Tao nghĩ mà thấy giận nó ghê, cứ tưởng tượng tụi mày đang hưởng cái thành quả, mà là đồ người khác làm, mình xơi, nó ngon như thế nào? Phải nhân đôi cái sướng đó lên thì mới đáng! Trong thời điểm gạo châu, củi quế, mọi học sinh của trường phải nhịn khúc bánh mì buổi chiều để ra bến đò đổi lấy quả trứng vịt luộc, thì hơn chục trứng của tụi mày là niềm mơ ước của chúng tao. Tao còn nhớ , tao và một thằng nữa không nhớ tên cũng đi mò trứng vịt như tụi mày, nhưng không được may mắn như tụi mày, bị mấy ông trông vịt đuổi bắt giao cho nhà trường.
Đến bây giờ mày ở nước Đức kia, cả cái thằng bạn xấu của tao, trừThọ Tuyến, có lẽ ăn nhiều của ngon, vật lạ. Nhưng không thể nào quên được cái đêm hôm đó. Thọ Tuyến nơi chín suối ( theo tao) cũng được an ủi phần nào? Chắc mày sốt ruột muốn biết cái thằng toa rập cùng mày và Thọ Tuyến lắm? Tao khai đây, nó mới nói với tao tối qua, lúc đi viếng Cúc lồi bạn mình về, tụi tao tụ tập trong sân bay ăn nhậu, lúc ruợu vào, lời ra là lúc thật nhất. Mà tao cũng kiểm chứng rồi, nó nói thật. Nó là thằng Phan Bắc, cùng học Nguyễn bá Ngọc, cùng tiểu đội với mày và Thọ Tuyến, cả tao nữa.
Hồ Bá Đạt
Thứ Ba, 31 tháng 7, 2007
Gửi Võ Hùng ! (Chuyện của Đạt giờ mới kể )
VIẾNG BẠN HÙYNH CÚC
Thứ Bảy, 28 tháng 7, 2007
CÓ MỘT LỌAI NGƯỜI NHƯ THẾ !
Quốc, Quang, Quý
· Chuyện cây khế
Ở nhà một cụ “cỡ BCT" có cây khế quanh năm sai quả, mà lại là khế ngọt mới quý. Hàng ngày khế chín rụng đầy sân. Dĩ nhiên nhà cán bộ “cốp” thì đâu có khó về tiền nên khế cứ chín, cứ rụng, bẩn thì đã có phục vụ quét dọn.
Trước kia, B từng là nhân viên ngọai giao ở nước ngòai. Có điều kiện "hầu" các cụ rồi trở nên thân; đến một lúc anh ta nghiễm nhiên trở thành “người nhà” các cụ. Thế mới oách! Đã là người nhà thì ra vào nhà các cụ như cơm bữa.
Lần đó chả hiểu nghe ai xúi mà B ra chợ Châu Long gọi bà bán rau vào, bán hết số khế chín trên cây. Chẳng biết được mấy hào bạc và có gửi tiền cho gia chủ hay không nhưng khi bà bán rau quảy gánh ra về, mấy chú lính bảo vệ đã gọi B ra phê bình:
- Bác quá là liều! Ai đời đưa mấy mụ bán rau ngoài chợ mà bác chả biết gốc gác vào nhà. Lỡ cụ có việc gì thì có khổ chúng em không?
Đang mồ hôi mồ kê nhễ nhại, nghe phê bình B liền vạch áo, vỗ ngực rồi nói liền một hơi không nghỉ:
- Khổ gì chúng mày? Cụ có chết thì chúng mày lại đi gác cho cụ khác. Chứ chúng mày khổ cái nỗi gì? Người khổ là tao đây này. Cả đời tao cho đến bây giờ sống được là nhờ lộc các cụ. Đời nào tao lại đi làm cái việc đó?... Chúng mày chỉ được cái nói dại!
Anh ta còn ca tiếp nhưng dừng ở đây là đủ, tất nhiên không thể không nhắc đến hình ảnh đầy ấn tuợng "quanh miệng anh sùi trắng cả bọt mép".
· Bữa thịt chó khó quên
Có lần anh ta mua được con chó thui, nói là ở Từ Sơn, thuê hẳn thợ xịn nấu. (Chả biết có phải vậy hay là mua ở Thịt chó Ô Quan Chưởng hay Thịt cầy Mã Mây, vì thời đó chưa có Liên hiệp các xí nghiệp thịt chó Bờ Đê!). Biết tôi, Quang “xèng” và anh Đoàn Mạnh Giao thích ăn thịt chó nên B có lời mời. Giữa những năm 1980 ở Hà Nội mà được mời đến ăn tiệc nhà bạn, mà là tiệc thịt chó, thì hiếm lắm.
Chiều hết giờ làm việc, ba anh em hớn hở chổng mông đạp xe từ cơ quan tới thẳng nhà B. Hắn là tay “khéo chạy” nên được phân một căn hộ lắp ghép trên tầng 2 dãy nhà B2, nhìn ngay ra hồ ở Khu Nam Đồng. Vừa thò đầu vào cửa liền bị hắn chặn lại, giơ tay lên mồm (ra cái điều đừng nói to) rồi chỉ đi theo đường ngách – vòng qua bếp - vào nhà trong: “Chịu khó chờ ăn sau vì tao đang tiếp bộ trưởng!”. Ba anh em nhìn nhau: Bố khỉ chúng mình đều là con bộ trưởng mà bộ trưởng thuở “khai quốc công thần”, vậy mà lại bị gia chủ xem nhẹ? Cái tay này thật quái dị! Việc đ. gì phải nịnh cái thằng bỏ mẹ ấy? Định bỏ ra về nhưng vì nể bạn nên bấm bụng nhịn.
Được chén bữa thịt chó nhưng ấm ức trong lòng. Từ sau có mời là chúng tôi hỏi trước, không có bộ trưởng nào thì mới thèm đến.
... Còn tiếp!
XIN CHÁO... CHÁO ÚT TRỖI !
Mở Blog có cái tên Út Trỗi làm tôi liên tưởng đến Vệ Út của Thủ đô năm nào. Ngay từ những ngày đầu Tòan quốc kháng chiến, bà con Hà Nội thấy bóng loắt choắt của những chú bé len lỏi khắp các hang cùng ngõ hẻm của 36 phố phường Hà Nội, khi thì liên lạc đưa thư, lúc tiếp lương, chuyển đạn hay băng bó, cáng thương, rồi cùng bà con dựng lũy ngăn bước tiến quân thù. Có Vệ Út coi thường cái chết, dũng cảm ôm bom ba càng lao vào xe tăng địch. Vệ Út thật xứng đáng với cái tên bà con Thủ đô trìu mến tặng!
Còn anh em Trỗi ta, chí ít, cũng tự hào là những lính Trỗi con đầu tiên của cả nước. Đã hơn 40 năm sống với nhau, nay đã "qua bên này dốc của cuộc đời" mà vẫn yêu thương nhau như thuở nào. Khóa 8 là khóa út ít của Trường Trỗi nhưng các em đã không út ít mà biết sống và hành động rất Nguyễn Văn Trỗi. Vậy thì Trỗi Út hay Út Trỗi có khác chi Vệ Út?
Nay mừng cho Út Trỗi đã hòa mạng chung của tòan trường. Chúc Út Trỗi lúc nào cũng thật Nguyễn Văn Trỗi!
Thứ Sáu, 27 tháng 7, 2007
TÍNH TRỖI
TÍNH TRỖI
Tác giả: Hà “Mèo” Khóa 6
Xem “Sinh ra trong khói lửa” (tập “hai sao”), rất bức xúc không biết tỏ cùng ai, tôi viết vài dòng gởi tới các bạn lời tâm sự của một thằng lính Trỗi không biết viết văn.
Suốt mấy đêm liền khônh ngủ được, tôi suy nghĩ miên man chuyện xưa, chuyện nay và rồi ngộ ra cái bức xúc nhất là “tính Trỗi”. Kể ra thì “tính Trỗi” hay thiệt (vì bản thân tôi cũng có). Biết bao thằng lính Trỗi đã đi vào chiến trường bình thản như một chuyến đi lấy cam của Công xã, như lên núi kiếm quả xanh, quả đỏ sau bữa cơm chiều. Chẳng có gì phải suy nghĩ cả. Tụi nó ra đi rất bình thường và chẳng bao giờ nghĩ mình sẽ là anh hùng hay hi vọng trở thành ông này, bà nọ. “Tính Trỗi” là vậy !
Một thằng dũng cảm hy sinh sau khi quần nhau bằng lê với giặc cứ như trong phim chưởng. Thằng khác thì ra đi ngay ngay trong trận đầu khi chưa làm được cái gì, có khi còn chưa kịp bắn phát súng nào. Tụi nó chắc cũng chẳng quan tâm xem đó là cái “giống gì”. Và nếu còn sống chắc cũng sẽ đến hội trường sau bao năm xa cách bình thường như tất cả tụi mình. Rõ ràng là hiện nay có nhiều thằng trong số tụi mình đã từng vào sinh ra tử, bị giặc bắt, bị bom vùi, bị thương tật ... nhưng giờ gặp nhau cũng vẫn là những thằng lính Trỗi khi xưa đã từng trốn học, tắm Li giang ăn dưa chuột ... Và hình như vẫn không hề khác một chút nào. Tỉnh bơ ! đó là “tính Trỗi”. Rất anh dũng trong chiến trường. Lao vào mặt trận một cách say mê (thậm chí còn đi chiến đấu lậu).
Nhưng hôm nay, trong mặt trận kinh tế thì sao ?
tính TrỖI, khi này nó là gì vậy?
Là một “gã Trỗi” không thể đưa cánh tay nặng trịch lên bấm chuông nhà lãnh đạo để gặp mặt, để trình bày những ý tưởng tốt đẹp hoàn toàn có ích cho việc chung, phù hợp với ý đồ lãnh đạo và cho cả sự nghiệp của bản thân mình, chỉ vì gã đã mang “tính Trỗi” .
Là một “gã Trỗi” chỉ vì ngại người khác bị mất việc, mà từ chối nhận vị trí kỹ thuật viên - mà mình hoàn toàn có thể đảm đương được - mà người bạn của gã (cũng là lãnh đạo Đơn vị) cần. Và gã đã bỏ qua một cơ hội đóng góp cho đơn vị đó (cũng là đóng góp cho xã hội) để ngồi nhà đọc sách, hưởng trăng, uống rượu (rẻ tiền) vì thất nghiệp.
Là một thằng “Trỗi con” sẵn sàng đứng dậy rũ bỏ cái ghế phó Tổng Giám Đốc béo bở của một Công ty Liên doanh danh tiếng chỉ vì “tự ái dân tộc” với “tụi Tây” cùng mấy thằng trong phía Việt Nam nhà mình, để mà trở về làm “phó thường dân Nam bộ” mà không hề ân hận ( thậm chí còn lấy làm tự hào).
Tất cả đó đều là “tính Trỗi” ư? Anh hùng thay! Hảo hớn thay! Toàn là những đề tài bất tận cho các “truyền thuyết” sẽ mãi mãi lưu truyền (cho tới khi nào người ta quên). Hay đó chính là ý thức Tiểu tư sản (TTS) ? Đó là cái chuyện gác kiếm về ở ẩn, hay treo ấn từ quan? Nó có đáng để tự hào, để lưu truyền không ? Nhất là trong chế độ này, chế độ mà cha mẹ của những “gã Trỗi” đó đã đổ xương máu để dựng lên, và gởi những “gã” đó cho Quân đội của chế độ - trường Trỗi – để đào tạo với hy vọng một ngày nào đó sẽ kế tiếp sự nghiệp xây dựng và bảo vệ một cách thiết thực, hiệu quả. Chắc hẳn các phụ huynh không hề mong “tụi nó” xây dựng những truyền thuyết viển vông như những “trang hảo hớn” chỉ để vỗ ngực xưng tên.
Tôi không có khả năng và cũng không muốn đi tìm cội trễ nguyên nhân cái “tính Trỗi” này, song cũng muốn tâm sự với các bạn vài dòng : Phàm những gì mà người ta nói là do trời sanh ra (cha mẹ sanh con, trời sanh tánh) thì thực chất nó chính là hệ quả của gia đình, nhà trường và xã hội. Anh em mình đều xuất thân từ những gia đình theo lý lịch là công nhân, bần cố nông.... Song thực chất khi chúng ta sanh ra thì các ông bà già mình đều là những người có kiến thức, có học vấn (nếu không nói là cao) trong xã hội lúc bấy giờ (không nhất thiết là bằng cấp). Và ở trường Trỗi chúng ta có những người thầy tuyệt vời, đa năng và nhiệt tình. Các thầy đều là những trí thức thực thụ, có học vấn, kiến thức về chuyên môn cũng như xã hội có thể coi là hoàn hảo. Các thầy đã truyền cho chúng ta tất cả những gì mà thầy có và mong mỏi chúng ta làm được. Chúng ta được nuôi nấng dậy dỗ trong một xã hội trường Trỗi bó gọn (vì sống tập thể cách biệt với xã hội bên ngoài) gồm những thằng bạn có hoàn cảnh xuất thân và được đào tạo không mấy khác nhau. Phải chăng “tính Trỗi” được sinh ra từ đó?
“Tính Trỗi” hay tính hảo hớn trong các truyện kiếm hiệp? Hay tính đấu tranh tiêu cực của các cụ đồ nho đầu thế kỷ 20? Hay đó chính là tính Tiểu tư sản? “Tính Trỗi” chắc hẳn không có “chất nhẫn nại, láu cá, thậm chí gian manh” mà ở đời không thiếu như anh Trần Trường Chiến khóa 3 đã viết.
Chưa ai đứng ra giải nghĩa cái thuật ngữ “Tính Trỗi” hoặc “Chất Trỗi” hoặc “Phong cách Trỗi” là gì, hay hay dở, nhưng một bạn đã “góp vốn” bằng chuyện sau. Hôm đó gã thuê taxi Hà nội đi Quảng ninh. Sợ tài xế ngủ gật nên gã bắt chuyện, đủ thứ tả phí lù. Rồi anh tài xế hát vang bài “sinh ra trong khói lửa”, và vỗ ngực “ông biết không, tôi là lính Trỗi khóa 6 đấy nhé”. Gã (một học sinh khóa 6) hỏi “ông còn nhớ thằng nào không.
Hà “Mèo” Khóa 6
ÚT TRỖI
Ban liên lạc khóa 8