Bài ca Trường Nguyễn Văn Trỗi

Nhạc và lời: Hồng Tuyến

Chủ Nhật, 29 tháng 4, 2012

30.4.1975

Quà cho bạn già lười không chịu học .

Có những ông bạn không biết hay ngại gõ tiếng Vịt có dấu. Cũng có cha thích chọc ngoáy, gõ tiếng Vịt không dấu để tạo sự hiểu lầm... Dù sao thì cũng có giải pháp đây rồi: http://www.easyvn.com/tiengviet/index.php. Các bố cứ gõ tiếng Vịt không cần dấu, sau đó nhấn vào dòng Thêm dấu. Nó sẽ thêm dấu cho các bố . Nếu sai chỗ nào thì nhấn vào chữ đó và chọn chữ mình muốn. Nhấn Copy và nhấn Ctrl + C. Quay về nơi các bố muốn có dòng đó hiển thị, nhấp chuột vào đó rồi nhấn Ctrl + V. Xong . Ngon như ăn kẹo kéo.

Thứ Bảy, 28 tháng 4, 2012

Viên chức cảnh sát Bắc Kinh từ bỏ Đảng....

....sau khi Bạc Hy Lai bị cách chức.          Nguồn: ABS
 Tác giả: Sun Jiuren
 Người dịch: Dương Lệ Chi
 Chiều ngày 15 tháng 3, ngày mà Tân Hoa xã đưa tin Bạc Hy Lai bị sa thải, một sĩ quan cảnh sát Bắc Kinh đã liên lạc với ban Hoa ngữ của báo The Epoch Times để từ bỏ Đảng Cộng sản Trung Quốc, người này nói rằng, nếu ông Bạc Hy Lai bị hạ bệ một cách dễ dàng, thì người này lo sợ điều tồi tệ nhất đang tới và không có một nhân viên cảnh sát nào ở Trung Quốc sẽ được an toàn.

Viên chức yêu cầu giấu tên này cho biết, ông ấy đã làm việc cho Sở Cảnh sát Bắc Kinh kể từ khi tốt nghiệp đại học. Khởi đầu là một cảnh sát quận và sau đó được thăng chức lên văn phòng cục [cảnh sát]. Ông nói rằng internet trong văn phòng làm việc không bị kiểm duyệt và sau khi xem ông Vương Lập Quân, cựu cảnh sát trưởng Trùng Khánh, bị cách chức và sau đó chạy trốn vào lãnh sự quán Mỹ, ông rất lo lắng, nhưng vẫn còn đợi tin tốt [hơn] từ hai cuộc họp quốc hội. Bây giờ, khi Bạc Hy Lai cũng bị loại, mọi hy vọng của ông tiêu tan.
Đây là lời tuyên bố của viên sĩ quan cảnh sát này:
Tôi đã bị sốc và lo lắng khi nghe những rắc rối về ông Vương Lập Quân và Bạc Hy Lai. Trong những năm vừa qua, cảnh sát Trùng Khánh quá nổi tiếng, Vương Lập Quân quá nổi tiếng, nhưng ông ấy đã bị sụp như thế. Phản ứng đầu tiên của tôi là, nhân viên cảnh sát dưới quyền ông ấy sẽ gặp rắc rối. Như tôi đã mong đợi, các tin tức sau đó nói rằng những người trợ lý gần gũi nhất của Vương Lập Quân đã bị Bạc Hy Lai sa thải. Thậm chí có một số người còn bị giết. Tôi nghĩ về bản thân mình, nếu có chuyện xảy ra ở Bắc Kinh, điều gì sẽ xảy ra với tôi?
Khi Bạc Hy Lai bị hạ bệ, tôi cảm thấy sự kết thúc đã đến. Ông Bạc Hy Lai là một thái tử đảng, đầy quyền thế. Thực sự giống như một bộ phim. Ông ta đã bị hạ bệ như thế.
Còn Chu Vĩnh Khang, ông ấy cũng sẽ bị hạ bệ? Tất cả các cảnh sát ở Bắc Kinh đều biết rằng Chu Vĩnh Khang rất thân với Bạc Hy Lai, chúng tôi xem sự việc rất nghiêm trọng khi có người đến từ Trùng Khánh. Bây giờ chính quyền trung ương đang điều tra Trùng Khánh, làm sao không thể ảnh hưởng đến Chu Vĩnh Khang? Thậm chí ông ấy còn hỗ trợ Bạc Hy Lai trong hai phiên họp [quốc hội] kia. Tôi nghĩ rằng Chu Vĩnh Khang đang run sợ.
Ông Chu Vĩnh Khang là bí thư Ủy ban các vấn đề Luật pháp và Chính trị. Toàn bộ cảnh sát trong nước đều dưới sự chỉ huy của ông. Rất nhiều sự bất công đã xảy ra trên cả nước. Ông Chu hỗ trợ ông Bạc Hy Lai chiến đấu với chiến dịch đen ở Trùng Khánh. Nếu chiến dịch đó là một sự lạm dụng quyền lực, ông Chu Vĩnh Khang phải chịu trách nhiệm. Và nếu Chu Vĩnh Khang bị hạ bệ, thì các tội ác đã phạm phải ở Trùng Khánh sẽ bị phơi bày.
Tin đồn trên mạng internet rằng, nếu chuyện thu hoạch nội tạng bị phơi bày thì toàn bộ ĐCS Trung Quốc sẽ lật đổ. Bắc Kinh vẫn có thể đối phó với những gì đã xảy ra ở Trùng Khánh, nhưng nếu có điều gì đó xảy ra ở Bắc Kinh, ở Trung Nam Hải thì sao? Thế là xong! Bất cứ chuyện gì xảy ra ở đó đều đe dọa đến đời sống.
Tôi biết là trong toàn bộ ngành tư pháp, cảnh sát là đen tối nhất. Vậy thì điều tra vụ nào đây? Có rất ít trường hợp trong sạch! Giả mạo chứng cứ, những lời thú tội giả mạo, sử dụng tra tấn để buộc nhận tội, tất cả mọi chuyện đó rất bình thường. Trước khi bắt đầu quy trình pháp lý, cảnh sát đã quyết định vụ việc. Một số lời kết tội được đưa ra từ mệnh lệnh của cấp cao hơn, một số được thực hiện sau khi thanh toán các khoản hối lộ. [Anh] làm việc cho bất cứ ai trả tiền cho anh, đó là luật bất thành văn. Trong một số trường hợp, tôi đã bí mật nói với các luật sư trung thực: “Vụ án đã được quyết định, hãy bỏ đi”. Cảnh sát không quan tâm đến luật pháp, không quan tâm đến đúng hay sai, mà họ chỉ lắng nghe quyền lực và tiền bạc.
Hệ thống cảnh sát đang vi phạm pháp luật, trong khi nhận thức đầy đủ về luật pháp, đó là một bản án tử hình. Họ đã làm quá nhiều điều tội lỗi trong những năm gần đây. Nếu đã đến lúc thanh toán, người đầu tiên phải là Chu Vĩnh Khang.
Những người tại văn phòng của chúng tôi đã bị sốc bởi sự tàn bạo và đen tối của việc đấu đá nội bộ đột ngột này giữa Vương Lập Quân và Bạc Hy Lai. Các phương pháp mà họ sử dụng còn tồi tệ hơn cả mafia.
Bây giờ tôi có thể nhìn thấy rõ ràng là: khi mọi chuyện tốt đẹp thì ok [để thực hiện những hành động xấu xa], nhưng khi có chuyện xảy ra thì mọi người sẽ đẩy trách nhiệm [cho người khác]. Là cảnh sát nên chúng tôi là những người đầu tiên bị đưa lên bàn chém trước, bởi vì chúng tôi là những người thực hiện các mệnh lệnh [của cấp trên]. Vậy thì ai sẽ là người lên tiếng cho các bạn? Ai sẽ bảo vệ các bạn?
Nếu các quan chức cấp cao của tôi bắt đầu đấu đá như Vương Lập Quân và Bạc Hy Lai, tôi có thể dựa vào ai? Tôi nghe nói rằng tất cả các quan chức lớn đều có hộ chiếu nước ngoài, nên họ có thể trốn thoát! Còn chúng tôi [những viên chức quèn] thì có thể chạy đi đâu? Khi sự tức giận và bất bình của công chúng quá mạnh, thậm chí tôi cũng không dám mặc đồng phục cảnh sát khi đi bộ trên đường phố với con trai của mình. Tôi luôn nói với con trai tôi: “Đừng nói với người ta rằng cha của con là cảnh sát“, vì tôi lo sợ con tôi sẽ gặp rắc rối.
Bây giờ tôi lo cho sự an toàn của gia đình tôi và sự bình yên trong tâm hồn mình. Tôi có cha mẹ và con cái, và một người vợ. Họ trông cậy vào tôi. Tôi muốn sống cho họ. Tôi có thể trông cậy vào ai để có được sự an toàn? Không ai cả!
Một người bạn của tôi là học viên Pháp Luân Công trong nhiều năm qua đã cố gắng thuyết phục tôi ra khỏi ĐCS Trung Quốc. Bây giờ thì tôi đã sẵn sàng lắng nghe [bạn mình]. [Những suy nghĩ trong] đầu của tôi thì rõ ràng hơn. Nó nói rằng nó muốn tốt cho tôi. Dù sao đi nữa thì lòng tốt sẽ được đền bù và cái ác sẽ bị trừng phạt. Tôi muốn từ bỏ tất cả các tổ chức ĐCS và cầu nguyện Chúa và Trời Phật bảo vệ cho gia đình tôi. Tôi sẽ sử dụng một bút danh để [nói về chuyện] rời khỏi ĐCS  Trung Quốc trên trang web của báo Đại Kỷ Nguyên. Xin lỗi vì tôi phải sử dụng bút danh, nhưng tôi quá sợ hãi khi sử dụng tên thật, tôi vẫn chưa đủ can đảm. Tôi không rõ là từ bỏ đảng với một bút danh sẽ có kết quả với một người như tôi hay không, một người đã làm quá nhiều điều xấu xa. Tôi cũng sẽ hối thúc vợ con tôi từ bỏ luôn.
The Epoch Times

PS:  trích trong bài: "Hệ thống cảnh sát đang vi phạm pháp luật, trong khi nhận thức đầy đủ về luật pháp, đó là một bản án tử hình. Họ đã làm quá nhiều điều tội lỗi trong những năm gần đây. Nếu đã đến lúc thanh toán, người đầu tiên phải là Chu Vĩnh Khang." hết trích.
Cảnh sát VN chắc cũng rứa.

Một thời Cộng sản

 Đã không dưới một lần, một Bạn Trỗi từng nói: " Đảng CS khi tôi gia nhập, không phải là cái Đảng bây giờ". Chiêm nghiệm, với tôi điều đó cũng vậy.

  Trích: "Thế hệ đảng của ba, cái áo Cộng sản không phải là thứ khoác lên người để kiếm cơm cầu chức, không phải là loại người “ăn” đất, không phải là thế lực dùng để “cưỡng chế” nhân dân, không phải là những khuôn mặt gầm gừ chĩa súng bắn vào nhân dân. 37 năm. Hình ảnh những người Cộng sản đổi thay nhiều quá, khác quá, khác đến mức không còn chất Cộng sản như cái Cộng sản của ba tôi ngày ấy." Hết trích.

Thư giãn chút.

Đọc Văn giang mãi cũng mệt mỏi. Xem trên blog bạn bè, thấy giới thiệu trên You Tube có cái clip này cũng ngộ. Có mỗi cái Guitar mà đến 5 "đứa" cứ tranh nhau chơi.

Tham khảo thêm về vụ Văn Giang - Hưng Yên

Hôm nay trên ABS đã điểm tin bài này: "Nguyễn Ngọc Già: Văn Giang – Hưng Yên lộng hành & dối Thủ tướng lừa dân (phần 1"  trên trang Dân Luận, theo đường link thì "Dân luận" đã bị chặn tường lửa. Tôn trọng tác giả, xin để nguyên văn bài viết. Dưới đây là phần 1 của bài viết.

Nguyễn Ngọc Già 

Tất cả từ QĐ 742/QĐ - TTg ngày 30/6/2004 (sau đây xin gọi tắt là QĐ 742)(1).

Lần theo quyết định này trên google (2), tôi đã không thể truy cập được, dù kể cả dạng "xem nhanh". Tại sao trang này bị bóc bỏ một cách mờ ám như thế?

Như báo "Người Cao Tuổi" đưa tin và may mắn có bản chụp QĐ này (1), từ đây cho thấy nhiều vấn đề vỡ ra:

 QĐ không có con dấu, lại có số và ngày tháng năm phát hành? Tại sao vẫn ban hành?

Cần xem lại công tác văn thư lưu trữ, giao nhận từ Văn phòng Chính phủ thời điểm đó là ông Đoàn Mạnh Giao làm Chủ nhiệm VPCP (tương đương hàm Bộ trưởng).

Ông Nguyễn Tấn Dũng ký vào QĐ với tư cách Phó Thủ tướng (ký thay ông Phan Văn Khải). Cần phân biệt kỹ thuật "ký thay" và "ký thừa lệnh" trong công tác hành chánh. Vậy trong trường hợp này, trách nhiệm của ông Khải đến đâu, khi để ông Dũng ký thay? Nghĩa là ông Phan Văn Khải phải biết QĐ 742 này?

 Nếu tạm thời chấp nhận QĐ 742 là mấu chốt cho việc cưỡng chế 166 hộ nông dân vừa qua, càng chứng tỏ giới cầm quyền Văn Giang - Hưng Yên hoàn toàn sai trái:
 QĐ 742 quy định "về việc giao đất để thực hiện dự án xây dựng đường từ cầu Thanh Trì đi thị xã Hưng Yên đoạn từ huyện Văn Giang đến xã Dân Tiến, huyện Khoái Châu (xin gọi tắt là ĐƯỜNG SỐ 1) tỉnh Hưng Yên theo phương thức sử dụng quỹ đất để tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng". Hoàn toàn không có bất cứ dòng chữ nào quy định xây dựng "Khu đô thị, thương mại - du lịch Văn Giang"(xin gọi tắt là EcoPark). Nghĩa là, không có khu đô thị nào được đề cập cụ thể trong QĐ 742.
Khái niệm "phương thức sử dụng quỹ đất để tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng" không được làm rõ. Giả sử phương thức này là có, phải do chính phủ quy định cụ thể. Hưng Yên đã lạm dụng cụm từ này để mặc nhiên xem có quyền lập khu đô thị. Điều này vượt quá thẩm quyền của một tỉnh. Có thể xem đây là một biểu hiện lạm dụng quyền như Đà Nẵng vi phạm hàng loạt quy định pháp luật vừa qua mà Thủ tướng buộc phải lên tiếng. Hơn nữa, Hưng Yên, đứng trên quy mô quản lý, chưa phải là thành phố trực thuộc TW như: Hà Nội, Tp.HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ. Sai phạm càng nghiêm trọng hơn nhiều lần.

Tại điều 1 của QĐ 742, nêu rất rõ diện tích thu hồi là: 5.540.712m2, gồm có:

 Các xã: Xuân Quan, Phụng Công, Cửu Cao, Long Hưng, Tân Tiến, thị trấn Văn Giang, thuộc huyện Văn Giang. Tổng diện tích: 5.393.607m2
  Các xã: Hoàn Long, Yên Phú, Yên Hòa, thuộc huyện Yên Mỹ. Tổng diện tích: 95.027m2
  Các xã Đông Tảo, Tân Dân, Dân Tiến, thuộc huyện Khoái Châu. Tổng diện tích: 52.078m2

Trong điều 1 của QĐ 742 cũng nêu rõ một lần nữa: "Giao toàn bộ diện tích đất thu hồi trên cho Chủ đầu tư để thực hiện dự án xây dựng "ĐƯỜNG SỐ 1" theo phương thức sử dụng quỹ đất để tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng" trong đó:

- Diện tích đất giao cho chủ đầu tư xây dựng "ĐƯỜNG SỐ 1" và MƯƠNG THỦY LỢI là: 550.006m2. Sau khi XÂY DỰNG XONG, chủ đầu tư có trách nhiệm bàn giao cho UBND tỉnh Hưng Yên quản lý, khai thác sử dụng.

- Diện tích đất giao cho chủ đầu tư đã bỏ vốn xây dựng "ĐƯỜNG SỐ 1" là: 4.990.706m2 với điều kiện "chủ đầu tư sử dụng diện tích đất được giao trên theo đúng quy hoạch và dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt"

Theo trên, hiện nay việc xây dựng "ĐƯỜNG SỐ 1" đã diễn ra như thế nào, trong khi lại rốt ráo cưỡng chế đất của dân? Diện tích 4.990.706m2 đã có quy hoạch và dự án được cấp thẩm quyền phê duyệt chưa? Không thấy công bố cho người dân bị lấy đất?
Tại điều 2 QĐ 742 nêu rõ trách nhiệm của UBND tỉnh Hưng Yên gồm:
  Lựa chọn quyết định chủ đầu tư xây dựng "ĐƯỜNG SỐ 1"
  Hướng dẫn việc bồi thường cho chủ sử dụng có đất bị thu hồi theo quy định hiện hành.
Căn cứ vào hướng dẫn của Bộ tài chính định giá đất tại khu đất giao cho chủ đầu tư tại các xã Xuân Quan, Cửu Cao, Phụng Công và thị trấn Văn Giang theo quy định pháp luật của đất đai để làm căn cứ quyết định thanh toán cụ thể cho chủ đầu tư diện tích có giá trị tương đương với giá trị chủ đầu tư đã bỏ vốn xây dựng "ĐƯỜNG SỐ 1".
Cùng một số yêu cầu khác: quản lý chặt chẽ việc sử dụng đất, kiến trúc, bảo vệ môi trường, cắm mốc chính xác, giải tỏa mặt bằng, đảm bảo tiến độ công trình v.v...

Như vậy, "ĐƯỜNG SỐ 1" đã xây xong chưa? Nghiệm thu chưa? Đưa vào sử dụng chưa? Quyết toán tổng giá trị đầu tư chưa? Quyết toán này đã được phê duyệt chưa? Nếu chưa có số tiền cụ thể đầu tư vào "ĐƯỜNG SỐ 1", thì làm sao có thể thanh toán (bằng đất) cho chủ đầu tư? Nói nôm na, ví dụ "ĐƯỜNG SỐ 1" sau khi quyết toán được phê duyệt (giả sử là 10.000 tỉ đồng) lúc đó mới có con số cụ thể để
thực hiện quy đổi, tính toán, thỏa thuận, thương lượng 10.000 tỉ trên diện tích thu hồi của dân (là 4.990.706 m2). Hưng Yên - Văn Giang đã không tuân thủ QĐ 742.

Ngoài ra, Hưng Yên - Văn Giang đã không trưng ra được văn bản nào cho thấy đã được Bộ Tài chính hướng dẫn về vấn đề định giá đất theo yêu cầu từ QĐ 742.

Trong những ngày sau cưỡng chế, ông Bùi Huy Thanh - Chánh VP UBND tỉnh Hưng Yên phát ngôn rằng: cuộc cưỡng chế thành công và an toàn tuyệt đối.

Điều đáng lưu ý, trước và trong khi cưỡng chế đất trái pháp luật, trái QĐ 742, ông Thanh và bà Thủy (Chủ tịch huyện Văn Giang) cho rằng Hưng Yên - Văn Giang luôn tuân thủ theo QĐ của Thủ tướng. Đây phải chăng là cách làm việc lập lờ và đổ trút trách nhiệm cho ông Nguyễn Tấn Dũng?
(Còn tiếp) 

PS: Tìm được đầy đủ Quyết định QĐ 742/QĐ - TTg ngày 30/6/2004 có cả "chiện" đỏ nghiêm chỉnh đưa lên để tham khảo. Quyết định không có "chiện" do tác giả đưa kèm bài viết, xin không đưa lên nữa.




Thứ Sáu, 27 tháng 4, 2012

Vụ Văn Giang: ‘Nhà cầm quyền tiền hậu bất nhất’

HÀ NỘI (NV) -Khuyến khích dân làm cách mạng nông nghiệp, nhờ vậy họ trở nên giàu có nhưng chẳng bao lâu sau lại cưỡng chế hết đất đai tài sản của họ, biến họ trở thành tay trắng. ĐỌC TIẾP

"....Nhà cầm quyền đã áp lực người dân nhiều cách từ cho côn đồ tới chém, con gái lấy chồng không được đăng ký kết hôn, giáo viên bị dọa đổi đi xa, đảng viên bị dọa khai trừ, đủ cả. 
Trong cuộc cưỡng chế, viên chức của tỉnh Hưng Yên tuyên truyền rằng mức đền bù ở Văn Giang là “cao nhất” từ trước tới giờ ở địa phương. 
 Nhưng cái giá đền bù 135,000 đồng/m2, mỗi gia đình nông dân được vài chục triệu đồng đền bù không đủ để mua một mảnh đất khác ở chỗ khác để cắm dùi, rồi họ làm gì để sống. Trong khi đó, nông dân ba xã Phụng công, Cửu Cao và Văn Quan có lợi tức “tiền tỉ” thì cái giá đền bù “quá bèo”, theo lời nông dân tên Dũng nói trên báo Nông Nghiệp Việt Nam...."

Luật đất đai hiện hành có lợi cho ai ?

Không thể nói một thứ có thể quy đổi thành tiền mà không phải là tài sản. Không thể bỗng dưng một khối tài sản có khi phải đánh đổi cả cuộc đời lại có thể bị thu hồi. Không thể nhìn đất ấy đang làm lợi cho các đại gia qua quyết định hành chính của một cấp chính quyền, thường chỉ là, hàng huyện.
Bài viết của blogger OSIN HUYDUC. Tựa đề do người đăng đặt.

Chính quyền Hưng Yên nói họ đã không sai khi tổ chức cưỡng chế 70 hecta đất của 160 hộ dân Văn Giang. Chưa có cơ sở để tin rằng Thủ tướng sẽ nói quyết định này của Hưng Yên là sai như ông đã làm với chính quyền Hải Phòng. Nhưng, cho dù bên thua trận là nhân dân thì hình ảnh hàng ngàn cảnh sát chống bạo động, “khiên-giáo” tua tủa, đối đầu với vài trăm nông dân cuốc xẻng trong tay không chỉ phản ánh mối quan hệ Chính quyền - Nhân dân hiện nay mà còn có tính dự báo không thể nào xem thường được. (Tác giả ăn gian, ngoài khiên giáo còn có pháo khói, và súng AK để lại từ thời đánh Mỹ nữa)
Làm luật cũng là Chính quyền, giải thích luật cũng là Chính quyền, chỉ có người dân là thiệt. Kể từ năm 1993, Luật Đất đai theo tinh thần Hiến pháp 1992 đã được sửa đổi 5 lần. Chỉ riêng các điều khoản thu hồi, nếu như từng được quy định khá chặt chẽ trong Luật 1993, đã trở nên rắc rối và dễ bị lũng đoạn hơn trong Luật 2003.

Điều 27, Luật Đất đai 1993, quy định rằng: “Trong trường hợp thật cần thiết, Nhà nước thu hồi đất đang sử dụng của người sử dụng đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng thì người bị thu hồi đất được đền bù thiệt hại”. Điều Luật tiếp theo còn đưa ra những điều kiện ràng buộc nhằm tránh sự lạm dụng của Chính quyền. Luật sửa đổi 1998 gần như giữ nguyên tinh thần này. Nhưng, đây là thời điểm mà các đại gia bắt đầu phất lên nhờ đất. Tiến trình ban hành chính sách bắt đầu có sự can dự của các nhóm đặc lợi, đặc quyền. Luật Đất đai 2003 đã đặt rất nhiều rủi ro lên người dân khi điều chỉnh mối quan hệ này thành một chương gọi là Mục 3. Trong phần “Thu hồi đất”, Luật gần như đã đặt những mục tiêu cao cả như “lợi ích quốc gia” ngang hàng với “lợi ích của các đại gia”. Điều 39 định nghĩa những “lợi ích quốc gia” chủ yếu là những “dự án đầu tư có nhu cầu sử dụng đất phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt”. Dự án Ecopark đã được Thủ tướng phê duyệt, nếu chiểu theo Luật 2003, việc nông dân Văn Giang không chịu bị thu hồi nên bị cưỡng chế là hoàn toàn phù hợp với Điều 39.
Việt Nam không có một tối cao pháp viện để nói rằng Luật 2003 ở những điều khoản nói trên đã vi Hiến; Việt Nam cũng không có tư pháp độc lập để nông dân có thể kiện các quyết định của chính quyền. Chỉ vì không có niềm tin Hệ thống có thể mang công lý đến cho mình mà gia đình anh Đoàn Văn Vươn, hôm 5-1-2012, và 160 hộ dân Văn Giang, hôm 24-4-2012, phải chọn hình thức kháng cự chịu nhiều rủi ro như thế.
Cho dù “đất đai thuộc sở hữu toàn dân”, người dân chỉ có các quyền của người sử dụng. Nhưng, sở dĩ ai cũng gắn bó với mảnh đất mà mình đang cắm dùi là bởi: Đất ấy không phải được giao không từ quỹ đất công như những quan chức có đặc quyền, đặc lợi; Đất ấy họ đã phải mua bằng tiền; Đất ấy họ phải tạo lập bằng nước mắt, mồ hôi; Đất ấy là của ông cha để lại.
Không thể nói một thứ có thể quy đổi thành tiền mà không phải là tài sản. Không thể bỗng dưng một khối tài sản có khi phải đánh đổi cả cuộc đời lại có thể bị thu hồi. Không thể nhìn đất ấy đang làm lợi cho các đại gia qua quyết định hành chính của một cấp chính quyền, thường chỉ là, hàng huyện.
Đất đai của các doanh nghiệp, của nông dân, vì thế, phải được coi là “tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức”. Trong bài “Ba khâu Đột phá của Thủ tướng” tôi có đề nghị đa sở hữu hóa đất đai, công nhận quyền sở hữu đã có trên thực tế của người dân. Nhưng, sau gần một năm, tôi nghĩ là, những người lạc quan chính trị nhất cũng không còn hy vọng ấy. Cho dù chưa có những thay đổi về mặt ngôn từ thì việc tuân thủ Hiến pháp 1992 là điều không nên bàn cãi. Điều 18 Hiến pháp 1992, nói: “Nhà nước giao đất cho các tổ chức và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài”. Nghĩa là việc giao đất cho dân là vô thời hạn. Khi bình luận về các điều khoản quy định thời hạn giao đất, chính một trong những tác giả chính của Luật Đất đai 1993, ông Tôn Gia Huyên, cũng cho rằng, Luật đã có “một bước lùi so với Hiến pháp”.
Hiến pháp đã cho “chuyển quyền sử dụng” có nghĩa là công nhận quyền ấy như một tài sản của người dân. Nghĩa là, thay vì “thu hồi đất” như các quy định trong Luật Đất đai, “trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích quốc gia”, Nhà nước nên chiểu theo Điều 23 của Hiến pháp mà “trưng mua, trưng dụng”. Luật trưng mua - trưng dụng cũng nên định nghĩa minh bạch “lợi ích quốc gia” để phân biệt với “lợi ích của các đại gia”. Và khi trưng mua thì nên lấy giá giao dịch trên thực tế chứ không phải là giá hành chánh được nghĩ ra trong các phòng máy lạnh.
Với những dự án lớn, dụng chạm xã hội, như Ecopark, cho dù là tư nhân đầu tư, thì cũng nên đòi phải minh bạch trong từng bước đi. Phải buộc kiểm toán để thấy rằng, đất đai của nông dân chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng vốn đầu tư và mời nông dân tham gia bằng cách góp vốn và chia lãi theo tỉ lệ vốn bằng quyền sử dụng đất.
Vì sao trong trường hợp vì lý do quốc phòng, an ninh và lợi ích quốc gia mà Hiến pháp vẫn yêu cầu phải trưng mua theo giá thị trường? Vì sao các nhà nước của dân vẫn đền bù thỏa đáng cho các trường hợp rủi ro ví dụ như bồi thường cho ai đó đang đi dưới hè đường bị một cành cây rơi trúng. Cái cành cây ấy, mọc ở ven đường, mang lại phúc lợi bóng mát cho hàng vạn con người nên khi nó gãy không thể để một người chịu thiệt. Người dân Văn Giang không chống lại dự án Ecopark, người dân chỉ không đồng ý với giá và cách mà Chính quyền đền bù. Nếu con số 90% nông dân Văn Giang đã nhận đền bù là đúng thì cũng không thể coi 10% phản ứng là sai. Trước anh Đoàn Văn Vươn đã có những người cam chịu lệnh thu hồi đất của chính quyền Tiên Lãng.
Đừng nghĩ những người chân lấm tay bùn không biết tính toán. Đừng nghĩ nông dân không biết xót xa khi nhận chưa tới 150 nghìn đồng/ m2 rồi nhìn đất của họ được đem bán với giá hàng chục triệu đồng. Chính quyền nói, “chỉ có 30% diện tích được phục vụ vào mục đích kinh doanh, tức là phần chủ đầu tư làm nhà để bán, còn lại là diện tích đất dành cho phát triển giao thông, công trình phúc lợi, cây xanh”. Tất nhiên phải có phần hạ tầng và cây xanh này thì người ta mới đến Ecopark mua nhà. Nhưng, cho dù nó thực sự là phúc lợi thì cũng không thể đòi hỏi 1.500 hộ dân ở Văn Giang phải chịu thiệt cho các đại gia đến hưởng.
Sáng 17-4-2009, khi bị cưỡng chế thu hồi đất, chính người thân của Thủ tướng đương nhiệm cũng đã kháng cự. Cho dù 185 hecta đất cao su mà những người này có được ở huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương, nhẹ nhàng hơn cách mà thường dân có được vài nghìn mét ruộng nương. Đất ấy họ được địa phương bán với giá bình quân 50 triệu/ hecta và sau đó khi thu hồi lại, Bình Dương đã đền bù mỗi hecta gần một tỉ. Tôi nhắc lại điều này chi để đề nghị tất cả ai quan tâm nên đặt mình trong vị trí của người dân Văn Giang. Từ các quan chức ra lệnh cho đến những cảnh sát đã đánh vào đầu dân đều phải nghĩ đến ngày đất đai của nhà mình bị Chính quyền cưỡng chế.
Đừng nghĩ Đoàn Văn Vươn hay Văn Giang là đơn lẻ. Không nên coi một chính sách luôn giữ kỷ lục trên dưới 80% tổng số người khiếu kiện trong suốt hơn 20 năm qua là không có gì sai. Cho dù quyết tâm cưỡng chế 160 hộ dân ở Văn Giang có thể chỉ vì lợi ích của một số cá nhân; có thể sau thất bại trong vụ Đoàn Văn Vươn, Chính quyền muốn cứng rắn để dập tắt khát vọng đòi đất của những nông dân muốn noi gương anh Vươn. Thì, hình ảnh cuộc cưỡng chế hôm 24-4-2012 đã trở thành một vết nhơ trong lịch sử.
Một chế độ luôn lo sợ mất ổn định không nên nuôi dưỡng quá nhiều những mầm mống đang làm mất ổn định. Một chế độ rất sợ các thế lực thù địch không nên tạo quá nhiều thù địch ngay chính trong lòng mình. Đất nước này tao loạn quá nhiều rồi, hơn ai hết người dân cũng cần ổn định.
Blogger OSIN HUYDUC

Thứ Năm, 26 tháng 4, 2012

Quyền lực phải song hành hài hòa với tri thức

Thu San Nguyễn Thế Hùng (K8)            Nguồn: Tia sáng

Khái niệm “nền kinh tế tri thức” được nhắc đến nhiều trong các năm qua dưới những cách diễn đạt khác nhau, nhưng quan điểm thông thường cho rằng nền kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó “sự sản sinh, truyền bá và sử dụng tri thức” trở thành yếu tố quyết định nhất giúp phát triển kinh tế và không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống.

Nền kinh tế tri thức, theo Ngân hàng thế giới “là nền kinh tế sử dụng hiệu quả tri thức cho sự phát triển kinh tế và xã hội, bao gồm việc thu nhận và khai thác nguồn tri thức toàn cầu cũng như thích ứng và sáng tạo tri thức để dùng cho các nhu cầu riêng”; còn theo Tổ chức OECD, nền kinh tế tri thức “Là nền kinh tế dựa trực tiếp vào việc tạo ra, phân phối và sử dụng tri thức và thông tin.” (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế, OECD).
  
Các cách hiểu trên có thể dẫn đến một kết luận rằng muốn xây dựng một nền kinh tế tri thức thì cần phải có nhiều tri thức, nhiều người sáng tạo, sở hữu và truyền bá tri thức, hoặc đơn giản phải có nhiều người lao động trí óc, trong đó có nhiều nhà trí thức2.
Tích và tản tri thức


Chắc chắn rằng không phải chờ đến khi hình thành nền kinh tế tri thức thì các nhà trí thức mới có vai trò phục vụ cho sự phát triển và tiến bộ của xã hội. Ngay trong lịch sử nước ta, từ xa xưa đã có những nhà trí thức đóng vai trò vô cùng quan trọng trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc.


Đơn cử ngay như Nguyễn Trãi, một vị anh hùng dân tộc, cũng đồng thời là một nhà trí thức sáng ngời nhân cách. Ông sinh trưởng trong một gia đình khoa bảng. Ông cùng cha thi đỗ tiến sỹ năm đầu triều Hồ. Khi giặc  Minh xâm chiếm nước ta, thành Thăng Long thất thủ, Nguyễn Trãi lưu lạc trong dân gian 10 năm trước khi vào Lam Sơn tham nhập cuộc khởi nghĩa của Lê Lợi. Ông được Lê Lợi tin dùng, bày mưu tính kế trong tổng hành dinh đầu não của cuộc khởi nghĩa. Chiến lược của ông là không đánh thành mà đánh vào lòng người, lấy nhân nghĩa thắng hung tàn, thu phục được sự đoàn kết nhất trí của nhân dân, lung lay ý chí của kẻ thù, đem lại cho Lê Lợi hiệu quả sánh ngang trăm vạn hùng binh.


Một nhà trí thức nổi tiếng khác là Đào Duy Từ, lúc nhỏ cực kỳ thông minh, học đâu nhớ đấy, vô cùng sáng dạ. Nhưng lớn lên ông không được đi thi vì vấn đề lý lịch3. Do đó, ông bỏ chúa Trịnh ở Đàng Ngoài để theo chúa Nguyễn, trở thành người bày mưu tính kế ở cơ quan quyền lực cao nhất ở Đàng Trong. Ông được chúa Nguyễn coi là Thầy. Chiến lũy ở Quảng Bình do ông chỉ huy xây đắp được gọi là lũy Thầy. Nhờ kế sách của ông mà vương quyền họ Nguyễn đứng vững trước những cuộc công phá liên tục của chúa Trịnh, không những thế còn vươn xa về phương Nam, làm cho nước Việt có diện mạo hình chữ S như hiện nay.


Như vậy, cuộc đời của hai nhà trí thức Nguyễn Trãi và Đào Duy Từ, dưới góc nhìn trí thức, đều có những nét tương đồng. Đó là họ đều tích luỹ đến mức cao nhất và rộng nhất những tri thức đương thời, cả trong sách vở, cả trong cuộc sống thực tiễn. Khi tích đã đủ họ đều tản những tri thức ấy dưới dạng các tư tưởng và chiến lược từ các trung tâm quyền lực cao nhất.


 Xem xét hai ví dụ trên chúng ta thấy người trí thức chỉ thành hình khi có đủ hai quá trình:


- Quá trình thứ nhất - Quá trình tích: Một nhà trí thức cần phải tích luỹ tri thức liên tục, tích lũy trong mọi hoàn cảnh, trước hết phải tích lũy thật sâu tri thức thuộc một lĩnh vực chuyên biệt nào đó. Khi đã đạt đến một mức nào đó, nhà trí thức tương lai có thể thi lấy một tấm bằng (tiến sỹ chẳng hạn), hoặc chẳng cần mảnh bằng nào hết. Sau khi đã tích khá khá, anh ta dần dần phải tìm hiểu được các quy luật phổ biến và vĩnh hằng đang chi phối cuộc sống nhân loại tại thời điểm anh ta đang sống. Nhờ việc hiểu rõ một số quy luật, anh ta bắt đầu có thể mở rộng sự hiểu biết của mình sang các lĩnh vực khác ngoài chuyên môn. Quá trình đào sâu và mở rộng tri thức cũng vẫn là quá trình tích lũy, những ở trình độ cao hơn, nhiều sáng tạo hơn. Quá trình này đối với một nhà trí thức là không có điểm kết. Anh ta không được phép dừng lại sau khi đã đạt đến một học vị, một bằng cấp nào đó. Nếu dừng lại anh ta sẽ được gọi là một vị "cựu trí thức". Nhưng khác với với các "cựu quan chức", các "cựu trí thức" có thể quay lại "sở nhiệm" của mình bất cứ lúc nào, chỉ cần anh ta khởi động lại quá trình tích luỹ.
 - Quá trình thứ hai - quá trình tản: Một trí thức phải tản kiến thức của mình đã tích luỹ theo nghĩa đóng góp nhiều hơn và tốt hơn cho cuộc sống hiện tại. Nhiệm vụ của anh ta không đơn thuần là nâng cao chất lượng cuộc sống của cá nhân, gia đình và dòng họ, mà hơn hết, thước đo nhân cách của nhà trí thức là anh ta có nghĩa vụ mang lại hạnh phúc cho một cộng đồng xã hội to lớn hơn cái nhóm nhỏ được tạo nên từ gia đình, bạn bè, cạ cụm,... xung quanh anh ta. Ví dụ, các nhà phát minh sáng chế, họ đã tản kiến thức thu được dưới dạng các sản phẩm hữu ích (vật thể hoặc phi vật thể) để tạo ra năng suất lao động cao hơn, biến lao động trở thành niềm vui sáng tạo, chứ không phải là các công việc khổ sai.

Tuy nhiên, quá trình tản của trí thức có nhiều cấp độ. Cấp độ một là ở bục giảng, trên sàn diễn hay trong các phòng thí nghiệm. Ở cấp độ này, nhà trí thức làm việc gần giống các nhà chuyên môn. Cấp độ hai là nhà trí thức đã thức nhận được các luật vĩnh hằng và phổ quát. Họ có thể viết sách để truyền bá các tư tưởng ấy. Sách của họ có thể là các tác phẩm bằng chữ, bằng hình ảnh, bằng âm thanh, v.v. Cấp độ ba là nhà trí thức hoá thân thành trung tâm trí tuệ để tích thu tri thức cộng đồng. Nhà trí thức lúc đó không còn là một cái tôi bé nhỏ. Họ trở thành các trung tâm trí tuệ không ngừng mở rộng, không ngừng thu nạp thêm tri thức mới, không ngừng toả sáng truyền bá hiểu biết đến những góc khuất của cuộc sống.

Khi trí thức song hành hài hòa cùng quyền lực

Có thể tạm hình dung sự kết hợp giữa quyền lực và trí thức theo nguyên lý âm-dương. Trung tâm trí tuệ mang đặc tính âm, luôn có tiềm năng kết hợp một cách hài hoà với trung tâm quyền lực mang đặc tính dương. Trong một cộng đồng cụ thể, khi có sự kết hợp hài hoà giữa hai trung tâm quyền lực và trí tuệ thì sẽ tạo nên một sức mạnh cực kỳ to lớn thúc đẩy sự phát triển của cả cộng đồng.

Cái may của Nguyễn Trãi, cũng là phúc lớn của dân tộc Việt nam là tài năng của Ông đã lọt vào mắt xanh của Lê Lợi. Sự kết hợp ấy được thể hiện trong câu "Nguyễn Trãi vi thần, Lê Lợi vi quân". Sự kết hợp hài hòa giữa hai trung tâm, Lê Lợi- trung tâm quyền lực, Nguyễn Trãi - trung tâm trí tuệ, đã tạo nên sức mạnh to lớn, đưa đến chiến thắng vang dội quét sạch giặc Minh khỏi bờ cõi, làm cho nước Việt không phải làm quận huyện của nước Tầu một lần ngàn năm nữa.

Ở tầm mức cao nhất, trí thức là phần âm, giúp bổ khuyết những phần còn thiếu của quyền lực để tạo ra sự hài hòa âm dương của sự phát triển. Vì vậy, quyền lực, với tư cách một vương quyền hay một thể chế, không nên coi trí thức là kẻ thù để đến nỗi phải nêu khẩu hiệu "đào tận gốc, trốc tận rễ", mà ngược lại phải coi trí thức như là nỗi khao khát tìm kiếm suốt đời của mình. Thiếu sự hỗ trợ của tri thức, quyền lực có thể bị tha hóa, biến nhà chính trị thành kẻ quái dị đáng thương vây quanh bởi những kẻ xu nịnh rẻ tiền. Không chỉ ở quy mô quốc gia, ở những quy mô hẹp hơn, đối với bất cứ cá nhân, tổ chức nào mà sự kết hợp giữa trí tuệ và quyền lực không hài hoà thì đều tất yếu dẫn đến sự tan rã, suy kiệt và sụp đổ.

Tri thức thúc đẩy tiến bộ như thế nào?

Nhìn lại quá trình chuyển đổi phương thức sản xuất lần thứ nhất của nhân loại, chúng ta thấy rằng đây là thời điểm loài người chuyển từ kinh tế săn bắn hái lượm sang kinh tế nuôi trồng. Lúc đó, loài người đã tích lũy được một khối lượng tri thức rất lớn về vật nuôi, cây trồng, về giống cây, giống con, về thời tiết, phân tro, về sâu bệnh, dinh dưỡng, về chế biến, bảo quản,... Rõ ràng rằng lúc đó các bộ lạc còn sống bấp bênh nhờ hái lượm đã từng thèm khát và khâm phục gọi các bộ lạc có nền kinh tế nuôi trồng là các nền kinh tế uyên bác. Thực vậy họ gọi những người nuôi trồng là những kẻ "cultiver" (những người có văn hoá). Sự khâm phục ấy đã biến đổi động từ "trồng trọt" thành danh từ "văn hóa". Tại thời điểm đó, khối lượng tri thức của nhân loại đã tăng lên một cách đột biến. Quá trình chuyển đổi phương thức sản xuất lần thứ nhất này dẫn đến sự hình thành nhiều trung tâm văn minh nhân loại từ Ai Cập, Lưỡng Hà, đến Ấn Độ, Trung Hoa, v.v.

Lịch sử lại thêm một lần chuyển đổi phương thức sản xuất lần thứ hai, mới chỉ xảy ra cách đây vài trăm năm, là quá trình thay thế sức sản xuất từ cơ bắp sang sức máy. Lúc đó, công suất của những cỗ máy hơi nước, của các động cơ điện thường hay được so sánh với sức ngựa kéo (HP hay CV). Cách so sánh này vẫn được ghi trên nhãn mác của những cỗ máy hiện đại nhất tại thế kỷ 21 này. Tại lần chuyển đổi thứ hai này, tri thức của loài người về các quá trình lý hoá, cơ điện, nhiệt động, kết cấu, lắp ghép, v.v, cũng tăng lên đột biến. Quá trình chuyển đổi phương thức sản xuất lần thứ hai gắn liền với sự lớn mạnh của chủ nghĩa tư bản, sự bành trướng toàn cầu của chủ nghĩa thực dân.

Hiện nay, chúng ta bắt đầu đi vào quá trình chuyển đổi phương thức sản xuất lần thứ ba, có bản chất là sự tối ưu hóa sản suất bằng các con chíp điện tử. Trong công cuộc chuyển đổi này, mọi hoạt động sản xuất, văn hóa, thể thao, khoa học, công nghệ, văn học, nghệ thuật, v.v, đều thấp thoáng bóng dáng sự hỗ trợ của các con chíp điện tử. Tốc độ chuyển đổi phương thức sản xuất lần thứ ba rất nhanh, phạm vi rất rộng, không trừ một góc khuất nào trên khắp hoàn cầu.

Nhiều hiện tượng mới, cả tích cực và tiêu cực đều đồng thời diễn ra. Hơn nữa, nhận thức của chúng ta về quá trình chuyển đổi mày có lẽ đã, đang và sẽ còn rất nhiều khiếm khuyết. Bởi vì, đơn giản là chúng ta đang sống trong chính quá trình chuyển đổi đó. Đứng bên cạnh con voi đã rất khó khăn để mô tả về Con voi, thế thì đứng trong bụng con voi lại càng khó nói về nó hơn. Cái gọi là "nền kinh tế tri thức", thực chất chính là một cuộc chuyển đổi lớn lao, mạnh mẽ và vô cùng dồn dập về phương thức sản xuất, trong đó hiểu biết của loài người về mọi phương diện đang tăng lên theo cấp số nhân giống như hai lần chuyển đổi trước đây.

Nguy cơ tụt hậu

Nhìn lại lịch sử, chúng ta thấy rằng trong lần chuyển đổi phương thức sản xuất thứ nhất, những bộ lạc khư khư giữ phương thức hái lượm nhanh chóng bị thôn tính và xoá sổ, mất đất, mất tên. Tương tự như vậy, tới lần chuyển đổi thứ hai, nhiều quốc gia chậm tiến đã bị các nước phát triển hơn thôn tính làm thuộc địa. Nhật Bản là một trong những dân tộc hiếm hoi, do đã nhanh chóng tăng cường tri thức về máy móc, nên mới thoát hiểm không bị nhấn chìm bởi làn sóng thuộc địa hoá. 
Điều này dẫn đến một suy đoán là, trong lần chuyển đổi phương thức sản xuất thứ ba này vốn đang diễn ra với tốc độ vô cùng khẩn trương, các dân tộc và quốc gia không nỗ lực thay đổi, thích nghi, thì tất yếu bị tụt hậu xa hơn. Nếu như người lãnh đạo các nước này nhận thức sai về nền kinh tế trí thức, nếu họ chỉ ưa các mỹ từ, không nhìn sâu vào quá trình chuyển đổi, không biết ứng dụng nguyên lý lớn (nguyên lý tích tản) để mổ xẻ các vấn đề thời cuộc, nhất định họ đã và sẽ còn chìm lâu trong sự trì trệ.

Vậy vấn đề thời cuộc lớn nhất hiện nay là gì? Đó chính là vấn đề nhận thức cho đúng hạt nhân phát triển, bao gồm quyền lực (Power – P) và trí tuệ (Intellectual – I), hay có thể gọi là hạt nhân (P,I). Nhận thức về hạt nhân (P,I) cho phép chúng ta từ bỏ cách xài cụm từ "sử dụng chất xám". Chất xám với tư cách là một con người không thể bị sử dụng thông qua một hợp đồng lao động với đồng lương rẻ mạt. Quan niệm như vậy sẽ giết chết sự sáng tạo. Chất xám, hay nhà trí thức, phải được trân trọng ở tầm mức cao nhất. Bất cứ một tổ chức hay cá nhân nào tạo ra được một hạt nhân (P,I) đều có thể xác lập một cơ hội phát triển mạnh mẽ. Hạt nhân (P,I) luôn luôn có trách nhiệm, và về nguyên lý nhất định phải lãnh trách nhiệm, trong việc tìm ra cách thức mới để sáng tạo ra sản phẩm phục vụ cuộc sống theo cách tốt đẹp hơn, nhân văn hơn. Cũng là sản phẩm lúa gạo, nhưng trong nền kinh tế tri thức một tổ chức có hạt nhân (P,I) sẽ sản xuất ra lúa gạo với năng suất cao hơn, hiệu quả hơn, hủy hoại môi trường ít hơn. Ngược lại, một tổ chức độc quyền không có hạt nhân (P,I), sẽ sản xuất xăng dầu, xi măng, điện năng, gỗ giấy, v.v, với chi phí ngày càng tăng, làm cạn kiệt tài nguyên, và hủy hoại môi trường ngày càng nhiều.

Cuối cùng, chúng tôi đề xuất một định nghĩa: "Nền kinh tế tri thức" là nền kinh tế sản xuất ra những sản phẩm phục vụ cho cuộc sống con người bằng các qui trình ngày càng trí tuệ hơn, nhờ vào việc nền kinh tế ấy đang xây dựng và mở rộng ngày càng nhiều các hạt nhân phát triển (P,I). Ngược lại, những quốc gia hoặc khu vực nào chưa có ý thức tạo dựng các hạt nhân phát triển (P,I) thì nhất quyết chưa thể xếp vào hạng các nền kinh tế tri thức.

---

1. Tri thức: Những hiểu biết mà người ta phải học mới có, học cả trong sách vở lẫn trong thực tế. Tri thức giúp một con người hoặc một cộng đồng hành động đúng trong một bối cảnh nào đó. Khi bối cảnh thay đổi tri thức ấy cũng thay đổi theo. Vậy tri thức la các luật nhỏ (local laws).

2. Trí thức là người thức nhận được các luật lớn (permanent and universal laws) bằng một trong hai cách:

- Cách tuần tự: học tập dần dần để tích lũy các luật nhỏ

- Cách đốn ngộ: suy ngẫm để đi đến việc xé bỏ màng vô minh

Nói chung trí thức là người thức tỉnh khỏi vô minh nhờ rèn luyện tâm trí. Rất nhiều người có bằng cấp cao nhưng chưa thức tỉnh thì chưa là trí thức. Họ đang trên đường đi đến. Nhưng có thể vì tâm hẹp hòi, u xám, mà họ ngày càng rời xa quá trình thức tỉnh.

3. Cha mẹ Đào Duy Từ làm nghề ca xướng, thành ra theo quy định của chế độ cũ ông không được đi thi.
 

Văn giang 6h 24/4/2012

Cảnh lúc 6h sáng ngày 24-4-2012 trong trận "càn quét" hỗ trợ cưỡng chế đất tại Văn giang, Hưng yên. Cảnh trên cánh đồng Phụng Công, Cửu Cao. 
Nguồn: You Tube

Thứ Tư, 25 tháng 4, 2012

Cưỡng chế đất đai ở Hưng Yên nhiều hệ lụy ?

Bài đăng trên Tamnhin.net
 (Tamnhin.net) - Chính các chính quyền địa phương và hệ lụy tất yếu về hệ quả công xã của người dân đang làm mờ nhạt đáng kể những gì mà người dân cảm nhận và khôi phục niềm tin trong thời gian qua ? 
Ảnh: Internet
Những hình ảnh mới nhất về cuộc tổ chức cưỡng chế của chính quyền Hưng Yên đối với các hộ dân ở xã Xuân Quan, huyện Văn Giang vào ngày 24/4/2012 có lẽ không ít tính biểu dụ để người xem có thể tự hình dung ra những hình ảnh chưa xuất hiện, nhưng thật dễ dàng phát lộ vào một thời điểm nào đó.

Nếu trong các cuộc khiếu tố đông người gần đây ở Hà Nội, trong tay người dân khiếu kiện chỉ là đơn thư, biểu ngữ và cờ Tổ quốc, thì đối mặt với con số hàng ngàn cảnh sát cơ động được huy động một cách ráo riết và bài bản theo chiến thuật tác chiến một cách kinh ngạc, phần lớn người dân xã Xuân Quan lại mang theo bên mình họ hoặc cuốc xẻng, hoặc gậy gộc, hoặc lưỡi hái. Và dù chẳng có ai đi xe máy, nhưng nhiều người vẫn rất nghiêm túc tuân thủ luật giao thông đường bộ với mũ bảo hiểm - một kiểu “trang phục” không kém thua cảnh sát cơ động.

Để thực hiện chiến dịch cưỡng chế, lấy “đất sạch bóng dân” phục vụ cho dự án Khu đô thị - thương mại - du lịch Văn Giang (Ecopark), trong khi chưa hề giải thích những nghi vấn mà báo Người Cao Tuổi đã nêu về “Ra quyết định cưỡng chế trái luật”, UBND huyện Văn Giang đã dấn một bước sâu đậm hơn khi tiếp tục làm sâu sắc mối nghi ngờ đó.

Nhưng lần này, có lẽ rút kinh nghiệm thời sự từ vụ việc Đoàn Văn Vươn ở huyện Tiên Lãng (Hải Phòng), tỉnh Hưng Yên và huyện Văn Giang đã huy động một cách quy mô lực lượng Công an, Cảnh sát cơ động và Dân phòng.
Nhưng lựu đạn cay bốc khói và dùi cui vung lên cũng đã quá đủ ấn tượng trên cánh đồng Xuân Quan…

Điều gì đang xảy ra vậy? Tiên Lãng chưa qua, Xuân Quan đã đến. Một lực lượng hùng hậu của cơ quan thi hành pháp luật lại đi bảo vệ cho một dự án tư nhân với nhiều khuất tất chưa được làm rõ? “Chi phí cưỡng chế” do ai gánh chịu - từ tiền ngân sách và đó là tiền đóng thuế của nông dân. Hay lại bởi cái gọi là “dịch vụ hỗ trợ thi công” của chủ đầu tư mà đã từng hiển hiện ở Cần Thơ?

Nhiều tiếng nói đầy phẫn nộ và phẫn uất bật lên từ những nông dân áo mộc “Các anh đi bảo vệ cho ai? Bảo vệ cho những kẻ cướp đất của cha mẹ các anh à?”, đã khiến cho một số cảnh sát và nhân viên an ninh dường như phải quay mặt đi.

Ai đang đối đầu ai? Những gốc rễ sâu xa và cay đắng nào đã khiến cho tình thế trở nên bi thiết đến mức như hiện nay? Thực tế mà chúng ta đang chứng kiến đã xảy ra không phải chỉ một lần trên đất nước này, không phải chỉ tại một địa phương. Nhưng những gì đã dẫn tới hệ quả, hay nói đúng hơn là hậu quả của ngày hôm nay, phải được bắt nguồn từ một quá khứ, vào lúc mà người nông dân không nhìn thấy tương lai.

Quá khứ như thế đã dẫn tới điều chắc chắn phải xảy ra là nhiều đoàn người rồng rắn, hết ngày này đến tháng nọ đội đơn trên đầu đi thưa kiện ở các cơ quan công quyền. Khi mà mọi việc trở nên không đi đến đâu, khi mà tình thế trở nên tuyệt vọng thì người dân chỉ còn độc một hy vọng cuối cùng: làm thế nào và bằng cách nào đó phải giữ cho được mảnh đất trồng cấy cuối cùng của gia đình mình. Bởi nếu rời khỏi hoặc bị buộc phải rời khỏi mảnh đất ấy, trong tay họ sẽ chỉ còn trơ trọi liềm hái và búa đục - những công cụ sản xuất sẽ chỉ còn một giá trị hoài niệm nào đó!

Cả ngàn nông dân ra mặt phản ứng với chính quyền hoàn toàn không phải là một con số đáng coi thường. Nhất là khi những nông dân này lại đang chất chứa trong lòng một nung nấu giành giật cho được công lý và công bằng, cho quyền lợi mưu sinh thiết thân của họ và con cái họ.

Dù sao, Ecopark ở Hưng Yên cũng có một tác dụng phụ là làm cho câu chuyện về cá nhân Đoàn Văn Vươn mau chóng trở nên lạc hậu, trong khi được thay thế bởi một hình ảnh sống động, chủ động và mang tính “công xã” hơn nhiều. Thật rõ ràng, con số ngàn người biểu tình về đất đai ở Xuân Quan đã dễ dàng được nhân gấp vài ba lần từ sự tham gia tự nguyện của người dân Dương Nội của Hà Nội hay những địa phương khác. Vả lại, yếu tố công xã này chỉ thêm một lần nữa chứng minh cho sự lợi hại của phương pháp luận đấu tranh bằng tập thể, và hơn nữa là một tập thể được tổ chức chặt chẽ.

Giờ đây, chính các chính quyền địa phương và hệ lụy tất yếu về hệ quả công xã của người dân đang làm mờ nhạt đáng kể những chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, kể từ thời điểm ông quan tâm chỉ đạo đến vụ Tiên Lãng. Cũng bởi, điều mà nhiều người thật sự âu lo cho hoàn cảnh ở đất nước ta là Tiên Lãng đã mang tính tiền lệ.

Vụ việc cưỡng chế Ecopark chưa chấm dứt, nhưng đã có thể hình dung được hậu quả của nó: khi những người nông dân đã không còn quá quan tâm đến hậu quả xung đột với lực lượng cưỡng chế hay hậu quả pháp lý trước tòa án các cấp đối với bản thân họ!.

Viết Lê Quân

Chuyện tuy nhỏ...

...nhưng ý thức bảo vệ môi trường được thể hiện ở mọi lúc, mọi nơi!
Hải quân Mỹ nhặt rác trên cảng Tiên Sa, Đà Nẵng! 
"Từ khi bắt đầu chuyền thăm Đà Nẵng hôm 23/4 đến nay, chiều nào thuỷ thủ trên các chiến hạm của Hạm đội 7 Hoa Kỳ cũng phân công nhau nhặt rác trên cầu cảng Tiên Sa!"
Họ tỉ mỉ nhặt nhạnh mọi thứ rác, dù chỉ là một mẩu tàn thuốc bé tí! - Ảnh: HC
Người nước ngoài dọn rác Hồ Tây

Thứ Ba, 24 tháng 4, 2012

Một hình ảnh bằng vạn lời nói.

Đây là bằng chứng sống động về sự dã man của công quyền trong việc đàn áp dân lành trong cuộc cưỡng chế 24/4/2012 tại xã Xuân Quan, huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên

 
Nguồn: You Tube
Cụ Lê Hiền Đức (Internet)
 Cụ Lê Hiền Đức một người vận động cho dân quyền có tiếng tại Việt Nam cho biết, đêm 22/4 bà đã có mặt tại Văn Giang:

“Tôi không có gì phải giấu diếm, tôi về để bảo vệ dân tôi.”
Bà cũng cho biết, trước đó, chính quyền đã tìm cách ngăn cản không cho Lê Hiền Đức có mặt với dân.”
“Tôi nhìn thấy cảnh sát cơ động chi chít. Cảnh sát địa phương áo xanh lá mạ cũng đầy ra.”
"Tôi đứng đấy, tôi gặp tất cả bà con. Bà con đang khóc ầm ĩ kêu gào.
Nghe những tiếng khóc của các cụ già tám, chín mươi tuổi, thương lắm. Chỉ có súc vật mới không động lòng thôi."
Bà Hiền Đức mô tả về những gì bà chứng kiến hôm 24/4 là trận chiến đấu ác liệt.
“Tôi cảm tưởng như đang trong trận chiến đấu ác liệt cách đây nửa thế kỷ mà tôi đã từng phải chiến đấu …lửa cháy ngút trời.”
Bà cho biết các lực lượng đã dùng súng hơi cay, “đánh đập dân rất dã man”.
"Đây rõ ràng là lực lượng ấy đang cưỡng chế dân."
"Tôi ngồi tôi khóc. Tôi ức quá mà tôi khóc vì tại sao tôi không bênh vực được những con người như thế.
"Tôi gọi đó (thanh niên bị đánh) là những thanh niên dũng cảm, dám đối mặt với lực lượng công an."
"Họ đàn áp vô cùng tệ hại. Bắn súng, đánh đập một cách rất dã man."
Tuy nhiên, do tiếng nổ quá to, bà không phân biệt được là súng gì.
Hưng Yên dùng tới hàng ngàn cảnh sát để trấn áp dân Văn Giang
Bà tâm sự. “Tôi nhục nhã đến mức là, thời kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, tôi đã từng hy sinh tuổi thanh xuân của tôi, tôi đã chiến đấu đủ mọi hình thức, mọi ngả đường nhưng bây giờ hoà bình rồi, mà tôi phải cải trang.”
“Hôm qua, tôi phải mượn cái nón rách, cáo áo nâu, quần sắn móng lợn để trà trộn vào với nhân dân. Nếu không nó nhìn thấy mình, nó thay đổi thái độ ngay.”
“Có như thế thì mới chứng kiến được hành động của họ đối với những người dân lành.”
“Có những người ngày hôm qua là trắng tay rồi, không còn gì cả, thì cuộc sống ngày mai đây họ sẽ ra sao?.”
“Đây là dấu hỏi rất to, tôi mong công luận sẽ đánh dấu hỏi cho những người dân Văn Giang hôm qua.”...Nguồn: BBC

Thứ Hai, 23 tháng 4, 2012

Tin nóng

Tổng hợp thông tin trước cuộc cưỡng chế tại Văn Giang-Ecopark
6h45′ - Tin từ các CTV có mặt tại hiện trường vụ cưỡng chế ở Văn Giang-Ecopark: “Lực lượng cưỡng chế đất đã phải  nổ súng, tiếng súng Ak nổ rền liên thanh từ lúc 6h10 phút đến 6h20′. Chưa có thương vong cụ thể. Tinh thần bà con quyết giữ đất trên cánh đồng Phụng Công, Cửu Cao. Chúng quá lo sợ mà nổ súng với dân !”  TRỰC TIẾP: KHỞI ĐỘNG CƯỠNG CHẾ Ở VĂN GIANG, HƯNG YÊN. 
7 VIDEO TOÀN CẢNH CƯỠNG CHẾ TẠI VĂN GIANG

7h5′ - “5h sáng cảnh sát đã tiến vào cánh đồng Phụng Công, Xuân Quan. Bà con Phung Công đã đốt lửa chặn đường.
  Tình hình hiện tại là có 10 bà con bên Phụng Công đã bị bắt lên xe. Lực lượng cảnh sát có trang bị  lá chắn, dùi cui, súng ak. Lựu đạn hơi cay ném vào bà con dồn dập, khói kín cả cánh đồng, lưả cháy loang như chiến tranh, rồi cảnh sát dàn hàng ngang như đội ngũ quân Lã Mã đợt này tiến lên, rồi đến đợt sau xông vào bà con dùng dùi cui vụt. Một số người bị đánh ngã quỵ đã bị bắt đi. Họ tóm tay chân thô bạo lôi những người bị bắt lên xe.
Hiện nay cảnh sát đang tụ lại đợi tiếp tế thêm lựu đạn cay vì đã dùng hết. Khoảng 500 cảnh sát lá chắn dùi cui đang tụ tròn trên cánh đồng để chuẩn bị cho đợt đàn áp tiếp theo. Một lực lượng cảnh sát khác đã khóa đường về của bà con, hiện nay một số vài trăm bà con bị cô lập giữa cánh đồng. Những người dân nào đi qua chốt chặn đều bị cảnh sát dùng dùi cui chọc vào bánh xe hoặc dọa đánh.
Nhiều tiếng khóc của bà con, phụ nữ, trẻ em vang khắp cánh đồng rất ai oán.”
Đọc tiếp »
Nguồn: ABS 

LỜI CẢM ƠN

Gia đình chúng tôi xin chân thành cảm ơn các bạn cựu học sinh trường Nguyễn Trãi Hà Nội(K22), trường Nguyễn n Trỗi (K6+K7) đã đến viếng, phúng điếu, gửi vòng hoa, điện hoa, dự lễ truy điệu và tiễn đưa mẹ, bà, cụ của chúng tôi là :
Cụ Lương Yến Hồng
Sinh năm 1924; HCKC chống Pháp Hạng Ba, thường trú tại Khu tập thể BTCCP ngo 180  P115 phố Ngọc Hà, quận Ba Đình, Hà Nội; đã từ trần ngày 29-3-2012 ( tức ngày 08 tháng Ba năm Nhâm Thìn) hưởng thọ 89 tuổi, về nơi an nghỉ cuối cùng.
Trong lúc tang gia bối rối, không tránh khỏi sơ suất, gia đình rất mong được lượng thứ.
Thay mặt gia đình
Trưởng nam

Ngô Thái Hòa(K6+K7).

Vietnamnet tổng hợp tin trong tuần

Cách giật tít của báo "lề phải" Vietnamnet.

Chủ Nhật, 22 tháng 4, 2012

Tin Gia đình bạn Trỗi k6

Sáng nay, BLL k6 đã vào bệnh viện Thống Nhất thăm mẹ LS Chu Tấn Quang nằm cấp cứu. Bác đã 85 tuổi, đang truyền nước. BLL đã gặp gia đình chuyển lời thăm hỏi của toàn thể AE trường Trỗi tới bác và chúc bác mạnh khỏe. Bạn Tạ Thắng, bác sĩ trong bệnh viện cũng thường xuyên theo dõi sức khỏe bác.



Chiều hôm qua, các bạn k6 cũng đã tới viếng bác Thời, ba bạn Võ Hồng Thế (đã mất). Được biết tới viếng bác cũng có các anh, các bạn k3, k7, k8 và trường HSMN. Cầu mong bác ra đi thanh thản.

Ảnh chung của khối 10 (1972) Chu Văn An

Thêm: "HIỀN TÀI LÀ NGUYÊN KHÍ QUỐC GIA"

Đi giúp ở trường Chu Văn An

Thời chiến tranh chống Mỹ có từ "đánh pắc", ý là đi làm thuê kiếm tiền. Xuất xứ do lính Nam Hàn của tổng thống Pắc-chung-hi được bên ta quan niệm là "lính đánh thuê cho Mỹ".
Hôm nay đánh pắc chụp ảnh giúp cho Hội Khóa 10 Chu Văn An 1972-2012. Đã làm 2 đĩa DVD để trả hàng cho Việt Hằng (BTC) và KV (ở xa). Đưa một ảnh nguyên khổ lên đây, cho sớm. KV hay VHằng chỉ cần đưa dẫn sang blog bên Chu Văn An là được.
Ảnh đã cắt bớt phần thừa xung quanh. Tải lên khổ 5169x2418 vậy mà mở ảnh từ trên này lớn nhất chỉ lấy được 1600x748.

Thứ Bảy, 21 tháng 4, 2012

AI ĐÃ TẠO RA NHỮNG “SẢN PHẨM” NHƯ THẾ NÀY?

Ngày 18/4/2012, tại phòng tiếp dân của Thanh tra Chính phủ. 
Một cô gái trẻ chừng 20 tuổi ngồi cạnh một nữ cán bộ tiếp dân. Cô ngồi rung đùi trông rất phản cảm. 
Bỗng tôi giật mình bới câu nói của cô gái trẻ. Chẳng phải vì cô nói to làm tôi giật mình mà là vì cách dùng từ ngữ để chỉ những người nông dân lam lũ nhưng đáng tuổi ông bà, cha mẹ cô. Cô bảo người nữ cán bộ tiếp dân: 
 - Chị ơi, bọn Phú Túc chúng nó về hết từ trưa rồi. 
Tôi hiểu, “bọn Phú Túc” ở đây là những người nông dân xã Phú Túc, huyện Phú Xuyên kéo đến Thanh tra Chính phủ nộp đơn kêu cứu. 
Tôi đang ngứa mắt, bây giờ lại thêm ngứa tai nhưng vẫn phải kìm nén. Tôi ôn tồn hỏi:
 - Chị làm ơn cho biết quý danh. Chúng tôi cần biết rõ mình đang nói chuyện với ai? 
Tôi là một bà già đã 81 tuổi còn cô ta ngang với lứa cháu gọi tôi bằng bà. Tuy vậy, câu trả lời của cô ta làm cho tôi thêm giật mình lần nữa: 
 - Các người không có quyền hỏi tên tôi. 
Mặc dù cô cố giữ bí mật về danh tính như thể sợ lộ bí mật quốc gia nhưng với nghiệp vụ học được trong những năm công tác ở ngành an ninh, việc biết được tên cô ta với tôi không phải là điều gì quá khó. Trong vòng mươi phút, câu hỏi của tôi, tôi đã tự giải đáp. 
Cô ta có một cái tên rất đẹp: QUỲNH ANH, sinh viên năm cuối của Học viện hành chính quốc gia ở đường Nguyễn Chí Thanh, đang thực tập tại cơ quan Thanh tra Chính phủ. 
Cô ấy là con ông cháu cha hay phải chạy bao nhiêu tiền để được thực tập ở đây, tôi không cần biết. Tôi lo lắng: Những con người như thế này, mới đi thực tập thôi mà đã coi thường người dân và thái độ tiếp dân như thế thì khi ra trường, làm việc chính thức ở một cơ quan nào đó rồi thì sẽ ra sao nhỉ? Nhất là khi đã có ít thâm niên công tác, thành cáo, thành tinh rồi thì cô ấy còn hống hách với dân. coi dân như cỏ rác, như giun dế đến thế nào nữa đây. 
Đào tạo, cho ra “lò” những “sản phẩm” hỏng như thế này thì cơ quan nào, tổ chức nào, ngành nào phải chịu trách nhiệm? 
20/04/2012 
Nguồn: Blog NTT 

PS: Sau mấy anh chị như Nguyễn Thanh Nghị, Nguyễn Thanh Phượng, Nguyễn Xuân Anh...thì đây là một sản phẩm mới tinh "tỉnh tình tinh": Con Ủy viên Bộ chính trị thành sếp lớn. Các cụ lãnh đạo trước kia có sống lại, nhìn cái đám UVBCT thời nay sản xuất ra "sản phẩm", chắc vái "cả nón".

Thứ Sáu, 20 tháng 4, 2012

Chuyện nuôi chó.

Đọc chuyện này lại nhớ đến những con chó tôi nuôi.
   Đầu năm 90 thế kỷ trước, được bà chị họ cho một con chó cảnh, mang về nuôi. Chú chó này đẹp nhưng số chú "đoản thọ". Sau hơn tháng, chẳng may mắc bệnh "ca rê". Thương nó, ròng rã gần hai tháng trời cứ chiều đi làm về bất kể nắng mưa, cho vào hộp carton chở đến trạm thú y Nam đồng để tiêm thuốc chữa trị. Số trời không cho, một chiều đi làm về thấy nó nằm thượt với vẻ kiệt sức, nghe tiếng tôi nó cố rướn cổ lên mà không nổi, nước mắt ròng ròng cố ngước nhìn tôi, dồn hết bình sinh, tru thảm mấy hồi rồi dần lịm. Sau lần đó, cứ mỗi lần nhớ lại cảnh đó nghĩ không dám nuôi chó. Thế nhưng...


tháng 9 năm 1993, khi đó phong trào nuôi và kinh doanh chó cảnh ở Hà nội đã đi vào hồi kết. Anh bạn có nuôi một con chó cái, loại chó "Nhật" đã lai đến đời F thứ bao nhiêu không biết nữa. Lần đó, nó "sinh hạ" được 3 chú chó con. Cũng biết tôi thích nuôi, một buổi chiều ông bạn dắt 1 trong 3 chú chó đến nhà tôi: 
- Chẳng ai mua, mày nuôi giúp tao một con!
- Ok!
Con Lô khi còn sống
chú chó này trông cũng "kháu trai"...và từ đó chú chính thức là thành viên trong nhà.
    Hồi đó trên TV hay có đoạn quảng cáo sữa "Milo", chưa biết đặt tên cho nó là gì, nghe đoạn quảng cáo đó bèn đặt cho nó cái tên Mi Lô (Milo), dần dần đọc thấy dài dòng rồi gọi luôn nó là con "Lô". 
Những năm đó, Tết vẫn còn được đốt pháo, một lần Tết, cậu con trai nghịch và đốt 1 băng pháo, vì pháo nổ to ghê quá nó sợ và ném băng pháo ra, chẳng may bánh pháo rơi đúng nóc chuồng đang nhốt con Lô làm Lô ta hoảng loạn kinh hoàng, sủa mãi không dứt. Sau lần đó cậu con trai tôi trở thành "kẻ thù" lớn nhất của con Lô, mỗi lần thấy cu cậu ở đâu là Lô ta gầm gừ thủ thế, cứ mỗi lần khi trời mưa có sấm chớp là con Lô sợ hãi sủa ầm ĩ, cho mãi đến sau này khi Lô "già", do tai "nghễnh ngãng" không nghe được nữa mới quên đi nỗi sợ hãi đó. Hàng ngày đi làm, ít có thời gian ở nhà, mọi việc chăm sóc nuôi con Lô do bố tôi đảm nhận từ cho ăn, tắm rửa cho đi vệ sinh đều do tay ông. Lâu dần con Lô như trở thành niềm vui của ông cụ và ngược ông như "chỗ dựa" của con Lô. Mỗi lần trở trời con Lô ốm đau, ông cụ lo lắng cho ăn rồi chăm sóc thuốc men cho đến khi khỏi bệnh. Lâu lâu ông cụ có những lần vắng nhà 2, 3 ngày, Lô ta ở nhà tỏ ra buồn bã rầu rĩ, biếng ăn cho đến khi ông về. 
  Trong gia đình, con Lô quý ông cụ nhất, thứ rồi mới đến tôi và nó ghét nhất thằng con trai tôi từ sau vụ nổ pháo năm nào. Mỗi lần đi làm về, sau khi dựng xe xong, đi qua chỗ con Lô nằm, lỡ quên không xoa đầu, vỗ về là không yên với nó, nó sủa nhặng lên "nhắc nhở", khi đã nhận được sự "hỏi thăm" của ông chủ, cu cậu mới trật tự rồi đuôi ngoắy tít. 
  Con Lô là "thành viên" của gia đình tôi sau hơn 17 năm cho đến đầu năm ngoái (2011). Ngày 27/1/2011 ông cụ nhà tôi bị đột quỵ, cấp cứu vào viện, từ khi vào viện cụ hôn mê cho đến lúc mất, sau 21 ngày. Ở nhà, cũng từ hôm cụ vào viện, con Lô buồn bã, bỏ ăn thỉnh thoảng chỉ liếm liếm chút nước, sau 18 ngày, kiệt sức nó "ra đi". Con Lô "đi" trước, sau 3 ngày ông cụ nhà tôi về với tiên tổ.
Trước đó cũng đã nghe nhiều chuyện về giống chó tình nghĩa với chủ. Câu chuyện về con Lô cũng là một minh chứng.

Thứ Năm, 19 tháng 4, 2012

Thế nào là sung sướng?


 (ST: Nam Nguyen)
Ngạn ngữ cổ Trung Hoa có câu: Biết đủ là đủ, Không biết Đủ thì Thế nào mới là Đủ. Ngạn ngữ Việt Nam có câu "(Đừng) Đứng núi này trông núi nọ" vì nghĩ rằng núi đó cao hơn, Mỹ, Anh có câu "Cỏ nhà hàng xóm luôn luôn xanh hơn" cũng là có ý khuyên ta biết đủ, chẳng nên "Mơ cây cao bóng dài" mà than thở.

*********** 
 Chàng thanh niên nọ lúc nào cũng than vãn số mình không tốt, không thể giàu có được. Một ngày, một ông lão đi qua, nhìn thấy vẻ mặt ủ ê của anh bèn hỏi :
- Chàng trai, sao trông cậu buồn thế, có việc gì không vui à?
- Cháu không hiểu tại sao cháu làm việc chăm chỉ, vất vả mà vẫn nghèo. Chàng trai buồn bã nói.
- Nghèo ư, cháu là một người giàu đó chứ ?
- Chưa ai nói với cháu như vậy cả, cháu rất nghèo.
- Giả như ta chặt ngón tay cái của cháu, ta trả cháu 3 đồng tiền vàng cháu có đồng ý không?
- Không ạ.
- Giả như ta chặt một bàn tay của cháu, ta trả 30 đồng tiền vàng, cháu có chịu không?
- Không bao giờ.
- Vậy ta muốn lấy đi đôi mắt của cháu, ta trả cháu 300 đồng tiền vàng, cháu thấy thế nào?
- Cũng không được.
- Vậy ta trả cháu 3000 đồng tiền vàng để cháu trở thành ông lão như ta, già cả, lú lẫn được không?
- Đương nhiên là không.
- Cháu muốn giàu. Vậy ta sẽ đưa cho cháu 30,000 đồng tiền vàng để lấy đi mạng sống của cháu, cháu thấy thế nào?
- Cháu cảm ơn ông! Cháu đã hiểu cháu cũng là một người giàu có.
Trong cuộc sống, rất nhiều người thường than thân trách phận mà không thực sự hiểu ra mình còn hạnh phúc hơn rất nhiều người khác. Bạn hãy xem :
- Nếu sáng mai tỉnh dậy, cảm thấy mình khỏe mạnh, thì bạn đã hạnh phúc hơn rát nhiều người không còn cơ hội sống đến ngày mai.
- Nếu bạn còn cảm nhận được vẻ đẹp của một ngày nắng mới, thì bạn đã hạnh phúc hơn hàng triệu người khác không may mắn được nhìn những vẻ đẹp giản dị của đời thường.
- Nếu bạn chưa bao giờ phải trải qua sự tàn phá của chiến tranh, sự đơn độc, lạnh lẽo trong nhà tù, chưa bị đói rét rình rập, thì bạn đã hạnh phúc hơn 500 triệu người trên trái đất. 

- Nếu trong tủ lạnh nhà bạn có thức ăn, bạn có quần áo để mặc, có tiền để tiêu xài, thì bạn đã hạnh phúc hơn rất nhiều người nghèo đói vô gia cư trên thế giới.
- Nếu bạn có tài khoản trong ngân hàng, thì bạn đã được xếp vào nhóm 8% những người giàu nhất thế giới.
- Nếu Bố Mẹ bạn vẫn còn sống, và sống vui vẻ hạnh phúc bên nhau, thì bạn thuộc số ít nhóm người hạnh phúc nhất trên thế giới.
- Nếu trên khuôn mặt bạn lúc nào cũng nở nụ cười tươi tắn, bạn luôn cảm thấy lạc quan yêu đời, thì bạn là người vô cùng hạnh phúc bởi trên thế giới có rất nhiều người muốn lạc quan như bạn mà không được.
- Nếu bạn được ôm người thân vào lòng hay được chia sẻ cùng họ những tâm sự của mình, thì bạn đã là người hạnh phúc hơn nhiều người khác không bao giờ nhận được tình yêu thương từ người khác.
- Nếu bạn vẫn còn nhận được những lời chúc phúc từ những người xung quanh, thì bạn đã hạnh phúc hơn rất nhiều người cô đơn, không người thân thuộc.
- Nếu bạn đọc được những dòng chữ này, thì bạn đã hạnh phúc hơn 2 tỷ người không thể đọc được trên thế giới.
Sau khi bạn đọc xong những dòng chữ này, bạn có thể nhìn lại mình qua gương và mỉm cười :" Hóa ra, mình cũng là một người giàu có và hạnh phúc".

Ảnh Trỗi K7 họp ở Đảo Hòa Bình TK trước

Thế kỷ trước (1994), K7 tụ tập ở Đảo Hòa Bình, nay chụp kỹ thuật số lại kẻo mốc, mình đăng lên để các bác hiệu đính tên vào ảnh giùm kẻo quên hết nhau nhá, tks. (mời xem ảnh ở trang cùng liên kết này)

Chuyện thật như đùa

Bác nào mua linh kiện, phụ kiện máy tính trên mạng nên lưu ý.
Sản phẩm với hộp đựng đầy đủ thông tin
Anh "Vnlaker8x" đặt mua một ổ cứng di động dung lượng 1 TB giá 800 nghìn đồng từ một website Trung Quốc. Khi mở ra xem linh kiện, anh tá hỏa với một chiếc USB cũ kỹ và 2 chiếc bu-lông.
... và linh kiện cấu thành bên trong.


Ảnh ổ cứng AWD dung lượng 1 TB 'rởm'

Ai chống lưng bà Đặng Thị Hoàng Yến?

V.T.  
Mấy ngày nay, khi sự thật về “scandan” man khai hồ sơ, chui lọt vào Quốc hội – cơ quan (trên danh nghĩa) quyền lực cao nhất trong Nhà nước CHXHCNVN – của bà Đặng Thị Hoàng Yến đã dần sáng tỏ, thì một sự thật khác liên quan trong vụ này mới được hé màn bí mật.
Đó là việc các báo Cựu chiến binh VN, Người cao tuổi … Những tờ báo nã những phát đại bác đầu tiên vào dinh lũy tiêu cực trong vụ này, từng  “lên bờ xuống ruộng” bởi một thế lực hắc ám đang nắm trong tay quyền quản lý báo chí.
Thế lực hắc ám đó gồm những kẻ nào? Công luận sẽ dần sáng tỏ trong những ngày tới.
Trước đây, phản ánh khuất tất vụ bà Yến vào Quốc hội, qua đơn thư tố giác của các vị lão thành cách mạng ở Long An, báo chí đã huỵch toẹt sự thật bê bối: có chỉ đạo từ một “cán bộ rất to ở trung ương”.
“Cán bộ rất to” này là ai, lần theo lịch sử công tác của bà Yến và vị này, công chúng không mấy khó khăn để xác định. Nhưng hãy tạm cho vị này hưởng án treo cái đã.
Theo tin tức từ báo giới, mấy hôm trước, không hiểu bằng cách nào, bà Yến dương dương tự đắc có trong tay văn bản của Cục quản lý báo chí (thuộc bộ Thông tin truyền thông) đề nghị Thanh tra Bộ xem xét ra quyết định xử phạt báo Cựu chiến binh VN về “tội” đăng “sai sự thật” về bà. Trong khi đó, “đương sự” là báo Cựu chiến binh VN lại không được gửi văn bản này.
Nhiều tháng qua, một cách “rất không đáng có” và “rất đáng ngờ”, báo Cựu chiến binh VN cơ cực vật lộn với đám “thiên lôi” ở bộ này.
Được biết, nhiều tờ báo lớn đã “đánh hơi” được nội vụ hắc ám này, đang triển khai nắm ngọn ngành diễn biến, sẽ chuyển đến công chúng trong những ngày tới. Theo một số lãnh đạo các báo, đây cũng là việc làm thiết thực để thực thi nghiêm túc Nghị quyết Trung ương 4 về chỉnh đốn Đảng.
Ai chống lưng bà Yến lừa dối Nhân dân, lừa dối Nhà nước, lừa dối Đảng? Công luận sẽ tỏ tường trong mấy ngày tới.
Nếu “báo lề phải” bị bịt miệng, công chúng cứ tin tưởng: đã có “báo không lề”.

V.T. (Nguồn: ABS)

đọc thêm: + Gặp gỡ chị Đặng Thị Hoàng Yến – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Tân Tạo: Cánh chim đầu đàn (Người đương thời, VTV6, 13/2/2009); + Sự thật về ĐBQH Đặng Thị Hoàng Yến? (Người cao tuổi, 5/8/2011);  + Đại biểu Quốc hội Đặng Thị Hoàng Yến trúng cử là hợp lệ (PLVN, 23/8/2011);  + Bà Đặng Thị Hoàng Yến nhận giải cống hiến vì cộng đồng (Bee, 20/11/2011);  + Bà Đặng Thị Hoàng Yến có trong sạch, có đủ tư cách ĐBQH không? (Cựu chiến binh, 21/12/2011); + Nói thêm về kiến nghị xem xét tư cách ĐBQH Đặng Thị Hoàng Yến (Người cao tuổi, 30/3/2012); + Để tìm ra “khoảng trống” trong hồ sơ bà Hoàng Yến(Người cao tuổi, 17/4/2012).  - “Kỳ án” ly hôn của bà Đặng Thị Hoàng Yến: Luật sư của bà Yến nói gì?(GDVN, 13/4/2012)