Bài ca Trường Nguyễn Văn Trỗi

Nhạc và lời: Hồng Tuyến

Thứ Tư, 31 tháng 10, 2012

"Đồng loạt ra quân" chuyện hài hước

Vì hàng loạt sản phẩm giành cho chị em, nhập lậu của Trung quốc có chứa dung dịch thuốc lạ, làm các bác quản lý thị trường trên cả nước phải đồng loạt "ra quân",....sờ mó.

Phân tích chí lý.

'Hiện tượng Nguyễn Bá Thanh' truy Thống đốc về nợ xấu

Thứ tư 31/10/2012 11:38

"Nợ xấu không phải xấu mà quá xấu, không bao giờ đòi được" hay "Bộ Tài chính dù quân hùng tướng mạnh đến đâu cũng không giám sát được" là 2 phát biểu của ông Nguyễn Bá Thanh tại Quốc hội.

Nếu có đổ vỡ kinh tế thì do ngân hàng, ông Nguyễn Bá Thanh, đại biểu đến từ Đà Nẵng nhấn mạnh. Đại biểu này cũng đề nghị Ngân hàng Nhà nước tập trung phân tích và bóc tách nợ xấu, làm rõ con số của doanh nghiệp là bao nhiêu, đặc biệt là tại các tập đoàn, tổng công ty nhà nước. Ông Thanh đặt câu hỏi, tại sao với người dân, doanh nghiệp thường, khi đi vay mà không trả được hết nợ thì ngân hàng siết nhà, đất, nhưng với một số đối tượng lại không làm như vậy?

Ngoài nguyên nhân chính của nợ xấu là bất động sản đóng băng, ông Thanh cho biết, có một vấn đề lớn hơn, đó là nâng khống giá trị tài sản thế chấp lên để cho vay. Khu đất trị giá thực chỉ 200 tỷ đồng, ngân hàng định giá nâng lên 800 - 1.000 tỷ đồng và cho vay 600 tỷ. Nhưng khi rao bán 100 tỷ đồng mà không ai mua thì mất luôn 500 tỷ đồng. Đây chính là nợ xấu, chưa nói đến trước đó cả người đi vay, người cho vay đều bỏ túi chục tỷ đồng, đại biểu là “hiện tượng” của Đà Nẵng nêu thắc mắc.

Tại nghị trường, ông Nguyễn Bá Thanh nhận định: “Có những khoản nợ không phải xấu, mà là quá xấu, không bao giờ đòi được”. Về nợ xấu tại các tập đoàn nhà nước, ông dẫn ví dụ về 2 nhà máy xi măng là Hạ Long, Cẩm Phả và cho biết, tổng đầu tư lên tới 4.000-6.000 tỷ đồng nhưng sau một vài năm đã lỗ mỗi đơn vị hơn 1.000 tỷ đồng thì đó chính là nợ xấu. “Ngân hàng Nhà nước phải thống kê nghiêm túc thì mới nói được năm nào giảm bao nhiêu %, giảm như thế nào, phải phân tích số liệu chính xác mới xử lý rõ ràng”, đại biểu Nguyễn Bá Thanh nói.

Bàn về tồn kho, đại biểu là Bí thư TP. Đà Nẵng thẳng thắn kết luận, tồn kho nhiều nhất vẫn là đất, nhà, xi măng sắt thép, vật liệu xây dựng. Ông đặt câu hỏi: “Một nước nghèo mà không dưới 100 tỷ đôla cho nhà đất thì như thế nào?”.

Ông Thanh cũng đề xuất 3 giải pháp trong điều hành giá xăng dầu, gồm siết chặt tạm nhập tái xuất, chia nhỏ doanh nghiệp chiếm thị phần quá lớn trên 60% và giảm thời gian dự trữ xăng dầu từ 30 ngày còn 15 ngày. Ông Nguyễn Bá Thanh bày tỏ: “Tạm nhập tái xuất là theo thông lệ quốc tế, nhưng nếu có lợi thì làm và không để xảy ra buôn lậu hay lợi ích nhóm. Còn riêng vấn đề dự trữ xăng dầu, Bộ Tài chính có quân hùng tướng mạnh đến đâu cũng không giám sát được, vì doanh nghiệp dự trữ bao nhiêu ngày có trời mới biết”.

Hoàng anh
Tamthuduc sưu tầm

Thứ Ba, 30 tháng 10, 2012

Trấn áp không dập tắt được những tiếng nói yêu nước phản kháng

Nghe phỏng vấn ông Lê Hiếu Đằng của RFI

Phiên tòa xử hai nhạc sĩ Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình vừa kết thúc sáng 30/10/2012. Giống như nhiều người bày tỏ thái độ chống Trung Quốc xâm lược một cách quyết liệt trong thời gian gần đây, tòa án Việt Nam lại dành cho hai nhạc sĩ nhiều năm tù với tội danh "tuyên truyền chống Nhà nước".
Bình luận về vụ án Việt Khang trong bối cảnh xẩy ra nhiều vụ bắt bớ và kết án tù những người bất đồng chính kiến tại Việt Nam, từ TP Hồ Chí Minh, luật gia Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho biết ý kiến.
Nguồn: ABS

Cái ác lên ngôi khi chính quyền bất lực!

Nguồn: PHÁP LUẬT

Phía sau những vụ giết, đốt xe kẻ trộm chó là sự bất lực của bộ máy công an, chính quyền trong việc điều tra, xử lý hành vi giết người.

Nếu nạn trộm chó gây bất an một thì việc đám đông đánh chết người trộm chó, đốt xe, ngăn cản công an đưa nạn nhân đi cấp cứu... đang gây bất an mười. Phía sau nó là sự bất lực của bộ máy công an, chính quyền trong việc điều tra, xử lý những kẻ giết người; là sự bất lực của xã hội khi cái ác lên ngôi và mặc nhiên được thừa nhận; là sự bất lực của công lý khi để người dân tự xử mà không cần đến chính quyền.
Rõ ràng nạn trộm chó và hành hung những ai dám ngăn cản ở Nghệ An đã khiến người dân phẫn nộ và bức xúc. Nhưng chia sẻ những bức xúc ấy không có nghĩa là đồng tình với việc một đám đông giết người ngay trước mắt chính quyền. Kẻ trộm chó, cho dù côn đồ và hung hãn, thì quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, sức khỏe và tài sản của họ vẫn được pháp luật bảo vệ. Và cơ quan công an, kiểm sát, tòa án là công cụ của chính quyền trong việc bảo đảm những quyền căn bản ấy.






Người dân ở xóm Bùi Bùi, xã Công Thành, huyện Yên Thành (Nghệ An) đã treo xác một chiếc xe của phường trộm chó để răn đe. Ảnh: ĐẮC LAM

Để nạn trộm chó lộng hành tức là trách nhiệm ngăn ngừa, phòng chống tội phạm của công an và chính quyền còn thấp. Khi người dân tự rào làng, dựng barie, tự hạn chế quyền tự do đi lại của mình và người khác để ngăn trộm tức là họ đã tự phát thực hiện những điều mà chỉ có quyền lực công cộng - Nhà nước - được làm. Điều đó thể hiện sự bất lực của chính quyền trong việc bảo vệ tài sản nhân dân.
Sở dĩ kẻ trộm - thực ra là cướp - chó tác oai tác quái vì kháng thể của xã hội trong cuộc chiến chống cái xấu rất thấp. Tội phạm không sợ bị trừng trị, không sợ bị lên án, đánh mất lòng tự trọng nên thay vì xấu hổ và lo sợ, chúng quay lại thách thức xã hội, hành hung những người dám ngăn cản hay bắt giữ.
Tuy nhiên, những con chó dù đắt tiền đến mấy cũng không thể so sánh với sức khỏe, tính mạng con người. Việc giết kẻ trộm chó, cho dù nhân danh nỗi căm phẫn, cũng thể hiện bước lùi của xã hội về tính nhân văn và sự văn minh. Nó gợi nhớ thời sơ khai về pháp luật, khi người ta có thể ném đá đến chết một tội đồ mà không cần phán quyết của tòa án.
Trách nhiệm của cả xã hội là làm sao để kẻ trộm biết sợ hãi sự lên án. Trách nhiệm của chính quyền là làm sao để kẻ trộm chó sợ hãi bị bắt giữ và trừng phạt. Và trách nhiệm lớn hơn nữa của chính quyền là làm sao để người dân không cần phải rào làng, ngăn đường và không thể hè nhau giết người, đốt xe và nếu điều đó xảy ra thì phải bắt giữ và trừng trị thích đáng.


Các nơi khác không như Nghệ An
Tôi là dân Long An và lâu nay tôi cũng rất bức xúc với nạn trộm chó. Chính tôi đã nhiều lần đề nghị công an xã coi lại có phải do chính quyền chỉ phạt hành chính nên bọn trộm xem thường luật pháp mà hành động liên tục. Thế nhưng tôi xin được lưu ý là trước giờ chỗ tôi và nhiều tỉnh miền Tây Nam Bộ không hề có chuyện đánh chết, đốt xe kẻ trộm chó. Vậy sao Hà Nội, Hà Tĩnh… và nhiều nhất là Nghệ An, chuyện không hay này cứ hay xảy ra? Có phải vì người dân ngoài đó không biết kiềm chế sự tức giận hay vì chính quyền “yếu” quá khiến mạng người được đem ra đánh đổi với một vài con chó? Đau xót quá!

tranvanthoi@...
Tôi không ưa gì bọn trộm chó nhưng thật tình tôi không tưởng tượng nổi có nhiều người sẵn sàng hè nhau đánh, giết đồng loại của mình chỉ vì một, hai con chó chừng chục, trăm ngàn đồng. Mạng người - dù đó là kẻ ác - cũng đâu thể rẻ rúng vậy!
Công an tỉnh Nghệ An cho rằng trong nhiều vụ đánh chết, đốt xe kẻ trộm chó trên địa bàn họ đã khởi tố vụ án nhưng không tìm ra bị can vì “đêm hôm dân trào ra đường biết ai là ai, hỏi không ai khai ra thủ phạm chính”. Cho tôi chất vấn: Nghiệp vụ điều tra đâu mà sao mấy anh lại dễ dàng bó tay vậy? Những vụ giết người, hủy hoại tài sản “hội đồng” như thế này đâu phải mới mẻ gì mà sao tỉnh khác xử được, Nghệ An lại không? Các anh nghĩ sao nếu có ý kiến cho rằng chính các anh với thái độ chần chừ, buông xuôi đã làm cho tội ác lộng hành?
minhha111@...
ĐỨC HIỂN

Thứ Hai, 29 tháng 10, 2012

Tâm tình ông Bảy Nhị

Lãnh đạo như cụ này, bây giờ như "của hiếm khó kiếm". Cụ này chắc một thời là lãnh đạo của "Tamthuduc", có lẽ "Tamthuduc" biết rõ?

“CHỈ CẦN RÀNH BỐN PHÉP TOÁN LÀ LÀM ĐƯỢC LÃNH ĐẠO”

Hồ Cúc Phương (thực hiện)

Tôi gọi điện thoại cho nguyên Chủ tịch tỉnh Nguyễn Minh Nhị và đề nghị được về tỉnh lúa An Giang thăm ông. Biết tôi lặn lội từ Hà Nội vào, ông xởi lởi, “chờ ngày nghỉ cuối tuần, chú lên Sài Gòn kết hợp công chuyện và tới chỗ cháu luôn cho đỡ cực”. Thấy tôi tỏ ý xúc động vì tấm thịnh tình ông dành cho cô phóng viên lần đầu gặp gỡ, bạn bè bảo: “quan chức địa phương, ông nào chẳng có xe hơi, chẳng sở hữu dăm ba căn nhà ở thành phố. Một công đôi việc, đằng nào cuối tuần ổng chẳng về đây nghỉ ngơi, hưởng thụ!”. Tôi nghĩ thầm, cũng có lý. Rồi ông tới tận Văn phòng đại diện báo Nhân Dân gặp tôi, đúng hẹn, không sai một phút. Thấy tôi nhìn quanh: “xe chú đậu chỗ nào”, ông cười hiền: “chú lên bằng xe đò mà”. “Rồi trò chuyện với cháu xong, chú về đâu?”. “Kêu thằng con rể chạy xe gắn máy tới rước, lâu rồi chú chưa thăm con, thăm cháu ngoại”. “Vậy chứ chú không có nhà riêng trên này sao?” – tôi ngạc nhiên. Lại một nụ cười chân chất, “Đừng nghĩ cứ quan chức là vơ vét được nhiều tiền, thu vén được nhiều tài sản. Chú sinh ra là nông dân, làm quan chức sống cùng nông dân. Nghỉ hưu, chú nuôi năm hầm cá tra, được bảy năm rồi, có năm thu hoạch gần cả ngàn tấn, kiếm bộn tiền đó nghe. Chú đã gắn bó máu thịt một đời với mảnh đất Long Xuyên, An Giang. Giờ mắc mớ chi mà lên Sài Gòn ở cho mệt”.

Nhiều nhà báo từng được trò chuyện trực tiếp với người đứng đầu vựa lúa An Giang đều đánh giá ông có vốn hiểu biết rất rộng, tư duy nhạy bén, sắc sảo, cách diễn đạt giản dị nhưng đầy sức thuyết phục. Vậy mà nghe nói ngày còn nhỏ, ông còn chưa học hết lớp Nhất trường làng?

Ông Bảy Nhị (cười sảng khoái): Chính xác. Tất cả những kiến thức tôi có được trong đầu đều nhờ vào học lỏm, chẳng hề được đào tạo bài bản cái gì hết trơn. Người ta hay đặt vấn đề nghi vấn bằng cấp của mấy ông quan chức này nọ là đồ thật hay đồ giả. Trường hợp tôi rất khoẻ, khỏi phải đi xác minh chi cho cực. Đời tôi chỉ có duy nhất một tấm bằng lý luận chính trị do Trường Nguyễn Ái Quốc cấp thôi. Tôi bỏ ngang lớp Nhất vì không có tiền làm giấy khai sinh cho đủ thủ tục để thi lên đệ thất. Nhưng quyết tâm tự học không ngừng nghỉ của tôi có được là nhờ ông anh trai ruột Nguyễn Minh Đào (sau này là Phó Bí thư Tỉnh uỷ An Giang) luôn khuyên bảo, động viên. Lý do mà ổng đưa ra giản dị thế này thôi. Giấc mơ mà tôi ôm ấp từ nhỏ là muốn làm được nhiều điều tốt đẹp cho người dân An Giang quê mình. Để biến giấc mơ ấy thành hiện thực, tôi phải ráng học, phải cố gắng phấn đấu vào Đảng. Vô Đảng là để được giao trọng trách, để có thể làm được nhiều việc có ích. Xin được nhấn mạnh, trọng trách chứ không phải địa vị. Bởi không được ngồi ở vị trí ấy, không có quyền quyết định thì có muốn phục vụ nhân dân cũng đành chịu. Còn nếu không có chữ nghĩa thì rất khó làm được công việc lãnh đạo, mà nếu có làm thì cũng rất dễ mắc sai lầm vì thiếu hiểu biết.

Và nhờ nỗ lực tự học không ngừng nghỉ, ông đã được giao trọng trách rất sớm, như một lãnh đạo trẻ nhất tỉnh. Những quyết sách đầu tiên của ông lúc đó, nghe nói cũng rất táo bạo?

Năm 1988, mới 42 tuổi, tôi trở thành người lãnh đạo trẻ nhất tỉnh, khi nhận quyết định chuyển công tác từ Phó Trưởng ban Tổ chức Tỉnh uỷ sang làm Giám đốc Sở Nông nghiệp An Giang. Một năm sau, tôi đề xuất xây dựng chương trình khuyến nông đầu tiên của cả nước và ký quyết định thành lập Ban khuyến nông của Sở. Phó Giám đốc đề xuất nên báo cáo Tỉnh uỷ vì đây là việc khá nhạy cảm, Bộ Nông nghiệp lúc đó không ủng hộ. Biết đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ rất đồng tình nhưng không dám quyết, tôi nói luôn với cậu phó, “khỏi báo cáo, tao chịu trách nhiệm toàn bộ. Được thì dân hưởng, tội vạ đâu tao xin gánh hết”. Tôi nghĩ, làm người lãnh đạo thì phải dám quyết, dám làm và dám chịu trách nhiệm cá nhân vì tất cả những điều đó. Không được phép dựa dẫm, đổ thừa vào cái gọi là trách nhiệm tập thể. Tính tôi là vậy, quyết liệt tới cùng. Không chỉ một lần, sau này khi đang là Chủ tịch An Giang, tôi cũng đã kiên quyết phản đối chủ trương xây bảy cái cống ngăn thoát nước sông Hậu do Bộ Nông nghiệp chủ trương thực hiện. Tôi nói, trong này đã chống lũ triệt để xong rồi, làm chi cho tốn kém ngân sách thêm nữa, lại cản trở giao thông. Vụ việc sau đó phải báo cáo lên Hội nghị thường vụ Tỉnh uỷ. Ông bí thư bảo, “có tốn kém cũng là tiền trung ương”. Tôi phản đối, “đâu có, đó là tiền của dân. Cá nhân nào quyết làm là tôi thưa đến cùng đó”. Mà nghe đâu nay người ta vẫn còn tiếp tục ghi danh mục đầu tư sắp tới.

“Trực ngôn nghịch nhĩ”, thái độ quyết liệt ấy chắc chắn mang lại cho ông khá nhiều hệ luỵ. Ông đã chọn cách hoá giải chúng ra sao?

Tôi quan niệm thế này, cái tâm chính là cứu cánh lớn nhất của cuộc đời mình. Làm cái gì cũng phải thật, trước hết là thật với chính mình. Nhiều người cứ tự gạt gẫm, rằng làm bậy ai biết. Nhưng ông bà mình đã dạy “cái kim giấu trong bọc lâu ngày cũng lòi ra”. Cứ làm thật, ăn thật, nói thật và đối xử với nhau chân thành thì chẳng ai nỡ hại mình. Mà rủi có ai làm vậy thì Trời sẽ cứu.

Ngày tôi làm Giám đốc Sở Nông nghiệp, có một nhân viên làm đơn nặc danh kêu thưa khắp nơi. Tôi quyết định rút anh ta về làm trợ lý, theo dõi tình hình tài chính của toàn bộ hệ thống doanh nghiệp do Sở quản lý. Mọi người thắc mắc, tôi nói “nó ở xa không biết nên nghi tao làm bậy, mới kiện cáo tùm lum. Giờ cho nó về gần, quan sát tao làm việc trực tiếp, chắc chắn nó sẽ hiểu”. Cậu đó sau này thương tôi lắm đó.

Nhớ hồi tôi quyết định giao đất xây dựng Trung tâm khảo nghiệm Định Thành rồi Nhà máy sản xuất thuốc sâu ngoài Bình Đức, tranh chấp thưa gởi khắp nơi, còn tôi trở thành đối tượng bị cấp trên điều tra, xem xét. May mắn là những cơ sở này đều phát huy được hiệu quả, đem lại lợi ích cho nông dân. Chứng tỏ mình đã giao đất đúng người, đúng chỗ. Mấy chỗ đó mà làm ăn trây trét là chắc chắn khối người mắng: “giao đất cho thằng mắt ma ấy làm gì, thấy nó phá dữ không”.

Nhân nhắc tới chuyện giao đất, tôi chợt nhớ trong một lần trả lời phỏng vấn, ông đã khẳng định như đinh đóng cột trước công luận: tôi có thể tự hào rằng suốt những năm làm lãnh đạo, tôi chưa hề có đề xuất nào gây hậu quả cho nông dân, không hề bị thế lực nào chi phối chủ trương đầu tư để kiếm lợi mà làm dân thiệt, ngân sách thiệt. Đã nghỉ hưu nhưng tôi vẫn sẵn sàng lắng nghe phê bình, chứ không phải giờ “hạ cánh an toàn” rồi mới nói mình sạch, nói cho sướng miệng?

Về đề xuất gây hậu quả cho nông dân, tôi tự tin rằng mình tránh được. Bởi tôi sinh ra là nông dân thứ thiệt. Đã có lần tôi khẳng định với cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt: “Tôi uống nước phèn mà lớn, đất phèn có thể dùng thủy lợi cải tạo và kỷ thuật canh tác riêng đều có thể trồng trọt được hết các loại cây ngắn ngày nên tôi không sợ”. Những quyết sách mà tôi đưa ra không hề liều mạng, bởi tôi chỉ làm khi biết chắc chắn 99,99% thành công. Uy tín dù có nhiều, xài hoài rồi cũng hết. Thất bại là dân chửi te tua, tôi đâu dám quyết bậy.

Ngày làm lãnh đạo, tôi cũng từng xắn quần đi trồng rừng, chửa cháy rừng, thiết kế mương phèn trên đất khai hoang vùng Tứ giác Long Xuyên… cùng người nông dân, anh em kiểm lâm và bộ đội. Không được trang bị nhiều kiến thức khoa học nhưng tôi gắn bó máu thịt với mảnh đất này, tôi luôn gần dân, học hỏi kinh nghiệm từ dân. Chuyện đắp đập chắn nước để sản xuất vụ Hè Thu 1976 ở huyện Phú Tân lần đầu tiên ở An Giang là tôi học từ kinh nghiệm người Campuchia hồi còn kháng chiến (1972) qua câu họ trả lời tôi “Vì sao đêm qua nước tràn đồng?” – là vì “Ăn bắp rồi bửa đập cho nước vô”. Thuyết phục nông dân, tôi dùng hình ảnh và ngôn ngữ trực quan, nôm na. Dân hiểu và nghe, nghe là họ làm theo thôi.

Vâng, những quyết sách do dân và vì dân ấy dù sao cũng dễ thực hiện, vì nó chỉ phụ thuộc vào cá nhân ông Chủ tịch dám làm dám chịu trách nhiệm. Nhưng việc đối mặt với những mánh lới chạy dự án tinh vi, những món lợi quá lớn từ số phần trăm hoa hồng “lại quả”, trong khi vẫn phải giữ mình trong sạch là điều rất khó, thưa ông?

An Giang là một trong những địa phương có sức hấp dẫn lớn với các nhà đầu tư. Chạy dự án, lobby – vận động hành lang … để có suất ngon lành, để hưởng lợi không thiếu. Nhưng tôi dám nói mình chưa hề chịu sự chi phối của bất kỳ thế lực nào trong chủ trương đầu tư là có cơ sở. Là người ký duyệt dự án, tôi chẳng cần nhận bao thơ của ai. Riêng chuyện biết trước qui hoạch, cho người nhà hoặc “tay chân” lén mua đón đầu chờ cơ hội bán (hoặc đền bù) lấy lời là đủ kiếm bộn tiền nhưng tôi dứt khoát nói không. Chuyện (theo thông lệ mà luật cho phép doanh nghiệp) tôi có nhận quà (tiền) cảm ơn (thưởng cuối năm) chút đỉnh từ phía doanh nghiệp, cá nhân là có. Nói chưa bao giờ nhận là không thật thà. Mỗi người chỉ dăm ba triệu thì cộng lại cũng đã là một mớ kha khá mà dân nghèo nằm mơ cả đời không có. Nhưng nếu có màu đút lót, xin xỏ hoặc mưu cầu này nọ là tôi kiên quyết gạt đi, nhận mấy cái thứ đó mình chết chắc. Nhưng mình cũng không thể quá máy móc, cứng nhắc trong ứng xử (có thể gọi là “thiếu tế nhị”) . Nhớ có những lần “tiền thưởng” khá hậu hoặc có lần người đưa bao thơ “quá dày” … Trả không được, nhận không xong, tôi giao cho thủ quỷ cơ quan lập riêng một cuốn sổ. Gặp người này người kia khó khăn, có cái chi tiền ngân sách không được tôi quyết (qua một cán bộ văn phòng) là cô chi, cuối tháng có quyết toán với nhau rành mạch. Tới ngày tôi rời khỏi ghế Chủ tịch, tôi hỏi, cô báo: “Quỷ của chú bằng không rồi”. Tôi nói: “Vậy là huề!.Giải tán!”. (cười). Sau nầy tôi đọc báo, hình như có người biết, phê phán là làm vậy chỉ biết giử mình chớ “không kiên quyết chống tham nhũng”. Lập biên bản bắt tại tay người đút lót, theo tôi không phải cách làm hay của người lãnh đạo. Vả lại, ai đút lót mình họ đều nghe ngóng trước xem ông nầy “hảo ngọt” hoặc “thích phần trăm (%)” hay ham đi du lịch không?. Đừng tạo cho người ta cảm giác an tâm khi làm việc đó với mình thì tốt nhất, an toàn nhất. Ngược lại thì khó lắm!. Khổ nhất là họ mua mình không được thì họ sẽ phá mình bằng nhiều cách, nhất là nói xấu. Tôi trả giá cho vấn đề nầy cũng khá đắt, điển hình là một vụ khai thác tài nguyên ở nơi nhạy cảm có nhân tố nước ngoài. Tôi (Chủ tịch tỉnh) kêu lên đến sáu Bộ mà cũng không cứu được tài nguyên!.

Nhưng cùng một cái phong bì giống nhau, cảm ơn hay hối lộ thì không phải lúc nào cũng rõ ràng và dễ nhận biết, thưa ông?

Chính xác. Tôi nhận ra, ranh giới giữa sự tri ơn với biếu xén, hối lộ, đút lót nhiều khi rất mỏng manh. Người lãnh đạo phải rất tinh tường để nhận ra cái lằn ranh lắm khi vô hình ấy. Ngày đã nghỉ hưu, tôi có thú vui trồng và chăm cây kiểng. Có hôm đang ở xa, tôi nhận cú điện thoại từ một số lạ hoắc. Người gọi trình bày muốn mua một cây thế đã suy của tôi với giá cả chục ngàn đô. Tôi nói, cây sắp chết ôm về làm chi, anh ta bảo em thích nên sẽ cố chăm sóc để nó sống khoẻ. Tôi suy nghĩ lung lắm. Từng ấy đô la là cỡ 200 triệu đồng, nghe cũng ham, tiền nhiều ai không thích. Nhưng tôi vẫn băn khoăn, một người lạ làm vậy là có ý gì, đằng sau nó là mục đích gì. Cuối cùng, tôi kiên quyết nói không. Ít lâu sau, tôi lại nhận cuộc gọi, từ chính số điện thoại đó. Lần này, anh ta tha thiết nhờ tôi nói một tiếng để đơn vị kiểm lâm cho chuyển mấy cây gỗ từ Campuchia về. Vậy là tôi hiểu ngay vấn đề, chục ngàn đô bỏ ra mua cây kiểng của tôi là để dọn đường, chỉ cần tôi trả nghĩa bằng một chuyến vận chuyển trót lọt là dư thừa. Tôi cười “tao về hưu rồi nói ai nghe”, bụng thầm nghĩ “may quá, bán cây rồi thì biết cư xử sao đây”.

Chuyện trò nãy giờ, thấy ông Bảy Nhị đúng là một quan chức - nông dân đươc xếp vào hàng “quý hiếm”. Xin được hỏi câu cuối cùng, làm người lãnh đạo đúng nghĩa được dân tin yêu như ông có khó lắm không ạ?

Chỉ cần rành bốn phép toán là làm được. Đó là: luôn biết cộng thêm nghĩa tình, yêu thương; biết trừ đi những oán thù, ghét bỏ; biết nhân lên của cải cho người dân, cho xã hội và biết chia sẻ hạnh phúc. Tôi nghĩ vậy.

Xin trân trọng cảm ơn ông! 
Nguồn: ABS

Tin buồn


Cụ Nguyễn Văn Đào, thân sinh Nguyễn Văn Hùng K7 do tuổi cao sức yếu đã từ trần vào hồi 10 giờ 29 phút ngày Thứ Hai 29/10/2012 tại Bệnh viện Hữu Nghị, Hà nội

Lễ viếng từ 12h30 đến 14h30 Thứ Năm ngày 1/11/2012 tại Nhà Tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội.

Lễ truy điệu ngay sau đó, và đưa tang tại Đài Hóa Thân Hoàn Vũ, Văn Điển.
Trân trọng kính báo
Con trai trưởng 
Nguyễn Văn Hùng .

Chủ Nhật, 28 tháng 10, 2012

Tìm thêm được bạn Trỗi.

Nhờ đọc thông tin từ bài này lại tìm được một ông bạn Trỗi K8.  Trong ảnh B5 Quyết thắng, cậu ấy là người đứng sau Minh Hà. Ai ở B5 K8 hẳn còn nhớ đ/c này? Cách đây gần 20 năm có một lần tôi gặp cậu ấy và được biết làm việc tại NXB Sự thật, từ đó mất liên lạc không gặp lại. Cậu này tên là Hoàng Phong Hà. Trước khi lên trường, biết cậu nhà ở Hà đông, Theo thông tin trên mạng cậu Hà hiện giữ chức vụ Phó Giám đốc (thường trực) NXB, Phó TBT.

CHẮC THỦ TƯỚNG CHƯA QUÊN?


 Minh Diện
 Trong cuốn sổ tay phóng viên của tôi còn ghi lại một chuyện xảy ra cách đây 34 năm. Hôm ấy là ngày 21-8-1978, một đoàn cán bộ Trung ương Đoàn do Bí thư Thứ nhất Trung ương Đoàn, Anh hùng quân đội Lê Thanh Đạo, dẫn đầu đến xã Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang sau vụ thảm sát của Khmer đỏ. Đại tá Lê Thanh Đạo, sĩ quan không quân, phi công dũng cảm tham gia 8 trận đánh, tiêu diệt 6 máy bay F4 của giặc Mỹ. Cùng đi có nhà báo lão thành Ba Dân, nguyên Phó Tổng giám đốc Thông tấn xã Việt Nam, cùng các nhà báo Việt Thảo, Đình Khuyến, Phạm Hậu… Từ sáng sớm, đoàn chúng tôi khởi hành từ Sài Gòn bằng hai chiếc xe U-OÁT cũ kỹ, theo quốc lộ 4 về miền Tây. Con đường bị tàn phá trong chiến tranh, lại bị lũ lớn xói lở, ổ gà ổ trâu lổn nhổn, thỉnh thoảng phải tránh những hố bom hố pháo chưa kịp lấp.Hai bên đường làng xóm xác xơ. Cứ cách vài cây số lại gặp một trạm Ba-rie chắn ngang đường, đó là những trạm kiểm soát liên hợp, kiểm tra tất cà các phương tiện giao thông chống buôn lậu, vượt biên, đặc biệt là ngăn người lên biên giới vì chiến sự đang hết sức căng thẳng.

Càng đến gần biên giới không khí càng ngột ngạt. Người dân bồng bế con, gồng gánh chạy từ biên giới về, bộ đội hành quân lên biên giới thanh niên nam nữ vác chông tre đi rào làng. Đất nước mới hòa bình chưa bao lâu, hố bom chưa kịp lấp, vết thương trên da thịt chưa kịp lành, đang phải ăn bo bo thay gạo, lại xảy ra chiến tranh, kẻ thù lại là người đồng chí từng môi hở răng lạnh, chung một chiến hào đánh Mỹ, từng hy sinh máu xương vì nhau! Đau quá! Chúng tôi đến xã Ba Chúc, huyện Tri Tôn, An Giang, nơi bọn lính Pôn bốt mới tràn sang tàn sát đồng bào ta đêm 17 rạng 18 tháng 4. Không bao giờ tôi có thể quên được những gì mình nhìn thấy buổi chiều năm ấy. Những đống xác người chồng chất trong chùa, trong trường học, dưới chân núi Tượng, núi Dài, bên bờ kinh. Người bị chặt đầu, người bị cắt cổ, mổ bụng, trẻ em bị lưỡi lê đâm, phụ nữ bị lột hết quần áo lấy cọc tre đóng vào cửa mình. Không thể đếm xuể bao nhiêu xác chết. Bọn lính Pôn Pốt tràn sang lúc nửa đêm, khi bà con ta vẫn ngủ say. Chỉ bảy, tám tiếng đồng hồ, chúng đã giết hại hàng ngàn người dân vô tội. Bộ đội và dân quân lấy bao ni lông gói xác người đưa lên xe bò chở ra hố chôn tập thể. Người thân của các nạn nhân còn sống sót chạy tản cư hết, làng xóm bỏ hoang, điêu tàn. Cách chỗ chúng tôi chưa đầy một tầm đạn súng cối, bọn Khmer đỏ núp trong công sự dưới rặng thốt nốt vẫn thường xuyên bắn sang và rình rập, lừa phía ta sơ hở là tập kích bất ngờ gây thêm tội ác. Khắp xã Ba Chúc, từ núi Tượng đến ngôi chùa của người Miên, nồng nặc mùi tử khí, rải rác xác người chết, từng bầy chó hoang nháo nhác vục mõm vào xác chết đang phân hủy… Từ Ba Chúc, An Giang, chúng tôi sang Kiên Giang, đến Trung đoàn 152 (Bộ đội địa phương Kiên Giang) đang chiến đấu bảo vệ biên giới. Đồng chí Chủ nhiệm chính trị ân cần đón tiếp chúng tôi. Đó là một đại úy rất trẻ. Anh nói những diễn biến trên tuyến biên giới do đơn vị mình phụ trách, và quyết tâm của anh em trong đơn vị đánh trả bọn Pôn bốt. Khi kể lại chuyện bọn Pôn bốt giết hại đồng bào mình, người đại úy trẻ nghẹn lời, lấy tay chùi nước mắt. Gương mặt anh quắt lại, mắt đỏ ngầu. Chúng tôi đề nghị ra thăm bộ đội ngoài trận địa, chủ nhiệm chính trị hơi ngần ngừ vì cuộc chiến đấu đang hết sức căng thẳng, nhưng khi anh Lê Thanh Đạo nói, hầu hết thành viên trong đoàn đếu là người đã qua khói lửa, đồng chí đại úy trẻ kêu thêm hai chiến sỹ bảo vệ, cùng mình dẫn chúng tôi lên chốt. Trên đường ra trân địa có một đoạn lầy, bánh xe bị lún sâu không lên được. Chủ nhiệm chính trị hô: “Nào các đồng chí theo tôi!”. Anh nhảy xuống ghé lưng cõng nhà báo lão thành từ xe qua vũng lầy.Tiếp đến chị Hằng. Hai chiến sỹ cùng chúng tôi, cả anh Lê Thanh Đạo nhảy xuống làm theo đồng chí đại úy. Mọi người khiêng bổng hai chiếc xe qua bãi lầy. Khi xe tiếp tục lăn bánh, viên đại úy mặt mũi đầy bùn, nhoẻn một nụ cười rất hồn nhiên. Nhà báo lão thành Ba Dân nhìn viên đại úy, nói với chúng tôi: “Người cán bộ phải dấn thân như thế!”. Lẽ thường vốn vậy, tốt-xấu do mình, khen chê là quyền của mọi người, ai cũng có cách nhìn nhận và chính kiến của họ. Buổi tối hôm ấy, Ban chỉ huy trung đoàn 152 mời chúng tôi ăn cơm với thịt trâu luộc. Bấy giờ đang thời buổi đói kém, và đã trải qua một ngày vất vả, mệt nhọc, nhưng chúng tôi không tài nào nuốt nổi miếng cơm vì hình ảnh ghê rợn ở Ba Chúc vẫn còn lởn vởn trước mắt. Tôi kê cuốn sổ tay lên đầu gối ghi lại những việc xảy ra trong ngày, và tự nhiên bật ra những câu thơ không vần điệu.Trước khi tạm biệt Ban chỉ huy trung đoàn, tôi đọc bài thơ ấy cho mọi người nghe: Ta lại hành quân về biên giới Tây Nam Mộc Hóa, Tân Biên lửa ngút ngàn Máu dân nhuộm đỏ đồng Ba Chúc Sa Mát, Cà Tum …trắng khăn tang. Những tên lính áo đen Ném trẻ con vào lửa Đập đầu, mổ bụng người già Đâm cọc nhọn vào cửa mình phụ nữ Miệng hô vạn tuế Ăng-ca Những tên đập đầu dân Cam-pu-chia Xây dựng “chính quyền năm không” quái dị Chúng với ta từng là đồng chí Thắm tình hữu nghị anh em Đường hành quân về biên giớ Tây Nam Qua những hố bom chưa kịp lấp Qua những chiếc cầu đổ sập Gặp những mẹ già chua kịp xả khăn tang Ta lại hành quân về biên giớ Tây Nam Thành phố sau lưng chập chờn ánh điện Con khát sữa chụp bình cháo loãng Mẹ đói lòng nhai tạm bo bo Vợ ta còm cõi xác xơ Đêm ngày lại đỏ mắt chờ đợi ta! Mọi người lặng đi một lát. Đồng chí đại úy chủ nhiệm chính trị bắt tay tôi và xin bài thơ chép tay để đăng báo tường đơn vị. Đồng chí đại úy trẻ ấy chính là Thủ tường Nguyễn Tấn Dũng bây giờ. Hơn ba chục năm đã qua chưa một lần tôi gặp lại ông Nguyễn Tấn Dũng, nhưng tôi không quên hình ảnh người đại úy trẻ khóc khi kể về những người đồng bào của mình bị sát hại và nhảy xuống cõng nhà báo lão thành qua đầm lầy lên mặt trân biên giới năm ấy. Tôi nghĩ, ông Nguyễn Tấn Dũng là một người được sinh ra giữa đồng đất Nam Bộ phì nhiêu, giữa những người dân trọng nghĩa hiệp, phóng khoáng, là người từ gian khổ hy sinh mà trưởng thành. Một con người biết khóc trước nỗi đau của dân, biết tôn trọng một nhà báo lão thành, biết tìm về tận quê người bạn chiến đấu là anh Phan Trung Kiên để trả ơn, một người như thế không thể “hỏng ” được – Tôi dùng chữ “HỎNG” là chữ của cố nhà báo, nhà nghiên cứu Trần Bạch Đằng, nguyên Trưởng Ban tuyên huấn Trung ương cục miền Nam. Chắc Thủ tướng chưa quên những năm tháng lăn lộn, sống chết vì nhan dân và chiến sĩ để đánh Pôn Pốt, tay sai của Trung Nam Hải; chưa quên những gian nan cơ cực của người dân vùng đầu nguồn lũ ĐBSCL. Nay trước giá cả tăng vọt, đại gia lại cướp tiền bán cá, nợ tiền mua lúa, mua mía của dân, ngân hàng khó khăn nên dân cũng khó cậy nhờ, cơ cực lắm! Cùng với sự mất giá trầm trọng của đồng tiền, tỉ lệ hộ nghèo ở các địa phương trong cả nước đều tăng … Vậy thì những sai lầm khuyết điểm của Thủ tướng là do đâu? Vừa qua Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tự kiểm điểm sâu sắc và các Ủy viên Bộ chính trị, rồi Ủy viên Trung ương đã đóng góp thẳng thắn, chí tình chí lí rồi. Thủ tướng đã nhận khuyết điểm trước Quốc hội rồi. Nhưng, với góc nhìn của một người không ở phe nhóm nào và không có bất kỳ tham vọng hay nhu cầu lợi lộc nào, tôi trộm nghĩ, không đến mức do những hối thức của kinh tế thị trường mà Thủ tướng quên hết những năm tháng gian nan, thử thách khi là một sĩ quan “Bộ đội Cụ Hồ”. Vợ con, gia đình Thủ tướng có hối thúc, xúi bẩy hoặc can thiệp gì không? Sai lầm lớn nhất của Nguyễn Tấn Dũng là chủ quan, liệu rằng có nhẹ dạ, cả tin, lại không biết lắng nghe và không tin dùng người hiền tài, trung chính và có tâm huyết. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng muốn thể hiện vị trí độc lập của Chính phủ, muốn xóa cái lối mòn in đậm trong hành pháp của nước ta, là Chính phủ chỉ thi hành mọi chủ trương chính sách của Bộ Chính trị vạch sẵn, Thủ tướng chỉ như một Trưởng ban, thậm chí không bằng trưởng ban Tổ chức Trung ương dưới thời Lê Đức Thọ. Ông Phạm Văn Đồng đã làm Thủ tướng như vậy mấy chục năm. Ông Võ Văn Kiệt đã nới rộng cái vòng kim cô ra một chút. Đến ông Phan Văn Khải thì co vào. Ông Nguyễn Tấn Dũng quyết bung ra, tập trung quyền hành vào mình. Những người có quyền hành thường nhiễm bệnh quan liêu, mệnh lệnh, chủ quan duy ý chí, coi mình như trời, lời nói là khuôn vàng thước ngọc, không lắng nghe người ngay nói thẳng. Phải thật tỉnh táo thì mới tránh được điều đó. Ông Võ Văn Kiệt quy tụ bên mình những trí thức hàng đầu, cả người của chế độ cũ như tiến sỹ Nguyễn Xuân Oánh mà ai cũng biết rất thẳng. Ông Phan Văn Khải thành lập một Ban tư vấn gồm các nhà kinh tế, khoa học, văn hóa. Ông Sáu Dân và ông Sáu Khải biết lắng nghe những lời nói thẳng, biết chọn lựa cái tinh, gạt bỏ tạp chất qua “cái rây” phản biện của những trí thức tâm huyết với đất nước. Đáng tiếc, ông Nguyễn Tấn Dũng lại giải tán cái cơ quan người tiền nhiệm đã sử dụng có hiệu quả, hơn nữa, còn ép dẹp Viện nghiên cứu phát triển IDS do Tiến sỹ Nguyễn Quang A, Lê Đăng Doanh, Hoàng Tụy, Phạm Chi Lan và nhiều trí thức tên tuổi khác thành lập, không dùng kinh phí nhà nước, chỉ muốn giữ vai trí phản biện độc lập, để giúp Chính phù có những lựa chọn công bằng và hợp lý hơn trong quyết sách xây dựng và phát triển kinh tế. Giá như Thủ tướng biết lắng nghe họ, biết đâu đã có thể hạn chế những sai lầm nghiêm trọng như Vinashin, Vinalines, đã có thể cảnh giác với nhóm lũng đoạn ngân hàng. Trong khi giải tán nhóm phản biện độc lập, vì là phản biện nên họ thường đưa ra những ý kiến trái chiều, thường căn vặn những ý tứ chưa rõ và soi mói những góc khuất, thì Thủ tướng lại chọn nhóm tư vấn mà trong đó có những chuyên viên không có tâm, còn thấp tầm, bụng dạ chứa đầy chất cơ hội. Đó là những kẻ chỉ nịnh nọt, không can gián bề trên, thậm chí nói sai nói điêu, xúi giục bề trên đưa ra những chính sách có lợi cho phe nhóm mình. Qủa thật, tôi không tin tự tâm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng muốn ra lệnh bắt bớ người biểu tình khi chính ông nói cần có luật biểu tình. Không phải tự tâm ông muốn đàn áp những người dân Văn Giang giữ đất khi ông vừa ra lệnh xử nghiêm vụ Tiên Lãng. Cũng chẳng phải cái tâm muốn xỷ lý các trang mạng khi ký chỉ thị 7169. Và cũng không phải ông ngây thơ chính trị đến mức tháng trước cho con gái làm Phó Chủ tịch Ngân hàng Bản Việt, tháng sau đề bạt con trai làm Thứ trưởng, giữa lúc kinh tế đang khó khăn, vụ Vinashin, Vinaline chưa giải quyết và lòng dân đang bức xúc vì tham những không giảm khi ông là người cầm đầu lực lượng chống tham nhũng. Phải chăng bị lợi dụng bởi những kẻ đứng sau xu nịnh, cơ hội xúi bẩy, khuấy lên những chuyện đó làm mất uy tín của ông để đục nước béo cò? Có những kẻ dựa bóng, mượn danh ông gây ra những vụ oan khốc, thậm chí tàn ác, liệu Thủ tướng có biết? Chưa chắc những kẻ đó đã có báo cáo thật với Thủ tướng về những việc đã làm. Nhưng, hậu quả và tai tiếng thì chính Thủ tướng phải gánh chịu. Tôi hiền giúp cho vua sáng, tớ gian giật đổ ngai vàng. Đời vốn vậy! Tôi nghĩ, với sự sắc sảo, thông minh và tham vọng của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, nếu ông biết lắng nghe và chọn những người có tài, có đức thực sự để giúp việc cho mình thì ông sẽ thành công. Việc không thể khác là tự nhận ra mình, xem lại “đội ngũ đệ tử”, nghe lời khuyên phải, trọng dụng hiền tài. Sử cũ còn ghi lại nhiều chuyện để răn đời: Khi vua chúa quá kém trong thuật dùng người, bị kẻ tiểu nhân mơn trớn, xúc xiểm, cậy quyền lại trở thành bạo chúa, lộng quyền, để lại ô danh muôn đời, sinh bao cảnh nước mất nhà tan, oan khiên dậy đất. Sở là một nước mạnh, đứng đầu các nước Tần, Tề, Yên, Hàn, Triệu, Ngụy thời Chiến quốc. Khuất Nguyên vừa là nhà thơ vứa là nhà chính trị lỗi lạc, được vua tin yêu phong đến chức Tả đồ. Khuất Nguyên nhận ra triều đình rệu rã, nhiều chính sách sai, nhiều quan tham ăn chơi thác loạn, bè phái hoành hành, dân chúng lầm than bị ức hiếp, nên thẳng thắn tâu vua sửa sai. Nhưng vì kiêu ngạo, lại cả tin lời sàm nịnh ton hót, Sở Hoài Vương chẳng những không nghe Khuất Nguyên mà gét bỏ ông, đày đi biệt xứ. Ông thương nước Sở, hận Sở Vương, trút hết nỗi sầu vào thi phẩm Ly Tao và trầm mình xuống dòng sông Mịch La. Đời sau Lý Bạch khóc Khuất Nguyên: “Khuất Bình tử phú huyền nhật nguyệt. Sở Vương đài tạ không sơn khâu!” (Gía như Sở Vương lắng nghe lời ngay của Khuất Nguyên thì nước Sở còn, sự nghiêp Sở Hoài Vương còn). Ở nước ta đời vua Trần Nghệ Tông (1321-1391) lúc đầu theo nếp cũ vua cha Minh Tông lấy pháp luật nghiêm minh làm thước đo, lấy dưỡng dân làm nền tảng sách lược nên nước thịnh, nhưng sau ông lại tin dùng kế của kẻ nịnh, cất nhắc bọn Đỗ Tử Bình và Qúy Ly, nên bị quan quân phân rã, lòng dân oán thán, ngoại bang vốn lăm le từ lâu thừa cơ ra tay, dẫn đến cơ nghiệp nhà Trần sụp đổ.
 Tamthuduc sưu tầm

Thứ Bảy, 27 tháng 10, 2012

Một việc làm khó được chấp nhận

Theo (ĐCSVN) – Sáng 26/10, tại Hà Nội, NXB Chính trị Quốc gia, Việt Nam và NXB Nhân dân Thượng Hải, Trung Quốc đã ký biên bản làm việc nhân chuyến thăm của đoàn đại biểu NXB Nhân dân Thượng Hải tại Việt Nam. Nội dung biên bản ký kết nêu rõ hai bên sẽ tăng cường trao đổi, hợp tác về tổ chức, quản lý, biên tập bản thảo, trao đổi bản quyền…


Theo:Phamvietdao.net: "Hôm nay ngày 27/10, Báo điện tử Đảng Cộng sản vừa đưa tin về ký kết hợp tác xuất bản giữa NXB Chính trị quốc gia ( Sự thật ) với NXB Nhân dân Thượng Hải, Trung Quốc; Cũng sáng nay, báo Tuổi trẻ đưa tin về thảo luận sửa đổi Luật Xuất bản trong đó có nội dung quan trọng sau: "Không liên kết xuất bản sách chủ quyền quốc gia có đưa một đoạn trong dự thảo Luật Xuất bản sửa đổi được thảo luận tại Quốc hội sáng 27/10: “Những xuất bản phẩm có nội dung về lý luận chính trị, lịch sử, tôn giáo, chủ quyền quốc gia, hồi ký thì nhà xuất bản không được liên kết mà phải trực tiếp thực hiện toàn bộ khâu biên tập bản thảo để bảo đảm về nội dung chính trị, tư tưởng”...
Theo quy định mới của Luật Xuất bản thì ngay cả đối tác liên doanh liên kết trong nước cũng không được phép liên kết với đầu nậu xuất bản loại sách này? Thế thì việc Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia ( Sự thật ) ký kết hợp tác hôm qua ngày 26/10/2012 với NXB Nhân dân Thượng Hải là hành vi sẽ vi phạm luật xuất bản; Phải chăng phi vụ ký kết này nhằm " chạy luật", biết luật Xuất bản sắp sửa nên ký trước để biến thành chuyện đã rồi"...Việc làm này có khác gì hành động nối giáo cho giặc.
Để làm sáng tỏ thêm việc NXB Chính trị Quốc gia có vi phạm luật pháp,... không?*
Đây là: Nhiệm vụ của Nhà xuất bản Chính trị QG (Sự thật)
"Biên tập, xuất bản: Tổ chức biên tập, xuất bản các sách chính trị, lý luận và pháp luật, góp phần làm cho thế giới quan Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vị trí chủ đạo trong đời sống tinh thần xã hội; phổ biến đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, nâng cao kiến thức của nhân dân về chính trị, lý luận và pháp luật, phục vụ sự nghiệp đổi mới và hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Nghiên cứu khoa học:
Tổ chức nghiên cứu khoa học xuất bản nhằm phục vụ trực tiếp cho công tác biên tập, xuất bản và đề xuất với Bộ Chính trị, Ban Bí thư các vấn đề về lĩnh vực xuất bản sách lý luận chính trị.
Tham gia nghiên cứu các chương trình quốc gia, đề tài khoa học xã hội cấp nhà nước, cấp ban, bộ; góp phần làm sáng tỏ hơn những vấn đề về chính trị, lý luận, pháp luật; về chủ nghĩa xã hội, về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.
* Rất tiếc K8 có một bọ Trỗi cũng tham gia lễ ký (bìa trái ảnh)

Một kiểu thôn tính doanh nghiệp.

Ngày 26/10, ông Trần Văn Trí, nguyên Tổng giám đốc Công ty cổ phần Thủy sản Bình An (Bianfishco) cho biết, ông chính thức giao quyền điều hành với chức danh Tổng giám đốc cho Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng cổ phần Sài Gòn-Hà Nội (SHB) là ông Đỗ Quang Hiển. Chủ tịch SHB nắm giữ 50% cổ phần, còn ông Trần Văn Trí tham gia Hội đồng Quản trị nắm giữ 20,1% cổ phần.
Trước đó, chiều 25/10, ông Đỗ Quang Hiển đã vào Cần Thơ họp với các thành viên Hội đồng Quản trị công ty cổ phần thủy sản Bình An về nhân sự lãnh đạo Bianfishco kể từ sau kỳ họp đại hội cổ đông thường niên năm 2012, bầu hội đồng quản trị và ban kiểm soát.
Theo Chủ tịch Ngân hàng cổ phần Sài Gòn-Hà Nội, SHB tham gia tái cơ cấu toàn diện Bianfishco vì Bianfishco có nhà máy hiện đại, tạo được thương hiệu và có uy tín ở thị trường nhiều nước, trong đó vào thị trường Hoa Kỳ được hưởng thuế suất bằng 0. Bianfishco đang có gần 1.000 công nhân đang đứng máy sản xuất.
Hiện nay, Bianfishco sản xuất cá tra phi lê xuất khẩu với công suất 70 tấn nguyên liệu mỗi ngày và có kế hoạch tăng công suất lên 100 tấn/ngày. Từ nay đến cuối năm, Bianfishco phấn đấu giao 300 container sản phẩm cá tra sang Hoa Kỳ, châu Âu và một số thị trường truyền thống theo các hợp đồng đã ký kết./
Trần Khánh Linh (TTXVN)

Công ty Thuỷ Sản Bình An đến hôm nay chính thức đã bị ông Bầu Hiển - Ông Bầu nối khố' của Bố già Kiên đã thâu tóm xong!
Thực ra Công ty Bình An chính là đích ngắm của Nguyễn Đăng Quang và Hồ Hùng Anh từ lâu, tuy nhiên sau thời gian 'bị động' ổ bốc mùi nên Techcombank đã âm thầm ngậm ngùi rút ra và bầu Kiển thế chỗ!
Không ai có thể phủ nhận được công sức của bà Diệu Hiền đã tạo dựng được thương hiệu cho mình trên thị trường Mỹ và nhà máy của bà được đầu tư hiện đại bậc nhất Việt Nam, nhưng bà đã mắc một sai lầm lớn là không nhìn thấy 'con hổ' vồ mồi đã rình rập mình từ lâu!
Techcombank với chiêu bài cho vay để hiện đại hoá nhà máy, nhưng thực chất là một cái bẫy để bà Diệu HIền tự đút đầu vào thòng lọng! Khi đã trở thành con nợ thì cũng chính Techcombank và các ngân hàng khác đã đột ngột cắt các khoản tín dụng cho vay lưu động theo một lệnh ban bố ngầm của bố già Hồ Hùng Anh và Nguyễn Đăng Quang mà phải kể trên hết chính là Thống đốc Bình đã biến Kế hoạch của hai bô già của Techcombank thành sự thật.
Sẽ chẳng có một doanh nghiệp nào có thể sống sót được nếu đột ngột bị cắt đứt mạch máu chủ? Không có vốn lưu động tất yếu nhà máy buộc phải ngừng sản suất... Hậu quả tất yếu là bà Diệu Hiền chỉ còn bỏ của chạy lấy người nếu không muốn đối mặt với vòng lao lý của việc công nhân đòi nợ, ngân hàng 'vây ráp'.... Cái kết cục hôm nay cả một cơ ngơi suốt đời tạo dựng vất vả của 'Nữ hoàng' Cá ba sa đang bị một kẻ 'mang danh 'cứu' mà thực chất là một sự ăn cướp hợp pháp, một loại cướp ngày chiếm đoạt tất cả cơ ngơi, sự nghiệp kinh doanh lăn lộn cay đắng hàng mấy chục năm qua!
Đây chính là một bằng chứng về sự thâu tóm Doanh nghiệp của chính sách xiết chặt tín dụng tiền tệ phục vụ lợi ích nhóm các bố già của Thống đốc Bình. Tuy nhiên ở đây có thể nói Bầu Hiển đúng là "Mía ngọt hốt cả bụi'! Vì sự lùm xùm khiến Techcombank đành phải tánh mặt, bầu Kiên thì bị bắt, song những kẻ thâu tóm vẫn không chịu để tuột con mồi béo bở. Chính vì vậy mà Bầu Kiển đã được các ông chủ của Techcombank và ACB đẩy ra thế chân 'ẵm trọn' cái nghề 'cá ba sa' mà cả đời bà Diệu Hiền phải lăn lộn tạo dựng!
Vậy mà kẻ 'ăn cướp' bỗng dưng tự vỗ ngự tung hô như mình là người 'Hùng' 'giơ tay cứu độ'! Quả thật chỉ có ở Việt Nam với những chính sách méo mó, què quặt của Thống đốc Bình mới có thể có những điều cười ra nước mắt và ngược ngạo "Ông Đỗ Quang Hiển nắm quyền điều hành Bianfishco " như thế này xảy ra!

QLB

Từ chức: Phải có người làm gương?

Nói đến từ chức thì phổ biến nhiều nhất phải là ở các nước trên thể giới, chỉ vì một câu nói hớ, hay đạo văn, điều hành kém thì những cá nhân lãnh đạo đều sẵn sàng từ chức và được xem là chuyện bình thường một khi mà sự tín nhiệm của cử tri không còn, uy tín giảm sút. Họ lựa chọn từ chức hay đợi cách chức là sự lựa chọn sáng suốt, có tính toán kỹ lưỡng trong hoạt động chính trị của mình.

Từ chức xét ở góc độ trách nhiệm, có thể nguyên nhân lãnh đạo, chỉ đạo điều hành trong bộ, ngành và địa phương đã để xảy ra những vi phạm, tiêu cực; hay không có năng lực lãnh đạo, sức khỏe không đảm bảo hoặc uy tín giảm sút do đời sống, sinh hoạt của cá nhân không lành mạnh…thì họ sẽ mạnh dạn từ chức để nhường cho những cá nhân khác lãnh đạo một bộ, ngành hay địa phương nhất định.

Việc từ chức đó là ý thức của cá nhân lãnh đạo tự xét mình không đủ khả năng tiếp tục lãnh đạo, đó là ý thức của một người lãnh đạo chân chính, dám làm, dám chịu, dám lãnh trách nhiệm cá nhân, chủ động từ chức khi cấp trên xét thấy chưa cần thiết hoặc không đề cập đến chuyện cách chức.

Có nhiều trường hợp người lãnh đạo trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành có vi phạm, tiêu cực sớm muộn thế nào cũng bị cấp trên cách chức thì chẳng thà từ chức trước khi bị cách chức sẽ bảo toàn được chút uy tín để chuyển công tác nhằm đề bạt vào các chức vụ khác. Nhưng dù từ chức xuất pháp từ mục đích gì đi nữa thì chuyện từ chức đều xuất phát từ ý thức của cá nhân.

Vậy vấn đề đặt ra, một khi đã là ý thức, liệu có văn bản nào điều chỉnh vấn đề này được hay không? Có lẽ không cần thiết phải xây dựng văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh, vì ở đây cần thiết phải thay đổi nhận thức cá nhân, khi chuyển biến nhận thức thì từ chức cũng là chuyện thường tình. Việc không hoàn thành nhiệm vụ hay quản lý yếu kém xảy ra tiêu cực thì chuyện từ chức nó là đương nhiên.

Từ chức có nhiều mặt tích cực như: Củng cố uy tín nhân dân vào Đảng và Nhà nước; làm trong sạch bộ máy; nâng cao năng lực quản lý của bộ, ngành, cơ quan, đơn vị. Cũng như câu chuyện trật tự an toàn giao thông, mặc dù có quy phạm điều chỉnh rất nhiều nhưng một khi ý thức người dân chưa chuyển biến cũng khó lòng hạn chế được hành vi vi phạm pháp luật giao thông.

Từ chức cũng vậy, cần phải thể hiện tính gương mẫu, làm gương của cấp trên đối với cấp dưới thì mới có thể thực hiện được và đương nhiên khi đó việc từ chức là chuyện bình thường. Một vần đề đặt ra là xuất phát từ chuyện từ chức thì việc bố trí quản lý cán bộ từ chức như thế nào? Có thể chuyển công tác sang cơ quan khác; hoặc khi từ chức xuống làm nhân viên cũng trong một cơ quan đó hay về nghỉ hưu, mặc dù chưa đến tuổi. Vấn đề này thì cũng cần phải bàn thận trọng và cần thiết phải có văn bản pháp luật điều chỉnh về trường hợp bố trí, sắp xếp công tác cán bộ sau khi từ chức.

Thiết nghĩ, việc từ chức cần được xem là chuyện đương nhiên trong lộ trình cải cách hành chính trong thời gian tới, đặc biệt là cải cách nền công vụ ở nước ta. Nhưng để mạnh dạn từ chức trước hết cần phải có người làm gương; ý thức trách nhiệm đối với nhà nước và nhân dân của bản thân những người đứng đầu bộ, ngành và địa phương là yếu tố quyết định.

Riêng việc bố trí, sắp xếp, cán bộ sau khi từ chức thì vấn đề cần nghiên cứu và cần thiết phải có văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh vừa có tình, vừa có lý để động viên, khuyến khích việc từ chức khi không hoàn thành nhiệm vụ, có hành vi tiêu cực hoặc thiếu trách nhiệm để xảy ra các hành vi tiêu cực của những cá nhân lãnh đạo, đứng đầu cơ quan đơn vị ở nước ta hiện nay.

Theo Giáo dục&Gia đình

Thứ Sáu, 26 tháng 10, 2012

Câu chuyện...."ước mơ" của nhiều bọ

Đọc câu chuyện của người đàn ông này nể quá, tài quá. Thấy mấy bọ Trỗi có 2, 3 "tập" đã nể lắm rồi. Đọc xong câu chuyện hiếm có của người đàn ông Nghệ an này, thì việc mấy bọ có 2, 3 "tập" chẳng là cái đinh rỉ.

Tuổi già là thời sung sướng nhất

Lính Trỗi trẻ nhất giờ cũng vào hàng U60, cũng sắp hưu hết cả rồi. Đọc câu chuyện dưới đây để chuẩn bị đón đoạn đời sung sướng nhất của đời người.
 Tác giả: Tràm Cà Mau

Ông cụ Lê đã tám mươi lăm tuổi, vẫn còn khỏe mạnh. Cụ bà cũng tám mươi ba tuổi. Họ sống trong một căn nhà tiền chế có ba phòng ngủ và hai nhà tắm, rộng rãi... Hai vợ chồng ngủ riêng, mỗi người một phòng, cái phòng còn trống dành cho con cháu, bạn bè ở xa về chơi. Cụ bà nhất định ngủ riêng. Cụ ông nói với bà con rằng, cụ hay thức khuya đọc sách, báo, và nghe nhạc, nên cụ bà không chịu được, phải ngủ riêng. Cụ bà thì nói thẳng "Ông già, nhưng phá lắm, làm tôi mất ngủ". Cụ bà lãng tai, nên thường nói lớn tiếng như thét gào.

Tôi từ San Francisco về, ghé thăm hai ông bà cụ Lê. Thấy ông đang xem tờ báo Mỹ, trong đó nhiều trang quảng cáo in hình những thiếu nữ da thịt hồng hào, lồ lộ, ăn mặc ít vải, bụng ngực hở hang, chân tay dong ra hớ hênh... Trong tình thân mật, tôi hỏi cụ:
- Bác cũng còn thích xem các thứ nầy nữa? Có còn "làm ăn" chi được nữa không? Bác "chay tịnh" đã bao nhiêu năm rồi?
Cụ Lê nhướng mắt, cười toét miệng, để lộ hai hàm răng giả trắng nuốt, đều đặn, nhưng hơi móm, trả lời:
- Có chứ! Làm ăn đều đều chứ! Gì chứ cái đó đâu có nhịn được!
- Thật không bác? Hay chỉ nói đùa cho vui thôi? Có cần thuốc Viagra trợ lực không?
- Thuốc với thang, đâu cần! Tôi cũng đã thử cái thuốc đó mấy lần mà thấy công hiệu của thuốc quá chậm. Mình đã xong rồi, chiến trường đã tan, thuốc mới công hiệu. Thêm bực mình, khi đó thì dù còn sức, bà ấy cũng gạt đi. Phải hơn nửa giờ sau khi uống, thuốc mới công hiệu. Thế là quá chậm. Chuyện đó, phải tức thì, cơm nóng canh sốt mới ngon. Đâu phải đi câu mà thả cần chờ cá đớp mồi. Còn khi không có hứng thì uống thuốc đó vô làm chi?
- Bác dám thử thuốc đó, không sợ đứng tim bất thần chăng? Tôi cười và hỏi.
- Sợ gì! Tuổi nầy có đứng tim mà chết mau lẹ, thì cũng mừng, khỏi phải sợ bệnh hoạn lâu ngày.
- Thuốc đó có sinh ra phản ứng phụ gì không?
- Có! Uống vào, cái mặt mình nó câng câng làm sao ấy... Giống như khi mình nói láo, ngượng quá, mặt câng lên. Cứ thế cả giờ không hết. Tôi quẳng vào thùng rác cả ống thuốc từ lâu.


Cụ Lê vốn vui tính, ưa nói đùa. Tôi nghĩ là cụ nói chuyện cho vui thôi. Đêm đó, vợ chồng tôi ngủ lại nhà cụ. Buổi khuya tôi thức dậy, đi xả nước thừa trong cơ thể, phải đi qua phòng ngủ của bà cụ Lê mới vào được phòng tắm. Tôi thấy tấm chăn bà đắp lệch ra, gần rơi xuống đất.Bà vẫn ngáy đều. Mùa đông lạnh, nếu chăn rơi ra, bà có thể cảm lạnh.Tôi nhẹ nhàng đến kéo tấm chăn lên, đắp lại cho bà. Bỗng bà nói thật lớn, hai tay chắp lại mà xá tôi lia lịa:
- Thôi, thôi ông ơi, tôi lạy ông, tôi lạy ông, nhà có khách, không được đâu!

Tôi khiếp hãi, lạnh cả người. Chưa kịp đi tiểu, mà tôi vội vã chạy về giường mình nằm yên, tim đập thình thịch mãi chưa hết sợ. Tuy không ai dám hiểu lầm là nửa đêm tôi đi mò mẫm bà cụ già, nhưng cứ sợ. Tôi nhịn đi tiểu, mất ngủ cho đến gần sáng. Bây giờ thì tôi tin những gì ông cụ Lê nói không phải là chuyện đùa chơi. Sáng hôm sau, tôi kể lại chuyện sửa mền cho vợ tôi nghe, vợ tôi ôm bụng cười mà không tin.

Buổi sáng, cụ Lê tập thể dục theo lối cử động chậm và phất tay cùng hít thở. Thấy tôi ngồi đọc báo, cụ nói:
- Anh thường không tập thể dục? Thể dục làm tan biến hết mệt mỏi của một đêm dài nằm trên giường. Không cần tập nhiều, tập cho khí huyết lưu thông, thấy mình sảng khoái hơn. Anh có tin rằng tuổi già là giai đoạn sung sướng nhất trong một đời người không? Nhiều người không tin đấy. Lạ quá!
Vợ tôi đang đứng trong bếp, chỉ tấm hình có đứa bé nằm trong nôi và nói vọng ra :
- Cháu nghĩ trẻ con nằm trong nôi, vô tư, ngây thơ sung sướng nhất. Bác có nghĩ vậy không?
Cụ Lê xì một tiếng và nói:
- Con nít trong nôi biết khỉ gì mà sung sướng? Ai dám bảo là chúng nó vô tư? Có chắc không? Có chắc là chúng nó không lo nghĩ, không có mối khổ tâm riêng khi không biết nói, không biết tự làm cho mình những việc tối cần thiết. Được cho món gì thì ăn món đó, không có quyền lựa chọn. Dở ngon chi cũng phải nuốt, ưa hay không cũng phải ăn. Chỉ biết khóc, khóc và khóc . Đói cũng khóc, mà đau cũng khóc. Khi bị con kiến, con trùng tấn công, cũng không biết làm sao mà tự vệ, hất nó đi. Cha mẹ nghe khóc, cũng không biết là nó đói hay đau, hay ngứa.. Tiêu tiểucũng nằm trên nôi, phóng uế ra cả chiếu giường, hôi hám, sung sướng cái nỗi gì. Nóng lạnh cũng không biết làm sao cho dễ chịu hơn. Người lớn không biết thì tưởng đâu nó vô tư sung sướng. Thử cho anh chị nằm liệt ra đó, có người mớm cơm ăn uống, chăm sóc, và moi phân từ quần ra, thay tã cho khi tiểu tiện, thì thấy khổ hay sướng mà dám bảo là trẻ con vô tư sung sướng? Sướng và khổ là phải cảm nhận được mới có giá trị. Có ai còn nhớ và nghĩ là thời nằm trong nôi sướng đâu. Nầy,nếu tôi có phép, cho chị lưạ chọn, cứ bé bỏng và được nằm trong nôi mãi, chị có chịu hay không? Hay là trông mau lớn, để khỏi nằm nôi?
Vợ tôi tiếp:
- Thế thì, trẻ con lớn hơn chút nữa, biết đi biết chạy, biết chơi, ở nhà chưa đi học, vui vẻ với gia đình, không lo nghĩ, không bận rộn,không ưu tư gì cả, và chưa biết cái khổ của cuộc đời, thì có phải là sướng không?
Cụ Lê cười khà khà, và nói lớn, vọng vào bếp cho vợ tôi nghe rõ hơn:
- Trẻ con, sướng chứ, nhưng làm sao sướng bằng người già được. Trẻ con cũng có những nỗi khổ tâm riêng của chúng mà mình không chịu nghĩ đến. Khoảng nầy là tuổi chơi, mà bị cấm đoán nhiều nhất, cha mẹ anh chị chăm nom canh chừng từng phút một. Cấm chơi cấm nghịch, cấm thức khuya, bắt phải ăn món nầy, ăn món kia, dù thích hay không. Bị canh chừng, kềm kẹp ngày đêm. Câu chuyện khôi hài kể rằng, một em bé đi chơi với bố, thấy một vũng nước mưa bên đường, hỏi bố rằng "Có phải Bố có quyền muốn làm gì thì làm chẳng ai cấm đoán, la mắng bố cả, phải không ?" Ông bố trả lời là phải. Em bé mở tròn mắt hỏi: "Thế thì tại sao Bố không nhào xuống vũng nước mà lăn lộn cho sướng?" Đó, còn trẻ con, là không được làm điều gì mình muốn cả. Không có một xu dính túi, mà có tiền, cũng không có quyền mua những thứ mình thích."
Vợ tôi cười, và hỏi tiếp:
- Thế thì trẻ con lớn hơn chút nữa thì sao? Có sướng hơn người già không?
- Làm sao mà sướng bằng tuổi già được. Anh chị cứ nghĩ và nhớ lại mà xem. Tuổi đó thì làm biếng và ưa chơi hơn là học. Trẻ nào cũng vậy.Thế mà cha mẹ, thầy giáo bắt học hành. Ban ngày thì học ở trường, ban đêm về nhà phải học bài, làm bài. Truyền hình và nhạc có chương trình hay đến mấy, cũng không được xem, nghe, phải học bài xong, làm bài xong đã. Mà học xong, thì đâu còn những chương trình đó cho chúng xem nữa. Khi đó thì khuya rồi, bố mẹ bắt đi ngủ để sáng hôm sau đi học.Chưa kể những đứa con nhà khá giả, cha mẹ thường bắt phải đi học đàn, học nhạc, học múa. Và có khi phải đi học thêm những lớp đêm, lớp ngày,cho giỏi hơn. Bị kềm chặt trong cái thời khóa biểu của cha mẹ. Em bé không thể tự quyết định riêng cho nó điều gì theo sở thích cả. Bởi vì nếu để cho em tự quyết định hành động từ tuổi thơ, thì mai sau lớn lên chỉ có nước đi ăn mày hay ngồi tù sớm mà thôi.
- Thế thì bác cho rằng tuổi trẻ khổ nhọc và tù túng lắm phải không? Vợ tôi cắt lời.
- Không hẳn như thế, nhưng cũng gần thế. Không phải lo cơm áo, tiền bạc, công việc làm ăn, là sướng, khỏe, nhưng trẻ con đâu ý thức được cái khỏe, cái sướng đó. Chỉ thấy cái khổ của việc học hành. Đôi khi đi học, còn mệt hơn đi làm nữa, đó là sự thực. Khi lớn hơn nữa, ý thức được là phải học hành, để mai sau có nghề nghiêp may ra đời sống khá hơn, tương lai vững chắc hơn, thì lại khổ hơn nữa. Phải lo âu, chăm chỉ, hy sinh các sở thích khác để mà trau dồi tương lai. Học hành đôi khi cũng có cái thú, nhưng chắc chắn ai cũng thích chơi, thích giải trí hơn là cắm cúi cần mẫn học hành. Bằng chứng là có nhiều người phải đóng bạc trăm bạc ngàn đi học các khóa đặc biệt, mà khi giáo sư cho nghỉ sớm vài phút cũng mừng húm, sung sướng thấy rõ ra mặt.. Đi học, mà học cho đàng hoàng thì không phải chuyện dễ, không phải nhẹ nhàng,mà học qua loa thì sợ thi rớt, sợ học xong mà không biết gì. Có kẻ hỏi một anh tuổi gần ba mươi rằng: "Anh có muốn trẻ lại như thời mười lăm mười sáu không?" Anh rùng mình mà trả lời: "Không bao giờ, phải đi học lại trung học, đại học, cực quá, thà chết còn hơn." Khi lớn hơn nữa, thì thêm nỗi lo, nỗi khổ vì tình yêu. Không có người yêu thì cô đơn, buồn khổ. Có người yêu thì lo sợ cuộc tình tan vỡ, lo ghen bóng gió, lo người yêu không trung thành, và buồn khổ vu vơ, lãng nhách.Trong thời trẻ trung, thì tình yêu là đẹp đẽ nhất, vui thú nhất, nhưng cũng làm con tim đau đớn nhất và còn có nhiều kẻ đã chết vì tình yêu.Chết mà không hối tiếc chi cả. Không lấy được nhau thì đau khổ đến như trời sập núi tan, mà lấy nhau được thì cũng chiến tranh cãi vã triền miên không ngớt, và chán nản bực bội nhau.

Vợ tôi từ bếp ra ngồi trong phòng khách, để nghe cụ Lê luận về nỗi sướng khổ cuộc đời. Vợ tôi hỏi thêm :
- Vậy khi học xong, có gia đình, có nghề nghiệp, có sức khỏe, là giai đoạn sướng nhất trong đời chứ, thưa bác?
- Ừ, thì giai đoạn đó cũng có sướng, có khổ, chứ không phải sướng nhất như khi vào tuổi già. Anh chị thấy đó, sau khi có gia đình, thì phải làm lụng vất vả nuôi con cái, sống vì đàn con, không còn lý gì đến cái thân mình nữa. Lo dạy dỗ con cái, lo đưa đón, lo bệnh hoạn, lo cho nó ăn học, lo cho nó đừng hư hỏng. Có hạnh phúc, nhưng cũng có nhiều lo lắng. Chưa kể có người vì tình, tiền, danh vọng, mà khổ. Khi còn trẻ, hăng hái, thì ai cũng nuôi tham vọng, muốn giàu sang, muốn nổi tiếng,muốn xa hoa, nên cứ tự dìm mình vào những sinh hoạt khó khăn, làm mất đi những an bình của cuộc sống. Xưa nay đã có nhiều người vì tham vọng mà bỏ vợ, bỏ con, bỏ gia đình, dấn thân vào những nơi xương rơi máu đổ, có khi chết bên chân trời góc bể chẳng ai biết, có khi tù tội rục xương. Không tham vọng nhiều thì ít, ít nhất cũng làm tiền, cất tiền, lo cho bất trắc trong tương lai, lo cho tuổi già. Lo, lo đủ thứ. Có khi vì lo mà phát điên, có khi vì quá lo mà vợ chồng bỏ nhau. Lo nuôi nấng con cái, lo chạy theo danh vọng hão, mà khổ, mà mất di cái sinh thú ở đời.
- Thế thì theo bác giai đoạn nào trong đời cũng không sướng bằng tuổi già. Làm sao mà sướng được? Bác nói cho cháu nghe với. Tuổi già yếu đuối, bệnh hoạn cô đơn, sướng ở chỗ nào? Vợ tôi hỏi.
Cụ Lê thong thả tiếp:
- Khi đã lớn tuổi, thì con người được nhiều tự do hơn, được thong thả hơn để sống. Không còn phải như em bé bị cha mẹ ép buộc, bây giờ thì muốn làm chi thì làm, muốn thức khuya dậy sớm gì, cũng chẳng còn ai la mắng dọa nạt, rầy la. Nếu vợ vì thương, sợ mất sức khỏe, thì cũng cằn nhằn chút chút thôi, mình không nghe thì cũng chẳng bị roi đòn gì. Không còn phải khổ công học tập, lo lắng cho tương lai mai sau, chẳng phải học thêm chi cho mệt trí, biết quá nhiều, biết quá đủ rồi. Nếu đã nghỉ hưu, thì học thêm làm chi. Nếu còn đi làm, thì cũng đã rành nghề, quen tay quen việc, làm việc dễ dàng. Khi già tình yêu cũng không còn là mối bận tâm, không quan trọng quá, chưa nghe báo đăng các cụ già trên dưới sáu mươi tự vẫn chết vì thất tình. Tội chi mà chết vì tình trong tuổi già, vì cũng sắp thấy Diêm Vương rồi, việc chi mà đi sớm hơn.. Khôn quá rồi, chết vì tình yêu là nông nỗi. Đời sống tình cảm của tuổi già êm đềm hơn, ít đau đớn ít sôi động, và bình lặng. Tuổi già rồi, các ông không còn tính chuyện mèo mỡ lăng nhăng,khỏi phải lo lắng sợ vợ khám phá ra chuyện dấu diếm mà nhà tan cửa nát. Đỡ tốn tiền quà cáp, đỡ tốn thì giờ lui tới các nơi bí mật. Hồi hộp, đau tim. Các bà khỏi phải lo chuyện đi đánh ghen, không còn cần phải chăm chút nhan sắc làm chi nữa, vì như chiếc xe cũ rệu, có sơn phết lại cũng xộc xệch, cũng méo mó. An tâm và chấp nhận, thì khỏi băn khoăn mà vui...Cũng có một số ít những cặp vợ chồng già đem nhau ra tòa chia tay, vì khi già cả hai đều trở thành khó tính. Hậu quả của li dị trong tuổi già không trầm trọng như khi còn trẻ, vì con cái đã lớn, đã tự lập,không còn ảnh hưởng nhiều đến tương lai chúng và tương lai của chính mình. Vì còn sống bao lâu nữa mà lo lắng chi cho nhiều. Xa được ông chồng khó tính, độc tài là mừng. Dứt được bà vợ đanh đá, bạc ác là phải sung sướng.. Khỏe trí. Tuổi già, cố giữ cho còn có nhau, khi đã đến nước li dị, thì hai bên đều đúng, đều có lý. Đây là hành động tự cứu mình, và cứu người ra khỏi cảnh khổ lúc cuối đời, khi mà mộ bia đã thấp thoáng trước mắt, không còn bao nhiêu ngày nữa. Có điều ít ai nghĩ đến, là càng già, thì càng dễ tìm một người bạn đời để nối lại,để an ủi nhau trong tuổi xế chiều. Vì chung quanh họ, có thiếu chi người đứt gánh nửa đường. Chồng chết, vợ chết, li dị. Vấn đề là không sao tìm được một người có chung nhiều kỷ niệm, nhiều tình nghĩa, nhiều chia xẻ như người phối ngẫu cũ. Tình già cũng nhẹ nhàng, thong thả, ít khổ đau, ít sôi nổi hơn tình khi còn trẻ trung. Sức lực cũng có còn bao nhiêu mà ghen tương nhau chi, mà lo lắng chi cho thêm mệt, những người lớn tuổi kinh nghiệm và biết rõ như vậy. Nhiều người trẻ, sau khi gia đình tan vỡ thì xuống tinh thần, uống ruợu đánh bài tìm quên,đôi khi không phải vì họ quá thương yêu người cũ mà tự hủy hoại đời mình, mà chính vì họ tự thương thân, tự ái bị xúc phạm, và rồi sa lầy vào ruợu chè cờ bạc. Người lớn tuổi thì suy nghĩ khác. Họ nghĩ rằng ta cũng đã gần đất xa trời rồi, có sống thêm bao lâu nữa mà sầu khổ cho mệt. Mất củ khoai lang, thì kiếm củ khoai mì bù vào. Tuổi già biết giá trị tương đối của tình yêu nên không tìm tuyệt hão, không tìm lý tưởng, và nhờ vậy không bị thực tế phũ phàng làm vỡ mộng, đau khổ. Khi già rồi, có ai hỏi tuổi, thì cũng không cần dấu diếm, không cần sụt đi năm bảy tuổi làm chi. Sướng lắm. Vì có sụt tuổi, cũng không dấu được những nếp nhăn, mà chẳng có ích lợi gì. Nếu tự cọng thêm cho mình chừng chục tuổi, thì không chừng được thiên hạ nức nở khen là còn trẻ, trẻ quá, và họ mơ ước được như mình.Các ông có vợ đẹp, khi lớn tuổi cũng đỡ lo bọn dê xồm dòm ngó, lăm le dụ dỗ vợ mình. Con người, ai mà không nhẹ dạ, ai mà không ưa lời nói ngon ngọt êm tai, ai mà không có khi thiếu sáng suốt. Vợ chồng cũng có khi bất hòa, buồn giận nhau, và những khi nầy, lòng người dễ chao đảo lắm. Bởi vậy, các ông đỡ nghe các bà hăm he li dị, hăm he bỏ nhau.Tuổi nầy các bà cũng thừa khôn ngoan để biết những tên ngon ngọt, hứa hẹn nhiều, thường chỉ là những tên phá đám, chứ không thể tin tưởng được. Đàn bà có chồng hào hoa, đẹp trai, khi lớn tuổi cũng bớt lo, vì các ông cũng bớt máu nóng, bớt chộn rộn và khôn ngoan hơn thời trẻ trung. Biết kềm chế hơn, và biết rõ giá trị hạnh phúc gia đình cần gìn giữ hơn là chơi ngông. Tuổi già, vợ chồng sống chung với nhau lâu rồi, chịu dựng nhau giỏi hơn, quen với cái thói hư tật xấu của nhau. Không còn thấy khó chịu nhiều nữa. Dễ dung thứ cho nhau, chấp nhận nhau, vì họ biết rõ bên cạnh cái chưa tốt của người bạn đời, còn có rất nhiều cái tốt khác. Vợ chồng, khi đó biết bao nhiêu là tình nghĩa, bao nhiêu kỷ niệm, bao nhiêu thân thiết, cho nên hạnh phúc hơn, vui hơn. Tình yêu trong tuổi già thâm trầm, có thì giờ bên nhau nhiều hơn, chia sẻ nhiều hơn. Cũng có nhiều ông bà già ưa cãi vã nhau, cũng dễ hiểu, khi đó tai của cả hai ông bà đều lãng, người nầy nói một đường, người kia hiểu nẻo khác, cho nên buồn nhau giận nhau, không gây gổ sao được?

Nói đến đây, cụ Lê xuống giọng nho nhỏ, chỉ đủ cho tôi nghe thôi, và cụ nói với nụ cười trên môi:
- Tôi biết chắc nhiều phần, những vợ chồng già hay gây gỗ nhau, vì thiếu ăn nằm với nhau, thiếu tình dục. Không phải tôi nói đùa đâu. Có tình dục đều đặn, cơ thể sinh sản ra kích thích tố, làm cân bằng tình cảm. Làm con người thấy dễ tính, cởi mở hơn, và ít bực bội hơn. Những vợ chồng trẻ dễ tha thứ dễ bỏ qua cho nhau, vì họ có chuyện đó đều đều. Anh cứ nghiệm mà xem, sau khi ra khỏi giường, các bà vợ thường dịu dàng hơn, tử tế hơn, cho mình ăn ngon hơn. Đừng bảo khi về già các bà hết ham muốn. Sai toét. Các bà sợ chuyện đó, sợ chứ không phải hết ham muốn đâu. Sợ là phải, đau quá mà. Xe chạy lâu ngày khô nhớt máy, làm sao mà chạy được. Mấy ông già thiếu hiểu biết, phải hỏi bác sĩ, có gì mà xấu hổ, ngượng ngùng. Ai mà chẳng làm chuyện đó, che dấu làm chi. Một ống thuốc nước trơn, chỉ có mấy đồng bạc mà mua được vạn cái hạnh phúc gia đình. Chuyện nầy mà nói ra, có người cho là thiếu thanh lịch. Tôi ghét bọn đạo đức giả, vừa ngu xuẩn, vừa ích kỷ. Đừng quá lộ liễu, đừng quá lố lăng thì thôi. Tại sao chuyện tốt, hiểu biết ích lợi cho cuộc sống con người, mà phải dấu diếm? Tôi tin rằng, người Mỹ thì mười người, có đến tám, biết chuyện thuốc thang nầy, còn người mình,thì mười người, may ra chỉ có hai ba người biết mà thôi.
Vợ tôi không nghe được lời cụ Lê, quay qua hỏi:
- Bác nói gì lầm thầm nhỏ quá, cháu không nghe được.
Cụ Lê cười khà khà đáp:
- Chuyện tào lao ấy mà. Đàn ông nói riêng cho nhau nghe thôi.
Cụ cười, nháy mắt với tôi, rồi đổi giọng lớn hơn, nói tiếp:
- Tuổi già, thì tất cả mộng ước điên cuồng của thời trẻ trung đã tan vỡ, đã lắng xuống, không còn khích động trong lòng, không còn thao thức nhức nhối. Họ biết sức mình đến đâu, và không tội chi mà ôm cao vọng cho khổ thân. Họ còn biết thêm rằng, nếu những cao vọng điên cuồng ngày xưa mà có thành đi nữa, thì e cũng chỉ là hư không, chẳng đáng gì.. Khi tuổi già, thì biết khôn ngoan mà an phận, biết vui với bình thường.. Biết đâu là hạnh phúc chân chính. Nhiều người già rồi mới tiếc suốt một thời son trẻ không biết sống, phí phạm thời gian theo đuổi những huyễn mộng, làm đau khổ mình, làm điêu đứng người khác. Tuổi già, vui khi thấy mình hết nông nỗi, nhìn đời bằng cái tâm tĩnh lặng hơn. Ai khen không hớn hở mừng, ai chê không vội vã hờn giận. Vì biết rõ mình không có gì xuất chúng để thiên hạ khen nịnh. Và biết mình cũng có nhiều cố tật không chừa được, đáng chê. Chê thì chê,khen thì khen. Khen cũng thế, mà chê cũng thế, thì ta vẫn là ta, là một kẻ già, đáng được khoan thứ hơn là trách móc.Lúc nầy, không còn muốn làm giàu, không bị con ma tham lam thúc bách để kiếm và tích trữ cho nhiều tiền nhiều bạc. Con cái cũng đã lớn,không phải chi tiêu nhiều thứ , thì tiền bạc, chỉ cần đủ sống thôi,cũng là thỏa nguyện. Họ cũng không cần se sua, tranh hơn thua với ai,tinh thần họ vui vẻ, dễ chịu và khỏe khoắn hơn.. Mối lo âu về tài chánh cũng nghẹ gánh. Bởi khi đó, nhiều người đã tích trữ được một số tiền nhỏ. Nhà cửa cũng đã có.. Nợ nhà, nợ xe cũng ít đi, hoặc không còn nữa. Con cái cũng đã lớn, không còn là gánh nặng cho mình. Chúng nó đã có nghề nghiệp, đã làm ăn được. Chắc chắn tương lai chúng khá hơn mình nhiều. Người già không chi tiêu nhiều, ăn cũng ít đi rồi,chơi cũng không còn phung phí dại dột như tuổi trẻ.Khi già, thời gian mới là thực sự của mình, vì không còn phải chạy ngược chạy xuôi kiếm sống nữa. Không còn bị bó buộc bởi trách nhiệm bổn phận. Có thể ngồi mơ mộng hàng giờ trên ghế đá công viên, thưởng thức thiên nhiên tuyệt thú, có thể tìm được an bình tuyệt đối, không như thời còn trẻ, đi nghỉ mát, mà thỉnh thoảng cũng bị công việc nhà ám ảnh, nhắc nhở.Tuổi già về hưu, là một mong ước của gần như của tất cả mọi người.Nhiều người gắng làm sao kiếm cho nhiều tiền để dược về hưu sớm hơn.Nhiều thanh niên, ngày về hưu còn xa lắc, xa lơ mà vẫn mơ ước. Người Mỹ, trẻ già chi cũng ngĩ đến hưu trí. Hưu trí trong tuổi già là một phần thưởng của tạo hóa, của xã hội. Cho sung sướng, nghỉ ngơi. Già là nghỉ ngơi, là khỏe khoắn. Mỗi buổi sáng nằm dài trên giường, sáng nào cũng là chủ nhật trong tuần, muốn dậy lúc mấy giờ cũng được, muốn nằm cho đến trưa đến chiều cũng không sao. Nằm thoải mái, không ai chờ, ai đợi, không có việc gì gấp gáp phải làm, ngoại trừ cái bọng tiểu nó thúc dục, không cho mình nhịn lâu thêm được nữa. Thế thì sao mà không sung sướng. Nếu chưa về hưu, còn đi làm việc, thì cái tâm của người lớn tuổi cũng nhẹ nhàng, ít bị những sức căng, bị áp lực đè nén. Vì tài chánh cũng quan trọng, nhưng không quá quan trọng đến nỗi khi thất nghiệp thì mất xe, mất nhà, mất vợ mất con như những người còn trẻ.Khi này, nhiều thứ trong cuộc sống đã ổn định, nhu cầu tiền bạc cũng không quá nhiều. Vã lại, già rồi, kinh nghiệm công việc nhiều, cho nên giải quyết mọi sự trong dễ dàng, thong thả. Bạn đồng sự cũng có chút nể nang, phần vì tuổi tác, phần vì kinh nghiệm. Có trường hợp, còn có việc thì tốt, mất việc thì mừng hơn, vì có lý do chính đáng để về hưu cho khỏe. Vì nếu việc có hoài, việc lại dễ dàng, thì tiếc, không muốn về hưu. Tuổi lớn, không cần thăng tiến, không cần đua chen với ai, cho nên tinh thần thoải mái, được bạn bè chung quanh thương mến hơn. Những người về hưu rồi, trở lại làm việc, thì đi làm, như đi chơi, chứ không phải "đi cày" như nhiều người khác quan niệm. Vui thì làm tiếp,chán thì về nhà nghỉ ngơi. Người lớn tuổi, thì sức khỏe xuống, bệnh hoạn ồ ạt đến tấn công, không ai thoát khỏi bệnh hoạn. Nhưng họ lại cảm được cái sung sướng của một ngày khi bệnh thuyên giảm. Một ngày khi cảm thấy gân cốt ít nhức mỏi hơn, dễ chịu trong từng khớp xương hơn. Ngưới trẻ đâu có thấy được những nỗi sung sướng nầy? Vì họ chưa kinh nghiệm, chưa trải qua, nên chưa biết. Họ có sức khỏe, nhưng họ không biết đó là sung sướng, cho nên, xem như chẳng có giá trị gì. Anh chị xem, nếu anh chị có một tảng ngọc to bằng cái bàn nằm trong vườn, mà anh chị không biết đó là chất ngọc, thì không biết quý, không biết mình sung sướng có tảng ngọc, mà chỉ quý và sướng vì viên ngọc nhỏ xíu nằm trên chiếc nhẫn mà thôi. Có người viết sách rằng, tuổi già, buổi sáng ngủ dậy, nghe xương cốt đau nhức mà mừng, vì biết mình chưa chết. Tôi thêm rằng, biết mình còn sống là mừng, biết mình đã chết nhẹ nhàng, càng mừng hơn.... Nầy anh chị có nhớ câu chuyện Thượng Đế khi đuổi tổ phụ loài người là ông Adam và bà Eva xuống trần gian, có chỉ mặt mà phán : "Từ nay chúng mi phải đổ mồ hôi trán mới có hạt cơm vào mồm". Đó là câu nguyền rủa độc địa nhất, là lời phán ý nghĩa nhất, là con người phải sống trong nhọc nhằn. Sách Phật cũng có viết đời là đau khổ, và tu để tránh khổ. Đó,đời nầy đáng sống lắm, nhưng cũng nhiều khổ đau lắm. Bởi vậy nên tôi nói, được sống là mừng, mà được chết, cũng mừng. Tôi đi đám ma ông bạn già, thấy gia đình khóc lóc, rên rỉ thảm thương, con cháu mếu máo kể lể. Tôi cười trong bụng, nghĩ rằng bọn nầy không biết luật của tạo hóa. Có sinh thì có diệt. Chúng nó muốn thân nhân của chúng sống đời đời sao? Biết đâu chỉù là khởi điểm của một cuôc rong chơi. Nầy, tôi đọc cho anh chị nghe một đoạn thơ của anh bạn tôi:
Tôi đi trước, hẹn gặp nhau ở đó
Ai thay da mãi mãi sống muôn đời ?
Kẻ trước, người sau xếp hàng xuống mộ,
Biết đâu là khởi điểm cuộc rong chơi ....
Khi tuổi già, thì xem cái chết như về. Ai không phải chết mà sợ. Sống qua khỏi tuổi năm mươi, là đã lời lắm. Tuổi trung bình của con người trên thế giới nầy chưa được con số năm mươi. Thì mình nên tự xem như được sống thêm đời thứ hai. Đời trước đã hoàn tất, có cả khổ đau lẫn hạnh phúc. Đời sau nầy, thì chắc chắn là sung sướng hơn hạnh phúc hơn đời trước. Vì đã từng trải, đã gom được kinh nghiệm của đời trước, để thấy đâu là hạnh phúc chân thật, đâu là phù du huyễn hão. Chết là về..Nhưng chỉ sợ không về được đến nơi đến chốn, mà như chiếc xe hư máy dọc đường. Làm khổ chủ xe, bắt nằm liệt mê man, không sống mà cũng không chết, đó mới là cái đáng sợ. Tôi biết vậy, nên đã làm di chúc,khi nào tôi bị mê ba ngày, thì xin rút ống cho tôi đi. Đi về bình an.Nầy, anh chị nghĩ sao về ông bác sĩ mà người ta đặt cho tên là bác sĩ tử thần? Già rồi tôi không nhớ rõ tên, hình như ông ta tên là "Ki-Vô-kiên" phải không? Cái tên gần gần như vậy. Theo tôi, thì ông nầy là một vị Bồ Tát, cứu độ cho chúng sinh mau qua khỏi khổ đau, để bị ra tòa, bị tù tội. Chỉ có cái tâm Bồ Tát thật lớn mới làm được việc đó. Tôi cố tìm một cái ảnh ông ta để thờ sống, mà không có. Tôi nghĩ,trong tương lai, luật pháp sẽ không ngăn cấm việc cho người đau đớn ra đi sớm hơn, vì đàng nào cũng chết, tại sao phải kéo cái đau đớn ra dài hơn mới được chết. Trừng phạt người ta hay sao? Trong tuổi già, người ta biết ơn sự nhiệm mầu của tạo hóa. Có bộ máy nào, không phải là gang thép, bạch kim, mà chạy một mạch sáu bảy chục năm không ngưng nghỉ, mà vẫn còn hoạt động như quả tim, buồng phổi, trái thận, cái bao tử, não bộ. Có hệ thống ống dẫn nào hoạt động sáu bảy chục năm mà chưa thay thế như các mạch máu của hệ thống tuần hoàn. Thì dù có rò rỉ van tim, chất mỡ đọng nghẹt trong vài ba mạch máu, thì cũng là sự thường tình, và mừng là còn sống, còn sinh hoạt được. Dù có phải liền liền đi vào cầu tiểu mỗi ngày nhiều lần, thì họ vẫn sung sướng là cái vòi xài mấy chục năm mà vẫn chỉ mới rò rỉ sơ sơ. Mấy cái vòi nước trong nhà, bằng kim khí cứng, không rỉ sét, thế mà năm bảy năm đã phải thay rồi.
Buổi trưa, tôi lái xe mời ông bà cụ Lê đi ăn tiệm. Đi qua khu phố có nhiều tiệm Việt Nam , khách bộ hành đông đúc tấp nập. Tôi để ý thấy cụ cứ ngắm nhìn những người đàn bà con gái trên đường. Tôi hỏi nhỏ cụ:
- Bác cũng còn thích nhìn đàn bà đẹp? Thế là trái tim bác còn trẻ lắm đó. Bác nhìn họ, với tâm trạng nào?
Cụ Lê cười và nói tự nhiên:
- Mình nhìn họ, như ngắm một bức tranh nghệ thuật. Thưởng thức một vẻ đẹp thiên nhiên của trời ban cho thế gian. Ngắm nhìn cái đẹp, không có gì là sai trái cả. Chỉ khi nào nhìn, rồi trong lòng mình nẩy sinh ra tư tưởng gian tà, đen tối, ham muốn, thì khi đó mới đáng trách. Có ai kết án một người thưởng thức bức tranh Vệ Nữ không? Chắc là không.
Tôi nói nhỏ :
- Nhưng nếu có điều kiện cho phép, bác có muốn "gần gũi" với những người đẹp đó hay không? Có còn đủ sức không?
- Nầy, tôi nói cho anh biết, có ai cho tôi lái chiếc xe đời mới, tân tiến, tôi cũng không khoái bằng khi lái chiếc xe cũ, cổ lổ sĩ của tôi.Vì đã quen tay lái, quen nhịp máy, quen tốc độ, quen sử dụng, thì mình thấy thoải mái và dễ dàng hơn chứ. Lái chiếc xe lạ đâu thích bằng lái chiếc xe quen thuộc của mình. Anh có đồng ý không? Tắm ao ta vẫn khoái hơn tắm ao người chứ !
Cụ Lê cười, tôi cười theo. Cụ bắt lại câu chuyện cũ:
- Bây giờ anh đã đồng ý với tôi rằng tuổi già là thời gian sung sướng nhất chưa? Nếu ai già, mà không biết tuổi già là sung sướng, thì lỗi tại họ. Họ có cái sướng, cái quý, mà họ không biết hưởng.

Thứ Năm, 25 tháng 10, 2012

Nhà sư trẻ gốc Việt trở thành “Cao tăng” Tây Tạng

Lati Rinpoche, trái, vị thầy được Ðức Ðạt Lai Lạt Ma giao nhiệm vụ dạy kèm các vị tái sinh, trong đó có Thầy Don, phải.
Đây là điều đặc biệt vì nhà sư là người đầu tiên rời Hoa Kỳ qua Ấn Độ xuống tóc trong một tu viện Tây Tạng vào dịp Tết Kỷ Mão 1999, khi mới 12 tuổi.
Đặc biệt hơn nữa, đây là người Việt Nam đầu tiên được truyền thừa trong lịch sử hơn ngàn năm của Phật giáo Tây Tạng.
Kusho Tenzin Drodon. (cháu ruột của MC Nam Lộc và nhà văn Nhã Ca, chủ nhiệm nhật báo Việt Báo
Sinh tại Quận Cam, ở miền Nam California trong một gia đình khá giả, lên tám tuổi, cậu bé họ Phạm đã muốn trở thành một Geshe Tây Tạng.



Mà Geshe là gì?
 Geshe là học vị trong hệ thống Phật giáo Tây Tạng, tương đương với bằng Tiến sĩ về Phật học của Tây phương. Bình thường ra thì phải mất hai chục năm mới xong và nhiều người không xong nổi. Thế giới hiện chỉ có chừng 200 vị Geshe thôi.
Muốn được thành một Geshe thì phải thấm nhuần năm ngành học là Bát nhã ba la mật (Prajnaparamita), Trung quán luận (Madhyamika), Giới luật (Vinaya), A tỳ đạt ma luận (Abidharma) và Lý luận căn bản (Pramana Vidya).
Thấm nhuần ở đây là phải nhập tâm, bằng Tạng ngữ, trong vài chục năm tu tập gian nan, hầu có thể ứng đối tranh luận trong mọi tình huống về mọi chủ đề trong các cuộc khảo hạch thường xuyên và từ đó đi hoằng pháp cho nhân thế.
Đã vậy, từ thấp lên cao, học vị Geshe còn có bốn cấp là Dorampa, Lingtse, Tsorampa và cao nhất là Lharampa và trung bình thì phải sáu năm mới lên tới cấp tối ưu.
Thánh tăng Tây Tạng ngày nay, Kyabje Lati Rinpoche, được Đức Đạt Lai Lạt Ma yêu cầu hướng dẫn chú bé gốc Việt họ Phạm
Vị cao tăng Tây Tạng đã hướng dẫn chú bé họ Phạm là một Lharampa Geshe, một hóa thân của danh tăng Gongkar Rinpoche.
Ngài được tôn là châu báu trong hàng Thánh tăng Tây Tạng ngày nay, pháp danh là Kyabje Lati Rinpoche, hiện là cố vấn về Lý luận (Tsen-shabs) của đức Đạt Lai Lạt Ma. Môn sinh của Tulku Lati Rinpoche thường chỉ là những nhà sư được xác nhận là báo thân của một cao tăng, một vị đạo sư, một guru từ kiếp trước nguyện tái sinh để tiếp tục hạnh nguyện.
Và đức Đạt Lai Lạt Ma là người trực tiếp yêu cầu Tulku Lati Rinpoche dìu dắt chú bé.
Vì sao một chú bé sinh trong một gia đình Việt Nam tại Hoa Kỳ lại được nhận vào tu viện Tây Tạng, rồi được chính đức Đạt Lai Lạt Ma trao phó cho một vị cao tăng hàng đầu của Ngài việc hướng dẫn tu học đó?
Có lẽ phải đi từng bước để nhìn ra con đường học đạo của vị tăng người Việt này.
Với người Tây Tạng, đức Đạt Lai Lạt Ma là hóa thân của Đại từ Đại bi Bồ tát Quán Thế Âm. Việt Nam ta quen gọi vị Bồ tát ấy là Phật Quan Âm, vì vậy, nhiều người cũng gọi Ngài là Phật Sống Tây Tạng.
Người Tây Tạng tôn Ngài là "Kundun" với ý nghĩa ấy.
Trong hệ thống Phật giáo Tây Tạng, một Lạt Ma được coi là hiện thân của Phật, và Bồ tát nguyện tái sinh để cứu độ chúng sinh. Bậc hóa thân ấy được tôn là Tulku ("Chu cô" theo cách phiên âm Hán-Việt). Danh hiệu Lạt Ma chỉ được dành cho những người giảng dạy giáo pháp và có thẩm quyền thực hành nghi lễ của Phật giáo. Trong số những người được chứng nhận là Lạt Ma, những vị uyên thâm và cao quý nhất thì được tôn là Rinpoche (nghĩa là "vô cùng quý báu").
Trong hàng giáo phẩm và triều đình Tây Tạng, người ta thấy nhiều cao tăng được tôn vinh là Rinpoche.
Bây giờ, chúng ta có đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 - một vị Phật Sống - ủy thác cho một Tulku Rinpoche việc dẫn đạo cho một nhà sư trẻ của Việt Nam...
Nhà sư này phải có gì đặc biệt mà có lẽ người thường như chúng ta chưa thấy hết được.
Cách đây bốn năm, nhật báo Orange County Register đã gửi một phái đoàn gồm hai nhà báo Anh Đỗ và Teri Sforza cùng đoàn nhiếp ảnh và truyền hình qua tận Ấn Độ để làm loạt phóng sự bốn kỳ về chú tiểu họ Phạm này. Người ta có thể tham khảo loạt bài được biên tập và trình bày công phu dưới tựa đề "The Boy Monk" tại trang nhà của tờ báo trong bốn số ra ngày 19 đến 22 tháng Giêng 2003.
Từ ngày đó đến nay, việc tu học của nhà sư này đã có sự tăng tiến.
Một ngời Mỹ xuất gia sang Ấn Độ tu Phật giáo đã là hiếm, nhưng vẫn có. Một người sinh tại Mỹ - thuộc thế hệ thứ nhì vì cha mẹ là người Việt tỵ nạn - thì lại hiếm hơn. Đây lại là người Mỹ đầu tiên được nhận vào tu viện Tây Tạng Gaden Shartse, trong tỉnh Mundgod của tiểu bang Karnataka ở miền Nam Ấn Độ để được tu học thành Sa di. Tên Mỹ-Việt Donald Phạm đổi thành Konchog Osel.
Người thân thì gọi là Kusho. Konchog có nghĩa là hiếm quý, Osel là tịnh quang, ánh sáng trong lành, và Kusho là một cao tăng.
Thế rồi, sau khi khảo hạch thì chính Tulku Lati Rinpoche đã thỉnh đức Đạt Lai Lạt Ma làm lễ thọ giới Cụ túc cho chú tiểu sa môn. Có mặt trong buổi lễ cử hành vào đúng ngày Phật Đản còn có bốn vị Rinpoche khác.
Chú được ban pháp danh là Tenzin Drodon, nghĩa là "Người nắm giữ Phật pháp" (Tenzin) "cứu độ chúng sinh" (Drodon).
Drodon là một pháp danh ít có trong hệ thống Tăng già Tây Tạng.
Ngày nay, Phật giáo Tây Tạng có một nhà sư dung mạo sáng rỡ, nói sành sõi tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Tây Tạng với phương ngữ quý phái của Kinh đô Lhasa, ở bên kia đỉnh núi tuyết ngàn trùng.
Vào mùa Xuân Đinh Hợi 2007, ở tuổi 21, Kusho sẽ thọ giới Tỳ kheo với đức Đạt Lai Lạt Ma, một điều kỳ lạ nữa. Trong lịch sử Tây Tạng, đây là người Việt đầu tiên được chính đức Đạt Lai Lạt Ma truyền thừa và truyền giới.
Có thể là sau này người ta mới được biết thêm rằng nhà sư trẻ cũng là hóa thân của một hành giả, nguyện tái sinh trong một gia đình Việt Nam tại Mỹ và tu học trong tu viện Tây Tạng tại Ấn vì lợi ích của chúng sinh.
Ba vị cao tăng đã lần lượt hướng dẫn nhà sư là Lharampa Geshe Tsultim Gyeltsen tại tu viện ở Long Beach, là Lharampa Geshe Lati Rinpoche, một vụ Tulku tại tu viện Gaden Shartse ở Ấn Độ và đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 14.
Bây giờ, chúng ta mới tìm hiểu về nhân vật này.
Vừa ra đời, Donald Phạm đã chững chạc như người lớn.
Chú bé là học sinh ưu tú, thích âm nhạc, viết văn, trượt nước và chơi Nitendo!
Là học trò giỏi tại trường Aliso Viejo Middle School, chú bé đủ thứ game trong nhà và thừa điều kiện thành công trong một môi trường đầy cơ hội là Hoa Kỳ.
Ước nguyện ban đầu của chú là thành nhà văn hay bác sĩ.
Nhưng, khác mọi đứa trẻ cùng tuổi, chú ít nói, kín đáo nhìn mọi sự chung quanh và đặc biệt quan tâm đến người khác.
Cha mẹ chú là những người khá giả và chăm sóc kỹ lưỡng tâm hồn các con.
Mẹ chú sùng đạo từ khi còn ở Việt Nam.
Tại Hoa Kỳ thì cả gia đình thường đến ngôi chùa Tây Tạng ở Long Beach, do đức Đạt Lai Lạt Ma đặt tên là Thubten Dhargye Ling, để tu học Phật pháp.
Đây là một việc không dễ vì từ nhà đến chùa là 90 cây số và một tuần, gia đình lên chùa ba lần.
Donald vào chùa là có phản ứng khác lạ.
Tưởng đứa con lơ đãng nhìn quanh, bà mẹ ngạc nhiên vì chú nghe được hết và nói lại rành mạch những khái niệm rất lạ.
Thí dụ như hiện tượng "tâm viên ý mã" trong lúc thiền định!
Người lớn nghe đã thấy khó lãnh hội, huống hồ một đứa trẻ ở tuổi mẫu giáo!
Năm chú lên bốn, bà mẹ đọc báo thấy có tin là vị Đạo sư Lati Rinpoche sẽ đến thuyết pháp ở Los Angeles.
Quá mừng khi được cơ hội gặp vị cao tăng mà mình đã đọc lời giảng trong sách từ khi còn mang thai chú bé, bà dẫn chú đi nghe và năm đó Donald đã quy y với Tulku Lati Rinpoche!
Khi chú lên năm, cô em kém chú hơn một tuổi bỗng khóc òa vì làm vỡ cái đĩa.
Chú bé đứng cao hơn quầy bếp đã lên giọng trấn an:
"Đừng lo, đó chỉ là đồ vật thôi. Nếu chấp vào vật nhỏ như vậy thì khi chết, làm sao cái tâm bỏ được cái thân này?"
Rồi sau đó, thay vì là nhà văn hay bác sĩ, năm lên tám, chú muốn thành một Geshe!
Thấy con mình có ý đi tu để thành Geshe, bà mẹ trình bày với vị Hoà thượng trụ trì tu viện Phật giáo Tây Tạng tại Long Beach là Lharampa Geshe Tsultim Gyeltsen, thường được Phật tử quý mến gọi là Geshe La.
Hoà thượng Geshe La khuyên là hãy kiên nhẫn tìm hiểu tâm tư chú bé đã.
Cho con vào chùa là chuyện thường tình ở Á châu và Tây Tạng, nhưng chúng ta đang ở tại Hoa Kỳ, trong một khu vực trù phú lịch sự.
Con đường tới chùa là một chặng đường khá xa cần phải tìm hiểu.
Mà cách tìm hiểu hay nhất là chính họ phải qua tận Ấn Độ thăm viếng một ngôi chùa Tây Tạng đủ lâu để thấy hết tận mắt.
Thày dạy, tu viện là một đại dương, có rất nhiều ngọc nga châu báu vật đấy nhưng cũng có cá mập.
Hãy tìm hiểu rồi mới quyết định cho chú bé.
Khi Donald Phạm lên chín, năm 1995, cha mẹ chú quyết định sang thăm tu viện, cách đó đúng là vạn dậm.
Bước đầu là từ California bay qua Ấn Độ, rồi đi xe buýt leo đèo băng suối tới một tu viện trong khu định cư của người Tây Tạng tại Mundgod, thuộc tiểu bang Karnatala ở miền Nam Ấn Độ.
Đó là tu viện Gaden Sharte của dòng Gelugpa Phật giáo Tây Tạng.
Khu vực định cư cho dân tỵ nạn thường không là một vùng đất trù phú thịnh vượng.
Sự nghèo khổ và thiếu thốn là quy luật chung. Huống hồ là nơi tu hành.
Người viện trưởng của Tu viện chính là ngài Tulku Lati Rinpoche mà gia đình họ Phạm đã đọc rồi đã gặp tại Los Angeles.
Phép sinh hoạt nơi đây là sự khắc khổ nghiêm ngặt. Mọi người thức giấc từ năm giờ sáng, chư tăng áo đỏ tụng kinh đến bảy giờ rồi ăn sáng.
Thực đơn khác hẳn bữa điểm tâm trong một ngôi nhà khang trang ở Laguna Niguel tại California. Bánh mì chấm trà có pha đường, bơ tẩm muối.
Sau đó là học ngôn ngữ và tranh luận đến trưa.
Quá ngọ là buổi học với các đạo sư cho đến chiều.
Cơm tối là cháo. Xong cơm là học tiếp về Phật pháp qua tranh luận, có khi đến nửa đêm...
Giáo trình đào tạo còn nặng hơn mọi trường tư thục ưu tú nhất của Mỹ!
Và không có các màn giải trí qua truyền hình, chơi game, nghe nhạc từ DVD... Cũng không có quà vặt, máy giặt máy xấy, nước nóng phòng riêng...
Làm sao cho con mình vào sống nơi đó?
Gia đình ở lại 6 tuần và chú Donald Phạm cho biết là muốn học đạo ở nơi đây.
Trường hợp của chú hiển nhiên đã được Geshe La và Tulku Rinpoche chú ý.
Phải tìm lời giải trong phép khảo chứng bí truyền của Tây Tạng.
Vị cao tăng thực hiện buổi lễ linh thiêng ấy chính là Tuku Rinpoche.
Lời giải là chú bé này là một đứa trẻ đặc biệt, sẽ vào chùa thành một vị sư Tây Tạng. Donald Phạm cũng cảm thấy như vậy.
Việc cháu Donald muốn đi tu đã gây nhiều phản ứng và tranh luận trong đại gia đình. Đầu tiên thì chị và em không muốn xa Donald.
Còn ông ngoại thì hoàn toàn không vui! Điều ấy cũng thật dễ hiểu.
Nhưng ý của chú đã quyết và cha mẹ cũng thông cảm và hỗ trợ nên mọi người quen dần với quyết định này.
Gần bốn năm trôi qua, rồi vào dịp Tết Kỷ Mão 1999, cả gia đình Donald Phạm đã theo Hoà thượng Geshe La qua Ấn Độ. Chú sẽ ở lại nơi đây.
Tết Nguyên đán Kỷ Mão thì xuống tóc, trở thành Sa di Kusho Konchog Osel.
Tu viện có 1.500 người cùng học nhưng chú được chính đức Đạt Lai Lạt Ma ân cần phó thác cho vị Viện trưởng Tulku Lati Rinpoche trực tiếp hướng dẫn.
Mọi người ân cần gọi chú là Kusho-la.
Hai năm sau, Kusho được đưa lên Dharamsala, miền cực Bắc Ấn Độ, vào học viện Lý luận Phật giáo, Institute of Buddhist Dialectics.
Có 300 sinh viên, học viện này nằm gần thị trấn McLeod Ganj của Ấn.
Thị trấn được gọi là "Little Lhasa", trụ sở của Chính quyền Lưu vong Tây Tạng, và học viện IBD là nơi đức Đạt Lai Lạt Ma thường giảng pháp.
Trong học viện, tiểu Sa di Kusho là người trẻ nhất và được chú ý vì khả năng lãnh hội lẫn tranh luận.
Chú còn được khen là từ tốn khiêm nhường và thường trầm lặng trước mối quan tâm của truyền thông báo chí.
Nhiều người đã luận rằng Kusho có thiện nghiệp để trở thành sư, và có phúc duyên được hướng dẫn bởi những vị cao tăng để theo đuổi Phật học đến chỗ thâm sâu.
Ngày nay, Kusho đã thành một vị sư 21 tuổi, và Xuân này sẽ thọ giới Tỳ kheo với chính đức Đạt Lai Lạt Ma, thành Shakya Bikshu Tenzin Drodon.
Trong khi ấy, gia đình ở nhà cũng thay đổi.
Càng luống tuổi, ông ngoại của Kusho càng thấy ra hai lẽ.
Phần mình, thì đời người quả là hữu hạn.
Phần cháu ngoại Donald, thì việc cháu trở thành sư là một điều lành.
Đầu năm 2007, ông cụ lâm trọng bệnh và từ Ấn Độ, Kusho trở về thăm ông, có thể là lần cuối.
Hai ông cháu gặp nhau trong một cảnh ngộ cảm động.
Được hỏi về chuyến thăm viếng, nhà sư trẻ giải thích là vì muốn cầu nguyện cho tâm của ông ngoại được thảnh thơi, vững mạnh, và buông xả hết mọi ưu phiền.
Kusho không tin là mình có "thần lực" hay khả năng hộ niệm để ông "siêu sinh tịnh độ" như ta thường nói.
Cháu chỉ muốn gặp ông, hàn huyên để ông vui với tuổi già, có cái nhìn lạc quan tích cực về mọi chuyện.
Riêng mình, thì đứa cháu rất cảm động nghe ông nói, rằng mình mừng cho cháu đã đi tìm hạnh phúc trong sự tu tập, vì hạnh phúc thật là khi mưu cầu cho hạnh phúc của người khác.
Hai ông cháu đã hoàn toàn cảm thông và cùng nhìn vào một hướng.
Nói đến chuyện "thần lực" hay "hóa thân", đề tài kỳ diệu khi ta nghĩ đến Phật giáo Tây Tạng, Kusho cười hiền hoà và giải thích bằng cả tiếng Việt lẫn tiếng Anh: Không, chú không là hoá thân hay đang tu tập để có thần lực thi hành được những việc siêu nhiên.
Việc tu tập để tìm thần lực hay khả năng siêu nhiên là điều sai. Nhưng, khi tu tập, Kusho thấy hay nghĩ "mình là ai?" Là một chú bé Việt Nam, một thiếu niên Mỹ hay một Sa di Tây Tạng - Là tất cả!
Ban đầu, khi ở trong Tu viện Gaden thì còn mơ hồ vì có lúc thấy mình là một thiếu niên Mỹ, một đứa trẻ Việt Nam, và nhất là khác lạ với chúng bạn người Tây Tạng chung quanh.
Thế rồi một cách tiệm tiến và nhẹ nhàng tự nhiên, chú thấy mình tách rời với tất cả những "hành trang" ấy của quá khứ mà cảm nhận ra một sự thể gì bao nhiếp tất cả. Một sự an nhiên kỳ lạ khiến mình thấy thư thái và tự do hơn.
Cảm giác gọi là "giải thoát" ấy xuất phát từ sự tu tập hay từ ý chí của mình?
- Có lẽ, phép tu tập giúp cho ý chí ấy thành vững mạnh hơn và quan trọng nhất, giúp cho mình thấy được cách suy nghĩ tích cực và nuôi dưỡng nghị lực tích cực.
Kusho suy nghĩ rồi nói bằng tiếng Anh: "Positive Energy"
Nhưng, trong tu viện Gaden hay trong học viện ở Dharamsala, Sa môn Kusho có biết hay được biết gì về thế giới bên ngoài không, về "đời sống thật" không?
Ban đầu, trong tu viện thì chỉ học về kinh điển và phép luận giải, chứ qua học viện tại Dharamsala thì các học viên đều có thể xem truyền hình và đọc báo để biết về những gì đang xảy ra trên thế giới.
Chính đức Đạt Lai Lạt Ma đã muốn các học viên chứng đắc Phật pháp bằng cách hiểu được cộng đồng và thế giới.
Ngoài ra, giáo trình của học viện chẳng khác gì nhiều nếu so với một Đại học tân tiến, học viên được giáo dục để biết về thế giới cũng như Phật pháp.
Sau khi hoàn tất khóa học rất dài tại Dharamsala, Kusho sẽ trở lại tu viện Gaden và lúc ấy mới lại sống như một vị tăng trong chùa.
Nhưng, khi biết rằng thế giới này "khổ" - vì nạn đói ở Phi châu hay khủng bố tại Trung Đông chẳng hạn - học viên nghĩ sao? Và muốn làm gì để giải trừ cái khổ ấy?
Nhà sư trẻ suy nghĩ giây lát mới giải thích. Trước hết, những tin tức ấy có giá trị "khích lệ", là yếu tố càng thúc đẩy học viên phải tu tập để góp phần giải trừ cái khổ.
Nhưng, nhìn từ các tu viện, cái khổ ấy có là một ý niệm trừu tượng xa vời của "chúng sinh" hay của người khác không?
Thí dụ như một bác sĩ vẫn có thể chữa chạy cho bệnh nhân sau khi học về những triệu chứng hay hậu quả của bệnh.
Một nhà xã hội cũng có thể học về khủng hoảng để góp phần giải quyết dù mình chẳng là nạn nhân...
Liệu cảm nhận về cái khổ này có là một khái niệm tách bạch xa vời vì không trực tiếp liên hệ đến mình ở trong chùa hay trong học viện?
Kusho tìm chữ diễn tả, cả Việt lẫn Anh, rằng sự hiểu biết về cái khổ ấy tác động rất mạnh vào tâm trí, nhưng theo hướng khác.
Ý thức về những vấn đề ấy khiến mình càng thêm tin tưởng vào Phật pháp và càng thôi thúc mình làm một cái gì đó để cứu giúp người khác.
Đây cũng là bước cần thiết để chứng nghiệm đức tin của mình.
Nếu tu học để thành sư mà không nghĩ đến việc giúp đỡ người khác thì là một sự lãng phí!
Phật giáo Tây Tạng rất chú ý đến việc tu dưỡng Bồ đề tâm, đến Bồ tát hạnh và coi việc giúp đỡ người khác là một bổn phận trọng yếu, một phần không thể tách rời trong đức từ bi của người Phật tử.
Nói đến người khác, Kusho có nghĩ đến người Việt và Phật giáo Việt Nam không?
Vị Sa môn trẻ này cám ơn mẹ cha là những Phật tử đã khuyến khích và giúp đỡ mình trên con đường học đạo.
Chính là tấm lòng yêu thương của bà mẹ đã khiến chú cố gắng tu tập để có thể làm tròn bổn phận với Việt Nam.
Vì vậy, sau giai đoạn tu chứng, nhà sư trẻ còn phải đi một bước rất xa là học hỏi thêm về Việt Nam và Phật giáo Việt Nam.
Phật giáo Tây Tạng theo Kim cang thừa (Varayana) của Đại thừa Mahayana, nhưng cũng áp dụng phép tu có đặc tính Mật tông và cả Bồ tát hạnh trong những giáo lý nền tảng của Phật giáo Nguyên thủy Theravada.
Vì vậy, trong giáo trình đào tạo và tu học, các học viên đều phải thấm nhuần những lý giải Tiểu thừa hay Nguyên thủy.
Sau này, Kusho sẽ học thêm về những đặc tính đa diện của Phật giáo Việt Nam và phải thông thạo tiếng Việt để tiếp xúc với Phật tử người Việt.
Một con đường rất dài... Khi viết, Kusho sử dụng cả hai tay, trái và phải, để viết chữ Tây Tạng hay tiếng Anh. Khi học, có lẽ cũng phải nhớ đến tương lai là tìm đến Phật giáo Việt Nam. Vả lại, chính đức Đạt Lai Lạt Ma đã căn giặn như vậy.
Hôm đó, sau khi được Ngài truyền giới, vị tiểu sa môn được đức Đạt Lai Lạt Ma gọi riêng ra chụp chung tấm hình.
"Con giữ tấm hình này cho quê hương con. Cho nước Việt Nam".
Kusho treo tấm hình trong trai phòng tại học viện, như một nhắc nhở hàng ngày.
Việc nhà sư Tenzin Drodon này sẽ chứng đắc học vị Geshe có thể chỉ là thời gian vì tâm nguyện như vậy.
Nhưng, việc một người có tâm hồn và giáo dục Việt Nam được tu học thành nhà sư Tây Tạng mới là một hạnh ngộ hiếm hoi.
Lời khuyên của Tulku Lati Rinpoche là Kusho hãy cố gắng tinh tấn tu học để trở thành một sa môn đầy đủ Bồ tát hạnh là Bi, Trí, Dũng để hoằng pháp lợi sanh cho nhân thế.
Đức Đạt Lai Lạt Ma nói rõ hơn trong từng buổi gặp gỡ: "Đừng quên Việt Nam. Lòng từ bi và trí tuệ của con sẽ giúp ích rất nhiều cho quê hương con."
Pháp danh Drodon quý hiếm này, có lẽ Ngài chọn cho Kusho để hướng tới trách nhiệm với Việt Nam.
Sông Mekong xuất phát từ vùng đất Kham đã tái sinh của hai vị cao tăng Tây Tạng là Gehse La và Tulku Rinpoche. Nơi con sông này đổ ra biển chính là Việt Nam.
Phải chăng, đức Đạt Lai Lạt Ma đã thấy vạn sự từ đầu nguồn tiền kiếp, mà chưa đến lúc nói ra?

NN st