Bài ca Trường Nguyễn Văn Trỗi

Nhạc và lời: Hồng Tuyến

Thứ Năm, 31 tháng 1, 2013

Bản cam kết rất..."hài"

Đây là Bản cam kết của Trường tiểu học Nguyễn Du - Quận Hoàn Kiếm, Hà nội. Do cô giáo phát cho học sinh và yêu cầu phụ huynh lẫn học sinh phải ký vào. "Pó tay" với một văn bản được cho là của cơ quan giáo dục đào tạo, điều đáng nói ở đây, đối tượng của văn bản lại là giáo viên CN, học sinh tiểu học và phụ huynh học sinh.
Nguồn: DLB

Thứ Ba, 29 tháng 1, 2013

Tức nước vỡ bờ

"- Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm không có súng thì dùng cuốc thuổng gậy gộc" để chiến đấu với quân cướp đất.
- Chúng tôi đã bị dồn đến chân tường nên chúng tôi thà hy sinh đến giọt máu cuối cùng để giữ đất, tài sản, giữ mồ mả của nhân dân chúng tôi".
- Nông dân phường Dương nội thà hy sinh tất cả chứ không chịu mất đất..."
 Đó là khẩu hiệu trên cánh đồng của những người nông dân Dương nội, Hà đông bị cướp đất
THÊM MỘT DẠNG DÂN OAN MỚI

Thứ Hai, 28 tháng 1, 2013

Ông Nguyễn Xuân Phúc và PMQ

Cách đây gần tuần trên UT có bài GS Trọng dự buổi chất vấn thủ tướng Anh - David Cameron. Xem buổi chất vấn thủ tướng Anh trước Nghị viện, thể hiện nền dân chủ nghị viện của "tư bản giãy chết" như thế nào. Tác giả Huỳnh Văn Úc đã có bài nói rõ hơn về buổi chất vấn đó.
Huỳnh Văn Úc
Theo lịch trình chuyến thăm nước Anh, ngày 23/1/2013 Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ tới chứng kiến phiên chất vấn Thủ tướng nước Anh với tên tiếng Anh là Prime Minister’s Question Time, viết tắt là PMQ. Trong một năm có khoảng 20 phiên PMQ diễn ra vào ngày thứ tư của tuần từ 12 giờ đến 12 giờ 30 phút. Trong 30 phút đó Thủ tướng sẽ phải trả lời sáu câu hỏi từ lãnh đạo đảng đối lập chính, hai câu hỏi từ lãnh đạo đảng đối lập lớn thứ hai và rất nhiều câu hỏi từ các dân biểu về bất kỳ vấn đề gì.

Thật đáng tiếc là thời tiết đỏng đảnh của nước Ý –nơi mà Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng dừng chân trước khi tới London- làm cho ông có triệu chứng bị cảm nên ông không thể đến dự PMQ vào hôm thứ tư 23/1/2013. Thay vào đó Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng ba quan chức Việt Nam và Đại sứ Việt Nam tại Anh Vũ Quang Minh đã đến phòng họp 20 phút trước khi phiên PMQ bắt đầu. Vừa ngồi yên vị các vị khách Việt Nam đeo ngay tai nghe để theo dõi các diễn biến. Thủ tướng David Cameron xuất hiện lúc 12 giờ kém 2 phút trong tiếng reo mừng của dân biểu Đảng Bảo thủ của ông. Như thường lệ, câu hỏi đầu tiên hỏi về lịch trình làm việc của Thủ tướng trong ngày. Trước khi trả lời, ông Cameron khen ngợi lòng dũng cảm của một quân nhân Anh vừa thiệt mạng ở Afghanistan và chia buồn với gia đình liệt sĩ. Sau một hai câu hỏi của dân biểu là màn đối đầu kịch tính chừng 10 phút giữa ông Cameron và lãnh đạo đảng Lao động đối lập Ed Miliband. Chủ đề tranh luận duy nhất giữa hai chính trị gia ngồi mặt đối mặt qua chiếc bàn lớn ở giữa là tương lai của nước Anh trong Liên hiệp châu Âu (EU). Ông Cameron buối sáng hôm đó vừa có diễn văn nói về sự cần thiết phải cải tổ châu Âu theo hướng mở và linh hoạt hơn. Vị Thủ tướng cũng hứa hẹn sẽ tổ chức trưng cầu dân ý để người dân đưa ra quyết định có nên tiếp tục là thành viên của EU nữa không. Ông Ed Miliband hỏi đi hỏi lại về chuyện ông Cameron sẽ bỏ phiếu như thế nào trong một cuộc trưng cầu dân ý như thế nhưng vị Thủ tướng kiên quyết không trả lời thẳng câu hỏi. Khi bị đối thủ tiếp tục truy kích về chuyện ông có khuyến cáo người dân bỏ phiếu rời bỏ EU một cuộc trưng cầu dân ý nếu Anh không đạt được những gì mong muốn trong đàm phán với EU, ông Cameron dùng tới khiếu hài hước và sự thách thức: "Trước hết thật đáng hoan nghênh là ông ấy chấp nhận khả năng Đảng Bảo thủ sẽ thắng trong cuộc bầu cử sắp tới " ông Cameron nói trong tiếng hò reo ủng hộ của dân biểu Bảo thủ cũng như tiếng cười của quan khách.

Ông Nguyễn Xuân Phúc chăm chú theo dõi phiên chất vấn. Đôi lúc người ta thấy trên vầng trán cao của ông có những nếp nhăn, đôi lông mày rậm nhíu lại. Có thể là ông không hài lòng về một điều gì đó. Mà ông không hài lòng là phải. Là một trong mười bốn cột trụ của quốc gia ông đã từng có mặt trong những phiên chất vấn. Chất vấn của mình nó nghiêm túc, có khi mặt lạnh như tiền, có khi mặt gân guốc như đâm lê. Anh nào có tật giật mình khi bị chất vấn thì mặt mày xanh xám. Chất vấn của bọn tư bản giẫy chết cứ như trò đùa. Bàn chuyện quốc gia đại sự mà cứ như làm trò con nít, có cả tiếng hò reo và tiếng cười. Thật chẳng nghiêm túc một tí nào!

CẢNH “GẦM GIƯỜNG CHIẾU ĐẤT” VÀ BỆNH VIỆN CHO DÂN

TRẦN ĐĂNG KHOA
Nói thêm về Nguyễn Bá Thanh
Mới đây, vào những ngày cuối tháng 1, năm 2013 này, tại Trung tâm Triển lãm Nghệ thuật 45 Tràng Tiền Hà Nội, đã có cuộc triển lãm ảnh đặc biệt, không phải ảnh nghệ thuật, mà ảnh phóng sự báo chí, ảnh đời thường, nhưng lại có sức thu hút công chúng rất mãnh liệt. Đó là triển lãm cảnh “ngủ gầm giường, ngủ hành lang bệnh viện” với hơn một trăm bức ảnh. Mỗi bức ảnh là một hoàn cảnh, một nỗi đời, một cảnh ngộ. Tác giả của những bức ảnh này, không chỉ là những phóng viên, những ký giả, cộng tác viên của Trung tâm Sức khỏe và Dân số, mà còn là những người bình thường.
Ảnh: Tiền phong online
Họ là bệnh nhân hoặc người nhà đi theo chăm sóc bệnh nhân. Họ ghi lại những khoảnh khắc mình đã thấy hoặc đã trải, không phải có ý thức làm nghệ thuật, mà chỉ đơn giản giữ lại những kỷ niệm theo kiểu “thấy gì ghi nấy”. Chính vì thế mà nó rất chân thật và sinh động. Không phê phán ngành y tế, chỉ phơi ra một thực trạng mang tính sẻ chia. Chính thế lại đắng đót, lại có sức lay động lương tri những người tử tế. Chỉ những trái tim và tâm hồn lạnh giá mới có thể dửng dưng.

Cuộc triển lãm đặc biệt này cũng đã lên mạng nhiều trang baó điện tử chính thống. Tôi không biết các vị lãnh đạo, các nhà quản lý nghĩ gì khi nhìn những cảnh đời nơi “gầm giường chiếu đất” này? Còn tôi, bao trùm lên mọi cảm giác là nỗi đắng đót đến se thắt cả gan ruột. Lại nhớ đến buổi “vi hành” của bà Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến xuống các bệnh viện cơ sở. Bò từ gầm giường ra chào bà là các bệnh nhân nhí bị ung thư. Rồi những bệnh nhân hiểm nghèo chờ xạ trị ba người ghép một giường. Nhiều khi bệnh nhân phải nằm chen chúc dưới gầm giường, nằm tràn cả ra hành lang bệnh viện trong thời tiết mưa ẩm và giá lạnh. Sống lay lắt như thế, ngay cả một người khỏe mạnh cũng có thể gục đổ, chứ không còn nói đến những con người bất hạnh, lại mang trong mình trọng bệnh mà sự sống mong manh chỉ tính bằng những khoảnh khắc.
Ta hiểu nỗi khổ tâm của bà Bộ trưởng Bộ Y tế có tâm đức. Nhưng chẳng lẽ lại cứ để tình trạng quá tải ở các bệnh viện diễn ra mãi như thế này sao? Hiện nay, Hà Nội đã mở rộng đến hết cả tỉnh Hà Tây cũ, còn nới thêm một phần của tỉnh Hòa Bình, chẳng lẽ vẫn không có đất để xây bệnh viện sao? Đành rằng kinh tế suy thoái trong phạm vi toàn cầu, nợ công ở nước ta cũng lên đến ngưỡng đáng phải quan ngại, Tết năm nay, nhiều cơ quan không có tiền thưởng cho nhân viên, có doanh nghiệp còn nợ cả tiền lương, dẫn đến cảnh tao loạn: Công nhân vác ghế phang giám đốc rồi sẵn sàng vào tù, nhưng cũng không phải vì thế mà không xây được bệnh viện cho dân. Không kể những vụ thất thoát khổng lồ đến hàng ngàn tỷ đồng như vụ Vinashin rồi tiếp đến là Vinalins, chúng ta vẫn còn chi hàng ngàn tỷ đồng để xây Trụ sở làm việc, Bảo tàng Quốc gia, rồi hàng trăm rạp hát, Nhà văn hóa. Đành rằng xây Trụ sở, xây Bảo tàng hay Rạp hát cũng rất quan trọng, rất cần thiết, nhưng đem những công trình ấy, so với những công trình cấp bách, cần phải làm ngay, như bệnh viện cứu chữa điều trị cho dân, hay những lớp học cho trẻ em nghèo vùng sâu vùng xa thì cái gì cần ưu tiên trước nhất? Tất nhiên là bệnh viện và lớp học rồi. Tôi hoàn toàn đồng ý với Vân Thiêng, ông bạn đồng nghiệp của tôi ở VOV: Xây thêm nhà hát, rạp chiếu phim cũng là cần thiết, bởi đấy là những thiết chế văn hóa đặc biệt gắn với trình độ và nhu cầu thưởng thức văn hóa, nghệ thuật của nhân dân. Tuy nhiên, có một thực tế là hiện nay, nhiều nhà hát mà số buổi sáng đèn mỗi năm chỉ đếm được trên mấy đầu ngón tay, nhiều nhà hát, rạp chiếu phim đã làm "dịch vụ cho thuê đám cưới". Ngân sách là tiền thuế của dân. Vì vậy, đầu tư cái gì, đầu tư lúc nào là điều phải tính toán để đồng tiền ấy phát huy hiệu quả cao nhất. Việc xây dựng trụ sở cơ quan khang trang hiện đại và các công trình văn hóa là cần thiết trong quá trình phát triển đất nước. Tuy nhiên, chưa thấy có chuyện vì thiếu rạp mà hai, ba người phải ngồi một ghế để xem biểu diễn nghệ thuật, cũng chưa có ai chui dưới gầm ghế người khác để xem phim. Trong khi, cảnh hai, ba bệnh nhân phải nằm chung một giường, thậm chí có bệnh nhân phải chịu cảnh “gầm giường chiếu đất” thì đã thấy nhỡn tiền và sẽ còn hiển hiện ở rất nhiều bệnh viện lớn khác nữa.
Có thể giải quyết dứt điểm nạn quá tải ở các bệnh viện ấy được không? Hoàn toàn có thể giải quyết được, nếu chúng ta thực sự vì dân, lo cho muôn dân. Chỉ cần chúng ta tiết kiệm trong chi tiêu, loại bỏ những chi phí chạy theo bề nổi, hoàn toàn mang tính hình thức, rất tốn kém mà không có hiệu quả thiết thực, như các lễ hội rầm rĩ ở rất nhiều tỉnh thành, hay kiểm tra, giám sát chặt chẽ các công trình, tránh được những thất thoát để tiền dân trôi hết ra sông ra bể, như Vinashin hay Vinalins là có thể xây được hàng ngàn bệnh viện, trường học rồi.
Chỉ cần tiết kiệm, bớt hoang phí trong những khoản chi tiêu vô bổ, chúng ta đã cứu được bao nhiêu kiếp người bất hạnh. Điều này là hoàn toàn có thể làm được. Bởi đã có địa phương làm được rồi. Một ví dụ điển hình là Đà Nẵng. Vâng, tôi vẫn lại phải nhắc đến Đà Nẵng. So với Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, hay các địa phương khác, Đà Nẵng không thuận lợi ở vị trí địa lý, cũng không tiện về giao thông, lại bị chiến tranh tàn phá khốc liệt nhất, số người hy sinh cũng lớn nhất, đã thế khí hậu lại khắc nghiệt, bão gió, lũ lụt liên miên. Một tỉnh rất nghèo. Vậy mà ông Nguyễn Bá Thanh và các cộng sự của ông vẫn vực mảnh đất nghèo ấy thành một đô thị hiện đại, một thành phố nề nếp, sạch sẽ (theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng) và quy củ nhất nước. Trước khi rời Đà Nẵng, ngay mới đây thôi, ông Nguyễn Bá Thanh còn kịp trao cho dân một bệnh viện nhằm xóa bỏ nạn “gầm giường chiếu đất”. Đó là bệnh viện ung bướu có quy mô 500 giường với 27 khoa và phòng, trước mắt đã đưa vào sử dụng 200 giường bệnh với đội ngũ hơn 70 bác sĩ, cùng các chuyên gia, y tá, điều dưỡng có trình độ chuyên môn cao, trang thiết bị y tế bệnh viện được đầu tư hiện đại, chất lượng, với các hệ thống máy xạ trị, y học hạt nhân, gia tốc tuyến tính. Đặc biệt, đây là bệnh viện dành cho những người nghèo có hộ khẩu Đà Nẵng và các tỉnh miền Trung. Sau khi trừ phần Bảo hiểm y tế thanh toán, các bệnh nhân nghèo sẽ được miễn phí toàn bộ tiền chi trả. Người nhà đi theo chăm sóc bệnh nhân cũng sẽ được hưởng chính sách ăn, ở miễn phí tại bệnh viện với bếp ăn từ thiện. Điều trị miễn phí hoàn toàn cho bệnh nhân nghèo là chính sách nhân văn đặc biệt chỉ có ở Đà Nẵng. Có địa phương nào làm được như thế không?
Bây giờ thì ta hiểu được vì sao người dân Đà Nẵng lại yêu mến Nguyễn Bá Thanh đến như thế. Và không phải chỉ có dân Đà Nẵng, nhân dân ở rất nhiều địa phương khác cũng rất quý yêu Nguyễn Bá Thanh, như quý yêu Bí thư Tỉnh ủy Kim Ngọc thuở nào. Và chúng ta tin, rất tin rằng, trong công cuộc đổi mới của Đảng, của Đất nước, vì miếng cơm manh áo của dân, ông sẽ không bị đứt gánh giữa đường như Bí thư tỉnh ủy Kim Ngọc. Và chúng ta cũng hy vọng Đà Nẵng sẽ là một mô hình tốt đẹp có thể nhân rộng ra trên phạm vi toàn quốc. Viết đến đây, tôi lại chợt giật mình nhớ đến câu ca dao:
Thương dân, dân lập đền thờ
Hại dân, dân đái sập mồ lụn xương
Và như thế, làm điều ác, đặc biệt là ác với dân, đâu phải cứ hạ cánh được an toàn là đã an toàn. Bây giờ, làm một cán bộ mà được dân tin, dân yêu như Nguyễn Bá Thanh, đâu có phải là dễ...
Nguồn: Blog Lão Khoa
Xem thêm: Đi xem "chợ sức khỏe" tại Thủ đô

Chủ Nhật, 27 tháng 1, 2013

Những con sâu trên ti vi

Xả stress!
tivi-crt-samsung-29z50-29-inches-samsung-29z50Không phải sâu mà là sâu. Những con sâu bò trên ti vi nhưng lại làm chờn chợn bữa cơm gia đình.
Cả nhà vừa cơm tối vừa xem ti vi như thường lệ. Bỗng bà chị bất thần buông bát la toáng lên “sâu, sâu… con sâu kìa!”
Tưởng canh lẫn sâu. Người muốn nôn ọe. Người cuống cuồng định hất bỏ bát cơm ăn dở. Dòm tìm mãi trong bát canh với mâm cơm vẫn chẳng thấy sâu nào.
Định thần lại mới thấy bà chị vẫn vừa và thức ăn vừa vung đũa chỉ vào cái ti vi:
- Là con sâu kia kìa!
Trên màn hình, đ/c X mặt trơn trán bóng cà vạt đỏ lòm đang rao giảng về… lòng tự trọng !
Không phải sâu trong mâm, nhưng bát cơm cứ chờn chợn. Ai nấy đều buông bát, quay mặt chờ cho con sâu X kia nói xong và bò khỏi cái màn hình ti vi mới tiếp tục bữa ăn.

Hỏi chuyện nghệ sĩ K về tấm bằng khen X

- Nghe nói đợt rồi chị được bằng khen?
- Ừ, trên có đề nghị viết báo cáo thành tích nhưng chị không làm.
- Sao thế?
- Vì chị nghe nói người ký cái bằng khen tặng mình sẽ là “đ/c X”. Nghe vậy hoảng quá nên chị lắc đầu từ chối.
- Vì sao hả chị?
- Vì không muốn trong nhà mình lại chứa chấp cái chữ ký của một kẻ đang làm nghèo đất nước, làm khổ nhân dân.
- Ơ, chị nói sao í chứ. Em thấy mới hôm rồi chị còn diễn kịch cho ông ấy xem. Mà em thấy ổng ngồi chăm chú xem đến hết buổi, xong còn lên tặng hoa cho chị và các diễn viên nữa mà.
- Ừ, hôm đó bọn chị chửi khéo, chọn đúng vở kịch moi gan móc ruột lão ta ra mà chửi.
- Hì hì. Nhưng em thấy hình như ổng không hiểu, không nhận ra các chị đang chửi khéo ổng?
- Đấy, chính vì lẽ đấy. Cái loại vừa làm nghèo đất nước, làm khổ nhân dân, bị chửi cũng không biết mình đang bị chửi thì cái chữ ký ấy làm sao treo trong nhà chị được. 



Gửi các bạn một vài hình ảnh đêm giao thừa tết tây ở Berlin năm 2013:

Thứ Năm, 24 tháng 1, 2013

HÃY RÁNG LÊN CON Ạ!

MINH DIỆN
Đà Nẵng 'thay da đổi thịt'
Đấy là lời mẹ dặn khi Nguyễn Bá Thanh đang học ở Trường học sinh miền Nam trên đất Bắc, lúc người cha, một Tỉnh ủy viên, trực tiếp cầm súng chiến đấu đến viện đạn cuối cùng, anh dũng hy sinh trên quê hương xứ Quảng.
Hãy ráng lên con ạ!
Đó là lời mẹ dặn khi Nguyễn Bá Thanh từ anh chủ nhiệm hợp tác xã Hòa Nhơn, khoác ba lô rời thành phố, đi làm giám đốc nông trường chè Quyết Thắng, ở nơi khỉ ho cò gáy không ai muốn dấn thân.
Hãy ráng lên con ạ!
Đó là lời mẹ dặn khi Nguyễn Bá Thanh được giao nhiệm vụ làm Chủ tịch thành phố Đà Nẵng vừa tách ra khỏi tỉnh Quàng Nam - Đà Nẵng.
 Đúng 16 năm, kể từ ngày 6-11-1996 đó, với một mốc son lịch sử là ngày 15-7-2003, Đà Nẵng trở thành Đô thị loại một, là Trung tâm kịnh tế, văn hóa của miền Trung.
Mười sáu năm, kể từ ngày đó, Nguyễn Bá Thanh đã gắn bó với thành phố núi xanh, sông Hàn xanh, biển xanh đầy nắng và gió, nhưng rất ít tài nguyên thiên nhiên nằm giữa miền Trung này. Nguyễn Bá Thanh đã làm theo lời mẹ dạy, mang hết tâm lực, góp phần biến Đà Nẵng từ một thành nghèo xơ xác, nhem nhuốc, thành một đô thị sạch đẹp, khang trang, văn minh, an toàn nhất Việt Nam, đồng thời là thành phố năng động trong khu vực và cả nước về phát triển kinh tế.
So với 16 năm trước, Đà Nẵng đã mở rộng 3,4 lần, ngoài huyện đảo Hoàng Sa đang bịTrung Quốc chiếm đóng, hầu như đã đô thị hóa hết diện tích cấu trúc cơ sở hạ tầng bền vững, theo quy hoạch tổng thể bài bản, với những con đường vành đai rộng mở, những cây cầu có tầm vóc quốc tế, và hệ thống giao thông hợp lý.
Mười sáu năm, Đà Nẵng tăng trường kinh tế liên tục ở mức hai con số, thu nhập bình quân đầu người từ 250 đôla lên 1.100 đôla, và đã hoàn thành được 80% chương trình 5 không mà Nguyễn Bá Thanh đã đề xướng:“Không có hộ đói, không có người mù chữ, không có người lang thang ăn xin, không có người nghiên ma túy, không có giết người cướp của”. Và chương trình ba có: “Có nhà ờ, có việc làm, có nếp sống văn hóa- văn minh đô thị”.
Adam Smith, cha đẻ của kinh tế học và kinh tế thị trường, đã từng chu du gần khắp thế giới, có một câu nói khát quát để đánh giá về một thành phố đẹp, có môi trường sống tốt, có sức hấp dẫn đầu tư và anh sinh xã hội: “Hãy nhìn vào bảng thống kê khách du lịch trước khi đặt bút ký kết một hợp đồng đầu tư với bất kỳ một thành phố nào!”.
Năm 2012, khi ngành công nghiệp không khói cả nước èo uột, thì Đà Nẵng đón 2,6 triệu lượt khách du lịch, tăng 12% so với 2011, doanh thu 6.000 tỷ đồng, tăng 36 % so với 2011, trong đó có 610.000 khách quốc tế. Có lẽ các nhà đầu tư vẫn nhớ lời khuyên cùa Adam Smith, nhìn vào con số có vẻ khô khan đó, nên trong một thời gian ngắn, đã đầu tư vào Đà Nẵng 60 dự án, với tổng số vốn lên tới 84.088 tỷ đồng, trong đó nước ngoài chiếm 2.546 triệu đô la.
Mười sáu năm trước, người dân Đà Nẵng tìm mọi cách vào lập nghiệp ở Sài Gòn, bây giờ ngược lại, muốn quay về sống ở Đà thành. Không chỉ dân xứ Quảng, người Hà Nội, Hải Phòng và nhiều nơi khác cũng rủ nhau tới đây ngày một đông, tạo nên một thành phố đa dạng bản sắc văn hóa, người dân hòa đồng trong một môi trường xã hội khá yên bình.
"Đất lành, chim đậu"! Con chim còn biết phân biệt như thế, con người chả nhẽ nhầm ư?
Một người dân Đà Nẵng nói với tôi, cũng bằng cấu âm phương ngữ bộc trực đến thô kệch theo kiểu Nguyễn Bá Thanh: “Dân toa đao có ngu chi? Có sỏ troong đào nì! Choa Theng mần đẹc chớ không dễ gì tụi toa để yên cho rứa?”
Tôi nghĩ Nguyễn Bá Thanh không cảm thấy phải xấu hổ khi nghe những câu nói như vậy.
Khi có quyết định điều Nguyễn Bá Thanh ra Trung ương, dân Đà Nẵng hẫng hụt, nhiều người đã khóc.
Người ta chỉ khóc khi thật sự thương, tiếc phải xa, phải mất một ngưởi đáng thương, đáng quý, không ai rỗi hơi nhỏ nước mắt vì một anh tham lam hứa hão.
Ấy thế nhưng lại có những người ra đòn giáng thẳng vào Nguyễn Bá Thanh, khi ông ta vừa chớm ngồi vào ghế Trưởng Ban Nội chính Trung ương.
Người ra đòn ấy là ai nhỉ? Báo chí chính thống đã bạch hóa rồi : Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
Cái kết luận của Thanh tra Chính phủ có từ hai tháng trước, đóng dấu “tuyệt mật”, xếp ngăn tủ rồi đùng một cái, không có cái gì hơn, đem ra “giải mật”, rồi đóng dấu “ hỏa tốc”, vội vàng phát hành ngay trong ngày nghỉ lễ, giống hệt như sự gấp gáp cưỡng chế đất Đoàn Văn Vươn giáp tết năm ngoái của nhóm lợi ích Lê Văn Hiền!
Đất cát đâu còn đó, Chủ tịch Đà Nẵng và những người liên quan còn đó, đâu phải như tiền tuồn từ ngân hàng này sang ngân hàng khác chỉ bằng một cú nhắp chuột trên máy tính, đâu phải như Dương Chí Dũng có kẻ dẫn đường đào tẩu?
Vậy mà sự kiện kết luận thanh tra của Đà Nẵng lại làm gấp gáp như chữa cháy!
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tự hạ thấp hơn cái tâm và cái tầm của mình trong quyết định này xuống một bậc, còn Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thỉ bộc lộ một khuôn mặt hầu huynh trơ trẽn.
Trong khi các ban ngành chưa vào cuộc theo chỉ đạo của Thủ tướng, Nguyễn Xuân Phúc đã quyết liệt: “Yêu cẩu kiểm điểm Chủ tịch, Phó Chủ tịch thành phố Đà Nẵng, các tổ chức cá nhân liên quan trong thời kỳ 2003-2011”.
Nguyễn Xuân Phúc từng làm Tổng thanh tra chính phủ 2 tháng, từ tháng 3 -2006 đến 5-2006. Quãng thời gian đó quá ngắn, đề một kỹ sư kinh tế như ông hiểu về nghiệp vụ thanh tra.
Ông lại là người ôm đồm rất nhiều trọng trách, như Phó Chủ nhiệm Văn phòng chính phủ, Uỷ viên ban cán sự đảng chính phủ, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng chính phủ, Tổ trưởng công tác chuyên trách cải cách thủ tục hành chính của chính phủ, Uỷ viên Ban chấp hành Đảng bộ khối cơ quan Trung ương, Phó Thủ tướng Chính phủ... Nhưng hình như ông chưa gây được ấn tượng nào như Nguyễn Bá Thanh để người ta biết về tài năng và đức độ của ông? Nó vẫn cứ nhạt nhòa như thời ông làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam vậy.
Nhẽ ra để bảo vệ uy tín cho bản thân mình nói riêng, đảng chính phủ nói chung, Nguyễn Xuân Phúc đã phải ra lệnh thanh tra xác minh ngay cái thông tin ông liên quan đến “đồ bành” Thân Đức Nam, mà tờ báo mạng Dân Luận đã đưa tin: “Bây giờ Thân bảo Bộ trưởng Phúc đứng là đứng, ngồi là ngồi, bảo đi phải đi, bào ỉa là phải rặn ra mà ỉa!”(Http://danluan org).
Quả thực thiên hạ chả lạ gì Nguyễn Xuân Phúc, và rất ngán nhìn khuôn mặt bự xự dưới cái trán hói bóng rợn nhưng méo vẹo của ông, chán nghe những lời nói bao đồng như: “Mỗi một thất thoát, một hiện tượng nào không tốt trong xã hội, từ một con tàu bị chìm đến những máy bay bị nổ, đều liên quan đến trách nhiệm của chính phủ? (Trả lời chất vấn trước Quốc hội ngày 15-6-2012). Nói thế ai chả nơi được, u u chung chung, không trugs ai, không làm cũng đâu có sao?
Ấy thế mà ông lại đóng vai Bao Chửng, vung thượng phương bảo kiếm đòi trị tội cả bộ máy chính quyền một thành phố có nhiều năng động sáng tạo và được lòng dân như Đà Nẵng?
Chưa bao giờ một quyết định của Chính phủ, tưởng được dân đồng thuận lại vấp phải sự phản đối dữ dội như vậy? Nhưng lại trở thành hiệu ứng ngược mà có lẽ người ra quyết định "hỏa tốc" tung ra thông báo thanh tra này cùng không thể ngờ tới. Nó làm cho những người trước kia ghét hoặc ít biết Nguyễn Bá Thanh nay thay đổi thái độ, nhiều người yêu mến, tin cậy ông hơn. Dư luận lại có dịp bung xé những liên quan: Vậy, các vụ Vinashin, Vinalines, rồi nhóm lợi ích, nợ xấu ngân hàng...làm thất thoát cả triệu tỉ, làm xiêu điêu nền tài chính, kinh tế quốc gia sao không thanh tra và "hỏa tốc" xử lý cho đến đầu đến đũa?
Cú ra đòn đối với Nguyễn Bá Thanh có lẽ để bịt cái miệng hay nói thẳng nói thật, để dằn mặt, để răn đe, dọa dẫm, trói tay không cho đụng những nhóm lợi ích, tham nhũng hối lộ phá nát dất nước, đến những kẻ chà đạp lên dân trong những vụ cưỡng chế bất hơp pháp ở Tiên Lãng, Văn Giang... Và sâu xa hơn, để cố tình bôi nhọ, nhuốm chàm vào một gương mặt trung nghĩa, có bản lĩnh chí quyết, khả dĩ gây được niềm tin cho dân, nếu được cơ cấu vào chỗ cao hơn?
Mỉa mai thay vụ việc này lại xảy ra ngay sau khi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa ngụy biện về "phép biện chứng, tính khách quan" trong tình đồng chí thương yêu nhau giữa cuộc “tắm rửa vĩ đại” của đảng cộng sản Việt Nam!
Hình như họ đã đạt được ý muốn. Mới đây Nguyễn Bá Thanh đã phải thốt lên: “ Địch mà ở trong lòng thì đánh đấm gì nữa?”.
Hãy ráng lên con ạ!
Lời của người mẹ lúc này lại vang lên trong tâm khảm Nguyễn Bá Thanh.
Và có lẽ không phải chỉ dành riêng cho Nguyễn Bá Thanh. Đó là lời người MẸ VIỆT NAM nói với tất cả chúng ta, hãy ráng lên, vì lẽ phải, vì dân vì nước, không khuất phục bất cứ thế lực nào ! Không chùn bước, ngả nghiêng trước bất kỳ kế sách bày binh bố trận đầy mưu ma chước quỷ lợi dung quyền bính, hoặc của phe nhóm nào! Đó là sự cần thiết phải ráng lên vì nghĩa lớn, vì dân, vì nước.

MINH DIỆN
Nguồn: BVB blog

Thứ Tư, 23 tháng 1, 2013

Thư giãn: Hòa âm độc đáo

Hòa âm độc đáo và sáng tạo từ cơ thể của một anh chàng béo được 3 chàng nhạc công biểu diễn rất ngẫu hứng trên bụng, ngực, má... của anh ta. 


Nguồn: You Tube

GS Trọng dự buổi chất vấn thủ tướng Anh - David Cameron

David Cameron
Nếu Quốc hội Việt nam áp dụng dân chủ như nghị viện Vương Quốc Anh, chắc mỗi lần "Ếch" đứng ra để các đại biểu quốc hội chất vấn có lẽ phải đóng....bỉm.
Nghị viện Vương quốc Anh
XEM THÊM: Việt Nam xem chính trị gia Anh tỷ thí
Trích: "Ông Trọng có thể sẽ làm tốt vai trò Chủ tịch Quốc hội Anh, người có trách nhiệm giữ gìn trật tự tại các phiên họp.
Nhưng không rõ ông có đủ sự sắc bén và sức chịu đựng để đứng mũi chịu sào như một lãnh đạo đảng ở Anh trong các phiên Chất vấn Thủ tướng hay không."

Thứ Hai, 21 tháng 1, 2013

Thông tin tiếp về sản phẩm TVG của bạn Trỗi.

Cách đây mấy tháng tôi đã giới thiệu bài: TGV - Sản phẩm từ sáng chế của bạn Trỗi. Sản phẩm nghiên cứu của Nguyễn Thế Hùng. Chiều hôm qua đi đánh bóng, gặp Tráng "mèo" K7 khoe, sau khi đọc bài trên, Tráng đã liên hệ với Thế Hùng, đặt làm sản phẩm này cho việc sửa chữa nhà. Nay việc đã xong, tuy khối lượng công việc không nhiều, tổng diện tích 40 m2 sản phẩm, tổng chi phí hết có 12 triệu. Giá thành các bác tự tính được. Như vậy hôm giới thiệu sản phẩm chắc tôi "lãng" tai nghe lộn thành 2 triệu/m2. Thành thật cáo lỗi các bác. Chờ anh Tráng gửi ảnh minh họa. Bác nào có nhu cầu, trực tiếp liên hệ với Thế Hùng.

 Tường kho nhà Tráng K7 làm bằng vật liệu TVG.
Ảnh do Tráng K7 cung cấp
Ngôi nhà nhỏ được làm hoàn toàn bằng TVG

"Tinh vi" cho "sờ ti".... con lợn nha!

Tối qua sau khi chơi bóng bàn, về đến nhà mở điện thoại ra thấy có cuộc gọi lỡ của M (K8) làm ngành tài chính. Quái lạ? đã lâu lắm cậu ta có liên hệ gì với mình đâu, nay lại gọi. Gọi lại cho cậu, phía đầu bên kia nghe tiếng ông bạn, giọng đã nhựa và "phiêu" lắm rồi, hỏi lại mình:
- Ơ!!! mày gọi tao có việc gì?...(Hic! "tinh vi")
- !!!...Tao thấy cuộc gọi nhỡ của mày trên ĐT của tao thì tao gọi lại cho mày! tôi nói
- Thế...à! mày...mày xem lại....chắc thằng nào gọi nhầm!  (miềng nỏ hiểu)....Thế!...thế! mày...mày có đ...i được không? lên chỗ tao đi! tao sẽ "mở" bàn mới!
Miềng đã hơi khó chịu:.
- Số hiện lên là số của mày! nhầm là nhầm thế ...éo nào được!
- Lên đây nhậu với tao,...à!....có thằng thứ trưởng bộ TC...thứ trưởng bộ QP...sẽ có nhiều việc cần đến chúng nó (đúng là tinh vi sờ ti con lợn)
Nghĩ trong bụng, từ hồi đi làm đến chừ đã bao giờ phải nhờ vả ai đâu, nay sắp hưu cần đếch gì đứa nào mà nhờ mới vả. Khó chịu với ông bạn miềng văng:
- Thằng "Ếch" tao còn chẳng coi là cái ...ít gì, nữa là mấy thằng thứ trưởng ranh. Thôi! tao cảm ơn! 
Mịa! miềng còn "tinh vi" hơn....Híc!

Xem và ngẫn nhé

Bài học 1
Hai con bồ câu trống và mái tha hạt thóc về đầy tổ, cả hai rất ư hạnh phúc. Gặp mùa khô hanh, hạt thóc ngót lại. Con trống thấy tổ vơi đi liền trách con mái ăn vụng. Con mái cãi lại liền bị con trống mổ chết. Mấy hôm sau mưa xuống, hạt thóc thấm nước và nở to ra. Bồ câu trống ngẩn tò te.
Bài học rút ra: “thịt” nhân viên một cách hồ đồ không làm bạn trông thông minh hơn.
Bài học 2
Một ông vua nọ do chán chuyện triều đình nên mua một con khỉ đem về. Con khỉ làm trò rất hay nên được vua sủng ái, đi đâu cũng mang theo, cho mặc quần áo, giao cả kiếm cho giữ. Một hôm, vua ra vườn thượng uyển ngủ. Có con ong bay đến đậu lên đầu vua. Khỉ muốn đuổi ong, lấy kiếm nhắm vào ong mà chém. Đức vua băng hà.
Bài học rút ra: trao quyền cho những kẻ không có năng lực thì luôn phải cảnh giác.
Bài học 3
Quạ thấy chó ngậm khúc xương quá ngon, bèn đánh liều lao xuống mổ vào đầu chó. Bị bất ngờ, chó bỏ chạy để lại khúc xương. Quạ ngoạm lấy khúc xương nhưng nặng quá không tha nổi. Chó, sau khi hoàn hồn, thấy kẻ tấn công chỉ là con quạ nên quay lại táp một cú, quạ chết tươi.
Bài học rút ra: đừng chiếm thị trường nếu bạn biết là không giữ được nó.

Thứ Bảy, 19 tháng 1, 2013

Một ngày nghỉ

Cách đây hơn tuần, K "nhị" có ra HN điều trị bệnh. 
Thời còn là sinh viên, tôi, K và gần 2 chục lính K8 cùng học ĐH Giao thông, số bạn ở HN thời sinh viên còn rất đông. Theo đề nghị của K, anh em tổ chức buổi gặp mặt ôn chuyện thời sinh viên.
Cùng lứa tuổi, đã có anh nghỉ hưu, số còn lại cũng còn vài ba năm nữa là nghỉ hết. Đã là bạn thời sinh viên, có quá nhiều chuyện để ôn, mấy anh đã hưu thì có nhiều việc mới để làm, nào là chơi cây cảnh, chơi chim, luyện tập sức khỏe....thậm chí có anh có tâm hồn nghệ sĩ, hứng lên còn mua cả đàn Piano về tập mới kinh. Ai cũng đã có tuổi, chuyện gì thì chuyện cuối cùng vẫn là chuyện sức khỏe, giờ có nhiều tiền cũng không mua được. Anh thì đau lưng, anh thì mỏi gối, anh bị goutte, anh tiểu đường..., nhưng khi nói về chuyện ấy, anh nào cũng thở dài tiếc nuối thời trai trẻ.

Piano và bản "năm bờ phai"
Sáng nay, ở nhà đang có khách, một trong số các anh gặp tuần trước (đã hưu) điện thoại mời đến nhà nhậu cùng một số anh khác. Đến nơi mới biết lý do, anh muốn biểu diễn mấy tác phẩm cổ điển bằng đàn piano mà anh mới mua hơn chục ngày, để các bạn được "thưởng thức". Hỏi anh, tập piano hồi nào mà đã biểu diễn được, anh nói mới tập từ khi có đàn. Kinh! mà chơi toàn cổ điển nữa mới oách chứ, anh khoe nào "Sanh pho ny năm bờ phai" * nào "Sô nát ánh trăng"... toàn tác phẩm của Bít thô ven nha! Anh còn nói toàn là tự học và đọc sách rồi tự luyện nhé. Quá phục và nể tâm hồn nghệ sỹ của anh. Ngoài mục đích thỏa mãn đam mê, anh giải thích một lý do nữa, để chứng minh cho cậu con trai là bố chưa già vẫn còn có thể chơi piano....bằng "hai tay".
Mồi nhậu
Song phần biểu diễn âm nhạc, anh còn tự tay đứng bếp làm món ăn phục vụ nhậu cho các bạn nữa. Anh nói: "Tuần trước, thấy cậu nào cũng than phiền khi nói đến "chuyện ấy", nên hôm nay tao mời chúng mày nhậu món rất bổ tốt cho "chuyện ấy". Chẳng biết có bổ không, nhưng thấy bạn nhiệt tình, vừa được nghe nhạc "sống", vừa được nhậu, chẳng anh nào nỡ từ chối thiện ý của bạn. Bảy, tám người hết buổi chiều mà vẫn không hết nổi nồi mồi nhậu. Các bác xem ảnh thử đoán mồi nhậu là món "chi chi rứa". Chưa biết tác dụng bổ âm bổ dương như thế nào, nhưng sau khi dùng món, một số anh khi nói hay dùng "động từ mạnh" bằng ngôn ngữ Đan mạch.
Huy "cấy" B3 (bìa trái)
Sau hơn ba chục năm ra trường, mặc dù mỗi người mỗi ngành nghề khác nhau nhưng vẫn còn giữ được liên hệ, thỉnh thoảng gặp nhau, đối với chúng tôi như thế quả là hạnh phúc và may mắn, thậm chí có anh còn cùng lớp học từ hồi trường Trỗi như Huy "cấy". Gặp bạn thời sinh viên, như lại được sống lại thời sinh viên, được ăn được nói một cách thoải mái như thuở còn trẻ trai, âu đó cũng là một liều thuốc bổ. Một buổi chiều, cảm thấy thời gian  bên bạn bè không bao giờ đủ.
* Symphony No5 của Beethoven

Thứ Sáu, 18 tháng 1, 2013

Hoan hô Tạp chí Cộng sản



VĂN HÓA TỪ CHỨC
"Nếu ai đó là đảng viên thì viện dẫn đây là nhiệm vụ Đảng giao, nếu từ chức lại coi là không có tinh thần đảng viên, phai nhạt lý tưởng, giảm sút ý chí chiến đấu…" 
Hiện nay, vấn đề văn hóa từ chức ở nước ta đang được nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến. Từ chức chỉ được xem là một hành vi có văn hóa khi người ta tự nguyện và mang lại ý nghĩa tốt đẹp cho xã hội. Ở các nước phát triển, từ chức là văn hóa hành xử của những người có chức, có quyền và đã trở thành trách nhiệm của người có chức, có quyền, được dư luận xã hội chấp nhận.
Từ xưa, nước Việt ta có khá nhiều người tài giỏi nhưng đã treo ấn từ quan như Chu Văn An, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Bỉnh Khiêm,... Các ông từ chức không phải không làm tròn chức trách, gây tác hại lớn mà phần nhiều là do khảng khái, không đồng ý với quan điểm của vua. Tuy nhiên, tôi cho rằng, ở Việt Nam từ xưa đã có văn hóa từ chức rồi thì chưa hẳn đúng.
Vừa qua, Chính phủ chỉ đạo Bộ Nội vụ nghiên cứu xây dựng Đề án tiếp tục cải cách chế độ công vụ, công chức, trong đó có việc nghiên cứu xây dựng các quy định về từ chức của cán bộ, công chức và coi từ chức - thuộc khía cạnh văn hóa của chế độ công vụ - là một nội dung nằm trong chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 -  2020.

Tại sao Chính phủ lại phải xây dựng các quy định về từ chức của cán bộ, công chức? Theo tôi là do những nguyên nhân sau đây:
Một là, công tác tổ chức cán bộ của chúng ta còn yếu kém, nhất là trong việc giáo dục, lãnh đạo, quản lý đã làm cho một bộ phận không nhỏ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp thiếu rèn luyện, tu dưỡng, thực hành liêm chính và thiếu gương mẫu, không làm tròn chức trách, gây tác hại lớn nhưng hầu như không thấy ai có lời xin lỗi hoặc từ chức cả.
Hai là, chúng ta chưa có hệ thống pháp luật quy định rõ trách nhiệm, thẩm quyền của từng vị trí, nhất là đối với lãnh đạo, quản lý nên thiếu cơ sở để người dân hoặc các tổ chức, cơ quan giám sát.
Ba là, việc từ chức hiện nay khó quá nên không thấy ai tự nguyện từ chức nên phải có quy định, đồng thời ở nước ta hiện nay chưa hình thành văn hóa từ chức. Điều đó có nghĩa là một bộ phận không nhỏ cán bộ lãnh đạo, quản lý chưa có lòng tự trọng, thiếu trung thực, ứng xử chưa liêm khiết.
Tại sao việc từ chức lại khó và ở ta chưa có văn hóa từ chức? Qua nhiều ý kiến của các nhà nghiên cứu có thể khái quát như sau:
- Chức tước thường đi đôi với quyền lực, thường gắn với lợi ích, bổng lộc, đặc quyền, đặc lợi. Nếu từ chức có nghĩa sẽ không còn gì cả.     
- Học để “làm quan” đã ăn sâu, bén rễ trong tâm thức người Việt và vì thế truyền thống coi “làm quan” là một sự thành đạt cao nhất.
- Dư luận xã hội chưa được định hướng để đồng tình hay ủng hộ việc tự nguyện từ chức. Nếu ai đó là đảng viên thì viện dẫn đây là nhiệm vụ Đảng giao, nếu từ chức lại coi là không có tinh thần đảng viên, phai nhạt lý tưởng, giảm sút ý chí chiến đấu…, từ chức là để trốn tránh trách nhiệm, để thoát tội, để hạ cánh cho an toàn…
Rõ ràng, quyền lực thể chế nào cũng liên quan tới lợi ích cá nhân. Một khi động cơ lợi ích cá nhân lớn đến mức, nhà tư sản “sẵn sàng treo cổ khi lợi nhuận tới 300% - Các Mác”, thì người có quyền, có chức càng không thể dễ dàng từ bỏ nó, nếu quyền lực chính là phương tiện có thể “vinh thân, phì gia”.
Văn hóa từ chức là một dạng văn hóa cá nhân của những người có chức, có quyền. Họ được cơ quan, tổ chức và xã hội tôn trọng khi ở họ có nhân cách đạo đức, biết lãnh đạo bằng tấm gương. Nếu không có nhân cách và gương mẫu thì không thể thuyết phục được mọi người. Để có văn hóa từ chức theo tôi cần:
- Phải có hệ thống pháp luật quy định rõ trách nhiệm, thẩm quyền của từng vị trí, nhất là đối với các chức danh lãnh đạo, quản lý. Xây dựng các quy định về từ chức của cán bộ, công chức phải dựa trên nền tảng cải cách, xây dựng được quy chế công chức thật chuẩn về tiêu chuẩn của từng chức vụ, từng vị trí công tác.
- Đẩy mạnh tuyên truyền trong xã hội về văn hóa từ chức; nên khuyến khích sự tự nguyện từ chức và đánh giá cao những người có đủ dũng khí, lòng tự trọng, biết liêm sỉ tự nguyện từ chức, đồng thời định hướng dư luận xã hội cũng không nên nặng nề đối với những người tự nguyện từ chức.
- Bản thân cán bộ lãnh đạo, quản lý cần phải tự nhận thức rằng chức vụ không chỉ đi liền với quyền lợi, mà cao hơn phải thấy chức vụ đi liền với trách nhiệm, với tinh thần, thái độ cống hiến, hy sinh.
Việc từ chức tự nguyện của người có chức, có quyền sẽ tạo cơ hội cơ cấu lại, kiện toàn đội ngũ cán bộ của cơ quan, tổ chức nghĩa là tạo ra sự hợp lý tốt hơn trong xã hội. Điều đó giúp những người thực sự có nhân cách, tài giỏi, có trình độ, năng lực thực tiễn có thể phát huy cao nhất năng lực của mình nếu ở đúng vị trí, đồng thời cũng giúp cho cơ quan, tổ chức và xã hội tránh được những thiệt hại không đáng có.
Văn hóa có mặt trong tất cả những hoạt động sống của con người và là tất yếu của cuộc sống, thế nên, văn hóa từ chức cũng biểu hiện sự tất yếu của cuộc sống. Thiết nghĩ, từ chức sớm trở thành cách ứng xử bình thường trong đời sống lãnh đạo, quản lý ở nước ta, đồng thời, văn hóa từ chức cũng từ đó mà hình thành và phát triển./.
Quyền Duy

Thứ Năm, 17 tháng 1, 2013

Học vị, học hàm trong quân đội bao giờ cho đến ngày...xưa?

Cũng từng là sĩ quan cấp tá trong quân đội, lên mạng cứ đọc thấy tin mấy anh sĩ quan "tiến sĩ" nhà giáo Ưu tú, nhà giáo nhân dân rồi phó giáo sư hay giáo sư như thế này mà chán quá! Hết anh Trần Đăng Thanh, nay lại đến ông Đại tá Nguyễn Thiện Minh. Thấy các anh lấy cái bằng Tiến sĩ dễ như ta "rửa ...ít", không biết mấy ông đại tá này giảng dạy được bao nhiêu giờ?, đào tạo được ra bao bao nhiêu "nhân tài"? cho quân đội mà được phong giáo sư mới phó GS. Mấy cái bằng bổi của các anh ấy có được dễ như ta ra cửa hàng mua bộ complet. Mà hình như bây giờ trong mấy học viện nhà trường quân đội, dạng tiến sĩ giáo sư, phó giáo sư như thế này hơi bị nhiều.
Nhớ ngày còn nhỏ, nhà còn ở khu gia đình một bệnh viên quân y. Xung quanh nhà mình có mấy cụ bác sĩ* vốn học sinh trường Bưởi, học bác sĩ thời Tây, sau hòa bình 1954 các cụ sang tận trời Tây làm nghiên cứu sinh mới làm được cái bằng Phó TS, TS đúng với chuyên môn của mình. Kiến thức đầy mình, các cụ theo CM phục vụ quân đội trên biết bao nhiêu chiến trường, cứu được biết bao thương bệnh binh, con bệnh, rồi tham gia giảng dạy tại Học viện Quân y, Đại học y khoa HN, nghiên cứu và áp dụng biết bao đề tài khoa học, đào tạo biết bao nhiêu bác sĩ giỏi cho quân đội. Vậy mãi gần cuối đời, chầy trật các cụ mới được phong mấy cái hàm cao quý đó.
Như một lần đã "còm" đâu đó trên blog này, tôi có nhắc đến một anh lãnh đạo cơ quan, vốn là bộ đội đi học cùng khóa Tổng hợp Toán với mấy anh JM, TL...Trỗi ta. Sau này lên lãnh đạo anh ấy cũng làm được một cái Phó TS về đề tài chiến tranh nhân dân, rồi khi NN ta bỏ cái Phó TS, nghiễm nhiên anh thành "Tiến sĩ". Hồi đó mình "phục" anh ấy sát đất, đang từ cử nhân Toán mà thành Tiến sĩ "chiến tranh nhân dân", ảnh "giỏi" quá! Nhờ vụ đó mà sau này mình biết đường đi nước bước của nhiều anh trong quân đội có điểm xuất phát từ các trường sĩ quan chỉ huy để lấy được cái bằng Tiến sĩ đi như thế nào.
Không biết có bác Tiến sĩ Trỗi ta làm tiến sĩ đi theo con đường này không? Nếu có, thì các bác cũng cho em hai chữ "đại xá" nha!
* Cũng toàn là phụ huynh Trỗi

Mời Bạn Trỗi dự tiệc cưới con gái

Anh Phan Việt Dũng (Oóc lốp) (B1, B3) mời các các bạn khóa 8 trường Nguyễn Văn Trỗi tới dự lễ thành hôn của con gái, được tổ chức:
Hồi 17h ngày thứ Tư 23/1/2013, tại khách sạn Điện lực 30 Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm Hà nội.
Trân trọng kính mời.

"Nắn gân" tân trưởng ban nội chính TW?

Kiến nghị Thủ tướng kiểm điểm lãnh đạo UBND Đà Nẵng
Theo Thanh tra Chính phủ, việc giao đất, đấu giá, chuyển quyền sử dụng đất... ở Đà Nẵng đã khiến ngân sách nhà nước thất thu hơn 3.400 tỷ đồng. Thanh tra kiến nghị Thủ tướng kiểm điểm Chủ tịch, các Phó chủ tịch Đà Nẵng thời kỳ 2003 - 2011.
8h 18/1/2013, Ngay cái "tít" bài này tối hôm qua VnExpress đề: "Kiến nghị thủ tướng kiểm điểm lãnh đạo UBND Đà nẵng" sáng nay đã bị đổi lại thành: "Lãnh đạo UBND Đà nẵng bị kiểm điểm vì 'gây thất thu 3.400 tỷ'", quả là "nhạy cảm"
Đồng chí Nguyễn Bá Thanh "bị bắt làm con tin" khi Tổng Bí thư đang ở nước ngoài (Cầu NT)
Nguyễn Bá Thanh trước cú đòn thanh tra 3000 tỷ (TDN)
ĐÀ NẴNG THẤT THU CHỨ KHÔNG THẤT THOÁT KHOẢN TIỀN 5.788 TỶ ĐỒNG (Phạm Viết Đào)

Thứ Hai, 14 tháng 1, 2013

Một kiẻu ăn cướp


Bản đồ Trung Quốc "lừa dối cả thế giới"
- Bất chấp các nỗ lực xoa dịu tình hình trên biển Đông của các bên liên quan và cộng đồng quốc tế, Trung Quốc tiếp tục gây rối bằng cách công bố các bản đồ mới, lần đầu tiên đưa hàng trăm đảo trên biển Đông vào.

Báo chí Trung Quốc ngày 12/1 đồng loạt đưa tin các bản đồ theo dạng dọc của Trung Quốc có vẽ hơn 130 đảo lớn nhỏ tại biển Đông. Theo Cục Khảo sát, đo đạc và thông tin địa lý quốc gia Trung Quốc (NASMG), hầu hết các đảo trong số này chưa từng xuất hiện trong các bản đồ trước đó của nước này.

Các bản đồ cũ, được vẽ theo dạng ngang, chỉ thể hiện những đảo lớn tại góc phải bên dưới với tỉ lệ khác, tờ Nhân dân Nhật báo cho hay.

Số bản đồ mới được xuất bản bởi Tập đoàn xuất bản bản đồ Trung Quốc (Sinomaps Press). Tân Hoa Xã dẫn lời Từ Căn Tài, chủ biên Sinomaps Press, ngang nhiên nói các bản đồ trên sẽ “nâng cao hiểu biết của người Trung Quốc về lãnh thổ quốc gia, bảo vệ quyền lợi hàng hải và các lợi ích biển của Trung Quốc, đồng thời thể hiện quan điểm ngoại giao chính trị của Trung Quốc”.

Không chỉ các đảo trên biển Đông, ở phía dưới bên trái các bản đồ mới còn vẽ luôn quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang do Nhật Bản kiểm soát.

Bản đồ mới của Trung Quốc bao gồm 130 đảo ở Biển Đông.


Philippines quan ngại bản đồ mới của Trung Quốc
Philippines đã ngay lập tức có những phản ứng trước sự việc này. Ngày 13/1, theo RFI, Phủ tổng thống Philippines cho biết sẽ chỉ thị cho Đại sứ quán Philippines ở Bắc Kinh xác minh tin nhà xuất bản bản đồ quốc gia Trung Quốc là đơn vị xuất bản bản đồ mới trước khi có phản đối chính thức.
Phát biểu trên Đài phát thanh quốc gia dzRB, bà Abigail Valte, Phó phát ngôn viên của Tổng thống Aquino xác nhận: “Chúng tôi đã biết thông tin đó, vì vậy, Bộ Ngoại giao sẽ yêu cầu Đại sứ quán Philippines tại Bắc Kinh xác minh thông tin cụ thể trước khi có bình luận”.

Lừa dối chính người dân Trung Quốc
Thiếu tướng Lê Văn Cương (nguyên viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an) cũng đưa ra quan điểm của mình về vấn đề này.

Việc gộp toàn bộ các đảo trên biển Đông vào bản đồ quốc gia như vậy thể hiện chủ đích của Trung Quốc. Hành động này một lần nữa xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam và các nước khác trong khu vực biển Đông. Việc này bất chấp luật pháp quốc tế, vi phạm hiến chương Liên Hiệp Quốc và Công ước Luật biển 1982. Họ cũng đi ngược lại chính cam kết của họ với thế giới.

Tàu cá Trung Quốc trở về cảng Tam Á (tỉnh Hải Nam) sau khi đánh bắt trái phép tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam - Ảnh: Báo mạng Nam Hải


Rất có thể “người ta” hi vọng nhờ việc in bản đồ như vậy sẽ có thêm chứng cứ về pháp lý với đòi hỏi phi pháp của mình. Đó là điều ấu trĩ. Vậy tại sao họ vẫn dùng thủ đoạn bịp bợm và lố bịch này? E rằng đây chỉ là một mớ âm mưu với ý đồ lừa dối chính người dân Trung Quốc và cả thế giới.
Kẻ trộm đến nhà ta đập cửa, ta không thể không phản ứng. Trước hết, chúng ta cần nhận thức đây là hành động trái luật pháp quốc tế, đi ngược lại hiến chương Liên Hiệp Quốc và ngược lại tinh thần của Tuyên bố ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC). Việt Nam, bằng nhiều con đường, cần lên tiếng để bảo vệ chủ quyền chính đáng.
Trước sự việc này, chúng ta có trách nhiệm truyền thông đại chúng để người dân biết và thông báo cho thế giới biết những hành vi vi phạm luật pháp quốc tế của Trung Quốc. Báo chí Việt Nam cũng cần góp phần đưa thông tin rộng rãi đến người đọc trong nước và nước ngoài để hiểu rõ bản chất của sự việc. Việt Nam là một quốc gia độc lập có chủ quyền, là thành viên của Liên Hiệp Quốc. Chủ quyền quốc gia là tối thượng, trường tồn vĩnh viễn.
An Khanh (Theo TTO, NLĐ)

Chủ Nhật, 13 tháng 1, 2013

Hai tử huyệt của chế độ

1Một bài phân tích mới của Ts Hoàng Xuân Phú
Có lẽ lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) quan niệm rằng
-       Quy định về quyền lãnh đạo của ĐCSVN đối với Nhà nước và xã hội, và
-       Quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân và do Nhà nước quản lý

tại Điều 4 và Điều 17–18 của Hiến pháp 1992 là hai tử huyệt của chế độ. Vì vậy, dư luận càng muốn hủy bỏ hoặc sửa đổi hai quy định đó, thì họ càng kiên quyết bảo lưu. Chúng nằm trong định hướng bất di, bất dịch của lãnh đạo đảng, và được tái thể hiện tại Điều 4 và Điều 57 của dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992.

Tử huyệt độc quyền lãnh đạo
Trong thế giới văn minh, quyền lãnh đạo đất nước của một đảng chính trị chỉ có thể giành được thông qua tranh đấu và bầu cử dân chủ. Kể cả khi đang cầm quyền, đảng vẫn phải phấn đấu liên tục, để thuyết phục Nhân dân tin tưởng và tiếp tục trao cho quyền lãnh đạo.
Không thể lấy công lao trong một giai đoạn quá khứ để bù lại cho hiện tại yếu kém, với bao sai lầm, tội lỗi, và áp đặt cho cả tương lai vô định. Nếu cứ từng có công là được cầm quyền vĩnh viễn, thì ĐCSVN phải trả lại chính quyền cho triều đình nhà Nguyễn, và triều đình nhà Nguyễn lại phải trả lại chính quyền cho các triều đình trước đó. Thế là khởi động cho một quá trình truy hồi dằng dặc, mà không thể tìm được điểm kết thúc. Hơn nữa, thời gian qua đi, giờ đây nắm quyền lực bao trùm đất nước lại là những người vốn chỉ đi theo hoặc ăn theo cách mạng, hay từng được cách mạng o bế và cưu mang mà thôi. Nếu họ từng có công, thì chưa chắc bù nổi những lỗi lầm đã gây ra. Phần lớn những người có công đáng kể, những công thần của chế độ, đã qua đời, hoặc nếu còn sống thì đã về hưu, và có lẽ đang đau lòng vì phải chứng kiến sự nghiệp cách mạng của thế hệ mình bị phản  bội.

Không thể coi quyền lãnh đạo đất nước của bất kỳ đảng phái nào là đương nhiên, và vì vậy không thể ghi điều đó vào Hiến pháp. Vả lại, nếu quyền đó đã là đương nhiên, được mọi người mặc nhiên thừa nhận, thì cũng chẳng cần ghi vào Hiến pháp làm gì, để khỏi gây phản cảm một cách không cần thiết. Nếu một điều không phải là đương nhiên và không được tất cả mọi người thừa nhận, mà vẫn bất chấp, áp đặt bằng được trong Hiến pháp, thì chỉ riêng việc làm đó đã khắc họa xong tính dân chủ và tính hợp pháp của đảng và chế độ.
Nếu ĐCSVN được đa số Nhân dân tin cậy và ủng hộ, thì bất cứ cuộc tổng tuyển cử dân chủ nào cũng đưa lại một kết quả tất yếu, đó là trao cho đảng quyền lãnh đạo đất nước. Cho nên, khi khẳng định rằng “bỏ điều 4 Hiến pháp là tự sát”, thì có nghĩa đã mặc nhiên thừa nhận thực trạng tệ hại của đảng, khiến đa số Nhân dân không thể đồng tình ủng hộ và chắc chắn sẽ không bầu cho đảng. Nếu nghĩ là mình không còn xứng đáng, không còn được đa số Nhân dân tín nhiệm, mà vẫn dùng Hiến pháp để áp đặt bằng được vai trò lãnh đạo, thì có còn tử tế và vì Dân nữa hay không?
Con người muốn tồn tại và phát triển thì không thể khước từ thử thách, không thể lẩn tránh đối đầu. Ngược lại, phải chấp nhận thử thách, vượt qua thử thách mà vươn lên. Nếu một đứa trẻ luôn được o bế trong căn nhà vừa được vô trùng, vừa được điều hòa nhiệt độ một cách tuyệt đối, thì sẽ dễ bị đổ bệnh khi ra khỏi cửa. Nếu con cái được bố mẹ quá bao cấp, kèm cặp từng li từng tí, thì sẽ dễ ngã gục khi bước vào cuộc sống tự lập trong xã hội. Để tránh bệnh tật, hàng tỷ người trên thế giới chấp nhận tiêm vắc-xin, nhằm phát triển khả năng miễn dịch, tức là chủ động đưa cơ thể mình vào trạng thái thử thách. Muốn khỏe, con người không thể ỳ ra, mà phải thường xuyên khổ luyện dưới hình thức thể dục. Không có cạnh tranh, không có thi đua (thực chất), thì con người không thể khá lên được.
Không chỉ từng cá thể, mà cả quần thể, với tư cách tổ chức, đảng phái, hay cả xã hội, cũng phải biết đương đầu với thử thách. Vì biết tận dụng cuộc cạnh tranh giữa hai hệ thống chính trị trên thế giới để tự hoàn thiện, để giành phần thắng trong cuộc chiến tranh lạnh, nên các nước tư bản hàng đầu đã phát triển vượt bậc, không chỉ về kinh tế, khoa học và công nghệ, mà cả về dân chủ và phúc lợi xã hội, cũng như về quyền con người.
Ngược lại, các nước trong phe xã hội chủ nghĩa đã xử lý sai tình huống và quan hệ địch ta. Nhìn đâu cũng thấy địch, kể cả trong Dân, nên nhiều khi đối xử với Dân cũng giống như với địch, khiến dần dần mất Dân. Ỷ thế vào cường quyền, Đảng Cộng sản Liên Xô đã đầu têu trong việc cấm đảng phái khác hoạt động, để rồi sau này ĐCSVN cũng nối gót sai lầm. Các nước khác trong phe xã hội chủ nghĩa chấp nhận đa đảng, nhưng cũng chỉ là hình thức. Dân chủ xã hội và quyền con người bị bóp nghẹt, khiến tinh thần và trí tuệ cũng bị lụi tàn. Tưởng rằng như vậy thì các đảng cộng sản sẽ rảnh tay, có thể tập trung lực lượng chiến đấu với kẻ thù chính ở hệ thống bên kia, nhưng kết quả thì ngược lại. Kinh tế suy sụp, lòng Dân ly tán, khiến hệ thống chính trị được dày công xây dựng suốt hơn nửa thế kỷ bị phá từ trong phá ra, đổ rụp trong chốc lát, làm cho đối thủ cũng bị bất ngờ đến ngỡ ngàng.
Họa đôi khi cũng là phúc, nếu biết rút ra bài học hợp lý từ thảm họa. Nếu quay ra chấp nhận cạnh tranh một cách dân chủ trong xã hội đa đảng, đa nguyên, ĐCSVN sẽ buộc phải lựa chọn những người lãnh đạo thuộc loại ưu tú nhất, và chắc chắn sẽ chọn được hàng ngũ lãnh đạo tốt hơn gấp bội lần so với đội hình đương nhiệm, kể cả tài lẫn đức. Mọi phần tử thoái hóa, tham nhũng sẽ bị vạch trần và bị đào thải. Trong ba triệu đảng viên không thiếu người tài, người tốt. Vấn đề là phải dùng dân chủ để giải phóng tiềm năng bị độc quyền giam hãm bấy lâu. Không chỉ dựa vào nội lực, dân chủ xã hội còn cho đảng thêm cả sức mạnh từ ngoài đảng. Nếu đảng cầm quyền không tự nhận ra tồn tại yếu kém của mình, thì các đảng đối lập cũng sẽ vạch ra cho. Chẳng cần đến những nghị quyết vô dụng, những màn kịch phê bình – tự phê bình giả dối và lố bịch, thì ĐCSVN vẫn có thể vươn lên, tốt hơn hẳn hiện tại, để được Nhân dân tin tưởng mà trao quyền lãnh đạo.

Tiếc rằng, lãnh đạo của ĐCSVN lại phản ứng như gã tài xế ù lì, chỉ biết nghiến răng tăng ga, khi cỗ xe đang lao xuống đầm lầy. Một mặt, đảng càng suy sụp thì họ càng bóp nghẹt dân chủ trong đảng, dân chủ trong xã hội, và càng hạn chế quyền con người, nhằm duy trì quyền lực bằng bạo lực. Mặt khác, giới cầm quyền tranh thủ tham nhũng, đua nhau vơ vét, tước đoạt cả tài sản của Dân. Chính họ, chứ không phải thế lực thù địch nào khác, đã và đang phá nát ĐCSVN. Trạng thái độc đảng đã triệt tiêu sức chiến đấu và bản năng sống lành mạnh của đảng. Buông thả trong thế độc quyền, ĐCSVN đang tự tha hóa, tự hủy diệt, như cỗ xe không phanh, lao xuống dốc, hướng thẳng tới vực thẳm.
Có ý kiến đề xuất tăng cường dân chủ trong nội bộ đảng để bù lại, để tự gột rửa và điều trị căn bệnh ung thư đã bước sang giai đoạn di căn. Nhưng không thể tồn tại dân chủ trong một đảng độc quyền. Chỉ có dân chủ ngoài xã hội mới thúc đẩy dân chủ trong đảng, chứ không phải ngược lại.
Khước từ dân chủ xã hội, trong đó có thể chế đa đảng, ĐCSVN không chỉ gây thêm thù oán với Dân, mà còn tự tước bỏ khả năng đề kháng và hy vọng chữa trị căn bệnh nan y của chính mình. Sự bảo thủ kiêu ngạo đã bịt mắt giới lãnh đạo, khiến họ cố tình làm ngơ trước thực tế là: Đảng Nhân dân Camphuchia, một đảng từng được ĐCSVN nâng đỡ và phải đương đầu với hoàn cảnh khó khăn gấp bội, vẫn có thể giữ được quyền lãnh đạo đất nước thông qua bầu cử, mà không cần phải bức hại đa nguyên, không cần phải cưỡng bức Hiến pháp.
Cần phải nói thêm rằng: Quy định ĐCSVN là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội không có nghĩa nó là lực lượng lãnh đạo duy nhất, càng không phải là đảng duy nhất được phép tồn tại. Do đó, kể cả khi duy trì Điều 4 củaHiến pháp 1992, thì việc ngăn cấm các đảng phái chính trị khác thành lập và hoạt động là vi phạm quyền tự do hội họp, lập hội, được quy định tại Điều 69, Hiến pháp 1992 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Tử huyệt sở hữu toàn dân về đất đai
Hiến pháp 1946 không đề cập đến đất đai. Hiến pháp 1960 chỉ quy định đất hoang thuộc sở hữu của toàn dân. NhưngHiến pháp 1980 và Hiến pháp 1992 thì quy định (toàn bộ) đất đai thuộc sở hữu toàn dân.
“Sở hữu toàn dân” lại có nghĩa là chẳng người dân nào có quyền sở hữu. Trớ trêu thay, nhân danh “sở hữu toàn dân” để tước đi quyền sở hữu của toàn dân. Những mảnh đất vốn dĩ có chủ, được khai hoang, được trao đổi, mua bán, hay được thừa kế hợp pháp từ bao đời, nay bỗng nhiên trở thành vô chủ. Bộ máy cầm quyền, vốn dĩ chẳng có gì, mà nay lại chiếm được tất cả, trong đó có quyền quyết định về đất đai trong cả nước.

Để vận động hàng chục triệu nông dân giúp đỡ cướp chính quyền, ĐCSVN đã giương khẩu hiệu “dân cày có ruộng”. Chữ“có ruộng” ở đây đương nhiên là “sở hữu ruộng đất”, chứ không phải chỉ là “có quyền sử dụng đất”. Sau khi giành được chính quyền ở miền Bắc, đảng đã lấy ruộng của người giàu chia cho người nghèo, rồi tiếp đó lại vận động nông dân góp ruộng để làm ăn tập thể, trong mô hình hợp tác xã nông nghiệp. Khi đã giành được chính quyền trong cả nước, lãnh đạo ĐCSVN quyết định quốc hữu hóa đất đai, dưới hình thức “sở hữu toàn dân”Nếu biết trước kết cục sẽ mất đất như vậy, liệu hàng triệu người có còn theo đảng, giúp đảng giành chính quyền nữa hay không?
Khi chính quyền tử tế, có khả năng sử dụng đất đai một cách vô tư, hợp lý và công bằng, thì sở hữu toàn dân về đất đai có thể tạo ra một sức mạnh cộng hưởng để xây dựng đất nước. Và người dân có thể tự an ủi rằng mình hy sinh bớt lợi ích cá nhân để phục vụ lợi ích cộng đồng, trong đó có cả bản thân và gia đình mình. Nhưng khi chính quyền tham nhũng thì sở hữu toàn dân về đất đai gây ra đại họa, không chỉ làm khổ muôn dân, mà phá nát cả chính quyền.Chỉ mất mấy giây hạ bút, kẻ mang danh “công bộc” đã có thể vơ về cả đống tiền của, mà một người lao động chân chính lăn lộn cả đời cũng không kiếm nổi. Chỉ với mấy chữ ký loằng ngoằng của mấy kẻ có chức quyền, hàng trăm, hàng ngàn người dân đã bị tước mất đất đai, nơi họ đang làm ăn, sinh sống, trở thành dân oan, lang thang khiếu kiện khắp nơi. Càng duy trì sở hữu toàn dân về đất đai, thì càng gia tăng oán hận của Dân, càng sinh sôi tham nhũng trong tầng lớp lãnh đạo, và càng đẩy nhanh quá trình tự hủy diệt của chế độ.

Bộ máy cầm quyền đầy ắp những kẻ tha hóa, cấu kết với bao kẻ vốn đã lưu manh từ trước khi chen chân vào chốn quan trường. Cái thứ “sở hữu toàn dân” ngon lành và dễ ăn như thế, làm sao kìm nổi lòng tham? Có thể những người đã no nê cũng tán thành tư nhân hóa đất đai, vừa giũ bỏ được cái nguồn kiếm chác béo bở đã trở thành “của nợ”, vừa có được quyền sở hữu vĩnh viễn cho số đất đai đã thu gom bấy lâu. Nhưng những vị còn chưa thấy đủ no và những kẻ kế cận đang mong chờ đến lượt mình được vơ vét thì lại không dễ buông tha.
Muốn nuốt thì hóc, mà muốn nhả ra cũng không hề dễ. Tư nhân hóa đất đai thế nào? Trao quyền sở hữu cho ai và trao bao nhiêu? Khi còn là sở hữu toàn dân thì chủ đất cũ đành chịu lặng thinh. Nhưng khi mảnh đất vốn của mình lại được giao cho một người lạ hoắc sở hữu, thì chủ cũ đâu dễ chịu ngồi im. Đất đai vốn dĩ nằm trong trạng thái phân bổ tương đối ổn định và hợp lý về mặt lịch sử, mấy chục năm qua bị đẩy vào tình trạng hỗn loạn. Nếu bây giờ muốn sửa chữa sai lầm, lập lại trật tự, thì lại quá khó. Hoàn cảnh thực tại giống như gã phàm ăn nuốt phải lưỡi câu: Nuốt tiếp thì vướng cước và có thể bị chọc thủng dạ dày, mà lôi ra thì móc vào cổ họng.
Thách thức vượt quá năng lực tư duy và hành động của những đầu óc u mê, trí tuệ giáo điều. Biết làm gì ngoài việc câu giờ, dồn hậu họa lên đầu những người kế nhiệm?
Quả là rất khó để thoát ra khỏi tình trạng sa lầy về sở hữu đất đai. Sai lầm càng lớn thì khắc phục càng khó. Songlãnh đạo ĐCSVN cần xác định rằng họ có trách nhiệm giải thoát Dân tộc ra khỏi bãi lầy, mà chính đảng đã đẩy Dân tộc xuống. Nếu biết huy động trí tuệ của Dân tộc và tạo được sự đồng thuận của Nhân dân, thì khó mấy cũng làm được. Cách làm như thế nào không phải là chủ đề trao đổi của bài này. 
*

*      *
Quy định trong Hiến pháp về quyền lãnh đạo đương nhiên của ĐCSVN đối với Nhà nước và xã hội tưởng để đảng trường tồn, nhưng lại là điều khoản khai tử của ĐCSVN, khai tử khỏi lòng Dân và khai tử khỏi cuộc sống chính trị.
Quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân và do Nhà nước quản lý như cỗ máy khổng lồ, từng phút từng giờ đùn ra hàng đống thuốc nổ, nén chặt vào lòng Dân. Nó giống loại ma túy cực độc, có thể thỏa mãn cơn nghiện tham lam vô biên của giới cầm quyền, nhưng cũng tăng tốc quá trình tự hủy diệt của ĐCSVN và chế độ do đảng dựng nên.
Vì vậy, nếu muốn bảo vệ ĐCSVN và chế độ này, thì cần phải nhanh chóng loại bỏ hai quy định đó ra khỏi Hiến pháp.
Ngược lại, nếu muốn gạt bỏ sự lãnh đạo của ĐCSVN, thì có thể sẽ sớm được toại nguyện, nếu tiếp tục duy trì hai quy định ấy trong Hiến pháp, bởi lẽ không có cách phá nào nhanh hơn là tự phá.
H.X.P.
Hà Nội, 11/01/2013
Cùng tác giả: