"Nhà cho người thu nhập thấp, theo tính toán của các chuyên gia, nếu mức lương từ 2-3 triệu/tháng, sau khi trừ chi tiêu thì phải tích luỹ từ thời Lý Công Uẩn dời đô mới đủ tiền mua nhà"
" Chúng ta không nói rằng nhà nước TBCN là hoàn hảo nhưng nó cấp tiến hơn rất nhiều nhà nước hiện nay và mục đích của thế giới này là đi lên và ngày càng hoàn thiện hơn nữa thể chế và mô hình nhà nước."
Cuối tuần qua trên trang Facebook của BBC Tiếng Việt có Bấm cuộc thảo luận theo yêu cầu của độc giả với chủ đề các bạn chọn, "BBC Vietnamese có phải tổ chức phản động hay không?" Độc giả Phạm Thanh Liêm đã có ý kiến về vấn đề này và cũng đưa ra quan điểm của ông về xã hội Việt Nam hiện nay.
BBC xin giới thiệu cùng quý vị cái nhìn của ông về Việt Nam hiện đại:
"Một đất nước muốn đi lên thì cần phải có sự minh bạch. Đấy là yếu tố quan trọng nhất. Bây giờ chúng ta hãy bàn đến thế nào là minh bạch nhé:
Trước tiên, ta nói về phương hướng chọn đường cứu nước của Bác Hồ.
Sau khi nghiên cứu về mô hình tổ chức các nhà nước và trải qua mô hình thực tế của mô hình Tư bản Chủ nghĩa (TBCN), của mô hình Cộng sản Chủ nghĩa (CSCN), Bác Hồ nhận ra rằng, con đường đi lên Xã hội Chủ nghĩa (XHCN) là đúng đắn vì các lý do sau: Tổ chức Cộng sản là tổ chức tập hợp mọi tổ chức quần chúng công nông, trí thức để có thể lật đổ ách thống trị của hệ thống cai trị thuộc địa.
Lúc này, nếu không lấy dân làm gốc thì không thể giải phóng được dân tộc.
Tại thời điểm đó, cũng có 3-4 đảng tồn tại, nhưng Bác đã thống nhất các đảng kia lại và cùng lấy chung một mục tiêu là "Độc lập dân tộc" để đánh đuổi thực dân.
Chúng ta phải đồng ý rằng, trong lúc chiến tranh thì sự duy ý chí là cần thiết. Ở đây, duy ý chí là duy trì một ý chí, một mục tiêu cao nhất là độc lập dân tộc.
Nếu lúc đó, có nhiều đảng phái, mỗi đảng phái một ý kiến, đảng này thì đề nghị đàm phán, đảng này thì đề nghị cầu hoà, đảng kia thì đề nghị đánh thì dân biết nghe ai để hành động?
Vì vậy, kết luận lại, giai đoạn này cần một đảng duy nhất và đảng duy nhất đó là phải đảng quy tập được tầng lớp công, nông, trí thức - đảng đó là ĐCS. Điều đó đúng và cần thiết với bổi cảnh lịch sử.
Dân chủ cộng hòa
Tuy nhiên, ngay tại thời điểm đó, Bác Hồ ngoài việc lo đánh ngoại xâm thì bác đã định hình một mô hình tổ chức nhà nước là "Dân Chủ, Cộng Hoà" nên bác mới đặt tên nước là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà.
Bác mong muốn một nền Cộng Hoà có sự Dân chủ thực sự. Bởi bác biết, Dân chủ là tiền đề quan trọng cho sự Minh Bạch.
Song, sau khi thống nhất giang sơn, độc lập đã về tay người dân, ngoài việc bảo vệ bờ cõi giang sơn thì một việc quan trọng khác là phát triển kinh tế, khoa học, giáo dục và nâng cao chất lượng, đời sống người dân. Chúng ta hãy xem, cả hai việc trên chúng ta đã làm được những gì?
Thứ nhất, bảo vệ bờ cõi giang sơn thì chúng ta đã thực hiện được phần nào theo ý nguyện của dân (tuy rằng chúng ta đã bị mất một phần biên giới trên bộ với Trung Quốc sau khi Hiệp định biên giới được ký kết).
Còn hiện nay, vấn đề nóng bỏng hơn là bảo vệ chủ quyền Biển Đông thì chúng ta cũng không lo ngại vì Nhân Dân đã thể hiện thái độ của mình.
Khi dân đã thể hiện thái độ của mình mà Nhà nước không theo thì Nhân dân sẽ lật chính quyền để dân được thực hiện ý nguyện của mình. Vì vậy, tôi tin là Nhà nước sẽ phải quyết tâm bảo vệ bờ cõi đến cùng.
Thứ hai, đây mới là vấn đề nóng. Phát triển kinh tế, khoa học, giao dục và nâng cao chất lượng đời sống nhân dân.
Chúng ta hãy nhìn vào thực trạng bây giờ và nguyên nhân:
- Kinh tế đất nước có đi lên, điều đó không ai phủ nhận.
Nhưng cuộc sống người dân còn quá nhiều khó khăn, đặc biệt là vùng nông thôn, thu nhập của 90% dân số nông thôn chưa bằng thu nhập của 10% dân số thành thị, điều đó nói lên rằng, thu nhập bình quân đầu người đang là 1150$ (GDP 100 tỷ $ trên 87 triệu dân) thì người dân nông thôn chỉ là khoảng 600$ còn thành phố là 5,500$.
- Doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ, mà tài sản của doanh nghiệp là từ nguồn thuế của dân, người dân bị chịu thiệt. Vụ Vinashin bị phá sản đã làm cho Nhà nước mất 5% GDP.
- Chính sách kinh tế còn vì lợi ích nhóm rất nhiều (cụ thể như vấn đề nhà ở cho người dân ở thành phố).
- Đầu tư phát triển hạ tầng từ vốn vay nước ngoài thì còn bị thất thoát lớn, tham nhũng tràn lan.
- Khoa học thì phát triển kém, các ngành mũi nhọn thì không tạo ra sản phẩm nào cho xã hội, tất cả đều là ngoại nhập.
- Giáo dục thì xuống cấp trầm trọng về đạo đức và chất lượng.
- Các cơ quan công quyền thì hành dân là chính. Không có thủ tục hành chính nào mà người dân không phải phong bì, thậm chí là kể cả khám bệnh.
- Giai cấp công nông là giai cấp nền tảng của Đảng Cộng sản nhưng hiện nay, đảng đang xa rời hai giai cấp này khi kinh tế nông thôn không phát triển, đặc biệt là công nghiệp nông nghiệp, mấy chục năm nay vẫn không thay đổi phương thức canh tác, vẫn không có đầu tư khoa học công nghệ.
Với giai cấp công nhân thì đời sống của họ chưa được quan tâm chút nào. Các khu công nghiệp mọc lên nhưng thu nhập thì chỉ từ 2-3 triệu/tháng, không đủ trang trải sinh hoạt, nhà ở cũng không có chính sách cho tầng lớp này.
Nhà cho người thu nhập thấp, theo tính toán của các chuyên gia, nếu mức lương từ 2-3 triệu/tháng, sau khi trừ chi tiêu thì phải tích luỹ từ thời Lý Công Uẩn dời đô mới đủ tiền mua nhà.
Thiếu minh bạch
Những vấn đề trên (và tất nhiên là còn rất, rất nhiều vấn đề chưa nêu hết ra được) nhưng nguyên nhân của chúng là do sự thiếu minh bạch trong quản lý, không có sự cạnh tranh trong giai cấp cầm quyền, mặc sức muốn làm gì thì làm.
Từ thực trạng và nguyên nhân trên, chúng ta thấy cần phải đa đảng, tạo sự cạnh tranh trong giới cầm quyền thì mới có sự minh bạch.
Đến lúc này, chúng ta bị đặt ra câu hỏi "Đa đảng thì đồng nghĩa với việc xoá bỏ lịch sử, xoá bỏ công sức, xương máu của thế hệ cha anh đi trước à? Rồi sẽ mất nước thì sao?"
Câu trả lời ở đây là 'Không'? Vì sao?
- Đất nước này có gia đình nào là gia đình không có người thân, ruột thịt hy sinh tính mạng hoặc một phần xương máu cho Tổ Quốc thì họ chà đạp lên để làm gì?
- Lịch sử đất nước và công trạng của những người hy sinh vì Tổ quốc mãi mãi được vinh danh. Hãy nhìn vào đất nước Nga hiện nay, Đảng Cộng sản vẫn tồn tại, người ta vẫn tổ chức cho những người hy sinh vì Tổ Quốc trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại và Lenin vẫn được nằm trong Lăng, vẫn duy trì những gì thuộc về quá khứ.
- Mất nước ư? Nhân dân này đã hy sinh xương máu thì làm sao họ để cho kẻ thù vào biến nước họ thành thuộc địa được nữa? Đất nước Hy Lạp là một ví dụ vừa xảy ra. Dân lật đổ chính quyền nhưng có mất nước không? Ở đây ta không mong sự lật đổ chính quyền nhưng mong muốn có thêm các đảng khác cùng hoạt động để tiến đến dân chủ, minh bạch.
Khi đã đa đảng, nếu Đảng Cộng sản thật sự mạnh thì họ không ngại gì mà bị mất vị thế và chính quyền cả vì người dân họ đi bầu thì đảng nào mạnh họ bầu, và Đảng Cộng sản mạnh thì họ bầu cho Đảng Cộng sản, không bầu các đảng khác, thế thôi.
Và nếu Đảng Cộng sản mạnh thực sự thì họ sẽ cầm quyền mãi mãi - giống như Singapore, họ đa đảng nhưng từ khi thành lập đến nay chỉ có một đảng duy nhất cầm quyền.
Lúc này có người lại đặt câu hỏi là một đảng cầm quyền thì có khác gì một Đảng Cộng sản hiện nay?
Xin thưa là có khác đấy ạ, các đảng khác không cầm quyền chính nhưng người ta vẫn có một số vị trí nhất định trong chính quyền và quan trọng là khi đảng không cầm quyền phát hiện thấy đảng cầm quyền hoạt động không minh bạch thì người ta có quyền nói lên, thông tin sâu rộng trong người dân để người dân được biết và khi đó đảng cầm quyền sẽ ko dám làm sai, vì có làm sai thì đến kỳ bầu cử tiểp theo dân sẽ không tin và bầu cho nữa.
Như vậy, đa đảng sẽ làm cho sức cạnh tranh trong chính quyền được tốt, không có sự bao che, dung túng các hành động vì lợi ích bè nhóm.
Chúng ta không nói rằng nhà nước tư bản chủ nghĩa là hoàn hảo nhưng nó cấp tiến hơn rất nhiều nhà nước hiện nay và mục đích của thế giới này là đi lên và ngày càng hoàn thiện hơn nữa thể chế và mô hình nhà
Nguồn: BBCVietnamese
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét