Bài ca Trường Nguyễn Văn Trỗi

Nhạc và lời: Hồng Tuyến

Thứ Sáu, 30 tháng 11, 2012

NHỮNG GIÂY SAU CÙNG CỦA THẢM HỌA NỔ NMĐHN FUKUSHIMA

Một người bạn gửi cho mail này:
"Xin chuyển đến anh 2 clip youtube phim tai nạn hạt nhân Fukushima của NGC dựng được phụ đề tiếng Việt. Mời anh xem và giúp phổ biến
Thân mến
Ng Hùng"
Hội Địa Dư Hoa Kỳ (NGS) đã làm một phim dựng lại những phút giây sau cùng của thảm họa nổ nhà máy điện hạt nhân Fukushima tiếp sau trân động đất và sóng thần kinh hoàng vào ngày 11 tháng 03 năm 2011.
Phim dài khoảng 45 phút, dựng lại những diễn biến của thảm họa Fukushima. Nhật Bản lúc đó may mắn có được một vị Thủ Tướng rất quyết đoán và tự trọng, ông Naoto Kan. Nhờ hành động can đảm và kịp thời của ông và nhóm 50 chuyên viên tại nhà máy Fukushima mà Nhật Bản rất may mắn tránh được một thảm họa hạt nhân tương tự như Chernobyl hay tai hại hơn nhiều lần.
Nếu lãnh đạo đảng cộng sản, quốc hội và nhà nước Việt Nam vẫn cố tiến hành thực hiện dự án NMĐHN tại Ninh Thuận, thảm họa hạt nhân tại Việt Nam sẽ không như tại Fikushima mà sẽ tệ hại hơn thảm họa Chernobyl tại Ukraine năm 1986, vì Việt Nam không có được một Thủ Tướng như ông Naoto Kan.
Chúng tôi đã cố gắng phụ đề tiếng Việt cho phim này để nhiều người Việt, trong và ngoài chính quyền, xem biết rỏ hơn những gì đã xảy ra tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima, và quan tâm nhiều hơn đến những tai hại của dự án điện hạt nhân tại Ninh Thuận.
Xin giới thiệu phim “Fukusahima những giây cuối cùng - phần 1 và phần 2”

Ngày 28 tháng 11 năm 2012
Nguyễn Hùng
Phân 1: Fukushima những giây cuối cùng - (National Geographic Channel)

Phần 2: Fukushima những giây cuối cùng - (National Geographic Channel)


Thứ Năm, 29 tháng 11, 2012

Xem The Godfather – Bố già

Nguyên tác: Mario Puzo
Dịch giả: Ngọc Thứ Lang

Mario Puzo, nhà văn người Mỹ gốc Ý, xuất bản The Godfather năm 1969. Cuốn sách đã nhanh chóng trở thành best-seller và được giới phê bình sách coi là cuốn tiểu thuyết hay nhất về “thế giới ngầm” Mafia, trải dài từ đảo Sicily bên Ý qua đến New York bên Mỹ.
Năm 1996, ông viết The Last Don (Bố Già Cuối Cùng), nhưng không mấy ăn khách. Tác phẩm cuối cùng của Mario Puzo là Omerta (Luật Kín Miệng) được ấn hành năm 2000, cuốn sách này tác giả không có dịp nhìn thấy mặt mũi đứa con tinh thần của mình khi ông từ trần ngày 1.7.1999 tại Bay Sore (New York), thọ 78 tuổi.
Ngay khi The Godfather ra đời, cuốn sách đã nằm trong danh sách best-seller suốt 67 tuần trên New York Times. Tác phẩm được dịch sang nhiều thứ tiếng, nhiều đến nỗi chính Mario Puzo không thể liệt kê truyện của ông đã được lưu hành tại bao nhiêu quốc gia và đã dịch sang bao nhiêu ngôn ngữ.
Mario Puzo (1920-1999)

Tại Việt Nam, vào năm 1970, nhật báo Chính Luận đã đăng The Godfather dưới dạng tiểu thuyết nhiều kỳ (feuilleton) với tựa đề Cha Đỡ Đầu do nhà văn Trọng Tấu dịch từ bản tiếng Pháp. Bản dịch của Trọng Tấu chỉ xuất hiện trên Chính Luận trong vài tháng rồi ngưng nửa chừng. Có lẽ vì không hấp dẫn người đọc với lối hành văn quá chân phương, không hợp với loại truyện gangster, giang hồ, súng đạn.
Phải đợi đến năm 1972, cuốn Bố Già do Ngọc Thứ Lang dịch từ The Godfather (bản gốc từ tiếng Anh) mới bắt đầu thu hút sự chú ý của người đọc. Dịch giả Ngọc Thứ Lang đã khiến người đọc say mê suốt 32 chương của cuốn truyện với một giọng văn của giới côn đồ, du đãng, rất thật và rất đời thường. Tôi tạm gọi đó là thứ “ngôn ngữ giang hồ” hay “ngôn ngữ Mafia” mà người dịch nếu là một học giả ngồi trong tháp ngà không thể nào có được bút pháp như vậy.
Tuy nhiên, những người đọc khó tính không khỏi nhíu mày khi đọc những đoạn người dịch quá cường điệu đến độ tác phẩm dịch của Mario Puzo trở thành… phóng tác qua tài “phóng bút” của Ngọc Thứ Lang. Đa số các nhân vật, ngoại trừ Bố Già và các consigliere (cố vấn), đều bị Ngọc Thứ Lang gọi bằng Thằng, Hắn, Mi… Ta hãy nghe Ngọc Thứ Lang mô tả Santino "Sonny" Corleone, cậu con trai trưởng của Bố Già:
“Khuôn mặt hắn đều đặn và rõ nét đa tình, miệng rộng, môi dày và cằm lại lẹm vô một chút nên trông càng dâm. Người hắn hùng hục như trâu đến nỗi mụ vợ khốn khổ cứ nhác thấy cái giường là hết hồn! Người ta còn đồn rằng hồi còn nhỏ cậu Sonny đi chơi bời đã vô động nào thì chỉ những em lỳ lợm, gân guốc nhất mới dám tiếp và chị em nào cũng nằng nặc tăng giá gấp đôi hết”.
Bố Già và ba quý tử
Từ trái sang phải Micheal (em út), Bố Già, Sonny (anh cả) và Fred (anh hai)
Hai bản dịch Cha Đỡ Đầu và Bố Già có nhiều khác biệt:
(1) trong khi Trọng Tấu dịch từ bản tiếng Pháp năm 1970 thì hai năm sau Ngọc Thứ Lang dịch từ nguyên bản tiếng Anh;
(2) văn phong của hai người dịch cũng khác hẳn nhau, bản dịch của Ngọc Thứ Lang, như đã nói, có tính cách phóng khoáng bao nhiêu thì Trọng Tấu lại chừng mực, theo sát nguyên bản tiếng Pháp bấy nhiêu;
(3) nội cái tựa đề của Godfather cũng nói lên tất cả: trong khi Trọng Tấu chọn cái tên Cha Đỡ Đầu thì Ngọc Thứ Lang lại dùng hai chữ Bố Già mà ngày nay ta vẫn còn gặp trong ngôn ngữ hàng ngày. Bố Già là một cái tên “vô tiền khoáng hậu” mà Ngọc Thứ Lang đã dùng để chỉ người đứng đầu thế giới ngầm…
Dù sao đi nữa, phải công nhận Ngọc Thứ Lang đã quá thành công với Bố Già mặc dù ông còn chuyển ngữ tác phẩm “Đất tiền đất bạc” (The Pilgrim) cũng của Mario Puzo và một số sách khác. Tôi nghĩ người dịch truyện thì rất nhiều nhưng những dịch giả mang lại cho người đọc cảm giác họ chính là tác giả của tác phẩm thì rất hiếm. Ngọc Thứ Lang là một trong số ít những khuôn mặt dịch giả hiếm hoi đó.
Sau 1975, hai nhà xuất bản ở Việt Nam giành nhau in lại bản dịch Bố Già của Ngọc Thứ Lang có lẽ một phần vì họ không phải trả tiền bản quyền, dù chỉ một đồng, cho người dịch. Một nhà xuất bản Việt ở hải ngoại cũng đã in Bố Già và nay cũng miễn chi tiền bản quyền cho Ngọc Thứ Lang vì ông đã qua đời.
Theo Hoàng Hải Thủy, Ngọc Thứ Lang qua đời tại trại cải tạo Phú Khánh năm 1979. Nếu Hoàng Hải Thủy có bút hiệu Công Tử Hà Đông thì Ngọc Thứ Lang lại có biệt danh Công Tử Bắc Kỳ. Hai chàng Công Tử gặp nhau năm 1951 tại Sài Gòn, khi đó họ còn đang ở độ tuổi đôi mươi.
Nguyễn Ngọc Tú, tức Ngọc Thứ Lang, thuộc loại “văn sĩ giang hồ”. Khi đó ông độ 25 tuổi nhưng đã kiếm được nhiều tiền nhưng cũng là khách hàng thường xuyên của các sòng roulette ở Kim Chung và những tiệm hút tại Sài Gòn. Ông ăn diện như một “tay chơi thứ thiệt”: áo sơ mi nhập từ Paris chỉ có trong một cửa tiệm trên đường Catinat, đồng hồ vuông mặt đen, mũ mossant, cặp da, viết văn bằng máy đánh chữ, hút thuốc lá Phillip Morris vàng loại king size, dùng bật lửa Dupont, ăn cơm Tây, uống rượu chát…
Cũng như bao thanh niên khác, Ngọc Thứ Lang không tránh khỏi “lưới tình” nhưng lại là loại “lưới tình khó gỡ”: người yêu của ông tự tử vì tình duyên trắc trở. Cuộc đời nhà văn bắt đầu… xuống dốc không phanh kể từ đó. Ông “ăn ngủ” trong một tiệm thuốc phiện tại hẻm Monceaux, khu Tân Định, và mau chóng trở thành người nghiện nặng. Những năm 70 ông viết cho Tuần san Thứ Tư của Nguyễn Đức Nhuận và nhiều báo khác với bút hiệu Ngọc Thứ Lang. Khi Nguyễn Đức Nhuận đưa cuốn The Godfather cho Ngọc Thứ Lang dịch, nhà văn đã chọn ngay tên Bố Già cho bản dịch của mình.
Năm 1976, ông bị chính quyền mới bắt đi “phục hồi nhân phẩm” tại Trung tâm Cai nghiện Ma túy nằm trong tòa nhà Tu viện Fatima, Bình Triệu. Một nữ ký giả ngoại quốc có lần đến thăm Trung tâm Cai nghiện kể lại, cô rất ngạc nhiên khi biết Nguyễn Ngọc Tú, một con người thân tàn ma dại đang đứng trước mặt mình là dịch giả cuốn The Godfather của Mario Puzo.
Trên danh nghĩa, Bố Già là cha nuôi của Tom Hagen (người giữ vai trò xử lý thường vụ chức cố vấn pháp lý) nhưng lối xưng hô giữa hai người lại là “Bác, Cháu”. Nghệ thuật chuyển ngữ của Ngọc Thứ Lang rất khéo. Trong nguyên bản của Mario Puzo chỉ giới hạn qua hai từ “You” và “I” nhưng tiếng Việt phong phú hơn nên dịch giả đã chọn Bác và Cháu, một lối xưng hô đậm mối thân tình.
Ở Chương 1, trong bản dịch của Ngọc Thứ Lang, ông chủ nhà đòn Bonasera tại tòa xử vụ con gái ông bị hai tên vô lại làm bậy, ông tự hỏi: “Vậy là tòa phường tuồng còn gì?”. Mario Puzo chỉ viết: “It had all been a farce”. Ngay sau đó là câu “Kìa, cha mẹ chúng đang tíu tít bao quanh hai cậu quý tử”, nguyên bản là “He watched the happy parents cluster around their darling sons”. Có lẽ không cách nào tuyệt hơn là dùng cụm từ “hai cậu quý tử” để dịch “darling sons”.
Bonasera uất ức hét lên với bố mẹ chúng: “Được rồi! Tụi mày sẽ được khóc như tao. Con cái tụi mày làm khổ tao thì tao sẽ cho tụi mày thử nếm mùi đau khổ!”. Quả thật tôi thấy những lời Bonasera thống thiết hơn những gì Mario Puzo viết: “You will weep as I have wept – I will make you weep as your children make me weep”.
Có tìm hiểu, so sánh giữa nguyên tác và bản dịch ta mới thấy nghệ thuật “phóng tác” của Ngọc Thứ Lang: không dịch từng chữ nhưng cũng không đi ra ngoài ý của tác giả. Quan trọng hơn cả là việc dùng những thuật ngữ tiếng Việt để chuyển tải ý của tiếng Anh khiến người đọc cảm thấy gần gũi hơn và, như đã nói, người đọc có cảm giác dịch giả chính là tác giả của cuốn truyện đang đọc.
Xin được bàn thêm về bút pháp của tác giả Mario Puzo và dịch giả Ngọc Thứ Lang. Thế mạnh của cả hai là những đoạn mô tả các cuộc đọ súng, đấm đá, đậm chất giang hồ nằm rải rác khắp 32 chương của cuốn truyện. Tuy nhiên, ở Chương 1 chỉ xoay quanh những diễn biến trong đám cưới nhưng cũng nhờ đó người đọc được thưởng thức tài năng đa dạng của tác giả và dịch giả. Lối hành văn đó không chỉ giới hạn trong việc mô tả những hành động côn đồ của một tiểu thuyết thuộc loại gangster.
Cô phù dâu Lucy Mancini mà cậu cả Sonny theo đuổi là một thí dụ điển hình cho lối mô tả rất “đời thường” nhưng cũng rất ý nhị pha chút khôi hài. Mario Puzo viết về quá khứ của người đẹp Lucy với hai người tình thời còn đi học: “In her two college love affairs she had felt nothing and neither of them lasted more than a week. Quarreling, her second lover had mumbled something about her being “too big down there.” Lucy had understood and for the rest of the school term had refused to go out any date.”
Ngọc Thứ Lang chuyển ngữ đoạn trên một cách phóng khoáng nhưng vẫn giữ ý của tác giả: “Hồi ở Đại học, Lucy có hai kép thật, song anh trước anh sau đều "chạy", chỉ một tuần lễ du dương là tối đa. Thằng bồ thứ hai còn phê phán: "Đàn bà con gái gì mà… vĩ đại kinh khủng thế" làm nàng hiểu ngay thân phận khác người của mình, không bắt bồ thêm thằng nào nữa trong suốt cả một niên học.”
Cụm từ “too big down there” trong tiếng Anh được thay thế bằng một câu cảm thán “Đàn bà con gái gì mà… vĩ đại kinh khủng thế!”. Cả hai cách viết đều có cái hay riêng. Rõ ràng là một bên tiếng Anh và một bên tiếng Việt đều nhắm vào ý lột tả một bộ phận “thái quá” của Lucy mà không cần phải nói huỵch tẹt bộ phận đó là gì.
Thật là kỳ phùng địch thủ: Lucy “quá khổ” gặp Sonny “quá cỡ”. Ta hãy nghe Mario Puzo tả đoạn Sandra, vợ Sonny, kể với cô dâu Connie về ông anh Sonny trong đêm động phòng: “My God, when I saw that pole of Sonny’s for the first time and realized he was going to stick it ito me, I yelled bloody murder. After the first year my inside felt as mushy as marcoroni boiled for an hour. When I heard he was doing the job on other girls I went to church and lit a candle…”.
Có điều dò lại bản dịch của Ngọc Thứ Lang tôi thấy dịch giả không chuyển ngữ đoạn đối thoại trên mà chỉ vỏn vẹn có một câu: “Sandra dọa dẫm cô em chồng Connie về vụ động phòng kinh khủng”. Tôi không nghĩ Ngọc Thứ Lang vô tình bỏ sót mà chắc vì dịch giả cố ý “tự kiểm duyệt”, e rằng phạm “thuần phong mỹ tục” chăng?
Ở một đoạn ngay sau đó, Mario Puzo tả lại cảm giác của Lucy lúc lén lút gặp gỡ Sonny ngay trong lễ cưới:: “… she felt his hand come up beneath her bridesmaid’s gown, heard the rustle of material giving way, felt his large warm hand between her legs, ripping aside the satin panties to caress her vulva…”.
Đoạn này Ngọc Thứ Lang cũng không dịch theo nguyên bản mà thay vào đó là câu: “Nàng hé môi nín thở vì dưới lớp lụa mát dịu, bàn tay hắn bỗng nóng như lửa, tới chỗ nào là nhột nhạt, khó chịu chỗ ấy…”. Phải chăng đây cũng là cách dịch giả né tránh những đoạn Mari Puzo “tả chân” nên… tự kiểm duyệt?
Ở Chương 6, Ngọc Thứ Lang dùng thuật ngữ giang hồ “Trải Nệm” chuyển ngữ từ nguyên bản tiếng Anh “mattress”. Trải nệm là một truyền thống của Mafia và có “trải nệm” là có đổ máu. Các tay giang hồ trước khi thanh toán lẫn nhau cần tìm một địa điểm bí mật, kín đáo, thường là một căn nhà trống để các tay súng tập hợp lại… “trải nệm” ngủ trước khi ra tay. Mafia “trải nệm” để giữ bí mật tuyệt đối cho các cuộc thanh toán và một lần nữa ta thấy Ngọc Thứ Lang là một dịch giả có tài dùng chữ để chuyển tải ý chính của nguyên tác. Sau này, “trải nệm” trở thành một thuật ngữ trong giới giang hồ Sài Gòn.
Dịch giả còn sử dụng những thuật ngữ bình dân một cách khéo léo như “nhà quê” (paisan), “chọc quê” (tease), “đi thưa lính” (report to the police), “đĩ bán trôn” (whore), “ăn nên làm ra” (prosper)… Nhưng nổi bật hơn cả là cụm từ “nói chuyện phải quấy” mà Ngọc Thứ Lang dùng để diễn tả câu “I want to make an offer that he can't refuse” trong nguyên tác. Rất nhiều lần trong suốt cuốn truyện, câu “nói chuyện phải quấy” xuất hiện, nhiều lúc chỉ để dịch động từ “to reason” trong tiếng Anh. Thiết nghĩ, đó là sự khéo léo của người dịch, sử dụng “thủ pháp văn hóa Việt” khi chuyển ngữ từ tiếng Anh.
“Đằng sau mọi gia sản kếch sù là một tội ác” (Balzac) là câu mà Mario Puzo đã trích dẫn ở đầu Chương I của tiểu thuyết. Tác giả còn cẩn thận ghi chú: “Tất cả nhân vật trong truyện đều là hư cấu, và bất kỳ sự trùng hợp nào nếu có… đều là ngẫu nhiên”. Tuy nhiên, tiểu thuyết của ông quả thực đã dựa trên những chi tiết thật về những con người có thực.
Nhân vật Bố Già ngoài đời chính là Don Vito Cascio Ferro, một trong những thủ lĩnh quan trọng đầu tiên của giới Mafia Ý di cư sang Mỹ. Ông cầm đầu giới giang hồ ở Sicily, và sau đó thống lãnh nhóm Mano Nero (Bàn tay đen), tiền thân của giới Mafia Mỹ, còn được gọi là tổ chức La Cosa Nostra (Chuyện làm ăn của chúng ta).
Ngoài Bố Già thực Don Vito Cascio Ferro, trong truyện còn có một nhân vật thực khác: “Kép” Johnny Fontane chính là Frank Sinatra, ca sĩ và tài tử nổi tiếng của Mỹ trong thập niên 60, bạn thân của Tổng Thống Reagan và là một trong những nghệ sĩ giàu có ở Mỹ. Nhân vật “kép” Johnny Fontane chính là bản sao của danh ca Frank Sinatra được Mario Puzo tiểu thuyết hóa dù tác giả đã nhiều lần phủ nhận cáo buộc này.
Sự thật thì Frank Sinatra khi đang xuống dốc nhưng cuối cùng vẫn nhận vai Maggio trong phim “From Here to Eternity” là do áp lực của Mafia. Kép Fontane trong The Godfather cũng vậy: dưới bàn tay “đạo diễn” của Bố Già, ông chủ hãng phim Jack Woltz đã phải cắn răng để Fontane đóng phim của mình dù hắn đã “phỗng tay trên đệ nhất đào văm” đáng yêu nhất. Đòn phép của Bố Già rất đơn giản, chỉ cần “khủng bố” Wolf bằng thủ cấp của con ngựa Khartoum trị giá 600.000 đô la.
Báo chí cũng đã đề cập đến vụ Frank Sinatra gặp rắc rối qua hợp đồng trình diễn ký với trưởng ban nhạc Tommy Dorsey. Theo hợp đồng đã ký, ban nhạc của Dorsey được hưởng 1/3 doanh thu từ các buổi trình diễn của Sinatra lúc mới vào nghề ca hát. Đến khi Sinatra trở thành ca sĩ được nhiều người ưa thích, bản hợp đồng suốt đời trở thành một ràng buộc miễn cưỡng đối với danh ca gốc Ý.
Vào năm 1943, Sinatra đề nghị một khoản tiền bồi thường 60.000 đô la với Dorsey để “thanh lý’ hợp đồng. Dorsey không chấp nhận việc để “mỏ vàng” Sinatra vọt khỏi tầm tay. Ông Trùm Willie Moretti thuộc nhóm Mafia New Jersey vào cuộc với 3 đại diện đến để…“nói chuyện phải quấy” bằng một khẩu súng. Cuối cùng, Sinatra đạt được mục đích: hợp đồng bị xé bỏ với giá… “1 đô la danh dự”. Ông Trùm Corleone trong Bố Già của Mario Puzo cũng giải quyết chuyện của thằng con nuôi Johnny Fontane bằng một cách tương tự: khi súng đạn lên tiếng, mọi chuyện sẽ êm đẹp!
Ở Bố Già, người đọc học được rất nhiều cách xử thế, tuy nhỏ nhặt, vụn vặt nhưng lại rất tinh tế. Anthony Coppola, con của một người bạn từ thuở hàn vi, cần 500 đô để mở tiệm làm ăn, Bố Già móc túi chỉ có 400 nên phải “vay” Hagen 100 cho đủ để giúp cháu. Ông còn vỗ vai thân mật: “Cháu thông cảm. Đám cưới tốn quá xá nên bác hết tiền mặt”.
Thật đúng là “của cho không bằng cách cho”. Coppola và những người đến cầu cạnh Bố Già trong ngày cưới của cô út chắc sẽ… đời đời nhớ ơn Bố Già! Trong thâm tâm Bố Già, việc thi ân cũng tựa như người ta chôn lương thực dọc đường đi thám hiểm Bắc Cực, cứ để đó nhưng biết đâu có lúc dùng tới!
Ngoài những chuyện giang hồ Mafia rùng rợn, Bố Già là cả một kho xử thế hiệu nghiệm mà ai cũng có thể áp dụng trong cuộc sống hàng ngày. Với ông chủ nhà đòn Bonasera là bài học về tình bạn, tình bạn là trên hết, trên cả tiền bạc và tình bạn là tất cả. Với kép hát Johnny, Bố Già dạy thằng con nuôi một thứ triết lý rất đơn giản nhưng lại vô cùng quan trọng: “Có con mà không làm cha thì làm người đâu được”.
Ở phần đầu Chương 2, Mario Puzo dẫn người đọc đến cách Bố Già thực hiện lời hứa với những kẻ đến nhờ vả trong ngày đám cưới con gái út. Hai cậu công tử con nhà giàu trót sàm sỡ với con gái rượu của ông chủ nhà đòn Bonasera đã lãnh một trận đòn “không đến nỗi chết nhưng nằm nhà thương cả mấy tháng và còn phải nhờ giải phẩu chỉnh hình vá víu nhiều chỗ”. Bố Già đã thực thi công lý của ông theo yêu cầu của ông “bạn” đồng hương Sicily. Bonasera uất ức vì bản án 3 măn tù treo dành cho hai cậu tại tòa bao nhiêu thì hể hả với trận đòn “ăn miếng trả miếng” (Ngọc Thứ Lang dịch từ nguyên văn: An eye for an eye) bấy nhiêu.
Vụ đóng phim của kép hát Johnny Fontane cũng được thu xếp nột cách “êm đẹp” dù trước đó cố vấn Hagen đã thất bại trong việc cất công sang tận Hollywood “thuyết khách” ông chủ hãng phim Jack Woltz. Chỉ một ngày sau khi về lại New York, Hagen được Bố Già hướng dẫn cách cách giải quyết lão Woltz vừa cứng đầu vừa kênh kiệu.
Màn cắt đầu ngựa của Ông Trùm để “khủng bố” Jack Woltz là quá “hiểm”. Chỉ cần xáng một búa cái rụp là có thế lực váng trời cũng phải mở mắt. Bối cảnh khi Mario Puzo viết truyện Bố Già là năm 1969, cuộc chiến tranh lạnh giữa Tư bản và Cộng sản đang trong giai đoạn quyết liệt.
Điển hình trong thời kỳ này là cuộc chiến giữa hai miền Nam và Bắc Việt Nam khi đó đang trong giai đoạn khốc liệt. Nước Mỹ đã bắt đầu đưa quân sang Việt Nam . Mario Puzo và Ngọc Thứ Lang đã để Jack Woltz đưa ra một nhận xét rất “thời thượng” về cách giải quyết vấn đề của Ông Trùm: âm mưu khủng bố của Mafia qua vụ cắt đầu ngựa còn “độc” hơn những hoạt động khủng bố diễn ra hàng ngày trên lãnh thổ miền Nam. Tôi nghĩ, đây là lối ví von mà chắc chắn người đọc bản dịch cảm thấy “xúc tích” hơn cả người bản xứ đọc nguyên tác.
Sau giấc ngủ, lão Woltz tỉnh dậy và sững sờ khi thấy chiếc đầu của con ngựa đua Khartoum trị giá 600.000 đô nằm cạnh, máu me còn đẫm ướt tấm drap của chiếc giường rộng đến nỗi “10 người nằm cũng vừa”. Đó là đòn “khủng bố” của Bố Già. Lập tức ngay hôm đó Woltz họp báo để tuyên bố kép Johnny Fontane sẽ ký hợp đồng đóng cuốn phim mà trước đó lão đã thẳng thừng loại Johnny ra khỏi danh sách diễn viên chỉ vì cái tội… phỗng tay trên đào non của lão!
Vào đầu thế kỷ 20, khi những người Ý nhập cư vào nước Mỹ, họ sống quần tụ với nhau như hầu hết các cộng đồng thiểu số khác như người Tàu, người Ấn, người Nhật và sau này là người Việt từ năm 1975. Đặc điểm của người Ý tại Mỹ là họ không thích học tiếng Anh để giao tiếp với người bản địa, mọi việc liên quan đến tiếng Anh đã có những “padrone”phụ trách giao dịch. Padrone là những người gốc Ý được giáo dục theo kiểu Mỹ, rành tiếng Anh và đóng vai trò thông ngôn giữa người Ý và người Mỹ. Padrone làm đủ mọi việc qua thù lao, từ những dịch vụ đơn giản như đóng hóa đơn tiền điện, nước cho đến các vụ kiện cáo tại tòa.
Michael Corleone, con trai út của Bố Già, đã tự chọn cho mình một tương lai theo con đường làm “padrone” trong cộng đồng người Ý tại New York, “đứng ngoài” chuyện làm ăn của gia đình. Nếu không có những biến cố đẫm máu trong gia đình Corleone, cậu cả Sonny sẽ là người kế vị Bố Già. Sonny nóng nẩy và vắn số nên sớm từ giã cõi đời khi bị phe Đường Thổ (Ngọc Thứ Lang dịch từ nguyên bản “The Turk”) hạ gục… và cuộc đời Michael bước sang một ngã rẽ quan trọng.
Ngay từ khi Ông Trùm bị bắn, ta thấy thái độ của Michael đã bắt đầu thay đổi, không còn dửng dưng trước những diễn biến của tình hình. “Máu chảy, ruột mềm” là vậy. Michael đã làm giới giang hồ Mafia tại New York phải sửng sốt vì “chiến tích vô tiền khoáng hậu” trong việc giết một đại úy cảnh sát người Mỹ tên McCluskey. Đây là điều cấm kỵ của giới Mafia Mỹ: có thể “xin tý huyết” bất cứ ai nhưng chớ bao giờ đụng đến cảnh sát, dù là “cớm bẩn” như McCluskey. Từ hình ảnh một padrone trong tương lai, Michael đã trở thành một Ông Trùm sau một thời gian trở về Ý để ẩn náu.
Ở đầu cuốn truyện, Michael vừa trở về sau thời gian phục vụ trong binh chủng Thủy quân lục chiến. Anh xuất hiện trong đám cưới với bộ quân phục, ăn nói nhỏ nhẹ bên cô bạn gái “Mỹ rặc” Kay. Thế mà sau này Michael nối nghiệp cha trong trường hợp bất khả kháng, “thời thế tạo anh hùng”. Ông Trùm Michael tượng trưng cho thế hệ Mafia được “Mỹ hóa”.
Đến lúc này, Michael hiểu anh không thể thờ ơ với những gì đang xảy ra với gia đình mình. Trong tình thế người anh thứ hai, Freddo, quá mềm yếu để đương đầu với thế giới ngầm, sự nhập cuộc “bất đắc dĩ” của Michael trong vai trò Ông Trùm là cách giải quyết tốt nhất cho gia đình nhà Corleone.
Bố cục của câu chuyện rất chặt chẽ và tác giả Mario Puzo đã dẫn người đọc đến những tình tiết éo le. Có ý kiến cho rằng trong The Godfather, ông Trùm “con” xuất sắc hơn ông Trùm “bố” về những đòn phép nhưng vẫn còn phải “học” từ bố tính cách điềm đạm, lạnh lùng của một người từng trải.
Thomas Hagen được Bố Già chính thức bổ nhiệm vai trò consigliori của gia đình Corleone sau khi cố vấn Genco Abbandando qua đời vì bệnh ung thư. Hagen được coi là con nuôi nhưng Bố Già lại quan niệm “bắt con nhà người ta đổi họ, đổi tên đi là hỗn xược, nhất là đối với những người đã khuất”. Tuy nhiên, Hagen, dù có nguồn gốc Đức-Ireland, hoàn toàn không có dòng máu Sicily, vẫn được Bố Già coi là người thân cận nhất trong gia đình, thậm chí còn được coi trọng hơn cả “cậu hai vô tích sự” Freddo.
Vai trò của Hagen trong The Godfather rất quan trọng kể từ đó. Là đứa trẻ lang thang không nhà, đau mắt kinh niên, năm 12 tuổi, Hagen được gia đình Corleone nuôi cho ăn học để trở thành một luật sư. Đó cũng là lý do Hagen trung thành với Bố Già và dòng họ Corleone dù ông không hề đổi họ của Hagen để chính thức làm con nuôi. Hơn nữa, Hagen cũng không có dòng máu Sicily mà là một kẻ “ngoại đạo”.
Chương 2 có quá nhiều kịch tính. Quan trọng nhất là việc Ông Trùm bị phe Sollozzo thanh toán ngay trong đêm Giáng Sinh nhưng ông không chết. Từ đó trở đi, ông giải quyết nhiều vấn đề “làm ăn” ngay trên giường bệnh. Lệnh của ông được thực hiện qua cố vấn Hagen và công việc điều hành “việc nhà” vẫn trôi chảy, bình thường.
Chương 3 rất ngắn. Chuyện chỉ xoáy quanh vụ Hagen bị Solozzo bắt cóc sau khi đã nổ súng thanh toán Bố Già. Những tưởng Ông Trùm không thể nào chịu nổi 5 viên đạn nên gã Đường Thổ móc nối với Hagen để làm "cây cầu hoà bình" giữa Sonny và phe ma túy của hắn.
Trong đoạn này ta thấy tình cảm thắm thiết giữa Hagen và Bố Già khi nghe Solozzo báo tin “Ông Trùm của bạn chết rồi” và hắn đã phải kinh ngạc khi thấy… “Hagen đầm đìa nước mắt”. Dù sao đi nữa, Hagen cũng chỉ là “quan văn”, không có tính cách võ biền, lạnh lùng của các tay anh chị nên người đọc cũng thông cảm với phản ứng có phần ủy mị, “sợ run rẩy cả chân tay”!
Bố Già đã từng nói: “Một trăm thằng cướp có súng ‘làm ăn’ đâu có lại một thằng luật sư xách chiếc cặp-táp ranh con!”. Vào cuối truyện, Michael Corleone nối ngôi Ông Trùm và Hagen không còn là consigliori nữa mà trở về với vai trò “Cố vấn pháp lý” thuần túy kiêm “chuyên viên gỡ rối tơ lòng” để Michael và Kay trở lại với nhau vào hồi kết.
Hagen đóng một vai trò không nhỏ trong Bố Già. Sẽ hơi quá nếu ví Hagen xuất hiện tựa Khổng Minh Gia Cát Lượng trong Tam Quốc Chí, nhưng chính xác hơn nếu nói Hagen chính là Công Tôn Sách trong Bao Công Kỳ Án.
Đường dây hoạt động trong thế giới ngầm của Bố Già rất đa dạng: từ cờ bạc, cá độ, số đề đến bảo kê, đĩ điếm, cho vay nặng lãi và bất kỳ loại dịch vụ phi pháp nào, chúng được ông coi như “những tội ác vô hại” (harmless vices). Nhưng ông không bao giờ đụng đến ma túy.
Triết lý làm ăn của Bố Già rất minh bạch và ông đã thực hiện trong suốt một cuộc đời sóng gió, dứt khoát không bao giờ bước sang lãnh vực ma túy: “Chuyện đó bẩn [nguyên bản: dirty business], không thể dính vô”. Đó cũng là điều khiến người đọc cảm phục một con người của tội ác, một Mafiosi biết phân biệt phải trái, ý thức được “chuyện xấu” và tránh “chuyện xấu hơn”.
Tuy nhiên, “nói không” với việc bảo kê cho các đường dây buôn bán “vàng trắng” cũng là lý do khiến Bố Già bị “Ngũ Đại Gia” (the Five Families) trong giới Mafia New York liên kết với nhau để khử ông. Cái giá phải trả là sinh mạng của “cậu cả” Sonny nhưng bản thân Bố Già, dù đạn bắn tới tấp từ cánh “Đường Thổ” Sollozzo, chỉ khiến ông bị thương nặng.
Bố Già vào cuối đời “hạ cánh an toàn” và “truyền ngôi” lại cho “cậu út” Michael để rồi đột ngột từ biệt cõi đời sau một cơn đau tim trong khi đang hưởng những ngày vui thú điền viên tại Long Beach. Câu cuối cùng của Bố Già khi bị đột qụy rất thanh thản nhưng có phần cường điệu: “Đời đẹp quá!”. Có thể nói, Mario Puzo đã thành công trong việc tô điểm cho một gương mặt của tội ác,“một bàn tay vấy máu bọc nhung”. Tập đoàn Mafia đã được… “lãng mạn hóa”.
Dĩ nhiên Mario Puzo không phải là người đầu tiên đề cao Mafia. Trước đó, vào năm 1950 tại Ý, những dòng chữ khắc trên mộ của Ông Trùm huyền thoại vùng Villalba, Calogero Vizzini, đã có câu: “Những việc ông làm khi là mafia không phải là tội ác mà là sự tôn trọng luật danh dự, là sự bảo vệ mọi loại quyền và đỉnh cao của tinh thần cao cả: đó là tình yêu”.
Trong suốt cuốn truyện, Bố Già đã ra tay giải quyết nhiền vấn đề nan giải một cách bất ngờ. Đó chính là ưu điểm (và cũng đồng thời là khuyết điểm) của người được mệnh danh là Ông Trùm Mafia New York. Đối với bạn bè, thân quyến, Bố Già gần như là một “đấng toàn năng” có thể cứu họ thoát khỏi những thế kẹt và những nỗi oan ức mà ngay cả luật pháp cũng chịu thua. Ông đúng là Mafia theo nghĩa nguyên thủy của nó từ thuở ban đầu hình thành: nơi ẩn náu.
Thực ra thì Mafia là những từ viết tắt từ tiếng Ý của tổ chức yêu nước mang tên Morta Alla Francia Italia Anela, có nghĩa một tổ chức đánh đuổi người Pháp ra khỏi đất Ý. Mafia xuất hiện đầu tiên ở đảo Sicilia thuộc miền Nam Italia. Theo Capierne và Groneff, Mafia ra đời năm 1282 với tư cách là tổ chức tự vệ của người nghèo chống lại áp bức, bất công chống người Pháp chiếm đóng lúc đó.
Sau này, phạm vi hoạt động của Mafia mở rộng sang nhiều nước, Mafia ngày càng thay đổi về bản chất và đến thế kỉ 20, danh từ Mafia dùng để chỉ tổ chức hoạt động bí mật, chuyên sử dụng biện pháp bạo lực, khủng bố, ám sát, tống tiền, buôn lậu ma túy, cờ bạc...
Ngày nay, thuật ngữ Mafia thường còn được dùng để chỉ bất kì một “nhóm lợi ích” có dính líu đến những hoạt động làm tiền bất hợp pháp hoặc tham nhũng. Mafia xuất hiện khắp thế giới: Mafia Nga, Mafia Mexico, Yakuza Nhật Bản, Băng đảng Ireland, Hội Tam Hoàng (Trung Quốc), Mafia Albania, Mafia Cuba, Mafia Ấn Độ, Mafia Đen (tại Việt Nam ngày nay lại có Mafia Đỏ!) và một số băng đảng tội phạm có tổ chức quy mô khác.
Báo chí Mỹ cho rằng tuy có rất nhiều máu chảy trong The Godfather nhưng giới giang hồ được tác giả Mario Puzo bao phủ một màu sắc lãng mạn nào đó. Những nhân vật chính không chỉ là gangster mà còn mang dáng dấp của những anh hùng hay cao hơn nữa là những hảo hớn. Họ có những cá tính độc đáo, họ sống trong những gia đình quyền quý được xây dựng trên một nền tảng gia tộc chặt chẽ, vợ họ là những người sùng đạo, thường xuyên đi nhà thờ để cầu nguyện cho những tội ác của chồng…
New York Times nhận xét:“Chính sự lãng mạn hoá các Ông Trùm Mafia và giới giang hồ đã khiến cho nó trở thành một hiện tượng được xã hội chấp nhận và giúp nó phát triển”.

(http://vnthuquan.net/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237n1n0n3n2n31n343tq83a3q3m3237nvn&AspxAutoDetectCookieSupport=1)

Phía bên kia Biển Đông có gì mới?


Bạn Filipino không đóng dấu nhập cảnh vào hộ chiếu lưỡi bò: Việt Nam nhất trí roài.
Bạn Filipino lấy lưỡi bò làm thời trang: Việt Nam theo kịp không?

Thứ Tư, 28 tháng 11, 2012

Giải mã âm thanh lạ ở Hà Nội cách đây 90 năm

Thiển nghĩ bác Bachai mà biên tập lại khuông nhạc có trong các bức họa thành bản nhạc không lời kể cũng hay đấy nhỉ!
Sưu tầm
Những âm thanh đó không chỉ chứa đựng giai điệu ngọt ngào, trong nó còn có cả hương thơm, mùi vị, màu sắc, có tính kích thích tất cả các giác quan của người nghe.
Tiếng rao của những người bán hàng rong khiến cho phố phường tại các đô thị của Việt Nam trở nên rất sinh động. Điều này khiến cho những người nước ngoài cảm thấy thú vị. Tuy vậy, rào cản ngôn ngữ thường khiến cho họ không hiểu gì cả.
Để “giải mã” những âm thanh đặc biệt kể trên, vào năm 1929, tác giả Pháp F. Fénis đã xuất bản một cuốn sách mỏng có tiêu đề Hàng rong và tiếng rao trên đường phố Hà Nội (Les marchands ambulants et les cris de la rue à Hanoi).
Cuốn sách gồm 40 trang đã mô tả khá đầy đủ về các loại hình hàng rong và tiếng rao tương ứng ở Hà Nội thông qua hình ảnh và khuông nhạc minh hoạ. Những hình vẽ minh hoạ trong ấn bản này do các học viên Trường Mỹ thuật Đông Dương, trong đó có Tô Ngọc Vân - người sau này trở thành hoạ sĩ nổi tiếng của Việt Nam - thực hiện.
Dưới đây là một số trang trong bản scan của một cuốn Hàng rong và tiếng rao trên đường phố Hà Nội đang được lưu giữ tại một thư viện của Viện Viễn đông Bác cổ Pháp tại Paris.
 "Ai dâu chín của nhà ra mua"

"Bánh giò bánh dày"
"Se cấu se cấu" (kem vani)
 "Ai bánh chưng bánh cốm ra mua"
 "Chum chậu bát sứ vỡ hàn không"
"Ai giẻ rách sắt vụn bán không nào"
"Ai bánh Tây ra mua"
"Nước vối nóng ăn thuốc không"
 "Ai mua ngô rang hạt dẻ ra mua"
"Ai mua bánh vừng không"
Chè hạt sen
"Ai mía ra mua"
"Ai có chai cốc vỡ bán không"
"Ai kẹo vừng kẹo lạc kẹo bột trạm ô mai ra mua"
"Ai lạc rang ra mua"
"Ai nem sốt mua", "Ai nem mua đi"
"Trung Bắc, Thực Nghiệp, Khai Hoá" (tên của 3 tờ báo thời thuộc địa)
 “Ai cháo đậu xanh, chè đậu đen ra mua"
Nguồn : Bưu điện Việt Nam

Thứ Ba, 27 tháng 11, 2012

Gửi "Tamthuduc" ca khúc "Scarborough Fair" của Simon & Garfunkel

Đang ở CQ, thấy "Tamthuduc"  phone và nói: "cậu thử ghé tai vào điện thoại nghe bài hát này nha và có biết bài này không?". Đương nhiên là miềng biết, vì có thú nghe nhạc mà! "Tamthuduc" đề nghị pốt bài này lên. Chuyện nhỏ như con thỏ.
Đó là ca khúc "Scarborough Fair" của Simon & Garfunkel. Lên mạng mà "sợt" 2 ông này thì ra cả lố.

Muốn biết 2 ông này nổi tiếng như thế nào mời "Tamthuduc" đọc phần giới thiệu trên Wikipedia. Tiếng Anh miềng hơi bị mít đặc nhờ bác Gúc dịch cũng không đến nỗi tệ.
Xem thêm bản cover của Harmonize Projekt
Ps: Nhân đây cảm ơn K6LS 1 lần nữa, năm kia đã tặng mình 2 album rất hay của Simon & Garfunkel.

Thứ Bảy, 24 tháng 11, 2012

B6 dự đám cưới con bạn Nguyễn Hồng Quân

17h30 chiều hôm qua, 24 tháng 11, đại diện B6 đã đến dự đám cưới cháu Nguyễn Hồng Hạnh là con gái bạn Nguyễn Hồng Quân B6K8. Người chụp cùng B6 là bác Hàm, bố bạn Quân. B6 đã dự đám cưới con của nhiều bạn nhưng đám cưới cháu Hạnh gây nhiều suy tư nhất. Bạn Quân mất đã lâu, vợ bạn lại bỏ con đi đâu đó cũng từ lâu rồi. Thật thương khi nhìn cảnh người dắt tay cháu vào Hội trường Đám cưới là ông nội đã 92 tuổi và cô út (người mẹ thực tế nuôi cháu). Có một dãy dài mâm chỉ tòan các ông già, là chiến hữu hoặc quân của bác Hàm. Ông nội rất cảm động về sự chia sẻ niềm vui với gia đình của các bạn của Quân. Bọn mình chỉ có 5 người nên chỗ thứ 6 được dành cho Quân. Mình mong sao sẽ không có "con của Trỗi" nào phải chịu cảnh như cháu Hạnh và mong mọi người dành chút thời gian đến chia vui cùng bạn Trỗi mình nhiều hơn trong những lần tới.

Thứ Sáu, 23 tháng 11, 2012

Thư giãn: Nghe cháu hát cho các chú...trẻ lại một chút.

Tối qua "khó ở" lại ngồi xem TV, phim "Hai phía chân trời" của VN, nhất là phim VN quay cảnh ở Tây. Nhờ "dở hơi" lại vô tình được nghe một ca khúc VN khá hay, nghe giai điệu rất quen thuộc nhưng chẳng biết tên bài của bài hát. May "quản giáo" cùng xem phim, ngồi bên lại biết, đó là ca khúc "Giấc mơ trưa" của Giáng Son. Đã có lần nghe Khánh Linh trình bày ca khúc này.
Đã lâu không nghe "Chim họa mi" Khánh Linh. Với Khánh Linh mấy ca khúc "Điều không thể mất", "Họa mi hót trong mưa" do Ngọc Châu sáng tác, phần trình diễn của cô đã quá quen thuộc với người nghe. Khánh Linh dân nhạc viện có khác, "con nhà tông, không giống lông cũng giống cánh", cô em gái của nhạc sĩ Ngọc Châu và con gái của Nghệ sĩ ưu tú Vũ Dậu, cô cũng được biết tới như một nữ ca sĩ trẻ có giọng hát cao, trong sáng. Trong số album của Khánh Linh, với tôi, để lại dấu ấn nhiều nhất là: Họa mi hót trong mưa (2004). Album này "được sự giúp đỡ của anh trai là nhạc sỹ Ngọc Châu và nhạc sĩ Dương Thụ, "Hoạ mi hót trong mưa" là một album khá hấp dẫn được Khánh Linh thể hiện theo lối hát kỹ thuật nhạc nhẹ semiclassic rất ấn tượng". Ca khúc trong album "Họa mi hót trong mưa".
"Cơm thêm": Giấc mơ trưa - Thùy Chi (Piano live) 

Thứ Năm, 22 tháng 11, 2012

Những chuyện buồn vui!

+ Phiên tòa xử vụ ly dị, tòa phán với ông chồng
- Ở với vợ lớn, không được ở với vợ nhỏ.
Ông chồng về nhà đưa bản án cho bà vợ lớn, chỉ sửa lại dấu phẩy:
- Ở với vợ lớn không được, ở với vợ nhỏ
+ Có người hỏi nhà văn Oscar Wilde (1856 - 1900) sao ông thường có vẻ đăm chiêu. Nhà văn Anh này đáp: "Sáng nay tôi đã bỏ quên một dấu phẩy trong một bài thơ. Chiều nay tôi phải lấy lại".
+ Sai một phẩy, nhảy ngàn dặm
Một giáo viên tiếng Anh đã đề nghị mỗi sinh viên đặt những dấu thích hợp vào câu sau: “Woman without her man is nothing”. Bọn con trai ngắt câu: “Woman, without her man, is nothing” (đàn bà, nếu thiếu nửa kia của mình, thì chẳng là gì cả). Bọn con gái lại ngắt câu như sau: “Woman: without her, man is nothing” (phụ nữ: thiếu cô ta, đàn ông chẳng là gì cả).
+ Một phụ nữ Mỹ đi du lịch ở châu Âu gửi điện về cho chồng: “Có một chiếc xuyến đẹp mê hồn, giá 75 đô. Em mua được không?” Anh chồng lập tức trả lời “No, price too high” (không, giá quá cao). Nhưng nhân viên điện tín mắc một sai lầm nhỏ đã bỏ qua dấu phẩy và thành: “No price too high” (không giá nào là quá cao). Được lời như cởi tấm lòng, cô vợ mua ngay chiếc xuyến.Khi về Mỹ, cô vợ khoe chiếc xuyến làm người chồng choáng váng. Người chồng đem vụ “bỏ sót dấu phẩy” này ra toà và thắng kiện. Từ đây, các hãng điện tín đòi hỏi nhân viên phải đánh vần dấu câu trong bức điện chứ không dùng ký hiệu. Nghĩa là phải viết “No comma price too high” (không phẩy giá cao quá).

+ Dấu phẩy đôi khi có giá đến nửa triệu đô. Năm 1870, trong danh sách các mặt hàng được miễn thuế vào Mỹ, lẽ ra là câu “Tropical fruit-plants for the purpose of propagation” (các cây nhiệt đới ăn trái nhằm mục đích nhân giống) thì người ta đánh nhầm dấu nối thành dấu phẩy, thành “Tropical fruit, plants for the purpose of propagation” (trái cây nhiệt đới, cây nhằm mục đích nhân giống). Thế là toàn bộ các loại trái cây nhiệt đới được nhập miễn thuế vào Mỹ. Tới khi người ta phát hiện ra sai sót chết người này, đã mất khoảng 500.000 USD tiền thuế không đòi lại được!
+ Được yêu, được sống nhờ dấu phẩy
Ông bố nọ muốn lấy tên nhà thơ La Mã vĩ đại Virgile đặt cho con trai mình. Khốn nỗi, ông lúng túng viết nhầm thành Virgule, tiếng Pháp có nghĩa là dấu phẩy. Anh chàng lớn lên cũng khẳng khiu như dấu phẩy, không thành nhà thơ mà vào làm bưu điện. Anh thầm yêu trộm nhớ cô hàng xóm Sophie. Cô gái này lại yêu chàng trai không yêu cô. Bao nhiêu thư gửi đi mà không nhận được hồi đáp. Rồi một hôm cô quyết định ra bưu điện gửi bức điện (chứ không viết thư nữa) cho chàng trai nọ.
– Tôi muốn gửi một bức điện – cô buồn rầu nói, mắt không nhìn Virgule, nhân viên bưu điện.
– Cô vui lòng đọc nội dung – Virgule cầm bút cảm động lắp bắp nói.
– “Je t’aime, virgule, Je t’adore, virgule, Je voudrais tant que tu me dises que tu m’aimes aussi, point” (Em yêu anh, phẩy, em thương anh, phẩy, em muốn anh cũng nói với em rằng anh cũng yêu em, chấm)
Anh chàng Virgule không cho virgule là dấu phẩy mà hiểu đó là tên mình: Em yêu anh, Virgule, em thương anh, Virgule… Anh chàng bưu điện yêu cầu cô gái nhắc lại. Sophie làm theo: “Em yêu anh, Virgule, em thương anh, Virgule…” Mắt anh ta sáng lên. Sophie nhận ra anh chàng này đáng yêu làm sao. Và họ đến với nhau.
Còn đây là giai thoại về hoàng đế Alexandre Đệ Tam (Nga) (qua tiếng Anh): từ chối ân xá cho một phạm nhân, ông đọc “Pardon impossible, to be sent to Siberia” (Không thể ân xá, đày đi Siberia). Vợ ông là Dagmar (cháu gái vua Đan Mạch Christian IX) là một người vô tâm, nên đã đánh nhầm dấu phẩy thành “Pardon, impossible to be sent to Siberia” (Ân xá, không thể đày đi Siberia). Thế là người tù này thoát tội.
Đặt sai dấu phẩy, biết bao chuyện dở cười dở khóc đã xảy ra!
+ Plus ONE more: an advertising in Vietnam
Gia đình nên có 2 con, vợ chồng hạnh phúc
Gia đình nên có 2 con vợ, chồng hạnh phúc
st

Thú chơi mới

Mấy bác Trỗi "dzề" có thú chơi ảnh vừa đi Hà giang về, không nên bỏ qua thú chơi ảnh "đỉnh nóc nhà"

Thứ Hai, 19 tháng 11, 2012

Liệu cơm gắp mắm

- 7 chiếc xe công nông được trang trí bằng hoa, bong bóng, vỏ dừa,… trở thành những chiếc “xe hoa” không kém phần lộng lẫy trong đám rước dâu ở Nghệ An.

Nguồn: Vietnamnet
Nỗi niềm đôi uyên ương rước dâu bằng xe công nông

Chủ Nhật, 18 tháng 11, 2012

TAN NÁT ĐỜI HOA


Lóng rày, báo mạng xuất hiện cụm từ “con nghệ thuật” và các nghệ sĩ miệt mài lao đi săn tìm cái “con” ấy.
 Cơ khổ, một thằng chân đất, mắt toét như tôi, lâu nay cứ ngỡ nghệ thuật là cái gì cao siêu , vi diệu ở tận “phạm trù mây xanh”, giúp con người cảm nhận và thể hiện Cái đẹp cơ đấy.
  Giờ, nhiều cái trở nên đơn giản, dễ hiểu hơn rồi nhỉ? Mệt đầu suy nghĩ chi cho khổ. “Con nghệ thuật” cũng như con gà, con vịt thôi, bạn chỉ việc vặt lông , mổ bụng, đem luộc hoặc rán lên là có ngay “một đĩa nghệ thuật” trên bàn, tha hồ thưởng lãm.
  Gửi AE mấy cái hình vừa chụp. Đúng là khi tư duy lệch lạc, cái nhìn của mình đâm méo mó hết cả, mong các bác đại xá.
                                                                                                        SG 19/11/02

Hồn hoa khoe sắc, nhựa sống tràn trề
Các pác ý đang "mần con nghệ thuật"
Xác hoa rũ rượi, "hồn hoa"đã bị ống kính các "nghệ" vắt kiệt. Kinh hãi!

Thứ Bảy, 17 tháng 11, 2012

Thư ngỏ gửi ông bộ trưởng Bộ Nội vụ

 Đọc xong câu chuyện dưới đây, kìm nén lắm mới không dùng ngôn ngữ "Đan mạch" chưởi bọn "ăn hại đái nát".

Trích tin tổng hợp từ Vietnamnet:
"Trong tuần qua, một bức thư khác, dù không gây sốt, cũng không liên quan đến phong bì, xe chính chủ, nhưng rất đáng để suy ngẫm. Đó là Thư ngỏ gửi ông bộ trưởng Bộ Nội vụ của vị nguyên Phó TGĐ Đài Truyền hình VN, mà giờ nhiều người quen gọi là Tuấn "Cơm có thịt".
Bức thư kể về "hành trình gian nan" để được chính thức hóa một dự án nhằm đem lại những bữa cơm có thịt cho trẻ em vùng cao còn bao khốn khó. Bằng giọng  trầm tĩnh của một người hẳn đã kinh qua gần hết mọi cung bậc cuộc đời, bức thư của ông gợi cho chúng ta nhiều điều.
Theo bức thư, nhóm của ông đã lập hồ sơ xin thành lập quỹ từ thiện "Cơm có thịt" gửi Bộ Nội vụ vào cuối tháng 5/2012. Nhưng sau tròn 5 tháng,  tức hơn gấp 3 lần thời gian tối đa để trả lời, họ vẫn chưa nhận được dòng hồi âm nào. Lý do rất đơn giản là "chẳng có vướng mắc gì, chẳng qua lãnh đạo đi công tác suốt nên chưa trình được" và có vẻ chuyên viên không thích cái tên quỹ.
Ông cũng thẳng thắn bày tỏ, ông viết thư không nhằm mục đích đề nghị ông bộ trưởng đôn đốc việc cấp phép cho quỹ của mình. Bởi theo ông, bộ trưởng dẫu có đích thân làm thay nhân viên thì cũng chỉ được một vài lần.
Điều mà người cũng từng trải qua vị trí lãnh đạo cao này hướng đến là những thay đổi gốc rễ, triệt để. Thứ nhất là mong bộ trưởng cho rà soát có bao nhiêu hồ sơ đề nghị thành lập quỹ xã hội - từ thiện còn đang nằm tắc đâu đó ở bộ. Và thứ hai, hi vọng bộ trưởng nghiên cứu và nếu thấy điều kiện mức tiền góp để được lập quỹ từ thiện có cái chưa hợp lý, thì tham mưu, đề xuất sửa đổi cho hợp lý hơn.
Quả vậy, dù có chịu khó thường xuyên "vi hành", các nhà lãnh đạo cũng không thể tạo ra những thay đổi bản chất, nếu giữ tư duy xử lý theo vụ việc. Và những cuộc phát động, dù với vô vàn mỹ từ hấp dẫn hơn nhiều cái tên có phần phồn thực "Cơm có thịt", cũng sẽ có kết quả tương tự, nếu cứ viển vông, xa rời thực tế.
Thư ngỏ gửi ông bộ trưởng Bộ Nội vụ
Nguồn: Tuổi trẻ online
TT - Năm ngoái, chứng kiến bữa ăn chỉ có cơm trắng và canh loãng của các cháu học sinh trong khu nội trú dân nuôi tại một trường ở xã vùng cao Suối Giàng, Văn Chấn, Yên Bái, tôi và vài người bạn rủ nhau góp tiền gửi lên hằng tháng để mua thêm thức ăn, mong sao mỗi bữa ăn mỗi cháu có thêm một, hai miếng thịt.
Một tờ rơi giới thiệu dự án “Cơm có thịt” ở Mỹ do sinh viên thực hiện



5.841 học sinh được ăn cơm có thịt
Bắt đầu từ bài viết “Hôm nay lên Suối Giàng”, đăng ngày 18-10-2011 trên blog của ông Trần Đăng Tuấn (nguyên phó tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam), dự án “Cơm có thịt” đã được lập ra để giúp trẻ em các trường mầm non vùng cao không phải triền miên ăn những bữa cơm chỉ với muối và canh loãng.
Đến nay đã có 5.841 học sinh ở 46 trường thuộc các tỉnh Yên Bái, Lai Châu, Điện Biên, Hà Giang, Lào Cai được hỗ trợ với tổng số tiền hơn 5,4 tỉ đồng.
T.C.
Chúng tôi có viết về chuyện đó trên các blog cá nhân của mình, khi đó không phải là kêu gọi ủng hộ mà chỉ là những dòng tâm sự. Nhưng rồi hàng trăm người đã qua mạng thúc giục lập ra một địa chỉ để cùng chung tay “gắp thịt” vào bát cơm cho các bé học sinh vùng cao, và rồi chúng tôi tạm lập một tài khoản để nhận và chuyển những đóng góp đó lên các trường thuộc các khu vực khó khăn nhất ở Tây Bắc.
Sau một thời gian, rất nhiều bạn chưa từng quen biết đã đăng ký ủng hộ thường xuyên hằng tháng. Và chúng tôi cũng quyết tâm sẽ theo đuổi dự án “Cơm có thịt cho học sinh vùng cao” dài hơi hơn. Do đó đã lập hồ sơ xin thành lập quỹ từ thiện “Cơm có thịt” gửi Bộ Nội vụ vào cuối tháng 5-2012. Trong những ngày đầu, người đại diện cho tôi và nhóm sáng lập viên được chuyên viên của bộ hướng dẫn bổ sung vào hồ sơ. Sau đó mỗi khi liên lạc hỏi kết quả, chuyên viên đó đều nói rằng sẽ trình khi lãnh đạo đi công tác về.
Cuối tháng 10-2012, tức là tròn năm tháng sau khi nộp hồ sơ, sốt ruột quá, qua điện thoại tôi đã đề nghị chuyên viên thụ lý hồ sơ giải thích tại sao hồ sơ chưa được xem xét và không có một thông báo văn bản nào về kết quả xem xét. Theo chuyên viên này thì chẳng có vướng mắc gì, chẳng qua lãnh đạo đi công tác suốt nên chưa trình được. Cũng có một điều nữa là chuyên viên có vẻ không thích cái tên quỹ “Cơm có thịt”.
Có vậy thôi mà năm tháng trôi qua không có một hồi âm, dù chúng tôi hàng chục lần hỏi. Nghị định 30/2012/NĐ-CP ngày 12-4-2012 ghi rõ thời gian tối đa để trả lời chấp nhận hay không chấp nhận hồ sơ xin phép lập quỹ xã hội - từ thiện là 45 ngày.
Tôi sẽ không nói gì về chuyện có hay không có việc lãnh đạo vụ và bộ bận đến mức suốt năm tháng chỉ có đi hết chuyến công tác này đến chuyến khác, đến mức chuyên viên chẳng thể trình được hồ sơ. Chuyện đó ông bộ trưởng biết hơn tôi. Còn về chuyện thứ hai là cái tên quỹ “Cơm có thịt”, dù chưa nhận được đề nghị bằng văn bản nào từ quý bộ đề nghị giải trình, tôi cũng xin giải thích: Nhóm tham gia từ đầu của hoạt động này chủ yếu là những nhà văn, nhà báo. Họ chắc không thiếu chữ nghĩa để đưa ra những cái tên sang trọng. Nhưng rồi chúng tôi đã quyết định để nguyên cái tên ban đầu đó, vì hai lẽ: Một là, nó đúng là mục tiêu, nguyện vọng mà chúng tôi muốn góp phần nhỏ bé để hiện thực hóa nó trong cuộc sống học sinh nội trú vùng cao. Hai là: nhiều ngàn người góp tiền cho hoạt động này đã chẳng thấy cái tên ấy có gì không hay, không tốt. Hiện nay không chỉ trong nước mà sinh viên Việt Nam ở nhiều nước, bắt đầu từ Úc, cho đến Mỹ, Phần Lan, Thụy Điển, Nhật Bản, Singapore... đang gọi nhau đến với “Cơm có thịt”, và chưa thấy ai không hài lòng với cái tên đó. Khi cái tên (dẫu hay, dẫu chưa hay) nhiều người ủng hộ đã biết, việc thay đổi sẽ không tốt cho hiệu quả hoạt động.
Tôi viết thư ngỏ này không nhằm mục đích đề nghị ông bộ trưởng đôn đốc việc cấp phép cho quỹ “Cơm có thịt”. Bộ trưởng dẫu có đích thân làm thay nhân viên thì cũng chỉ được một vài lần. Chúng tôi sẽ có cách làm phù hợp luật pháp để tiếp tục giúp các em vùng cao mà không cần thành lập quỹ như nhiều, rất nhiều người Việt Nam đang làm. Tôi viết thư này là mong bộ trưởng bỏ thời gian để xem xét hai việc.
Thứ nhất, mong bộ trưởng cho rà soát lại có bao nhiêu hồ sơ đề nghị thành lập quỹ xã hội - từ thiện còn đang nằm tắc đâu đó ở bộ. Nguyên do ở đâu, có phải là sự chậm trễ quan liêu đơn thuần, hay có sự e ngại nào với việc quản lý hoạt động thiện nguyện?
Thứ hai: trước khi làm hồ sơ xin cấp phép thành lập quỹ, chúng tôi đã vất vả để tìm cách có nguồn tiền ở mức 2 tỉ đồng để sau này được Bộ Nội vụ công nhận có đủ điều kiện hoạt động. Nhưng sau khi chúng tôi nộp hồ sơ, theo quy định mới mức tiền mà quỹ nhất định phải có từ ban đầu đã cao hơn gấp vài lần (theo nghị định 30/2012-NĐ/CP đã nói ở trên là 5 tỉ đồng trở lên). Quy định này tất nhiên xuất phát từ những điều hợp lý, nhưng không phải cho mọi trường hợp. Thành lập quỹ không phải lúc nào cũng là người hay đơn vị nhiều tiền. Quan trọng là quỹ có vận động được nhiều người ủng hộ không. Nếu cứ phải có nhiều tiền mới lập được quỹ thì mới chỉ là “Lá lành đùm lá rách”. Thậm chí không phải lá lành, mà lá rất lớn mới được quyền đùm lá rách. Nhưng chúng ta chẳng vẫn thường hay nói tiếp nữa là: “Lá rách ít đùm lá rách nhiều” đó sao.
Đây là quy định của Chính phủ, nhưng ta đều biết các nghị định dẫu do Thủ tướng hay Phó thủ tướng ký đều được soạn thảo và đề xuất từ các bộ, ngành. Hi vọng ông bộ trưởng nghiên cứu và nếu thấy điều kiện mức tiền góp để được lập quỹ từ thiện có cái chưa hợp lý, ông hãy tham mưu, đề xuất sửa đổi cho hợp lý hơn.
Chúc ông bộ trưởng sức khỏe.
Trân trọng.



Cậu chủ quán trước cửa trường, sau mới biết rằng có vợ là giáo viên, cho biết: Trường tiểu học có 80 đứa nội trú. Phải có từ 100 đứa nội trú trở lên mới có chế độ hỗ trợ của Nhà nước. Khu nội trú này dân nuôi hoàn toàn. Cha mẹ góp gạo mỗi tuần 2kg và 5.000 đồng tiền thức ăn. Bọn mình không tin, cứ lục vấn mãi: Sao lại 5.000 đồng thì chúng nó ăn uống kiểu gì? Cậu ta cứ khăng khăng đúng thế, đúng thế... (trích).
Trong bếp ngoài nồi cơm đang nấu, một nồi nữa chắc để nấu canh, còn thì chẳng có đồ đạc gì cả.
Hỏi: 80 đứa chỉ ăn cái nồi cơm này đủ à? Bác người Mông nói: Nồi to lắm đấy, 13-14 cân gạo mới đầy đấy. Lại hỏi: Thế ăn cơm với cái gì? - Với canh rau... Bây giờ mới nhìn ra chỗ tôi tối có mấy bó rau cải bé tẹo, mà lại đã úa vàng một nửa. Không hiểu canh nấu với gì, vì mắm muối giấu ở đâu chứ không có trong bếp. Hỏi: Sao ít rau thế? - Ừ, không đủ đâu, phải mua thêm nữa đấy. Thế có thịt cá ăn bao giờ không? - Không có đâu, bao giờ bố mẹ đóng thêm tiền thì mua cho ăn một bữa có thịt...
(Trích bài “Hôm nay lên Suối Giàng” 18-10-2011- blog Trần Đăng Tuấn)
TRẦN ĐĂNG TUẤN

Tham khảo: Xử án tham nhũng Trần Dụ Châu

  Nguồn: Kienthuc.net.vn
 - Thiếu tướng Trần Tử Bình là một trong 12 vị tướng đầu tiên của QĐND Việt Nam. Vụ án lịch sử thể hiện tính nghiêm minh của Nhà nước pháp quyền này xảy ra đã 62 năm, nhân thời điểm công luận và dư luận cả nước đang nóng lòng và chú tâm về cuộc chống tham nhũng theo NQTƯ 4, nhất là những thất vọng và nghi ngờ của số đông trong cộng đồng xã hội sau Hội nghị TƯ 6 và diễn biến kỳ họp Quốc hội, đọc lại bài viết "Thiếu tướng Trần Tử Bình xử án tham nhũng Trần Dụ Châu":
Thiếu tướng Trần Tử Bình, khi đó (1950) đang là Phó Tổng thanh tra quân đội, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, đã được Bác Hồ trực tiếp giao nhiệm vụ điều tra vụ tham nhũng của Trần Dụ Châu. Ngày 5/9/1950, Trần Dụ Châu đã bị tuyên án tử hình.

Bức thư tố cáo
của nhà thơ Đoàn Phú Tứ                

               Một đêm hè 1950, tại Chiến khu Việt Bắc, Thiếu tướng Trần Tử Bình được triệu lên gặp Bác. Bác trao cho ông lá thư của đại biểu Quốc hội Đoàn Phú Tứ: “Đây là bức thư của một nhà thơ gửi lên cho Bác. Bác đã đọc kỹ lá thư này và rất đau lòng!”.



Ảnh: Tại Đại hội Đảng II tại Chiêm Hoá,
Tuyên Quang, tháng 2/1951: Từ trái qua, hàng đứng: Trần Tử Bình, Nguyễn Văn Vịnh, Phan Trọng Tuệ, Bùi Lâm.

Hàng ngồi: Đinh Đức Thiện, Nguyễn Lương Bằng, Hoàng Tùng          
Rồi Bác giao cho Thiếu tướng khẩn trương điều tra vụ việc. Khi đó ông là Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Phó Tổng Thanh tra quân đội.
              Thư có ghi: “Đại tá Cục trưởng Cục Quân nhu Trần Dụ Châu gần đây đã gây nhiều dư luận bất bình trong anh em binh sĩ quân đội. Châu đã dùng quyền lực "ban phát" ăn mặc, nên Châu đã giở trò ăn cắp. Cứ mỗi cái màn lính, Châu ăn cắp mất hai tấc vải nên hãy ngồi lên là đầu chạm đỉnh màn. Còn áo trấn thủ, Châu ăn cắp bông lót rồi độn bao tải vào. Nhiều người biết đấy nhưng không ai dám ho he...
            Cháu cùng với một đoàn nhà văn đi thăm và úy lạo các đơn vị bộ đội vừa đi đánh giặc trở về. Cháu đã khóc nấc lên khi thấy các chiến sĩ bị thương thiếu thuốc men, bông băng và hầu hết các chiến sĩ đều rách rưới "võ vàng đói rét", chỉ còn mắt với răng mà mùa đông tiết thời chiến khu lạnh lắm, lạnh tới mức nước đóng băng...”.
                  Sau đó, nhà thơ kể đã được Châu mời dự tiệc cưới của Lê Sĩ Cửu tổ chức ngay chiến khu: “... Trên những dãy bàn dài tít tắp, xếp kín chim quay, gà tần, vây bóng, nấm hương, giò chả, thịt bò thui, rượu tây, cốc thủy tinh sáng choang, thuốc lá thơm hảo hạng. Hoa Ngọc Hà dưới Hà Nội cũng kịp đưa lên. Ban nhạc Cảnh Thân được mời từ Khu Ba lên tấu nhạc réo rắt. Trần Dụ Châu mặc quân phục đại tá choáng lộn, cưỡi ngựa đến dự cưới...”.
                Ngạo mạn hơn, Châu mời nhà thơ đọc thơ mừng hôn lễ. Đoàn Phú Tứ với lòng tự trọng của mình đã dũng cảm xuất khẩu: “Bữa tiệc cưới của chúng ta sắp chén đẫy hôm nay được dọn bằng xương máu của các chiến sĩ”.

 Tổng Thanh tra quân đội vào cuộc
Ngay hôm sau, Tổng Thanh tra quân đội Lê Thiết Hùng triệu tập cuộc họp “Điều tra vụ tham ô của Đại tá Cục trưởng Quân nhu Trần Dụ Châu”. Tới dự có ông Xuân Thủy và nhà báo Hồng Hà.
Thiếu tướng đọc lại bức thư. Cả hội nghị im lặng. Ông nói tiếp: “Trong hoàn cảnh hiện nay, cách mạng đang đứng trước những thử thách gay go. Địch tập trung phá hoại kinh tế... Trong thời điểm nóng bỏng này, Trần Dụ Châu và đồng bọn lại mặc sức sống phè phỡn, trác táng... Đọc thư này, Bác yêu cầu chúng ta phải điều tra gấp, làm rõ từng vụ việc”.
Ngay hôm sau, cán bộ trong Thanh tra quân đội tỏa về các liên khu.
Trực tiếp Thiếu tướng khoác ba lô xuống đơn vị. Ông gặp gỡ từng cán bộ, chiến sĩ để trò chuyện về đời sống của bộ đội, về cấp phát quân nhu của Châu. Chưa rõ ông thuộc cán bộ cấp nào, nhưng cũng là dịp được bộc bạch nỗi niềm bức xúc bấy lâu…
Tài liệu từ Khu Bốn gửi ra, từ Khu Ba gửi lên, rồi Chiến khu Việt Bắc... Trần Dụ Châu hiện nguyên hình một kẻ gian hùng, trác táng, phản bội lại lòng tin của Đảng, lợi ích Quốc gia.

"Một cái ung nhọt, dẫu có đau cũng phải cắt bỏ"
Trước vụ việc này, Bác Hồ dứt khoát: "Một cái ung nhọt, dẫu có đau cũng phải cắt bỏ, không để nó lây lan nguy hiểm".
Ngày 5/9/1950, tại thị xã Thái Nguyên, Tòa án Binh tối cao mở phiên tòa đặc biệt xử Trần Dụ Châu. Chưa đến giờ khai mạc nhưng trong, ngoài đã chật ních người. Tại cửa có căng khẩu hiệu "Nêu cao ánh sáng công lý trong quân đội". Trong phòng xử án treo 2 khẩu hiệu "Quân pháp vô thân!" và "Trừng trị để giáo huấn!".
Đúng 8 giờ, đại diện Chính phủ, quân đội, Tòa án Binh tối cao có mặt. Thiếu tướng Chu Văn Tấn ngồi ghế Chánh án cùng 2 Hội thẩm viên: Phạm Học Hải - Giám đốc Tư pháp Liên khu Việt Bắc và Trần Tấn - Cục phó Cục Quân nhu.
Thiếu tướng Trần Tử Bình, đại diện Chính phủ, ngồi ghế Công cáo ủy viên. Tới dự còn có ông Nguyễn Khang - Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến Liên khu Việt Bắc, Võ Dương - Liên khu hội trưởng Liên khu Việt Bắc; Đỗ Xuân Dung - Giám đốc Công chính Liên khu Việt Bắc; bác sĩ Vũ Văn Cẩn cùng đại biểu quân đội, đại diện các đoàn thể nhân dân và các nhà báo.
Tiếng gọi các bị cáo vang trong phòng họp. Bị cáo Lê Sĩ Cửu vắng mặt vì ốm nặng.
Thiếu tướng Chánh án hỏi các bị cáo. Trần Dụ Châu bước ra trước vành móng ngựa, nói nhiều về công lao với cách mạng và đổ cho lính làm bậy, còn mình không kiểm soát được.
Trước chứng cứ rành rành, Công cáo ủy viên Trần Tử Bình đứng lên đọc bản cáo trạng:“Thưa Toà, thưa các vị,
Trong tình thế gấp rút chuẩn bị Tổng phản công, mọi người đang nai lưng buộc bụng, tích cực phục vụ kháng chiến. Trước tiền tuyến, quân đội ta đang hy sinh để đánh trận căn bản mở màn cho chiến dịch mới, thì tôi thiết tưởng (mà cũng là lời yêu cầu) Toà dùng những luật hình sẵn có để xử Trần Dụ Châu, và theo chỉ thị căn bản của vị cha già dân tộc là cán bộ cần phải “Cần - Kiệm - Liêm – Chính”.
Việc phạm pháp của Trần Dụ Châu xảy ra trong không gian là Việt Bắc, nơi thai nghén nền Độc lập của Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, đã làm vẩn đục thủ đô kháng chiến…
Để đền nợ cho quân đội, để làm tấm gương cho cán bộ và nhân dân, để cảnh tỉnh những kẻ đang miệt mài nghĩ những phương kế xoay tiền của Chính phủ, những lũ bày ra mưu nọ kế kia, lừa trên bịp dưới, để trừ hết bọn mọt quỹ tham ô, dâm đãng, để làm bài học cho những ai đang trục lợi kháng chiến, đang cậy quyền, cậy thế để loè bịp nhân dân.
Bản án mà Toà sắp tuyên bố đây phải là một bài học đạo đức cách mạng cho mọi người, nó sẽ làm cho lòng công phẫn của nhân dân được thoả mãn, làm cho nhân dân thêm tin tưởng nỗ lực hy sinh cho cuộc toàn thắng của nước nhà.
Tôi đề nghị...”
Trần Dụ Châu tái mặt, cất giọng yếu ớt xin tha tội.
Thiếu tướng Chánh án tuyên bố: “Toà nghỉ 15 phút để nghị án”.
Khi Toà trở ra tiếp tục làm việc, Thiếu tướng Trần Tử Bình đọc công lệnh của Đại tướng Tổng tư lệnh: Tước quân hàm đại tá của Trần Dụ Châu.
Sau đó, Thiếu tướng Chánh án đứng lên tuyên án:
- Trần Dụ Châu can tội biển thủ công quỹ, nhận hối lộ, phá hoại công cuộc kháng chiến: Tử hình, tịch thu ba phần tư tài sản. Lê Sĩ Cửu, can tội biển thủ công quỹ, thông đồng với bọn buôn bán lậu giả mạo giấy tờ: Tử hình vắng mặt.
Hai chiến sĩ công an dẫn Châu rời nơi xử án trở về nhà giam.
...
           * Hồ Chủ tịch bác đơn xin giảm tội của Châu. 6 giờ chiều hôm sau, Trần Dụ Châu được đưa ra trường bắn trước sự có mặt của đại diện Bộ Tư pháp, Nha Công an, Cục Quân nhu và một số cơ quan.
Nhân vụ án Trần Dụ Châu
(Xã luận báo Cứu quốc ngày 27/9/1950)
Trần Dụ Châu, nguyên Giám đốc Nha Quân nhu can tội ăn cắp công quỹ làm nhiều điều bỉ ổi đã bị đưa ra trước Tòa án binh tối cao. Ngay ngày hôm sau, tên phản bội quyền lợi nhân dân ấy đã bị bắn để đền tội của y.
Trong tình thế kháng chiến và trong giai đoạn quyết liệt hiện nay, vụ án Trần Dụ Châu có một ý nghĩa lớn lao. Nó làm toàn thể nhân dân bằng lòng và thêm tin tưởng ở chính quyền và đoàn thể nhân dân. Nhân dân đã thấy rõ: Chính quyền và đoàn thể không bao giờ dung túng một cán bộ nào làm bậy, dù cán bộ cao cấp đến đâu đi nữa. Vụ án này còn làm vui lòng tất cả những cán bộ Quân nhu ngay thẳng, chí công vô tư, đã không để Trần Dụ Châu lôi cuốn.

Nó đã cho chính quyền và đoàn thể ta nhiều kinh nghiệm trong việc dùng cán bộ, giáo dục và kiểm soát cán bộ.
Có người e ngại: Chúng ta mở toang vụ án này, công khai vạch rõ nhưng tội lỗi nhơ bẩn của Trần Dụ Châu và bè lũ có thể làm một số dân chúng chê trách, hay kẻ địch bám vào đấy để nói xấu chính quyền, đoàn thể ta. Không! Chúng ta không sợ phê bình và tự phê bình những khuyết điểm của ta. Chúng ta khác bọn phản động và hơn hẳn chúng ở chỗ đó. Đấy là một sự khuyến khích nhân dân thẳng thắn, phê bình những sai lầm của cán bộ, của Chính quyền, đoàn thể vì họ đã hiểu chính quyền, đoàn thể ta là chính quyền, đoàn thể của họ và họ nhất định không tha thứ những kẻ nào đi ngược quyền lợi của họ.
Cái chết nhục nhã của Trần Dụ Châu còn là một lời cảnh cáo những kẻ lén lút đang tính chuyện đục khoét công quỹ của Chính phủ, trục lợi của nhân dân. Tất cả những bọn ấy hãy coi chừng dư luận sắc bén của quần chúng và luật pháp nghiêm khắc của Nhà nước nhân dân!
Chúng ta phải thẳng tay vạch mặt và trừng trị những bọn ấy, những kẻ tham ô, hoang phí, những kẻ mưu sống phè phỡn trên mồ hôi nước mắt người khác, để tiến tới xây dựng một nền tảng chính quyền nhân dân thật vững vàng.
Đây không phải là việc riêng của Chính phủ, của đoàn thể mà đấy là bổn phận của tầng lớp đông đảo quần chúng nhân dân chúng ta”.
C.Q

NHỮNG TẤN TRÒ ĐỜI

ĐỀ NGHỊ KHÔNG CHO CSGT TIÊU 70% TIỀN PHẠT
Hôm ni CSGT thổi còi, mình dừng xe bước xuống nhưng vẫn dán mắt vào màn hình điện thoại. Đồng chí CS đưa tay lên chào rồi cố kiềm chế, nhưng giọng vẫn gắt: Vì sao CS dừng xe mà anh vẫn nhìn điện thoại. Mình không nói, cười rinh rích. Tò mò, đồng chí mới hỏi: Anh cười cái chi? Mình nói, anh đọc đi, QH đề nghị không chi 70% tiền nộp phạt vi phạm giao thông cho CSGT xài nữa? Đồng chí này không thể nhịn được, văng luôn: Mịe, ngu thế còn cười. Bọn tao nhờ éo gì mấy đồng nộp vào ngân sách? Muốn nộp 700 hay 200 (nghìn)? Mình hiểu liền, bèn giả lã, ít vẫn hơn mà đồng chí, vả lại khỏi lập biên bản tốn thời gian. Tôi cười là cười mấy ông đại biểu đề xuất việc này thôi.
Đồng chí CSGT phá lên cười, đoạn bảo: Thôi đi nhanh cho con nhờ bố!
XE CHÍNH CHỦ
Ngày 10.11, ngày Nghị định 71/2012 có hiệu lực, dân tình ồn ào bàn tán, từ đó gọi nghị định này là Nghị định xe chính chủ, và trên mạng xã hội, bộ La bị ném đá tới tấp
Ở quê, khi giận nhau, bà con xách quần đứng ở hàng rào, hướng về nhà hàng xóm mà chửi. Theo quan niệm dân gian thì chửi nhiều làm cho mả ông bà tổ tiên nhà hàng xóm phải động, gọi là động mả.
Quan niệm này, mả nhà ông La đã động từ hai năm nay rồi. Nhưng ông ta đã gặp hên,vì bà con toàn chửi trên mạng, mà mạng méo thì tổ tiên nhà ổng ở nơi khuất núi không đọc được.
Nghĩ mà thương vợ con lão La, ra đường cũng phải giấu nhân thân của mình, không thì sợ thiên hạ chửi. Không khéo lão trở thành người chồng, người cha vô thừa nhận mất. Tội cho lão!
Mấy cha rảnh rỗi hóa nông nỗi, giải thích rất lằng nhằng (Chỉ phạt xe chưa sang tên đổi chủ, không phạt xe đi mượn). Vấn đề người ta hỏi anh, làm sao để phân biệt xe chính chủ và xe đi mượn? Pháp luật có quy định tài sản đang sử dụng có nhất thiết phải chính chủ không?
Một ngày nào đó rỗi quá, các ông đuổi hết sinh viên ra đường vì không ở nhà chính chủ, tụi nó còn lo học hành, đâu rảnh mà cãi với các ông?
 
*
Cái gì không chính chủ cũng sẽ bị phạt, chỉ có Hoàng Sa không chính chủ là không bị phạt!

 NGHÈO MÀ NGÔNG
Mấy hôm tày bà con nháo nhác vì chuyện nước ta bỏ ra 150 triệu đô để đăng cai ASIAD, sáng ni đọc báo thấy Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh nói rất nhẹ nhàng và...đơn giản: Không đến 1 tỷ đô đâu! He he. Đồ ẻ, đáng chi với nước ta đâu mà ồn nào?
Theo đà dân tộc tự cường, Thống đốc Nguyễn Văn Bình nói đại ý (do Babel phiên dịch ra khẩu ngữ bình dân): Vàng thế giới thấp kệ mịe nó, vàng ta cao vậy đó, không cần liên thông liên thiếc làm gì sất. Thế giới làm sao có vàng SJC như VN mà dám so? Ho ho...
*
Mình biết một thằng được gọi là đại gia Đà Nẵng. Khi làm ăn trúng, hắn lặn không sủi tăm, khi nghe hắn điện thoại mời mọc, tiệc tùng búa xua, ấy là khi hắn làm ăn bể mánh. Hồi đầu mọi người không biết, tưởng hắn mời mọc thế là làm ăn hoành tráng lắm, nay thì hiểu, nghe gọi điện thoại biết liền thằng này tiệc tùng để làm le với thiên hạ, chứ bể tè le rồi. Có lần mình hỏi, làm ăn đã bể còn tiệc tùng chi mi. Nó bảo, em nợ trăm tỉ rồi, nợ thêm vài tỉ đáng chi anh.
Nước mình bỏ ra 1 tỷ USD đăng cai ADIAD 18, thấy giống thăng này ghê.
ĐÃ THEO, ÔNG THEO ĐẾN CÙNG
Anh nói cho vợ biết, anh theo facebook đã hai năm trời. Facebook sinh ra tường cho anh viết, sinh ra album cho anh up ảnh, sinh ra bình luận cho anh comment, sinh ra thích cho anh like...Anh chưa bao giờ từ chối những tính năng được cả thế giới chia sẻ.
Facebook chưa đóng các tính năng lại là còn tin tưởng anh. Facebook còn là anh còn. Em đừng bắt anh từ bỏ facebook. Anh nói lại lần nữa: Đừng hòng bắt anh từ bỏ facebook, không bao giờ!
Phẩm chất này anh học được từ tiền bối của anh. Nói không với từ bỏ. He he...
*
Mình đã được khai sáng. Từ nay sếp mình có phê bình, mình sẽ nói: Em theo báo ta đã 15 năm thừa 4 tháng. Em chưa bao giờ xin sếp chức vụ này, chức vụ nọ, các sếp giao thì em không thoái thác bất kỳ chức vụ nào (kể cả việc thay vị trí của sếp, nếu sếp giao thì em nhận liền). Ha ha... 
ĐẠI BIỂU NHẦM TO!
Người ta ca ngợi ông Dương Trung Quốc về câu chất vấn Thủ tướng. Mình lại thấy bác Quốc (và các đại biểu Quốc hội) không hiểu được nguyên tắc Đảng. Đảng lãnh đạo thông qua công tác tổ chức cán bộ, cán bộ là do Đảng phân công…Trong hội nghị TƯ, BCH đã quyết định không kỷ luật tập thể BCT và “một cá nhân”. Đã không kỷ luật tức là vẫn để làm, vậy thì sao lại đặt vấn đề từ chức ở đây? Đã thế lại ngồi bàn bỏ phiếu tín nhiệm. Đảng phân công thì làm, QH quyền chi mà bỏ phiếu người của Đảng? Vô lý! Mấy ông theo Đảng mà chẳng hiểu Đảng gì cả. Mình thì quán triệt sâu sắc.
MẠT VẬN
Ngày TQ có tổng bí thư mới là ngày sông Tranh 2 động đất mạnh nhất từ trước đến nay, dân tình hoảng loạn; cũng là ngày mả nhà hai thằng động: Một thằng tên Dũng, đề nghị chấm dứt hoạt động facebook VN, một thằng tên Đăng đề nghị giờ cao điểm không được đi xe máy một người.
Tuy đề xuất của Dũng tàng về chặn facebook VN bị chôn vì đống đá quá to, nhưng để tiện cho nhà chức trách quản lý, nên đề xuất tiếp, chúng ta nên ban hành nghị định quy định nick trên facebook phải được đăng ký chính chủ, phù hợp với CMTND hoặc giấy khai sinh (nếu chưa đủ tuổi làm CMT). Trong gia đình có nhiều người cũng chỉ được đăng ký một tài khoản để tránh tình trạng kẹt mạng như tắc đường hiện nay.
Sao mấy giờ sinh ra lắm thứ hủ bại thế nhỉ, mạt vận đến nơi rồi.
Nguồn: Blog NTT