Bài ca Trường Nguyễn Văn Trỗi

Nhạc và lời: Hồng Tuyến

Thứ Hai, 31 tháng 10, 2011

Một góc nhìn khác về "hiện tượng Đinh La Thăng"

 Ở cương vị Bộ trưởng, mỗi hành động, mỗi việc làm đều ảnh hưởng đến một bộ phận lớn. Chúng ta không thể làm theo kiểu "thử và sai" được.
Qua rồi thời "kính chuyển" 
Vừa qua một số vị bộ trưởng mới đã được dư luận quan tâm với những phát ngôn và hành động của họ. Mối quan tâm ấy chưa phải vì những hành động đó tác động ngay đến đời sống đang gặp không ít khó khăn trong thời bão giá, mâm cơm ít cá, nhiều rau, cũng chưa phải vì những phát ngôn và hành động đó đều đúng...ĐỌC TIẾP

Chủ Nhật, 30 tháng 10, 2011

Khóa 6 gặp mặt 30.10.2011

Hôm qua, khóa 6 TP.HCM đã họp mặt tại Đất Tiên Sa.



Rất tiếc có một số AE bận việc và một số bị bệnh đã không đến được. Vậy là đã tới tuổi bị bệnh rồi! Chung vui có đại diện các diện các khóa 1, 3, 4, 5, 7, 8.



Mở đầu BLL đề nghị AE giành 1 phút mặc niệm nhớ tới các bạn K6 đã mất (gồm 6 liệt sĩ và 9 bạn đã mất) cũng như các liệt sĩ, các bạn, thầy cô và các bậc phụ huynh của trường đã ra đi.




Buổi gặp mặt vui vẻ kéo dài tới chiều với màn hát karaoke mà qua đó bây giờ mới biết nhiều “nhân tài” lâu nay dấu mặt.




Mời các bạn xem thêm hình ảnh tại đây.

Về cuốn "Sát thủ đầu mưng mủ"

Trong cuốn STĐMM
Gần đây đọc báo mạng thấy nhiều trang có nhắc đến cuốn truyện tranh có cái tựa bằng ngôn từ “đường phố” khá sốc "Sát thủ đầu mưng mủ" (do Công ty Nhã nam & NXB Mỹ Thuật ấn hành) in những câu nói “độc chiêu quen thuộc” của giới trẻ cùng với phần tranh minh họa hài hước của họa sĩ Thành Phong. Tìm trên mạng cuốn này và những bài đánh giá về cuốn sách thì nhiều vô kể. Cuốn sách tập hợp rất nhiều câu nói cửa miệng, hay được dùng hiện nay của giới trẻ, cũng ngộ và "dễ dãi" về ngôn từ. Khi sách phát hành, nhiều ý kiến tranh cãi đã diễn ra trên các diễn đàn. Một số độc giả trẻ lên tiếng ủng hộ, hưởng ứng còn số đông thì phản đối, thắc mắc vì sao ?...sách này được xuất bản.
Muốn được nghe ý kiến của các bác về "Sát thủ đầu mưng mủ" Phần 1 & Phần 2
"Sát thủ đầu mưng mủ" – KHÔNG THỂ GIAM GIỮ MÃI TIẾNG CƯỜI

Thứ Bảy, 29 tháng 10, 2011

Copy chủ nghĩa Mark

Cũng là copy , paste and edited.
Nhân đây xin có vài lời với các bác là đảng viên đảng Cộng Sản (đảng viên chân chính). Các bác tự cho mình có tài và đức để lãnh đạo đất nước thì các bác dựa vào đâu để cho rằng những người khác thiếu tài thiếu đức, nên không thể lãnh đạo đất nước? Nếu các bác có quyền tự đánh giá mình thì người khác cũng có quyền tự đánh giá họ vậy. Nếu đảng của các bác mở công ty làm ăn thì dĩ nhiên là các bác độc quyền lãnh đạo. Nhưng đất nước Việt Nam đâu phải là “công ty” của riêng người Cộng Sản.

Theo tôi, một trong những việc cấp bách nhất là cải cách môn chính trị tại Việt Nam, học sinh cần biết những thể chế, triết lý chính trị của nhân loại, chính trị là 1 môn khoa học, chứ không phải là môn “đấu tranh giai cấp” như hiện nay.

Tôi thật tâm đắc với ý kiến trên.

Ai cũng có lòng yêu nước, muốn đất nước mình “sánh vai với các cường quốc năm châu” nhưng đóng góp, phát biểu gì mà đụng tới chính trị, tới Đảng thì người ta ngại vì sợ bị chụp mũ thành ra cứ nói xuôi chiều cho yên thân.
- Việc dạy chính trị cho HSSV là một chuyện đáng nói. Bây giờ thử làm một cuộc thăm dò khách quan xem có bao nhiêu HSSV hứng thú môn này và thấy môn này có ích cho mình.
- Các hoạt động của Đoàn TNCSHCM và Đội TPHCM càng lúc càng nghèo nàn và khô cứng, thể hiện sự thiếu nhiệt tình và năng lực kém cỏi của các cán bộ Đoàn, Đội. Rút cuộc bọn trẻ lãnh đủ!
- Những phong trào như “học tập theo đạo đức HCM” chỉ là hình thức và chỉ tổ tốn tiền đóng thuế của nhân dân. Người ta đã quá “ngấy” những phong trào đó rồi. Nhưng trên phát động thì dưới bao giờ cũng phải răm rắp tuân theo.
- Hạn chế bớt những hình ảnh có tính chất chính trị đi (treo cờ, căng biểu ngữ ca ngợi lãnh tụ,…)! nhất là ở những điểm du lịch. Phải biết rằng cái thắng lợi của chính trị là quản lý, xây dựng tốt để đất nước không còn nghèo nàn, lạc hậu, mất vệ sinh… kia kìa
Tại sao ở sân khấu của tất cả các cơ quan, trường học (cả lớp học nữa) phải để cờ nước, cờ đảng, tượng/ảnh của HCM? Bản thân tôi rất kính trọng và ngưỡng mộ HCM nhưng hãy xét kỹ đi: Đất nước ta còn có rất nhiều những vị lãnh tụ tài đức khác nữa kia mà, đâu phải chỉ có HCM!
Thiết nghĩ: Dẹp bớt những phong trào tào lao để thời giờ cho trẻ em, người lớn học hành, lao động, tu bổ về chuyên môn, đọc sách báo, xem phim, đi chơi để mở mang đầu óc là một trong những việc cần làm ngay.

Nhiều người hô khẩu hiệu chính trị thì dẻo quẹo mà không có chút lòng tự trọng, thi thì quay cóp , xả rác khắp nơi, ăn cắp đủ kiểu, hở ra là gây gổ, dùng bạo lực, … có phải chăng đó là hậu quả của việc GD mà chỉ chú ý đến những phong trào chính trị khô khan mà quên đi những nội dung GD thiết thực, hậu quả của những gương xấu người lớn sờ sờ trước mắt?

Chính những kẻ mang cái “mác” đảng viên mà tham lam, tha hóa về lỗi sống, vô trách nhiệm, xa rời lợi ích của nhân dân mới chính là những kẻ phản động, phản đảng, phản quốc. Nhưng ai phát biểu khác một chút về đảng là họ chụp mũ người ta ngay, làm như họ là người trung thành lắm!

Cầu mong các đảng viên CS chân chính, có chức quyền có tiếng nói mạnh mẽ hơn cho nhân dân được nhờ.
Có khi nào “mấy ông” công khai làm một cuộc “trưng cầu dân ý”, “toàn dân hiến kế”, để cho người dân tự do phát biểu trực tiếp không qua khuôn mẫu, không qua “bộ lọc” của các cấp hay không?

Có người khi đương chức bản thân sống rất tốt nhưng ngại đấu tranh; đến chừng sắp nghỉ hưu không còn gì để mất thì cũng làm thinh hoặc mới nói ra chỉ để " hạ hoả " .

Triển lãm tranh thầy Lực

Hồi nhỏ tôi bị đi học nhạc, nhưng thật ra lại rất thích vẽ. Hồi ở trường Trỗi tôi vẫn tự hào là mình vẽ không tệ. Trong đại đội, tôi tự thấy chỉ thua Chiến què và Đỗ Giới. Tụi nó vẽ đẹp thật. Nhất là Chiến què, nó vẽ cái quái gì cũng được. Ngồi học, nó vẽ vào giấy nháp, vẽ vào vở, vào sách, rồi vẽ đầy ra bàn đủ các thứ máy bay, tàu bò, bộ đội, biệt kích, gián điệp, đánh võ … tùm lum cả. Nhìn nó vẽ tôi cũng thấy “sợ”. Tuy vậy tôi cũng có cái “tự hào” riêng là vẽ thua nó, nhưng mình chẳng học vẽ bao giờ, mình vẽ theo “năng khiếu”. Thế là mình “giỏi tự nhiên”!(?)

Ấy nhưng sau này, khi lớn hơn một chút mới hiểu cái “giỏi tự nhiên” cũng chỉ đủ để vẽ bích báo mà thôi. Hôm nay đi xem triển lãm tranh của thầy Lực, cái “năng khiếu” của tôi cũng chỉ đủ để cảm nhận tranh của thầy thông qua lời của mấy nhà sưu tập. Nghe mấy ổng nói mới hiểu ra là: mình chẳng hiểu gì hết! Nhưng vẫn thấy “tự hào” lây vì là học trò của họa sĩ Phạm Lực!

Thầy Lực vẽ rất nhiều và rất nhanh, có những bức tranh chỉ trong 15 tới 30 phút, nhưng tất cả đều mang giá trị thực thụ mà những người được vẽ hoặc các nhà sưu tập đều đánh giá cao. Thầy vẽ hoàn toàn theo xúc cảm của tâm hồn ngay trong giây phút đó, nếu thấy không được là bỏ ngay, không sửa chữa, ngẫm nghĩ, nghiên cứu gì cả. Hôm nay thầy nói: có nhiều bức tranh được các nhà sưu tập trưng bày ra đây thì thầy mới biết là mình đã vẽ nhưng bức này. Thầy vẽ nhiều tới mức có nhà sưu tập kia nói: nếu mỗi năm tổ chức một lần như hôm nay thì phải tới 100 năm mới đưa ra hết tranh của thầy đã vẽ tới giờ!

Sau đây là một số hình ảnh của buổi triển lãm nhân dịp thầy 70 tuổi.

Chúc thầy mạnh khỏe và tiếp tục vẽ mãi!




Thứ Sáu, 28 tháng 10, 2011

Bài học cho chế độ độc tài

Cái chết của cựu lãnh đạo Libya ngay tại thành phố quê hương Sirte chính trong tay người dân nên là bài học xác đáng với các chính khách trên thế giới. Đó là, quyền lực của người dân luôn chiến thắng. XEM TIÉP

Thứ Năm, 27 tháng 10, 2011

Việt Linh B3, 2 - K8 gửi lời Cám ơn

Cám ơn các Bạn đã đến viếng bố tôi, và chia buồn cùng gia đình!

Phạm Lực - họa sĩ có số phận kỳ lạ

27/10/2011 0:44


Phạm Lực vẽ chân dung trực tiếp cho chị Mã Thanh Cao - Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM - Ảnh: H.Đ.N
Trong lĩnh vực mỹ thuật VN, cho đến bây giờ hầu như chỉ họa sĩ Phạm Lực có một CLB các nhà sưu tập tranh Phạm Lực. Càng độc đáo hơn nữa bởi ông là một họa sĩ đương đại...
Tiến tới ngày sinh nhật thứ 70 của họa sĩ Phạm Lực (tháng 12.2011), CLB Những nhà sưu tập tranh Phạm Lực (gọi tắt là CLB tranh Phạm Lực) đã tổ chức cuộc triển lãm Một thời và mãi mãi tại Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM (diễn ra từ 29.10 - 13.11.2011). Đến dự cuộc họp báo giới thiệu triển lãm, chúng tôi thật sự bất ngờ trước sự yêu mến, trân trọng và nhiệt tình của các thành viên trong CLB dành cho họa sĩ và tranh của ông...

Kỹ sư Ngô Quang Tuấn - Chủ tịch CLB cho biết: “Tranh Phạm Lực có sức hấp dẫn rất đặc biệt bởi đường nét phóng khoáng và màu sắc rất lạ. Đặc biệt nó rất thuần Việt, đầy hồn Việt nên được nhiều người ưa thích, sưu tầm... Tháng 12.2002, nhân mừng sinh nhật 60 của họa sĩ Phạm Lực, TS Nguyễn Sĩ Dũng - Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội (khi đó) đã nói: “Cố gắng giữ lại các tác phẩm của họa sĩ Phạm Lực để sau này con cháu chúng ta khỏi phải ra nước ngoài mới xem được tranh Phạm Lực”. Xuất phát từ ý tưởng đó, CLB Những nhà sưu tập tranh Phạm Lực được chính thức thành lập ngày 20.10.2004 - ngày Phụ nữ VN, vì hình ảnh các phụ nữ, bà mẹ tràn ngập trong tranh Phạm Lực.

Ban đầu CLB tập trung rất đông anh em, sau này do nhiều lý do nên chỉ còn hơn 100 nhà sưu tập (trong và ngoài nước). Chúng tôi thật tự hào được là thành viên của một CLB sưu tập tranh duy nhất trong cả nước về một họa sĩ. Tranh Phạm Lực hiện còn lưu giữ khoảng 6.000 bức. Riêng tôi có khoảng 1.000 bức treo kín tường nhà của cả 3 tầng lầu. Nói về giá thì tranh Phạm Lực có lúc là cho không cũng có lúc... cao ngất trời. Trong bộ sưu tập của tôi có bức Cô gái bán hoa, nhiều người ngỏ ý muốn mua lại, có người trả tôi 30.000 USD nhưng tôi không muốn rời xa nó...”.

Có lẽ đời họa sĩ không ai “sướng” như Phạm Lực bởi phía sau ông có cả một lực lượng “fan... đại gia”. Họ “chăm” ông như báu vật, từ cây cọ, tuýp màu cho đến thuốc nhức đầu sổ mũi...

Bức tranh Cô gái bán hoa - Ảnh: H.Đ.N

Tranh “Thư chiến trường” - vẽ trên bao tải gạo, Phạm Lực sáng tác 1965, thuộc bộ sưu tập của Quách Hoàn Kiếm.
Họa sĩ có số phận kỳ lạ    Hà Đình Nguyên

Phạm Lực sinh năm 1943 tại Huế. 2 tuổi thì Cách mạng tháng Tám xảy ra. Cha ông vốn là quan của triều đình Huế đã khuyên vợ đem 3 đứa con về quê ngoại ở Hà Tĩnh, còn mình ở lại nghe ngóng tình hình. Ai ngờ lần chia ly đó là mãi mãi, kẻ Bắc người Nam. Trong khi người chồng ở trong này “xênh xang áo mão” thì vợ con ở ngoài kia lại sống trong tủi nhục, bị những người xung quanh dè bỉu, xa lánh vì có chồng, cha là “Việt gian”. Phạm Lực lớn lên trong oan nghiệt, đói lạnh. Vậy mà, bằng những nỗ lực không mệt mỏi, cuối cùng Phạm Lực cũng đã vào được trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam (niên khóa 1960-1965). Ra trường là nhập ngũ liền, anh chiến đấu ở cầu Hàm Rồng (Thanh Hóa), tuyến lửa Vĩnh Linh rồi Tây Nguyên, Nam Lào, Tây Nam Bộ... 35 năm trong quân ngũ, tay súng tay cọ, Phạm Lực trở thành đảng viên, thiếu tá QĐNDVN. Những bức tranh anh vẽ trong thời kỳ này (vẽ trên bao tải, rất kiệm màu) bây giờ lại là mục tiêu cho các nhà sưu tập săn đuổi.

Năm 1993, Phạm Lực mở một “xưởng” vẽ ở Hà Nội. Đó chỉ là một căn phòng xập xệ nhưng lại là điểm lui tới của giới yêu thích hội họa (kể cả người nước ngoài), bởi tranh của Phạm Lực có một sức hấp dẫn lạ kỳ. Bà Francois Flane (người Pháp) lúc đó là Trưởng đại diện Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) tại Hà Nội cũng thường hay đến xem Phạm Lực vẽ và rồi từ “người mẫu” trở thành... người vợ của họa sĩ. Nhờ người vợ Pháp này mà ở Paris có hẳn một gallery tranh Phạm Lực. Rồi tranh Phạm Lực lan tỏa sang các nước châu Âu. Còn ở VN, lần đầu tiên có một CLB các nhà sưu tập tranh Phạm Lực như đã nói ở trên.

Triển lãm tranh Phạm Lực Một thời và mãi mãi trưng bày 56 bức tranh chọn lọc (sáng tác từ 1966 đến nay), của 8 nhà sưu tập: Ngô Quang Tuấn, Nguyễn Sỹ Dũng, Phạm Yên Hương, Trần Sỹ, Vũ Thị Đài (Hà Nội), Đặng Hùng Long, Nguyễn Thiều Quang, Quách Hoàn Kiếm (TP.HCM).

Thứ Tư, 26 tháng 10, 2011

Nghệ thuật vị...??

Ảnh: Spencer Tunick
Đa số các bác Trỗi đã "hiu", vừa rồi thấy nhiều bác có thú vui săn tìm những bức ảnh thiên nhiên.  Thấy cái tay Spencer Tunick có cái thú vui giống các bác. Nên chăng ?? :) bác nào mạnh dạn theo đuổi "trường phái" của Spencer Tunick.
Spencer Tunick
"Nhiếp ảnh gia Spencer Tunick nổi tiếng, không phải vì chụp ảnh nude, mà bởi anh chụp hàng nghìn người cùng khỏa thân tập thể. Dưới ống kính của anh, thân thể không che đậy của con người là kiệt tác kỳ diệu nhất của tạo hoá."....XEMTIẾP
1.000 người khỏa thân lao xuống Biển Chết (Vietnamnet)

CẤM ĐÁI !

Cấm đủ thứ.Nào là cấm quay phim , chụp ảnh . Cấm tụ tập hội họp ... Nhưng tệ nhất là CẤM ĐÁI . Một nhu cầu rất cơ bản vì ĐÁI là bản năng .
Mình nghiệm ra rằng : Chính những nơi có chữ viết " CẤM ĐÁI " lại thường xuyên có " khách ". He he.
Có lần từ xa về thủ đô . Đường dài nên phải đi mất mấy giờ . Thận yếu nên ... mót tiểu quá .
Trên đường về nhà mắt " đảo như rang lạc " để tìm một chỗ để " xả ".
Đây rồi ...
Chữ CẤM ĐÁI to tướng. Nó đấy, nó đấy...
Đang thư giãn thì một tên xuất hiện và yêu cầu nộp phạt vì làm " mất mỹ quan thành phố " . Hị hị... ( Cứ như CSGT ấy nhỉ ? ).
Cho nó 20.000 vnđ thì nó cười tươi như hoa :
- Em xin .
Vậy đây là công thức chung :
Cấm = Tiền ( tuỳ theo vi phạm ) .
Đáp án : Hãy chuẩn bị tiền để gạch chữ CẤM .
Thua mẹ nó rùi .

Thứ Ba, 25 tháng 10, 2011

Thầy Phạm Lực thân mời.


Tôi học nhạc

Hồi nhỏ (trước khi lên Trỗi), chẳng hiểu sao ông già bắt tôi đi học nhạc. Chẳng có một chút khái niệm nào về nhạc cụ, nên đã được “chỉ định” học violon “cho nó cơ bản”. Vậy là tôi bắt đầu đi học kéo cái đàn cò cưa này ở trường Âm nhạc Quốc gia VN chỗ góc mũi tầu Điện Biên Phủ – Trần Phú.
Vào học lại gặp ngay Phạm Bình vốn là bạn cùng học thuở Vỡ lòng cũng vô học thổi kèn tây. Thầy nó là một chú bộ đội (mà nó gọi bằng “chú” chứ không phải bằng “thầy” như tôi). Biết ông già nó là bộ đội, nên chẳng hiểu sao hồi đó tôi cữ nghĩ nó học để “làm Quân nhạc”!? Sau này hỏi lại thì ra nó cũng bị “chỉ định” chứ chẳng được chọn lựa gì.
Thật ra hồi đó tôi chẳng thích thú gì với cái nhạc nhẽo (“nhạt nhẽo”- nói theo tiếng Nam). Nhưng khi vô đó gặp bạn cũ rồi kết thêm mấy đứa nữa nên cũng tạm ổn. Tôi học tới 2 năm cái “Nhị tây” đó mà cũng chỉ kéo được bài “Cấy lúa đêm trăng” dài khoảng 10 phút. Trong khi đó có thằng bạn (em Nhạc sỹ Tạ Bôn) học cùng thầy sau 2 năm được lên biểu diễn trước toàn trường một bài nhạc cổ điển gì đó dài hơn 1 tiếng đồng hồ - Nghe tới muốn ngủ gật luôn!
Một lần kiểm tra chính tả xướng âm (chính tả ở trường Nhạc là: thầy đánh đàn piano, rồi học sinh nghe mà viết lại vào giấy bài nhạc đó), tôi chẳng nghe được gì bèn “thừa giấy làm chi chẳng vẽ voi vẽ vượn”. Vậy là tôi vẽ vào tờ giấy kiểm tra một thằng nhóc mặt méo xẹo kẹp cái đàn violon trên cổ. Tới hồi trả bài, tôi thấy thầy khoanh cái hình vẽ lại ghi 10 điểm, còn bài làm thì 2 điểm kèm theo là một bài giảng đạo đức mà tới giờ tôi vẫn chẳng hiếu thầy đã nói gì!
Rồi đế quốc Mỹ ném bom miền Bắc, các trường rời Hà Nội đi sơ tán. Có lẽ ông già tôi không muốn tôi trở thành nhạc sỹ (?) nên không cho đi theo trường Nhạc mà lại gởi lên trường Trỗi hy vọng sẽ trở thành chiến sỹ! Thật là may, nếu không có đế quốc Mỹ, chắc ngày nay cổ tôi vẫn nghèo nghẹo kẹp cái đàn violon thì trông chẳng giống ai! Thề không bao giờ “dính” tới đàn-nhạc!
Lên trường Trỗi, tôi im re, không bao giờ khai ra chuyện đã từng học nhạc. Nhưng không giữ được lâu. Có lẽ trong những lần vui vẻ với Phạm Bình (nó cũng lên Trỗi mà lại ở cùng Trung đội mới chết chứ!), chuyện học nhạc cũng bị lộ ra (hay là nó khai?).
Lúc bấy giờ, thầy Mãn phụ trách Trung tôi đang ra sức tìm kiếm “nhân tài” để thành lập ban nhạc. Một bữa ở trại Đồi, thầy đang hướng dẫn cho Quang chầy tập đàn (nó có một cái đàn violon mang theo từ nhà và cũng đã từng học mấy năm kéo cái đàn này), thấy tôi chạy ngang qua, thầy kêu lại bắt kéo thử một bài. Tất nhiên chỉ là bài “Cấy lúa đêm trăng”. Nhưng lần này thì còn tệ hại hơn vì đã hơn năm trời chẳng sờ mó gì tới cái đàn. Thêm nữa, vì quá hoảng sợ với viễn cảnh ôm đàn, nên tôi cũng có phần cố ý kéo bậy bạ, sai tùm lum. Tội nghiệp Quang chầy đứng nhìn tôi “hành hạ” cái đàn của nó thiếu điều đứt cả dây! Sau khi nghe xong, thầy lắc đầu, bảo tôi đi chơi và từ đó không bao giờ có ai nhắc tới nỗi sợ này nữa. Ơn trời! Sau này, mỗi khi xem giàn nhạc nhà trường biểu diễn với Quang chầy và Thiện Nhân k5 ôm violon kéo ò e, tôi lại thấy rùng mình và nghĩ số mình sao mà may mắn!
Nói vậy, nhưng 2 năm học nhạc cũng không phải là vô ích. Tuy là thằng học sinh dốt nhất trường Nhạc, nhưng tới giờ nhạc của thầy Quý thì tôi trở nên nhân vật “xuất sắc”! Nhất là mỗi khi kiểm tra viết chính tả xướng âm mà thầy đọc từng nốt “đồ, rê, mi …” với cái thước kẻ gõ gõ làm nhịp, thì tôi thường viết ba bốn bài một lúc “bắn” cho bọn ngồi xung quanh mà lúc nào cũng được điểm 5. Hoành tráng!
Vậy là tới nay tôi không phải là nhạc sỹ mà cũng chẳng là chiến sỹ, trình độ nhạc lý thì đạt mức ngồi Karaoke … nghe người khác hát! Chắc cũng tương đương trình độ bắn súng vậy!

Thứ Hai, 24 tháng 10, 2011

TIN BUỒN

BLL K7 SG kính báo:

Ba bạn ĐẮC HÒA K7 Sg ( B3K7) đã từ trần.Lễ viếng được tổ chức tại nhà tang lễ 25 Lê Qúi Đôn,q3 lúc 10h sáng ngày 25-10-2011.Lễ động quan vào lúc 6h sáng ngày 26-10-2011.

Xin báo để AE thu xếp thời gian đến viếng.K7 Sg tập trung viếng vào lúc 11h sáng ngày 25-10-2011.

BLLK7 Sg.

Chủ Nhật, 23 tháng 10, 2011

Xem báo "lề phải", đọc còm "lề trái"

Nếu đọc trên TUỔI TRẺ online (23/10/2011), nghĩ thày giáo này "tuổi trẻ tài cao" quá. Dưới "con mắt nhân sự" thì đây đúng là nguồn của lãnh đạo ngành giáo dục trong tương lai. Chà! Nền giáo dục nước nhà mà có những "nhưn tài" như thế này thì con cháu ta mai sau cũng được "nhờ"?. Nhưng khi đọc "còm" trên ABS thì không biết ra răng nữa? ...Hay báo TT bị lỡm?
(TS này là đồng hương của BT Bộ GT-ĐLT)

Sư Phạm đã nói


Đọc bài báo trên báo TT mà anh Ba Sàm điểm lại “Thầy Vũ top 50 thế giới” mà tụi tui buồn cười quá. buồn cười cho thói háo danh của người Việt Nam chúng ta. Anh thầy giáo tên là Vũ này, chúng tôi đâu có lạ gì, lấy bằng Tiến Sĩ tại trường Đại học KHXH và NV của Sàigòn (về chuyên ngành ngôn ngữ học so sánh- đối chiếu), được kết nạp Đảng, trong lúc khoa Anh của ĐHSP thiếu trưởng khoa (vì đã về hưu), các TS giỏi của khoa Anh lại chưa phải là Đảng Viên, nên đương nghiên anh Vũ nhà ta nhảy tót lên làm trưởng khoa. Vừa lên làm trưởng khoa, anh ta dính ngay chuyện lùm xùm đề thi tiếng Anh cho SV học cao học năm 2010 bị báp Pháp Luật TPHCM điều tra.
Còn chuyện “vinh danh xuất sắc” của Microsoft, do ít ai liên hệ trực tiếp với Microsoft nên không biết, thực chất đây chỉ là 1 lời khen tặng cho tất cả những cộng tác viên với công ty này. Việt Nam cũng đã có hàng chục người được “vinh danh xuất sắc” rồi, cứ qua trường Học Viện Công Nghệ Thông Tin sẽ biết rõ, nhiều GV ở đây cũng được “vinh danh” nhưng họ biết “vinh danh” thực chất là gì…

Tiếp

thầy giáo đã nói


tui đồng ý, tui cũng đang ở ĐHSP.TPHCM nên tui biết rõ, báo Tuổi Trẻ bị anh Vũ này lừa cho 1 vố đau rồi….Chẳng qua chỉ là lời khen tặng xã giao mời anh ta đi học mấy lớp đào tạo ngắn hạn (1 tháng) ở Ấn Độ, và Mỹ vậy thôi. Chứ làm gì có “top 50 thế giới” nào ở đây ?. Bị lừa hết rồi. Nếu có vinh danh phải có bằng vinh danh và tổ chức lễ vinh danh chứ ? Anh Vũ này trình độ chuyên môn tiếng Anh chưa tốt lắm, nên đành phải dùng CNTT để “vinh danh” thôi…
  ......................................................
Và còn một số "còm" nữa tại đây.

Tin buồn

Ban LL K8 HN kính báo:
Cụ ông thân sinh bạn Nguyễn Việt Linh (B3,B2 K8) vừa từ trần tại Hà nội.
Lễ tang được tổ chức:
Thời gian: Từ 13h đến 15h, ngày thứ Ba 25/10/2011
Địa điểm: Nhà tang lễ Bộ Quốc phòng số 5 Trần Thánh Tông, Hà nội.
K8 tập trung viếng lúc 13h, ngày 25/10/2011

ÁNH ĐÈN SÂN KHẤU .

Người ta khóc hay cười ... khi ánh đèn còn sáng. Khi ánh đèn tắt thì họ về. Những bàn tán chỉ là phía sau với những cảm nhận của riêng họ.
Ngày xưa, đoàn Thanh Nga ra Bắc. Họ chọn rạp Hồng Hà (ngay chợ Hàng Da) làm nơi biểu diễn. Khán giả đông thật đông vì hâm mộ danh tiếng của đoàn và cũng vì cải lương lúc đó là một món ăn tinh thần rất tuyệt vời.
Tôi là một trong số ít đi xem mà không phải trả tiền vì có người nhà trong đoàn.
Có một nghệ sỹ mà tôi tôn trọng. Trong 3 suất diễn một ngày mà suất nào tôi cũng thấy cô ấy khóc như chưa bao giờ được khóc. Đôi lúc vẫn thường tự hỏi:
- Số nước trong con người ấy liệu có đủ cho đôi mắt ấy tuôn chảy ra không?
Sự kỳ lạ luôn là một ẩn số. Họ đã nhập vai để cống hiến cho đời những giây phút ta thấy mình trở nên thánh thiện. Để cho đời thấy còn những ước mơ sẽ thành hiện thực.
Bây giờ ánh đèn còn sáng mà sao diễn viên vụng về quá... Tôi bỏ về trong tiếng nhạc sáo tưng bừng ở phía sau lưng.
Tự trách mình đã tiêu phí quá nhiều thời gian

Bạn Trỗi, Kỹ thuật QS dự đám cưới con trai Trí Dũng K8 hôm nay CN 23-10-2011

Ảnh đầu: Thăng, Võ Hùng, Ngô Vinh, Liêm mèo.
Ảnh 1: Ngồi giữa Nam hùng và Thiết ruồi là anh Huy K5. Sùng Hải đã khỏe, lên cân như trước (68), báo cáo vẫn Tennis đều, bóp vai SHải thấy chắc lắm.
SHải không quên mang cho các bạn thưởng thức Bánh Tẻ Sơn Tây. Có mấy vị phải hỏi, vì thấy lần đầu đám cưới có bánh Lạ, mà ngon, phù hợp với kiểu Trỗi - bàn 10, ngồi 14. Cám ơn Hải nhé!
Ảnh 2: Mấy bạn C186 (K8 ĐH KTQS 1973-1974) cùng học với Trỗi K8: Thống Nhất, Khoản, Bích Nguyệt, Nguyễn Phan.
Ảnh 3: Đoàn Hải, Tiến Long.
Ảnh 4: Trí Dũng đi các bàn chào, cám ơn các bạn.
Ảnh 5: B6 K8 có mặt đông đủ chúc mừng bạn Dũng.

Ảnh 7: Thắng Bình K7 và Tuệ, Phan chúc mừng Bố chú rể.
Ảnh 8: Bàn K9 ĐHKTQS: Từ trái sang: Đức Sơn, Anh Bình K6 NVT, Lê Hoàng, Tường bòng.
Ảnh 9: Anh Vũ Điện Biên K6 (anh trai của Liêm bô K8) - cổ động viên Tim Mạch với sức khỏe các bạn, và Tennis. Anh Giang M K9 - HV KTQS. Kiến Quốc K5 - em họ Bố chú rể - không có trong ảnh.
Ảnh cuối: Đứng giữa là Phạm Quang Trung B6 K8 (0912842800), lần đầu tiên gặp lại các bạn sau 40 năm. Không ai nhận ra bạn và bạn cũng không nhận ra ai nếu không nói tên, kể cả 10 thành viên B6 K8 ở đó.

Võ Hùng K8 ở Đức về chơi (ảnh đầu, áo phông Tím), nói vui quá vì gặp được nhiều bạn, sau đó đóng góp quỹ K8. BLL kêu không muốn nhận nhiều, nhưng cuối cũng vẫn phải nhận - 2T.

XEM THÊM ảnh cưới của con Trí Dũng
Slide do Nguyễn Thị Thái K8 cung cấp

Thứ Sáu, 21 tháng 10, 2011

PHỞ LÂN.( tiếp )

Trong ẩm thực người Hà Nội rất sành, rất kỹ, thậm chí còn cầu kỳ.
Có anh bạn người gốc phố cổ mời mình ăn sáng "bún diêu ốc", anh dắt mình đến nửa vòng Hà Nội để đến một con hẻm chật chội ở Trần Xuân Soạn chỉ để thương thức "bún diêu ốc" đúng nghĩa của nó. Ngồi ăn mà xe máy chạy sau lưng cứ ào ào, hàng bún gánh ngon đấy nhưng mất công đi xa, ngồi ăn cứ thấp thỏm thế này thật cái ngon chẳng còn.
Mới lại thấy người Hà Nội cũng quá dễ tính, chỗ ngồi sập xệ cũng không là gì, vỉa hè vô tư miễn là ngon và nổi tiếng.
Nổi tiếng như Phở Bát Đàn, muốn ăn thì phải xếp hàng, tự tay bưng bê và tìm chỗ, không còn chỗ thì đứng mà ăn. Sự quan tâm của chủ với khách là nhắc việc tự coi lấy xe mình được ghi vào cái bảng treo trên tường. Ấy như Phở Bát Đàn cũng chưa là gì, nghe còn có những danh quán như " Cháo chửi, Phở mắng " mà người Hà Nội vẫn cứ vào ăn nườm nượp.
Từ lâu đã thành quen, ăn sáng ở Hà Nội ít hàng có nước tráng miêng, ai muốn tráng miệng xin mời đi chỗ khác.
Ở Phở Lân thực khách vẫn phải ngồi vỉa hè là chính, vì nhà phố cổ muốn hoành tráng được tốn không ít tiền. Chủ quán cũng chỉ bán có phở nhưng trà nóng, trà đá, cafe, sinh tố đều có đáp ứng cho khách khi cần. Có được như vậy ở Hà Nội cũ là rất hiếm, có lẽ hàng xóm quanh Phở Lân là những người biết mình biết ta, không ghen ăn, tức ở, biết cộng tác cùng nhau. Dọc hai dãy vỉa hè quanh Phở Lân là tiệm cầm đồ, tiệm áo cưới, của hàng bán kim từ điển, cafe, quán trà ...Thế nhưng buổi sáng tất cả hoạt động chỉ xoay quanh Phở Lâm. Vỉa hè các tiệm cầm đồ, áo cưới là nơi đặt bàn cho khách ăn phở hay chỗ gửi xe. Các quán Cafe, trà cũng mở phục vụ khách ăn phở, tất nhiên ai đã ngồi bàn kiếng, ghế cao lịch sự thì cũng sẽ biết tự gọi tráng miệng bằng các sản phẩm của họ. Lợi cả đôi đường, nhà Lân bán được hàng thì cả xóm bán được hàng, đều vui !
Mỗi lần ăn xong mình không gọi nước mà tự sang ngồi bên quán trà nóng. Vừa uống vừa ngắm cái guồng máy " Cộng sinh " của nhóm cư dân này, thấy nó hợp lý hết sức trong điều kiện đất chật người đông của Hà Nội cổ. Lượng khách rất đông, theo chủ quan nó còn đông hơn bên Bát Đàn, có lẽ cũng vì cung cách phục vụ làm khách thoải mái hơn. Thì ra cái dễ tính của người Hà Nội là do hoàn cảnh. Nhớ thời bao cấp, chẳng hàng phở tư nhân nào dám qua mặt quốc doanh, nên có ngon mấy thì cũng chỉ được phép lụp xụp góc phố nhỏ, bác nào làm nhớn tí là "thành phần" biến đổi ngay : Bốc lột !
Đã không dám làm lớn lại nhiễm thói "mậu dich", quát, mắng sơi sơi làm người Hà Nội vốn lễ nghĩa làm đầu cũng phải dằn lòng cam chịu. Chịu mãi thành quen, dù bây giờ đã mở cửa, không ai nhắc đến "thành phần" nữa nhưng để được bát phở ngon, có dịch vụ chu đáo cũng phải biết chờ và hy vọng. Cái gì cũng phải có lộ trình của nó, đừng nóng vội.
Quay lại với một mắt xích của guồng máy "cộng sinh" này là cô cháu bán chè chén. Cô bé chỉ có hai cái ấm tích hãm chè, một phích tàu, một bếp dầu Thăng Long và mớ ly chén trên diện tích 2m2 vỉa hè thế nhưng luôn tay. Trà nóng 2 ngàn, trà đá 3 ngàn chắc kiếm cũng khá đây, mình tỉ tể :
- Cháu bán mỗi sáng có được 500.000 đồng không ?
- Dạ ! Khoảng thế ạ.
Nhìn con bé rót trà, đưa nước, tính tiền thoăn thoắt, luôn tay thế kia thì chắc phải hơn thế. Đúng là " Buôn thất nghiệp, lãi quan viên " còn gì, sáng ra ngồi lê vỉa hè một tháng kiếm hơn chục triệu thì còn gì bằng. Cũng lại cái thuận của "cộng sinh" mới nên vậy. Thực ra trong guồng máy này còn có những kẻ lang thang như mấy anh đánh giầy cũng tụ về kiếm sống.
Có lẽ ở đâu cũng vậy, đất dễ sống không phải từ đất mà con người trên đất tạo nên nó.

Tin vui

Việt Hằng K7 trân trọng thông báo:
Lễ thành hôn của 2 con chúng tôi là:
NGUYỄN THU NGA    và    PHẠM HÙNG CƯỜNG
Được tổ chức vào hồi 10 giờ 45 ngày Chủ nhật 30/10/2011
(Tức ngày 4 tháng 10 năm Tân Mão)
Tại: Khối 12, Khu tập thể may Việt Đức, phường Hồng Sơn, Thành phố Vinh.
Hân hạnh thông báo
Nhà gái                                   Nhà trai
NGUYỄN VIỆT HẰNG            PHẠM ĐÌNH KHAI
                                               NGUYỄN THỊ TOÀN


Học văn học sử, bây giờ mới biết.

Nguồn: blog Trần Đăng Khoa.

... Giáo sư Bùi Duy Tân, người thày dạy tôi ở trường đại học Tổng hợp Hà Nội, đang điều trị ung thư giai đoạn cuối ở bệnh viện Hữu Nghị, nhờ con chở đến và xin đăng kí phát biểu trong hội thảo thơ tại nhà Thái Miếu trong Ngày thơ Việt Nam, chiều Rằm tháng Giêng năm Kỉ Sửu ( 2009), do nhà thơ Vũ Quần Phương, chủ tịch hội đồng Thơ chủ trì và tôi là ủy viên hội đồng, được phân công cùng với nhà thơ Vũ Quần Phương, thực hiện cuộc hội thảo này.Bài thơ Nam quốc sơn hà của Lí Thường Kiệt thường được biểu diễn trong màn múa hát dàn dựng theo phong cách sử thi rất hoàng tráng với giáo mác oai hùng tại sân khấu chính của Ngày thơ Việt Nam. Giáo sư nói với chúng tôi rằng: đây là lời phát biểu cuối cùng của ông, vì ông không biết sẽ “đi” ngày nào. Chúng tôi đã dành cho ông 45 phút, trong khi những người khác, chỉ có 15 phút. Tại đây, trong không khí linh thiêng của nhà Thái Miếu, có đốt hương trầm khi hội thảo khai mạc, giáo sư đã chính thức báo cáo rằng, bài thơ ấy khuyết danh, giáo sư là người đầu tiên gán cho Lí Thường Kiệt và sau đó, ông cùng những cộng sự của ông và những học trò của ông nữa, đã viết vào tất cả các loại sách giáo khoa, từ cấp tiểu học đến trên đại học. Và bây giờ, trong hương khói linh thiêng của Thái Miếu – Quốc Tử giám Thăng Long – Hà Nội 1000 năm văn hiến, ông chính thức xin lỗi các thế hệ thày giáo và các thế hệ học trò…

Thứ Năm, 20 tháng 10, 2011

Họp mặt BTMT

Bạn Trỗi MT họp mặt nhân ngày 15 truyền thống vào đúng ngày 20/10 để "nịnh" chị em là công lao "trì hoãn vài lần" của Hoàng Thành (người đứng ra tổ chức cuộc hội ngộ lần này - nhưng đáng tiếc vì bận việc nên lại vắng, do đó chị em không 'hôn' thưởng được...); Xin gửi qua một vài hình ảnh của buổi họp mặt thay cho lời để ACE ba miền cùng vui với BTMT.