Bài ca Trường Nguyễn Văn Trỗi

Nhạc và lời: Hồng Tuyến

Thứ Tư, 14 tháng 11, 2007

TÌNH ĐOÀN KẾT CỦA LÍNH TRỖI

Tình đoàn kết của trường Trỗi là cao cả, ngoại trừ những trường hợp cá nhân. Nhìn lại từ lúc trường giải tán năm 1970 thì thấy, lúc đó HN bị chia làm các bang, cát cứ từng khu vực (do đám cô hồn lập ra). Nhưng một thời gian ngắn sau thì lui về một xó, chịu lép trước dân Trỗi và học sinh miền Nam, do chúng vừa đông, vừa đoàn kết, bất cứ chỗ nào nghe hô "lính Trỗi" thì bất kể đúng, sai dân Trỗi có mặt ở đó đều lao vào "giải quyết". Cho nên màu áo bông trường Trỗi lúc đó là biểu tượng đặc trưng không thể giả, dân “đầu gấu” HN thấy nó là phải kiêng dè. Có trường hợp bỏ áo bông trường Trỗi ra là bị dân HN bắt nạt ngay, hỏi Khánh chuột k7 sẽ rõ. Phải thật thà mà nói, lính Trỗi luôn là cái đinh ở bất cứ lĩnh vực nào? Cả tốt, lẫn xấu. Chúng ta được đào tạo nhiều quá mà!
Sau này đi bộ đội, lên Hoà bình. Tôi đã chứng kiến một ông không phải trường Trỗi, kể chuyện dân Trỗi như thật, cả tiểu đội lúc đó cứ ngẩn ra nghe, như nghe chuyện chiến đấu nhiều tập, hết đêm này sang đêm khác, không biết thằng Trỗi thật đang nằm nghe nó nói về chính trường mình. Kể ra thì cũng thấy khoái, và tự hào là dân trường Trỗi. Lính Trỗi lúc trên đơn vị có : Y Hoà, Phương Bình, Vũ Trung, Ngô Tất Thắng, Hà Hùng Thắng, Nguyễn Trường Vỹ và tôi. Nhưng nổi tiếng trong đợt luyện quân đó là Y Hoà, Phương Bình, Vũ Trung. Đến bây giờ mỗi lần họp kỷ niệm ngày đi lính, để nhận ra nhau, chỉ cần nói huấn luyện cùng mấy tên đó, kể lại một số kỷ niệm là coi như đúng rồi !Như xét chứng minh thư vậy. Sau này ở hải quân thì có Khánh chuột, Sơn ghẻ,Thanh gù, Nhân giun, Vũ xồm, Chí Hoà, Tiến bạc, Ngọc Đại...Đi trước thì có Nhân đen k5, Ấn cồ, Thế Dân, Vũ Anh.Các đơn vị khác thì có Bằng ,Đăng k5,....Đặc biệt là Vũ Anh, Sơn ghẻ!Nổi tiếng cả quân chủng. Sơn đã có lần vác cuốc bổ vào đầu một tên Hải phòng, trước mặt cán bộ tiểu đoàn, tên kia chỉ có cách lăn lông lốc thì mới thoát chết? Hồi đi lao động vào rừng lấy tre, nứa về xây dựng doanh trại ,mấy tên Hải phòng ỷ mình là lính Yên tử chuyển sang - mà hồi đó Yên tử là nơi huấn luyện lính Hải phòng nổi tiếng bất trị, coi dân tỉnh khác bằng nửa con mắt, tưởng tụi tôi cũng như vậy nên xem thường. Chúng thường hay giành đồ ăn, hoặc sai bảo người khác. Mâu thuẫn lên đến đỉnh khi tôi nhỡ lia đèn pin vào mặt 1 thằng, cả 2 suýt nữa đụng độ, nếu không có cán bộ tiểu đoàn đi ngang, hẹn nhau có dịp tái ngộ! Lần sau đi lấy gạo, tôi, Khánh chuột , Sơn ghẻ được phân công cùng cả đại đội đi, đến kho gạo ngồi chờ làm thủ tục, thì tôi thấy thằng có ân oán với mình cũng đi. Cả 3 không nói, không rằng lao tới tẩn cho tên kia từ trên bờ, xuống bãi biển, biển lúc đó nước xuống, còn toàn bùn, Sơn định vác cả tảng đá ném vào đầu tên kia lúc đó đang nằm dưới bùn ,nếu không can kịp? Lúc đó dân Hải phòng vây xung quanh, nhưng không có đứa nào can, chúng đã biết trong đảo có 5 thằng HN cùng huấn luyện chung, chỉ có thằng kia không biết mới gây chuyện - sau này thằng đó mới nói. Trông Sơn như thế cứ nghĩ là khó mà nói, nhưng nếu là dân trường Trỗi, hay hiểu Sơn thì khác, có lần anh Nhân đen tình cờ ghé thăm thấy cán bộ đại đội đang chịu trận nghe Sơn "hát " như hàng tôm, hàng cá nạt một câu là Sơn "tắt đài ". Sau này Sơn có nói chỉ nể anh em Trỗi. Cán bộ đại đội thì mừng húm, vì thoát nạn. Thế mới biết dân Trỗi lúc nào cũng đoàn kết! Được cử đi học, lên Lạng sơn thì đã thấy Phan Đình Nhân k6, Cao Quí Vũ k8 học ôn văn hoá trên đó từ bao giờ? Thêm tụi tôi gồm: Nhân đen, Thế Dân, Bằng, Đăng ở Hải quân lên. Thêm Cao lùn, Long giun, Việt Triều, Thành Công, Tuấn enđơ, Quốc Thắng,Tráng mèo, Tấn cáo, Thống Nhất, Đăng Đồng...thành một hội , nhà trường lại một phen vất vả quản lí chúng.
Về lại HQ, tham gia giải phóng miền Nam xong, đơn vị chúng tôi chuyển ra Cửa Hội (Nghệ an) tưởng phen này thì bị đì rồi? Ai ngờ chúng tôi vừa ra buổi sáng thì buổi chiều thấy tàu Khánh chuột từ Huế bò ra, tàu Nhân giun từ Hải phòng vô, lại vui như hội. Chúng tôi lại tham gia vô đội bóng của Hải đoàn, vẽ báo tường và đánh nhau với trai làng. Nói chung trong gian khổ mà tụ tập được một vài anh lính Trỗi thì không có gì không vượt được! Đến bây giờ chúng tôi vẫn đến với nhau như thủa còn ở lính và rút ra kết luận lính Trỗi tính rất ngang, có gì không vừa ý là phản ứng ngay, nên ai chỉ huy chúng mà không biết rất khó chịu, nhưng chúng rất hoà đồng, chịu chơi, làm có trách nhiệm, tình cảm trước sau như một, rất ĐOÀN KẾT, đi đâu cũng được mọi người quí, trừ thủ trưởng trực tiếp. Tôi nói thế có đúng không? Mong mọi người thêm vô.
Hồ Bá Đạt

3 nhận xét:

  1. Chả thế mà có bà nội mới nhi nhoe làm Trưởng BKK trại (tưởng đã là oách!) nhưng lại lên gịong dạy (nhầm!) anh em Trỗi. Liền bị xử lí, cắt đuôi ngay!

    Trả lờiXóa
  2. Đánh lộn thực chả ra sao, nhưng bên cạnh cái tiêu cực vốn có, nó cũng có phần tích cực;
    mà đôi khi, nếu giải quyết bằng biện pháp ôn hòa có thể không hiệu quả, thậm chí có lúc sẽ không kịp thời.

    Trả lờiXóa
  3. Để người khác sỉ vả, coi thường mình , thì mới dẫn đến đánh nhau, đó là bản tính của dân Trỗi thời đó!Trường hợp của Sơn do bọn kia coi thường Sơn nhỏ con,nên "lỡ" tát cậu 1 cái.Hoặc tưởng dân HNlà dân quê nên "lỡ"coi thường nên hay bị lãnh hậu quả là hòn đá ném đi, hòn chì ném lại, thế thôi.

    Trả lờiXóa