ngưu, tôi vẫn thường lang thang trên những con phố thân quen của Hà Nội khi rảnh rỗi, như để tìm lại những kỷ niệm một thời của mình. Con người ta mỗi tuổi có một cách nhìn khác. Với tôi, giờ chỉ thích nhìn ngang, bởi nhìn lên cao lại thấy tức mắt, vì sự lộn xộn vô lối của kiến trúc thời mở cửa, những đường dây điện, điện thoại chằng chịt, những dàn ăng ten tua tủa như chọc nát bầu trời, nhìn thấp xuống một chút là mê hồn trận biển quảng cáo chữ Tây to hơn chữ ta, cái to cái nhỏ, cái dựng đứng, cái nằm ngang... màu sắc chói chang rực rỡ. Thế nhưng nếu quên đi cái tầm cao ấy, chỉ nhìn ngang thôi hay nhìn xuống mặt đất, ta lại như được sống trong cái thế giới thực của mình. Những con phố của Hà Nội xưa vẫn thế, chẳng to ra mà cũng chẳng bé đi, cái mạng lưới đường ô cờ mà người Pháp đã vạch ra đầu thế kỷ trước vẫn như thế, cho dù đường đã được trải nhựa thêm bao lần, vỉa hè đã được đào lên lấp xuống bao lần để đặt đường ống thoát nước... Và trên tất cả, nhịp sống sôi động của khu Kẻ chợ xưa vẫn như còn hiển hiện đâu đây. Đường phố vẫn ồn ào từ sáng sớm đến đêm khuya. Đi trong phố Hàng, ta vẫn bắt gặp những người phụ nữ của Tú Xương tần tảo quảy đôi quang gánh trên vai đi bán dạo, từ nồi bắp ngô luộc, khoai luộc đến xôi vò, chè đường. Cuộc sống là vĩnh cửu, con người ở đây sống và hoạt động hồn nhiên như tự thân nó phải thế. Đi trên phố cổ Hà Nội, ta có thể rất dễ dàng ngồi vào một góc nào đấy trong nhà, hay ngoài vỉa hè để mà nhấm nháp ly cà phê đặc sánh hay thưởng thức một chén rượu Vân chính hiệu với mực nướng than hoa, chấm tương ớt. Bây giờ Hà Nội đổi thay nhiều, cách sống, lối sống cũng nhiều thay đổi. Đó là quy luật. Nhưng, hình như có một sự bảo thủ đến kỳ lạ là lối sống ở khu phố cổ hầu như ít biến đổi. Cái ồn ào, náo nhiệt ở đây không nơi nào trong thành phố này có được. Dẫu kiến trúc hiện hữu của khu phố chẳng còn mấy cái là cổ, nhưng không gian đô thị cổ, lối sống của một thời Kẻ chợ vẫn còn rõ nét lắm, sống động lắm. Giáo sư người Đức Arnold Koerte khi nghiên cứu hoạt động xã hội của khu phố cổ đã phải thốt lên: “Thành phố này không cần đến bất cứ một mẹo vặt nào để tái tạo lịch sử như người ta vẫn làm ở nhiều nơi (Singapore và một số ni khác...). Đó là tác phẩm của những nhà quy hoạch nửa mùa, những người đã chế nhạo bảo tồn đô thị chính cống”, rồi ông khôi hài dẫn một câu của Chua Beng Huat: “một ngày nào đó có thể chúng ta sẽ phải trả tiền cho những con người trên đường phố để hàng ngày họ tái hiện lại lịch sử”. Vâng, xin cám ơn tình cảm của ông với khu phố cổ Hà Nội. Nhưng thưa ông, tại khu phố cổ này người dân chúng tôi vẫn sống, vẫn tồn tại và buôn bán trên cả vỉa hè cũng chẳng phải là để “tái hiện lịch sử” đâu, mà đơn giản chỉ là cách sống ấy, lối sống ấy đã trở thành truyền thống, trở thành nét văn hoá của người Tràng An hôm nay rồi. Còn tôi, tôi gọi đó là “Hồn phố”.

Sáng chủ nhật, trời se lạnh và hanh hao nắng. Tôi ngồi bên ly cà phê ở quán Hói trên đường Bà Triệu cùng một người bạn ở báo VN. Tôi đưa anh xem bài viết của tôi loanh quanh về vấn đề đô thị. Đọc xong anh khen, nhưng bỗng anh nhướng mắt hỏi: này ông, có “Hồn quê”, “Hồn phố” thế có “Hồn Khu đô thị mới” không? Tôi hơi ngớ ra, rồi cười xoà... Chợt vang lên đâu đây giọng ca trầm ấm đến nao lòng của ca sỹ Trung Đức: “Ngõ nhỏ, phố nhỏ nhà tôi ở đó/ Đêm lặng nghe trong gió tiếng sông Hồng thở than...”. Ngoài kia vẫn nắng hanh hao và dòng người xe một chiều vẫn không ngừng tuôn chảy....

KTS. PHẠM THANH TÙNG

(Tổng biên tập Tạp chí kiến trúc)


Cầu Thê Húc thời Tây