Bài ca Trường Nguyễn Văn Trỗi

Nhạc và lời: Hồng Tuyến

Thứ Bảy, 29 tháng 9, 2007

BỨC ẢNH TƯ LIỆU QUÍ

Hôm qua thứ sáu cuối tuần, rỗi việc, ngồi đọc và xem lại cuốn “ SINH RA TRONG KHÓI LỬA” tập 2, đọc đến phần Bộ ảnh tư liệu quý giá do anh Cao Cẩm Quỳ là cựu học sinh trường Y Trung (Quế lâm) gửi tặng Ban liên lạc Trường ta. Bộ ảnh này đã được Ban biên tập của Trường in vào cuốn “SINH RA TRONG KHÓI LỬA” tập 2.

Trong bộ ảnh tư liệu này có bức ảnh chụp chú thích là học sinh các khóa 6,7,8 dự mít tinh kỷ niệm quốc khánh 2/9/1967, lúc đó khóa 8 mới sang Quế lâm hơn 2 tháng. Xem kỹ bức ảnh thấy phía trước phần lớn là anh em khóa 8 chúng ta và tôi đã nhận ra được một số bạn: Xuân Ái B4, Minh Dũng B2, Tiến Hùng B1-B3, Huỳnh Trung Hải B1-B5, Nguyên Bình B1, Phan Bắc B1, Lê Minh Nghĩa B2, Đoàn Xuân Hải B2, Kim Sơn B2, Nguyễn Thanh Hà B1 Nguyễn Việt Linh B3 .v.v.. và rất nhiều các bạn khác, ở các trung đội khác nhau.

Thật sự xúc động! vì đây là bức ảnh tư liệu rất quí của khóa 8 chúng ta khi mới vào trường và chắc rằng không ai trong khóa 8 chúng ta có được bức ảnh này. Tôi nghĩ ngay đến anh Trần Kiến Quốc K5, là thư ký của ban biên tập SRTKL, chắc anh còn giữ được ảnh gốc, tôi đã gửi e mail cho anh và đã nhận được bức ảnh do anh cung cấp. Nay đăng lên blog để anh em K8, nếu ai thấy có mình xuất hiện trên bức ảnh này hoặc không có mặt, đều có thể tải bức ảnh này về làm kỉ niệm cho cá nhân mình, đồng thời giúp nhau nhận ra các khuôn mặt bạn bè K8 vào thời kỳ đó.

Chân thành cảm ơn anh Cao Cẩm Quỳ! anh Kiến Quốc K5 và rất vui được phục vụ các bạn.

( Để xem rõ bức ảnh, đề nghị các bạn nháy chuột vào bức ảnh )

Nguyễn Quang Vinh

Thứ Tư, 26 tháng 9, 2007

BẠN CỦA CHÚNG TA

Năm qua, trong khóa 8 có nhiều sự kiện mà các bạn đã sát cánh, đồng tâm hiệp lực giúp đỡ, ủng hộ theo nhiều cách. Hôm nay, vừa nhận được tin mừng của một bạn trong khoá. Nay xin thông báo! (Nhưng xin phép không nói rõ tên). Thư thế này:
"Lâu rồi em không viết thư thăm hỏi và báo cáo tình hình với anh. Sáng nay, em vừa nhận giấy công nhận bằng đại học của em là bằng thạc sỹ. (Thực ra em không theo đuổi chuyện bằng cấp nhưng nơi em công tác lấy lý do này nọ để không nhận em nên em phải làm thủ tục chuyển đổi văn bằng). Em gửi bản copy để anh xem.
Thời gian qua em vẫn chiến đấu kiên cường, dù sức khoẻ chưa hồi phục. (Em mới lấy lại được 5/10 cân đã mất năm ngoái). Em đã làm được nhiều việc, theo em, thực sự có ích cho sinh viên.
Thời gian đầu em bị gây áp lực, như thể em là một kẻ bán nước. Có những kẻ còn muốn em phải chết. Bây giờ đã có nhiều chuyển biến có lợi cho em hơn. Trong trường nhiều người dần ủng hộ em. Sinh viên cũng ủng hộ em theo nhiều cách khác nhau.
Cũng may xu thế chung của cả nước bắt đầu nhằm vào những bất cập ở bậc đại học. Bọn tham quan không dễ làm mưa làm gió như xưa nữa.
Mong anh mạnh khoẻ, gặp nhiều may mắn trong cuộc sống và công việc!"

Tìm lại anh em K8 Nguyễn Văn Trỗi

Nhờ các bạn nhớ lại và xác định tên và lớp ?(B ?) cuả anh em K8 có mặt trong ảnh dưới đây :

Thứ Bảy, 22 tháng 9, 2007

Giới thiệu André Rieu

André Rieu Sinh ngày 01 tháng 10 năm 1949 tại Maastricht, Hà lan, là nghệ sỹ vỹ cầm và chỉ huy dàn nhạc người Hà lan. Ông nổi tiếng tạo ra sự Phục hưng quốc tế về nhạc waltz (nhạc van) và cũng nổi tiếng với nhiều đĩa bán chạy nhất cùng với dàn nhạc giao hưởng “Johann Strauss” .
Thời thơ ấu và sự nghiệp
Rieu bắt đầu học vỹ cầm từ lúc 5 tuổi. Ông lớn lên trong bầu không khí âm nhạc gia đình và cha ông là một người chỉ huy dàn nhạc. Từ khi còn rất nhỏ , ông đã bị dàn nhạc giao hưởng quyến rũ. Ông học vỹ cầm tại Dàn nhạc giao hưởng Hoàng gia tại Liege và tại Nhạc viện Maastricht (1968-1973). Thầy giáo của ông là Jo Juda và Herman Krebbers. Từ năm 1974 đến năm 1977, ông học tại Viện Hàn lâm âm nhạc tại Brussel (Bỉ), học cùng với Andre Gertler. Tại đây, ông đã dành được giải thưởng hạng nhất (Prremier Prix).
Rieu chưa bộc lộ năng khiếu về nhạc giao hưởng cổ điển cho tới khi học tới đại học là nơi mà ông trình diễn bản “Vàng và Bạc” (Gold and Silver) của Franz Lehar. Sự say mê của khán giả với nhạc waltz đã gây ấn tượng mạnh và ông đã quyết định đi theo dòng nhạc này. Ông đã hình thành nên Dàn nhạc giao hưởng thính phòng Maastricht và trình diễn như một nghệ sỹ vỹ cầm với Dàn nhạc giao hưởng Limburg. Năm 1987, ông thành lập dàn nhạc giao hưởng “Johann Strauss” và công ty ghi đĩa riêng của mình. Kể từ đó, bằng chính phong cách trình diễn nhạc kịch, lối chơi mang phong cách nhạc rock của mình cùng với mái tóc dài gợn sóng đã đưa một luồng sinh lực mới cho thể loại nhạc waltz.
Dàn nhạc giao hưởng mang tên Johann Strauss
Dàn nhạc thành lập năm 1987 với 12 thành viên, nhưng từ khi mới thành lập đã thường xuyên trình diễn với 40 nhạc công và lên tới 50 người. Vào thời gian đó, dàn nhạc đi trình diễn vòng quanh Châu Âu và chính tại đây dàn nhạc đã tạo ra những cách tân về nhạc waltz. Sự phục hưng này chủ yếu ở Hà lan và đã lan tỏa ra các nước khác bằng đĩa “The Second Waltz” từ Shostakovich’s Jazz Suites (tổ khúc gồm ba phần nhạc Jazz của Shostakovich). Chính vì lẽ đó, Rieu được biết đến như Vua của Waltz.
Rieu và dàn nhạc giao hưởng Johann Strauss đã trình diễn trên khắp Châu Âu, Bắc Mỹ và Nhật bản. Đã dành được rất nhiều giải thưởng âm nhạc thế giới kể cả hai giải “Âm nhạc thế giới ( World Music Awards), đĩa đã được chuyển đĩa vàng và bạch kim tại nhiều nước, riêng tại Hà lan đã có 8 đĩa bạch kim. Rieu đã ghi đĩa trong phòng thu riêng của mình nhiều thể loại nhạc cổ điển cũng như pop, dân ca và đệm nhạc cho nhiều bộ phim tình cảm nổi tiếng, nhạc nền và nhạc kịch. Sự trình diễn sống động và đầy màu sắc đã thu hút thính giả ngay từ ban đầu với nhạc cổ điển.
Rieu kết hợp với anh trai mình Jean Philippe trong bảy năm nhưng hiện nay Jean Philippe đã lập công ty riêng. Con trai Rieu, Pierre hiện vẫn làm cùng bố. Andre Rieu đã chơi cây vỹ cầm dòng violin Stradivarius sản xuất năm 1667. Một số buổi trình diễn của Dàn nhạc giao hưởng của ông đã được phát sóng tại Vương quốc Anh và Mỹ trên mạng truyền hình PBS’ như năm 2003 album “Andre Rieu Live in Dublin” , được trình diễn tại Dublin, Ailen 2005, Album “André Rieu Live in Tuscany được trình diễn tại cộng hòa Piazza Della, ở Cortona Tuscany, Ý. Một loạt album nổi tiếng như: Live at the Royal Albert Hall (2001), New Year's Eve in Vienna (2003), Christmas Around the World (2005), Songs from My Heart (2005), New York Memories (2006)… ra đời đã được công chúng trên toàn thế giới nồng nhiệt chào đón và hâm mộ, nhất là tầng lớp trung niên và những người cao tuổi.
Nguồn Wikipedia
(Người dịch: LTH)

TRÒ NGHỊCH CỦA LÍNH TRỖI KHOÁ ÚT

Tôi xin liệt kê một số trò nghịch ngợm điển hình của học sinh trường Trỗi khoá nhỏ, từ mức độ nhẹ đến tăng dần. Còn nặng từ "tấn" trở lên thì xin phép không liệt kê ra đây nữa vì có lẽ đã nói rồi hoặc không dám nói, để mọi người hình dung học trò xa nhà tiêu khiển ngoài giờ học tập phong phú như thế nào ? Nếu có chi tiết không chính xác, hoặc còn thiếu xin mọi người bổ xung thêm, cho thêm phần" hoành tráng". Ngoài trò ném lựu đạn, chơi kíp bom, lấy vật tư của bạn biến thành đồ ăn của mình và vô số trò khác ? Lính Trỗi khoá nhỏ còn nghĩ ra nhiều trò nghịch ngợm làm đau đầu các thầy, cô phụ trách - thầy Trọng đã có bài trong SRTKL tập 2. Khiến các thầy chịu không xiết phải thốt lên :"là ngợm chứ không phải là người", nhưng biết làm sao ? Bố, mẹ chúng nó có ở đây đâu mà dạy bảo chúng ? Phải gồng mình chịu thôi, Không khéo thì bị kỷ luật, khéo quá thì bị chúng qua mặt ? Tôi xin đi tiên phong kể ra đây.

1-Phong trào nuôi gà, vịt:

Có lẽ nảy sinh từ các thầy tăng gia. Gà, vịt nuôi dưới gầm cầu thang, thế rồi lan ra các trò, nhưng mà nuôi ở đâu ? Mỗi đứa chỉ có khả năng nuôi 1-2 con, cơm thì người còn thiếu nữa là vật ? Chúng bèn nghĩ ra cách, nuôi trong ống tay áo bông, ăn mối, ăn kiến, chỉ được vài ngày gà, vịt chết hết do môi trường nuôi lạ quá, ỉa, đái trong tay áo đâu được ? mà đối với gà, vịt thì khoản đó không thông báo trước. Thế là không nuôi được thì ai nuôi được thì lấy, đỡ phải nuôi mất công. Gà, vịt của các thầy lập tức biến mất không hồi âm ? Chúng bị vặn cổ , được mang ra khu rừng trước cổng trường bọc bùn, khỏi mất công làm lông, mổ bụng, nướng chưa kịp chín, chia nhau xơi, trong khi thịt còn đỏ lòm. Có hôm tập trung đi ăn sáng, cả đại đội còn được chiêm ngưỡng một đàn ngỗng tung tăng trên nóc nhà ở khoá 7, chúng nó chơi cả đàn chứ không thèm nhỏ lẻ như lớp dưới.

2-Đi phi thuyền:

Phía sau trường, gần hố xí có một con dốc, dốc khoảng hơn 45 độ. Không biết ai nghĩ ra trò này ? Chúng lấy ghế băng dùng để ngồi học, lật ngửa ra làm phi thuyền, ngồi lên trên rồi lao từ trên dốc xuống, rất khoái ,nhưng ghê người, không phải ai cũng dũng cảm leo lên. Trò này lôi kéo cả đám học viên anh hùng, dũng sĩ diệt Mỹ tuy lớn, nhưng tâm hồn trẻ thơ, tham gia rất hào hứng, dù có lúc té lăn quay, rách quần, rách áo, trầy sước cả mình mẩy ? Trò này kéo dài rất lâu, cứ hết giờ học, rồi đến giờ ăn cơm, rảnh giờ nào là kéo ra chơi, đi nhanh, sợ chậm hết chỗ ? Thậm trí khi chuyển trường sang Hưng hoá không còn dốc nữa, chúng vẫn tổ chức trượt từ trên cầu thang xuống, nhưng không còn hào hứng nữa, nên đi vào quên lãng. Ngày nay ta được biết trò chơi này qua trò chơi trượt nước ở Đầm Sen, Suối tiên, nhưng gần 40 năm trước mình đã chơi rồi?

3-Cưỡi ngựa:

Mấy ai được cưỡi ngựa ? Nhảy dù như anh HCQ, lái máy bay, lái tàu, lái xe, thậm chí cả lái xe tăng như anh LMT k3 (?), như Tam Châu k6, như Quảng già k7. Nhưng cưỡi ngựa lúc còn học sinh tôi chỉ thấy có một, chẳng biết con ngựa của ai? Có lẽ của mấy chú công binh coi kho ? Lúc đó có nhiều tên nhảy lên cưỡi nhưng không được, vì không biết cách cưỡi, nhưng tôi thấy Võ hùng Thế k7 lúc đó nhảy lên và cưỡi như bộ đội biên phòng, ngựa phi như bay được một đoạn dài và hất Thế té xuống đất ? Đoạn này về sau tôi có hỏi Thế, được biết do không biết làm sao dừng ngựa ?Nên đành phải tự té.Trò này cũng làm học sinh 2 đại đội tham gia nhiệt tình khoảng 3 ngày cho đến khi con ngựa biến mất ?

4-Điểm danh tối:

Điểm danh là hình thức các thầy quản học trò, đi ngủ mà còn nói chuyện, thầy nói không nghe là điểm danh, học trò rất ngán, vì đã lên giường, cởi hết quần áo để ngủ, lại phải mặc vào để ra điểm danh, oan nhất là mấy vị đã yên giấc ngủ, rồi trời mùa đông, lạnh tỉnh người. Nhưng vỏ quýt dày có móng tay nhọn. Chúng cũng ra đầy đủ, nhưng lợi dụng tối trời, vì 9h00 tối, máy phát điện đã ngưng hoạt động, đèn dầu không đủ sáng, lại chói mắt thầy, đèn pin thì hạn chế bật, vì pin hiếm. Nên ai bị đứng đầu thì dáng chịu, còn hàng thứ 2 được uỷ quyền khi thầy đọc đến tên ai vắng thì hô "có" thật to, mà phải đổi giọng thầy mới không nghi, cho nên có hiện tượng gọi tên 1 người thì 2-3 giọng hô "có". Hàng thứ 3 trở đi hầu như vắng hẳn, chúng chui vào giường ngủ tiếp.

5-Gìơ tập thể dục sáng:

Cứ 5h00 sáng là phải dậy tập thể dục, mùa nào cũng vậy. Thầy trực ban có nhiệm vụ gõ kẻng, kẻng bằng vành ôtô treo trên cây. Thế mà một hôm nằm chán chê mà không thấy tiếng kẻng? Hoá ra chúng nó, không biết ai ? hình như từ b6 ? Tháo dùi , quăng mất. Được 1 hôm thì vẫn tiếp tục tập thể dục. Kiểu này không được rồi ? Chúng lại tháo cả kẻng vứt đi, cũng kì công thật, kẻng nặng như thế, mà chúng tháo xuống, lôi ra chỗ vắng vứt, làm các thầy kiếm muốn bở hơi tai .Nhưng cũng chỉ được 1 ngày, cả đại đội ngủ no con mắt. Lần này chúng nghĩ ra cách ác hơn, để kẻng nguyên chỗ, dùi cũng không vứt nữa, mất công quá ? Chúng lấy phân bôi lên dùi , cho nên hôm sau ai dậy sớm sẽ thấy thầy trực ban cứ lúi húi chùi tay xuống đất, muốn rửa tay phải ra giếng, mà giếng đâu có gần ? Cả đại đội lại được dịp nướng. Thằng nào nghĩ ra chiêu này dã man quá!

6-Trốn học:

Trốn học đây là trốn học tự tu, còn chính khoá không ai dám trốn? Trốn bằng cách công khai, danh chính ngôn thuận, các thầy không khiển trách được ? Cách nào hay thế ? Chúng nghĩ ra cách làm điện đoản mạch, máy phát sẽ ngưng hoạt động. Đầu tiên chúng cúp cầu dao, nhưng cách này chỉ được mấy chục phút, mấy thầy tìm ra ngay. Lần sau chúng nghĩ ra nhờ học vật lí ? Lấy kim, hoặc vật nhọn đâm từ dây này sang dây kia lúc ban ngày không có điện, thế là máy phát ngưng hoạt động, do CB tự động ngắt, chúng nó được nghỉ, leo tường ra ngoài coi phim, lúc đó ở Hưng hoá, bãi chiếu phim ngay cạnh trường, bảo sao tụi nó không phá ?

7-Cướp bánh mì:

Thời điểm đó có đói không? Có đói. Nhưng không là bánh mì, chúng thèm cái khác ? Cướp bánh mì để mang ra bến đò Trung hà đổi trứng, chuối, đổi bất cứ thứ gì không phải là bánh mì ? Lúc đó lò bánh mì ở dãy nhà bếp trước cổng trường, biết cô nuôi hay gánh bánh mì từ lò về kho, kho cách lò bánh một đoạn dài. Lợi dụng trời tối, cô nuôi một vai gánh bánh mì, một tay xách đèn dầu, chúng xông ra thổi tắt đèn, lấy bánh mì rồi chạy. Cô nuôi ngã bổ chửng, la oai oái, nhưng trời vắng, chẳng có ai giúp. Cũng may nó chỉ lấy bánh mì. Về sau cô nuôi phải có 2 người mới dám đi, hoặc là đi sớm, trước trời tối.

Còn nhiều nữa, nhưng tôi không nhớ, bạn nào biết xin kể thêm, để chúng mình hồi tưởng lại một thời nghịch ngợm, phá phách vô tư. Làm các thầy, các cô, các chú phải lo lắng. Bây giờ thì yên tâm rồi...

Hồ Bá Đạt

Thứ Sáu, 21 tháng 9, 2007

CHUYỆN BÂY GIỜ MỚI KỂ

Phải nói khoá 8 có duyên nợ với binh chủng công binh? Này nhé, mới tập trung được mấy ngày. Khi xuất phát, từ địa điểm ban đầu thuộc tỉnh Hà tây, đêm đó vượt sông Hồng để bắt đầu đoạn trường sang ngụ cư bên Trung quốc, cả 1 trung đoàn công binh xe lội nước phải thức cả đêm "cõng" người, xe qua sông trong tư thế đề phòng máy bay địch đánh phá, vì lệnh từ BTTL là phải bảo đảm an toàn tuyệt đối cho "chuyến hàng" đặc biệt này. Họ đâu có biết vài năm sau là phải lãnh "cục nợ" này một lần nữa ?

Sau khi từ Trung quốc về, trường ta chia làm hai phân hiệu, một ở Hưng hoá (Phú thọ) cho các lớp lớn và một ở Trung hà (Hà tây) cho các lớp nhỏ. Địa điểm lại nhờ công binh giúp đỡ, ngoài nơi ở, học hành thật tuyệt vời so với thời điểm đó, chúng ta còn được hưởng vị trí thật lí tưởng gần sông, rừng, cách xa dân, gần đó là phòng tuyến sông Đà của Pháp để lại rất thuận tiện cho những đầu óc giàu trí tưởng tượng tổ chức đánh trận giả? Nhưng điều không tính tới cho BTL công binh là các kho hàng dự trữ chiến đấu lại để quá gần cái bọn mà người xưa đã phải phong cho nó chức đứng thứ ba sau quỉ và ma, mà quỉ, ma không có thì chỉ có nó mà thôi, nhất là nó lại xa gia đình nữa nên mức độ tàn phá của nó có lẽ chỉ sau bão cấp 12? Trước tiên là nó huỷ hoại tài sản ngoài, tôi nhớ đi đầu là khoá 7, cụ thể không biết là ai? Nhưng một hôm trốn ngủ trưa, mò ra bến đò, lúc đi ngang qua mấy cái lô cốt thì thấy Cao lùn và một số tên k7 đang hì hục đập một ống pháo sáng để lấy thuốc trong đó, do quen biết nên chúng nó chỉ điểm trong locot là cả 1 kho đạn, bom bi, thuốc nổ của địch được gom lại. Thế là lớp trước chỉ lớp sau, một thời gian ngắn kho đó bị xoá sổ, thủ kho bị kỷ luật do chủ quan, khinh "địch", có thể bị chụp mũ cao hơn với thời đó ? Mà chúng nó lấy mấy thứ đó làm gì ? Câu hỏi khó cho người lớn, nhưng dễ ợt đối với đầu óc giầu trí tưởng tượng của tụi nó. Câu trả lời là lấy bom bi về gỡ thuốc nổ đốt chơi, đập lấy bi chơi chẵn, lẻ. Đập lâu quá thì nó nghĩ ra cách gắn kíp vô lại, rồi ném vào tường cho bom nổ lấy bi nhanh hơn, nhưng cũng để lại tác hại cho chính bản thân chúng nó. Chung quy là lấy thuốc nổ, thuốc đạn đốt chơi, lựu đạn thì ném xuống giếng quanh trường cho khoái. Hết kho nhỏ đến kho lớn, chúng bắt đầu ghé thăm ! Đầu tiên phải kể là thằng bạn thân của tôi tên Đàm Quang Lương, thổi ống đu đủ bắn đạn bom bi không mạnh bằng thổi ống đồng, chuyện này có lẽ nó đọc trong cuốn"Bí mật miếu Ba cô" có anh gì nhỉ ? (Ai nhớ bổ xung cho tôi với, hình như là Hai Sếu?) chuyên bắn chim bằng ống xì đồng. Mà ống đồng thì chỉ có trong các xe ôtô công binh thôi, thế là nó mở màn, lúc đó không có cưa sắt, nên dùng tay bẻ, các ống bị móp 2 đầu, không thẳng? Nó nghĩ ra cách khắc phục bằng cách lấy đũa chọc, gõ cho thẳng, bắn đạn chán, nó nghĩ trò cao hơn là lấy mica làm trái tim, mỏ neo. Mica thì các xe đặc chủng trong kho công binh đầy. Khỏi nói thì ai cũng biết hậu quả như thế nào ? Ngoài phá ra chúng còn gây khó khăn cho trung đoàn tên lửa đóng quân ngay đó. Chúng nó đã làm mất thời cơ bắn hạ máy bay chỉ vì lang thang đi chơi gần mấy bệ phóng tên lửa. Ngoài thì như thế, trong thì thế nào ? Chúng lấy kíp nổ bom bi chứa trong lon guygo giấu ở đầu giường, khi lấy ra nó phát nổ may mà chỉ gây thương tích nhỏ. Còn giếng quanh trường thì cái nào có thể bơi được là chúng nó nhảy xuống, ném lựu đạn làm giếng thối hoắc. Nhiều chuyện chúng nó làm không thể tưởng tượng nổi? Duyên nợ với công binh nhiều quá.

Có lẽ vì ân hận nên vừa rồi, sau 37 năm, chúng nó tổ chức về thăm lại chốn xưa? Quên hết chuyện cũ, công binh lại tổ chức đón tiếp chúng nó. Không biết chúng nó có ôn lại chuyện cũ không ?

Hồ bá Đạt

Photo : Nguyễn Thị Thái B6 K8

( Kỷ niệm 22/12/2006 về thăm lại Trung hà và Hưng hóa)

Chú thích ảnh:

1/ Ảnh 1: Mặt trước của doanh trại công binh ở Trung hà nơi phân hiệu cấp 2 đóng quân

2/ Ảnh 2: Chụp ảnh kỷ niệm với Trường kỹ thuật nghiệp vụ Công binh (BTLCông binh)

3/ Ảnh 3: Về thăm trường cũ tại Hưng hóa: Từ trái sang fải Lê Trí Dũng B6, Hoàng Việt Thiện B4, Ngô Hoàng Hà B6, Lê Mai Bình B6, Nguyễn Thanh Bình B6, Nguyễn Thành Biên B6, Bùi Việt Sơn B6, Nguyễn Trọng Dương B6, Nguyễn Quang Vinh B3, Nguyễn Thị Thái B6, Bùi Thắng B2, Vũ Trung B6

4/ Ảnh 4: Về thăm trường cũ tai Trung hà


50 NĂM NGÀY MẤT TƯỚNG NGUYỄN CHÁNH

Sáng nay, 21/9/2007, tại Bảo tàng Cách mạng Việt Nam (Hà Nội), Hội Sử học VN và gia đình Tướng Nguyễn Chánh tổ chức lễ tưởng niệm 50 năm ngày mất của ông.
Nguyễn Chánh, một nhân vật lịch sử, người lãnh đạo Khởi nghĩa Ba Tơ 1945, nguyên Bí thư Khu ủy Khu Năm, Tổng cục trưởng Tổng cục Cán bộ. Ông ra đi quá sớm khi đất nước vừa chiến thắng thực dân Pháp đựơc 3 năm, trước đợt phong quân hàm cho các tướng lĩnh trong quân đội 1958, nhưng cán bộ, chiến sĩ trong quân đội vẫn gọi ông với cái tên thân thương - TƯỚNG NGUYỄN CHÁNH.
Xin chân thành thắp nén tâm nhang tưởng nhớ đến ông!


Trần Kiến Quốc
Nguồn: Blog Trường VHQĐ Nguyễn Văn Trỗi

Thứ Tư, 19 tháng 9, 2007

Cảm xúc âm nhạc

Tôi thích nghe khá nhiều loại nhạc, bởi mỗi loại nhạc đều có một sự cảm nhận, tiếp thu riêng. Đều có những cảm xúc đặc trưng của nó.

Chẳng hạn, nhạc quốc tế thì cho ta sự hiểu biết văn hóa ...quốc tế, về tình yêu lãng mạn, cảm xúc...Âm nhạc nó rất đặc biệt, đặc biệt ở chỗ là không cần nói nhiều, chỉ cần một vài câu, vài từ là đã có cảm xúc, có nhiệt huyết rồi. Tất cả mọi thứ, không nhất thiết phải nói hết ra, ta sẽ có nguồn cảm xúc riêng, cảm nhận riêng của mình khi nghe các bài hát.

Ai thích nhạc quốc tế mà không nghe Only Love - Trade Mark,Foolish game - Jewel, Immortality - Celine Dion, That's the way it is - Celine Dion, Cry on my shoulder - Super Star, ...Với nhạc quốc tế thì tôi hay nghe Celine Dion, bạn đã xem VideọClip That's the way it is của Celine Dion song ca cùng N'Sync's chưa? Chưa hả? vậy thì nên tìm xem đi nhé. Đảm bảo sẽ không thấy hối hận khi bỏ công ra tìm kiếm nó. Kết cái phong cách biểu diễn trong bài hát này của Celine Dion. Đúng là một Celine Dion với đẳng cấp quốc tế thực sự, giọng hát mạnh mẽ, có hồn, thể hiện được cái cá tính không giống ai, rất thuyết phục người nghe.

Ngoài ra còn khá nhiều như West Life, Richard Marx, Toni Braxton, Christina Aguilera ...Mỗi ca sỹ đều có một phong cách riêng, với giọng hát với giọng ca đã được đào tạo bài bản và hấp dẫn, lôi cuốn được người nghe. Phong cách biểu diễn thì tự tin, ấn tượng. Một số bài hát có sức sống bất diệt như: Unbreak my heart - Toni Braxton, My heart will go on - Celine Dion, The power of love - Celine Dion, Yesterday - The Beatle ...

Cũng là một bài hát, cùng một ca sỹ, nhưng nghe ở những thời điểm khác nhau, không gian khác nhau thì lại có những cảm xúc ...khác nhau rất lạ kỳ! Chẳng hạn, nghe nhạc đỏ. Nghe nhiều bài hát về Hà nội của Mỹ Linh, Cẩm Vân ... nghe vào buổi chiều sẽ có cảm xúc khác lúc nghe vào giữa đêm khuya.

Nghe vào ban đêm, bao giờ bạn cũng cảm nhận được những âm hưởng, những cảm xúc, suy nghĩ sâu sắc hơn khi nghe vào thời gian khác. Vì lúc đó, không gian rất tĩnh lặng, và tâm hồn của bạn lúc này hoàn toàn bị âm hưởng bài hát "điều khiển". Bạn tập trung hơn, từ đó sẽ có những tư duy, sáng tạo riêng, những suy nghĩ riêng của bạn về bài hát. Nên nếu ai làm về nghệ thuật, yêu cầu sự sáng tạo thì nên nghe nhiều nhạc vào ban đêm (nghe có chọn lọc). Đảm bảo, bạn sẽ có những cảm xúc rất khác, sâu sắc hơn, ý nghĩa hơn, và lãng mạn hơn.

Nguồn Blog's Vinhnq

Thứ Bảy, 15 tháng 9, 2007

Chủ nhật thư giãn, xả strees !

Triết lý cùn

1. Học đi đôi với hành, hành đi đôi với tỏi

2. Nhà sạch thì mát. Bát sạch tốn nước rửa bát!

3. Không có phụ nữ xấu, chỉ có phụ nữ... tự làm đẹp cho mình

4. Thật ra có rất ít phụ nữ đẹp. Không phải vì phụ nữ không biết làm đẹp mà vì họ làm hoài mà...vẫn không đẹp

5. Tôi có thể cưỡng lại tất cả mọi thứ ... trừ sự cám dỗ

6. Khi ta hướng tới mặt trời...bóng tối sẽ khuất sau lưng!

7. Một dòng sông mà chia làm 2 nhánh có nghĩa là......nó bị tõe làm 2 nhánh

8. Khi có con mèo đen đi qua trước mặt bạn thì điều đó có nghĩa là nó đang đi đâu đó.

9. Học, học nữa, học mãi, đúp... học tiếp!

10. Bọn này đúng là càng lớn càng ... nhiều tuổi.

11. Hãy sống để được chết một lần.

12. Quân tử nhất ngôn là quân tử dại. Quân tử nhai đi nhai lại là quân tử khôn.

13. Bầu ơi thương lấy bí cùng, mai sau có lúc... nấu chung một nồi.

14. Trèo cao ngã đau. Trèo thấp ngã cũng đau.

15. Cá không ăn muối cá ươn, con không ăn muối.....thiếu iot rồi con ơi.

16. Không mày đố thầy dạy ai.

17. Con đường tới vinh quang không có dấu chân của kẻ lười biếng vì kẻ lười biếng thì làm quái gì chịu đi bộ mà có dấu chân.

18. Học là để hiểu
Không hiểu thì phải hỏi
Đã hỏi thì phải hiểu
Không hiểu thì ... đừng hỏi!

19. Một điểm cũng là thầy, nửa điểm cũng là thầy!!

20. Thuận vợ thuận chồng , con đông mệt quá!!

21. Người ta dùng thời gian để kiếm tiền ......rồi lại dùng tiền để đốt thời gian.

22. Tiền không thành vấn đề , nhưng vấn đề là không có tiền!

23. Ít ra tượng cũng biết vâng lời, không được động đậy

Thi đố

Trong một cuộc thi ở nhà chủ nhật về kiến thức đời sống do VTV3 tổ chức, có hai bố con cùng hăng hái đăng ký dự thi. Cuộc thi trải qua hai lần trả lời câu hỏi:

Ở vòng thứ nhất câu hỏi được nêu ra cho cả bố và con là: " Cơ quan nào của phụ nữ được tất cả mọi người cùng biết nhiều nhất ". Và ông bố được ban giám khảo cho 0 điểm về câu trả lời mà họ cho là quá thật thà và ngây ngô, còn thằng con thì được ban giám khảo cho điểm tối đa là 10 vì câu trả lời quá xuất sắc ... không ngờ, ông tức quá liền bợp tai thằng con và nói: " Thế mày đã ba hoa gì vậy ", thì con nói: " Ðó là hội liên hiệp phụ nữ mà ". Ông bố tức tối thế mà tao cứ tưởng…

Sang vòng hai câu hỏi được đặt ra là: " Ở nơi nào tóc người phụ nữ lại là xoăn nhất? ". Và một lần nữa người con lại thể hiện sự xuất sắc đến tuyệt vời .. . 10 điểm cho đứa bé, ban giám khảo nói, còn điểm 0 lại mỉm cười cho người bố tội nghiệp. Ông bố tức quá quay ra bợp tai thằng con... " Mày đã bốc phét gì thế hả"; thì con cũng chỉ bảo: " Ðó là ở Châu Phi mà " , ông bố tức tối lại lẩm bẩm: " thế mà tao cứ tưởng ...".

TRIỆU BÔNG HỒNG MỘT BẢN TÌNH CA BẤT HỦ

Chuyện kể rằng có chàng họa sĩ yêu thầm một cô ca sĩ. Cô gái có một điểm đặc biệt là rất yêu những bông hồng, yêu loài hoa tượng trưng cho tình yêu và hạnh phúc. Để làm đẹp lòng cô, chàng đã bán tất cả những gì mình có, nhà cửa, những bức tranh chàng yêu thích, để đổi lấy một triệu bông hoa hồng mang tặng cô và hy vọng..

Triệu bông hồng thắm (Миллион алых роз - tiếng Nga) là tên một ca khúc của Nghệ sĩ Nhân dân Liên Xô R.V. Pauls, phổ nhạc từ bài thơ cùng tên của nhà thơ Nga A.A.Voznesenski.

Bài thơ và bài hát đều dựa theo một câu chuyện trong quyển thứ năm "Бросок на юг" (Về phương nam) thuộc tiểu thuyết "Повесть о жизни" (Tiểu thuyết cuộc đời) của nhà văn K.G.Paustovsky viết năm 1960 về chuyện tình của họa sĩ tự học người Gruzia Niko Pirosmani (1862-?) với nữ ca sĩ người Pháp Marguerite tại Tiphlis (tên gọi cũ của Tbilisi)

Bài thơ: Triệu bông hồng

Миллион алых роз

Triệu bông hồng

Жил был художник один,
Домик имел и холсты,
Но он актрису любил,
Ту, что любила цветы.

Он тогда продал свой дом,
Продал картины и кров,
И на все деньги купил
Целое море цветов.

Миллион, миллион, миллион алых роз
Из окна , из окна, из окна видишь ты,
Кто влюблен, кто влюблен,
кто влюблен, и всерьез,
Свою жизнь для тебя превратит в цветы.

Утром ты встанешь у окна,
Может, сошла ты с ума?
Как продолжение сна,
Площадь цветами полна.

Похолодеет душа,
Что за богач здесь чудит?
А под окном, чуть дыша,
Бедный художник стоит.

Миллион, миллион, миллион алых роз
Из окна , из окна, из окна видишь ты,
Кто влюблен, кто влюблен,
кто влюблен, и всерьез,
Свою жизнь для тебя превратит в цветы.

Встреча была коротка,
В ночь ее поезд увез,
Но в её жизни была
Песня безумная роз.
Прожил художник один,
Много он бед перенес,
Но в его жизни была
Целая площадь цветов!

Миллион, миллион, миллион алых роз
Из окна , из окна, из окна видишь ты,
Кто влюблен, кто влюблен, кто
влюблен, и всерьез,
Свою жизнь для тебя превратит в цветы

Xưa một chàng hoạ sĩ
Có tranh và có nhà
Bỗng đem lòng yêu quý
Một nàng rất mê hoa

Và chiều lòng người đẹp
Đ
lấy tiền mua hoa
Chàng đã đem bán hết
Cả tranh và cả nhà

Chàng đã mua hàng triệu bông hồng
Ngoài cửa sổ cứ nhìn ta sẽ thấy
Rằng người yêu có yêu thật hay không
Khi bán nhà đ mua hoa như vậy

Sáng hôm sau thức dậy
Nàng nhìn ra lặng người
Tưởng đang mơ vì thấy
Cả một rừng hoa tươi

Nàng ngạc nhiên, đang nghĩ
Ai đây chắc rất giàu
Thì thấy chàng hoạ sĩ
Đ
ang tội nghiệp, cúi đầu

Họ gặp nhau chỉ vậy
Rồi đêm nàng đi xa
Nhưng đời nàng từ đấy
Có bài hát về hoa

Có chàng hoạ sĩ nọ
Vẫn vợ không, tiền không
Nhưng đời chàng từng có
Cả một triệu bông hồng

Chàng đã mua hàng triệu bông hồng
Ngoài cửa sổ cứ nhìn ta sẽ thấy
Rằng người yêu có yêu thật hay không
Khi bán nhà đ mua hoa như vậy.

(Người dịch: Không rõ)



Bài hát có tiết tấu nhanh, sôi động nhưng phảng phất nỗi buồn. Ca sĩ Alla Pugacheva thể hiện bài này rất thành công.

Tại Nhật Bản, bài hát này nổi tiếng và phổ biến đến mức được người dân nơi đây đều cho là “biểu tượng của tình ca” và nó có mặt trong tất cả các phòng hát karaoke nơi đây.

Ở Việt Nam bài hát cũng rất được ưa chuộng, được nhiều người nghe và hát, và được đặt lời tiếng Việt.

Nghe bài hát Triệu bông hồng do ca sĩ Alla Pugacheva trình bày tại đây

Alla Pugacheva

Thứ Sáu, 14 tháng 9, 2007

Blog vô tội

Bao nhiêu dồn nén đã đến lúc không chịu nổi, hắn đi đến quyết định cuối cùng: xin nghỉ việc. Hắn trút toàn bộ nỗi lòng mình lên blog, những chuyện tị hiềm nhau, những chuyện tranh giành quyền lợi, những thờ ơ trước đề nghị đổi mới… và cả những chuyện rất ư là chẳng-đụng-đến-ai, như là chuyện ứng dụng và phổ cập công nghệ thông tin, như là tạo blog…

Hắn đã đi rồi…

Buổi sáng hôm ấy, một gã rảnh việc trong cơ quan (cũ) của hắn sau khi nhâm nhi ly cà phê và phì phèo điếu thuốc bèn nhởn nhơ lang thang trên net để đọc mọi thứ linh tinh trên đời. Bỗng hai đùi gã rung rung, hai mắt gã giật giật, mười ngón tay gã lúng búng và môi thì lắp bắp: Ơ, thằng nào? Thằng nào móc họng mình đây? Thằng nào xỏ lá cơ quan mình đây? Chẳng khó gì để gã biết rằng đó là blog của hắn. Thế rồi một cơn chấn động rần rật lan truyền, giống như lũ kiến đánh hơi được giọt mật ai vừa làm đổ.
- Hả, có vụ gì thế?
- Có thằng nó chửi xỏ cơ quan mình trên Internet nè?
- Đứa nào? Có chửi tui hông?
- Cho coi với. Bà kia xích ra, nó có chửi bà không mà bà giành coi vậy?
Đàn kiến bu quanh giọt mật. Đông quá, chẳng ai đọc được gì trước cái màn hình nhỏ xíu. Có người nghĩ ngay ra sáng kiến: Cơ quan mình thiếu gì máy tính, qua máy khác coi đi bà con!
Lại rần rật, rần rật…
- Ê, làm sao vô đó coi? Vô blog hả? Blog là cái gì? Làm sao vô?
- Thằng X đây mà! Đuổi việc nó mới được. Ủa mà nó nghỉ việc rồi, làm sao đuổi?
- Thì chửi lại nó cho bõ ghét!
- Đúng, đúng! Chửi cho nó tắt bếp luôn! Nhưng mà… làm sao chửi?
Có người chỉ cách phải Comment vô blog của hắn, nhưng trước hết bản thân mình phải có blog mới được! Thế thì phải tạo blog. Những người bị hắn xiên xỏ xa gần, những người bị hắn chửi thẳng, và cả những người không bị hắn đụng chạm gì cả đều hí hoáy học cách tạo blog, để thỏa mãn nhu cầu… chửi. Thoáng cái, ở cơ quan đã có thêm mấy chục cái blog, có thêm mấy chục người đã tiếp cận thêm một bước với công nghệ thông tin.
Blog của hắn đột ngột có số lượng Visitor tăng vọt, và có thêm hàng trăm cái Comment.

Rồi một vài tuần trôi qua. Chuyện xung quanh cái Entry trong blog của hắn nguội dần. Mọi người quên béng nó đi sau khi đã mắng đã đời cho hả tức, và bởi vì hắn cũng chẳng còn xuất hiện ở cơ quan nên chẳng còn ai nhớ tới.
Nhưng mấy chục cái blog thì còn đó. Và người ta thử sử dụng nó, người ta post lên những entry để tâm tình, tự sự… người ta comment cho nhau đầy tình tương thân tương ái. Cuộc sống yên ả được tô thêm những nét thân tình nhờ blog.

Bây giờ hắn đang ngồi uống cà phê khề khà với tôi. Hắn nói:
- Anh thấy không, phổ cập ứng dụng công nghệ thông tin là chuyện dễ ợt. Đâu cần phải mở lớp dạy, đâu cần phải PRO, cũng chẳng cần phải nói khích kiểu Ôm chân giường mà khóc hu hu như anh. Thế mà người ta vẫn ùn ùn tạo blog đó thôi!
Tôi gật gù đồng ý, nhân tiện hỏi hắn cái Entry trong blog của hắn nằm ở nơi mô để tôi đọc thử xem sao (cũng nhằm để xem hắn có… chửi mình không). Hắn cười khà khà, bảo:

- Em Delete nó rồi anh ơi! Để làm chi, hậu họa khó lường!

(Sưu tầm)

Giờ học vẽ đầu tiên của thày Phạm Lực

Hôm đó, theo thời khóa biểu là giờ vẽ đầu tiên của thày Lực. Sau khi vào lớp thày trò làm quen nhau, thày bắt đầu giới thiệu về môn vẽ, lịch sử hội họa của thế giới qua các thời kỳ, các trường phái: Phục hưng, kiểu cách, Baroque, Rococo, tân cổ điển, chủ nghĩa lãng mạn, hiện thực…. chúng tôi ngồi dưới ngây ra nghe (mắt chữ A, mồm chữ O); thày có cách nói hết sức lôi cuốn, nhưng đơn giản và dễ hiểu. Nghe thày Lực giảng bài mà tôi và các bạn nghĩ ngay có lẽ sau này mình phải đi theo nghề họa sĩ. Bỗng thày dừng lại và chỉ vào chiếc bảng đen trên tường hỏi : Các em có biết đây là bức tranh vẽ cái gì không ? Cả lớp mặt đều thộn ra, đăm chiêu suy nghĩ không hiểu là bức tranh gì ! chỉ thấy đó là tấm bảng đen, chờ mãi không thấy chiến sĩ nào trả lời, thày gợi ý 2 phút, 3 phút …vẫn không có ai trả lời, lúc đó nét mặt thày tỉnh “queo”, thày giải thích: Đây là bức tranh vẽ hai võ sĩ da đen đang đấm nhau trong đêm tối. Lúc đó cả lớp mới Ồ! À…!!!

Thày kết luận hội họa là thế đấy các em ạ !

Đó là kỉ niệm giờ học vẽ đầu tiên của chúng tôi.

Vinhnq

Thứ 7 bình ảnh



THỨ SÁU NGÀY 14

Bố Giang "mù", trưởng đoàn Tuyên văn F308, có mặt từ sớm để "dợt" (tiếng miền nam là tập) văn nghệ. Organer Kha nhanh nhạy bắt nhịp ngay. Sau đó còn khề khà với nhau li rượu hội ngộ.
Trưa đi thăm anh em Học viện KTQS. Đ/c Phạm Văn Bính, nguyên Trưởng bộ môn từ ngày xưa, mời cơm ở Quán bia "Sỉu" trên đường Phan Chu Trinh. Có mặt anh Khả, anh Chiêu cùng anh Thắng "tụt" k2 Trỗi cùng Hữu Việt (báo Tiền Phong), Hửơng (k14 Viện KTQS) và bác sĩ Châu (vợ Tạ Vinh k3). Cánh sau tự xưng là k9 Trỗi. Vui hội ngộ.
Khi nhậu xong hẹn về uống trà thì có đ/c hô to: Mất xe máy tại quán bia. Anh em nhốn nháo. Nhìn ra thấy mọi người hốt hoảng truy nã, tìm kiếm. Nhốn nháo một vùng. Suýt nữa báo CA nhưng có anh "phát hiện" ra xe vẫn nằm tại 3 ngõ Phan Chu Trinh. Hoá ra là vấn đề tại "say"!!! May không phải ngày 13, chứ không thì... lại lắm chuyện!!!
Chiều nay còn vụ giao lưu với anh em CCB, cựu sinh viên Tăng-Thiết giáp tại Nhà máy bia Hà Nội, cảm ơn về việc tìm LS Lê Minh Tân k3.

Thứ Tư, 12 tháng 9, 2007

Phở ở đâu ngon?

Người Việt sinh sống ở đâu, thì ở đó có món phở, vùng nào nấu phở ngon ? và chuẩn nhất ? "...Chỉ có phở nấu theo kiểu Bắc, hay chính xác hơn nữa là theo kiểu Hà Nội, mới đáng gọi là phở. Các hiệu phở ở đất Sài Gòn muốn bán được, cứ là phải treo biển “phở Hà Nội”. Và cùng là phở Hà Nội, thì chỉ có phở ở Hà Nội là ngon nhất, không đâu sánh bằng..."

Tại sao vậy nhỉ ? BBT sưu tầm một số bài nói về món phở truyền thống của người Việt để mọi người cùng tham khảo. Xin mời đọc ở đây



GẶP GỠ HÀ NỘI

Chiều qua có cuộc gặp mặt thú vị giữa các anh Hữu Thành k4, Kiến Quốc k5, Quang Vinh k8 cùng anh Giang "mù" (HVKTQS). Vinh kéo về quán bia của Đoàn xe 12 ngay đường Đội Cấn, đối diện khách sạn La Thành. Khuôn viên đẹp, mát, rợp bóng xà cừ. Anh em cụng li bia Pacific và bốc phét chuyện trường, chuyện mạng. Lát sau Quang Tuệ tiếp khách xong từ Cung Văn hóa Việt-Xô mới "trương phi" tới. Hắn ta vẫn vậy, vui vẻ, trẻ trung. Lại cùng nhau nhắc một lô chuyện "cổ tích hiện đại", trong đó có cả chuyện bắn gà của Trạch Văn Đoành và tự tiêm kháng sinh (không thèm lên bệnh xá) vì có đứa bị viêm tai giữa.
Hà Nội đã vào thu, trời mát. Kẻ nam người bắc, xa nhau nhưng thỉnh thoảng có những cuộc gặp mặt như thế thật thú vị.

Thứ Hai, 10 tháng 9, 2007

Tâm sự của một bạn sống xa Tổ quốc

Qua vài dòng tâm sự của một bạn gái K8 C11, nói lên cảm nghĩ về Trường Trối khi sống xa Tổ quốc BBT Xin phép TCH được trích một đoạn tâm sự của bạn về Trường và anh em Trỗi tại Leipzg đăng lên blog để anh em cùng chia sẻ :

“ Thật sự mình rất ngạc nhiên khi con trai mình nói với mình, Mẹ ơi ! Mẹ có thư, mà không phải của dì Hà, rồi mình nhận được thư của anh Quang, anh Quý, bạn Võ Hùng. Anh Quý cho các địa chỉ bạn Trỗi. V có thể tưởng tưởng được không? khi nhìn bức ảnh B5 C5 được công nhận là lớp Quyết thắng mình sung sướng đến nhường nào, bần thần mất 2 đêm không ngủ. Tiếp sau đó là đám cưới con anh Quang, mở màn là bài Trường ca (Sinh ra tronh khói lửa) cả hội trường như vỡ tung bởi những bài hát truyền thống năm xưa, anh Dương Minh hát một lúc giọng khản đặc (vui quá !). Rồi mình nhận được quyển “Sinh ra trong khói lửa” tập hai, đọc một hơi, hay quá. Những chuyện xảy ra ở trường có chuyện biết, có chuyện chưa biết. Những câu chuyện anh em, thầy giáo trường Trỗi gặp nhau ở mặt trận, rồi cuộc sống mưu sinh đời thường sau chiến tranh,tình bạn bè, tình đồng đội thật là tuyệt vời. Bây giờ trên đầu hai thứ tóc, được ôn lại kỷ niệm xưa mới thấy hết giá trị của cuốn sách. Thật cám ơn ý tửởng, cám ơn bạn Trỗi đã làm nên cuốn sách thật hay….

…… Nhìn ảnh các bạn nữ mình đều nhận ra, các bạn ấy không thay đổi mấy so với lúc còn ở trường. Các bạn nam chỉ nhận ra Hữu Nghị,Trần Bình. Các bạn khác thì thật đáng tiếc, chẳng nhận ra ai cả, phần thì các khuôn mặt ấy thay đổi theo năm tháng, phần thì khóa ta đông quá mà lúc bấy giờ còn sợ nhau như “cọp” làm sao nhớ nổi khuôn mặt của nhau…..

.…. V có biết "nỗi kinh hoàng út k8 C11 mỗi sáng ngủ dậy mở mắt ra thấy trong nhà sáng như ngoài sân không ?" tức là tất cả các cửa sổ đều bị mở toang. (Đặc công trường ta cũng giỏi phải không?)

Không biết ai là tác giả của vụ đó?.”….

TCH

Út K8 C11

Các bạn Trỗi tại đám cưới con anh Quang K4 (Leipzig)

Anh em Trỗi đồng thanh hát Trường ca (Leipzig)

Nguồn ảnh : blog bantroi

Chủ Nhật, 9 tháng 9, 2007

VỀ 1 NGƯỜI BẠN

Năm 1976, khoảng đầu năm. Tôi được đơn vị cử đi ôn văn hoá - Lại cử đi, vì lần này là lần thứ 2, lần trước tôi xin đổi quyết định điều động, để về đơn vị chiến đấu tham gia chiến dịch HCM. Địa điểm ôn văn hoá thuộc BTL Hải quân nằm ở Bãi hai, Quảng yên, tỉnh Quảng ninh. Lúc mới lên cũng buồn, vì phải xa đơn vị cũ, các bạn cũ. Nhưng sau đó tôi lại nhanh chóng có bạn mới, lập thành một nhóm. Vui hơn nữa, đơn vị bên cạnh lại có anh Chí Nhân K4 con bác Trần hoài Ân cùng ở khu 16a Lý nam Đế, Hà nội với tôi. Anh Nhân là giáo viên dạy của trường Hậu cần Hải quân. Hai anh, em ngoài giờ thường tìm gặp nhau tán chuyện. Có lần tối thứ 7 được tự do, 2 anh , em thả bộ ra ngoài tán gái quê.Thấy 2 em cũng xinh đang tát nước ngoài ruộng, cả 2 mò tới, tôi thì tát nước bằng gầu đôi quá quen, vì đã nhiều lần đi giúp dân nên học được. Còn anh Nhân ,dân đại học quân y mới ra thì làm sao bằng tôi? Nên kết quả dân vận kém tôi là cái chắc. Một hôm chúng tôi hành quân dã ngoại, đang đi thì bỗng một chú bộ binh đi ngược lại, nhìn thì hoá ra thằng bạn cùng học chung B1, hồi trường Trỗi, giữa chốn thôn quê này, gặp bạn thì mừng lắm. Chúng tôi chỉ dừng lại mấy phút để hỏi thăm nhau, được biết nó ở binh chủng tên lửa đóng ở gần đây, hẹn nhau sẽ gặp lại khi có điều kiện? Nhưng tôi không có lần nào được gặp lại nó do tôi phải đi lao động giúp dân,rôi nhận quyết định vào Sài gòn gấp. Sau này tôi có gặp nó mấy lần, thấy nó có công việc ổn định cũng mừng cho nó. Hôm qua, chủ nhật 9/9 tôi uống cà fê với Liêm mèo, được báo tin bố Hồ Thăng Long mất, buồn cho nó .Biết đời người sinh, lão, bệnh, tử nhưng cũng buồn, vì mất 1 người thân. Biết mình dù có chia sẻ với ngàn lời với bạn cũng chẳng làm bạn vơi đi nỗi buồn, nhưng tôi cũng gửi lời chia buồn với bạn, dù có muộn, còn hơn không. Long còn nhớ hồi tuị mình gặp nhau ở Quảng yên không?

HB Đạt

Thứ Bảy, 8 tháng 9, 2007

TIN BUỒN

Được tin Cụ ông thân sinh Hồ Thăng Long (B1,B3)

Mất hồi 20h00 ngày 08-9-2007 tại Hà nội

Lễ viếng bắt đầu 11h30 ngày 10-9-2007 tại nhà tang lễ thành phố 125 Phùng Hưng – Hà nội

Toàn thể khoá 8 trường văn hoá quân đội Nguyễn Văn Trỗi xin gửi lời chia buồn sâu sắc tới bạn và gia đình.

BLL Khóa 8 - Trường VHQĐ Nguyễn Văn Trỗi kính báo

Thứ Sáu, 7 tháng 9, 2007

Thư giãn thứ 7

Chuyện tối qua

Em đến bên anh nhẹ nhàng trong một buổi tối êm dịu như đêm qua, và những gì xảy ra trên giường của anh còn đọng lại trong anh những cảm giác khó tả. Em chợt đến từ một nơi hư vô nào đó, không hề e ngại, không hề báo trước.

Em nằm trên người anh, em làm tan biến cảm giác băng giá trong anh. Em cắn anh, không hề tội lỗi, em làm cho anh phát điên. Cuối cùng anh chìm vào giấc ngủ...

Sáng nay, khi anh tỉnh dậy thì em đã đi rồi. Anh tìm em nhưng không thấy dấu vết, chỉ có những bức tường chứng kiến chuyện đôi ta đêm qua. Cơ thể anh vẫn còn in dấu vết của em. Đêm nay, anh sẽ thức chờ em. Ngay khi em đến anh sẽ vồ lấy em, anh sẽ không để em ra đi. Anh sẽ giữ chặt em trong lòng bàn tay anh để em mãi mãi không biến mất.

P.S: Anh sẽ giết chết em - những con muỗi đáng ghét nhất trần đời.

(Trích từ nhật ký của một cậu sinh viên chuyên văn thường xuyên bị muỗi cắn)

Sưu tầm

TIN HỌC PHỔ CẬP !!!








Góc thiếu của mỗi người

Con người sống không ai là hoàn mĩ cả, đó là ý kiến của riêng tôi ...

Có người cuộc sống vợ chồng rất hạnh phúc, thu nhập cao, nhưng lại mắc bệnh vô sinh; Có người tài sắc vẹn toàn, giỏi giang, nhưng đường tình lại trắc trở; Có người gia đình giàu có, nhưng con cháu không hiếu thuận; Có người có vẻ rất tốt số, nhưng cả cuộc đời đầu óc chỉ rỗng tuếch.

Trong cuộc sống của mỗi người, đều bị thượng đế vạch một khuyết. Anh không muốn có nó, nó vẫn bám theo anh như hình với bóng.

Trước kia tôi cũng đã từng hận những thiếu sót trong cuộc đời tôi. Nhưng bây giờ, tôi đã mở rộng lòng để đón nhận nó. Bởi vì tôi hiểu rằng, khiếm khuyết trong cuộc đời, giống như cái gai trên lưng ta, luôn luôn nhắc nhở ta khiêm tốn và phải biết thương người hơn.

Nếu không có những buồn khổ, chúng ta sẽ kiêu ngạo, không có những thay đổi, chúng ta sẽ chẳng thể an ủi người bất hạnh ta bằng trái tim đồng cảm.

Tôi cũng tin rằng, cuộc sống không nên hoàn thiện quá, có khiếm khuyết, để may mắn đến với người khác cũng là một điều hay.

Anh không cần phải có mọi thứ, nếu anh có đủ, người khác sẽ thế nào?

Và nhận ra rằng mỗi cuộc đời đều có khiếm khuyết, tôi sẽ không so đo với người khác, ngược lại, tôi càng quý những gì mình đã có hơn.

Vậy nên, đừng ngưỡng mộ những gì người khác có, hãy kiểm lại những gì thượng đế dành cho anh, anh sẽ nhận ra rằng, những cái anh có, nhiều hơn những gì anh không có.

Phần khiếm khuyết, tuy chẳng đẹp, nhưng cũng là một phần của cuộc đời anh, chấp nhận nó và đối xử tốt với nó, cuộc sống của anh sẽ vui hơn và cởi mở hơn.

Nếu anh là một con trai, anh chấp nhận đau đớn cả đời để kết tinh một hòn ngọc trai... Hay anh không muốn có ngọc để có một cuộc sống yên lành?!

Nếu anh là một con chuột, bỗng phát hiện ra mình đang bị nhốt trong cái bẫy bắt chuột, trước mặt là miếng bánh gatô thơm phức, anh sẽ ăn miếng bánh hay là bỏ đó?!

Trước kia, dụng cụ để dành tiền đều làm bằng sứ, khi đã đầy tiền, phải đập vỡ mới lấy được tiền ra... Nếu có một ống dành tiền như vậy, nếu không có đồng nào thả vào, nếu cứ lành lặn đến tận ngày nay... Nó sẽ là một món đồ cổ quý giá. Anh muốn làm ống đựng tiền như thế không?!

Hãy ghi lại từng câu trả lời của anh mỗi khi anh nghĩ đến... Cho đến một ngày nào đó, câu trả lời của anh không thay đổi... Khi đó, anh đã đủ chín chắn!

Tìm một người hiểu bạn... Và hãy mong bạn là người hiểu anh ấy...

Người thông minh thích đoán tâm sự của người khác. Tuy lần nào cũng đoán đúng nhưng lại đánh mất cái tâm của mình.

Người ngốc nghếch thích cởi mở trái tim mình. Tuy lần nào cũng bị người ta cười nhạo nhưng lại có được tấm lòng của mọi người.

Cá nói: Anh không nhìn thấy nước mắt của tôi, vì tôi sống trong nước. Nước nói: Tôi có thể cảm nhận được nước mắt của chị; vì chị ở trong trái tim tôi!

Trỗi K9

Thứ Năm, 6 tháng 9, 2007

ĂN GÌ TRÁNH ĐƯỢC BỆNH GUOT?

Thấy anh em bàn quá nhiều về món cẩu nhục (ngon nhất trên đời!) mà lại gắn với bệnh Guot (nỗi đau của nhà giàu đương đại). Nay xin trình món ăn không kém cẩu nhục nhưng không là nguyên nhân của bệnh Guot.

Thịt cóc
Môn “chế biến thịt cóc” được học từ ngày đi sơ tán cùng anh Đoàn Mạnh Hưng ("phụ huynh" của 3 cháu trường ta: Mạnh Thanh k2, Quốc Khánh k6 và Mạnh Tuyên k8) về xã Tiền Châu, ven đê sông Hồng, năm 1972. Nhìn sang bên kia sống là phố Gạch, thị xã Sơn Tây.
Tối tối, tôi, Chí Quang, Chí Hòa và Huy Dũng thường theo mấy anh lính miền Nam tập kết xách bao tải ra bờ sông. Cóc nhiều vô kể, nhất là ở những thửa ruộng ngô mới cày vỡ. Lúc đầu sợ không dám sờ vào con cóc, cứ phải giả vờ vồ hụt. Chả lẽ cứ vồ hụt mãi không được con nào. Sau thử cầm một chú cóc lên tay mà không thấy dơ bẩn, vậy là tới. (Sau này mới biết cóc chỉ tiết nhựa khi bị làm đau). Nhặt cóc chả khác gì nhặt sỏi. Ra về trên vai nặng một bao tải. Đến nhà đổ cóc vào hầm tăng-xê. Cả đêm nghe tiếng lóc cóc lóc cóc.
Các công đọan làm thịt cóc được thực hiện ngay trong vườn. Một anh được phân công xử lí đầu. (Với lí luận: hệ thần kinh cóc là hệ thần kinh tập trung mà đầu được coi là trung ương thần kinh chỉ huy tiết ra chất độc nên phải chặt trước). Kê đầu cóc lên cục kê, hạ dao đến phập rồi vứt sang một bên. Anh nào nhận lột da chỉ cần rạch một đường dao lam dưới cẳng chân là dễ dàng lột trọn bộ da xù xì khỏi con cóc. Sau đó cầm cuống rốn (thấy các bác ghìa gọi như vậy!) lôi toàn bộ đồ lòng vứt đi. Nghe nói lòng gan, trứng cóc độc, vậy mà gà tranh nhau xơi và sống nhăn răng(?). Riêng mấy chấm đầu ngón chân đen xì trông ghê ghê nên hạ dao cho sạch luôn. Để đề phòng nhựa cóc dính vào thịt, chúng tôi “áp dụng” định luật Ác-si-met: thả cóc sạch vào bát nước muối, nhựa cóc bị nước muối pha đặc đẩy nổi lên mặt nước. Lúc này trông thấy không ai nghĩ đó là thịt con cóc xù xì xấu xí. Cóc có 2 chùm mỡ ở bụng trông như 2 chùm hoa lan. Nhẹ tay bóc ra cho vào bát nước muối. (Vì ngày đó làm gì có mỡ để xào nấu nên phải tận dụng triệt để).
Vừa làm thịt cóc xong, ra giếng rửa tay mà không hề ngửi thấy mùi tanh. Đây là điểm đặc biệt của thịt cóc. Nhiều bác lính già như ông Hay, ông Bích làm thịt cóc từ A đến Z mà chỉ bẩn đúng 4 đầu ngón tay.
Thịt cóc được chế biến thành nhiều món: chả cóc cuốn lá lốt, thịt cóc băm viên, đùi cóc tẩm bột rán hay nấu chua ngọt... Canh cải nấu thịt cóc ngọt vô cùng. (Bà chủ nhà tôi và các con được mời ăn thịt cóc thấy ngon, sau xơi đều đều, riêng ông chủ thì sợ. Một lần chúng tôi mời ông ăn thử bát canh cải. Canh ngọt lịm, không tanh, ông bảo: Các chú cho mì chính! nhưng nào có gì trừ thịt cóc).
Xương cóc rang lên, giã ra làm bột cam cho trẻ còi xương. (Con Chí Hòa được bố chăm nên nay trông to như su-mô Nhật bản).
Chỉ mấy tháng sau khi bộ đội về làng thì tía tô, lá lốt ngoài bờ rào sạch trơn. Bà con cũng học các chú làm thịt cóc. Vậy là có thêm nguồn thực phẩm bổ dưỡng không phải mất tiền. Thật là vui!
Vẫn nghe thối như cóc chết. Đúng thế thật vì cóc là lọai động vật cao đạm nhất!
Kiến Quốc

Cũng phải nói thêm: "Con cóc là cậu ông Trời..." nhưng cái bọn lính Trỗi nhà ta ngang ngạnh lắm, nào có sợ ai. Chắc vì vậy mới dám xơi thịt cậu đều đều?!