Bài ca Trường Nguyễn Văn Trỗi

Nhạc và lời: Hồng Tuyến

Thứ Ba, 31 tháng 8, 2010

Thông báo!

Nhân dịp chào mừng 65 năm thành lập nước Việt nam dân chủ cộng hòa 02/9/1945 - 02/9/2010. CÀ PHÊ PHỐ tổ chức mít tinh chào mừng Quốc khánh.
Thời gian: 17h ngày 3/9/2010
Địa điểm: tại 455 - 457 đường Lạc Long Quân, quận Tây Hồ, Hà nội (Cạnh ngã 3 lối đi Xuân la - Xuân đỉnh nằm trên đường cũ ven hồ Tây)
Mời các bạn Trỗi về tham dự mít tinh đông đủ (trong đó có giao ban Vườn treo chuyển về).

Thứ Bảy, 28 tháng 8, 2010

Thầy Phạm Lực thân mời.

Nhân dịp Unicef tổ chức triển lãm tranh Phạm Lực tại 44B Lý thường Kiệt, Hà nội. Thầy Phạm Lực trân trọng mời các thầy cô, học sinh trường Trỗi đến dự lễ khai trương triển lãm vào hồi 11h00 ngày 31/8/2010 tại địa chỉ trên. Triển lãm sẽ mở cửa từ ngày 31/8 đến hết ngày 14/9/2010. 
Rất mong mọi người đến dự đông đủ.

Bến dâng hoa bên sông Thạch Hãn


Bến dâng hoa bên sông Thạch Hãn (Công trình của cơ quan Dũng K6 thực hiện 27/7/2010 - Nguyễn Quang Dũng (Dũng còi) TGĐ NH Phát Triển Việt Nam - Cơ quan đã tự quyên góp khoảng 15T để xây dựng công trình này - chuông gõ âm lắm vì có nhiều Au bỏ vào khi đúc)

QUÂN PHỤC

Quân phục mùa hè
Tôi nhớ lần đầu tiên được phát quân phục hồi ở An Mỹ. Cả đại đội được các thầy dẫn đến một cái nhà tranh, có sân rộng ở đằng trước trông như sân kho của HTX vậy. Rồi từng đứa được thầy đọc tên vào nhận quân phục (hình như là 2 bộ). Chẳng hiểu thầy nhìn tướng hay căn cứ vào đâu mà tôi được nhận bộ quân phục số 6 (hình như là cỡ nhỏ nhất). Lập tức cởi đồ ra, bận quân phục vào ngay. Áo hơi rộng 1 tí cũng không sao, nhưng quần thì trùm cả xuống đất, lết thết trên sân kho. Nhìn quanh, đứa nào cũng như tôi, chẳng quan tâm quần áo có vừa không mà chỉ biết diện ngay vào. Mấy đứa như Quý còi, Trung còi … thì còn phải xắn quần lên hai ba gấu. Vẫn chẳng hề gì! Còn Dũng kều, Minh kều thì hình như bộ số 1 vẫn còn ngắn. Tôi nhớ cuối cùng Dũng kều được phát bộ ngoại cỡ thì phải (?). Chỉ biết quần nó cũng màu lính chứ không phải màu xanh dương như mọi người. Sau đó, cả bọn diện ngay đồ mới, ôm quần áo cũ mà về.

Thời gian đầu, mỗi lần giặt quần áo, đứa nào cũng ra sức lấy bàn chải chà thật lực để áo bạc trắng ra cho giống lính cũ! Nhiều khi không có bàn chải thì cũng cố gắng chà xuống đá ở bờ suối cứ như wash quần zin bây giờ vậy. Mỗi lần bận, thấy áo mình bạc hơn là mặt cứ vênh lên đầy tự hào (?).

Quân phục mùa đông
Nhưng cũng chỉ một thời gian, khi mặc nhiên đã trở thành “lính cũ” thì lại thích quân phục mới cho đẹp và cũng thấy “oai” hơn! Vậy là thi nhau tìm kiếm quân phục mới để “mượn”. Nhất là khi qua Y Trung, toàn trường ở tập trung, thì quân phục của tụi khóa 8 (mới lên nên toàn đồ mới) luôn luôn là “mục tiêu” dòm ngó của anh em. Lúc này sao chẳng cần số má gì, bộ nào bận cũng vừa tuốt luốt!

Sau này, khi về Hưng Hóa, quân phục được phát là loại không bạc trắng như trước kia nữa mà càng giặt thì càng đỏ quạch ra. Trông chẳng ra làm sao cả. Còn quần cho tụi tôi, mấy thằng nhỏ con thì là loại vải gì không biết mà chỉ giặt 1 lần là xù lông ra, bám bụi bẩn khủng khiếp. Nhưng được cái mấy thứ đó không mất bao giờ vì quá xấu nên bị chê (?).

Lúc này lại xảy ra chuyện mũ cối cụp – mũ cối xòe, mũ mềm có độn cứng đằng trước, thắt lưng da – thắt lưng bạt …. Ôi thì đủ thứ mà bọn trẻ con tranh chấp nhau từng tí một, nhiều lúc gây ra đánh nhau mà chắc các thầy khi xử lý cũng chẳng hiểu tại sao.

Nhưng nói tóm lại, khi lần đầu tiên về phép, diện bộ quân phục đi giữa đường Hà Nội thấy mũi mình cứ nở ra, mặt vác lên trời chẳng thèm nhìn ai, nhất là khi đi ngang qua mặt mấy đứa con gái (nói nhỏ : tuy sợ, nhưng vẫn để ý kỹ lắm!) và cảm thấy chúng nó đang thì thầm thán phục(?). Sướng!

Thứ Sáu, 27 tháng 8, 2010

Gặp nhau cuối tuần.

Đó là ý định của hội thường nhậu K7SG.

Từ suy nghĩ là khi xưa ta bé ta chơi với nhau, giờ tuổi mỗi năm mỗi lớn, những vướng bận công việc, gia đình nay bớt dần đi. Mọi người có nhu cầu gặp mặt, coi bạn này bạn nọ nụ cười có còn tươi hay héo, nâng lên hạ xuống được mấy lần mỗi cuối tuần và kiếm chuyện cãi nhau một phát, kêu chủ quán tính tiền, công si lại trả tiền, cười với nhau rồi về ngủ khỏe.

Thêm nữa là hội thường nhậu ở Hà Nội có vụ này ở Vườn Treo khá lâu rồi, vẫn đều đặn vui vẻ. Đất ngàn năm văn hiến người ta còn làm được, mình đây đất trăm năm nhậu nhẹt lại kém cạnh sao. Lại thêm nữa khi có khách khứa bạn bè ở nơi xa tới chơi cứ chiều thứ sáu cuối tuần lại đó nói dóc, uống bia, rượu hay nước suối được hết. Sẽ là gặp gỡ đông vui lại đỡ công kêu réo hẹn hò.

Ý định này do Ak7 đề xướng và được anh em hưởng ứng. Tối qua là buổi weekend đầu tiên. Tạm thời địa điểm là quán Kỳ Đồng 209 Nguyễn Văn Thủ QI. Các anh, các bạn và bạn k9, ai ham vui xin mời ghé chơi nhé, mỗi cuối tuần. Khi tham gia nhớ thông báo vợ con, sau vài tuần là người ta quen nếp, khỏi báo nữa.

Có thể bạn chưa biết.

Vừa qua tôi có một số chuyến đi tham quan. Có một số địa điểm du lịch đang hình thành và sắp hình thành. Có thể mọi người đã tới mà chưa biết những khu du lịch này? Xin giới thiệu cho mọi người biết. Điều mà tôi muốn nói, đó là tất cả đều do người VN đầu tư và thuê người nước ngoài quản lí. Họ xuất thân là những anh công nhân làm đường, người làm thuê có hoài bão và biết vươn lên. Tất cả đều của tập đoàn Sealink, nằm tại Mũi Né (Phan thiết). Mới khai trương ngày 21-22/8/2010. Chưa đón khách, nhưng đã có những căn nhà làm bằng nguyên liệu gỗ, mái tranh theo kiểu truyền thống được dựng lên. Toàn bộ khu du lịch nhìn ngoài biển vào chỉ thấy thấp thoáng mái tranh. Đây là khu du lịch sinh thái của tập đoàn Trần Đức nằm tại Nha trang,đối diện với đảo Khỉ, tháng 9 mới khai trương.

Khu vực khách sạn

 Khu vực hồ bơi


Khu sân golf


Đường vào khu du lịch chưa có bến tàu đón

Từ bãi biển vào phải đi qua hồ nước bằng cây cầu là hai thân cây gỗ

Căn nhà làm bằng gỗ, mái tranh theo kiểu truyền thống

Giường ngủ trong nhà mái tranh

Nhìn ngoài biển vào chỉ thấy thấp thoáng mái tranh



Các nhà máy điện dùng năng lượng gió ở huyện Tuy phong (Bình thuận). Mới vừa phát triển đã bị ngưng cho mấy ông khai thác khoáng sản tàn phá môi trường để khai thác Titan? Không biết phục vụ cho ai? Nhưng dứt khoát không có dân ta rồi! Trong khi người ta tận dụng thiên nhiên để phục vụ con người thì...?

Thứ Hai, 23 tháng 8, 2010

Mừng sinh nhật thứ 100 Đại tướng VÕ NGUYÊN GIÁP

Nguồn ảnh: Internet

Nhân mừng sinh nhật lần thứ 100 Đại tướng Võ Nguyên Giáp (25/8/1911 - 25/8/2010), toàn thể anh em nguyên là học sinh Trường văn hóa quân đội Nguyễn Văn Trỗi xin gửi tới Đại tướng lời kính chúc sức khỏe.
Đại tướng là niềm tự hào của quân đội và nhân dân Việt Nam.
Phim về Đại tướng VÕ NGUYÊN GIÁP
tập 1 phần 1

Phim về Đại tướng VÕ NGUYÊN GIÁP tập 1 phần 2
Tập 1 phần 3
Tập 2 phần 1
Tập 2 phần 2
Tập 2 phần 3
Tập 3 phần 1 Tập 3 phần 2 Tập 3 phẩn 3

Nguồn phim: You Tube.

Chủ Nhật, 22 tháng 8, 2010

Cafe chủ nhật

Sáng chủ nhật, các anh K4 có cafe chủ nhật mở rộng tại Thời@ dưới sự chủ xướng của anh Trung Liêm, anh Dũng Sô. Cũng là dịp các anh giao lưu cùng các bạn bên trang Quân sử, nhân dịp các anh K4 cùng các bạn QS tìm ra phần mộ nơi yên nghỉ của liệt sỹ Nguyễn Văn Ơn K4. Các anh đã viếng thăm mộ và tìm thăm gia đình anh Ơn. Mọi người nói chuyện về người bạn học cũ ấy và gia đình, như các bài viết bên trang bạn Trỗi K4, mời mọi người ghé đọc.

Sau cafe sáng, các bạn QS cũng có chương trình riêng tại Cây Sứ nhân bạn Nam QS Quy Nhơn vào t/p (ảnh trên Hà bìa trái, Nam áo lính ở giữa).
Các anh K4 chủ xướng sau "cafe sáng" tiếp tục "putinka trưa". Giao ban đột xuất thì phải có chương trình phong phú chứ. Anh DS nói vậy.
Một vài hình ảnh buổi cafe chủ nhật..

Thứ Bảy, 21 tháng 8, 2010

Thư giãn: Nghe Nana Mouskouri hát

Nana Mouskouri (tên khai sinh là Joanna Mouskouri), sinh  ngày 13/10/1934 tại Hy Lạp, là một ca sĩ, bà nổi tiếng với những ca khúc các thể loại pop, jazz, dân ca và hát bằng hơn 10 thứ tiếng, ngoài tiếng Hy Lạp, là tiếng Pháp, Anh, Đức, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Nhật…Trong suốt sự nghiệp ca hát kéo dài 5 thập kỉ của bà, đã bán ra hơn 200 triệu bản thu âm trên toàn thế giới và bà trở thành một trong số những nữ ca sĩ có số bản thu âm bán chạy nhất trong mọi thời đại. 
Dưới đây là một số ca khúc do Nana Mouskouri trình bày.

Đọc thêm:
Nana Mouskouri dịu dàng "Ở trái tim tháng chín"
Nana Mouskouri hát từ biệt khán giả

Thứ Sáu, 20 tháng 8, 2010

Mơ ngủ giữa ban ngày .

Tôi đã cấu vào đùi đến chục cái , đau chảy nước mắt mà vẫn không dám tin cái điều này : http://dantri.com.vn/c20/s20-416947/moc-tui-dam-nguoi-tao-ton-van-duoc-tha-ve-theo-doi.htm .

Tránh voi thì đúng rồi . Nhưng chó , mèo , chuột ... cũng phải tránh . Thậm chí tránh cả châu chấu .

Thứ Năm, 19 tháng 8, 2010

Cô Trâm

Cô Vũ Thị Bội Trâm giáo viên văn, vợ nhà văn Phùng Quán, chủ nhiệm lớp 9c Chu Văn An lớp của 13 bạn Trỗi K7 và từng dạy văn cho nhiều bạn Trỗi khác ở Chu Văn An đã mất ngày 15/8/2010. Kính báo !
Tin cô mất đột ngột quá, chẳng báo kịp cho ai, tôi và Lê Vân chạy đến nhà tang lễ, nhập với đám học sinh lớp 10i chuyên toán Chu Văn An vào thắp nén nhang vĩnh biệt cô.
Mười ba thằng Trỗi trong lớp cô làm chủ nhiệm mà hôm nay đến chào tiễn biệt cô chỉ kịp có hai thằng, thôi thì :” chúng em thay mặt chúng nó, mong cô thứ lỗi.”
Cái lớp 9c do cô làm chủ nhiệm năm đó có nhiều trò Trỗi, học tàm tạm nhưng nghịch hơn quỷ. Ai cũng ngại, nhận làm chủ nhiệm lớp này đừng mơ thành tích này nọ, vậy mà cô vẫn làm. Tôi nghĩ cái năm cô chủ nhiệm lớp tôi không chừng bị đánh giá là yếu kém cũng nên. Kiên trì với đám trò nghịch, không chỉ những bài giảng và thành tích trước mắt, điều sâu xa hơn cô hướng chúng tôi trở nên người tử tế. Phải mãi sau này, chúng tôi mới nhận ra điều đơn giản đó.
Lễ tiễn đưa cô ấm tình người, đông lắm học trò cô các thế hệ. Đâu đó tôi nhận thấy cô nghệ sĩ nổi tiếng, những vị chức sắc đương thời và những tướng tá thành danh hôm nay cũng đến. Nhận ra dáng vẻ khiêm nhường hôm nay của họ, ừ! đi đâu, làm gì và ở đâu không biết, các học trò hôm này về tiễn cô đều biết: cô yêu cái bình dị tử tế.
Cầu mong cô thanh thản, rũ bỏ dương gian về cõi vĩnh hằng.

Thứ Ba, 17 tháng 8, 2010

Tướng Trung Quốc bàn về niềm tin và đạo đức (TuanVietnam.net)

Tác giả: Lưu Á Châu (Liu Ya-zhou, Trung Quốc)
Bài đã được xuất bản.: 15/08/2010 12:00 GMT+7
"...Lịch sử phương Tây là một bộ sử sửa cái xấu, cái sai thành cái tốt, cái đúng. Lịch sử Trung Quốc thì là một bộ sử sửa cái tốt cái đúng thành cái xấu cái sai. Thời cổ, phương Tây cái gì cũng cấm, chỉ có điều không cấm bản năng con người. Trung Quốc cái gì cũng không cấm, riêng bản năng thì cấm.

Người phương Tây dám thể hiện bản thân, tức thể hiện tư tưởng mình và còn dám phô bầy thân xác loã lồ của mình. Trung Quốc chỉ biết mặc quần áo, mặc quần áo cho tư tưởng. Mặc bao giờ cũng dễ hơn cởi. Phương Tây đả kích mặt đen tối của mình, cho nên tìm được ánh sáng, tư tưởng của họ đang bay bổng. Chúng ta ca ngợi sự sáng sủa của mình, kết quả đem lại bóng tối nghìn năm.

Trung Quốc không có nhà tư tưởng, chỉ có nhà mưu lược. Hegel từng nói: "Trung Quốc không có triết học." Tôi cho rằng mấy nghìn năm nay Trung Quốc chưa sản sinh được nhà tư tưởng nào. Nhà tư tưởng tôi nói là những người như Hegel, Socrates, Plato, những nhà tư tưởng ấy có cống hiến to lớn đối với tiến trình văn minh nhân loại. Lão Đan [tức Lão Tử - ND], bạn nói ông ấy là nhà tư tưởng phải không?
Chỉ dựa vào "Đạo đức kinh" 5000 chữ mà có thể làm nhà tư tưởng ư? Đấy là chưa nói "Đạo đức kinh" của ông có vấn đề..."

Có một câu chí lý thế này: Hay bàn luận về khuyết điểm của người khác thì anh là kẻ đạo đức thấp kém. Hay bàn luận về khuyết điểm của nhân loại thì anh là một nhà tư tưởng.

LTS: Lưu Á Châu sinh năm 1952, là con rể cố Chủ tịch nước Trung Quốc Lý Tiên Niệm, có thời là Phó Chính uỷ bộ đội không quân Trung Quốc, nay là Chính uỷ Trường đại học Quốc phòng Trung Quốc, từng là giáo sư thỉnh giảng của ĐH Stanford Mỹ. Ông đồng thời là một nhà văn có tiếng, chủ nhân một số giải thưởng văn học. Các bài viết của ông ngôn từ mạnh dạn, quan điểm mới mẻ (nhất là quan điểm đối với Mỹ), lập luận sắc bén của ông được dư luận rất quan tâm.

Dưới đây là phần lược dịch bài nói ngày 11/9/2002 của ông - Trung tướng không quân Lưu Á Châu, lúc đó là Chính uỷ bộ đội không quân Quân khu Thành Đô Trung Quốc, trước các cán bộ quân đội cấp tiểu đoàn trở lên tại căn cứ không quân Côn Minh, Vân Nam.

Toàn văn bài nói chuyện của trung tướng Lưu Á Châu.

Thứ Hai, 16 tháng 8, 2010

Đọc xong thấy đau ở trong tim

Đây là đường link giúp quý vị và các bạn hiểu thêm tại sao con trẻ bây giờ lại được "nuôi trồng " cẩu thả đến như vậy. Không thể đổ lỗi cho giáo dục, gia đình và xã hội được. Theo tôi hình như có điều gì khuất tất. 
Quý vị và các bạn có cao kiến gì không? 
Riêng tôi, tôi thấy nó đau tận trong tim.

Thứ Năm, 12 tháng 8, 2010

CÁI BẪY.

Thâm niên chạy xe chưa nhiều nhưng cũng không ít và cũng không phải cái anh thích tốc độ, vốn thận trọng nên hơn 20 năm từ khi biết lái xe, tôi chưa hề va quệt và bị công an thăm hỏi lần nào.
Vậy mà hai tháng gần đây dính liền mấy chưởng, lần đầu là cách đây hai tháng tôi mắc lỗi cán dải phân cách trên dốc Cun Hòa Bình khi né một chị phụ nữ ở cuối dốc, tầm quan sát rộng và sắp hết dải phân cách liền.Biết lỗi tôi chấp nhận chịu phạt và rút kinh nghiệm bản thân. Tiếp theo tôi đi lại trên đường HCM đoạn Xuân Mai – Nghệ An đã 5,6 lần đều vô sự dù qua đoạn Thanh Hóa có rất nhiều trạm chốt của cảnh sát giao thông. Thường tôi gặp ít cũng có 3 trạm, cánh lái xe vẫn thường nhắc nhau qua Thanh Hóa phải dè chừng. Thế mà hôm qua đây cả đi lẫn về tôi đều dính cả, tại chính cái trạm Thạch Thành giáp với Hòa Bình.
Lượt đi : ra khỏi rừng Cúc Phương, lên một con đèo nhỏ vô danh, gặp biển hạn chế tốc độ 40Km, tôi cho xe chạy như biến cấm. Đoạn đường hạn chế tốc độ này chỉ khoảng 200m. Cuối đoạn đường là thẳng và dốc, phía trước đã nhìn thấy biến báo hết hạn chế tốc độ, tôi không đệm phanh nữa để trôi. Xe chưa qua khỏi biển báo đã đạt 49 Km thế là dính chưởng. Về lý thì rõ là mình sai nên tôi chịu phát, nhưng cứ tức anh ách vì cái vị trí đặt Camera của công an. Họ không đặt ở những chỗ nguy hiểm cần thiết phải chấp hành thật tốt luật để tránh gây tai nạm mà đặt vào những chỗ đã hết nguy hiểm, những chỗ biến báo đặt chưa thật hợp lý. Đúng như người ta thường gọi là cái “ bẫy”. Về đến Nghệ An kể chuyện bị phạt , anh em họ bảo :”quân nó đểu lắm”. Biết vậy lần sau phải cẩn thận hơn.
Hôm sau đến lượt về tôi đi đúng như một cái máy. Đến địa phận Cát Yên đang lên dốc thì gặp chốt công an, phía trước thấy 5,7 cái xe máy bị giữ lại. Đầu xe tôi có bác đi xe máy đầu đội mũ bảo hiểm, ghi đông còn cái mũ nữa mà không hiểu sao không dám đi nữa đỗ ịch ngay giữa đường. Cảnh giác cao tôi không lách lên mà phanh xe bấm còi khiến vài cái xe đi sau cũng phải dừng lại. Bác xe máy cứ lúng túng mãi không dẹp xe được vào vệ đường, chú công an cầm cái gậy vẫy vẫy, tôi mới cho xe qua. Tất nhiên là tôi đã chèn vạch theo lệnh của CA thì mới qua được đám xe máy này.
Bình luận về việc này có người bảo anh công an này linh hoạt, còn tôi đúng là một kẻ máy móc, làm ngưng trệ giao thông. Điều này rất không tốt với các xe tải nặng đang lên dốc. Nhưng mình đúng ở cái lý các bác ạ.
Lần lượt Thường Xuân, Lam Sơn, Ngọc Lặc ...tôi qua thêm 3 chốt nữa vô sự với cách đi máy móc này. Đến Thạch Thành, tôi đi chậm lại để qua sát lại đoạn đường hôm qua bị phạt xem nó “đểu” thế nào. Vừa đến trạm chốt đã thấy CA vẫy vào, lạ thế, đi thế mà vẫn còn mắc lỗi.
Đồng chí CA trẻ : “ đề nghi bác cho kiểm tra giấy tờ xe “ . Thủ tục đầu tiên rất quan trọng mà lái xe rất không muốn phải làm.
Đưa giấy xe cho họ, tôi hỏi :” Tôi mắc lỗi gì ?”
Bác chạy lấn dải phân cách liền.
Vô lý ! Cho tôi coi hình ảnh _ Tôi biết chắc mình không sai vì đang trên đường khảo nghiệm lỗi của mình ngày hôm qua thì không thể mắc được. Sau cuộc điện đàm, cậu CA bảo :
Bác cần coi hình thì xuống Km 58-700, cách khoảng 9 cây số.
Coi hình mà đúng tôi sẽ bị phạt không nương tay là 700.000đ và sẽ phải quay lại đây sau một tháng với rất nhiều thủ tục. Nhưng không lẽ cứ nhận mình sai, điều này khối bác tài đành chấp nhận để yên thân. Tôi quyết định quay lại
Chưa đầy 7 Km tôi thấy một cái xe máy dựng ở vệ đường, bên trên rào chắn là gốc mấy cây ngô phủ lên, một thanh niên mặc thường phục núp dưới. Gặp tôi anh ta hơi luống cuống như thằng ăn trộm bị bắt quả tang. Anh ta lúng ta lúng túng tua lại đoạn hình ( cái Camera của anh ta như camera tôi thường thấy của mấy bác du lịch tua hay dùng chứ không phải máy bắn tốc độ ). Nhìn đoạn băng ghi hình tôi muốn khùng, xe mình đi đúng bên làn đường, có thể chạm mép vạch ( vạch đường cũ, mờ không nhận được trong Camera), mép phải là 1 cái xe máy.
Mày nói xem lỗi này là lỗi gì ?_ Tôi không thể lịch sự được nữa.
Bác có dính một tí thôi, lỗi rất nhỏ, để cháu gọi lại cho các anh ấy.
Bà thị xã chứng kiến sự việc hai ngày liền, bức xúc mắng té tát cậu ta cho đến khi tôi phải kêu lên xe mới thôi.
Quay lại tôi cho xe chạy chậm quan sát lại đoạn đường bi quay camera thì thấy dải phân cách liền quá mờ và nhiều chỗ bị tróc hàng mét. Thế mới biết CA Thanh Hóa tài, đặt điểm quay ở những vị trí thật đắc địa. Thế này thì phần thua bao giờ cũng thuộc về lái xe, bác nào làm căng cùng lắm là hòa mà mấy ai dám, thời gian công sức đâu …
Phải nói rằng : CA ta tài thật ! giỏi thật ! Bởi thế dân vẫn gọi các điểm chốt trên đường là những cái bẫy và chẳng có tác dụng mấy hạn chế tai nạn giao thông vẫn xảy ra thường ngày.

Thứ Hai, 9 tháng 8, 2010

Khúc quân ca của người lính biển

QĐND online - 23:25 10-01-2010
Dạt dào biển mênh mông, sóng vỗ nhịp thân tàu, đoàn ta ra khơi tiếng máy reo vang tràn ngập tình đất nước, quê hương...”, đó câu hát đầu tiên của ca khúc “Lướt sóng ra khơi”, khúc quân ca của những người lính biển, nhạc hiệu của chương trình “Truyền hình Hải quân nhân dân Việt Nam”...
Ca khúc “Lướt sóng ra khơi” của nhạc sĩ, Trung tá Thế Dương sáng tác vào năm 1958. Ông tâm sự: “Đó là tác phẩm ra đời sau hai chuyến đi biển đầy ấn tượng của tôi! Chuyến đi đầu tiên (1957) tôi ra đảo Bạch Long Vĩ. Hôm ấy biển động nhẹ, sóng nhấp nhô, tàu chòng chành, tôi và anh chị em trong Đoàn ca múa Tổng Cục Chính trị cố nén cơn say sóng, bám vào nhau trèo lên mặt boong để “nhìn bầu trời xanh tươi”, ngắm từng đoàn thuyền chở đầy ắp cá bạc hối hả về bến, trên gương mặt của những ngư dân ngày đêm bám biển lấp lánh niềm tin yêu cuộc sống. Giữa bao la biển trời, mây nước, hình ảnh người chiến sĩ Hải quân hiên ngang giữa pháo đài giữ đảo, khiến tôi ngưỡng mộ đến vô cùng... điều đó thôi thúc tôi viết những nét chấm phá ca khúc về biển với mong ước gửi gắm lòng mình như một sự tri ân đối với những người chiến sĩ nơi đầu sóng ngọn gió vì sự bình yên của biển trời Tổ quốc. Nhưng phải tới chuyến đi thứ hai vào năm 1958 tại vùng biển Cẩm Phả (Quảng Ninh) thì tác phẩm mới hoàn thành. Đêm đó tôi chợt nghe tiếng sóng vỗ mạn tàu tha thiết, nhìn qua cửa sổ thấy mênh mông trời nước, mặt biển tím sẫm đến vô cùng... vậy là những tiết tấu sôi nổi, rộn ràng khởi nguồn từ dòng cảm xúc thiết tha, trìu mến được viết ra, “...Nhìn bầu trời xanh tươi, tay súng ta không rời, lướt sóng ra khơi rộn ràng khúc ca yêu đời...”, “...Vì cuộc đời mai đây, khó mấy ta không lùi, đoàn tàu lướt sóng ta ra khơi bảo vệ Tổ quốc...”.
“Lướt sóng ra khơi” được viết nên bằng trái tim nhiệt huyết của người nhạc sĩ - chiến sĩ, vì vậy ca khúc có một sức sống mãnh kiệt, sự lan tỏa đến không ngờ. Đã hơn nửa thế kỷ trôi qua, song những giai điệu đẹp đẽ, tiết tấu trong sáng, âm hưởng hào hùng của bài hát vẫn còn mãi với thời gian. Đất nước đã bình yên, nhưng biển khơi vẫn còn dậy sóng, những người lính biển lại ra khơi mang tình mẹ, tình Tổ quốc và quê hương. Và “Lướt sóng ra khơi” mãi mãi là khúc quân ca của những người lính biển...

Ngày của Hải quân.

giữa những cựu chiến binh Hải quân là gương mặt hai người thuyền trưởng của những con tàu phóng lôi từ khi Hải quân Việt Nam còn rất non trẻ.
Anh Toàn, anh Khiêm năm nay đã ngoài 70, hiền lành, giọng Nam bộ hề hà, ồn ào, vui tính. Hỏi chuyện năm xưa các anh ào ào mấy câu như nào có gì đâu đáng nói, rồi vớ lấy micro. Anh Sáu Khiêm bắt giọng cho tất cả cùng hòa nhịp... "Dạt dào biển mênh mông, sóng vỗ nhịp thân tàu, đoàn ta ra khơi tiếng máy reo vang tràn ngập tình đất nước quê hương..." Bài hát của một thời nao nức tuổi trẻ và họ, ai cũng thuộc bài hát ấy, hát vang thật trang trọng, say sưa: "Ngoài khơi bát ngát gió reo vui, biển rộng bao la đang tung lưới, từng khoang cá đầy"...

Sáng chủ nhật tháng Tám, những người lính năm xưa của hải quân Trỗi SG có buổi gặp gỡ thân mật mở rộng. Họ thăm hỏi và ôn kỷ niệm, họ tới với nhau trong ngày truyền thống bộ đội Hải quân hàng năm. Những ngày tháng Tám năm nay có ai lãng quên không nhưng những cựu chiến binh hải quân luôn ghi nhớ ngày ra quân trận đầu của Hải quân Việt Nam anh hùng đánh tàu khu trục Ma-đốc Mỹ. Họ đã cùng bao nhiêu người lính, dẫu có ở đâu, ở quân chủng nào đã bao máu xương đổ xuống đất này, biên giới hải đảo này để giữ yên bờ cõi.

Những người lính năm xưa ấy nhiều người đã đi về với tổ tiên, và rất nhiều người sống một cuộc đời bình dị ở quanh ta, như anh Khiêm hề hà, như anh Toàn bình dị, như các anh, các bạn sống ở khắp nơi. Xin chúc các anh sức khỏe và Hải quân Việt Nam ngày thêm vững mạnh.

Nhìn hai người lính già ôm nhau "tôi với anh đôi người xa lạ, tự phương trời chẳng hề quen nhau" mà rưng rưng cảm động.

Lướt sóng ra khơi

Thứ Sáu, 6 tháng 8, 2010

Nói lại cho rõ.

Sáng nay, nhận được cuộc gọi của em Quang (em ruột liệt sĩ Ngô Tất Thắng). Quang mong muốn nói lại cho rõ một số thông tin không chính xác về anh Thắng. Chắc gia đình có đọc nhiều bài viết về bạn trong trang uttroi. Biết làm sao được khi chúng ta chỉ nghe người khác kể lại? Rồi người khác cũng lại nghe người khác kể lại. Qúa trình" tam sao thất bản" là lẽ dĩ nhiên! Cô Toàn-mẹ Thắng muốn mọi người hiểu rõ, hiểu đúng hơn về bạn.
Về chuyện Thắng đi cùng người yêu vào Vũng tàu rồi sau đó bị nhà trường kỷ luật là không chính xác. Câu chuyện đích thực là sau khi người yêu theo gia đình chuyển vào sinh sống tại Đà lạt. Thắng đã theo vào để thuyết phục người yêu nên tiếp tục ra HN theo học, nếu được khi ra trường hai người sẽ cưới nhau. Nhưng câu chuyện không thành, khi cô gái không thể bỏ gia đình mình được. Thắng ra Bắc tiếp tục học và công tác, sau đó tình nguyện ra chiến trường.
Câu chuyện chỉ có thế! Nhưng chúng ta hiểu tâm tư của người mẹ nào mà chẳng muốn cải chính khi thông tin về con mình không chính xác. Vài dòng xin cô Toàn và gia đình Thắng thông cảm khi mà trước đó không thể liên lạc được với gia đình để hỏi thông tin một cách xác thực. 
Thành thực xin lỗi gia đình Ngô Tất Thắng. Thắng ơi! Xin bạn hãy yên lòng nơi chín suối .

Cao "tư lệnh" chúc mừng chúng ta

Mời vào Bantroik4!!!

Thư giãn: Chiêu này các Mr hay ăn Phở cần đây

Hai vợ chồng đang ngồi nói chuyện, chiếc điện thoại đắt tiền reo inh ỏi, anh chồng làm Giám đốc một công ty IT liền bắt máy.
Bên kia giọng bồ nhí õng ẹo: “Anh đó hả?”
Anh chồng bối rối một chút, rồi nảy ra sáng kiến, liền trả lời:
- Alô! Ai đó? À, danh sách khen thưởng nhân viên công ty hả?
- Anh giỡn hoài, có thương em nữa không nè?
- Thứ nhất: Lê Đại Thương
- Thế em đến với anh nghen!?
- Thứ hai: Nguyễn Khắc Kẹt
- Hay là… Anh qua đây với em đi!
- Thứ ba: Hà Chí Bận
- Thế khi nào anh mới đến được?
- Thứ tư: V...T... Mai
- Lúc mấy giờ hả anh?
- Cuối cùng: Từ Ngũ Giờ
Ông giám đốc tắt máy, quay sang vợ: “Hừ, văn phòng làm ăn bê bối quá. Danh sách khen thưởng mà cũng quên!”

ST & phóng tác
   Bình "mèo"