Thứ Bảy, 9 tháng 3, 2013
Đạo đức đảng viên thế này gọi là gì?
Là SUY ĐỒI, SUY THOÁI....chứ còn gì!
Người tố "Anh hùng khai man thành tích" bị dọa xã hội đen “xử”
Người tố "Anh hùng khai man thành tích" bị dọa xã hội đen “xử”
(Dân Việt) - Đối tượng gọi đến dọa sẽ thuê xã hội đen “xử” những người khiếu nại vụ việc. Ngoài dọa thuê xã hội đen trả thù, người lạ còn đến tận nhà khuyên không nên khiếu nại vụ việc.
Thứ Sáu, 8 tháng 3, 2013
Tìm gốc gác "em yêu" thời cổ tích.
Dễ hơn 20 năm rồi.
"Em yêu" |
Hồi đó mình rước về 1 cặp "em yêu" dạng "second hand", chỉ biết em gốc Mỹ, nhưng cũng chẳng biết là "con cái" nhà ai, tên tuổi thì lạ hoắc lạ huơ. Từ ngày có internet cũng chưa lần nào nhờ bác Gúc tìm hộ. Hôm nay rỗi việc ở nhà cho em nó "hót" Symphony No5 của bác "Beet". Lâu cũng không để ý, tự dưng hôm nay thấy em "hót" giao hưởng hay thế! tiện đang trên mạng nhờ bác Gúc tìm luôn. "Em" đã quá "già" nên hơi khó tìm (được sản xuất khoảng từ năm 1977 - 1982). "Sợt" tên em trên mạng được 3.430 kết quả, mà tìm mãi mới có 1 thông tin về "em" bằng hình ảnh đúng như "em" ở nhà mình. Hóa ra "em" cũng thuộc dòng dõi "quí tộc" phết, cũng họ hàng nhà JBL* đấy chứ (Manufacturer: Bolivar Speaker Works (Offshoot of JBL\Harmon).
Đồ chơi |
Vốn thích và ao ước mấy thứ đồ chơi âm thanh này từ hồi còn nhỏ; hồi còn ở đơn vị thấy mấy tay sĩ quan "tài vụ" thuộc dạng quân có "điều kiện" rước được mấy cái đài Cassette về rặt toàn nghe mấy thứ nhạc vàng cứ ông ổng, đã thấy "kính nể" lắm rồi.
Hồi đó, giữa những năm 80 thế kỷ trước sau khi ở đơn vị được về Hà thành, mình bị cuốn vào cơn lốc tình yêu với mấy "em" âm thanh này, quyết biến "ước mơ thành hiện thực", tiền bạc thì không dư dả gì nên chỉ dám mon men tìm mấy em "second hand" này ôm về. Nhờ có mấy anh bạn cùng chơi thứ này, vốn là dân buôn đồ âm thanh mà mấy bác "viễn dương" vẫn gọi là "hàng cáy". Mỗi lần có hàng từ Hải phòng, Quảng ninh mới về, mấy ông bạn lại í ới, thông báo lên xem hàng. Mỗi lần lên, đâu có phải chốc lát là bê được ngay "em" nào về, đi ra đi vào ngắm nghía mặt mũi các em có "xinh đẹp" không! hết bê lên đặt xuống xem các em nặng nhẹ ra sao, tên tuổi dòng họ ra răng. Ưng về hình dáng thể hình, "dòng họ" rồi, lại phải giỏng tai lên nghe các em "hót" biểu diễn ra sao.
em "nude" |
Amplyfier Maranzt |
Ngắm những "em" này làm gì mà không khỏi siêu lòng?
* Là 2 dòng loa nghe nhạc của Mỹ, tương đối nổi tiếng về chất lượng âm thanh.
Xin mời thưởng thức một nhạc phẩm quen thuộc của Ketelbey mà học sinh trường Trỗi thường được nghe hồi ở trường mới Quế lâm
ÚT TRỖI (Backup)
Mặc dù Út Trỗi (tự cho) chưa phải là "mục tiêu" của hacker như Ba Sàm. Thôi cứ "cẩn tắc vô áy náy" lưu giữ lại, không có anh em lại "tế" cho thì dại.
Quán cà phê di động đặc biệt ở Hà thành
Hôm qua tại VT, 2 bác K4 là TN và HH rủ nhau đi cafe này.
Mẫu xe huyền thoại một thời của Volkswagen giờ đây trở thành quán café và mang đến một trải nghiệm có một không hai cho giới mộ điệu Hà thành.
Thực hiện: Xuân Quý – Đinh Tuấn
Trang tin Ba Sàm bị tin tặc phá
Ba Sàm, website điểm tin nhiều người đọc, bị tin tặc đánh sập từ sáng thứ Sáu 8/3.
Từ sau 9 giờ sáng, trang tin này đã không thể truy cập ở địa chỉ anhbasam.wordpress.com
Một thông báo của quản trị trang Ba Sàm trên mạng xã hội Facebook cho hay sau tin tặc đã liên tục đổi mật mã quản lý trang. Cho tới 12 giờ trưa thứ Sáu, trang này vẫn bị tin tặc khống chế.
Ngoài ra các email liên lạc của Ba Sàm cũng đều bị hack, cùng với các thông tin khôi phục dữ liệu như số điện thoại và địa chỉ email thay thế. Đây không phải lần đầu tiên trang Ba Sàm bị tin tặc tấn công. Hồi tháng 11/2010, trang này cũng bị phá sập và xóa đi toàn bộ dữ liệu.
Trang điểm tin Ba Sàm, được cho là do ông Hữu Vinh - một cựu sỹ quan an ninh, làm chủ, là một dạng blog tập hợp các bài viết liên quan tới Việt Nam trên báo chí trong nước và nước ngoài. Không chỉ đăng lại thông tin, Ba Sàm còn đưa ra các bình luận mang tính cá nhân của mình.
Trang điểm tin này được hàng triệu người truy cập mỗi ngày. Trang Ba Sàm cũng đăng nhiều bài viết phản biện của các trí thức trong và ngoài nước, gần đây nhất là về vấn đề đóng góp sửa đổi Hiến pháp. Hồi tháng Hai, đây cũng là một trong những trang đầu tiên đăng bài viết của nhà báo Nguyễn Đắc Kiên phản đối lập luận của Tổng bí thư Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng.
Sau đó ông Kiên đã bị cơ quan chủ quản là báo Gia đình & Xã hội cho thôi việc.
Nguồn: BBC
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)