Bài ca Trường Nguyễn Văn Trỗi

Nhạc và lời: Hồng Tuyến

Thứ Tư, 29 tháng 2, 2012

Lại phản đối !

Phản đối Trung Quốc đánh đập ngư dân Việt Nam TT - 11 ngư dân trên tàu cá QNg 90281TS của tỉnh Quảng Ngãi đã bị phía Trung Quốc dùng vũ lực uy hiếp, ngăn cản không cho vào quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam để tránh gió ngày 22-2. Họ bị phía Trung Quốc đánh đập, lục soát lấy tài sản. Trước sự việc này, ngày 29-2, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị lên án hành động trên của phía Trung Quốc đã “xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam, đi ngược lại tinh thần đối xử nhân đạo đối với ngư dân, đe dọa nghiêm trọng tính mạng và gây thiệt hại nặng nề về tài sản cho ngư dân Việt Nam, không phù hợp với quan hệ hữu nghị giữa hai nước và nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước, trái với tinh thần Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC)”. Người phát ngôn cho hay đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội để phản đối hành động nêu trên của phía Trung Quốc, yêu cầu phía Trung Quốc không để tái diễn những hành động sai trái tương tự và bồi thường thiệt hại cho ngư dân Việt Nam. 
Nguồn Tuổi trẻ

Ăn theo "Sát thủ đầu mưng mủ".

Nhân việc bí thư thành ủy Hải phòng thông báo tình hình vụ Tiên lãng cho các cụ hưu trí CLB Bạch đằng HP, dân mạng ra một bài dùng nhiều câu nói cửa miệng, “thành ngữ thời hiện đại” và hình ảnh minh họa được trích từ cuốn Sát thủ đầu mưng mủ của họa sĩ Thành Phong. Mời các bác thư giãn chút chút cho sức khỏe khỏi sa sút .



 Sau tiếng súng hoa cải của anh hùng bất đắc dĩ Đoàn Văn Vươn, nhất là sau khi đoạn phát biểu tào lao bí đao của ông trước các cụ nguyên - cựu – trung – cao CLB Bạch Đằng được đưa lên mạng thì tên ông, tiếng ông đã nổi lềnh phềnh… Thành phố hoa phượng đỏ tưởng là đất lành chim đậu, ai ngờ với ông đất không lành đất nhậu chim luôn

   Tôi rất ngưỡng mộ ông vì ý chí phấn đấu, vì khả năng học tập tiến bộ như đường lộ của ông. Trình độ văn hóa chỉ 10/10 nhưng trình độ chuyên môn của ông thật tuyệt vời ông mặt trời: tiến sĩ Kinh tế, cử nhân Luật, cử nhân Anh văn, Lý luận chính trị cao cấp.  Con đường hoạn lộ của ông còn khủng hơn, lên như diều gặp… bão: Phó phòng nghiệp vụ công an thành phố, rồi chủ tịch UBND quận, rồi bí thư quận, rồi chánh văn phòng thành uỷ, rồi phó chủ tịch thường trực UBND thành phố, chủ tịch UBND thành phố, rồi bí thư thành phố. Chậc chậc, bọn teen nó nói cấm có sai: có chí thì… ghê!
   Sự nghiệp của ông đang ngon lành cành đàoông đang ngất ngây con gà tây trên đỉnh cao danh vọng, quyền lực, bỗng dưng lại nổ ra cái vụ hoa cà hoa cải.

Nhiều kẻ độc mồm độc miệng bảo ông thì chết chứ bệnh tật gìĐúng là miệng thế gian như làn sóng biển, hơi đâu mà để ý ông nhỉ. Dưng mà, người ta nói cũng có ý chuẩn không cần chỉnh đấy ông ạ. Bằng cấp đầy mình như ông, chức tước như ông mà lại phát biểu dốt như con tốtđể bọn blog nó cá chê, rồi nó mắng là xấu xí còn gây sự chú ý, chức to óc bằng quả nho, cái khó ló cái… không khôn cũng đáng lắm ông ạ. Lẽ ra với học vấn ấy, địa vị ấy ông phải ăn xem nồi ngồi xem ghế, đằng này, trước các cụ bô lão ông lại phát biểu bảo thủ như cái tủ, lạnh lùng như con thạch sùng, ngốc như con ốc rằng thì là “báo chí một chiều”, rằng thì là “bất biết đúng sai”, rằng thì là “gúc gồ chấm Tiên Lãng” rằng thì là “chúng ta sẽ vào một cái vòng xoáy do một cái âm mưu từ ở đâu đó…”. Người ta không thể tin được những lời lẽ đấy lại thốt ra từ cái miệng oách xà lách của ông quan đầu tỉnh một thành phố quan trọng thứ ba cả nước. Ông livơ – phun những lời như thế, người dân không chỉ bực như con cá mực mà còn ghét như con bọ chét vì những lời của ông không phản ánh sự thật khách quan mà là lối nói lấy được, lấp liếm, bao biện, sáng mưa trưa nắng…

Tôi biết, mấy ngày nay lòng ông tê tái con gà mái, tâm ông khổ như con hổ. Đừng đổ số mình đen như con mèo hen ông ạ. Ai bảo ông thao túng cho cái bọn cấp dưới trình độ có hạn thủ đoạn vô biên để bọn chúng thành ác ôn vùng nông thôn. Một số đứa bị cách chức rồi, chắc có thằng cũng akaychim cú ông lắm. Nhưng tôi tin, đi nước cờ bí thí tốt, ông cũng khóc trên đống thóc, gạt lệ trong lòng chứ không phải như bọn ngồi lê đôi mách nó bảo ông thuộc loại yêu nhau trong sáng phang nhau trong tối. Và giờ đây, dư luận phỏng đoán ông sẽ được chung cảnh ngộ với mấy kẻ đã từng trên bến dưới thuyền với mình. Thôi đành vậy ông ạ, chết vì tình là cái chết bất thình lìnhđời rất dở nhưng cố mà niềm nở với đời ông ơi.
   Nhiều người đã nhủ ông nên từ chức. Tôi thấy họ khuyên xác đáng lắm. Chừng đấy năm công tác, kinh qua các chức vụ như thế, ông cũng cá thucá kiếm đủ rồi, thầu giầu thì cũng thầu giầu lắm rồi. Nên cá hồi, cá chuồn thôi ông ạ. Ông chủ động về sớm ngày nào hay ngày ấy, vì tự trói thì gọi là tu, bị trói thì gọi là tù mọt gông ông ạ. Đừng cố quá thành quá cố ông ơi, rồi người đời lại dè bỉu đã xấu mà lại còn xađã si đa lại còn xông pha hiến máu. Hãy sống để được … chết một lần đi ông.
   Tôi cũng biết đang còn thời lên ngựa bắn cung, đùng một phát hết thời xuống ngựa lượm thun bắn ruồi cũng sốc như muỗi đốt inốc lắm. Cơ mà ông ạ, vạn sự khởi đầu nan, gian nan ông đừng nản. Ông cứ coi việc từ chức
nó bình thường như cân đường hộp sữa đi, từ từ rồi khoai sẽ nhừ và ông sẽ thấy việc lên xuống cũng chẳng khác quái gì việc ông với bà xã lúc nửa đêm gà gáy… đơn giản như đan rổ thôi mà. Cũng đừng bận tâm về cái ghế của ông để lại nữa. Một con ngựa đau, cả tàu được thêm cỏ;  ghế thì ít đít người tài thì nhiều như con diều cho nên đấu đá là điều tất nhiên. Về thôi ông ạ, đừng đú theo kiểu rừng rú nữa, sống đơn giản cho đời thanh thản. Về nhà, nhặt rau đuổi gà cho vợ, tìm thú vui tao nhã giặt tã cho con. Rồi cùng mấy ông bạn hưu trí tụ tập con cá mập nay chén rượu mai cuộc cờ có phải thoải con gà mái không. Bà con chòm xóm sẽ thấy ông không phải là ông bí thư  tinh tướng ăn khoai nướng mà sẽ nhìn ông như một người xấu nhưng biết phấn đấu, không phải ác như con tê giác mà là một người nhân hậu như củ đậu.
   Sống hồn nhiên như cô tiên chẳng sướng như con mực nướng sao ông?

Thứ Ba, 28 tháng 2, 2012

Cơm cơ quan

Đã lâu không ăn cơm trưa ở bếp cơ quan. Trưa nay "ế độ", gần 12h rời khỏi phòng làm việc, ngại ra phố, đi qua "canteen" cơ quan thấy không đông lắm, tạt vào thử xem cơm cơ quan bấy lâu nay ra sao. Vào quầy, thấy dễ đến gần chục khay thức ăn trông cũng "bắt mắt" (kiến bò bụng), chẳng biết chọn món nào, nói cô phục vụ cho 1 xuất thế nào cũng được. Trong nháy mắt đã có một đĩa tổng hợp đủ món. Nhìn đĩa thức ăn và cơm nghĩ chắc khó xơi hết. Xuất cơm như thế, các bác đoán hết bao nhiêu? ngạc nhiên chưa...20K. Tưởng nhiều, cuối cùng cũng sạch sẽ trừ mấy miếng dừa kho...cứng quá!

Gương mặt "công bộc" Tiên lãng.

NGUYỄN XUÂN TRUNG    (Nguồn QC)
Phó Chánh VP (trái) "dằn mặt"PV
NQL: Báo Dân Việt có bài:”Tiên Lãng: Cán bộ huyện dồn đẩy phóng viên ra khỏi trụ sở” (tại đây) và ghi lại hình ảnh Phó Chánh văn phòng Vũ Văn Sân (bên trái) huyện Tiên Lãng “dằn mặt” phóng viên. Bloger HDTG đã bình luận:”Bức ảnh này sẽ đi vào lịch sử, thái độ của một ông quan thế kỷ 21.” Nhất trí! Nhất trí!

Là công chức, viên chức và nhân dân Việt chắc không ai không thuộc lòng lời dạy của Bác Hồ từ ngày còn “dưới mái trường XHCN” rằng: “cán bộ là đầy tớ của dân!”. Vậy mà hôm nay xem trên Dân Việt thấy cái ảnh ông Phó Chánh Văn phòng UBND huyện Tiên Lãng mà tôi kinh hoàng. Mọc ở đâu ra cái loại Đầy tớ này thế?.

Mà hãy khoan. Chưa nói đến đầy tớ vội. Đây là tay Phó Chánh Văn phòng đang tiếp nhà báo đấy. Ở các quốc gia phát triển người ta bảo: Báo chí là cơ quan quyền lực thứ tư! Chắc chắn ông Phó CVP UBND Tiên Lãng cũng biết điều này. Thế mà… Ối giời! Ông vẫn gân mặt hệt một thằng Xã Hội Đen đe dọa đối phương. Đủ hiểu và hình dung ra gương mặt của y khi tiếp dân đen sẽ như thế nào.

 Qua gương mặt HOÀN TOÀN XÃ HỘI ĐEN của “ Phó Chánh Văn phòng UBND huyện Tiên Lãng” độc giả đủ hiểu và tự giải thích vì sao Bí thư Thành trước mặt văn võ bá quan, toàn các cựu thần Trung – Cao cấp Hải Phòng vẫn ngang nhiên đưa ra các thông tin trái kết luận của Thủ tướng. Thế đủ hiểu, quyền lực cấp trên dẫu có là thứ nhất hay thứ nhì Quốc gia Với “Đảng Hải Phòng” cũng chỉ là “muỗi”.

Và như thế, cũng “rõ mồn một nhé”, tại sao có chuyện Vinh Quang – Tiên Lãng và không chỉ ở Vinh Quang đâu, có ở khắp huyện. Rồi mai đây, sắp rồi, có ở Cát Hải, Đồ Sơn, Quán Nam, khắp cả“thành phố hoa phượng đỏ”này. Tiên Lãng chỉ là “phát pháo” mở đầu thôi!

Điều đó cũng dễ giải thích vì sao hôm nay quan chức HP từ trên xuống dưới thù dân, thù cánh báo chí đến thế! Có lẽ khi khép lại vụ Tiên Lãng, bà con ta nên sưu tập một bộ ảnh các gương mặt “công bộc Hải Phòng” để đưa vào Bảo tàng cho con cháu Việt Nam ta sau này hiểu thêm về “công bộc, với chú thích: Đây là đầy tớ của dân, công bộc của dân đầu thế kỷ XXI ! 

Chủ Nhật, 26 tháng 2, 2012

Đi Phú thọ

Hôm qua đi ké Văn Hùng và TQ, hí hửng lên Phú thọ kiếm ít hình ảnh còn lại của thị xã "cổ"...thất vọng. Thôi thì xem  giao lưu bóng đá giữa CAHN và phường Hùng vương Phú thọ vậy. Sướng nhất là bữa trưa được chủ nhà chiêu đãi toàn món quê.
Chút "cổ" còn lại là bến đò xưa, mặc dù không còn con đò "cổ".

Con đường..."cổ" chạy dọc bờ sông

Cụ già (chắc "cổ") thư giãn ngắm con sông...cũng "cổ"

Thứ Sáu, 24 tháng 2, 2012

Đố ACE có bạn Trỗi trong ảnh này không?


Tìm được một ảnh cũ tôi có cảm giác có bạn Trỗi trong tấm hình này. ACE thử cho ý kiến xem có trùng hợp với tôi không.

Tin nóng: GIỚI THIỆU VIDEO CLIP BÍ THƯ THÀNH NÓI CHUYỆN VỚI CLB BẠCH ĐẰNG

Lại chuyện liên quan đến Tiên lãng. Bác nào không quan tâm, "tua" qua nhé!
 ................................................................................
Cu Vinh: "Mình đã không muốn đưa Clip này lên, vì đã có kiến nghị của các cụ lão thành cách mạng gửi Trung ương Đảng, nhưng do có công văn trên của CLB Bạch Đằng gửi Trung ương, nghĩ rằng, nếu mình không đưa clip lên thì các cụ dễ bị quy chụp. Đoạn clip sau đây cho thấy sự phản ứng dữ dội của các lão thành cách mạng với ý kiến của Bí thư Thành như thế nào, và có đúng như công văn của CLB Bạch Đằng là Hội viên CLB Bạch đằng rất hoan nghênh và nhất trí cao hay không..." ĐỌC TIẾP
Nguồn: Blog Cu Vinh
Nghe câu này của bt Thành: "...đồng chí Lê Đức Anh, đồng chí Đặng Hùng Võ, và một số người lập tức bắt đầu từ đó luôn, lập tức các bài báo liên tục xuất hiện, phải thế nọ phải thế kia, phải phải liên tục, phải cho đến ngày hôm qua là 1300-1400 bài báo và 5 triệu lượt người vào mạng Gú-gờ chấm Tiên Lãng..." đau bụng quá!

Đính Chính:



Cu Vinh “Nói thêm cho rõ: – Trong lần rã băng ghi âm đầu tiền, Cu Vinh viết ra lời có câu hùa về thằng Vươn luôn, sau đó nghe lại thấy chưa đúng, lại nhờ một bạn đọc có thiết bị tốt nghe lại, tạm ghi ra là bắt đầu từ đó luôn, nhưng ngay cả mấy chữ này cũng không thật rõ lắm, vì chỗ này tiếng nghe rất khó nhưng tạm chấp nhận. Dùng bắt đầu từ đó luôn cũng có nghĩa là từ cái vụ việc Đoàn Văn Vươn, ý nghĩa phê phán của Bí thư Thành về cái gọi là ‘một chiều’ không thay đổi. Chỉ có một chữ thằng Vươn có thể không đúng như lời nhân vật nói. Nếu thực sự Bí thư Thành không dùng từ ‘thằng Vươn’ thì Cu Vinh xin lỗi Bí thư Thành”.

Thứ Năm, 23 tháng 2, 2012

Đồng cảnh

Có anh rất " tận tụy " với sếp . Cứ ngày lễ , tết là hai vợ chồng dù bận thế nào cũng phải tới " chào hỏi " sếp bằng được để tỏ lòng cho sếp biết .
Nhưng có lẽ tại cái số của anh ta không được may mắn . Lần nào cũng như lần nào , hai vợ chồng đều phải ngồi chực ở trước cửa nhà sếp đến khuya, mặc cho bọn muỗi quấy phá chán chê mới thấy hai vợ chồng sếp về .
Sau màn chào hỏi và vài câu chuyện chẳng mấy mặn nồng thì hai vợ chồng xin phép cáo lui và không quên " để lại món quà tình cảm " . Sếp bắt tay rất chặt , nói lời chia tay rồi quay đi che miệng ngáp .
Về đến nhà , hai vợ chồng " kiểm điểm " lại thì thấy mặt mũi chân tay ai cũng nổi lên những nốt mụn nhỏ ly ti màu đỏ . Cô vợ vội đi lấy dầu để xoa . Anh chồng đi về giường ngủ vừa ngáp vừa nói :
- Lần sau nhớ mua thuốc chống muỗi nhá ...
Bỗng anh thấy hai vợ chồng sếp đang co ro ngồi trong bóng tối có vẻ như đang chờ ai đó . Nhìn thấy cái túi to tướng bên cạnh vợ sếp , anh vội chắp tay cung kính :
- Dạ . Hai bác đi ... Bác để em xách giúp cho ...
Và mặc cho vợ sếp cứ giữ chặt lấy cái túi , anh vẫn cố giằng lấy để mang giúp . Trong lúc giằng nhau quyết liệt thì cái túi văng ra làm lộ hết cả " nội dung " trong đó . Mà cái " nội dung " đó giống hệt như của vợ chồng anh mang đến .
Anh bừng tỉnh khi nghe vợ anh vừa cởi giày cho anh vừa cằn nhằn :
- Mệt đến mấy thì đi ngủ cũng phải cởi giày ra chứ ! Muỗi lại vừa cắn cho thêm đây này ...

BỨC ẢNH NÓI GÌ?

Một anh nông dân đang dùng lưới bén để bắt cá.

Lưới bén là loại lưới sợi rất mảnh, đan thưa, có hàng phao ở trên và hàng chì nhỏ phía dưới ( không cần chì nếu đước cắm cây căng lưới). Lưới không có đáy và được dựng vuông góc với mặt nước. Khi con cá bơi ngang, nó sẽ bị vướng vây, ngạnh vào mắt lưới ( cá nhỏ hơn cỡ mắt lưới nó có thể chui qua dễ dàng). Đơn giản vậy thôi nhưng lưới này vứt trên bờ ban đêm có lúc dính cả...rắn.

Điều làm tôi quan tâm:

1. Chú chàng luôn cặp nách “đạo cụ” là một chiếc roi ( khá vướng víu). Làm gì nhỉ? Thì ra ngọn roi trên bờ có thể lùa vịt, đuổi gà, chăn trâu...còn ở đây ( sau khi chăng lưới) , anh ta dùng roi đập xuống nước để “lùa” cá vào lưới. Hay!

2. Chiếc nón bảo hiểm! Ngươi ta chỉ đội khi đi Honda, còn nhà anh này...

- Nè, sao đi mần cá mà anh đội nón này chi cho cực? Tôi hỏi.

- Đội riết quen rồi bác ơi. Bây giờ bỏ ra thấy cái đầu nó...trống lắm. Cháu đội nón cả ngày, chỉ tới tối lên nằm với má sắp nhỏ mới lột ra đó!

Thằng “phóng viên báo chữ to” là tôi, nghe tới đây lập tức muốn giật tít ngay một bài: “ Nón bảo hiểm đã đi vào cuộc sống như thế nào”. Không dám kỳ vọng nhiều, nhưng cứ nghĩ đến cảnh anh to cỡ ĐLThăng, anh bé như NTrung khi đọc báo cảm động khóc rưng rức là mình thấy khoái rồi.

SG 23/2/2012

Thứ Ba, 21 tháng 2, 2012

'Trưởng thôn Khoai Lang' kể chuyện tác nghiệp Tiên Lãng


"Ai đó bảo tôi 'điên' thì tùy, nhưng tôi chỉ nói đơn giản đó là tính công dân của một nhà văn. Nhà văn lúc nào cũng cần chất liệu cuộc sống, và không lăn vào thì chất liệu đâu tự chạy đến" - nhà văn Nguyễn Quang Vinh, chủ blog Cu Vinh kể chuyện bỏ việc chạy từ Quảng Bình ra nằm vùng ở Tiên Lãng, để đều đặn mỗi ngày đưa 1 - 2 bài viết cập nhật tình hình suốt từ khi vụ Tiên Lãng nổ ra, trở thành điểm nóng dư luận.
LTS: Theo đánh giá của nhiều người, 'vụ Tiên Lãng' là một chiến công lớn của báo chí. Trong cuộc họp kết luận về Tiên Lãng, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cũng đã cảm ơn báo chí đã đưa thông tin minh bạch, chính xác và kịp thời, giúp Chính phủ có nhiều nguồn thông tin hơn để xác minh sự việc với gần 1000 bài báo về vụ việc.
Tuy nhiên, bên cạnh hệ thống báo chí của Nhà nước, góp sức không nhỏ trong việc phanh phui, cập nhật thông tin về Tiên Lãng là các blogger, những nhà báo tự do. Trong đó trang blog nổi bật của Cu Vinh với những thông tin, bằng chứng mới nóng nhất cập nhật từ tâm điểm.

Mục Gặp gỡ & Đối thoại tuần này, Tuần Việt Nam trò chuyện với blogger đặc biệt này.

XEM TIẾP

Blogger hoạt động như nhà báo
Chào 'trưởng thôn', chúc mừng blog Cu Vinh sắp đạt 2 triệu độc giả trong năm 2012. Ông có thể phác vài dòng về mình và blog Cu Vinh, cũng như quá trình tác nghiệp 'vừa là phóng viên vừa là Tổng biên tập' trong vụ Tiên Lãng?
Tôi cố gắng xây dựng blog của mình như một tờ báo thực sự, với những thông tin chính xác, nóng bỏng và đầy trách nhiệm. Tôi không khỏi tự hào khi blog của mình trở thành nguồn tin thúc đẩy nhiều anh em đồng nghiệp tìm được manh mối tác nghiệp.
Ngay như sáng 19/2, tôi đưa chùm ảnh bàn thờ và cột cờ lều nhà ông Vươn bị phá dỡ, các báo biết tin đã lập tức khai thác, cập nhật. Nhiều phóng viên chạy hối hả từ Hà Nội về Hải Phòng, vừa đi vừa gọi điện trách móc tôi: "anh làm khổ bọn em, Ban biên tập làm ầm lên: tại sao tin hay thế lại để lọt lên blog trước" (cười)
Từng là phóng viên điều tra của báo Lao Động nhiều năm, tôi đã tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm. Trong đó có một điều cực quan trọng là phóng viên điều tra không bao giờ 'nằm vùng' ở điểm nóng 24/24, sẽ vô cùng nguy hiểm, mà phải tạo cho mình được một mạng lưới cộng tác viên cơ sở. Chính họ sẽ là những nguồn tin nhanh nhất, chính xác nhất.
Nhưng muốn cài cắm được cơ sở, mà cơ sở là dân, thì nhà báo phải hành động để dân tin tưởng, gần gũi. Bây giờ ở Tiên Lãng và Hải Phòng tôi có ít nhất 80 cơ sở như thế. Nhất cử nhất động của các ông Hiền, Liêm, Thoại... tôi đều được biết ngay tức thì.
Chính vì thế từ khi tôi ở Quảng Bình, chưa hề đặt chân đến Hải Phòng, Tiên Lãng, tôi đã có những thông tin mới nhất, nóng nhất, độc nhất từ trong 'lõi' điểm nóng đều là nhờ anh em cơ sở.

Chính vì thế từ khi tôi ở Quảng Bình, chưa hề đặt chân đến Hải Phòng, Tiên Lãng, tôi đã có những thông tin mới nhất, nóng nhất, độc nhất từ trong 'lõi' điểm nóng đều là nhờ anh em cơ sở.
Một hướng khác nữa là rất nhiều anh em phóng viên các báo cũng có những tấm lòng, tâm huyết nhưng ở thời điểm đầu thông tin chưa đẩy ra được nhiều nên họ đưa đến chỗ tôi trước, rồi những thông tin đó tác động ngược trở lại báo chí.
Tôi không thể nêu tên ra đây, nhưng thực sự cảm động và khâm phục những nhà báo đó.
Ít ai biết được để có được phóng sự ảnh và thông tin chị Hiền, chị Thương ra đầm cắm lều ở vào mùng 1 Tết, hai phóng viên bạn tôi đã phải phóng xe máy từ Hà Nội xuống Hải Phòng giữa Tết, lạnh cắt da để đưa thông tin lên blog Cu Vinh, tất nhiên chẳng có đồng nhuận bút nào.
Thời điểm đó báo chí xuống tác nghiệp lại vô cùng nguy hiểm, bao nhiêu thành phần lạ mặt vẫn lảng vảng quanh khu đầm, lơ mơ là bị chúng tấn công ngay.
Rồi còn bao nhiêu người dân ở khắp các đường ngang ngõ tắt của Tiên Lãng, đều sẵn sàng mạo hiểm cung cấp thông tin và bằng chứng sai phạm cho tôi.
Đặc biệt tôi không thể nào quên một trong những sự kiện gây chấn động và phẫn nộ lớn cho nhân dân cả nước chính là việc ông Vũ Hồng Chuân, Trưởng ban Tuyên giáo huyện Tiên Lãng đã tập trung 300 đảng viên trong huyện để tuyên bố những thông tin ngược ngạo, sai phạm.
Tôi nhớ 12h đêm hôm trước, tôi nhận được cú điện thoại nói rằng sáng mai huyện Tiên Lãng có cuộc họp đảng viên để nói về chuyện Tiên Lãng.  Với sự nhạy cảm của người làm báo lâu, tôi biết chắc chắn sẽ có nhiều tình tiết quan trọng, nhưng phải làm thế nào đây khi đang ở tận Quảng Bình, và cuộc họp đó của các đảng viên Tiên Lãng, người ngoài chắc chắn không lọt được vào.
Một kế hoạch nhanh chóng được thực hiện ngay: sau cả mấy chục cuộc điện thoại, đến 1h sáng 3/2, tôi đã thuyết được 7 cán bộ đảng viên đồng ý giúp tôi ghi âm buổi nói chuyện.
Bước tiếp theo: máy ghi âm ở đâu, và làm thế nào các chị mang theo? Cũng ngay trong đêm tôi đề nghị được các anh em trong làng báo Hải Phòng mang máy ghi âm cho các chị em. Nhưng các chị cả đời không dùng máy, chả biết tắt bật thế nào. Thế là phóng viên phải bật máy cho các chị từ 6h sáng.
Khi về gỡ băng, tôi nghe đủ các chuyện của các 'bà': từ quát con nhanh đi học, đến 'buôn dưa lê' chuyện trên trời dưới biển.
Đúng 9h mới bắt đầu nghe giọng ông Chuân, và y như rằng, ông Chuân có bài phát biểu 'động trời' như báo chí đã đăng tải. Nào thì 'quan chức hưu nhầm lẫn', nào 'chỉ ai sợ mới không dám thu hồi', nào 'làm sao Huyện sai được'...
Họ đã tận dụng cả hệ thống chính trị để tuyên truyền điều dối trá là vô cùng nguy hiểm. Báo chí không phanh phui ra thì làm sao chúng ta biết sự thật.
Tôi vui nhất là lần đầu tiên một blog cá nhân của tôi đã góp phần tích cực vào việc đẩy lùi tiêu cực, như chức năng hoạt động của một tờ báo. Cũng lần đầu tiên, Đài truyền  hình Công an Nhân dân phỏng vấn một blogger như tôi, có thể coi đó là một thành công lớn, ít nhất với cá nhân tôi.
Ai bảo tôi điên thì tùy
Tôi rất tò mò muốn biết, nguồn cơn từ đâu ông quyết định bỏ công bỏ việc, chạy từ Quảng Bình ra xông vào 'điểm nóng' Tiên Lãng để làm một việc vất vả và nguy hiểm như thế?
Thật lòng giờ nghĩ lại chuyện 'nguồn cơn' thì tôi cũng chỉ nói được hai từ duy  nhất: máu nghề. Ngay những ngày đầu, tôi mới đứng từ xa quan sát, viết những bài bình luận về những thông tin theo dõi trên báo chí.
Sau đó độc giả blog của tôi, phần nhiều là anh em viết lách bức xúc ghê quá, thêm cả bao người dân oan cũng vào bày tỏ nỗi niềm, đã thúc ép tôi phải xông vào thẳng vấn đề, bới tung những khuất tất sau vụ việc, mà có khi những khuất tất đó  không được xuất hiện trên những trang báo chính thống vì nhiều lý do.
Tôi quyết định phóng xe từ Quảng Bình ra Tiên Lãng làm 'trinh sát Khoai Lang' rồi lên blog báo cáo 'trưởng thôn Khoai Lang' mọi chuyện là vì thế.
Rồi cứ thế, cứ hết 'hiệp 1' rồi đến 'hiệp 2', tôi cứ lang thang Tiên Lãng - Hải Phòng - Hà Nội suốt cả tháng chưa về Quảng Bình. 20 triệu mang đi tiêu cũng vơi quá nửa.  Nếu ai đã biết tôi rồi thì thấy kể cả lúc cần tôi bán ô tô đi để lo 'vác tù và hàng tổng' cũng chẳng có gì lạ.
Ai đó bảo tôi 'điên' thì tùy, nhưng tôi chỉ nói đơn giản đó là tính công dân của một nhà văn. Nhà văn lúc nào cũng cần chất liệu cuộc sống, và không  lăn vào thì chất liệu đâu tự chạy đến.
Cũng như những phóng viên tôi nhờ giữa mùng 1 Tết chạy xuống chụp ảnh, chẳng lẽ họ cũng điên? Tiền bạc chả có, đến cái tên cũng không nốt.
'Trưởng thôn' xuống thăm đầm Đoàn Văn Vươn, đi cùng là chị Phạm Thị Hiền, vợ bị can Đoàn Văn Quý, Ảnh blog Cu Vinh
Bám sát 'trận địa' Tiên Lãng, ông chứng kiến những sự thay đổi như thế nào sau tất cả nỗ lực của những người như ông và hệ thống báo chí, đặc biệt sau khi có kết luận của Thủ tướng?
Những thay đổi bề ngoài thì đương nhiên họ không để lộ ra. Nhưng có thể thấy - ngay thời điểm này - có hai xu hướng đang rất rõ nét ở Tiên Lãng và Hải Phòng: 1, Đùn đẩy trách nhiệm; 2, Chối bỏ tội được bao nhiêu tốt bấy nhiêu.
Ví dụ quyết định của Thành phố cho phép cưỡng chế, rõ ràng có thông qua Thường vụ Thành ủy, thông qua Thường trực UB, trong đó có ông Dương Anh Điền, Chủ tịch TP đồng ý. Nhưng người thi hành Quyết định đó là ông Đỗ Trung Thoại, Phó chủ tịch phụ trách nông nghiệp.
Bây giờ họ lại  nói: chúng tôi đồng ý về mặt chủ trương, còn anh phụ trách ngành anh phải xem xét. Nhiều cơ sở cho tôi biết những cuộc họp ở Hải Phòng rất mệt mỏi.
Ở Tiên Lãng, vụ án phá nhà đang có xu hướng đổ tội cho mấy người trực tiếp phá. Anh Kết, người đã thuê máy xúc cho chính quyền Tiên Lãng có điện cho tôi nói anh ta đang lo  lắng 'người ta' đang có xu hướng đổ tội cho anh ta. Theo kiểu 'tôi mới nói định thuê máy xúc thôi, tôi đã bảo anh làm đâu mà anh tự làm'
Tôi đã động viên Kết: nếu Kết thực sự trung thực, thì cậu phải kể chính xác toàn bộ câu chuyện với cơ quan chức năng và với công  luận. Nếu không em sẽ đi tù.
Một chuyện bi hài khác là khi thấy chị Thương - Hiền phải dựng lều ở ngoài đầm. Một công ty đề nghị cho các chị mượn  nhà tạm (nhà khung chỉ dựng lên). Nhưng sau đó huyện Tiên Lãng đề nghị 'chung tay' với công ty. Công ty đó đồng ý và đề  nghị hai chị viết đơn đề nghị huyện, hai chị không đồng ý.
Tôi cho như thế là đúng. Trong khi huyện cho phá nát nhà người ta, bỏ mặc đàn bà trẻ con đón Tết trong lều tạm cả tháng. Giờ Tiên Lãng bị công luận giám sát ghê quá mới đòi 'chung tay' với công ty, nếu không thì chẳng bao giờ.
Lại nói lại chuyện công luận. Tiên Lãng đúng là một vụ điển hình của đóng góp của báo chí chính thống cũng như các mạng tự do. Tôi  nghĩ sau vụ này, Hội Nhà báo cần tổ chức một Hội thảo về Tiên Lãng để rút ra những kinh nghiệm quý giá.
Nhà báo giỏi sẽ định hướng được dư  luận, tác nghiệp giỏi sẽ tìm được bằng chứng xác đáng, và phóng viên phải giỏi để xử lý tình hình. Thực ra trong vụ Tiên Lãng tôi thấy nhiều phóng viên rất ngơ ngác, non nghề mà với một vụ nhạy cảm như Tiên Lãng sẽ vô cùng nguy hiểm.
Đã qua thời điểm đặt vấn đề,  nghi vấn này nọ, vì mọi chuyện đã rõ ràng. Giờ này việc các phóng viên Tiên Lãng phải nỗ lực  là bám sát các cuộc kiểm điểm, và phải quy trách nhiệm về cho người đứng đầu để họ không thể 'né' được.
Đại tướng Lê Đức Anh: Sai thì phải nhận "Sai thì phải nhận chứ không thể đổ lỗi cho ai được. Cụ thể, huyện Tiên Lãng sai thì phải có trách nhiệm của Đảng bộ, chính quyền TP Hải Phòng. Đây là trách nhiệm rất lớn chứ không phải nhỏ. Chuyện thu hồi, cưỡng chế đất ở xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng không phải ngày một ngày hai. Với trách nhiệm của mình, lãnh đạo TP Hải Phòng phải biết rõ vụ việc sai trái này".
(trích trả lời phỏng vấn báo Người Lao Động ngày 21/2)



Bộ Công an đặc biệt quan tâm vụ Tiên lãng.

Thứ Hai, 20 tháng 2, 2012

" Bồi dưỡng " .

Hồi ở ĐHKTQS luôn có những trận đấu bóng đá giữa các khóa , các đại đội , học viên với giáo viên ... Mục đích chỉ làm cho không khí đỡ nhàm chán vì mỗi khi rảnh rỗi là một số học viên lại tìm cách nhảy tường ra ngoài bù khú , cắm nợ các quán . Còn lại thì nhớ gia đình hay viết thư cho người yêu . Như thế thật là ủy mỵ và không tốt cho học viên một tý nào .
Ngày mai là mồng 2-9 , đột nhiên đại trưởng gọi tôi lên và nói :
- Đồng chí tập hợp đội bóng đại đội mình để thi đấu với các học viên khóa 10 . Cố gắng thi đấu cho tốt vì có giải thưởng đấy .
Thật ra chúng tôi cũng đã tự tổ chức thi đấu tự nguyện với nhau khá nhiều lần và chuyện thắng thua không quan trọng , miễn là vui thôi . Thế mà bây giờ lại có giải thưởng !
Tôi như bay về đơn vị và nhanh chóng điểm quân . KVK7 , Tuấn Hải Phòng , Thảo " lỗ " k9 , Hiền " ve " K8 ...
Sau khi tôi thông báo và giải thích thì tinh thần anh em phấn chấn hẳn lên . Chúng tôi quyết định tập rượt trước ngay chiều hôm đó và phân công vị trí hẳn hoi .
Trận đấu xảy ra khoảng 10h sáng , sau lễ mít tinh kỷ niệm ngày thành lập nước . Giải thưởng là quả bóng bằng cao su ( TCVN XXXX ) có lỗ bơm hơi bằng một cái van nhỏ bằng que tăm bây giờ . Đặc biệt là nó được sử dụng luôn cho trận đấu . Ai thắng thì mang nó về luôn bất kể tình trạng nó ra sao .
Trọng tài trận đấu là Hòa " tầu " K6 . Các fan xung quanh sân chật cứng , thậm chí đứng qua cả vạch vôi .
Trận đấu bắt đầu , chúng tôi nhanh chóng chiếm lĩnh vị trí và tổ chức tấn công . Đôi bạn hoàn toàn bị động trước những cú vô lê móc ngược của KVK7 , và kỹ thuật rê dắt của Tuấn HP ...
Sau khoảng 10 phút Tuấn HP đã tâng bóng qua đầu Đông " ky " và sút tung lưới đội bạn .
Bị thua trước khá bất ngờ đội bạn vùng lên tấn công nhưng một lần nữa chúng tôi lại ghi bàn . 2-0 là kết quả của hiệp 1 . Lúc giải lao chúng tôi tranh thủ " giải khát " bằng nước trà bồm pha đường . Tuyệt nhất là lại được mấy anh em lấy mũ quạt cho khỏi nóng . Một tên thì thầm vào tai tôi :
- Thắng trận này mình không phải đi mượn bóng nữa rồi . Tôi nhìn hắn và gật đầu tin tưởng .
Hiệp 2 bắt đầu . Chúng tôi có vẻ chậm hơn ( có thể chúng tôi đã giải khát quá mức cần thiết chăng ? ) . Khoảng 15 phút sau chúng tôi bị thủng lưới trong một tình huống không có trong sách luật của bóng đá . Số là xà ngang và cột dọc của khung thành được buộc với nhau bằng dây thép . Cột dọc thừa ra khoảng 30 cm so với xà ngang . Oái oăm thay cú sút của đội bạn lại sút vào chỗ thừa ra đó rồi bật lại và nảy vào khung thành . Hòa " tầu " cho đội bạn ăn quả đó nhưng chúng tôi không chịu . Cãi nhau một hồi thì Hòa " tầu " nói :
- Luật là cứ đá vào bất cứ chỗ nào của khung thành rồi nảy vào thì vẫn tính thành bàn . ( Không biết có luật đó không nhưng trọng tài đã quyết và đội bạn cũng rất hăng hái ủng hộ trọng tài nên chúng tôi chấp nhận 2-1 ) .
Về cuối trận , để cho chắc ăn tôi lui về trấn giữ khung thành . Đội bạn cũng gia tăng sức ép lên khung thành chúng tôi . Đúng phút cuối cùng của trận đấu đội bạn đá một cú cầu âu để vớt vát . Đáng ra tôi nên đấm bóng vượt qua khung thành thì tôi lại nhảy lên bắt . Sân trơn, bóng ướt nên bóng đã lọt qua tay tôi và 2-2 là tỷ số cuối cùng .
Không thể đá hiệp phụ vì cũng đã muộn giờ nên hai đội phải sút 11m luân lưu .
Chúng tôi đã thua trong đợt sút đó . Đội bạn ôm quả bóng chạy quanh sân trong tiếng reo hò của các fan của họ . Cả đội ngán ngẩm kẻ đứng người nằm , xung quanh là những fan với cùng tâm trạng .
Đúng lúc đó , đại trưởng xuất hiện và nói :
- Các đồng chí thi đấu rất tốt và đá hay hơn đội bạn . Thua là vì không may mắn thôi . Đơn vị quyết định " bồi dưỡng " cho các đồng chí 2 tút thuốc lá Tam đảo .
Ôi ! Không biết các bác bên ngành y nghĩ gì nhưng chúng tôi thấy thích hơn cái phần thưởng kia .

Chủ Nhật, 19 tháng 2, 2012

Công an ta tài thật.

 Vừa qua ngày 16/2/2012, tại Thường tín Hà nội xảy ra vụ án cướp của giết chủ tiệm vàng. Sau khi gây án, hung thủ trốn mất dạng. Ban chỉ đạo vụ án đã huy động tối đa lực lượng của Phòng Cảnh sát hình sự, Phòng kỹ thuật hình sự, công an các huyện Thường Tín, Phú Xuyên phối hợp với công an các tỉnh lân cận như Hà Nam, Hưng yên, Thái Bình, Hải Dương… tung 200 trinh sát vào cuộc truy lùng kẻ sát nhân, tiến hành rà soát đối tượng và điều tra vụ án. 
Kẻ sát nhân vốn chưa có tiền án tiền sự, sau gây ra vụ giết người hắn trốn về đến quê (Thái bình) cách nơi gây án trên dưới 100 km, trong trạng thái hoảng sợ hắn thú nhận với gia đình, sáng 18/2 sau khi gia đình vận động,  đã ra đầu thú cơ quan công an…và hôm qua 19/2 hung thủ đã được di lý về Hà nội. 

Trích Nguồn: “...Ngay trong buổi chiều cùng ngày, Bộ trưởng Bộ CA đã ký quyết định khen thưởng cho Phòng PC 45, PC 54 thuộc CATP Hà Nội, CA huyện Đông Hưng, Ban CA xã Đông Cường, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình mỗi đơn vị 10 triệu đồng. Đồng chí Đỗ Văn Thiềm, Trưởng CA xã Đông Cường, huyện Đông Hưng, Thái Bình được thưởng 5 triệu đồng vì đã có thành tích xuất sắc trong điều tra, khám phá nhanh vụ án. Trung tướng Phạm Quý Ngọ, Thứ trưởng Bộ CA có công điện gửi CATP Hà Nội, CA Thái Bình biểu dương thành tích xuất sắc mà các đơn vị trong điều tra, khám phá nhanh vụ án...”.
May cho công an HN, hung thủ chưa phải loại "cao thủ" nên các đ/c đã đạt được "thành tích xuất sắc" phá án trong vòng 48 giờ. 
Công an ta tài thật !

Thứ Bảy, 18 tháng 2, 2012

Thông báo

Gặp mặt xuân Nhâm Thìn K7 trường Nguyễn Văn Trỗi khu vực Hà Nội vào lúc 9h ngày 19/02/2012 tại số 7 Đào Duy Anh.
Rất mong sự có mặt của đông đủ của anh em k7 và các anh chị các khoá khác có thiện chí đến cùng chung vui với anh em K7.
TBLL_ Hoàng Mạnh THắng.

Thứ Năm, 16 tháng 2, 2012

Nhớ lại trò chơi “cảm giác mạnh” của lính Trỗi

Chuyện thứ nhất:
Hồi mới ở Quế Lâm- Trung Quốc về, lính Trỗi Khoá 8 tá túc tại doanh trại quân đội của đơn vị công binh tại Trung hà. Khu nhà WC là một dãy dài ở tận dưới chân dốc, từ trên đi xuống phải qua con dốc dài khoảng hơn 20 mét và độ dốc gần 45 độ. Không rõ là sáng kiến của bạn nào nghĩ ra một trò chơi mạo hiểm, đó là dùng ghế băng lộn ngược lại làm ván trượt. Cánh lính Trỗi cứ 2-3 thằng ngồi trên ghế, đứa ngồi đầu 2 tay bám vào chân ghế để cầm lái, đứa sau ôm bụng đứa trước, rồi cho ghế lao từ đỉnh dốc xuống chân dốc với tốc độ khá nhanh, cảm giác của những người ngồi trên ghế thật mạo hiểm, phấn khích (bây giờ được gọi là trò chơi cảm giác mạnh). Tôi còn nhớ cánh B2, Khoá 8 chúng tôi vào giờ nghỉ trưa, mấy thằng rủ nhau trốn ra để chơi trò “cảm giác mạnh”, có lần đang trên đường lao xuống dốc không hiểu vì sao ghế bị đổi hướng dừng lại, thế là lộn phộc, mấy thằng ngồi trên ghế đều văng ra ngoài, quần áo và người bị trầy xát chảy cả máu, thế mà không chừa vẫn tiếp tục chơi. Sau một thời gian, trò này bị thầy Xuyên B trưởng phát hiện ra, cấm không được chơi và doạ báo cáo đại đội để kỷ luật (vì vừa nguy hiểm đến người lại vừa thiệt hại tài sản của trường).
Chuyện thứ hai:
Cũng tại Trung hà, cứ buổi chiều nắng ấm sau giờ tự tu, lớp B2, khoá 8 chúng tôi thường ra bến phà nơi có xà lan neo đậu, bọn lính Trỗi thường nhảy “bông nhê” từ xà lan xuống nước, rồi thi nhau bơi lặn ngang qua đít xà lan (chiều ngang xà lan khoảng 4-5mét). Có lần tôi lặn qua chẳng hiểu sao bị lệch hướng (lặn theo đường chéo của xà lan) do vậy mãi không qua khỏi đít xà lan, cứ nhô đầu lên lại cộc vào đáy xà lan đau điếng và hết hơi đành phải uống no nước, cũng may sau đó lại ngoi lên mặt nước, thật là một phen hú vía - xuýt chết đuối.
Trên dòng sông này, giữa sông có một bãi bồi khá rộng, dân ven sông ra trồng cây ngô thành một vườn lớn. Một buổi chiều của ngày chủ nhật, tôi và 3 thằng bạn (bây giờ chẳng còn nhớ tên các bạn nữa) bàn nhau ra cù lao để ăn trộm ngô về nướng, thế là bọn tôi cùng bơi qua sông có lẽ đến hơn 150m mới tới cù lao, đến nơi mỗi đứa bẻ 5-6 bắp ngô rồi cho vào giữa áo may ô ( áo may ô dắt vào quần đùi để tạo khoảng trống để được ngô) sau đó cùng bơi về, một tay bơi một tay giữ áo khỏi bị ngô tuột ra. Song chẳng may trên đường bơi về lại gặp một chiếc ca nô lao đến, từ đằng xa nhìn thấy bọn tôi có người trên tàu đã quát tháo để tránh khỏi va vào ca nô, có lẽ do sóng lớn tạo ra khi ca nô đi qua đã làm tụt hết bắp ngô ra sông nên khi về đến bờ thì chẳng còn thằng nào giữ được ngô, thật là ngao ngán, song vẫn tự an ủi mình là cá kình vượt sông lớn./.

Thứ Tư, 15 tháng 2, 2012

Các tộc người ở TQ

Chúng ta đều biết lá cờ của TQ có 5 ngôi sao (chứ không phải 6 như cán bộ nào đó đã từng “lầm lẫn”) thể hiện 5 dân tộc lớn đang sống trên đất TQ. Lớn nhất tất nhiên là người Hán rồi (sẽ trình bày sau) và 4 dân tộc lớn tiếp theo là:

1. Dân tộc Mông có hơn 5,8 triệu người, chủ yếu sống ở khu tự trị Nội Mông và các châu, huyện tự trị ở các tỉnh, khu tự trị như Tân Cương, Thanh Hải, Cam Túc, Hắc Long Giang, Cát Lâm, Liêu Ninh v.v. Đây chính xác là dân Mông Cổ tách ra gắn liền vào TQ sau khi Thành Cát Tư Hãn chiếm TQ.

2.Dân tộc Tạng có khoảng 5,4 triệu người chủ yếu ở khu tự trị Tây Tạng. Đó là một dân tộc có từ lâu đời trên cao nguyên Thanh Tạng. Dân này có ngôn ngữ tương tự Miama.

3.Dân tộc Mãn phân bố tại các địa phương toàn quốc, trong đó sống tập trung nhiều nhất tại đông bắc. Bọn này gốc là các bộ tộc Nữ Chân từng lập ra nhà Kim và sau này là nhà Mãn Thanh chiếm cứ TQ và bị Hán hóa.

4.Dân tộc Hồi - bọn này có nguồn gốc là dân Ả-rập và Iran đến định cư và hòa nhập với người Hán, bởi vậy có nhiều người theo cái tôn giáo có nét giống đạo Hồi – Islam. Dân tộc này có hơn 9,8 triệu người chủ yếu sinh sống tại khu tự trị Hồi Ninh Hạ tây bắc TQ. Các nơi khác ở TQ cũng có nhiều dân Hồi sống tập trung và tản mát, có thể nói dân tộc Hồi là dân tộc thiểu số phân bố rộng nhất TQ.

Ngoài ra còn có 52 dân tộc khác bị coi là thiểu số nhưng một số trong đó có số dân không thua gì mấy dân trên. Gồm:

Dân tộc Choang là dân tộc đông nhất trong các dân tộc được gọi là thiểu số TQ, chủ yếu sinh sống tại khu tự trị Choang Quảng Tây. Quế Lâm là thủ phủ của khu này. Dân này nói tiếng y như dân Tày của xứ mình nên hồi đó Chu tày k6 nói chuyện với tụi tàu thoải mái (trừ mấy từ tân tiến như: XHXH, CMVH …là khác)

Dân tộc Duy Ngô Nhĩ (còn gọi là Uyghur) có khoảng 8,4 triệu người sống chủ yếu ở khu tự trị Tân Cương, nơi còn gọi trong các sách cổ là Tây Vực. Tụi này có nòi giống lai Âu-Á, mũi cao, da trắng. Trước khi bị nhà Thanh xâm chiếm, từng có quan hệ với Đế quốc Ottoman (Thổ Nhĩ Kỳ).

Dân tộc Mèo có gần 9 triệu người, chủ yếu tập trung tại Quý Châu, Vân Nam, Tứ Xuyên, Quảng Tây, Hồ Nam, Hồ Bắc, Quảng Đông. Tụi này từng có quan hệ mật thiết với người Mèo VN vì thật ra chẳng khác gì nhau.

Dân tộc Di có hơn 7,7 triệu người chủ yếu phân bố tại Vân Nam, Tứ Xuyên, Quý Châu, Quảng Tây. Đây vốn là các bộ tộc được gọi là dân Chi, dân Khương từ miền Bắc di chuyển xuống phương Nam và hòa nhập với các bộ tộc phía Nam mà hình thành dân tộc mới.

Và 48 dân tộc khác là: Triều Tiên, Hách Triết, Đạt Hàn Nhĩ, Ha Ni, Thái, Ly Su, Ngoã, La Hu, Nạp Tây, Cảnh Pha, Ngạc Luân Xuân, Đông Hương, Thổ, Tát Lạp, Bảo An, Dụ Cố, Ca Dắc, Kan Kát, Tích Bá, Tát Gích, U Dơ Bếch, Nga, Tác Ta, Môn Ba, Lạc Ba, Khương, Bạch, Bố Lãng, A Xương, Phổ Mễ, Nộ, Độc Long, Đức Ngang, Cơ Nặc, Miêu, Bố Y, Động, Thuỷ, Kơ Lao, Dao, Mô Lao, Mao Nam, Kinh, Thổ Gia, Lê, Xa, Cao Sơn, Ngạc Ôn Khắc. Tụi này thì thiểu số thiệt.

Tuy các dân tộc gọi là phân bổ như vậy, nhưng thực tế dân Hán hiện nay sinh sống tràn lan và lấn át trong khắp các vùng được gọi là của dân tộc khác. Có thể thấy ở Khu tự trị Nội Mông được gọi là của người Mông và khu Hồi Ninh Hạ của người Hồi, thì người Hán ở đây chiếm tới 97%, Khu tự trị Choang Quảng Tây cũng có tới 62% là người Hán, vùng Tây Bắc TQ được coi là nơi gốc gác của dân Mãn thì người Mãn cũng chỉ có khoảng 7% dân số!

Vây còn dân tộc Hán thì sao? Dân Hán đông nhất - khoảng 1,2 tỷ người - chiếm hơn 91% dân số TQ. Thực ra dân Hán vốn có nhiều nguồn gốc khác nhau bắt nguồn từ các thị tộc Cửu Lê, Tam Miêu, Viêm Đế Thị, Hoàng Đế Thị, … sinh sôi nảy nở trong vùng Trung Nguyên và cho mãi tới khi Tần Thủy Hoàng thống nhất TQ, họ mới hòa hợp với nhau tạo thành dân Hoa Hạ rồi cho tới sau khi hòa hợp với dân Mông thời nhà Nguyên mới hình thành cái dân tộc mà họ tự gọi là Hán. Và vì thế dân Hán không phải là một dân tộc thuần nhất mà có bao gồm 8 tộc người chính (còn các tộc nhỏ không tính) vì họ có ngôn ngữ không giống nhau, khi nói chuyện không hiểu nhau và có sự khác biệt văn hóa rất rõ nét. Ngay các món ăn Hán cũng mang đặc thù “Nam ngọt, Bắc mặn, Đông cay, Tây chua” với các hệ món ăn lớn là Hồ Nam, Tứ Xuyên, Đông bắc, Quảng đông, Giang Tô, Phúc Kiến, …

8 tộc dân Hán bao gồm:

1. Đông nhất là dân Hán sống ở khu vực rộng lớn từ phía bắc kéo dài tới tây nam TQ tạm gọi theo ngôn ngữ của họ là người Hán Quan Thoại (tiếng nói của quan). Dân này có khoảng 867,2 triệu người hiện đang thống trị toàn bộ TQ. Dân này tự coi mình là trung tâm (Trung Quốc: nước trung tâm) còn xung quanh là Nam Man, Đông Di, Tây Mọi, Bắc Rợ.

2. Tiếp đến là dân Hẹ (hay còn gọi Gia Khách hay Hakka). Đây chính là một bộ phận người Hán cổ không chịu đồng hóa với các dân tộc khác nên đã lần lần di chuyển xuống miền Nam. Tới nay họ sống chủ yếu ở một phần Quảng Đông, tây Phúc Kiến, Giang Tây, nam Hồ Nam, Quảng Tây, nam Quý Châu, đông nam Tứ Xuyên, các đảo Hải Nam và Đài Loan. Dân tộc này có khoảng 34 triệu người.

3. Dân Ngô sống ở Thượng Hải, phần lớn tỉnh Triết Giang, miền Nam tỉnh Giang Tô, tỉnh Giang Tây, một phần Phúc Kiến và phía Bắc Hồng Kông. Dân số khoảng 77 triệu người.

4. Dân Tương hầu hết sống ở Hồ Nam, có khoảng 67 triệu người. Mao chính là người dân này.

5. Dân Quảng Đôngcó khoảng 71 triệu người sống tại các vùng Đông Nam của Trung Quốc, Hồng Kông, Ma Cao. Ngôn ngữ của dân này gọi là “Việt ngữ”. Đây chính là dân “Bách Việt” mà nhiều người cho là “bà con” với dân mình.

6. Người Mân Nam thuộc tộc người Mân. Người Mân được chia chủ yếu thành 2 loại lớn là Mân Nam và Mân Bắc (vì thật ra còn có Mân Đông, Mân Tây nữa). Người Mân Nam sống chủ yếu tại Phúc Kiến, khu vực Sán Đầu (Triều Sán – Triều Châu), bán đảo Lôi Châu ở tỉnh Quảng Đông, cực Nam của tỉnh Triết Giang, phần lớn Đài Loan và phần lớn Hải Nam. Họ có 49 triệu người. Đây là tộc người di cư nhiều nhất. Rất nhiều người Mân Nam hiện sống tại các nước Đông Nam Á. Người Tiều ở Chợ Lớn là dân này.

7. Dân Mân Bắc: Tuy gọi là Bắc, nhưng dân này sinh sống ở miền Trung và Nam tỉnh Phúc Kiến. Dân số khoảng 10,3 triệu.

8. Người Cám sinh sống tại miền Trung và Bắc Giang Tây, miền Đông Hồ Nam, An Huy và Hồ Bắc. Họ có khoảng từ 30 triệu người.

Như vậy, nếu chỉ tính các tộc người lớn thi ở TQ có 16 tộc người có ngôn ngữ, văn hóa khác nhau còn chính trị thì đều do dân Hán Quan Thoại giống như người Nga ở Liên Xô trước kia vậy.

17/02/1979

Người lính đầu tiên ngã xuống trước cuộc tấn công của Trung quốc trên biên giới phía bắc tháng 2/1979 - LÊ ĐÌNH CHINH
Chúng tôi là đồng đội của Lê Đình Chinh - Sáng tác: Phạm Tuyên

Trích trong cuốn "Các Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân", do Nhà Xuất bản Quân đội nhân dân xuất bản, ghi:
Lê Đình Chinh sinh năm 1960, quê ở xã Hoằng Quang, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Trú quán tại Nông trường Sông Âm (huyện Ngọc Lạc, tỉnh Thanh Hóa).

Khi hy sinh, đồng chí là Thượng sĩ, Tiểu đội trưởng, Đại đội 6, Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 12, Bộ Tư lệnh Công an nhân dân vũ trang (nay là Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng), Đoàn viên Đoàn TNCSHCM).

Ở gia đình Lê Đình Chinh là người con ngoan, ở Trường Phổ thông Lê Đình Chinh là học sinh giỏi toàn diện, là đội viên tốt. Lê Đình Chinh luôn luôn gương mẫu, hăng hái phấn đấu, rèn luyện tốt, được mọi người rất quý mến. Được vào Lực lượng Công an nhân dân vũ trang, Lê Đình Chinh học tập, rèn luyện hăng say, luôn luôn nêu cao ý thức tổ chức kỷ luật, trưởng thành nhanh chóng và vững chắc.
Lính TQ (mũ vải) khiêu khích Bộ đội ta tại khu vực biên giới
Lê Đình Chinh đã tham gia chiến đấu nhiều trận chống quân Pôn Pốt-Iêng-xa-ri gây chiến tranh Biên giới Tây Nam. Đồng chí đã diệt và làm bị thương nhiều tên địch, góp phần tích cực bảo vệ vũng chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh Biên giới của Tổ quốc.

Ngày 25/8/1978, hàng chục tên côn đồ đã vượt biên giới sang đất ta hành hung cán bộ, phụ nữ và nhân dân địa phương. Lê Đình Chinh đã mưu trí tấn công địch, bằng tay không đánh gục hàng chục tên côn đồ góp phần tích cực cùng đơn vị và nhân dân biên giới giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở khu vực Biên phòng ải Bắc.

Lê Đình Chinh đã anh dũng hy sinh, nêu gương sáng ngời về chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.

Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh đã kịp thời tuyên dương công trạng và truy tặng đồng chí Huy hiệu "Vì thế hệ trẻ"; phát động trong thế hệ trẻ Việt Nam phong trào "Sống, chiến đấu rực lửa Anh hùng như Lê Đình Chinh".
Lính TQ đe dọa phóng viên ghi hình hành động khiêu khích

Ngày 31/10/1978, Liệt sĩ Lê Đình Chinh được Chủ tịch nước CHXHCNVN truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân".

Cụ thể hơn về trường hợp hy sinh của Thượng sĩ Lê Đình Chinh, tài liệu từ BĐBP cho biết:

Ngày 12/7/1978, phía Trung Quốc đột ngột ra lệnh đóng Cửa khẩu. Từ đó, số người Hoa bị chặn lại ứ nghẽn ở các Cửa khẩu ngày càng đông (Bắc Luân hơn 1.000 người; Hữu Nghị hơn 4.000 người; Lào Cai 500 người). Họ sống trong cảnh "màn trời, chiếu đất" gây nhiều khó khăn cho ta trong việc giữ gìn an ninh trật tự xã hội. Vì vậy, vấn đề giải tỏa người Hoa ở các Cửa khẩu trở thành nhiệm vụ cấp bách.

Ngày 8/8/1978, ta thực hiện kế hoạch giải tỏa người Hoa ở Cửa khẩu Bắc Luân (Quảng Ninh).

Đúng 9 giờ 25 phút, Đội Công tác (gồm 25 chiến sĩ Công an nhân dân vũ trang, 13 đồng chí Cảnh sát nhân dân, 6 cán bộ Y tế và các Phóng viên báo chí quay phim, nhiếp ảnh) lên cầu giải thích, vận động người Hoa quay trở lại sinh sống ở Việt Nam.
Biên phòng VN (phải) và Biên phòng TQ (trái) 
Khi đoàn công tác vừa bước chân lên tới đầu cầu, thì bị bọn côn đồ ném gạch đá tới tấp vào đoàn ta, làm cho một số đồng chí bị thương. Do có kế hoạch trước nên khi xảy ra xung đột, các lực lượng ta liền tập trung tấn công trấn áp những tên côn đồ đầu sỏ, đuổi chúng chạy dạt về bên kia biên giới.

Đến 10 giờ 10 phút, cả 700 người Hoa ùn tắc tại Cửa khẩu kéo nhau chạy về bên kia cầu. Tình hình khu vực cửa khẩu Bắc Luân được kiểm soát.

Tại khu vực Cửa khẩu Hữu Nghị, đến đầu tháng 8/1978, số người Hoa ùn lại đã lên tới trên 4.000 người. Họ dựng lán bừa bãi ở khu vực cấm, ăn ở rất mất vệ sinh. Bọn phản động trong số người Hoa chuẩn bị gây rối trật tự trị an ở khu vực cửa khẩu.

Kiên quyết không để tình trạng này kéo dài, dưới sự chỉ đạo của Trung ương, tỉnh Cao Lạng quyết tâm giải toả toàn bộ số người Hoa đang ùn lại Cửa khẩu.
Gián điệp TQ bị bắt giữ, 1978-1979

Ban "Giải toả người Hoa" được thành lập. Tỉnh ủy Cao Lạng huy động lực lượng Công an nhân dân vũ trang cùng các lực lượng khác ở địa phương phối hợp tham gia kế hoạch giải toả, lấy lực lượng Đồn Biên phòng Hữu Nghị và Trung đoàn 12 (Đoàn Thanh Xuyên) làm nòng cốt.

Thực hiện chỉ thị của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Đảng đoàn Bộ Nội vụ, Bộ Tư lệnh Công an nhân dân vũ trang cử đồng chí Đại tá Trịnh Trân, Tham mưu trưởng lên Lạng Sơn trực tiếp chỉ đạo giải tỏa ở khu vực Cửa khẩu Hữu Nghị.

Rút kinh nghiệm từ việc đấu tranh giải toả người Hoa ở Bắc Luân, ngày 25/8/1978, ta thực hiện kế hoạch giải toả Cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn).
Thám báo TQ đột nhập qua biên giới, bị BĐBP bắt giữ
Đúng 8 giờ 30 phút sáng, đoàn cán bộ Mặt trận Tổ quốc tỉnh Cao Lạng, Quảng Ninh, TP. Hà Nội và Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Cao Lạng, các Y bác sĩ với sự bảo vệ của 25 cán bộ, chiến sĩ Đồn Hữu Nghị và 20 đồng chí của Đại đội 6, Trung đoàn 12 (được tăng cường bảo vệ tại kilômét số 0) đến thăm hỏi, động viên bà con người Hoa trở về nơi ở cũ làm ăn sinh sống bình thường. Thì bọn côn đồ lăm lăm gậy gộc, dao quắm, gạch đá trong tay và được sự chi viện của 500 Công an từ bên kia biên giới tràn sang kilômét số 0, chiếm lĩnh đồi Pò Cốc Phung, xông vào hành hung đoàn Cán bộ ta.

Lực lượng bảo vệ của ta do đồng chí Hứa Viết Pháy chỉ huy đã dũng cảm bảo vệ đoàn Cán bộ, quật ngã hàng chục tên côn đồ, chặn đường tiến công của chúng, tạo điều kiện cho các đồng chí của mình đưa đoàn Cán bộ Dân vận xuống chân đồi.

Từ bên kia biên giới, bọn côn đồ lại ùn ùn kéo sang. Trên đỉnh đồi, hàng trăm tên côn đồ và Công an H1 (?) vẫn đứng đông đặc.
Thi thể Lê Đình Chinh

Tình hình ngày càng trở nên căng thẳng, Ban Chỉ đạo "Giải toả người Hoa" quyết định điều thêm lực lượng của Đồn Hữu Nghị và Đại đội 6 Trung đoàn 12 lên chi viện.
Cuộc chiến đấu không cân sức diễn ra rất các liệt trên sườn đồi Pò Tèo Hào ở sát Cửa khẩu Hữu Nghị.
Một Tiểu đội thuộc Đại đội 6 Trung đoàn 12 do Tiểu đội trưởng Lê Đình Chinh chỉ huy, cùng các chiến sĩ lao thẳng lên đồi Pò Cốc Phung, bằng gậy gộc, gạch đá lấy được của địch, các chiến sĩ ta đánh gục hàng chục tên côn đồ hung hãn.

Đại đội trưởng Nguyên dẫn đầu một tổ, đánh dạt bọn côn đồ lên trận đỉnh đồi, đánh gục tên cầm loa làm cho hắn ngã lăn xuống tận sườn đồi bên kia.

Tiểu đội trưởng Lê Đình Chinh vượt qua trận mưa gạch đá, xông vào đánh gục 4 tên côn đồ, cứu được bà Thuận đang nằm ngất xỉu sau một tấm sạp.

Giữa vòng vây của đối phương, Lê Đình Chinh nghe tiếng kêu cứu của đồng đội Lê Xuân Tước, anh quay ngoắt lại, xông vào đánh gục 5 tên côn đồ đang vây chặt lấy Tước, cứu Tước thoát nạn.

Đang xông lên truy kích địch, Lê Đình Chinh bị một tên địch ném đá vào gáy, máu chảy đầm đìa nhưng Chinh vẫn xông lên tấn công bọn côn đồ. Bất ngờ, bọn côn đồ nấp sau một chiếc lán dùng gậy vụt ngang ống chân Lê Đình Chinh. Anh mất đà ngã sấp xuống.
Trao tặng chân dung và tiền úng hộ cho mẹ LS Lê Đình Chinh
 4 tên côn đồ lao tới dùng dao quắm chém tới tấp vào đầu, vào cổ anh. Lê Đình Chinh anh dũng hy sinh lúc 10 giờ 30 phút trên đồi Pò Cốc Phung.

Giữa trưa, Ban Chỉ đạo gồm các đồng chí: Trường Minh (Bí thư Tỉnh ủy Cao Lạng), Trung tướng Đàm Quang Trung (Tư lệnh Quân khu 1), Đại tá Trịnh Trân (Tham mưu trưởng Công an nhân dân vũ trang) đang họp thì nghe tin xảy ra xung đột lớn ở khu vực Cửa khẩu Hữu Nghị.

Đồng chí Trịnh Trân lập tức lên trực tiếp chỉ đạo đấu tranh và quyết định điều gấp Trung đoàn 12 lên chi viện, quyết chiếm lại điểm cao Pò Cốc Phung. Đúng 15 giờ, lực lượng chi viện của ta nhất loạt xông lên.

Tiếng hô "xung phong" vang dậy núi rừng biên cương. Cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn 1 dũng mãnh xông lên, đánh thẳng vào các điểm chốt đối phương, chiếm giữ trái phép trên các ngọn đồi.
Anh hùng - Liệt sĩ Lê Đình Chinh

Trước khí thế áp đảo của các chiến sĩ ta, bọn côn đồ kinh hồn bạt vía, chúng xô đẩy nhau, đạp lên nhau tháo chạy, trên 4.000 người Hoa bị ứ nghẽn tại đây cũng ùn ùn kéo nhau chạy theo về bên kia biên giới.

Ngay lập tức, cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân vũ trang dàn thành một hàng ngang, dùng những vật liệu đã chuẩn bị sẵn như dây thép gai, gạch đá, chông, mìn rào chặt biên giới.

Lúc 17 giờ 25 phút, lá cờ đỏ sao vàng của Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 12 được kéo lên đỉnh đồi Pò Cốc Phung - nơi Lê Đình Chinh vừa mới hy sinh.
-----------------------------------------------------
* Đầu năm 2011, Báo Thanh niên đã có bài viết về Anh hùng Lê Đình Chinh, sau đó có trao cho mẹ anh Chinh (cụ Khương Thị Chu) bức ảnh của anh cùng số tiền 15 triệu đồng do bạn đọc quyên góp, gửi tặng. Khi đó, mẹ Chu mong các ngành, đặc biệt là Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng và tỉnh Lạng Sơn cho phép gia đình được đưa hài cốt của anh Chinh về an táng tại quê nhà. “Trong trường hợp, nơi chôn cất Chinh trước đây đạn, pháo cày xới nhiều lần, thân xác không còn, gia đình cũng yên lòng mang nắm đất nơi Chinh nằm xuống về chôn cất” - Mẹ Chu nói.
Nguồn: MTH

Thơ mới của Sùng Hải, xuân 2012



Câu lạc bộ Sông Hồng
Câu lạc bộ của tôi
Có khoảng 20 người
Đa phần là doanh nghiệp
Cùng công chức chịu chơi
Yếu thì được cho chấp
Thua 50 điểm Lô thôi

Thứ Ba, 14 tháng 2, 2012

Sự kiện và bình luận - TIÊN LÃNG nóng và lạnh

Có sự tham gia của TS Đặng Kim Sơn (K6), Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển NNNT.
 

Vụ Đoàn Văn Vươn qua ý kiến của một nông dân Tiên lãng

Trang Ba Sàm cũng bị chặn bởi một số nhà cung cấp dịch vụ Internet tại Việt nam, tại một số nơi có thể khó truy cập. UT xin đăng lại các bác tham khảo : Ý kiến của một độc giả người Tiên Lãng trên trang Ba Sàm. Bác nào "ngại" hoặc không muốn đọc xin cứ tự nhiên bỏ qua.
ABS: Đây là phản hồi của một độc giả lấy bút danh là “Nông Dân”, đã được BS biên tập, bổ sung ghi chú, hình ảnh đôi chút, xin đăng lên để thêm thông tin về vụ việc thu hút sự quan tâm hiếm có của đồng bào cả nước chỉ trong một thời gian ngắn.

NÔNG DÂN
Là người đang sống ở Tiên Lãng, Nông dân tôi cố đưa ra cái nhìn khách quan nhất về sự kiện Đoàn Văn Vươn. Để tránh một phản hồi quá dài, tôi sẽ chia làm ba phần và nhờ AnhBaSam lần lượt gửi cho những ai quan tâm.
Phần 1: Đất và người Tiên Lãng (comment lúc 08:42 ngày 29/01/2012).
Phần 2: Quá trình khai thác bãi bồi ven sông, biển và cái gọi là thu hồi của huyện Tiên Lãng (comment lúc lúc 09:26 ngày 30/1/2012).
Phần 3: “Trấn áp tội phạm”, “Bảo vệ hiện trường” và cách xử lý hậu quả của lãnh đạo Hải Phòng.

PHẦN I-Đất và người Tiên Lãng
Tiên Lãng là một vùng đất nằm ở phía Nam Thành phố biển Hải Phòng. Mảnh đất đầu sóng ngọn gió có từ hơn hai nghìn năm, đã được ghi lại qua nhiều dấu ấn lịch sử văn hoá:
Miếu thờ ba chị em họ Tạ là Tạ Huy Thâu, Tạ Ả Ráng và Tạ Đoan Dung ở xã Tiên Minh. Họ là những người đã tập hợp người dân địa phương thành một đội quân gồm cả nam lẫn nữ rất đông, kéo về Mê Linh tụ nghĩa. Khi khởi nghĩa Hai Bà Trưng thất bại họ rút quân về quê tiếp tục kháng chiến, nơi đó là mảnh đất cuối cùng Mã Viện bình định được.
Tiên Lãng là nơi có danh tướng Ngô Lý Tín có công lớn đã làm đến chức Thái phó thời nhà lý, chọn là nơi trở về với đất trời (tại làng Cẩm Khê – Xã Toàn Thắng) đến nay đền thờ Gắm vẫn còn.
Tiên Lãng có ngôi cổ tự được xây dựng từ thời nhà Lý cách đây trên 800 năm. Tại đây đã có rất nhiều các bậc cao Tăng trụ trì và hành đạo, nay được tôn tạo thành chùa Phúc Thắng ở thôn Mỹ Lộc – xã Tiên Thắng.
Tiên Lãng là quê hương của Hộ bộ thượng thư Nhữ Văn Lan *, thân phụ của bà Nhữ Thị Thục một bậc nữ lưu tài hoa, người đã mang tài học về Lý số của mình truyền cho con trai là Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm *.
Từ đời nhà Mạc để giúp dân Tiên Lãng chống chọi với bão gió, triều cường vỡ đê, lụt lội, Mạc Đăng Dung đã cho tôn cao một giải đất chạy dài dọc theo sông Thái Bình từ xã Bắc Hưng, vắt qua Tiên Minh, Đoàn Lập tới bến Đò Hàn, để đến hôm nay người dân ở đó còn biết nơi họ đang ở, làng xóm của họ, được xây dựng trên đường nhà Mạc khi xưa. Cách làm này, có phải ngày nay đang được áp dụng với vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Với 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp có bao nhiêu Làng, Xã ở huyện Tiên Lãng được nhà nước phong tặng danh hiệu anh hùng? Nó đủ nói lên sự mất mát hy sinh của người dân Tiên Lãng ở thời kỳ này.
Tiên Lãng rất nghèo, bạn có thể gặp trên khắp mọi miền của đất nước, những người xuất thân từ Tiên Lãng đang sinh cơ lập nghiệp. Nhưng chắc chắn sẽ không ai gặp một người Tiên Lãng đang đi ăn mày.
Viết những dòng này Nông dân tôi chỉ muốn nhắc nhỏ những ai đang coi người dân Tiên Lãng nói riêng, người dân Hải Phòng hay người dân cả đất nước Việt Nam chỉ là những đối tượng phải “giáo dưỡng”, “thuần hóa” thì họ đang nhầm.
PHẦN II- Quá trình khai thác bãi bồi ven sông, biển và cái gọi là thu hồi của huyện Tiên Lãng
Vào đầu những năm 80 của thế kỷ 20, phần bãi bồi hàng nghìn ha ở hai cửa sông Thái Bình và Văn Úc và bãi bồi biển Vinh Quang đều để hoang hóa.
Năm 1988 Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị đảng CS VN được thực thi, lúc này chức năng kinh tế của hộ nông dân được xác lập trở lại. Nền sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp bắt đầu hình thành và ngày càng phát triển. Đất đai tư liệu sản xuất chủ yếu của người Nông dân được khai thác ngày càng hiệu quả. Ở Tiên Lãng những năm này bắt đầu có nhu cầu khai thác vùng bãi bồi ven sông, ven biển. Đầu tiên là việc chính quyền một số xã, thông qua các hợp tác xã nông nghiệp đã tổ chức đắp đê khoanh vùng tại các bãi triều ven sông, với mục tiêu nuôi trồng thủy sản, nhưng hoàn toàn thất bại, chỉ sau mấy tháng phần đê các hợp tác xã đắp phần lớn bị trôi phẳng.
Cuối những năm 80 đầu những năm 90 do Việt Nam bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc, vùng biên giới được thông thương, một số thủy sản trước kia chỉ là sản phẩm phụ nay được giá (ví dụ 1kg cua có thể đổi được 10 kg gạo), vì vậy phong trào đắp đê tạo vùng nuôi trồng thủy sản bắt đầu phát triển. Ban đầu một số hộ dân ký hợp đồng trực tiếp với chính quyền các xã, hoặc các hợp tác xã nông nghiệp, họ hoàn toàn không có sự hỗ trợ tài chính nào từ chính quyền, vì vậy đòi hỏi họ phải có chút ít tiềm lực, đặc biệt phải có nhiều nhân lực (như gia đình Đoàn Văn Vươn có tới 7 anh chị em).
Khi luật đất đai năm 1993 có hiệu lực, chính quyền huyện bắt đầu phải giao đất cho các chủ đầm theo luật định và mặc nhiên quyền quản lý các đầm trên các vùng bãi bồi thuộc thẩm quyền của huyện. Việc này giúp các chủ đầm yên tâm hơn trong việc đầu tư và có thể dùng giấy quyền sử dụng đất thế chấp vay vốn từ các tổ chức tín dụng. Kết quả phong trào khai thác các bãi bồi ven sông, cửa biển phát triển rất mạnh. Từ đó đã hình thành sự liên kết của các chủ đầm, để học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, giúp đỡ lẫn nhau.
Việc giao đất theo thời gian ngẫu hứng là cách nghĩ của các quan huyện “tao không làm được, nhưng “tao biết”, giao cho chúng mày từng đó năm là có lãi rồi“. Điều này có phạm luật hay không xin nhường cho các cơ quan hữu quan “đối chất”. Còn việc nói khi giao đất, các chủ đầm có hợp đồng với huyện, khi hết hạn bị thu hồi không đòi hỏi phải bồi hoàn tài sản, là phát ngôn láo toét.
Trở lại trường hợp thu hồi đầm của Đoàn Văn Vươn và một số chủ đầm khác ở Tiên Lãng đợt này. Huyện đã giao quyết định thu hồi cho các chủ đầm nhưng đều bị các chủ đầm phản đối mạnh mẽ, vì tính phi lý của nó, vì tấm gương của chủ đầm Thảo (tôi quên mất họ) * với 70 ha bãi bồi ở xã Tiên Thắng, đã bị chính quyền huyện thu hồi và hành xử như thế nào (điều này phải hỏi nguyên lãnh đạo Lưu Quang Yên sẽ rõ!). Mâu thuẫn hai bên ở thời điểm này đã mang tính đối kháng.
Tưởng ý mình có thế bưng bít và đứng trên pháp luật, dân là đối tượng không cần quan tâm, Lê Văn Hiền và một số lãnh đạo huyện Tiên Lãng vẫn quyết định thực hiện cưỡng chế và chọn gia đình Đoàn Văn Vươn là điểm bắt đầu với các toan tính:
– Thứ nhất: anh em Đoàn Văn Vươn là những người hiền nhất trong các chủ đầm của huyện, lại theo công giáo và rất tôn trong pháp luật sẽ không dám chống đối những người được coi là “thi hành công vụ”.
- Thứ hai: anh em Đoàn Văn Vươn đang sử dụng đầm trên 40 ha tại xã Vinh Quang nơi có Lê Văn Liêm làm chủ tịch xã, Vươn lại là người xã khác. Hai điều này có thể thuận lợi, để tạo được sự đồng thuận trong cán bộ và nhân dân xã.
- Thứ ba: các chủ mới đã thỏa thuận xong, giao kèo ngầm đã được ký kết. chỉ còn đợi ra “công khai” đấu thầu.
Có thể nói chính quyền huyện Tiên Lãng đã tính toán rất kỹ, nên mới hơn 7 giờ sáng khi chủ đầm Đoàn Văn Vươn còn đang to tiếng với các cán bộ xã, huyện tại UBND xã Vinh Quang, thì trước đó một mũi khác của đoàn cưỡng chế đã bắt đầu xuống đầm và pháo phát nổ, súng phát hỏa xảy ra ở thời điểm này.
Rất nhiều khả năng dù đoàn “cưỡng chế” có vào khu đầm bình thường, thì gia đình Đoàn Văn Vươn vẫn có người bị bắt vì một lý do theo kịch bản đã có sẵn.
Điều này căn cứ vào câu nói của một lãnh đạo tham gia đoàn cưỡng chế “hỏng mất kế hoạch, nhưng gia đình nó bị bắt hết cũng đủ răn đe rồi”.
Vì vụ án còn trong quá trình điều tra Nông dân tôi chỉ xin thông tin như vậy (việc lộ bí mật trong quá trình điều tra, pháp luật đã ngăn cấm).
Thông tin thêm: bí thư huyện ủy Tiên Lãng hiện nay là đồng chí Bùi Thế Nghĩa nguyên là sinh viên khoa văn đại học Tổng Hợp, chưa biết có mê “Kiều “ hay không, nhưng rất thích bàn văn và bình thơ. Đồng chí chủ tịch Lê Văn Hiền mới hơn ba năm nhận nhiệm vụ đã luôn có được “ủng hộ” và “thống nhất” của các cán bộ, ban ngành trong huyện ở rất nhiều công việc.
Luật đất đai ảnh hưởng nhiều nhất tới hơn 70% dân số là Nông dân chúng tôi. Trước khi ban hành các bác cũng nên hỏi chúng tôi một tiếng! Đừng để xảy ra sai phạm quá trầm trọng, các bác mới tìm nhau “đối chất “ thì khó cho Nông dân lắm lắm.
PHẦN III- “Trấn áp tội phạm”, “Bảo vệ hiện trường” và cách xử lý hậu quả của lãnh đạo Hải Phòng
Việc cưỡng chế khu đầm Đoàn Văn Vươn chỉ là một vụ cưỡng hành chính. Có sự tham gia của các phòng ban chức năng, dân, chính, đảng tất nhiên có lực lượng công an. Nhiệm vụ chính của Công an là để giữ gìn trật tự đảm bảo cho hoạt động cưỡng chế diễn an toàn ra đúng pháp luật. Công an chỉ xử lý những hành vi quá kích cản trở những người đang làm công tác cưỡng chế.
Công an Tiên Lãng chưa thực hiện đúng chức năng khi tham gia cưỡng chế, bỏ mặt các tổ công tác và giữ gìn trận tự an toàn trên đê, lại xông thẳng xuống đầm. Hình ảnh này tạo cho Đoàn Văn Quý có cảm giác như đang bị truy đuổi, không làm chủ được bản thân, dẫn đến nổ súng và hậu quả đáng tiếc 6 cán bộ chiến sĩ của lực lượng của huyện đã bị thương.
Vụ việc lúc này đã thực sự trở nên nghiêm trọng, đối tượng đang là chủ sử dụng đầm bị cưỡng chế phút chốc trở thành tội phạm sử dụng vũ khí nóng chống người thi hành “công vụ”. Tin tức được truyền đi chắc chắn nó đã được đồn thổi. Đây là lúc cần bản lĩnh và sự trải nghiệm ở người đứng đầu lực lượng công an thành phố.
Việc điều lực lượng bổ sung xuống hiện trường để trấn áp “tội phạm” là cần thiết. Nhưng vừa nhận tin dồn dập về thương vong, về hiện trường, lại phải tập hợp các đồng chí trong ban giám đốc và các phòng ban chức năng, rồi còn phải báo cáo xin chỉ thị của cơ quan cấp trên, không biết các “bộ não” đang sử dụng con chíp được lắp từ thế kỷ trước có xử lý kịp không? (câu hỏi này là của cháu tôi).
Tới nửa buổi sáng các lãnh đạo công an thành phố lần lượt xuất hiện cùng với lực lượng hùng hậu, xe lớn, xe nhỏ và các thiết bị mà Nông dân chúng tôi chưa bao giờ được mục kích. Phần lớn lãnh đạo chưa đặt chân đến Cống Rộc, làm sao hiểu hết thực địa đầm và con người của Đoàn Văn Vươn.
Thế là lại nghe báo cáo, lại hội ý, xin ý kiến, vác loa kêu gọi, yêu cầu đối tượng bỏ vũ khí đầu hàng, triển khai lực lượng nhích dần từng bước, thậm thà thậm thụt, áp sát mục tiêu và đinh linh là ở đó có ba đối tượng nam và một đối tượng nữ đang cố thủ! Ai đã biết những người trong gia đình Đoàn Văn Vươn đều hiểu, họ sẽ hoảng hốt mà bỏ chạy, ngay khi nhìn thấy họ đã dùng súng làm bị thương một số người.
Đại tá Ca bắt đầu làm thất vọng rất đông người dân ở đó, khi cho phép nã đạn vào ngôi nhà đang có nghi can ẩn lấp. Càng thất vọng hơn khi người dân chứng kiến cảnh bắt, đánh đập đàn bà và trẻ con trước mặt mọi người. Ngay cả các đồng chí là sỹ quan mà vẫn không can ngăn (không hiểu người dân cả nước sẽ nghĩ gì khi họ được mục kích những cảnh này).
Nói về hiện trường, Giám đốc Ca là người mặc áo chống đạn cầm loa chỉ đạo “tác chiến” trực tiếp và là những người đầu tiên tiếp cận hiện trường. Phải biết hơn ai hết, đấy không phải là nơi có hầm ngầm, bong ke cố thủ mà là nơi sống của một gia đình lao động với quần áo, chăn màn, gường chiếu bàn tờ tổ tiên… (chắc chắc đại tá Ca hiện nay cũng có các bức ảnh đẩy đủ nội thất căn nhà, sau khi lực lượng công an đã làm chủ ).
Còn những cái thu được tại hiện trường, ngoài bọc ni lông gói thuốc nhồi đạn hoa cải có thể coi là bất thường, còn những vật khác như hai bình ga, mấy con dao phay, vài tuýp sắt, cái bình ăc quy, cuộn dân điện, cả cái ống nhòm nếu được coi là vũ khí gây án nguy hiểm, thì người dân Việt Nam phải dùng đồ vật bằng gỗ, hay quay lại thời kỳ đồ đá cho an toàn!
Đoàn Văn Quý chỉ có nguyện vọng là được ra đầu thú ở Công an thành phố, xem ra chưa hợp lý lắm. Hơn 20 ngày mà lực lượng Công an thành phố còn chưa tìm ra được ai là chủ nhân cái máy ủi to như con voi đã ủi nhà Đoàn Văn Quý, thì làm sao có đủ năng lực tìm ra nơi đã bán hai bình ga (là đại lý hay bãi sắt vụn), hay như đối tượng đã mua xăng ở đâu để tẩm bao nhiêu rơm đang phơi trải dọc một đường dài từ ngoài vào nhà. Không biết khi Bộ vào, có tìm ra không nhỉ?
Qua những lời trả lời báo trí một, vài ngày sau đó, Nông dân tôi cho rằng lúc đó đại tá Ca đang thăng hoa với thắng lợi về một trận đánh “đẹp”, vượt qua những tình thế chưa bao giờ có trong “giáo án” . Chắc chắn những báo cáo đầu tiên với các cơ quan cấp trên, là những đánh giá đủ làm an lòng cấp trên về cách thức xử lý của Công an thành phố.
Nhưng với những người dân Tiên Lãng đây là một một chấn động mạnh mẽ, vượt lên trên sợ hãi là tình làng nghĩa xóm, là nỗi lo cho họ hàng, anh em, bè bạn đang sinh sống ở Hùng Thắng, Vinh Quang (có ai bị đánh không, có ai bị bắt không, có ai hệ lụy gì không?). Càng tìm hiểu họ càng kinh hoàng hơn với cách ứng xử của công an và quan chức địa phương nơi đây. Có lẽ ngay lúc đó Lê Văn Hiền và lãnh đạo huyện Tiên Lãng đã hiểu dư luận quần chúng nhân dân trong huyện đang không ủng hộ họ.
Cùng chung các tâm trạng với người dân là các nhà báo, nhưng họ nhạy cảm hơn. Họ đã cảm giác được những bất thường trong các câu trả lời quanh co của quan chức huyện, của các quan chức thành phố trong các cuộc họp báo vội vàng.
Khi lãnh đạo thành phố nhận ra sự phức tạp của sự việc, thay cho việc nhìn thẳng vào sự thật để có những ứng xử thích hợp, họ chọn giải pháp bưng bít thông tin, đưa ra những lời ngụy biện dối trá. Bằng chứng là thông qua việc gặp gỡ các cơ quan thông tin, báo chí địa phương của bí thư Thàng ủy chiều 19/1/2012, và trả lời báo trí tại Hà Nội ngày 17/1/2012 của phó chủ tịch thành phố, phát ngôn của giám đốc công an trên truyền hình Hải Phòng cùng ngày.
“Đường đi hay tối, nói dối hay cùng”. Tại sao đến nay có người còn không hiểu trong thời đại công nghệ này, người dân cũng có thể sử dụng các thiết bị hiện đại, để tự bảo vệ mình. Chính sự tráo trở, lừa đảo của các quan tham đã dạy cho họ phải làm như vậy.
Khi xem các bản tin thời sự được phát tối ngày 5/1/2012, Nông dân tôi phải ngả mũ “kính phục” khả năng “tưởng tượng” của những lời bình được phát đi khi ấy! Ôi! cái mồm đẹp, sao lại văng ra được những điều điêu ngoa đến thế.
Bổ sung (sáng 4/2/2012):
 Trong một comment Nông dân được AnhBaSam tấn phong là thổ công của huyện Tiên Lãng, hôm nay xin nêu ý kiến nhỏ liên quan tới Đất.
 Đúng là đất trong khu đầm của Đoàn Văn Vươn tại thời điểm HIỆN NAY là đất nông nghiệp. Nhưng khi nghe “đối chất” của nguyên chủ tịch huyện Lưu Quang Yên và GS Đặng Hùng Võ trên đài tiếng nói VN, Nông dân tôi thiển nghĩ.
– Đặc điểm bãi bồi cửa sông, ven biển Tiên Lãng; khi triều cường là một BIỂN NƯỚC với lơ thơ vài ngọn cây sú vẹt, lúc triều rút là BÃI PHÙ SA NON mênh mông, dưới gốc các cây sú vẹt có chăng là một vài đụm cỏ, hay số cụm cây muống biển. Khi đó các bác đưa nó vào đất loại gì?
- Chi phí đắp và giữ được đê bao và cống điều tiết nước cho 10 đến 15ha, gần bằng phần đầu tư cho một khu đầm 40 – 50ha trên vùng bãi triều lúc này, vậy các bác có định phân hạn mức không?
- Nếu hình thành được bờ ĐÊ BAO, có cống để điều tiết nước, lượng phù sa trong khu vực sẽ được đông kết và bồi đắp rất nhanh. Chỉ cần 3 đến 5 năm sau một khu đầm nuôi trồng thủy sản được hình thành, lúc này nó trở thành đất nông nghiệp chưa?
Khu đầm Đoàn Văn Vươn và phần đông của các hộ nuôi trồng thủy sản khác ở huyện Tiên Lãng 20 năm lại đây nó đã trải qua sự trở mình như thế. Công lao ấy là của các hộ nông dân này. Các thành phần kinh tế khác có tham gia không? Xin thưa là có, nhưng nó đều phá sản hoặc sắp phá sản như dự án của tổng đội thanh niên xung phong Hải Phòng hoặc khu Nuôi trồng thủy sản Việt Mỹ ở xã Tiên Hưng. Mỗi nơi cũng kịp giải ngân vài chục tỷ!
Tại sao lãnh đạo Hải Phòng và huyện Tiên Lãng khi thu hồi không bồi hoàn? Họ vin vào việc các hộ khi nhận quyết định giao đất, đã biết điều khoản như thế. Cộng thêm “ưu tiên” 7 năm các chủ đầm không phải đóng khoản nào.
Xin thưa, người nông dân không phải là nhà kinh tế, họ chỉ có tình yêu đất (họ đau khổ khi nhìn thấy vùng đất mình có thể khai thác được, mà bị bỏ hoang).
Huyện cũng không ban ơn cho các chủ đầm 7 năm không phải đóng thuế vì điều này được ghi trong luật thuế của nhà nước “Miễn thuế khoai hoang dùng vào sản xuất …. Riêng đối với đất khai hoang ở miền núi, đầm lầy và lấn biển : 7 năm“.
Khi các đầm được ổn định đi vào khai thác, cả chủ đầm và quan chức chính quyền huyện đều giật mình.
Các chủ đầm thấy thời gian giao đất của mình sắp hết. Cộng chi phí đắp, bồi trúc đê hàng năm và các chi phí tạo lập cơ sở hạ tầng quá lớn. Khi không phải đối phó với sóng biển thì sóng “Nợ” sẽ đổ ập xuống gia đình họ.
Các quan không làm nhưng tiếc của trời. Vì nếu tính theo mức thuế của đất nông nghiệp tối đa không quá 2 triệu VND (theo hạng đất này), thế thì là quá thấp nếu tính theo thu nhập từ nguồn lợi thủy sản? Nếu đem ra đấu thầu sẽ có khoản thu lớn cho cả ngân sách và cho cả các túi quan. Họ cố quên rằng cái tiền ấy là tài sản của các chủ đầm cũ.
Cách đây hơn 10 năm người viết phản hồi (bài) này đã từng chỉ ra cái phi lý cho phòng Nông nghiệp và phó chủ tịch huyện lúc đó là ông Vũ Minh Đức. Với quan điểm “Các anh phải biết, từ bãi bồi trở thành khu đầm nuôi trông thủy sản hoặc đất trồng trọt không phải là quá trình tự nhiên. Khi các anh thu phải trả cho các chủ đầm tiền tạo lập đê và tiền đầu tư vào cơ sở hạ tầng đúng theo thực tế và luận chứng kinh tế mà các anh đã duyệt. Tất nhiên phải trừ đi các khoản hỗ trợ của nhà nước (nếu có )”. Ngay lúc đó Nông dân tôi đã biết, mình đã nói với hai đầu gối.
Các phát biểu khác của nguyên, đang là lãnh đạo huyên Tiên Lãng tôi xin bình luận sau.