Bài ca Trường Nguyễn Văn Trỗi

Nhạc và lời: Hồng Tuyến

Thứ Năm, 28 tháng 2, 2013

Gặp người thầy của sáu vị tướng lừng lẫy (VNN)

Đã được biết thày đã từng là thày giáo trường Trỗi. Đưa cái video để "gặp" thày.
- Gặp ông vào chiều đầu xuân mưa giăng rét lạnh giữa chốn Đà Thành ồn ào náo nhiệt. Ở tuổi 82, nhưng ông vẫn còn minh mẫn... Ông là nhà giáo Doãn Mậu Hòe - người thầy từng dạy cho 6 vị tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam. Tin đọc ở đây

Thứ Tư, 27 tháng 2, 2013

Thêm một "cảnh cáo" về việc lấy ý kiến sửa đổi hiến pháp

Trong bản tin thời sự VTV1 ngày 27/02/2013 Ông Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng phát biểu với các lãnh đạo thành phố Hà Nội sáng 27/2 cảnh cáo việc “lợi dụng” việc lấy ý kiến sửa đổi hiến pháp. “Lợi dụng việc lấy ý kiến góp ý hiến pháp để tuyên truyền, vận động nhân dân chống lại đảng, chống lại chính quyền… phải kiên quyết đấu tranh và ngăn chặn. Thứ hai, pháp luật quy định, nghị quyết quốc hội quy định, bản lấy ý kiến là bản của Ủy ban Dự thảo Hiến pháp công bố, trên cơ sở tiếp thu ý kiến thảo luận của QH, thực ra là chúng ta cũng đã trình bày trong các cơ quan của Trung ương, của đảng, đã được QH nhất trí, tổ chức lấy ý kiến, thì đó là cái bản duy nhất. Tự tổ chức lấy ý kiến khác của anh là không được. Đó là cách làm không đúng quy định, tôi chưa nói là vi phạm pháp luật”.
Chẳng hiểu "bọ" này ăn phải cái gì mà phát biểu như rứa? Đảng đã kêu gọi toàn dân góp ý kiến sửa đổi hiến pháp, thế mà chừ lại nói như rựa!
Hóa ra các ông lừa mị dân chúng...."thì đó là cái gì?"
Áp đặt ý kiến của cá nhân ông lên người dân...."thì đó là cái gì?"
Phát biểu như vầy...."thì đó là cái gì ấy nhỉ?"

TƯỚNG TÁ THỜI NAY!

Trường Trỗi cũng vốn từ "lò" quân đội mà ra. Ngày ở trường ai cũng biết quân hàm cao nhất trường là Thượng tá chính ủy Bùi Khắc Quỳnh đã oách lắm rồi, ngày ấy trong quân đội quân hàm thượng tá không phải là nhiều, riêng trường Trỗi đã được 1 thượng tá chỉ huy, thử hỏi làm sao mà không khỏi tự hào, quá "oách" chứ lỵ! Sau khi trường giải tán, đa số anh em học sinh của trường sau này nhiều người cũng phục vụ trong quân đội, nên ít nhiều cũng quá thông hiểu việc đề bạt quân hàm trong quân đội thời bây giờ. Đã là lính ai mà chẳng muốn lên tướng? "lính Trỗi" hàm tá hàm tướng cũng không ít, nếu tính số lính Trỗi được đề bạt quân hàm tướng (cũng không nhớ là bao nhiêu?) nhưng dễ cũng không hơn 2 chục anh, còn bình thường xuôn sẻ đến khi hưu thì đa số cũng "hoàn thành nhiệm vụ" cà là mèng cũng thượng, đại tá, cũng đã từng được nghe một cựu lính Trỗi có vị trí công tác có thể được đề bạt tướng nói: "tướng "bửn" làm ...éo gì! "xiền" đấy tao để dưỡng già có hơn không?" Đọc trên Blog Ngô Minh có bài "tướng tá thời nay" để hiểu thêm về "chất lượng" tướng tá bây giờ.
...."Thời nhỏ, tôi cũng đã thuộc tên và vô cùng yêu mến những vị tướng tài ba một thời của đất nước như Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Chí Thanh, Hoàng Văn Thái, Lê Trọng Tấn, Văn Tiến Dũng, Đồng Sỹ Nguyên, Chu Huy Mân, Hoàng Minh Thảo, Trần Văn Trà, Chu Văn Tấn, Song Hào, Đinh Đức Thiện, Hoàng Cầm, Nguyễn Bình, Lê Quang Đạo, Trần Độ, Vương Thừa Vũ, Nguyễn Sơn, Trần Đại Nghĩa.v.v…Đặc biệt Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một trong 10 vị tướng tài nhất mọi thời đại. Tự hào lắm chứ!"...Trăm phần trăm các cụ đều là phụ huynh của lính Trỗi XEM Ở ĐÂY

Thứ Ba, 26 tháng 2, 2013

Nhà báo Nguyễn Đắc Kiên bị buộc thôi việc

Ông Nguyễn Đắc Kiên, phó phòng, biên tập viên trang báo mạng của báo Gia đình & Xã hội vừa bị buộc thôi việc vì bài viết nhận xét trên blog phản đối lập luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về sự 'suy thoái'.


Phần audio:

Tờ báo Gia đình & Xã hội ra thông cáo chưa đầy một ngày sau khi ông Nguyễn Đắc Kiên đăng bài viết với tựa đề "Vài lời với TBT ĐCS VN Nguyễn Phú Trọng" trên mạng internet. Trả lời phỏng vấn BBC chiều tối ngày 26/2, ông Kiên nói ban biên tập tờ báo đã có buổi làm việc với ông ngay sau khi nhận được thông tin liên quan đến bài viết này 'Nhận thức được hệ quả' Ông Nguyễn Đắc Kiên nói bản thân ông hoàn toàn nhận thức hệ quả của việc viết bài viết trên. "Sau khi nghe bài phát biểu của ông Tổng bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng, với tư cách là công dân của nước Việt Nam, rất bất bình trước sự quy chụp về suy thoái lý tưởng, đạo đức," ông nói. "Tôi sống ở Việt Nam từ nhỏ, làm báo từ năm 2006 đến giờ. Tôi nhận thức được hệ quả sẽ đến với tôi." "Nhưng tôi khẳng định tôi tôi viết bài này, cũng như những bài khác trên blog, hoàn toàn do mệnh lệnh đạo đức của tôi." Bài viết của ông Kiên cho rằng "không có điều nào nói xóa bỏ Điều 4 là suy thoái, muốn đa nguyên về chính trị là suy thoái, muốn phi chính trị hóa quân đội là suy thoái, chỉ có tham ô, tham nhũng… đi ngược lại lợi ích của nhân dân là suy thoái." Tác giả nói: "Tôi không chỉ muốn bỏ Điều 4 trong Hiến pháp hiện hành, mà tôi muốn tổ chức một Hội nghị lập hiến, lập một Hiến pháp mới." Thông cáo của báo Gia đình & Xã hội nói "anh Nguyễn Đắc Kiên (nguyên phóng viên) vi phạm Quy chế hoạt động của Báo và Hợp đồng lao động nên Hội đồng Kỷ luật của Báo Gia đình & Xã hội đã họp và ra Quyết định kỷ luật, buộc thôi việc đối với anh Nguyễn Đắc Kiên". "Hiện nay anh Nguyễn Đắc Kiên không còn tư cách là phóng viên Báo Gia đình & Xã hội và tự chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật với các hành vi của mình." Khi BBC liên lạc chiều ngày 26/2, Tổng Biên tập báo, ông Lê Cảnh Nhạc, từ chối trả lời về vụ việc. Nguồn: BBC Tiếng Việt
* Trao đổi của Nguyễn Đắc Kiên trên FB: “Gửi tất cả các bạn. Đầu tiên cho tôi xin lỗi vì đã không thể trả lời mọi comment và tin nhắn của các bạn. Tôi cố gắng để add tất cả mọi người, hy vọng là có đủ thời gian. Dù có chuyện gì xảy ra, tôi chỉ mong các bạn hiểu cho một điều, tôi không muốn là anh hùng, không muốn là thần tượng. Nước ta đã có nhiều anh hùng, nhiều thánh thần quá rồi. Tôi sợ. Tôi chỉ nghĩ rằng, khi đất nước ta có tự do, dân chủ, các bạn sẽ thấy rằng, các bài viết của tôi là rất bình thường, nó thật sự bình thường, không có gì to tát cả. Tôi cũng xin các bạn đừng nặng lời phê phán Báo Gia đình & Xã hội nơi tôi đã làm việc, tôi hiểu và tôn trọng quyết định của lãnh đạo báo. Nếu ở cương vị của họ, có thể tôi cũng phải làm thế. Tôi hiểu là mọi thứ còn chưa bắt đầu. Cầu chúc an lành cho tất cả chúng ta.”

Thứ Hai, 25 tháng 2, 2013

Vài lời với TBT ĐCS VN Nguyễn Phú Trọng

Nguyễn Đắc Kiên – Nhà báo, báo Gia Đình & Xã Hội   Nguồn TẠI ĐÂY
26-02-2013
Chương trình Thời sự VTV1, 19h, ngày 25/2 đưa phát biểu tại Vĩnh Phúc của TBT ĐCS Việt Nam Nguyễn Phú Trọng như sau: “Vừa rồi đã có các luồng ý kiến cũng có thể quy vào được là suy thoái chính trị, tư tưởng, đạo đức … Xem ai có tư tưởng muốn bỏ Điều 4 Hiến pháp không, phủ nhận vai trò lãnh đạo của đảng không? Muốn đa nguyên đa đảng không? Có tam quyền phân lập không? Có phi chính trị hóa quân đội không? Người ta đang có những quan điểm như thế, đưa cả lên phương tiện thông tin đại chúng đấy. Thì như thế là suy thoái chứ còn gì nữa!”(*)

Bằng tất cả sự tôn trọng với người đang đứng đầu một đảng chính trị của VN, tôi xin nói với ông Nguyễn Phú Trọng vài lời như sau:
Đầu tiên, cần phải xác định, ông đang nói với ai? Nếu ông nói với nhân dân cả nước thì xin khẳng định luôn là ông không có tư cách. Ông là Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, nếu muốn dùng hai chữ “suy thoái” thì cùng lắm là ông chỉ có thể nói với những người đang là đảng viên cộng sản, ông không đủ tư cách để nói lời đó với nhân dân cả nước. Nếu ông và các đồng chí của ông muốn giữ Điều 4, muốn giữ vai trò lãnh đạo, muốn chính trị hóa quân đội, không muốn đa đảng, không muốn tam quyền phân lập, thì đó chỉ là ý muốn của riêng ông và ĐCS của ông. Ông không thể quy kết rằng đó là ý muốn của nhân dân Việt Nam. Tuy nhiên, cũng cần phải nhấn mạnh rằng, những ý muốn trên chỉ nên xem là của riêng ông TBT Trọng, chưa chắc đã là tâm nguyện của toàn bộ đảng viên cộng sản hiện nay.
Tiếp theo, xin đi vào nội dung, ông nói suy thoái về đạo đức. Tôi muốn hỏi ông, đạo đức của ông đang muốn nói là đạo đức nào? Đạo đức làm người? Đạo đức công dân? Đạo đức dân tộc VN? … Tôi tạm đoán là ông đang muốn nói đến đạo đức người cộng sản của các ông. Vậy, các ông cho rằng chỉ có đạo đức cộng sản của các ông là đạo đức đích thực? Thế ra, cha ông tổ tiên chúng ta, khi chưa có chủ nghĩa cộng sản vô đạo đức hết à? Thế ra, những người không theo đảng cộng sản trên thế giới là vô đạo đức hết à?
Tiếp theo, xin đi vào nội dung suy thoái chính trị, tư tưởng. Tôi muốn hỏi ông, chính trị, tư tưởng ông đang muốn nói là chính trị, tư tưởng nào? Có phải chính trị, tư tưởng của đảng cộng sản? Vậy ra chỉ có đảng cộng sản của các ông là duy nhất đúng à? Cá nhân tôi cho rằng, không một người có lương tri bình thường nào thừa nhận như thế. Cùng lắm ông chỉ có thể nói với các đảng viên cộng sản như vậy, nhưng ngay cả với các đảng viên cộng sản, ông cũng không thể quy kết tội suy thoái cho họ. Nếu không tin, ông thử đọc lại Cương lĩnh chính trị và Điều lệ đảng các ông ban hành xem. Không có điều nào nói xóa bỏ Điều 4 là suy thoái, muốn đa nguyên về chính trị là suy thoái, muốn phi chính trị hóa quân đội là suy thoái, chỉ có tham ô, tham nhũng…  đi ngược lại lợi ích của nhân dân là suy thoái. Ông đương kim tổng bí thư ĐCS VN thử đọc lại và nghĩ lại chỗ này xem.
Bây giờ, tôi trân trọng tuyên bố những điều tôi muốn:
1- Tôi không chỉ muốn bỏ Điều 4 trong Hiến pháp hiện hành, mà tôi muốn tổ chức một Hội nghị lập hiến, lập một Hiến pháp mới để Hiến pháp đó thực sự thể hiện ý chí của toàn dân Việt Nam, không phải là ý chí của đảng cộng sản như Hiến pháp hiện hành.
2- Tôi ủng hộ đa nguyên, đa đảng, ủng hộ các đảng cạnh tranh lành mạnh vì tự do, dân chủ, vì hòa bình, tiến bộ của dân tộc Việt Nam, không một đảng nào, lấy bất cứ tư cách gì để thao túng, toàn trị đất nước.
3- Tôi không chỉ ủng hộ xây dựng một chính thể tam quyền phân lập mà còn muốn một chính thể phân quyền theo chiều dọc, tức là tăng tính tự trị cho các địa phương, xây dựng chính quyền địa phương mạnh, xóa bỏ các tập đoàn quốc gia, các đoàn thể quốc gia tiêu tốn ngân sách, tham nhũng của cải của nhân dân, phá hoại niềm tin, ý chí và tinh thần đoàn kết dân tộc.
4- Tôi ủng hộ phi chính trị hóa quân đội. Quân đội là để bảo vệ nhân dân, bảo vệ tổ quốc, bảo vệ cương vực, lãnh thổ không phải bảo vệ bất cứ một đảng phái nào.
5- Tôi khẳng định mình có quyền tuyên bố như trên và tất cả những người Việt Nam khác đều có quyền tuyên bố như thế. Tôi khẳng định, mình đang thực hiện quyền cơ bản của con người là tự do ngôn luận, tự do tư tưởng; quyền này mỗi người sinh ra đã tự nhiên có, nó được nhân dân Việt Nam thừa nhận và tôn trọng; quyền này không phải do đảng cộng sản của các ông ban cho, nên các ông cũng không có quyền tức đoạt hay phán xét nó. Vì thế, tôi có thể xem những lời phán xét trên của ông, nếu có hướng đến tôi là một sự phỉ báng cá nhân. Và tôi cho rằng, những người nào chống lại các quyền trên là phản động, là đi ngược lại với lợi ích của nhân dân, dân tộc, đi ngược lại xu hướng tiến bộ của nhân loại.
—–
(*) Nguồn: Chương trình Thời sự VTV1, 19h, ngày 25/2; phần âm thanh và gỡ băng của Anhbasam.
ĐỌC THÊM: Giữ Điều 4 mới chính là suy thoái đạo đức
NÓNG! 19h5′, 26/2/2013: – Anh Nguyễn Đắc Kiên không còn tư cách là phóng viên Báo Gia đình & Xã hội (Gia đình.net). “Báo Gia đình & Xã hội xin thông báo, do anh Nguyễn Đắc Kiên (nguyên phóng viên) vi phạm Quy chế hoạt động của Báo và Hợp đồng lao động nên Hội đồng Kỷ luật của Báo Gia đình & Xã hội đã họp và ra Quyết định kỷ luật, buộc thôi việc đối với anh Nguyễn Đắc Kiên.
Hiện nay anh Nguyễn Đắc Kiên không còn tư cách là phóng viên Báo Gia đình & Xã hội và tự chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật với các phát ngôn, hành vi của mình. Các đơn vị, cá nhân lưu ý khi liên hệ công việc, đề nghị liên hệ thẳng với Tòa soạn, không qua anh Nguyễn Đắc Kiên.”

Mời dự đám cưới

Xin trân trọng kính mời các anh chị và các bạn Trỗi tới dự tiệc cưới của hai con chúng tôi là Nguyễn Anh Vũ và Trương Thị Minh Huệ, được tổ chức vào lúc 17h00, thứ Năm ngày mồng 7 tháng Ba (dương lịch) tại Hội trường 6, Nhà khách La Thành, 218 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội.(có thể đi theo cổng sau ở đầu phố Vạn Phúc).
Nhà trai: Nguyễn Nam Vũ cựu học sinh K6 và Nguyễn Thị Thái K8, C11, trường NVT rất hân hạnh được đón tiếp.
Để việc đón tiếp được chu đáo, mong các anh chị và các bạn vui lòng nhắn tin vào số 0904678769. Xin chân thành cảm ơn.

Thứ Bảy, 23 tháng 2, 2013

Hy vọng mong manh.

Lâu không vào blog K7.
Đọc những "comments" của BÀI NÀY, thấy áy náy, thông cảm với nhiều thân nhân gia đình liệt sĩ. Chiến tranh đã qua hơn 37 năm rồi mà hậu quả vẫn còn đeo đẳng đến giờ.  Biết trông chờ vào đâu ?, biết hy vọng nơi đâu? để tìm được liệt sĩ.

Tự hành xác

Chưa bao giờ đi xem lễ khai ấn đền Trần. Chẳng biết nếu có cái ấn đó, mình được "thăng quan tiến chức" đến đâu? không khéo "thăng" luôn. Cứ nhìn cảnh này thì xin vái cả nón.
SỰ THẬT VỀ LỄ KHAI ẤN VÀ ẤN ĐỀN TRẦN Ở NAM ĐỊNH. Mà buổi lễ r...r...ất "vinh dự"  lại có cả Bạn Trỗi tham dự khai mạc mới "oách". Phải công nhận dân miềng được cái "ưu điểm" chỉ giỏi tự hành xác mình.
Ảnh: VnExpress
XEM THÊM

Thứ Sáu, 22 tháng 2, 2013

Tin buồn

Thân mẫu của Nguyễn Trung Quốc K7, do tuổi cao sức yếu đã từ trần hồi 14h30, ngày 21/2/2013 tại Hà nội, hưởng thọ 91 tuổi.
Lễ viếng: Từ 10h đến 11h30, ngày thứ Tư 27/2/2013
Địa điểm: Nhà tang lễ BQP số 5 Trần Thánh Tông, Hà nội
Lễ hỏa táng cùng ngày tại đài hóa thân Hoàn vũ, Hà nội.

Trân trọng kính báo

Thứ Ba, 19 tháng 2, 2013

Một thời để nhớ và để yêu


K22 Nguyễn Trãi Hà Nội kỷ niệm 40 năm( 1972-2012)


Anh và em

Xưa vẫn chơi đùa.
Thuở thiếu thời,
 Mình mình. tớ tớ,
Đổ dế . bắt ve, nhặt sấu rụng,
Bên hè phố,
Những con đường Hà Nội,
Hè năm nào,
Ngắt cánh phượng hồng,
Đoán tình yêu,
Một thời trai trẻ,
Những mùa hè đỏ lửa,
Hà Nội bừng lên,
Những kỷ niệm của chúng mình...

Anh và em,
Bây giờ xa vắng,
Nỗi đau này chẳng phải riêng ai!
Cuộc đời vuông tròn,
Mà oan nghiệt,
Để bây giờ ,
Chúng mình,
Mãi mãi tìm nhau!

Thái Hòa. Berlin 02-2013.

Chủ Nhật, 17 tháng 2, 2013

Bài học từ cuộc chiến bảo vệ biên giới 1979

Nguồn: Tuổi trẻ
Nguyễn Mạnh Hà
Trả lời phỏng vấn báo Tuổi trẻ của một cựu lính Trỗi K7 - TS NGUYỄN MẠNH HÀ, viện trưởng Viện Lịch sử Đảng, nguyên đại tá, chính ủy sư đoàn 308 anh hùng, nhiều năm là viện phó Viện Lịch sử quân sự (Bộ Quốc phòng). Những ngày tháng 2 này, ông chia sẻ với Tuổi Trẻ về cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc từ ngày 17-2 đến 5-3-1979.
Thưa ông, cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc xảy ra đến nay đã được 34 năm. Ông nói về sự kiện này như thế nào?
- Cuộc chiến tranh biên giới không chỉ bắt đầu từ ngày 17-2-1979, không chỉ bắt đầu sau câu chuyện “nạn kiều” 1978, cũng không chỉ bắt đầu từ những rạn nứt trong quan hệ Việt - Trung sau chiến thắng của cuộc kháng chiến chống Mỹ năm 1975, một chiến thắng mà một số nhà sử học trên thế giới đã cho rằng Trung Quốc không mong muốn. Cũng không phải hoàn toàn như vậy mà nó có gốc rễ sâu xa từ những tính toán trong lợi ích chiến lược của cả Liên Xô và Trung Quốc trên phạm vi toàn cầu chứ không chỉ với một nước nhỏ như VN.

Lịch sử dân tộc ta có tới 17 cuộc chiến tranh chống xâm lược thì chúng ta đã chiến thắng 14, còn ba cuộc kháng chiến dai dẳng, hàng chục, thậm chí hàng trăm năm chúng ta bị nước ngoài đô hộ nhưng rồi dân tộc ta vẫn chiến thắng.
Có thể trong lịch sử hiện đại, khái niệm biên giới quốc gia không còn được tính bằng các cột mốc nữa mà bằng “biên giới mềm”, “sức mạnh mềm”, bằng sự xuất hiện của hàng hóa, hình ảnh, văn hóa của quốc gia nào đó trên đất nước mình, nhưng tôi vẫn tin là chúng ta sẽ bảo vệ được nền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của mình, một khi cả dân tộc kết thành một khối, dưới sự lãnh đạo của Đảng dày dạn kinh nghiệm cả trong chiến tranh và trong xây dựng, bảo vệ Tổ quốc
TS NGUYỄN MẠNH HÀ
Sai sót lớn là chúng ta đã nhận ra quá muộn bản chất của chế độ Pol Pot. Năm 1977, đồng chí Lê Trọng Tấn được Quân ủy Trung ương cử vào biên giới Tây Nam nghiên cứu tình hình xung đột biên giới với Campuchia trở về, khi trở ra Hà Nội đã bức xúc khẳng định: “Đây không còn là xung đột nữa. Đây là một cuộc chiến tranh biên giới thật sự”. Lúc đó, chúng ta mới tìm hiểu đằng sau Pol Pot là ai. Là rất nhiều cố vấn nước ngoài từng giúp chúng ta trong cuộc kháng chiến trước đó.
Khi chúng ta tổ chức phản kích, tiến vào giải phóng Phnom Penh ngày 7-1-1979, giúp dân tộc Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng, hồi sinh thì đúng 40 ngày sau, Trung Quốc phát động chiến tranh biên giới, với chiêu bài “dạy cho VN một bài học”. Quân chủ lực VN lúc đó đã tăng cường cho chiến trường Campuchia, Trung Quốc hi vọng VN sẽ gục ngã vì bất ngờ.
Quân và dân VN bị buộc phải cầm súng một lần nữa, đã chiến đấu kiên cường trước một đội quân đông hơn nhiều lần, trên một phòng tuyến biên giới dài gần 600km, và đã đánh bật được quân Trung Quốc về bên kia biên giới sau khi làm tổn thất đáng kể sinh lực đối phương.
* Liệu việc bình thường hóa quan hệ sau chiến tranh có làm chúng ta chịu những thiệt thòi nhất định như những điều kiện đi kèm thường thấy trong các hiệp định mà nước lớn thường áp đặt cho nước nhỏ?
- Cuộc chiến tranh biên giới chính thức kéo dài chỉ 17 ngày, từ 17-2 đến 5-3-1979. Nhưng những cuộc xung đột còn kéo dài đến tận năm 1988. Trong suốt chín năm, một phần đáng kể nhân tài vật lực của chúng ta đã phải dồn cho biên giới phía Bắc, trong khi Mỹ cấm vận, viện trợ của Liên Xô cắt giảm so với trước và Trung Quốc thì từ bạn thành thù. Có thể nói VN đã hao tốn nhiều sức lực vì cuộc chiến biên giới đó. Nếu căng thẳng tiếp tục kéo dài, VN càng ngày càng bất lợi. Chính vì vậy, năm 1988, khi VN chủ động rút quân chủ lực lùi xa biên giới 40km, tình hình biên giới lắng dịu ngay, và đến năm 1991 thì VN và Trung Quốc chính thức bình thường hóa quan hệ sau cuộc gặp giữa lãnh đạo hai nước ở Thành Đô, Trung Quốc.
Là một người nghiên cứu lịch sử, nhưng cũng là một người lính, tôi xin nói thẳng là dù bất cứ hoàn cảnh nào thì hòa bình vẫn là quý giá nhất. Chiến tranh biên giới kết thúc thật sự, chúng ta mới có thể tiếp tục sự nghiệp đổi mới, có những chính sách lâu dài và bền vững để phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống nhân dân, để có một vị thế mới trong bản đồ ngoại giao thế giới như hôm nay.
Nhưng như vậy không có nghĩa là trang sử về chiến tranh biên giới đã khép lại. Lịch sử bản chất là sòng phẳng, khách quan, cái gì đã xảy ra rồi cũng có lúc sẽ được đặt lại trên bàn cân lịch sử để luận định. Chúng ta nhìn lại chiến tranh biên giới, trước hết là để học bài học cho chính mình: cái gì lẽ ra đã có thể tránh được, cái gì cần nhớ để nhắc lại cho thế hệ sau.
Chúng ta cần có những sự vinh danh và tri ân các liệt sĩ đã ngã xuống để bảo vệ Tổ quốc trong cuộc chiến tranh ngắn ngủi mà đằng đẵng đó. Chúng ta cũng cần rút kinh nghiệm xương máu từ thực tế lịch sử của dân tộc mình khi hoạch định đường lối đối ngoại trong một thế giới hiện đại đang thay đổi từng ngày, lợi ích các bên đan xen nhau cực kỳ phức tạp. Cần hiểu rõ bạn - thù và phải đặt quyền lợi của dân tộc lên trước hết và trên hết thì mới có chính sách đúng được.

HÃY KẾT ĐOÀN CÙNG VIỆT NAM ĐẤU TRANH (The Battle Hymn of the Republic)

Hôm qua mới biết được nguồn gốc của một bài hát bấy lâu nay rất quen thuộc. Đó là "The Battle Hymn of the Republic" với nhịp hành khúc rất hùng tráng. Theo Wiki: "The Battle Hymn of the Republic" là một bài hát của phong trào bãi nô ở Hoa Kỳ thế kỷ 19. Lời bài hát do nữ nhạc sĩ Julia Ward Howe viết tháng 11 năm 1861 và được công bố lần đầu tiên trên tạp chí The Atlantic Monthly ngày 1 tháng 2 năm 1862. Bài hát này trở thành phổ biến trong Nội chiến Bắc Nam của Hoa Kỳ. Khi Chiến tranh chống quân xâm lược Trung quốc 1979 nổ ra, một bài hát dùng giai điệu của "The Battle Hymn of the Republic" với lời Việt đã ra đời, không rõ tác giả là ai, lời tiếng Việt như sau:
HÃY KẾT ĐOÀN CÙNG VIỆT NAM ĐẤU TRANH
"Bao nhiêu con tim sững sờ chợt nghe quân cướp đất nước Việt nam
Xích xe tăng quân Trung Quốc phá tan biết bao xóm quê bình yên.
Hôm nay năm châu tiếp tục bài ca đoàn kết chiến đấu năm xưa
Cùng Việt Nam đấu tranh giành tự do

Hãy kết đoàn cùng Việt Nam đấu tranh!
Là bài ca trái tim tháng năm này.
Hãy kết đoàn cùng Việt Nam đấu tranh!
Cùng Việt nam đấu tranh giành tự do!

Tên Goliath coi chừng Việt Nam David chiến đấu hôm nay
Chiến tranh hôm nay David có thêm bao nhiêu anh em kề vai
Theo chân bao quân xâm lược bọn bay phải chết dưới đất thiêng này
Hãy chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam!

Hãy kết đoàn cùng Việt Nam đấu tranh!
Là bài ca trái tim tháng năm này
Hãy kết đoàn cùng Việt Nam đấu tranh!
Cùng Việt Nam đấu tranh giành tự do!"

Quả thực khi nghe bài hát này khí thế sục sôi ra trận của thanh niên Việt nam lúc đó muốn được cầm súng xông ngay ra trận tuyến chống quân Trung quốc xâm lược. Được biết bài này là bài hát truyền thống của quân đội Hoa Kỳ như những khi quân nhân QĐNDVN cất cao "Tiến bước dưới quân kỳ".
Tìm được trên You Tube mấy video về bài hát này, tiếc là không có video trình bày bằng lời Việt


Nguyên văn lời tiếng Anh:
The Battle Hymn of the Republic
Mine eyes have seen the glory of the coming of the Lord:
He is trampling out the vintage where the grapes of wrath are stored;
He hath loosed the fateful lightning of His terrible swift sword:
His truth is marching on.

Glory, glory, hallelujah!
Glory, glory, hallelujah!
Glory, glory, hallelujah!
His truth is marching on.

I have seen Him in the watch-fires of a hundred circling camps,
They have builded Him an altar in the evening dews and damps;
I can read His righteous sentence by the dim and flaring lamps:
His truth is marching on.

Glory, glory, hallelujah!
Glory, glory, hallelujah!
Glory, glory, hallelujah!
His truth is marching on.

I have read a fiery gospel writ in burnished rows of steel:
“As ye deal with my contemners, so with you my grace shall deal;
Let the Hero, born of woman, crush the serpent with his heel,
his truth is marching on.”

Glory, glory, hallelujah!
Glory, glory, hallelujah!
Glory, glory, hallelujah!
his truth is marching on.

He has sounded forth the trumpet that shall never call retreat;
He is sifting out the hearts of men before His judgment-seat:
Oh, be swift, my soul, to answer Him! be jubilant, my feet!
Our God is marching on.

Glory, glory, hallelujah!
Glory, glory, hallelujah!
Glory, glory, hallelujah!
Our God is marching on.

In the beauty of the lilies Christ was born across the sea,
With a glory in His bosom that transfigures you and me:
As He died to make men holy, let us die to make men free,
While God is marching on.

Glory, glory, hallelujah!
Glory, glory, hallelujah!
Glory, glory, hallelujah!
Our God is marching on.

He is coming like the glory of the morning on the wave,
He is Wisdom to the mighty, He is Succour to the brave,
So the world shall be His footstool, and the soul of Time His slave,
Our God is marching on.

Glory, glory, hallelujah!
Glory, glory, hallelujah!
Glory, glory, hallelujah!
Our God is marching on.

Dân mạng viết về 4SG

VĨNH BIỆT F361
"...Mình biết đến F361 qua bài viết của Đồng Phụng Việt. Trong bài viết Đồng Phụng Việt truy nguyên câu nói của F361: “Sang năm tới Hoàng Sa” có xuất xứ từ câu nói nổi tiếng của người Do Thái: “Sang năm về Jelusalem”. 
Ý chí và nguyện ước tìm lại đất nước của người Do Thái đã thành hiện thực. Bây giờ thì Ixrael đã trở thành một đất nước khiến nhiều người cúi đầu kính phục..."

Lời "còm" cuối cùng của 4SG tại Út Trỗi:
@: có dịp được chứng kiến những thay đổi tốt đẹp lớn lao đối với 90 triệu người dân Việt nam.
Chắc không? Bao giờ?
4 SG
07:34 Ngày 10 tháng 2 năm 2013

Suy ngẫm nhân ngày này.

- Muốn đi đến tương lai, có thể không cần mang vác một quá khứ nặng nề nhưng trong hoàn cảnh hiện nay, cứ đến ngày này là muốn dừng lại để suy ngẫm, dù bằng im lặng hay qua bài viết. Bởi vì có nơi có lúc “chỉ có sự im lặng mênh mông mới không xúc phạm tới chân lý”. 
Dẫu sao vẫn cám ơn nhà văn Tạ Duy Anh khi bàn về viết lách, “viết rất mệt, nhưng không viết còn mệt hơn!”. Thật khó tìm được một ý tưởng nào có tính đồng cảm cao như thế để người viết sẻ chia với nhà văn, tuy không dám nhận mình đã đọc được nhiều trang sách của Thánh hiền.
Kết thúc một chuyên luận 11.364 từ về một đề tài gai góc mà nhà văn không giấu giếm rằng, cho đến khi hạ con chữ cuối cùng của chuyên luận, anh vẫn chưa thoát khỏi cảm giác “nghĩ mãi không ra” (?)
Vòng xoáy mới?
Theo GS. Lý Tiểu Binh (Xiaobing Li), trưởng Phân khoa Sử-Địa thuộc Đại học Oaklahoma (Mỹ), khi phát động cuộc chiến biên giới phía Bắc, đối phương muốn chứng tỏ với khu vực/thế giới, họ sẵn sàng sử dụng vũ lực để giải quyết các cuộc tranh chấp lãnh thổ. 
43 năm trôi qua từ ngày ấy, quan hệ Việt - Trung vẫn tiếp tục bị căng kéo. Tuy đã có một thời ngắn ngủi, dưới tác động của “Đổi mới” và “Hiện đại hóa”, cả Hà Nội lẫn Bắc Kinh dường như tạm gác các tranh chấp để tập trung cho công cuộc phát triển hòa bình.
Nhưng công cuộc phát triển ấy ngày nay đang bị đe dọa bởi hàng loạt những hành động lấn lướt của Trung Quốc, chống lại điều mà họ cho là các vi phạm đối với lãnh hải của họ trên Biển Đông, một Biển Đông mà họ đòi chiếm trên 80% diện tích. 
Rồi chính tờ “Hoàn cầu thời báo”, một phiên bản chính thống từ cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc, đã không ít lần hô hào nên đánh Philippines sớm (!), vì nhờ vậy, một cuộc chiến tranh nhỏ sẽ giành thắng lợi, để tránh những cuộc chiến lớn khác sau này (!).
Các nhà quan sát cho rằng, các kiểu “võ mồm” như thế có thể làm cho quan hệ rơi vào vòng xoáy xung đột mới với các nước Đông Nam Á có yêu sách chủ quyền ở vùng biển rất quan trọng cho hoạt động thương mại của cả thế giới này.
Báo cáo của Nhóm khủng hoảng quốc tế (ICG) tại Bỉ nhận định rằng, chính các quan chức Trung Quốc cũng không biết cụ thể giới hạn những khu vực mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền trên biển Đông. Theo AP, báo cáo này còn cho biết, Trung Quốc giao trách nhiệm quản lý các khu vực trên cho không dưới 10 cơ quan khác nhau, hoạt động chồng chéo và mâu thuẫn lợi ích lẫn nhau.
Trên thực tế, cả hai bên đang tiến tới một ngã ba đường để lấy những quyết định chiến lược, có tính chất hệ trọng ảnh hưởng đến tương lai mỗi dân tộc. Trước thời khắc ấy, cả hai bên nên nhìn nhận lại lần nữa một cách kỹ lưỡng, hy vọng rút ra ít nhiều điều hữu ích để có quyết định sáng suốt.
Sống yên ổn với đại quốc
Một trong những điều đáng suy ngẫm nhất, đó là phải tìm mọi cách tránh xung đột vũ trang khi còn có thể! Bản thân Trung Quốc cũng đang làm điều tương tự với các láng giềng Nhật Bản và Hàn Quốc, mặc dù, một bộ phận dư luận ở nước họ cũng có những tuyên bố sặc mùi thuốc súng. 
Tuy nhiên, tìm mọi cách để tránh, khác với tránh bằng mọi giá! Hoàn toàn đồng ý với nhà văn Tạ Duy Anh nên xin dẫn một đoạn từ chuyên luận của anh:
“Đọc lại lịch sử chúng ta đều nhận thấy ông cha ta cực kỳ nhất quán với quan điểm đó. Cố gắng hòa hiếu đến phút chót và chỉ khi không còn cách nào khác mới phải dùng đến vũ khí. Trước thế giặc quá mạnh, triều đình nhà Trần thậm chí đã nghĩ đến chuyện buông vũ khí để mong không phải chịu cảnh binh đao khốc liệt có nguy cơ hủy diệt cả dân tộc! Sửa chữa sai lầm chết người ấy chính là nhân sĩ, trí thức, tướng lĩnh và những người dân cày Đại Việt”. 
Nhân ngày hôm nay, mong độc giả tham khảo bài viết của nhà văn Tạ Duy Anh “Sống với Trung Quốc” để cùng nhau chia sẻ một cách nhìn về bản chất của mối bang giao Việt-Trung, của các cuộc tranh chấp trên Biển Đông hiện nay cùng với các dự báo cho tương lai, về các hành động của Trung Quốc và sự lựa chọn nên có của Việt Nam.
Có thể đây chưa phải là một bài viết hoàn hảo, nhưng dù sao nó đã hâm nóng cái tinh thần “bóp nát quả cam”, hâm nóng cái quyết tâm “nếu bệ hạ định hàng giặc thì trước hết hãy chém đầu thần đi đã”. Chính nhờ tinh thần ấy mà triều đình nhà Trần đã kết thành một khối rắn chắc, chôn vùi huyền thoại sức mạnh Nguyên-Mông và tạo nên hào khí Đông A để tiếng thơm đến muôn đời.
Cầu hòa là văn hóa phổ quát của những đất nước và xã hội văn minh trong cộng đồng quốc tế, là cách ứng xử khôn sáng của con người có văn hóa. Chỉ có những ai còn khư khư lối sống và tư tưởng thời bộ lạc mới đòi sống mái với bộ lạc khác. Đó là văn hóa bộ lạc thời tiền sử. 
Nhưng cầu hòa không đồng nghĩa với việc để cương vực và lãnh hải bị xâm phạm. Cầu hòa không đồng nghĩa với việc quá lo sợ chiến tranh mà đành ôm hận để biển đảo bị nuốt dần, dân lành bị giết hại.
Việt Nam là nước nhỏ hơn, dĩ nhiên luôn cần hòa bình, sống yên ổn bên cạnh đại quốc, nhưng đại quốc cũng cần yên bờ cõi không kém, đặc biệt là cửa ngõ phía Nam, nơi chúng ta có lợi thế về vị trí địa lý trong tác chiến.
Vị trí ấy trong thời đại ngày nay được bồi đắp thêm bởi thế “hợp tung liên hoành” mới. Thời nay, hai chiến lược hợp tung và liên hoành không đơn thuần chỉ mang tính chất quân sự như thời Chiến quốc mà trước hết ưu tiên căn bản trên cơ sở kinh tế, cơ sở của sức mạnh mềm. Sự kết nối trong khu vực và trên toàn cầu là một hy vọng khả thi để sống yên ổn.
Mong lắm thay!
Nguyễn Thiều Quang(Việt nam net)

Thứ Bảy, 16 tháng 2, 2013

Xem và nghe mà thấy đau

Sáng 16/2/2013 nhà văn Phạm Viết Đào lên thăm Bảo tàng Quân đội, hy vọng sẽ tìm được khẩu súng AK của Trần Ngọc Sơn; (bài được viết trên blog PVĐ) nhà văn hỏi nhân viên Bảo tàng "có gian trưng bày cuộc chiến tranh chống Trung Quốc tháng 2/1979 không ? Cô này trả lời: Do bảo tàng chật nên không trưng bày hiện vật cuộc chiến tranh này ?!"

Thêm: Hồi 10h45′ ngày 17/2/2013, Một đoàn gồm các nhân sĩ, cựu quan chức dẫn đầu, trong đó có nguyên Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc, nguyên ủy viên TƯ Đảng CSVN Nguyễn Trọng Vĩnh, ông Trần Đức Nguyên, ông Nguyễn Trung … đã đến Tượng đài Liệt sĩ trên đường Bắc Sơn để thắp hương tưởng nhớ các liệt sĩ đã hy sinh trong cuộc chiến đấu chống quân Trung Quốc xâm lược từ ngày 17 – 2- 1979. Tuy nhiên, đoàn đã bị cản trở, không thể thực hiện được lễ viếng và thắp hương. Dưới đây là hình ảnh, video và chi tiết diễn biến.
Trước đó, một đoàn quần chúng cũng tới làm lễ viếng trước Tượng đài Quyết tử tại Bờ Hồ cũng bị ngăn chặn. Toàn bộ khuôn viên tượng đài bị rào chắn.


Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, GS Phạm Duy Hiển, TS Nguyễn Quang A, Nhà văn-Blogger Nguyễn Tường Thụy, Blogger Đông Hải Long Vương – Chí Đức, TS Nguyễn Xuân Diện cùng mọi người đã không được vào bên trong Tượng đài Liệt sĩ, phải đứng bên ngoài “vái vọng” vào, mấy nén hương gác ở trên cổng, vì các sĩ quan bảo vệ ở đây cũng không chịu nhận thắp hộ.
(Ảnh: J.B. Nguyễn Hữu Vinh).
(Nguồn ABS)


Nhìn lại chiến tranh biên giới 1979

Nguồn: Thanh niên

Đúng vào ngày này 34 năm trước (17.2.1979), Trung Quốc bất ngờ tung hơn 60 vạn quân nổ súng xâm lược Việt Nam trên toàn tuyến biên giới phía bắc, nhưng đã phải rút quân sau hơn một tháng gặp sự kháng cự mãnh liệt của quân và dân ta, chịu nhiều tổn thất nặng nề.

Nhìn lại chiến tranh biên giới 1979
Thiếu tướng Lê Văn Cương
Tuy vậy cuộc chiến tranh xâm lược này cũng mở màn cho cuộc xung đột vũ trang tại biên giới giữa VN và Trung Quốc (TQ) kéo dài suốt 10 năm sau đó. Theo thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược - Bộ Công an, với độ lùi về thời gian, việc nhìn nhận lại cuộc chiến tranh này là hoàn toàn cần thiết.

Kể từ sau khi VN và TQ bình thường hóa quan hệ (1991), hai bên dường như đều không muốn nhắc lại cuộc chiến này. Từ hơn 30 năm qua, cuộc chiến chống quân xâm lược Trung Quốc gần như không được nhắc tới. Theo ông tại sao cuộc chiến lại bị rơi vào lãng quên như vậy?
Để trả lời câu hỏi này có lẽ cần cả một hội thảo khoa học. Tôi chỉ xin lưu ý như sau, vào những năm kỷ niệm chẵn 10, 15... hay gần đây nhất là 30 năm sau cuộc chiến tranh chống TQ xâm lược (2009), báo chí, truyền hình của VN gần như không đưa tin gì về sự kiện này. Đây là một sự thiếu sót lớn trên góc độ Nhà nước. Hơn thế nữa, đó là một sự xúc phạm đến linh hồn của những đồng bào, chiến sĩ đã bỏ mình để bảo vệ Tổ quốc trong cuộc chiến tháng 2.1979 và gần mười năm sau đó. Họ nằm dưới mộ có yên không? Gia đình vợ con bạn bè và những người thân thích của họ sẽ nghĩ gì về chuyện này?  Đã có ý kiến cho rằng nhắc đến những chuyện này cũng có nghĩa là kích động chủ nghĩa dân tộc. Tôi có thể khẳng định rằng nói như vậy là ngụy biện.
Trong khi chúng ta im lặng thì những dịp đó chúng tôi đã thống kê hệ thống phát thanh, truyền hình báo chí của TQ tung ra trung bình từ 600-800 tin, bài với những cái tít gần như có nội dung giống nhau về cái mà họ gọi là “cuộc chiến tranh đánh trả tự vệ trước VN”. Có thông tin cho rằng hiện tại có tới trên 90% người dân TQ vẫn quan niệm rằng năm 1979 Quân đội VN đã vượt biên giới sang tấn công TQ và bắt buộc TQ phải tự vệ đánh trả. Từ hàng chục năm nay, hệ thống tuyên truyền của TQ đã nhồi nhét vào đầu người dân TQ rằng cuộc chiến 1979 chỉ là cuộc phản công trước sự xâm lược của VN.
Theo tôi nghĩ, trong tuyên truyền đối nội và đối ngoại, cả ở kênh nhà nước, nhân dân và trên truyền thông, chúng ta phải làm rõ và góp phần làm cho nhân dân thế giới hiểu rõ bản chất của cuộc chiến tranh Việt - Trung 1979. Đồng thời góp phần làm cho hơn 1,3 tỉ người TQ biết được sự thật rằng vào ngày đó hơn 60 vạn quân TQ đã vượt biên giới xâm lược VN. Việc chúng ta im lặng hàng chục năm qua, theo tôi là  không đúng. Việc nói ra cũng không liên quan gì chuyện kích động chủ nghĩa dân tộc. Hãy thử so sánh chuyện đó với việc TQ tung ra hàng nghìn bài báo xuyên tạc lịch sử từ hàng chục năm qua.
Nhìn lại chiến tranh biên giới 1979
Bộ đội Việt Nam đánh trả quân Trung Quốc xâm lược tại Lạng Sơn năm 1979
Với độ lùi về thời gian, theo ông chúng ta có thể rút ra những điều gì từ cuộc chiến tranh này? Những điều đó có ý nghĩa thế nào trong bối cảnh hiện tại ?
Theo tôi, khoảng thời gian 34 năm đã là khá đủ cho chúng ta nhận thức lại những vấn đề xung quanh cuộc chiến 1979. Thế nhưng đến giờ phút này tôi có cảm giác không phải lúc nào chúng ta cũng có được sự nhận thức thống nhất, nhất quán từ trên xuống dưới.
Vấn đề thứ nhất, phải xác định rõ về mặt khoa học, cuộc chiến 1979 là cuộc chiến tranh chống xâm lược, bảo vệ Tổ quốc. Đây là vấn đề phải nhận thức rõ từ cấp cao nhất. Sự nhận thức ấy cũng phải được thống nhất trong toàn Đảng, toàn quân và toàn dân. Đây là chuyện không được phép mơ hồ.
Không chỉ nhận thức mà Nhà nước có trách nhiệm đưa câu chuyện này vào sách giáo khoa. Thực tế cho thấy phần lớn học sinh tiểu học, trung học và thậm chí đa số trong 1,4 triệu sinh viên hầu như không biết gì về cuộc chiến tranh này. Nếu để tình trạng này kéo dài, trách nhiệm thuộc về Nhà nước. Chắc chắn chúng ta sẽ không tránh được sự phê phán của thế hệ sau này. Hàng vạn người con ưu tú của chúng ta đã bỏ mình để bảo vệ từng tấc đất biên giới phía bắc của Tổ quốc, tại sao không có một dòng nào nhắc đến họ? Bây giờ đã quá muộn. Nhưng không thể để muộn hơn được. Theo quan điểm của tôi, Nhà nước phải yêu cầu đưa phần này vào lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Chúng ta không thể mơ hồ được, không thể  lờ đi vấn đề lịch sử này được.
Nhìn lại chiến tranh biên giới 1979
Bệnh viện huyện Trùng Khánh, Cao Bằng bị quân Trung Quốc tàn phá tháng 2.1979 - Ảnh: Tư liệu
Tôi đã nhiều lần trao đổi với các học giả nước ngoài và họ đã thắc mắc khá nhiều chuyện tại sao sự kiện chiến tranh chống quân TQ xâm lược năm 1979 lại không được nhắc đến trong các giáo trình lịch sử của VN. Tôi đã phải chống chế với lý do rằng người VN muốn quên đi quá khứ và hướng đến tương lai. Nhiều học giả Hàn Quốc, Nhật Bản đã phản bác tôi vì “Lịch sử là lịch sử. Quá khứ là quá khứ. Tương lai là tương lai”. Họ nói rằng: “Chúng tôi biết người VN rất nhân hậu, muốn hòa hiếu với các dân tộc khác. Nhưng điều này không thể thay thế cho trang sử chống ngoại xâm này được”.
Thứ hai,  trong thế giới hiện đại toàn cầu hóa, các quốc gia đều phụ thuộc lẫn nhau. Không có quốc gia nào hoàn toàn độc lập tuyệt đối. Ngay cả Mỹ nhiều lúc cũng phải nhân nhượng các quốc gia khác. Chúng ta không có quan niệm về độc lập chủ quyền tuyệt đối trong thời đại toàn cầu hóa. Nhưng trong bối cảnh này, phải nhận thức rõ cái gì là trường tồn? Theo tôi có 3 thứ là chủ quyền quốc gia, ý thức dân tộc và lợi ích quốc gia. Ở đây chúng ta phân biệt chủ nghĩa dân tộc vị kỷ, chủ nghĩa dân tộc nước lớn với lòng yêu nước chân chính, ý thức tự tôn tự hào dân tộc. Hai cái đó khác nhau. Người VN có truyền thống yêu nước, có tinh thần chống ngoại xâm bất khuất, đó là điều cần được phát huy trong 92 triệu người VN trong và ngoài nước.
Chủ quyền quốc gia, ý thức dân tộc và lợi ích quốc gia là những cái “dĩ bất biến”, những cái còn lại là “ứng vạn biến”. Những chuyện “16 chữ”, “bốn tốt” trong quan hệ với TQ là “ứng vạn biến”. Bài học từ cuộc chiến chống xâm lược năm 1979 cho thấy nếu không nhận thức được điều này thì rất nguy hiểm.
Thứ ba, trong bối cảnh quốc tế hiện nay, tiêu chí để phân biệt người yêu nước hiện nay là anh có bảo vệ lợi ích quốc gia hay không. Trên thế giới này không có bạn bè vĩnh viễn hay kẻ thù vĩnh viễn, chỉ có lợi ích quốc gia mới là vĩnh viễn. Năm nay chúng ta chuẩn bị tổng kết Nghị quyết T.Ư 8 (7.2003) về chiến lược bảo vệ Tổ quốc. Tôi thấy có một quan điểm bây giờ vẫn đúng, đó là: "Những ai chủ trương tôn trọng độc lập, chủ quyền, thiết lập và mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác bình đẳng, cùng có lợi với Việt Nam đều là đối tác của chúng ta. Bất kể thế lực nào có âm mưu và hành động chống phá mục tiêu của nước ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều là đối tượng đấu tranh". Đồng thời, cũng phải có cách nhìn biện chứng về đối tượng và đối tác: trong mỗi đối tượng vẫn có thể có mặt cần tranh thủ, hợp tác; trong một số đối tác, có thể có mặt khác biệt, mâu thuẫn với lợi ích của ta, cần phải đấu tranh.
Nhìn lại chiến tranh biên giới 1979
Tù binh Trung Quốc bị bắt tại Cao Bằng
Nhìn lại từ câu chuyện của 34 năm trước đến những căng thẳng hiện tại trong vấn đề biển Đông, theo ông có thể hy vọng gì ở tương lai trong quan hệ giữa VN và TQ ?
Tạo ra lòng tin, sự hữu nghị chân thật giữa hai nước là con đường tất yếu nhưng đòi hỏi thời gian lâu dài và từ cả hai phía. Đây không phải là điều có thể hy vọng có được trong vài ba năm tới đây. Lịch sử mách bảo chúng ta muốn giữ được hòa bình, ổn định, giữ được độc lập tự chủ thì điều quan trọng nhất là giữ được lòng dân. Trên dưới một lòng, có được sự đoàn kết dân tộc thì chắc chắn không có kẻ xâm lược nào dám dại dột động đến chúng ta cả. Lịch sử VN đã cho thấy những lần mất nước đều bắt đầu từ việc chính quyền mất dân. Năm 179 trước CN An Dương Vương để mất nước là do mất dân. Một ông vua đứng đầu quốc gia mà tin vào kẻ thù thì chuyện mất nước là không thể tránh khỏi. Năm 1406, nhà Hồ mất nước cũng vì đã mất dân. Đến mức độ nhà Minh truy bắt cha con Hồ Quý Ly thì chính những người trong nước đã chỉ điểm cho quân Minh. Năm 1788 Lê Chiêu Thống sang cầu viện Mãn Thanh đưa 20 vạn quân sang giày xéo quê cha đất tổ cũng là ông vua đã mất dân. Đó là bài học muôn đời để bảo vệ chủ quyền quốc gia.
Ng.Phong
(thực hiện)

Những đôi mắt mang hình viên đạn

Ngày mai 17/2, ngày 17/2/1979, ngày mà dân tộc Việt nam không thể quên tội ác của quân Trung quốc xâm lược. Để “Tưởng nhớ những người con yêu của Tổ quốc đã ngã xuống trong cuộc chiến đấu chống quân xâm lược Trung Quốc tại biên giới phía Bắc, biên giới Tây Nam, tại Hoàng Sa và Trường Sa“. Xin giới thiệu một sáng tác của nhạc sĩ Trần Tiến thời kỳ đó.
Những đôi mắt mang hình viên đạn    
Nguồn: Vietnamnet
Sáng tác: Trần Tiến
Thể hiện: Trần Hiếu
Trần Tiến sáng tác Những đôi mắt mang hình viên đạn vào mùa xuân 1979, sau khi anh vừa tốt nghiệp Nhạc viện Hà Nội, khoa Thanh nhạc và Sáng tác.
1979. Việt Nam khi ấy vừa độc lập được vài năm, đã sạch bóng thù, song khó khăn vẫn chồng chất trong kinh tế và ngoại giao, và chinh chiến vẫn còn đe dọa. Như lời than của Trần Đăng Khoa, sau đó hai năm, trong Thư tình người lính đảo:
Đất nước gian lao chưa bao giờ bình yênBão thổi chưa ngừng trong những vành tang trắng
Con người Việt Nam xưa nay, qua bao cuộc chiến chinh, rất thấu hiểu cái giá của hòa bình và quá biết chiến tranh không phải trò đùa. Những người lính - như tiền nhân của họ trước đó gần 120 năm, nếu không phải ra trận có lẽ cũng chỉ biết "cui cút làm ăn; toan lo nghèo khó" (Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - Nguyễn Đình Chiểu).
Họ cầm vũ khí, phần nhiều không phải vì những sứ mệnh lịch sử màu mè, hay vì những lý tưởng trừu tượng xa vời, mà chính vì những gì gần gũi nhất: ánh mắt mẹ già, em thơ, và qua đó, đôi mắt của quê hương, của những gì thiêng liêng nhất.
Trước Trần Tiến, Nguyễn Đình Thi trong thi phẩm nổi tiếng Đất nước, đã có hai câu thơ xuất thần với hình ảnh đôi mắt thân thương trong thời ly loạn:
Những đêm dài hành quân nung nấuBỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu
Cũng như thế, nhưng dồn dập hơn và khốc liệt hơn, dù dung dị, trong ca từ của Trần Tiến, là đôi mắt xuyên suốt ca khúc, và dõi theo mỗi bước chân của người lính. Ở đây, không còn là hình ảnh đôi mắt lãng mạn, ước lệ kiểu "dìu dịu buồn Tây Phương" và "u uẩn chiều lưu lạc - buồn viễn xứ khôn khuây" của người em gái trong Đôi mắt người Sơn Tây của Quang Dũng. Mà là những đôi mắt cháy bỏng, thôi thúc, khiến người lính chỉ còn biết lặng im:
Đoàn quân lặng im, nhìn đàn em bé, từng đôi mắt đen xoe tròn, từng đôi mắt mang hình viên đạn, từng đôi mắt sáng lên cháy lên như ngàn viên đạn, từng đôi mắt quê hương trao cho đoàn quân
Nét nhạc trầm hùng và dồn dập theo nhịp đi, gợi hình ảnh trùng trùng điệp điệp đoàn quân ra trận và cảm giác về muôn vàn gót chân những nạn nhân chạy loạn thời chiến:
Đoàn quân lặng im, ngược dòng người đi, một đôi mắt bao lần tiễn biệt một đôi mắt bao lần ước hẹn, một đôi mắt sáng lên, cháy lên muôn vàn ánh lửa.Kìa đôi mắt quê hương trông theo đoàn quân.
Trần Tiến có nhiều ca khúc về tình yêu tổ quốc, về người lính trong chiến đấu và thời hậu chiến, đa phần đều thấm đượm tính nhân văn, nét nhạc trữ tình. Riêng Những đôi mắt mang hình viên đạn bạo liệt hơn về ca từ và mạnh mẽ hơn về nhạc điệu, ý tứ dù không thật mới, nhưng sự thể hiện rất hiệu quả và ấn tượng.
Mỗi cuộc chiến, mỗi thời đại đều có những tác phẩm mang tính cổ động, minh họa cho những gì diễn ra và cho dù sự hiện diện của chúng là cần thiết và dễ lý giải, nhưng tuổi thọ của chúng đa phần thì không bền, khó trụ lại với thời gian.
Những đôi mắt mang hình viên đạn ở ranh giới một tác phẩm của thời cuộc, nhưng có lẽ chất lửa và nội dung nhân văn của nó đã khiến nó là một trong số ít ỏi những ca khúc có nội dung trực tiếp về cuộc chiến biên giới phía bắc mà giờ đây vẫn được nhớ tới, thậm chí được thu âm lại, cho dù sự thể hiện của giới ca sĩ thời bình không thể có hồn như các bậc đàn anh của họ ở thời điểm bài ca ra đời.
Dầu sao, vẫn nên nghe Những đôi mắt mang hình viên đạn, để cầu mong đừng bao giờ chúng ta còn phải chứng kiến những đôi mắt tiễn biệt, ước hẹn, cầu khẩn và uất hận như của các em thơ, mẹ già trong ca khúc.   Nguyễn Hoàng Linh
Phần Clip này do Khánh Duy trình bày.

Tấm hình B3 K7 quyết thắng

Tấm hình lịch sử B3 K7 quyết thắng chụp ở sân bóng rổ ở trừơng cũ (Nhất Trung, Quế lâm TQ) đã được 46 năm. Sản phẩm này là của 2 bạn Tập Thanh và Hòa Bình. Đến nay 2 bạn đều đã ra đi thanh thản để lại cho trường những kỷ niệm đẹp. Mong rằng các bạn Trỗi thấy hình kỷ niệm này lại nhớ tới "chiến công" 2 bạn. Câu chuyện này đã được ĐN ghi lại
Bài và ảnh do TK7 cung cấp

Hình ảnh Nguyễn Hòa Bình lúc còn niên thiếu

Dưới đây là hình cũ của 4SG nhờ TK7 scan để đưa vào vi tính lưu trữ. Hình ảnh được chụp từ thời mới vào Trỗi và sau khi tốt nghiệp Trỗi về trường Chu Văn An, Hà nội.

4SG lúc mới vào trường Trỗi
Đội bóng đá lính Trỗi trong đó có Tư tại trường Chu Văn An, Hà nội


Tư SG cùng với Lý Tân Huệ
Tư SG và chị gái
Tư SG cùng với mẹ và chị gái
Trịnh Hồng Hà & Nguyễn Hòa Bình
Ảnh do TK7 cung cấp

Những hình ảnh của 4SG

Thế là 1 đồng đội K7 đã ra đi. Nghe nói 9h30' anh em đã đến Nhị Bình, Hóc môn để viếng thăm người bạn hiền, mà tôi biết trễ nên không tới kịp. Gửi mấy tấm hình chụp lần cuối với Tư Ruồi ở nhà cũ (trước khi giải tỏa). Mấy ảnh từ năm 2010 ở nhà 4SG như 1 lời chia buồn với người bạn Trỗi. tk7

Từ phải qua - HMK6, 4SG, Trần Anh Minh K3, Hưng K9



4SG quay lưng lại (đối diện với Đạt "bột")
Nha4SG : là nhà bị giải tỏa
Hình lưu niệm ngày hạ cây nêu trước khi nhà bị giải tỏa. Từ phải - Lục "mần", Phan Thăng Long (giun), Dũng Sô, Trung Liêm, Hòa Bình, Hưng K9, Đạt K8
Nhà tình nghĩa: là do UB xây cho gia đình liệt sỹ (ông già nguyên là sư trưởng 330, mất năm 1967)
Tư SG đứng giữa
4SG bìa phải

Long giun đi ra từ ngôi nhà chính nơi mà bà Nguyễn Thị Minh Khai  sinh con tại đó. Nếu chưa chính xác thì xin lỗi 4SG.
 4SG trong một lần giao ban cafe

Bài và ảnh do TK7 cung cấp.

Thứ Sáu, 15 tháng 2, 2013

Tin buồn.

Bạn Nguyễn Hòa Bình, tức Tư Sài Gòn (B3 - K7) đã mất 17h30 chiều ngày 15 tháng Hai 2013. Linh cữu hiện quàn tại nhà riêng xã Nhị Bình - Hóc Môn t/p Hồ Chí Minh. Tang lễ sẽ cử hành vào 6h sáng mai 17 tháng Hai tại nhà riêng sau đó đi hỏa táng tại Bình Dương.

Thứ Tư, 13 tháng 2, 2013

Phút thư giãn của Bạn Trỗi.

Cây nhà lá vườn nhé!

Nguồn: FB của T.H.A

Internet không của riêng ai.

Chiều mùng 4 Tết.
- Hôm nay giá quýt "thế giới" lên xuống thế nào?
- Bác cứ trêu em!
- Cô dùng 3G à?
- Xung quanh đây Wifi thiếu gì hả bác! tranh thủ vắng khách em đọc báo mạng cho đỡ buồn, suốt ngày bán hàng thế này làm sao biết được xung quanh thế nào!
- Cho tôi xin tấm hình nhé!
- Em xấu thế này bác chụp em, ngượng chết!
- Yên tâm! Không chụp mặt đâu.
Đây là hình ảnh cô bán quýt đầu ngõ phố tôi tranh thủ lướt Web, mà laptop Samsung hẳn hoi nha! xem bức ảnh, cứ "lăn tăn" đến chuyện mạng của nhiều bác Trỗi ta. Chụp được bức hình, mua ủng hộ cô ấy 1 cân quýt. Quýt cũng ngọt phết.

Thứ Hai, 11 tháng 2, 2013

Những người không có Tết

Họ là ai?
Họ là những dân oan ở khắp mọi miền đất nước kéo nhau về đây thường trú từ nhiều năm nay ở vườn hoa Lý  Tự Trọng, HN. Người lâu nhất cũng không dưới chục năm. Họ đủ các thành phần, từ nông dân, giáo viên, nhà sư cho đến cựu chiến binh. 100 %, Họ là những người dân bị cướp đất, mất ruộng, mất vườn, mất nhà cửa bởi...ai? chắc mọi người ai cũng rõ. Mỗi người bị cướp trong những hoàn cảnh khác nhau. Nỗi oan ức của họ không biết bấu víu vào đâu, họ chẳng còn gì để mất, chẳng có chỗ để về. Đối với họ Tết là một cái gì đó rất xa xỉ! Chiều qua mùng 1 Tết, cùng con gái ra thăm hỏi, chia sẻ chút quà Tết, mong làm ấm lòng đồng bào một chút.
Nhà sư Thích Đàm Liên (Hà Tây cũ)

Một nông dân ở Bắc Giang

Hai mẹ con một cô giáo tiểu học (Nghệ an)


Chị Hải (Ninh bình) một nông dân bị mất đất bởi một doanh nghiệp Trung quốc khai thác mỏ.

Chị Nhung, nữ cựu chiến binh ở Ninh bình.

Những công dân "tập thể" Mai Xuân Thưởng, HN

Thứ Bảy, 9 tháng 2, 2013

Kỷ niệm nhỏ về " Một Mùa xuân"

Trong cuộc đời sáng tác của mình, nhạc sĩ Trần Hoàn có lẽ đã để lại nhiều ấn tượng tốt trong lòng đông đảo người yêu nhạc bởi tài năng và cảm xúc âm nhạc của mình. Trong số các sáng tác của nhạc sĩ có một "Mùa xuân" là một ví dụ. Những năm 80 của thế kỷ trước, mỗi khi xuân về, trên làn sóng đài TNVN luôn vang vọng "Mùa xuân" do ca sĩ KIM PHÚC thể hiện, đối với tôi ca khúc này đã để lại ấn tượng rất sâu đậm. Trong một Tết xa nhà, xa Hà nội, đêm ba mươi năm đó ở đơn vị, sau lúc giao thừa, trong đêm vắng, văng vẳng ca khúc này trong chương trình ca nhạc chào đón năm mới của Đài TNVN, từ một radio ở đâu đó. Lúc đó nghe Kim Phúc hát bài này nỗi nhớ Hà nội, nhớ gia đình thêm da diết. Đêm nay được nghe lại "Mùa xuân" kỷ niệm lần đó lại xao động trong lòng.

Một "Mùa xuân"
Sáng tác: Trần Hoàn
Thơ: Thanh Hải
Trình bày: Kim Phúc
Thêm về: Một mùa xuân

Chúc mừng năm mới

Năm mới chúc tất cả Bạn Trỗi và các bạn một năm mới bình yên, có thêm nhiều sức khỏe để được có dịp chứng kiến những thay đổi tốt đẹp lớn lao đối với 90 triệu người dân Việt nam.

Thứ Sáu, 8 tháng 2, 2013

Mua đào Tết

Tự thấy, không có cảm xúc với hoa và thẩm mỹ về hoa. Trong con mắt mình khiếu thẩm mỹ về hoa có lẽ được gọi là "mù hoa". 
Chẳng là có cậu em rể cũng vào hàng quan chức khơ khớ (chắc hay được biếu), hồi ông cụ nhà tôi còn, cứ đến Tết là cậu ta cho người chở đến biếu cụ hoa Tết, ở cùng cụ đâm ra mình được hưởng sái. Năm thì đào, năm thì mai mà cây nào cũng to vật vã, chậu cây to cỡ 3 thằng "thanh niên" như mình bê...oằn lưng. Lần nào cũng vậy, trông cây cũng "hoành tráng" bắt mắt, khách đến chúc Tết cứ gọi là khen gãy lưỡi, trong bụng chắc ông cụ nhà mình cũng sướng âm ỉ. Nhưng khổ nhất là giải quyết hậu quả sau Tết. Qua Tết hoa rồi cũng đến lúc hoa héo rụng, bỏ thì thuơng, vương thì tội, nhà thì đâu có phải địa chủ, phú nông gì mà có vườn rộng để bê ra bày, đành phải tìm người cho hoặc thuê cửu vạn dọn hộ. Giờ cứ nghĩ lại những lúc đó cũng thấy tởn.

 Hôm qua, "quản giáo"* nhà tôi có việc qua nhà cô em gái, như mọi năm, cậu em rể lại biếu các bác cây mai, "quản giáo" gọi điện  nói cây mai vàng to lắm, có nhận không? tôi trả lời: - Thôi! bà cảm ơn cô chú, chứ bê về rồi sau Tết dọn khổ lắm, yên tâm tôi sẽ có hoa Tết cho mình. 
Sáng nay, ngày làm việc cuối cùng, chấp hành nghiêm chỉnh vào cơ quan, cơ quan không một bóng người, chỉ còn một số vị ở lại trực. Cơ quan tôi, cán bộ CNV vốn phần lớn dân "tỉnh" nên đã về quê hết từ hôm qua. Trót đã hứa có hoa với "quản giáo", ngồi một lúc không có việc gì, lấy xe lên Tây hồ kiếm cây nào vừa mắt, dễ dọn thì mua.
Cây đào mua được
Vốn hiếm khi đi mua hoa Tết, lên đường Lạc long quân lượn đi lượn lại mấy vòng vẫn chưa chọn được cây nào, thế mới biết đi mua hoa Tết khó thật. Trải dài hơn 3 km, đường Lạc long quân là cả một rừng đào, mai, hoa các loại. Đi mấy vòng, mãi chưa mua được, thấy ven đường một cặp vợ chồng đang mặc cả mấy cây đào "mi ni" trông cũng bắt mắt, không biết giá, hỏi nhờ, biết họ đang mặc cả mua đôi cây đào trông cũng "mi nhon". Thấy mấy cây đào giá cũng xêm xêm nhau, quyết định lấy một cây và mua cùng đôi vợ chồng nọ. Đôi này đứng đó cũng đã lâu, chắc cũng mặc cả chán rồi mà chủ hàng vẫn chưa muốn bán, khi thấy mình cũng trả như họ, sau một chút đắn đo, cậu bán hàng quyết định bán cho bọn tôi theo giá "mớ". Đôi vợ chồng phấn khởi, cậu chồng dẻo mỏ: "Rõ khéo! hôm nay bác với vợ chồng em có duyên gặp nhau, mua được mấy cây đào ưng ý". Mình thì mua được cây đào đúng ý định: "Nhỏ gọn, dễ dọn, vừa túi tiền".
Về đến nhà, thằng "bê ảnh" đang chơi trước cửa, thấy ông mua đào về reo lên gọi "quản giáo": Bà ơi! ông mua đào Tết này! "Quản giáo" le te chạy ra ngắm nghía cây đào một lúc, rồi hỏi giá:
- Cây này bao nhiêu?
- ....00.000 đ!
Với vẻ thỏa mãn, bà ra ân phán một câu:
- Cây này tuy nhỏ, lộc, lá, hoa, quả, nụ đủ cả, hóa ra ông cũng biết mua đào à !!!
- !!!!!
Ông con cả chạy ra giọng "vuốt đuôi":
- May quá! chiều nay con đang định mua cây quất, rồi xăm xắn chạy vào nhà bê chậu đặt cây đào.
Kể ra  trông cây đào cũng không đến nỗi tệ. Năm Tỵ, trông cây đào "lượn" cũng như rắn nha!

* Là người, mà tôi đã hiến trọn cả đời "chai chẻ".