Bài ca Trường Nguyễn Văn Trỗi

Nhạc và lời: Hồng Tuyến

Thứ Tư, 31 tháng 8, 2011

Tên đệm

Cũng như ở mọi trường tập thể khác, hồi đó tụi mình hầu như đứa nào cũng có cái tên đệm. Nào là Hà mèo, Thắng biêu, Lộ kếch, Hà sái …. Thôi thì đủ cả: các loại chim muông súc vật, bệnh tật, thói hư tật xấu hoặc nhiều khi cũng chỉ là một câu nói vu vơ … thế là biến thành tên đệm – cái mà ngày nay các cháu gọi một cách mỹ miều là nick name!
Bọn con trai đã đành, mấy bạn C11 cũng không thoát. Có lần tôi nghe nói C11 lớp mình có Vân què
- Què?
- Ừ, vì leo cây ngã gẫy tay nên là què .
- Tụi con gái cũng đi “thăm” Công xã hay sao mà leo cây?
- Không hình như là leo mấy cây đào gần nhà Hiệu bộ!
- Á hà, lấy đào non …
Sau đó tôi chú ý quan sát (tất nhiên là lén) thấy Vân bận áo dài tay che kín, nhưng lấp ló dải băng trắng bó chặt lòi ra ở cổ tay. Bạn gái này cũng “chiến” thật! – Tôi nghĩ thầm.
Và từ đó “chết” tên Vân què. Chẳng hiểu hồi đó Vân có biết và có tức không?

Hơn 40 năm sau, một lần gặp lại, bạn chủ động nói:
- Hồi đó tụi con trai gọi tôi là Vân què.

- Này, hỏi thật nhé: Hồi đó bạn leo cái cây gì để mà ngã gẫy tay?
- Hì hì, tôi có gẫy tay hồi nào đâu.
- Ơ hay, tay bó bột hẳn hoi mà bảo không …
- Đâu có, hồi đó tôi bị đau khớp. Cứ mỗi lần trời lạnh là đau nhức nên phải lấy băng quấn các khớp tay lại. Thế là mấy bạn đặt tên …
- Hì hì, vì không giải thích nên bị oan.
- Có ai hỏi đâu mà giải thích. Không lẽ tự nhiên đi nói oang oang: tôi không gãy tay?
- Thì … nói chuyện còn không dám nữa là hỏi!
Ra vậy, cái tên đệm của bạn tới hơn 40 năm sau mới rõ. Nhưng đó cũng là kỷ niệm một thời trẻ con khó mà quên. Đừng buồn nghe bạn!
Hình: bây giờ thì không cần bận áo dài tay nữa rồi!

Tư liệu

Nhân dịp kỷ niệm Quốc khánh 2/9, trân trọng mời mọi người cùng xem những thước phim màu rõ nét về:
1- Cụ Hồ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
2- Lễ tang Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Nguồn: You Tube

Thứ Ba, 30 tháng 8, 2011

Râu tôm - minh họa

Về việc a.TM dẫn hình chiếc râu tôm khổng lồ, cho tui "dơ tay phát biểu" như sau: Hôm đám giỗ bác Ba Tạo, do tui tới trước a.TM chừng tiếng rưỡi nên có nhiều thời gian ngắm nghía cây gậy. Với kiến thức hạn hẹp về thế giới sinh vật biển (đặc biệt là những sinh vật biển dưới độ sâu một vài km, hoặc của quá khứ), thì tui không thể lập "kết luận khoa học" được. Nhưng tui tin vào thông tin do gia đình bác Ba cung cấp.

Và xin gởi bà con hình minh họa về sự khổng lồ của sinh vật biển dưới độ (rất) sâu, hình con mực dài 8 mét, nặng 250 kg bị chết dạt lên bờ biển Tasmanie - Úc, và hình con mực dài 9 mét đang bị cá nhà táng dở trò (chụp ngày 15/10/2010 bằng máy tự động phục kích dưới độ sâu từ một tới vài km).

RÂU TÔM HÙM

Hôm rồi tôi và anh Chí được mời ăn giỗ bác Ba Tạo ( Nguyễn Văn Tạo). Anh Chí mải ăn nên không biết, còn tôi may mắn được chiêm ngưỡng một kỷ vật của bác Tôn tặng bác Ba .
Tôi xin mạn phép nhà anh Tlai giới thiệu về kỷ vật này. Vâng , đó chỉ là một cái batoong đen bóng như gỗ mun, khá nặng như làm bằng sừng trâu vậy. “Cây gậy” này thực ra vừa là kỷ vật nhưng đồng thời cũng là báu vật. Nó là báu vật thật đấy AE ạ. Báu vật “độc” nhất thế giới luôn. Nó vượt xa tất cả trí tưởng tượng phong phú của mọi người. “Cây gậỵ” đó, nếu được xem xét đúng mức sẽ tựa như quả bom nổ giữa các Phòng nghiên cứu sinh học thế giới.
Xin gửi đến các bạn lời kể của chị Thủy (con Bác Ba). Đọc xong, các bạn sẽ thấy mấy lời “phi lộ” bên trên của tôi thật khiêm nhường:
“…Đây là cây gậy của bác Tôn cho ba chị. Bác Tôn nói với bác Ba : cây gậy này là …cọng râu của một con tôm hùm. Anh em tù mình, khi làm cầu tàu Ma Thiên Lãnh( Côn Đảo) bắt được đem làm gậy tặng tui. Bữa đó mần con tôm, thịt chứa đầy hai thùng thiếc lớn, ae ăn xong nhiều người bị đau bụng phải xách quần chạy…”.
* Ảnh anh Triều( anh của TL) và cọng râu tôm.
SG 30/8/2011

Thứ Hai, 29 tháng 8, 2011

Một số bài hát về bộ đội

 Nghe lại một số ca khúc quen thuộc cuối thập niên 70 và đầu 80 thế kỷ trước, cũng là cách ôn lại những giai đoạn đã qua.

LỜI TẠM BIỆT TRƯỚC LÚC LÊN ĐƯỜNG

Sáng tác: Vũ Trọng Hối
Trình bày: Tốp ca nam
Ngày ra đi, hướng biên cương, gió bấc tràn về lòng anh lạnh buốt.
Nòng súng thép, dáng câu thơ,
Ý thơ tuyệt hay là thơ Lý Thường Kiệt.
Lòng người Việt Nam nào đâu thích gì đạn bom
Ngọn nguồn đau thương trải qua nhiều rồi
Việt Nam ơi! Việt Nam ơi!
Trái tim Việt Nam, tình yêu cuộc sống.
Giặc dùng đạn bom thì ta giáng trả đạn bom
Quyết chiến thắng!
Cho hôm nay, cho con, cho cháu và cho khắp mọi miền.
Đời tuyệt đẹp, gió bát ngát, xanh xanh câu hát trời trong sáng tuyệt trần.

Ngày ra đi, hướng biên cương, có em tiễn đưa mà mắt lệ ướt.
Về đi em, nếu yêu nhau, hãy yêu rộng hơn cả non nước một thời.
Cầm bàn tay em nào anh nói gì nhiều đâu,
Cuộc đời thanh xuân là thôi nhé tạm biệt,
Dòng nước mắt, dù thiêng liêng, vẫn không làm cho giặc kia lùi bước.
Giặc dùng đạn bom thì ta giáng trả đạn bom
Quyết chiến thắng!
Cho hôm nay, cho con, cho cháu và cho khắp mọi miền.
Mùa quả ngọt, trái sẽ chín, anh đi em nhé vì chân lý ngời ngời.  




CHIỀU DÀI BIÊN GIỚI

Sáng tác: Trần Chung
Trình bày: Tốp nam Đài TNVN

1-Chiều dài biên giới
Dài theo bước chân chúng tôi
Những đỉnh núi mờ sương
Tiếng sóng vỗ trùng dương
Nghe đất quê hương hát cùng bước chân chúng tôi.

Đường về biên giới
Tình đất nước đẹp núi đồi
Cánh rừng với dòng sông
Mỗi tấc đất ngàn năm
Gian khó đau thương vẫn ngời sắc hương.

ĐK1: Hành quân đi ven rừng xưa còn in bóng cờ
Vó ngựa ngàn năm những anh hùng đi giữ nước
Đây Chi Lăng, đây Đống Đa còn vang tiếng thét
Vẫn còn kia.
Tiếng sóng xô Bạch Đằng đã cuốn đi cuồng phong
Qua rồi thời vương bá!

2-Chiều dài biên giới
Từng tấc đất lộng gió ngàn
Đất mẹ đất Việt Nam
Nuôi ta lớn lên từ đây
Gắn bó yêu thương tấm lòng chúng con khắc sâu

Trập trùng biên giới
Dù mưa nắng dù bão bùng
Vẫn dồn bước hành quân
Cho cây lúa hậu phương
Em gái thân thương hát mừng quê hương

ĐK2: Bàn chân đi tô đẹp trang lịch sử sáng ngời
Trên đường hành quân nhớ dáng Người bên Pác Bó
Ta ra đi trong khúc ca tình yêu đất nước
Nghe còn vang
Tiếng Bác vẫn vọng về ấm áp thêm tình người
Trên đường xa biên thùy

Chiều dài biên giới chúng tôi đã qua
Bảo vệ biên giới chúng tôi đứng đây
Cho đất mẹ nở hoa
Trong tình yêu bao la.


Tiếng đàn bên bờ sông biên giới 

Sáng tác: Phạm Tuyên
Trình bày: Tiến Thành - Ngọc Tân - Huy Hùng


ĐỒNG ĐỘI

Nhạc và lời: Hoàng Hiệp
Trình bày: Trọng Tấn - Đăng Dương - Việt Hoàn

Chúng tôi ngồi kề vai bên nhau trăng trên đầu súng
ánh lửa hồng bừng soi đêm sâu, làn khói che sương mờ.
Bạn tôi đang mơ nơi làng quê yêu dấu có con kênh đào lúa xanh 2 mùa mát cánh đồng.
Còn tôi đang mơ, mơ người tôi yêu dấu cách xa muôn dặm mà lòng không xa.

Chúng tôi nằm đầu gối trên tay nghe chim kêu ngoài bãi
mắt đưa nhìn trời sao lung linh chuyện mãi quên đêm dài.
Bạn tôi cho hay sau này xong chiến đấu sẽ lên nông trường sớm hôm trên đồng lái máy cày.
Còn tôi mong sao bao ngày tôi đang sống sẽ không bao giờ mờ nhạt mai sau.

Giữa khu rừng ngàn năm âm u nơi biên cương Chùa tháp
chúng tôi thường đổi trao suy tư cùng thắp ngọn lửa hồng.
Cùng chia cho nhau bao hiểm nguy gian khó giữa cơn mưa rừng, những khi lưng tựa vách chiến hào.
Nhiều khi vui sao đang hành quân chiến đấu, lá thư quê nhà chuyền tay cho nhau.
 

CHÂN DUNG MỘT NGƯỜI BIỂU TÌNH BỊ BẮT

Vũ Ngọc Tiến 
Ảnh: Nguyễn Lân Thắng
Anh tuổi Nhâm Ngọ, nếu tính cả tuổi mụ thì anh vừa tròn 70 tuổi, nhưng còn khá phong độ. Dáng người thấp đậm, gương mặt trẻ trung, phúc hậu và đôi mắt một mí biết cười. Lòng bàn tay anh đỏ hồng, đôi gò Kim Tinh  và Thái Âm dầy dặn, ấm nóng. Ngồi đối diện anh uống café, nếu dồn hết tinh lực mà dùng thuật Bát Sát trong sách xem tướng để quan sát toàn diện chừng dăm phút, tôi như thấy một viền sáng rất mảnh và trong suốt của thể Phách bao quanh thân hình. Tướng người như thế, gặp một lần là có thể tin ngay, yên tâm kết bạn lâu dài…
 Trong ảnh: Nhà văn Vũ Ngọc Tiến (thứ 3 từ trái qua, đứng sau giữa GS Nguyễn Huệ Chi và nhà văn Nguyên Ngọc)


Ảnh NXD
 Bốn năm trước (2007), cũng vào một ngày tháng bảy mưa ngâu, có người bạn thân thiết của gia đình đưa anh đến làm quen với tôi. Nghe bạn mình giới thiệu, tôi biết anh là con nhà cách mạng nòi, nghỉ hưu với quân hàm Đại tá tình báo công an, từng làm tùy viên Đại sứ quán ta ở một đại cường quốc phương Tây… (Trong ảnh: Nhân vật chính trong bài, thứ 2 từ trái sang) Tôi bỗng thấy chờn rợn, dè dặt trong từng lời nói. Dường như cảm nhận ra điều ấy nên anh chủ động phá đi không khí gượng gạo ban đầu, bông phèng vài câu chuyện tếu rồi bảo: “Mình đọc truyện ngắn và các bài báo của ông về giáo dục, tam nông thấy tâm đắc nên tìm gặp tác giả  tỏ lòng hâm mộ, thế thôi. Cùng cảnh bạn già về hưu trong cái “Hội ngồi bệt”, còn gì cách bức nữa đâu mà ông phải dè chừng, cảnh giác…” Cứ thế, chỉ sau một tuần trà, chúng tôi đã thành thân thiết, say sưa đàm đạo đủ thứ chuyện trên giời dưới bể, cổ kim, Đông- Tây. Trong anh có đủ sự tinh tế, sắc sảo của người tình báo và cả sự từng trải đi nhiều, hiểu rộng, nghĩ sâu về mọi mặt của đời sống xã hội thời mở cửa hội nhập với thế giới văn minh. Bẵng đi một thời gian dài bận việc, tôi gặp lại anh trong cuộc biểu tình chống TQ xâm lược ngày chủ nhật 24/7/2011. Mấy bạn trẻ đứng gần bảo tôi: “Bác ấy lớn tuổi mà vẫn sôi nổi suốt mấy chủ nhật rồi, vừa đi vừa chụp hình, hô to khẩu hiệu nom khí thế hơn cả lũ thanh niên chúng cháu.” Sáng chủ nhật 7/8/2011, dưới chân tượng đài Lý Thái Tổ, tôi giới thiệu anh với hai bậc trưởng lão làng văn Nguyên Ngọc và Huệ Chi.  Nghe tôi tóm tắt cái lý lịch đỏ như son, một cô giáo chừng 50 tuổi gần đó trầm trồ: “Người như bác ấy mà chủ nhật nào cũng nhiệt tình góp mặt thì chúng em không xuống đường sẽ thẹn với cụ Lý Công Uẩn lắm lắm!…” Khoảng 18h30’ ngày 19/8/2011, đang ngồi quán café Nhân ngắm nhìn trời mưa rả rích, tôi nghe được giọng anh qua điện thoại: “Ông đã đọc cái gọi là Thông báo c ấm biểu tình của thành phố chưa, thấy thế nào?” Tôi đáp gọn thỏm: “Đọc rồi. Không chính danh.” Anh đồng tình: “Đúng, danh đã không chính thì ngôn làm sao thuận, nên nó vô giá trị. Chủ nhật tới, dù trời mưa hay nắng tôi vẫn cứ đi, còn ông?” Cảm động trước tấm lòng tràn đầy nhiệt huyết của anh, tôi đáp một lèo không hề nghĩ ngợi: “Đi chứ! Là một công dân, tôi có trách nhiệm phải xuống đường, cùng mọi người thề giữ gìn chủ quyền biển đảo. Là thằng nhà văn, tôi có nhu cầu dấn thân vào đời sống xã hội để trang viết khỏi khô cứng, mờ nhạt. Là người ông trong gia đình, tôi không muốn sau này hổ thẹn với cháu nội, cháu ngoại của mình. Đơn giản thế thôi.” Đầu bên kia có tiếng anh cười ngả ngớn như muốn vỡ màng loa: “Nhà văn có khác. Tôi có phải ký giả phương Tây đến phỏng vấn đếch đâu mà ông nói hay như đang nhập đồng ngồi viết thế, haha!…” Thế đấy, chúng tôi xuống đường bằng nhu cầu tự thân, tuệ giác mẫn tiệp và sự mách bảo của con tim mỗi người, chứ đâu cần ai tổ chức, càng không thể có thế lực thù địch nào lôi kéo, kích động nổi những mẫu người như anh.

 Sáng chủ nhật 21/8/2011, cơn mưa dai dẳng, lúc mau lúc thưa cứ níu giữ chân tôi ở quán café gần phở Thìn, trước cổng Sở “Văn- Thể- Du” của thành phố còn đang xây dựng ngổn ngang sắt thép. 8h25’ mưa tạnh. Sân khấu biểu diễn ca nhạc dưới chân tượng đài “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” bắt đầu chuẩn bị khai diễn, không có một bóng người dân hay khách du lịch, chỉ thấy chừng dăm chục cháu sinh viên thuộc khoa Công nghệ- Đại học Bách khoa mặc đồng phục xanh của thanh niên tình nguyện, đội mưa từ mờ sáng đứng vây quanh bên dưới. Tôi bước vội sang bên kia đường, men theo vỉa hè lát đá, lững thững bước về phía công viên Lý Thái Tổ. Ở đó cũng có một sân khấu biểu diễn văn nghệ “cây nhà lá vườn”, na ná như cái trò lố tôi vừa ngao ngán coi qua ở gần Sở “Văn- Thể- Du” ban nãy. Nghĩ mà thương các cháu sinh viên, buồn the thắt. Đối diện với sân khấu biểu diễn là nhóm người biểu tình chống TQ xâm lược cũng bắt đầu tụ tập đông dần quanh mấy chiếc ghế đá ven hồ. Từ xa, tôi đã nhìn thấy bạn mình trong nhóm người tiên phong của cuộc biểu tình hôm đó. Những biểu ngữ được căng ra, pa-nô, áp-phích giương cao và những tiếng hô khẩu hiệu yêu nước làm chấn động cả một góc Hồ Gươm thiêng liêng, giữa thủ đô ngàn năm văn hiến. Càng lại gần, tôi càng nhìn rõ cánh tay anh nắm chắc vung lên theo nhịp hô của đoàn người rền vang hưởng ứng lời hô của các chị Minh Hằng, chị Phương Bích, cháu Phương, cháu Đức… Đoàn người đi về phía phố Hàng Khay được chừng 15’ thì cuộc trấn áp biểu tình diễn ra quyết liệt, dồn bắt người lên xe Bus. Chiếc xe Bus đầu chở chị Minh Hằng và hơn 20 người vừa chạy khỏi hiện trường thì chiếc thứ hai rồ tới ngay tắp lự. 3 công an trẻ mặc thường phục hùng hổ vây quanh bạn tôi, một người nắm áo lôi đi đằng trước, còn hai người vừa xốc nách vừa đẩy anh từ phía sau. Tôi nhìn anh chân không chạm đất, tay chới với giơ cao chiếc máy ảnh, miệng vẫn quát “chúng mày quyền gì mà bắt tao” mà lòng như có kiến bò, muối xát. Chân tôi như có lực hút nam châm, nhảy vội xuống đường, muốn theo anh lên xe cho có bạn đi cùng, nhưng một cán bộ an ninh có cánh tay rắn như thép bóp chặt bờ vai, kéo tôi lại và bảo: “Thôi bác làm ơn quay về cho chúng cháu làm nhiệm vụ.” Ở mép vỉa hè bên trái tôi, một vị khách du lịch người Âu cao lênh khênh đang cố kiễng chân, giơ chiếc Camera lên cao quá đầu để ghi hình, có 2 chàng trai và 1 cô gái đeo băng đỏ xòe tay trước mặt ông ta để che ống kính mà không tới được. Cảnh tượng nom thật bi hài! Bạn đi rồi, tôi bần thần nhìn theo chiếc xe Bus tuyến Bờ Hồ- Cổ Nhuế được trưng dụng chở người biểu tình bị bắt vào trụ sở công an phường Mỹ Đình. Chẳng biết trong ống kính của vị khách du lịch kia có lưu được hình của anh lúc còn chới với nơi cửa xe ? Giữa đám đông ngơ ngác và nhốn nháo còn lại bên hồ, tôi chợt nhìn thấy cô gái mặc sắc phục cảnh sát đang cầm trên tay chiếc biển sắt tròn với dòng chữ “Cấm quay phim, chụp ảnh”. Hồ Gươm là danh thắng của thủ đô, du khách tha hồ tự do dạo mát, ngắm cảnh, quay phim và chụp ảnh. Chiếc biển cấm trên tay cô cảnh sát này là cái bẫy để tạo cớ bắt giữ công dân mình quay phim, chụp ảnh về cuộc biểu tình chăng? Tôi nán lại nơi xảy ra biểu tình đến 10h30’, thơ thẩn đi dưới những tán cây cổ thụ ven hồ, bồn chồn nghĩ về anh và hơn bốn chục người bị bắt đưa vào Mỹ Đình. Nhiều người đi biểu tình muộn nhận ra tôi vồ vập hỏi thăm hoặc xin cùng tôi chụp vài pô ảnh làm kỷ niệm. Thật lạ, có người từ Huế hoặc Nghệ An ra, từ Nam Định lên, từ Tuyên Quang xuống chưa hề gặp mặt mà vẫn biết anh, hỏi thăm anh qua tôi và nói những lời tốt đẹp về anh- một Đại tá công an nghỉ hưu đi biểu tình, bị bắt lúc 9h12’ ngày 21/8/2011…

 Đêm tôi vào mạng, mừng vì biết anh cùng nhiều người khác được tha về lúc 14h30’ trong ngày. Chợt tôi lại đắng lòng khi mờ sáng hôm sau (22/8/2011) đọc bài viết của một Nhà thơ- PGS- TS mỹ học trên báo Hà Nội Mới. Tác giả này tôi biết, thậm chí khá thân thiết với gia đình bởi anh là học trò cũ của bác tôi, khi cụ còn làm Hiệu trưởng một trường THPT ở vùng đồi núi trung du những năm 60 của thế kỷ trước. Sau khi vô cớ lên án gay gắt “những hành vi vi phạm pháp luật thất bại và trở nên lố bịch” của các trí thức, văn nghệ sĩ, tác giả còn lạnh lùng kết luận như dao chém đá: “Hành động vi phạm pháp luật, gây rối trật tự công cộng của họ đã bị các lực lượng chức năng xử lý trong sự đồng tình của những người thật sự yêu nước.” (!?) Giữa hai người tôi quen biết, một Nhà thơ- PGS- TS mỹ học, một Đại tá tình báo công an có chân dung vừa phác họa, cả hai đều đã rời ghế quyền lực, hạ cánh an toàn thì ai thật lòng yêu nước đây? Câu trả lời nhường cho bạn đọc và lịch sử sau cùng phán xét…
 Hà Nội đêm 23/8/2011
Vũ Ngọc Tiến
Nguồn: Quê Choa
Trong ảnh: Nhà văn Vũ Ngọc Tiến (thứ 3 từ trái qua, đứng sau giữa GS Nguyễn Huệ Chi và nhà văn Nguyên Ngọc)

Chủ tịch nước bị mất tích!


Tôi xin kể sau đây câu chuyện mà tôi từng được nghe chú Ba Tô Ký trực tiếp kể hồi ở Hà nội, khoảng năm 1970. Tất nhiên là nghe lóm vì chú kể với người khác mà tôi vô tình được có mặt! (Tôi nhớ hình như còn có mấy bạn Trỗi cũng có mặt khi đó).
Chú nói: Cụ Tôn vốn là dân thủy thủ lang bạt khắp nơi, vậy mà bây giờ ổng bị “quây” hết cỡ, hổng đi đâu được. Tôi nghiệp! Bởi vậy anh em Nam bộ ngoài này có rảnh vẫn thường tới thăm cho Cụ vui.
Rồi chú kể câu chuyện thế này:
Có một lần chú Ba tới thăm Cụ Tôn. Đám bảo vệ nói Cụ đang nghỉ. Chú nói thì tôi vô thăm Cụ bà. Quen rồi, nên họ cũng để chú vô. Lên nhà thấy Cụ ông đang ngồi uống trà một mình kêu chú vô ngồi chơi. Chuyện vãn một hồi, chú hỏi Cụ có thèm thịt chó không? – Tụi nó đâu có cho! – Vậy là chú rủ Cụ đi.
Xuống nhà, chú Ba đưa Cụ Tôn vô băng sau xe (hồi đó chú thường tự lái cái co-măng-ca đít tròn, cửa sau lúc nào cũng kéo rèm). Chú nói Cụ nằm xuống, lấy cái áo mưa phủ lên rồi đánh xe ra cổng, nói với đám bảo vệ: Cụ ông mệt, tôi về để Cụ nghỉ. Rồi chạy xe thẳng xuống gần Bạch Mai, chỗ có mấy ông Nam bộ ở đó, mời Cụ một chầu thịt chó đã đời.
Tới chiều trễ, đám bảo vệ không thấy Cụ Tôn xuống nhà, sợ Cụ bệnh vội lên xem thì Cụ bà nói: Ổng đi từ trưa rồi! – Hoảng hồn, đám bảo vệ báo động về Cục huy động quân đi tìm “chủ tịch nước bị mất tích!”. Một mặt gọi điện cho chú Ba. Lúc đó chú mới cười lớn: Yên tâm đi. Cụ dzui quá nên hơi mệt đang nằm nghỉ trên nhà tôi nè!
Chú Ba kể tới đó rồi cười hà hà và nói: Tụi nó đưa 2 xe tới nhà tôi đón Cụ về. Rồi từ đó, hễ tôi tới thăm Cụ là tụi nó đề phòng, xem xét kỹ lắm!
Hình: chú Ba Tô Ký

Thạch thất nữa nè .

Bọn cá cờ đực hay nhả bọt và nằm dưới đám bọt ấy chờ ... " người iu " . Những con cá cờ đó rất sẵn lòng đánh nhau với bất cứ ai dám làm phiền chúng . Và chúng không bao giờ biết được có những thằng sẵn sàng trốn học bất kể lúc nào để mang chúng về làm đấu sỹ .
Ngày ở Thạch Thất bọn tôi cũng hay tổ chức những trận thư hùng cho chúng . Những kẻ thắng trận thì tơi tả nhưng chủ nhân của chúng thì vô cùng hả hê ngược lại hoàn toàn với những kẻ bại trận .
Một buổi trưa hè oi ả nắng vỡ đầu .
Và cũng buổi trưa đó chỉ có hai thằng ham chơi là mình và Lê Tuấn ( Tuấn mập ), lang thang qua từng thửa ruộng tìm bắt bọn cá cờ đực . Hình như bọn cá cũng trốn nắng nên hai thằng không bắt được con nào .
Khi mình vừa nhìn thấy một đám bọt lớn và chắc mẩm mình sẽ có một con trùm thì Lê Tuấn kêu to :
- Kiên ơi ! Tao bị rắn cắn rồi .
Vội bỏ đám bọt hấp dẫn đó , mình chạy vội lại chỗ Tuấn . Dấu cắn vẫn đang chảy máu nhưng kẻ gây án mất dạng .
- Nó đâu rồi ? Mình hỏi .
- Tao không biết . Khi vừa bị cắn tao tóm lấy nó và quăng đi rồi . Tuấn nói .
- Có phải rắn độc không ? Mình hỏi . ( Công nhận là hỏi ngu thật ) .
- Tao cũng không biết , nhưng hình như là rắn độc .
Thế thì nguy hiểm thật . Mình vội rút giải rút quần đùi ra buộc chặt lên trên chỗ rắn cắn và thắt nút cẩn thận . Tình thế cực kỳ gian nan . Mình dìu Tuấn vào bờ và cõng Tuấn chạy về .
Quãng đường cũng khá dài . Hai thằng cứ mê mải tìm bọn cá cờ mà không biết rằng đã ở cách nhà đến 3 cây số . Dọc đường Tuấn cứ nài nỉ :
- Kiên ơi . Mày cứ thả tao xuống đi bộ cũng được mà .
- Không được . Mày đi bộ là nọc rắn nó sẽ dễ dàng làm mày chết ngay . Mình nói . ( Đoạn này tụi mình đã được học từ hồi ở trại Cau rồi ) .
Cuối cùng thì mình cũng đưa nó về đến chỗ chú y tá của trường .
Sau khi xem xét kỹ lưỡng , chú y tá phán một câu làm hai thằng đen thui vì nắng và ướt đẫm vì mồ hôi thất kinh :
- Rắn nước cắn . Rửa sạch chân đi để bôi cồn .
Ui giời .

Chủ Nhật, 28 tháng 8, 2011

Thương hiệu nông sản Việt Nam đang bị tấn công?

Trước đây khi nói đến “tấn công”, người ta thường hình dung đến một hành động hữu hình, quyết liệt giữa những thực thể tự nhiên. Nhưng giờ đây... 
Nhiều cuộc “tấn công” vô hình nhưng mức độ quyết liệt lại rất cao mà không phải lúc nào con người cũng nhận ra được, như những cuộc “tấn công” trên internet hay “tấn công” vào nhân cách, uy tín của con người, thương hiệu của sản phẩm... 

Việt Nam đang nỗ lực xây dựng hình ảnh, thương hiệu của nông sản Việt Nam không chỉ cho việc xuất khẩu sang các thị trường khác mà còn cho cả ngay thị trường trong nước. Từ một nước phải nhập khẩu gạo nước ngoài để cứu đói thì giờ đây Việt Nam đã xuất khẩu gạo, chè, càphê, hồ tiêu, tôm, cá với sản lượng lớn không nhất thì nhì ở trên thế giới. Đây thực sự là một thành tích đáng kể của ngành nông nghiệp Việt Nam và của người nông dân Việt Nam. 

Nhưng sản lượng nông sản Việt Nam tuy lớn nhưng dường như nông sản Việt Nam lại gặp khó khăn khi tiếp cận đến người tiêu dùng nước ngoài và thậm chí cả người trong nước. Nhiều cuộc hội thảo của các nhà khoa học, các nhà quản lý “từ đầu bờ” cho đến “đầu bàn” về việc làm sao xây dựng được thương hiệu cho “nông sản Việt Nam”. Nhiều tỉ đồng từ ngân sách đã được chi ra cho việc xây dựng thương hiệu theo hướng “truyền thông tiếp thị”, “tấn công vào thị trường”...

Nhưng dường như không mấy ai quan tâm rằng thương hiệu nông sản Việt Nam lại đang bị “tấn công” mãnh liệt ngay khi chưa được hình thành. Sự tấn công này nguy hiểm cho nhiều đối tượng, như nông sản và người tiêu dùng nông sản.

Đơn cử gần đây nhất cả nước xôn xao về việc một số nông dân đã trộn bùn, phân lân vào chè khô (hay còn gọi là trà khô) để được tăng khối lượng và mẫu mã đẹp. Những người nông dân đã chất phác khi trả lời phỏng vấn rằng mình làm như vậy là do khách hàng ở nước láng giềng yêu cầu. Người mua dùng chè đó để uống hay sử dụng vào mục đích nào thì đó vẫn là quyền của người mua. Người bán có lãi thì làm. Sự việc này bắt đầu từ bao giờ không ai đề cập mà chỉ khi chính nước láng giềng đó lại thông báo ở quốc gia của họ là “chè khô Việt Nam không an toàn” thì chính quyền mới ngỡ ngàng. Nhưng “kiếm củi ba năm thiêu một giờ” là một ngạn ngữ “thương hiệu” tiêu biểu. Không biết đến bao giờ cụm từ “chè khô Việt Nam sạch, không hoá chất” lại có thể ngự trị trong tâm tưởng của người tiêu dùng nước láng giềng và ngay cả ở Việt Nam? Nếu như ai đó cho rằng việc làm chè “bẩn” này chỉ mới diễn ra trong năm nay thì cái giá mà ngành chè Việt Nam, nông dân trồng chè của Việt Nam phải trả là quá đắt. Chỉ với một ít tiền để chấp nhận “thu mua chè bẩn làm bằng chứng” mà thương hiệu về sản phẩm chè Việt Nam nói riêng và nông sản Việt Nam nói chung bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Kiểu tấn công này đối với ngành chè có thể là mới nhưng đã diễn ra đối với nhiều ngành khác.

Kiểu tấn công thứ hai đó là sản xuất nông sản ở quốc gia khác nhưng lại mang thương hiệu Việt Nam hay nguồn gốc xuất xứ từ Việt Nam mà báo chí hay gọi là “đội lốt hàng Việt”. Kiểu tấn công này mạnh mẽ đối với các sản phẩm được sản xuất công nghiệp và cũng đang tấn công vào nông sản của Việt Nam. Điển hình như các vụ thạch rau câu, nhân của bánh trung thu truyền thống, rau, củ, quả được mang nhãn hiệu Việt Nam, thông số sản phẩm bằng tiếng Việt, nơi sản xuất cũng là ở Việt Nam nhưng thực ra lại hoàn toàn là nông phẩm của một nước láng giềng. Điều đáng nói là những nông phẩm này lại là những thứ gây hại cho sức khoẻ con người và hoàn toàn bị cấm ở chính quốc gia đó. Hậu quả là người tiêu dùng lại mất niềm tin vào thương hiệu nông sản Việt Nam.

Kiểu tấn công thứ ba là tấn công vào phương thức sản xuất nông sản của Việt Nam. Thương nhân nước ngoài đã hướng dẫn cho nông dân cách tạo ra “nông sản” không cần nuôi, trồng theo lối phát triển tự nhiên. Rau bí chỉ cần giâm cành và phun thuốc sau hai ngày thu hoạch, rau muống chỉ cần phun thuốc một ngày là có thể hái đem bán, heo siêu tăng trọng nhờ hormon...Người nông dân khi đã được “nhàn” mà lãi cao thì sẽ bám theo phương thức sản xuất mới mà không quan tâm đến hậu quả của những nông sản này đối với người tiêu dùng và hậu quả đối với thương hiệu của nông sản Việt Nam. Để người nông dân quay lại với phương thức nuôi, trồng chắc phải là một thời gian dài nhưng lúc này thì người tiêu dùng đã phải tự trồng rau để ăn, mua nông sản tại siêu thị do nước ngoài quản lý hoặc mua nông sản nhập khẩu từ trời Tây.

Nhiều ví dụ khác cho các kiểu tấn công khác trực tiếp vào thương hiệu nông sản Việt Nam và gián tiếp vào sức khoẻ của người Việt Nam mà khuôn khổ một bài báo không thể kể hết được. Nhưng điều đáng nói nhất là chúng ta (bao gồm: cơ quan nhà nước có thẩm quyền, hiệp hội, doanh nghiệp, báo chí và nông dân) đã chưa có những biện pháp chống đỡ những cuộc tấn công này. Rất nhiều phát biểu của những người có thẩm quyền đổ lỗi cho những hành vi làm hoen ố thương hiệu nông sản Việt Nam là do người nông dân, là do dân trí. Nhưng cũng cần nhìn nhận rằng nông dân lại là đối tượng được hưởng những điều kiện nâng cao dân trí thấp hơn những “người phi nông”. Nông dân có quyền sản xuất, bán sản phẩm sao cho có lợi nhuận cao nhất theo đúng quy định pháp luật mà họ “được biết” để cải thiện đời sống của mình. Những đối tượng khác (cơ quan nhà nước có thẩm quyền, hiệp hội, doanh nghiệp và báo chí) cần phải hỗ trợ họ, cung cấp cho họ công cụ, phương thức để họ tự vệ.

Cũng cần nhận thức rằng khi thương hiệu đã bị “hoen ố” thì càng “truyền thông tiếp thị”, sự “hoen ố” càng được nhiều người biết. Nếu vậy, đúng là “gậy ông lại đập lưng ông”. Chiến lược xây dựng nông sản Việt Nam nên có thêm những phương án bảo vệ, phòng thủ đối với các cuộc tấn công. Chiến lược cho thương hiệu nông sản Việt Nam cần phải gắn với những chiến lược phát triển khác của ngành nông nghiệp. Nếu không, liệu Việt Nam có tiếp tục phải trả giá đắt cho nhận thức, phương thức sản xuất, phát triển kinh doanh và sức khoẻ con người và để cho người tấn công thu được những mối lợi nhãn tiền và sâu xa.
Theo Luật sư Nguyễn Hưng Quang
SGTT

Tư liệu

Nhân tiện hôm nọ hộ chị VTM, vào trang You Tube thấy clip này có nhận định về Chiến tranh biên giới Việt-Trung 17/02/1979 của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng và cố Đại tướng Văn Tiến Dũng. Đăng lại để anh em tham khảo.

Xâm lấn kinh tế mới nguy hiểm

"Xem ra thì hiện nay người Việt Nam rất quan tâm đến những hòn đảo đã bị mất và có thể sắp mất ở Hoàng Sa và Trường Sa. Nhưng ít người để ý đến một cuộc xâm lấn kinh tế. Cuộc xâm lăng này lại được nhiều đồng lõa làm nội ứng. Cuộc xâm lăng nhẹ nhàng, chậm chạp mà chắc chắn; nếu không ngăn ngừa ngay thì sau này cũng rất khó tháo gỡ...."

"Theo Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn, ngày 16 tháng 6 năm 2011 trên 90% gói thầu thuộc lĩnh vực khác nhau rơi vào tay Trung Quốc, thì việc “ngành năng lượng điện tại Việt Nam ngày một phụ thuộc vào Trung Quốc cũng không có gì làm lạ”. Phụ thuộc nghĩa là thế nào? Liệu có lúc nào các nhà máy điện do Trung Quốc xây có thể cùng ngưng chạy một lúc hay không? Chuyện rất khó xảy ra. Nhưng nếu người ta cố ý thì chuyện gì cũng có thể làm được"
Tháng trước, nhiều báo, đài và mạng thông tin đã ồn ào về cuộc tập trận của quân đội Trung Quốc ở vùng giáp giới Việt Nam trong các tỉnh Quảng Ðông, Quảng Tây.
Nhưng dù Bắc Kinh cố ý biểu diễn sức mạnh quân sự sát biên giới nước ta thì người mình cũng không cần sợ.

Có nhiều lý do để người Việt Nam không sợ nạn Mã Viện, Thoát Hoan hay Vương Thông, Mộc Thạnh. Tất nhiên, lý do quan trọng nhất vẫn là những bài học lịch sử mà nước Trung Hoa đã học mỗi lần đánh Việt Nam. Khi lòng yêu nước bị khích động, dân Việt Nam sẽ rất khó bị chinh phục.

Nhưng ngay cả khi quân Trung Quốc dư sức “cho thêm một bài học” rồi rút tàn quân về, thì họ cũng không dại gì mà đánh. Từ vài chục năm nay đảng Cộng Sản Trung Hoa đang cố đeo cái mặt nạ hòa hiếu khắp thế giới, họ không dại gì tự lột mặt nạ. Hiện nay Trung Quốc đang mua bán với 220 xứ và lãnh thổ, thầu xây dựng hạ tầng cơ sở ở 180 xứ, và đầu tư vào 129 xứ! Họ muốn mang một bộ mặt ôn hòa, chỉ lo làm ăn chứ không tính xâm chiếm ai hết! Chỉ khi nào họ đã kiểm soát được, làm cho chính quyền một nước khác không cựa được, thì Bắc Kinh mới lộ mặt hung hăng mà không sợ gì cả!

Nhưng nếu Trung Quốc mà tấn công Việt Nam một cuộc chạy đua mua khí giới và tăng cường quân lực trong vùng Ðông và Nam Châu Á sẽ bắt đầu. Các nước Ấn Ðộ, Nhật Bản, Indonesia, Ðài Loan và Nam Hàn sẽ có lý do để tăng ngân sách quốc phòng, sẽ liên hết với Mỹ chặt chẽ hơn. Kỹ nghệ sản xuất vũ khí của các nước Nga, Mỹ sẽ có thêm khách hàng! Ðó là điều Cộng Sản Trung Hoa không muốn thấy!

Nhưng Cộng Sản Trung Hoa có cần phải đánh Việt Nam hay không? Họ thực sự không cần dùng sức mạnh quân sự cũng có thể đạt được những mục tiêu của họ bằng phương cách khác.

Sức mạnh của các quốc gia phải dựa trên kinh tế. Chúng ta đã chứng kiến một guồng máy quân sự khổng lồ của Liên Xô, có lúc đóng quân trên một nửa Âu Châu, nhưng cuối cùng cũng thành bất lực khi hệ thống kinh tế quốc doanh tê liệt rồi sụp đổ. Người Trung Hoa từ 30 năm qua đã chú trọng đến việc phát triển kinh tế nhiều hơn là quân sự. Nếu không xâm lăng bằng quân sự thì Trung Quốc có thể làm gì để ảnh hưởng tới vận mệnh Việt Nam? Con đường chắc chắn hơn là theo con đường kinh tế.

Năm ngoái, nền ngoại thương nước ta bị thâm thủng gần 12 tỷ đô la Mỹ đối với Trung Quốc. Ðó chỉ là cán cân mậu dịch chính thức, chưa kể đến những gánh hàng buôn lậu qua một biên giới hầu như không ai kiểm soát vì các quan chức địa phương rất dễ được hối lộ. Hàng hóa bên Tàu đổ sang bán với giá vốn có thể đè bẹp tất cả các cố gắng của các nhà sản xuất Việt Nam. Nhưng những chuyến hàng lậu cũng chỉ là chuyện vặt. Chính quyền Việt Nam hiện nay đang mở cửa cho Trung Quốc tấn công trên những trận địa lớn, mà người dân Việt bình thường có thể không mấy người để ý tới, vì không nhìn thấy trước mắt.

Một món hàng không ai nhìn thấy là điện từ Trung Quốc có thể được truyền sang Việt Nam trong những sợi dây mong manh. Theo công ty điện lực Việt Nam thì các tỉnh phía Bắc nước ta đang nhập cảng điện từ Trung Quốc, số lượng lên tới 6% tổng số điện tiêu thụ trên toàn quốc. Coi như một biên giới đã bỏ ngỏ cho điện chảy qua. Nếu nhà cung cấp bên Tàu cúp điện, vì “sự cố kỹ thuật” nào đó, thì hoạt động kinh tế ở mấy tỉnh phía Bắc sẽ ngưng trệ ngay.

Vào đầu tháng 7, ký giả Ben Bland viết trên nhật báo Financial Times một bài, “Nhu cầu điện sẽ khiến xung độ Bắc Kinh Hà Nội giảm bớt” (Electricity demands could limit Beijing-Hanoi rift); sau khi quan sát thị trường điện lực ông khẳng định: “Bắc Kinh ngày càng điều khiển kinh tế Việt Nam” (Beijing is increasingly driving Vietnam's economy). Ben Bland nhận xét Trung Quốc không quan tâm đầu tư, trong năm 2010, họ chỉ bỏ vô số tiền trị giá 365 triệu Mỹ kim vào Việt Nam, bằng một phần trăm tổng số các quốc gia đầu tư trực tiếp.

Không bỏ tiền đầu tư nhiều, nhưng Trung Quốc có đường khác để gây ảnh hưởng kinh tế, là cho vay. Và họ cho vay một cách dễ dàng hơn ngân hàng các nước khác, đặc biệt trong các công trình xây dựng nhà máy điện.

Ai cũng biết một nước đang bắt đầu phát triển thì nhu cầu điện lực rất lớn. Các quốc gia mới lên đều phải vay tiền ngoại quốc, gọi thầu các công ty ngoại quốc tới xây dựng nhà máy phát điện trong nước mình. Người Việt Nam có thể đi vay các ngân hàng quốc tế, có thể gọi các công ty quốc tế tới đấu thầu trong việc xây cất. Tại sao chính quyền Việt Nam không mở các cuộc “đấu giá” công khai để các ngân hàng quốc tế cạnh tranh nhau trong việc đem tiền tới cho vay, rồi các công ty quốc tế cạnh tranh đem máy móc, thiết bị tới xây dựng nhà máy điện, sử dụng các chuyên viên và công nhân Việt Nam? Tại sao chính quyền Cộng Sản Việt Nam lại chỉ vay các ngân hàng Trung Quốc mà không vay nước khác?

Tất nhiên, sau những vụ vay tiền rồi vỡ nợ kiểu Vinashin, Việt Nam rất khó đi vay tiền trên thế giới. Nhưng đó không phải là lý do chính. Các ngân hàng quốc doanh Trung Quốc sẵn sàng cho Việt Nam vay với lãi suất thấp hơn trên thị trường quốc tế. Ðổi lại, họ đặt thêm điều kiện khi cho vay, là Việt Nam phải cho các công ty Trung Quốc trúng thầu cung cấp thiết bị và xây dựng nhà máy. Các ngân hàng Trung Quốc khi cho vay đã yêu cầu chính quyền Việt Nam phải sửa đổi các điều kiện gọi đấu thầu, hạ thấp tiêu chuẩn các máy móc thiết bị xuống một mức thấp hơn, để các nhà thầu Trung Quốc đủ điều kiện tham dự! Và chính quyền Việt Nam rất dễ tính trong việc này. Thế là trong mỗi nhà máy điện được xây dựng, Trung Quốc sẽ có dịp xuất cảng các máy móc, các sản phẩm kỹ thuật. Chưa hết, họ sẽ xuất cảng cả những nhân lực dư thừa trong nước họ, bán sức lao động sang Việt Nam nữa!

Theo báo Thanh Niên ở Sài Gòn tại công trường nhà máy đạm thuộc dự án khí-điện-đạm Cà Mau có những công nhân Trung Quốc sang làm những “công việc thủ công” như “khiêng gạch, bẻ sắt” với tiền công mỗi ngày khoảng 100 nghìn đồng; mà không hề tìm thuê người Việt Nam nào vào làm.

Ðây là một chiến lược tấn công ba mặt, tài chánh, kỹ thuật và nhân dụng, mặt nào Trung Quốc cũng có lợi. Các công ty kỹ thuật Trung Quốc có thể “hiến giá” chấp nhận lấy giá rẻ hơn các công ty quốc tế khác. Vì trình độ kỹ thuật của họ thấp hơn, phẩm chất các máy móc của họ cũng thấp hơn. Và tất nhiên, lương các chuyên viên và nhân công của họ cũng thấp hơn tiêu chuẩn quốc tế!

Những ngân hàng và công ty kỹ thuật của Âu Châu, Ấn Ðộ hay Hàn Quốc, họ không có chính sách pha lẫn lợi ích kinh tế với mục tiêu chính trị, sẽ không thể cung cấp những “gói hàng” đủ mặt với giá thấp như vậy, tự nhiên bị gạt bỏ ra ngoài cuộc cạnh tranh! Các công ty Trung Quốc đang làm nhà máy điện khắp nước Việt Nam, từ Kontum, Quảng Ngãi, cho tới Sơn Tây. Trong cuộc gọi thầu làm nhà máy điện ở Cao Ngạn, chỉ có bốn công ty Trung Quốc tham dự; sau cùng công ty HPE của Trung Quốc đã trúng thầu! Từ năm 2003, công ty Ðông Phương đã phụ trách xây dựng các nhà máy điện ở Dak Mi, A Lưới, An Khê-Ka Nak, Bản Ve và Sông Ba Ha. Công ty Sơn Ðông của Trung Quốc không cần tranh thầu với ai trong dự án nhà máy điện Cẩm Phả 2, vì chính quyền Việt Nam được lệnh riêng của chính ông Nguyễn Tấn Dũng phải cho họ trúng thầu theo thủ tục đặc biệt, “vì lý do nhu cầu cấp bách!” Không biết ông Nguyễn Tấn Dũng có được lợi ích nào khi ra lệnh như vậy hay không.

Nhưng trong các cuộc trao đổi ba mặt như vậy, thì Việt Nam bị thiệt hại gì không? Thiệt hại trước tiên là Việt Nam phải chấp nhận những sản phẩm kỹ thuật với phẩm chất thấp hơn. Thiệt hại thứ hai là phải chấp nhận cho công nhân nước khác vào làm việc trong nước mình trong lúc nạn thất nghiệp trong nước mình cũng rất cao.

Trong khi đó, nhiều người Việt có trách nhiệm than nhà thầu Trung Quốc đã dùng các thiết bị phẩm chất kém tiến trình dự án bị chậm trễ khiến cho chi phí sau cùng lại cao hơn! Hầu hết các dự án bị kéo dài một tới hai năm, vì nhà thầu Trung Quốc không có kinh nghiệm. Họ chỉ quen với các tiêu chuẩn thô sơ và thấp ở các vùng quê Trung Quốc; chưa từng làm việc ở nước ngoài. Họ sử dụng thị trường Việt Nam như một nơi thí nghiệm khả năng của các kỹ sư và công nhân của họ trước khi bước vào thị trường thế giới! Khi một dự án bị trì hoãn thì tất nhiên Việt Nam sẽ phải vay thêm tiền của ngân hàng Trung Quốc, và phải trả tiền lãi nhiều hơn. Công việc trì hoãn cũng tăng thêm chi phí trả cho các kỹ sư làm công việc thiết kế lại! Giáo sư Bùi Huy Phương, thuộc Viện Khoa Học Ðiện Lực, đã cảnh cáo mối rủi ro về an toàn năng lượng khi để cho các công ty Trung Quốc gần như chiếm độc quyền trong việc xây dựng mạng lưới điện lực khắp nước Việt Nam! Khi so sánh hai nhà máy điện, một ở Na Dương sử dụng các kỹ thuật của Nhật Bản và các nước Tây phương, hai là ở Cao Ngạn dùng kỹ thuật Tàu, thiết bị Tàu, thì các chuyên gia đã thấy hiệu năng ở Cam Ngạn rất thấp so với Na Dương, và đã trục trặc nhiều lần.

Theo Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn, ngày 16 tháng 6 năm 2011 trên 90% gói thầu thuộc lĩnh vực khác nhau rơi vào tay Trung Quốc, thì việc “ngành năng lượng điện tại Việt Nam ngày một phụ thuộc vào Trung Quốc cũng không có gì làm lạ”. Phụ thuộc nghĩa là thế nào? Liệu có lúc nào các nhà máy điện do Trung Quốc xây có thể cùng ngưng chạy một lúc hay không? Chuyện rất khó xảy ra. Nhưng nếu người ta cố ý thì chuyện gì cũng có thể làm được cả!

Câu hỏi là nước Việt Nam có thể thản nhiên để cho một ngành quan trọng như điện lực trở thành phụ thuộc vào Trung Quốc hay không? Xem ra thì hiện nay người Việt Nam rất quan tâm đến những hòn đảo đã bị mất và có thể sắp mất ở Hoàng Sa và Trường Sa. Nhưng ít người để ý đến một cuộc xâm lấn kinh tế. Cuộc xâm lăng này lại được nhiều đồng lõa làm nội ứng. Cuộc xâm lăng nhẹ nhàng, chậm chạp mà chắc chắn; nếu không ngăn ngừa ngay thì sau này cũng rất khó tháo gỡ.

Ngô Nhân Dụng
Nguồn: Người Việt online

Thứ Bảy, 27 tháng 8, 2011

Một Đời Người Một Rừng Cây

Sáng tác: Trần Long Ẩn
Trình bày: Trọng Tấn

Khi nghĩ về một đời người, tôi thường nghĩ về rừng cây
Khi nghĩ về một rừng cây, tôi thường nghĩ về nhiều người
Trẻ trung như cụm hoa hồng, hồn nhiên như là ánh lửa chiều hôm, khi gió về
Cây đã mọc từ thủa nào, trên đồi núi thật cằn khô
Cây có hiểu vì sao chim thường kéo về làm tổ
Và em như chùm lan mọc, từ những cành cổ thụ già nua
Và tôi vẫn nhớ hoài một lòai cây, sống gần nhau thân mới thẳng
Có một cây là có rừng, và rừng sẽ lên xanh, rừng giữ đất quê hương
Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ sẽ dành phần ai
Ai cũng một thời trẻ trai, cũng từng nghĩ về đời mình
Phải đâu may nhờ rủi chịu, phải đâu trong đục cũng đành
Phải không anh, phải không em?
Chân lý thuộc về mọi ngừời, không chịu sống đời nhỏ nhoi
Xin hát về bạn bè tôi, những người sống vì mọi người
Ngày đêm canh giữ đất trời, rạng rỡ như rừng mai nở chiều xuân 

Thứ Sáu, 26 tháng 8, 2011

Rỗi rãi thì đọc

Để thấy được những mưu đồ thâm hiểm của các “thế lực thù địch” lợi dụng "tự do dân chủ" kích động nhân dân. Sau vụ biểu tình tại Hà nội của những người yêu nước hôm chủ nhật 21/8/2011. Với lý luận "sắc bén" tác giả Vũ Duy Thông có bài “Cần nhận rõ những mưu đồ thâm độc” đăng trên Báo điện tử Hà nội mới, trong đó có đoạn: 
"Thể hiện lòng yêu nước có nhiều cách. Thể hiện bằng lời nói, bằng những việc làm thiết thực, hiệu quả phù hợp với năng lực, và trong khuôn khổ pháp luật thì các hoạt động hô hào cũng là một cách nhưng lại không mang lại hiệu quả nhất. Không chỉ thế, những người có ý đồ xấu thường lợi dụng hình thức biểu tình, tụ tập đông người này (mà nhiều người tham gia thường nhẹ dạ, cả tin, không biết mình đang bị lợi dụng) để thực hiện những mưu đồ của họ... ". 
PGS - TS Vũ Duy Thông là ai? 
Vốn là một cây bút "sắc sảo" của ngành Tuyên giáo, tiến sĩ, nhà thơ Vũ Duy Thông, nguyên Vụ trưởng Vụ Báo chí xuất bản Ban tuyên giáo TW, người từng trả lời phỏng vấn hồi tháng 11/2010 phê phán Đại biểu Quốc hội, Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết vì chất vấn chính phủ …Sau khi bài "Cần nhận rõ những..." được đăng trên mạng đã có rất nhiều phản hồi của bạn đọc đối với bài này. 
Để đánh giá một sự việc dưới nhiều góc độ khác nhau như thế nào? giữa tư duy, nhận thức chính trị của một PGS – TS, nhà báo của Đảng khác với tư duy nhận thức của một blogger khá có tiếng “lề trái” khi nhìn nhận sự việc, qua phản hồi bằng một "thư ngỏ" của blogger Jb.NHV.

PS: Blogger này đã từng bị lão KVK7 "dọa nạt" 

Thứ Năm, 25 tháng 8, 2011

Khảo sát văn bản của chính quyền

(bác nào ngại đọc cái gọi là thông tin "lề trái" nên "tua" qua)
KHẢO SÁT VĂN BẢN THÔNG BÁO NGÀY 18/8/2011
Phạm Xuân Nguyên

Thí vấn dư sở phạm hà tội ?
Tội tại vị dân tộc tận trung!
(Hồ Chí Minh)

Phạm tội gì đây, ta tự hỏi
Tội trung với nước, với dân à?
(Nam Trân dịch)

Bản thông báo của UBND thành phố Hà Nội phát đi trên các phương tiện truyền thông đại chúng ngày 18/8/2011 đã lập tức thành một “văn kiện lịch sử” về nội dung răn đe, ngăn chặn người biểu tình yêu nước và về hình thức bất chấp lề lối pháp quy của việc ban hành một văn bản hành chính. Nhiều người đã khảo sát “văn kiện” này dưới hai góc độ ấy. Ở đây tôi thử làm một phép khảo sát văn bản dưới góc độ ngôn ngữ học.

Trước hết là về tên gọi sự kiện ngày chủ nhật từ đầu tháng 6 đến nay. Sau ngày chủ nhật đầu tiên 5/6/2011, khi mọi người xuống đường đều gọi là đi biểu tình, thì trong một bản tin phát đi từ một cơ quan của chính phủ lại gọi đó là “tụ tập”. Cách gọi đó đã gây ra một làn sóng bất bình, phản ứng mạnh mẽ ở những người tham gia biểu tình và ở những người có sự nhìn nhận khách quan. Một ông phó trưởng ban tuyên giáo trung ương trong buổi giao lưu với tờ báo của ngành công an cũng không dám gọi thẳng tên sự việc là biểu tình mà nói loanh quanh. (Chuyện này tôi đã viết trong bài “Ông phó trưởng ban tuyên giáo trung ương không biết đọc từ điển tiếng Việt”).

Trong thông báo 18/8, UBNDHN dùng cùng lúc ba tên gọi “tụ tập, biểu tình, tuần hành” để chỉ các cuộc xuống đường trong hơn hai tháng qua. Điều đó cho thấy, thứ nhất, chính quyền đã phải thừa nhận đó là biểu tình, nhưng thứ hai, thừa nhận mà vẫn lúng túng, vẫn không dám gọi đúng tên sự việc, nên dàn hàng ngang ba tên gọi để ai muốn hiểu thế nào thì hiểu. Cũng có thể hiểu theo trật tự trước sau của ba tên gọi thì chính quyền đã nhìn nhận cuộc xuống đường đã phát triển từ “tụ tập” tiến lên “biểu tình” và chuyển thành “tuần hành” cùng với một nội dung là “tự phát phản đối Trung Quốc xâm phạm chủ quyền biển, đảo của Việt Nam”.

Hiểu theo cách này thì chính quyền đã gọi đúng nội dung thực sự của sự kiện biểu tình. Cái từ “tự phát” ở đây cũng rất chính xác, vì nếu có một tổ chức nào nằm trong hệ thống chính quyền hiện hành đứng ra xin phép cho người dân biểu tình phản đối Trung Quốc thì không thể nào được, còn một tổ chức nào nằm ngoài hệ thống chính quyền hiện hành đứng ra làm việc đó thì đã bị quy là trái pháp luật và bị chính quyền xử lý ngay rồi. “Tự phát” đúng là tính chất của các cuộc xuống đường vừa qua, và chính quyền đã lại thấy ra nguồn gốc sự tự phát đó là “xuất phát từ tinh thần yêu nước và tâm lý bức xúc của quần chúng nhân dân.”

Rất đúng! Nhưng cần phải thấy thêm nữa rằng, sự tự phát đó bùng ra được là căn cứ vào Hiến pháp 1992 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã khẳng định một quyền của công dân là quyền được biểu tình. Còn nói “tâm lý bức xúc của quần chúng nhân dân” dẫn đến những cuộc biểu tình tự phát yêu nước thì là một sự dũng cảm của chính quyền khi công khai thừa nhận một tâm trạng có thật của nhân dân trong hoàn cảnh hiện nay. Nhưng đấy là suy luận của người đọc, còn người soạn thảo văn bản đưa mệnh đề ấy vào chắc là để gài sẵn một cái cớ cho lập luận sau đó nói phải ngăn chặn biểu tình. Trong tiếng Việt, nói “bức xúc” luôn phải có bổ ngữ cho động từ này: bức xúc về ai, bức xúc về cái gì. Bổ ngữ đối tượng ấy chính là cái chính quyền lo sợ.

Như vậy, đoạn mở đầu thông báo 18/8: “Trong các ngày Chủ nhật từ đầu tháng 6 năm 2011 đến nay, trên địa bàn thành phố Hà Nội liên tiếp diễn ra các cuộc tụ tập, biểu tình, tuần hành tự phát phản đối Trung Quốc xâm phạm chủ quyền biển, đảo của Việt Nam. Những ngày đầu, các cuộc tụ tập, biểu tình, tuần hành tự phát xuất phát từ tinh thần yêu nước và tâm lý bức xúc của quần chúng nhân dân” cho thấy UBNDHN đã phải thừa nhận một sự thật. Từ chỗ miệt thị gọi những cuộc xuống đường yêu nước của người dân là “tụ tập” đến chỗ phải thêm vào hai từ “biểu tình” và “tuần hành”, chính quyền đã không thể chối bỏ một hiện tượng diễn ra giữa thanh thiên bạch nhật ở trong một văn bản trái pháp quy được ban ra nhằm chấm dứt hiện tượng không thể chối bỏ đó.

Lý do để chính quyền ra lệnh chấm dứt các cuộc “tụ tập, biểu tình, tuần hành” nằm ở câu tiếp liền sau: “Những ngày gần đây lợi dụng tình cảm yêu nước của nhân dân, các thế lực chống phá nhà nước Việt Nam trong và ngoài nước đã và đang kêu gọi, kích động, hướng dẫn quần chúng biểu tình, tuần hành gây mất an ninh trật tự ở Thủ đô.” Cụm từ “những ngày gần đây” ở câu này là để đối lại cụm từ “những ngày đầu” ở ngay câu trên, như vậy là chính quyền có sự phân kỳ 10 cuộc biểu tình từ 5/6 đến 14/8 thành hai giai đoạn: “tự phát” và “kích động”. Mà kích động là có tổ chức (“các thế lực chống phá nhà nước Việt Nam trong và ngoài nước”).

Nếu thực tế có diễn ra thế, nếu nguyên nhân đó có thực, thì việc phát hiện ra các thế lực, tổ chức đó trong “những ngày gần đây” và vô hiệu hóa, loại trừ chúng, để quần chúng nhân dân vẫn được bày tỏ tinh thần yêu nước một cách tự phát như “những ngày đầu” là chức năng, nhiệm vụ của chính quyền với hệ thống công cụ trong tay. Vì chính quyền đã thừa nhận tính chất của biểu tình và đã tìm ra nguyên nhân làm chệch hướng biểu tình (như họ nói) thì chỉ việc khắc phục sự chệch hướng, trả lại ý nghĩa nguyên sơ cơ bản của biểu tình hợp với lòng dân là xong. Nếu không làm được thế mà vin cớ “những ngày gần đây” để dẹp “những ngày đầu” thì chính quyền đã lộ ra là mình yếu kém, bất lực hay sao. Như vậy khác nào muốn hắt đổ chậu nước bẩn thì hắt luôn cả đứa bé đang ngồi trong chậu!

Do tư duy phân kỳ biểu tình hai giai đoạn, lấy đoạn sau xóa đoạn trước, nên câu chữ ở các phần sau của thông báo 18/8 rất lúng túng và mâu thuẫn. Vừa thừa nhận biểu tình là yêu nước (mệnh đề này tướng Nhanh giám đốc công an thành phố đã nói rất dứt khoát trong cuộc giao ban ngày 2/8 được đăng tải rộng rãi trên các báo chí) thì đã lại quy cho biểu tình làm xấu hình ảnh thủ đô, làm mất an ninh, trật tự phố phường.

Biểu tình mà không biểu ngữ, khẩu hiệu, không hô hào, kêu gọi, không cuốn hút mọi người tham gia, để thể hiện công khai chủ đề, nội dung biểu tình (“phản đối Trung Quốc xâm phạm chủ quyền biển, đảo của Việt Nam”), thì sao gọi là biểu tình. (Và thực tế các cuộc xuống đường vừa qua không hề lộn xộn, luôn đi có hàng lối, nếu có khi cản trở giao thông, được cảnh sát yêu cầu, đoàn người đã chấp hành đúng luật lệ.) Đặc biệt, vừa thừa nhận “các cuộc tụ tập, biểu tình, tuần hành tự phát xuất phát từ tinh thần yêu nước và tâm lý bức xúc của quần chúng nhân dân” thì đã quay sang quy kết “một bộ phận quần chúng do thiếu thông tin, ngộ nhận tham gia biểu tình tự phát là thể hiện tinh thần yêu nước”. Điều này cho thấy chính quyền vừa thiếu tôn trọng nhân dân vừa loay hoay như gà mắc tóc trong ma trận chữ nghĩa do mình tung ra. K. Marx nói “ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư duy” thật quả chính xác.

Mệnh đề “một bộ phận quần chúng do thiếu thông tin” nên sinh ra ngộ nhận, vì ngộ nhận nên tham gia biểu tình, dễ khiến người ta nghĩ theo lối “từ đó suy ra” đơn giản như sau: đa số quần chúng do đủ thông tin nên không ngộ nhận, từ đó không tham gia biểu tình.

Để xem lối nghĩ này có đúng hay không, chỉ cần đọc lời phát biểu của đại biểu quốc hội Dương Trung Quốc tại kỳ họp đầu tiên Quốc hội khóa XIII, sau khi các đại biểu được nghe Bộ Ngoại giao báo cáo kín tình hình Biển Đông tại hội trường. Ông Quốc nói: “Ngay chương trình làm việc của QH ban đầu hầu như chẳng có vấn đề gì xảy ra ở Biển Đông cả, phải đến lúc dư luận và đại biểu QH yêu cầu thì QH mới đưa vào chương trình một buổi báo cáo không đầy một tiếng và không có thảo luận. Tôi xin bày tỏ điều tôi suy nghĩ về nội dung buổi báo cáo đó, và tôi đã nói với bộ trưởng ngoại giao ý kiến của tôi rằng: Trừ một vài nội dung chi tiết, còn về căn bản nếu những nội dung báo cáo đó được trình bày cho dân chúng thì chỉ có tốt trở lên, dân sẽ tin hơn vào những gì CP đã làm, nó làm sáng tỏ phần nào những băn khoăn, trăn trở của dân và quan trọng hơn là sự ủng hộ của dân được tổ chức, được huy động có hiệu quả.”

Vậy là nếu dân chúng có thiếu thông tin thì do chính quyền không cung cấp thông tin, nhưng không phải vì thiếu thông tin mà dân chúng ngộ nhận biểu tình. Ngược lại, trong thời đại thông tin toàn cầu và thế giới phẳng ngày nay, những người biểu tình có được nhiều thông tin không qua con đường chính quyền. Những thông tin đó có thông tin sạch và thông tin nhiễu. Nếu những thông tin họ nhận được bị nhiễu mạnh thì lỗi là ở chính quyền không cung cấp cho họ thông tin sạch. Nhưng bản thân họ cũng biết lọc thông tin.Vì thế, từ các thông tin nhận được, họ lo lắng cho sự an nguy của đất nước, từ nỗi lo đó họ tự phát xuống đường bày tỏ sự phản đối Trung Quốc xâm phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam.

Sự tự phát này, xin nhắc lại một lần nữa, là đúng pháp luật vì được bảo đảm bằng Hiến pháp năm 1992 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Do đó, một tác động quan trọng khác của các cuộc biểu tình vừa qua ngoài khơi dậy lòng yêu nước của người dân là đặt Quốc hội trước đòi hỏi cấp thiết của hoàn cảnh chính trị-xã hội hiện thời phải cụ thể hóa điều quy định của Hiến pháp thành Luật biểu tình. Nếu không, người dân vẫn có quyền tự phát biểu lộ lòng yêu nước trên cơ sở Hiến pháp, còn chính quyền thì lúng túng đối phó, ngăn chặn bằng những bản thông báo trái pháp luật, sai quy cách trong khi đang hô hào cải cách hành chính.

Giao lực lượng Công an Thành phố chủ trì, phối hợp với chính quyền các cấp, các Sở, Ban, Ngành, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị – xã hội, đoàn thể làm tốt công tác tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân tự giác chấp hành, ủng hộ và tích cực tham gia cùng lực lượng chức năng giữ gìn an ninh trật tự.” Đoạn này của thông báo 18/8 đã gài sẵn chốt bật đèn xanh cho việc trấn áp biểu tình.

Lực lượng công an là công cụ bảo vệ pháp luật, nó không phải là chủ thể pháp luật, do đó giao nó chủ trì tức là đã đặt bạo lực lên trên tuyên truyền, lấy răn đe thay giáo dục, đưa chính quyền vào thế đối lập chứ không phải đối thoại với nhân dân.

Lẽ ra ở đây câu chữ phải thể hiện vị trí và vai trò của các cơ quan, đoàn thể theo một trật tự khác, đề cao sự đồng thuận chứ không phải sự chia rẽ lấy cớ là có sự khác biệt trong nhận thức của người dân và của chính quyền trước vận mệnh đất nước. Đoạn này cũng mâu thuẫn với lời tuyên bố của tướng Nhanh hai tuần trước đó là công an thành phố và cấp trên không chủ trương đàn áp biểu tình.

So sánh lời tuyên bố của một vị tướng công an hôm 2/8 và lời thông báo hôm 18/8 của UBNDHN thì rõ là lực lượng công an đã được chính quyền bắt vào thế làm ngược ý mình. Và vì lực lượng công an là công cụ của chính quyền và lại được chính quyền giao cho trách nhiệm chủ trì dẹp biểu tình nên lời ông tướng muốn tỏ rõ sự độc lập của ngành mình thành vô hiệu.

Thực chất, toàn bộ câu chữ của bản thông báo 18/8 với những lập luận mâu thuẫn, thiếu logic, chỉ cốt để đưa tới điều này: “Đối với những người cố tình không chấp hành, tụ tập đông người trái pháp luật, gây rối trật tự công cộng, chống người thi hành công vụ, lực lượng làm nhiệm vụ áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ trật tự công cộng theo quy định tại Điều 9, Nghị định số 38/2005/NĐ-CP ngày 18/3/2005 của Chính phủ quy định một số biện pháp đảm bảo trật tự công cộng và xử lý theo quy định của pháp luật.”

Rốt cục chính quyền đã vất đi hai từ “biểu tình” và “tuần hành” nêu ở đầu văn bản, lại nhốt hết mọi người xuống đường vào mệnh đề “tụ tập đông người trái pháp luật, gây rối trật tự công cộng, chống người thi hành công vụ” để dễ bề ra tay “áp dụng các biện pháp cần thiết”. Bởi vì người biểu tình họ tự phát nhưng thấy mình làm đúng, họ đi đứng trật tự, đàng hoàng, họ hô những khẩu hiệu yêu nước, nên khi bị cảnh sát xô vào ngăn chặn, bắt giữ, họ phản ứng, họ vùng vẫy, thế là họ bị sa bẫy “gây rối trật tự công cộng, chống người thi hành công vụ”.

Ma trận ngôn từ biến thành vòng vây cảnh sát là vậy.

Hơn bốn mươi người bị bắt giữ trong cuộc biểu tình ngày chủ nhật 21/8/2011 là hệ quả tất yếu của một văn bản được soạn thảo bất chấp logic ngôn ngữ và phép tắc hành chính chỉ cốt tạo ra một cơ sở pháp lý để bắt người biểu tình, dù cho cơ sở pháp lý đó là vi hiến và sai thủ tục.

Hà Nội 22.8.2011
PXN
Nguồn: Quê Choa

100 năm ngày sinh ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP

Hôm nay ngày sinh của ĐẠI TƯỚNG, tròn 100 tuổi 25/8/1911 - 25/8/2011. Đây là tấm thiệp cảm ơn với chữ ký do chính ĐẠI TƯỚNG ký cảm ơn các các đồng chí đã đến chúc thọ.
Nhân dịp này ÚT TRỖI xin kính chúc ĐẠI TƯỚNG khỏe!

Kỷ niệm ở Thanh Sơn-Phú Thọ



Tiểu đội của tôi

Nhập ngũ 06 tháng 01 năm 1972 cùng với Vũ Trung(K8 Trỗi), Y Hòa(K 7 Trỗi), Chấn Hưng(K22 Trãi), Phương Bình(K7 Trỗi), Thanh Sơn(K22 Trãi), Lương Hòa(K22 Trãi), Nho( K22 Trãi),Ngô Tất Thắng(K7 Trỗi),...biên chế vào C42 D54 E59 huấn luyện tăng cường cho mặt trận Quảng Trị của Bộ tư lệnh Thủ Đô, sau đó tôi được trên điều động sang đơn vị mới đó là Z1E205 Bộ tư lệnh Thông tin liên lạc đóng quân trên địa bàn của một xã miền núi huyện Thanh Sơn ,Phú Thọ. Tiểu đội của tôi là tiểu đội "Con cưng" của tiểu đoàn bộ Z1 gồm Thái Hòa "Khọm"(K 6+7 Trỗi), Lê Vân(K 7 Trỗi), Hồng Hà(K 7 Trỗi), Hà"Mít"(K 7 Trỗi), "Tề"Phúc(K 7 Trỗi), Thống Nhất(K 7 Trỗi) và 5 chàng thanh niên của Đông Anh, Gia Lâm Hà Nội cùng Trần Hải, cháu của Trung tá Trần Bạo - Trung đoàn trưởng E205 nữa; trong đó tôi là Binh nhất, còn các chàng kia là Binh nhì. Tiểu đội trưởng của chúng tôi là Hạ sỹ "Mốc" Nguyễn Văn Thuộc, người Nghi Tàm, Quảng Bá, Hà Nội. Sở dĩ vì sao chàng được gọi là "Mốc" thì tôi không rõ, nhưng hình như cũng gần chục năm "Chống gậy tìm sao" rồi. Hồi đó chúng tôi là những chàng lính vừa rời ghế nhà trường, trẻ măng, mặt còn lông tơ, tuổi vừa chớm 18, còn chàng tiểu đội trưởng Nguyễn Văn Thuộc mới 28, nhưng trông đã già dặn so với lũ chúng tôi lắm rồi, dáng nhỏ thó, vui tính, nhanh nhẹn và chưa vợ. Chúng tôi huấn luyện tân binh thời gian đầu ở nhà dân trong bản gần tiểu đoàn bộ. Thời gian này vất vả nhưng thắm đậm tình bạn bè, đồng chí. Ngoài những thời gian ban ngày lao động xây dựng lán trại, học chính trị và tập kỹ chiến thuật Thông tin liên lạc, buổi tối chúng tôi quây quần bên bếp lửa nhà sàn uống chè"Bồm" hoặc cà phê "Bít tất" tán dóc về những món ăn ngon của Hà Thành hay những kỷ niệm tuổi học trò ở trường Trỗi hay trường Nguyễn Trãi, Hà Nội.Tôi và Hồng Hà còn tranh cãi nảy lửa về "Thế nào là giờ GMT?", mãi nhiều năm sau này khi gặp lại ở quán giải khát đầu ngã tư Điện Biên Phủ cắt Hoàng Diệu, Hồng Hà mới công nhận tôi đúng, sau khi "Bật mí" là có tham khảo ý kiến "Ông già"(Thiếu tướng Lê Liêm, thứ trưởng Bộ Văn Hóa). Lê Vân( Con Chính ủy Bộ Tư lệnh Thông tin liên lạc-Thiếu tướng Lê Cư), tiểu đội phó, dáng đậm chắc, chín chắn, cương trực. "Tề" Phúc chàng trai hay hát(Con Thiếu tướng Phục-Cục trưởng Cục Chính sách quân đội), tôi biết hát một vài bản tình ca và dân ca Ý hay Nga là học"Mót" của chàng này. Thống Nhất cao gầy, đẹp trai và đỏm dáng nhất tiểu đội(Con Đại tá Nguyễn Thông-Chánh Văn phòng TCCT quân đội), tuy cũng là quân phục nhưng chàng này mặc vào và tay lúc lắc đồng hồ Rolex là ăn đứt siêu người mẫu Bình Minh, làm không biết bao bóng hồng trong đơn vị bị "Say nắng". Thống Nhất nổi tiếng đơn vị về tài thiện xạ, chẳng là chàng được bố cho mượn khẩu súng thể thao và một cơ số đạn"Khủng" nên Chủ nhật nào tiểu đội tôi cũng được một bữa tươi với chim cu xanh hay gà rừng. Hà"Mít"(Con tướng Kinh Chi-Cục trưởng Cục Bảo vệ quân đội), thấp bé nhẹ cân nhất tiểu đội, xứng với danh"Mít" từ hồi ở trường Trỗi....

Tiểu đội chúng tôi đang "Yên ả" và trực thuộc tiểu đoàn bộ Z1-KV12 thì có lệnh di chuyển từ trong bản ra ở tại tiểu đoàn bộ và hàng ngày đi rừng lấy gỗ,tre,nứa và lá tranh về xây dựng lán trại chuẩn bị đón tiếp hơn một trăm cô lính mới của thành phố Thái Nguyên và vùng phụ cận để thành lập đại đội mới. Đại đội tân binh biên chế gồm 3 trung đội nữ và một tiểu đội nam của chúng tôi. Thời gian này phải nói là cũng khá vất vả, tôi và Hà "Mít" thuộc dạng loẻo khoẻo và thấp bé nên nhiều hôm anh em về lán nghỉ từ lâu rồi mà chúng tôi vẫn lết bết trong rừng với đống nứa ngộ vừa to lại vừa dài, vì hồi đó đã có"Khoán sản phẩm" của Bí thư Kim Ngọc-Tỉnh Vĩnh Phú rồi! Đến khi các nàng tân binh má đỏ hây hây, tóc thề ngang vai, trong những bộ quân phục mới còn hồ sột soạt đến đơn vị, sự "Tràn ngập lãnh thổ" của các nàng làm không khí ở tiểu đoàn bộ và các đại đội trực thuộc sôi động hẳn lên. Cán bộ tiểu đoàn, đại đội, trung đội thì lo sốt vó, chỉ lo có "Sơ sẩy" gì thì chết, còn anh em thì phấn khởi ra mặt, vì phần lớn anh em lâu nay đi bộ đội đã chín mười năm, toàn thượng sỹ"Mốc", trung sỹ "Mốc" cả và chưa có điều kiện về phép để lập gia đình. Còn chúng tôi, 12 chàng tân binh , trong đó có 6 chàng trai Hà Nội là lính Trỗi cũ chưa bao giờ cầm cổ tay con gái và chưa biết yêu là gì thì cứ nhởn nhơ, "Con nai vang ngơ ngác". Nhưng "Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén", vào một đêm trăng sáng, tôi đang gác trong vọng gác trên đồi , trăng thanh, gió mát, ngồi ôm súng "Mơ màng nghe chim hót ở trên cao" choàng dậy chẳng thấy súng ống đâu, tá hỏa chạy đi tìm thì tiếng kẻng báo động vang lên,... thì ra chính trị viên tiểu đoàn"Lo" không ngủ được, đi một vòng kiểm tra, qua đại đội tân binh thấy nhà của 3 trung đội nữ và tiểu đội nam của chúng tôi "Im phăng phắc", tịnh không có một tiếng ngáy, nghi quá, ông ngó vào thấy giầy dép vẫn nghiêm văn chỉnh, nhưng hình như một số giường chỉ có màn không, đi qua chỗ tôi gác ông thu súng rồi giấu gần đấy để cảnh cáo,...Nghe kẻng báo động, thế là anh em, chị em từ bìa rừng cạnh đơn vị tán loạn chạy về tập hợp nghe chính trị viên tiểu đoàn huấn thị và khiển trách, tôi may mắn mò tìm lại được súng, thật là kinh nghiệm nhớ đời, hú vía. Chỉ có chàng binh nhì Trần Hải là cùng với nàng binh nhì Thu Hà "Đậu phộng rừng" đến tận chiều hôm sau mới tìm thấy"Tiểu đoàn bộ"!. Tiểu đội tôi còn nhiều chuyện cười ra nước mắt của những chàng "Công tử" Hà Nội, nhất là những buổi đi cầy, đi cấy và làm cỏ lúa tăng gia hay giúp dân gặt lúa của đơn vị, đúng là: " Ai bảo chăn trâu là khổ, tôi đi cầy còn khổ hơn trâu!"...
Đại đội tân binh được thành lập với nhiệm vụ đào tạo điện tín viên và nhân viên trực tổng đài phục vụ các chiến trường A,B,C đang diễn ra ác liệt và đặc biệt hiệu quả trong việc góp phần vào chiến thắng chiến tranh phá hoại ở miền Bắc, trận "Điện Biên Phủ" trên không 12 ngày đêm cuối năm 1972 ở Hà nội chống trả "Pháo đài bay" B52, "Hung thần" F111 cánh cụp cánh xòe của không lực Hoa Kỳ và Tổng tiến công giải phóng miền Nam thống nhất đất nước năm 1975. Sau đó, tiểu đội của tôi được tung đi khắp nơi, mỗi đứa một phương, Bắc, Trung, Nam đều có cả, nhưng chắc rằng chúng tôi không ai quên những kỷ niệm những ngày đầu ở bộ đội.
TH.K6+7

Thứ Tư, 24 tháng 8, 2011

Tản mạn chuyện câu cá.

Hoài Phúc

Đọc bài “Câu cá hồi ở Alaska“. của bạn Minh Phượng, tôi nhớ là mình cũng có 2 lần đi câu cá ở Quế Lâm.

Lần thứ nhất đi cùng Bá Bình. Thật ra tôi chỉ là người đi theo. Mọi thứ đều do Bá Bình chuẩn bị. Điều tôi muốn nói ở đây là chiếc cần câu rất chi là quái dị, chắc chẳng ai có. Cần câu làm bằng cây thước kẻ. Dây là sợi giày cao cổ mà chúng ta hay đi hồi đó. Lưỡi làm từ cây đinh. Vị trí thả câu là nhánh sông con sát với trường Y Trung. Bằng cái cần câu kỳ quái ấy Bá Bình đã câu được một con cá quả khá to đang nuôi con. Đúng là “Cá Chuối đắm đuối vì con“.

Bàn về câu thành ngữ này, tôi xin dẫn sự tích như thế này:

Cá Chuối (cùng họ với cá Lóc ở miền Nam) sau khi "ấp" trứng nở ra một đàn con thì trở nên rất dữ. Trong thời gian "nghỉ hộ sản này" mấy anh như cá Cờ, Lòng tong hay Nhái bén ...mà vớ vẩn loanh quanh tổ là nó "bụp" chết tươi ngay...

Tương truyền,có con cá Chuối Mẹ sợ con đói, nhảy lên bờ nằm giả chết cho kiến bu vào, rồi lăn tòm xuống ao, đem theo cả lũ kiến làm mồi cho con(!). Nhưng có một lần, cá Mẹ nhảy lên bờ quá xa, cố chờ cho lũ kiến bu quanh nhiều đủ cho các con ăn; trưa mùa hè nắng như thiêu như đốt, cá Mẹ kiệt sức không còn đủ sức để nhảy trở lại hồ nữa, đành nằm chịu chết khô cho lũ kiến rỉa thịt (nên mới có thêm câu thành ngữ "Cá ăn kiến - kiến ăn cá" vậy).

Một lần khác, tôi đi câu cùng Nhân Chột. Chúng tôi phát hiện thấy một ao cá cách trường Y Trung khoảng một cây số. Mỗi thằng một cần. Cần câu lần này chính quy hơn nhiều, chỉ có lưỡi câu là phải uốn từ kim băng thôi.

Hôm đầu hai thằng câu được kha khá cá Trôi. Tại lưỡi câu tồi quá, còn không thì chúng tôi còn thu hoạch được hơn thế nhiều.

Hôm sau, quen mui bén mùi , hai thằng lại đi câu tiếp. Vừa mới giật được hai ba con, thì bỗng nhiên một đám “Trung Tàu“ đồng loạt đứng lên từ chổ nấp, la hét om xòm, bao vây chúng tôi. Y như cảnh dân da trắng bị lạc vào các bộ tộc da đỏ hay da đen trong bộ các phim nói đến các vùng Amazon hay châu Phi từ đầu thế kỷ trước. Hai thằng sợ quá, bỏ cần câu, cắm đầu cắm cổ bỏ chạy. Chẳng hiểu lúc đó Nhân Chột nghĩ gì mà vừa chạy, vừa quay đầu lại nói: “Nỉ hảo, Ní hảo ..“. Mấy ông Trung Tàu điên lên, đuổi càng rát. Trên đường có một người phụ nữ đang cuốc đất. Nghe thấy mấy người kia hô hoán, bà ta chạy xộc ra, giơ cuốc chặn chúng tôi lại. Trong phút hiểm nghèo ấy Nhân Chột lại: “Nỉ hảo!“. Bà ta đứng sững lại. Không có từ nào có thể miêu tả được vẻ mặt của bà ta lúc ấy. Sửng sốt? Ngơ ngác? Hơn thế nhiều. Tích tắc ấy đã cứu thoát chúng tôi.

Chạy vòng vèo qua mấy lò gạch, chúng tôi thoát về đến trường.

Nói đến lò gạch, tôi lại nhớ có lần mấy thằng ăn cắp gà của nhà bếp mang lên đó luộc. Được một lúc mấy người công nhân làm gạch cứ chỉ chỉ vào nồi gà nói : “Shủ lơ! Shủ lơ!“ Chẳng hiểu họ nói gì, mấy thằng cứ gật gật. Ba tháng sau, khi sang trường mới tôi mới dám hỏi thầy Hô dạy Trung văn. “Shủ lơ“ là gì ? Thầy nói: “Chín rồi“

Lạm bàn về mấy câu ngoại ngữ thì thế này:

Có con mèo đuổi một con chuột. Con chuột chui xuống hang. Con mèo không bắt được. Loay hoay trước cử hang một lúc, nó bắt chước tiếng gà gáy. Chuột nghe, tưởng mèo đã bỏ đi. Nó chui ra, lập tức bị mèo vồ ăn thịt. Ăn xong, mèo vừa liếm mép vừa nghĩ : “Biết ngoại ngữ cũng lợi thật”.

H.P.

Thứ Ba, 23 tháng 8, 2011

TÀI CHÍNH QUỸ KHUYẾN HỌC K7 Sg

Em páo cáo với các pác:



Qũy khuyến học K7 Sg của một số bạn có tâm huyết thành lập đã phát triển được gần một năm. Tiêu chí của nó nhằm giúp con em các bạn k7 có hoàn cảnh khó khăn trong học tập, gia đình Ls và các vấn đề khác...Tiền của mọi người đóng góp lúc đầu có khoảng gần 40 Tr. Số tiền này đã được gửi tiết kiệm tại ACB Bank với số lãi cho đến ngày 22/8/2011 được:


* 3,678000 VNđ
Đã chi 1,500,000 (Mừng tuổi cho 3 cháu con
bạn Tập Thanh, Lục sĩ Thanh)
500,000 (Mẹ Ls Y Hòa ngày 27/7)
300,000 (Qùa 20/11)
--------------------------------
Còn lại 1,378,000
số dư này lấy 1tr nhập vào sổ TK, số lẻ còn lại đc nhập vào quỹ lớp.
Tính đến ngày 23/8/2011 quỹ vẫn tiếp tục đc đóng góp của những bạn có tấm lòng chia xẻ là: 51,000,000 VNđ.




Nay TCCK để mọi người rõ và rất mong được nhận sự quan tâm, góp ý của các tấm lòng hảo tâm.