Nguồn: Kienthuc.net.vn
- Thiếu tướng Trần Tử Bình là một trong 12 vị tướng đầu tiên của QĐND Việt Nam. Vụ án lịch sử thể hiện tính nghiêm minh của Nhà nước pháp quyền này xảy ra đã 62 năm, nhân thời điểm công luận và dư luận cả nước đang nóng lòng và chú tâm về cuộc chống tham nhũng theo NQTƯ 4, nhất là những thất vọng và nghi ngờ của số đông trong cộng đồng xã hội sau Hội nghị TƯ 6 và diễn biến kỳ họp Quốc hội, đọc lại bài viết "Thiếu tướng Trần Tử Bình xử án tham nhũng Trần Dụ Châu":
- Thiếu tướng Trần Tử Bình là một trong 12 vị tướng đầu tiên của QĐND Việt Nam. Vụ án lịch sử thể hiện tính nghiêm minh của Nhà nước pháp quyền này xảy ra đã 62 năm, nhân thời điểm công luận và dư luận cả nước đang nóng lòng và chú tâm về cuộc chống tham nhũng theo NQTƯ 4, nhất là những thất vọng và nghi ngờ của số đông trong cộng đồng xã hội sau Hội nghị TƯ 6 và diễn biến kỳ họp Quốc hội, đọc lại bài viết "Thiếu tướng Trần Tử Bình xử án tham nhũng Trần Dụ Châu":
Thiếu tướng Trần Tử Bình, khi đó (1950) đang là Phó Tổng thanh tra quân đội, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, đã được Bác Hồ trực tiếp giao nhiệm vụ điều tra vụ tham nhũng của Trần Dụ Châu. Ngày 5/9/1950, Trần Dụ Châu đã bị tuyên án tử hình.
Bức thư tố cáo
của nhà thơ Đoàn Phú Tứ
Một đêm hè 1950, tại Chiến khu Việt Bắc, Thiếu tướng Trần Tử Bình được triệu lên gặp Bác. Bác trao cho ông lá thư của đại biểu Quốc hội Đoàn Phú Tứ: “Đây là bức thư của một nhà thơ gửi lên cho Bác. Bác đã đọc kỹ lá thư này và rất đau lòng!”.
của nhà thơ Đoàn Phú Tứ
Một đêm hè 1950, tại Chiến khu Việt Bắc, Thiếu tướng Trần Tử Bình được triệu lên gặp Bác. Bác trao cho ông lá thư của đại biểu Quốc hội Đoàn Phú Tứ: “Đây là bức thư của một nhà thơ gửi lên cho Bác. Bác đã đọc kỹ lá thư này và rất đau lòng!”.
Ảnh: Tại Đại hội Đảng II tại Chiêm Hoá,
Tuyên Quang, tháng 2/1951: Từ trái qua, hàng đứng: Trần Tử Bình, Nguyễn Văn Vịnh, Phan Trọng Tuệ, Bùi Lâm.
Hàng ngồi: Đinh Đức Thiện, Nguyễn Lương Bằng, Hoàng Tùng
Rồi Bác giao cho Thiếu tướng khẩn trương điều tra vụ việc. Khi đó ông là Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Phó Tổng Thanh tra quân đội.
Thư có ghi: “Đại tá Cục trưởng Cục Quân nhu Trần Dụ Châu gần đây đã gây nhiều dư luận bất bình trong anh em binh sĩ quân đội. Châu đã dùng quyền lực "ban phát" ăn mặc, nên Châu đã giở trò ăn cắp. Cứ mỗi cái màn lính, Châu ăn cắp mất hai tấc vải nên hãy ngồi lên là đầu chạm đỉnh màn. Còn áo trấn thủ, Châu ăn cắp bông lót rồi độn bao tải vào. Nhiều người biết đấy nhưng không ai dám ho he...
Tuyên Quang, tháng 2/1951: Từ trái qua, hàng đứng: Trần Tử Bình, Nguyễn Văn Vịnh, Phan Trọng Tuệ, Bùi Lâm.
Hàng ngồi: Đinh Đức Thiện, Nguyễn Lương Bằng, Hoàng Tùng
Rồi Bác giao cho Thiếu tướng khẩn trương điều tra vụ việc. Khi đó ông là Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Phó Tổng Thanh tra quân đội.
Thư có ghi: “Đại tá Cục trưởng Cục Quân nhu Trần Dụ Châu gần đây đã gây nhiều dư luận bất bình trong anh em binh sĩ quân đội. Châu đã dùng quyền lực "ban phát" ăn mặc, nên Châu đã giở trò ăn cắp. Cứ mỗi cái màn lính, Châu ăn cắp mất hai tấc vải nên hãy ngồi lên là đầu chạm đỉnh màn. Còn áo trấn thủ, Châu ăn cắp bông lót rồi độn bao tải vào. Nhiều người biết đấy nhưng không ai dám ho he...
Cháu cùng với một đoàn nhà văn đi thăm và úy lạo các đơn vị bộ đội vừa đi đánh giặc trở về. Cháu đã khóc nấc lên khi thấy các chiến sĩ bị thương thiếu thuốc men, bông băng và hầu hết các chiến sĩ đều rách rưới "võ vàng đói rét", chỉ còn mắt với răng mà mùa đông tiết thời chiến khu lạnh lắm, lạnh tới mức nước đóng băng...”.
Sau đó, nhà thơ kể đã được Châu mời dự tiệc cưới của Lê Sĩ Cửu tổ chức ngay chiến khu: “... Trên những dãy bàn dài tít tắp, xếp kín chim quay, gà tần, vây bóng, nấm hương, giò chả, thịt bò thui, rượu tây, cốc thủy tinh sáng choang, thuốc lá thơm hảo hạng. Hoa Ngọc Hà dưới Hà Nội cũng kịp đưa lên. Ban nhạc Cảnh Thân được mời từ Khu Ba lên tấu nhạc réo rắt. Trần Dụ Châu mặc quân phục đại tá choáng lộn, cưỡi ngựa đến dự cưới...”.
Ngạo mạn hơn, Châu mời nhà thơ đọc thơ mừng hôn lễ. Đoàn Phú Tứ với lòng tự trọng của mình đã dũng cảm xuất khẩu: “Bữa tiệc cưới của chúng ta sắp chén đẫy hôm nay được dọn bằng xương máu của các chiến sĩ”.
Sau đó, nhà thơ kể đã được Châu mời dự tiệc cưới của Lê Sĩ Cửu tổ chức ngay chiến khu: “... Trên những dãy bàn dài tít tắp, xếp kín chim quay, gà tần, vây bóng, nấm hương, giò chả, thịt bò thui, rượu tây, cốc thủy tinh sáng choang, thuốc lá thơm hảo hạng. Hoa Ngọc Hà dưới Hà Nội cũng kịp đưa lên. Ban nhạc Cảnh Thân được mời từ Khu Ba lên tấu nhạc réo rắt. Trần Dụ Châu mặc quân phục đại tá choáng lộn, cưỡi ngựa đến dự cưới...”.
Ngạo mạn hơn, Châu mời nhà thơ đọc thơ mừng hôn lễ. Đoàn Phú Tứ với lòng tự trọng của mình đã dũng cảm xuất khẩu: “Bữa tiệc cưới của chúng ta sắp chén đẫy hôm nay được dọn bằng xương máu của các chiến sĩ”.
Tổng Thanh tra quân đội vào cuộc
Ngay hôm sau, Tổng Thanh tra quân đội Lê Thiết Hùng triệu tập cuộc họp “Điều tra vụ tham ô của Đại tá Cục trưởng Quân nhu Trần Dụ Châu”. Tới dự có ông Xuân Thủy và nhà báo Hồng Hà.
Thiếu tướng đọc lại bức thư. Cả hội nghị im lặng. Ông nói tiếp: “Trong hoàn cảnh hiện nay, cách mạng đang đứng trước những thử thách gay go. Địch tập trung phá hoại kinh tế... Trong thời điểm nóng bỏng này, Trần Dụ Châu và đồng bọn lại mặc sức sống phè phỡn, trác táng... Đọc thư này, Bác yêu cầu chúng ta phải điều tra gấp, làm rõ từng vụ việc”.
Ngay hôm sau, cán bộ trong Thanh tra quân đội tỏa về các liên khu.
Trực tiếp Thiếu tướng khoác ba lô xuống đơn vị. Ông gặp gỡ từng cán bộ, chiến sĩ để trò chuyện về đời sống của bộ đội, về cấp phát quân nhu của Châu. Chưa rõ ông thuộc cán bộ cấp nào, nhưng cũng là dịp được bộc bạch nỗi niềm bức xúc bấy lâu…
Tài liệu từ Khu Bốn gửi ra, từ Khu Ba gửi lên, rồi Chiến khu Việt Bắc... Trần Dụ Châu hiện nguyên hình một kẻ gian hùng, trác táng, phản bội lại lòng tin của Đảng, lợi ích Quốc gia.
"Một cái ung nhọt, dẫu có đau cũng phải cắt bỏ"
Trước vụ việc này, Bác Hồ dứt khoát: "Một cái ung nhọt, dẫu có đau cũng phải cắt bỏ, không để nó lây lan nguy hiểm".
Ngày 5/9/1950, tại thị xã Thái Nguyên, Tòa án Binh tối cao mở phiên tòa đặc biệt xử Trần Dụ Châu. Chưa đến giờ khai mạc nhưng trong, ngoài đã chật ních người. Tại cửa có căng khẩu hiệu "Nêu cao ánh sáng công lý trong quân đội". Trong phòng xử án treo 2 khẩu hiệu "Quân pháp vô thân!" và "Trừng trị để giáo huấn!".
Đúng 8 giờ, đại diện Chính phủ, quân đội, Tòa án Binh tối cao có mặt. Thiếu tướng Chu Văn Tấn ngồi ghế Chánh án cùng 2 Hội thẩm viên: Phạm Học Hải - Giám đốc Tư pháp Liên khu Việt Bắc và Trần Tấn - Cục phó Cục Quân nhu.
Thiếu tướng Trần Tử Bình, đại diện Chính phủ, ngồi ghế Công cáo ủy viên. Tới dự còn có ông Nguyễn Khang - Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến Liên khu Việt Bắc, Võ Dương - Liên khu hội trưởng Liên khu Việt Bắc; Đỗ Xuân Dung - Giám đốc Công chính Liên khu Việt Bắc; bác sĩ Vũ Văn Cẩn cùng đại biểu quân đội, đại diện các đoàn thể nhân dân và các nhà báo.
Tiếng gọi các bị cáo vang trong phòng họp. Bị cáo Lê Sĩ Cửu vắng mặt vì ốm nặng.
Thiếu tướng Chánh án hỏi các bị cáo. Trần Dụ Châu bước ra trước vành móng ngựa, nói nhiều về công lao với cách mạng và đổ cho lính làm bậy, còn mình không kiểm soát được.
Trước chứng cứ rành rành, Công cáo ủy viên Trần Tử Bình đứng lên đọc bản cáo trạng:“Thưa Toà, thưa các vị,
Trong tình thế gấp rút chuẩn bị Tổng phản công, mọi người đang nai lưng buộc bụng, tích cực phục vụ kháng chiến. Trước tiền tuyến, quân đội ta đang hy sinh để đánh trận căn bản mở màn cho chiến dịch mới, thì tôi thiết tưởng (mà cũng là lời yêu cầu) Toà dùng những luật hình sẵn có để xử Trần Dụ Châu, và theo chỉ thị căn bản của vị cha già dân tộc là cán bộ cần phải “Cần - Kiệm - Liêm – Chính”.
Việc phạm pháp của Trần Dụ Châu xảy ra trong không gian là Việt Bắc, nơi thai nghén nền Độc lập của Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, đã làm vẩn đục thủ đô kháng chiến…
Để đền nợ cho quân đội, để làm tấm gương cho cán bộ và nhân dân, để cảnh tỉnh những kẻ đang miệt mài nghĩ những phương kế xoay tiền của Chính phủ, những lũ bày ra mưu nọ kế kia, lừa trên bịp dưới, để trừ hết bọn mọt quỹ tham ô, dâm đãng, để làm bài học cho những ai đang trục lợi kháng chiến, đang cậy quyền, cậy thế để loè bịp nhân dân.
Bản án mà Toà sắp tuyên bố đây phải là một bài học đạo đức cách mạng cho mọi người, nó sẽ làm cho lòng công phẫn của nhân dân được thoả mãn, làm cho nhân dân thêm tin tưởng nỗ lực hy sinh cho cuộc toàn thắng của nước nhà.
Tôi đề nghị...”
Trần Dụ Châu tái mặt, cất giọng yếu ớt xin tha tội.
Thiếu tướng Chánh án tuyên bố: “Toà nghỉ 15 phút để nghị án”.
Khi Toà trở ra tiếp tục làm việc, Thiếu tướng Trần Tử Bình đọc công lệnh của Đại tướng Tổng tư lệnh: Tước quân hàm đại tá của Trần Dụ Châu.
Sau đó, Thiếu tướng Chánh án đứng lên tuyên án:
- Trần Dụ Châu can tội biển thủ công quỹ, nhận hối lộ, phá hoại công cuộc kháng chiến: Tử hình, tịch thu ba phần tư tài sản. Lê Sĩ Cửu, can tội biển thủ công quỹ, thông đồng với bọn buôn bán lậu giả mạo giấy tờ: Tử hình vắng mặt.
Hai chiến sĩ công an dẫn Châu rời nơi xử án trở về nhà giam.
...
* Hồ Chủ tịch bác đơn xin giảm tội của Châu. 6 giờ chiều hôm sau, Trần Dụ Châu được đưa ra trường bắn trước sự có mặt của đại diện Bộ Tư pháp, Nha Công an, Cục Quân nhu và một số cơ quan.
Nhân vụ án Trần Dụ Châu
(Xã luận báo Cứu quốc ngày 27/9/1950)
Trần Dụ Châu, nguyên Giám đốc Nha Quân nhu can tội ăn cắp công quỹ làm nhiều điều bỉ ổi đã bị đưa ra trước Tòa án binh tối cao. Ngay ngày hôm sau, tên phản bội quyền lợi nhân dân ấy đã bị bắn để đền tội của y.
Trong tình thế kháng chiến và trong giai đoạn quyết liệt hiện nay, vụ án Trần Dụ Châu có một ý nghĩa lớn lao. Nó làm toàn thể nhân dân bằng lòng và thêm tin tưởng ở chính quyền và đoàn thể nhân dân. Nhân dân đã thấy rõ: Chính quyền và đoàn thể không bao giờ dung túng một cán bộ nào làm bậy, dù cán bộ cao cấp đến đâu đi nữa. Vụ án này còn làm vui lòng tất cả những cán bộ Quân nhu ngay thẳng, chí công vô tư, đã không để Trần Dụ Châu lôi cuốn.
Nó đã cho chính quyền và đoàn thể ta nhiều kinh nghiệm trong việc dùng cán bộ, giáo dục và kiểm soát cán bộ.
Có người e ngại: Chúng ta mở toang vụ án này, công khai vạch rõ nhưng tội lỗi nhơ bẩn của Trần Dụ Châu và bè lũ có thể làm một số dân chúng chê trách, hay kẻ địch bám vào đấy để nói xấu chính quyền, đoàn thể ta. Không! Chúng ta không sợ phê bình và tự phê bình những khuyết điểm của ta. Chúng ta khác bọn phản động và hơn hẳn chúng ở chỗ đó. Đấy là một sự khuyến khích nhân dân thẳng thắn, phê bình những sai lầm của cán bộ, của Chính quyền, đoàn thể vì họ đã hiểu chính quyền, đoàn thể ta là chính quyền, đoàn thể của họ và họ nhất định không tha thứ những kẻ nào đi ngược quyền lợi của họ.
Cái chết nhục nhã của Trần Dụ Châu còn là một lời cảnh cáo những kẻ lén lút đang tính chuyện đục khoét công quỹ của Chính phủ, trục lợi của nhân dân. Tất cả những bọn ấy hãy coi chừng dư luận sắc bén của quần chúng và luật pháp nghiêm khắc của Nhà nước nhân dân!
Chúng ta phải thẳng tay vạch mặt và trừng trị những bọn ấy, những kẻ tham ô, hoang phí, những kẻ mưu sống phè phỡn trên mồ hôi nước mắt người khác, để tiến tới xây dựng một nền tảng chính quyền nhân dân thật vững vàng.
Đây không phải là việc riêng của Chính phủ, của đoàn thể mà đấy là bổn phận của tầng lớp đông đảo quần chúng nhân dân chúng ta”.
C.Q
Trong tình thế kháng chiến và trong giai đoạn quyết liệt hiện nay, vụ án Trần Dụ Châu có một ý nghĩa lớn lao. Nó làm toàn thể nhân dân bằng lòng và thêm tin tưởng ở chính quyền và đoàn thể nhân dân. Nhân dân đã thấy rõ: Chính quyền và đoàn thể không bao giờ dung túng một cán bộ nào làm bậy, dù cán bộ cao cấp đến đâu đi nữa. Vụ án này còn làm vui lòng tất cả những cán bộ Quân nhu ngay thẳng, chí công vô tư, đã không để Trần Dụ Châu lôi cuốn.
Nó đã cho chính quyền và đoàn thể ta nhiều kinh nghiệm trong việc dùng cán bộ, giáo dục và kiểm soát cán bộ.
Có người e ngại: Chúng ta mở toang vụ án này, công khai vạch rõ nhưng tội lỗi nhơ bẩn của Trần Dụ Châu và bè lũ có thể làm một số dân chúng chê trách, hay kẻ địch bám vào đấy để nói xấu chính quyền, đoàn thể ta. Không! Chúng ta không sợ phê bình và tự phê bình những khuyết điểm của ta. Chúng ta khác bọn phản động và hơn hẳn chúng ở chỗ đó. Đấy là một sự khuyến khích nhân dân thẳng thắn, phê bình những sai lầm của cán bộ, của Chính quyền, đoàn thể vì họ đã hiểu chính quyền, đoàn thể ta là chính quyền, đoàn thể của họ và họ nhất định không tha thứ những kẻ nào đi ngược quyền lợi của họ.
Cái chết nhục nhã của Trần Dụ Châu còn là một lời cảnh cáo những kẻ lén lút đang tính chuyện đục khoét công quỹ của Chính phủ, trục lợi của nhân dân. Tất cả những bọn ấy hãy coi chừng dư luận sắc bén của quần chúng và luật pháp nghiêm khắc của Nhà nước nhân dân!
Chúng ta phải thẳng tay vạch mặt và trừng trị những bọn ấy, những kẻ tham ô, hoang phí, những kẻ mưu sống phè phỡn trên mồ hôi nước mắt người khác, để tiến tới xây dựng một nền tảng chính quyền nhân dân thật vững vàng.
Đây không phải là việc riêng của Chính phủ, của đoàn thể mà đấy là bổn phận của tầng lớp đông đảo quần chúng nhân dân chúng ta”.
C.Q
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét