Bài ca Trường Nguyễn Văn Trỗi

Nhạc và lời: Hồng Tuyến

Thứ Ba, 30 tháng 11, 2010

Kachiusa "катюша"

Được thưởng thức một số "đĩa hát" nhân dịp kỷ niệm 65 năm ngày chiến thắng phát xít Đức (9/5/1945 - 9/5/2010) trên trang "odesskiy.com" do một bạn Trỗi giới thiệu ở một trang khác. Trong số đó có bài Kachiusa quen thuộc được trình bày rất ấn tượng  với dàn kèn đồng theo thể hành khúc (đương nhiên còn nhiều bài quen thuộc khác, như bài "Chiều hải cảng - BЕЧЕР НА РЕЙДЕ" của В.Соловьев-Седой). Nghe hành khúc Kachiusa này cứ như được trở lại thời còn trai trẻ khi bước chân vào quân ngũ "hừng hực" đầy khí thế (trên nền nhạc hành khúc làm chủ đạo) nhưng lòng còn "vấn vương" gửi lại nơi quê nhà (ẩn dưới là giai điệu Kachiusa quen thuộc)   :-)
(Trích): "Có lẽ không có người Nga nào mà chưa nghe bài hát “Kachiusa” lừng danh. Bài hát này xuất hiện từ năm 1938, trước Chiến tranh Thế giới lần thứ hai, khi mà quân đội Hitle đã chiếm đóng Ba Lan và đang chuẩn bị tấn công Liên Xô. Bài hát về cô gái bên bờ sông Ugra gìn giữ lòng chung thủy với “người lính nơi biên phòng xa xôi”, bài hát nêu lên tình yêu đôi lứa không tách rời khỏi tình yêu Tổ quốc – bài hát được nhà thơ Mikhail Isakovsky viết nên. Và trên đôi cánh âm nhạc của nhạc sĩ Matvei Blanter bài hát đã nhanh chóng bay khắp Liên Xô...".
Dùng "Google search" lần mò trên mạng tìm được xuất xứ và hoàn cảnh ra đời của bài Kachiusa. Dưới đây là bản "hành khúc" Kachiusa đó.

Chủ Nhật, 28 tháng 11, 2010

Bạn MN ra

CN hôm qua đón Thạch "tịch" MN ra thăm ở cafe Văn Cao, trước cùng B4 với SH, Tự Bình. Tay ngồi giữa lâu nay ko gặp chính là Tuấn ngo B6. Nhiều chuyện mới kể, mới nghe, mới biết ngày xưa ranh giới giữa các B là rất mong manh, các chú hoạt động "liên B" nhiều, nên kín và hiệu quả!!!

Cafe Anh Đỗ - Địa chỉ giao ban mới của BT Sài Gòn!

Ngày Khai trương quán, tui vẫn phải đi làm nên hôm nay mới tới chúc mừng ông chủ được. May mắn là các bạn Trỗi hay gặp nhau theo lịch giao ban tháng cũng đã hẹn nhau tới đây. Khi tôi tới thì cũng đã khá đông đủ. Một vài hình ảnh để các bạn gần xa có thể hình dung địa chỉ giao ban mới...:D

Thứ Bảy, 27 tháng 11, 2010

Bồ gì?

Đây là "Gang of Trường SQPB"
Lần này không thấy chị Mai cho kẹo!Hì

Tấm lòng người dân vùng cao với Tổ quốc.

Chúng tôi là những sinh viên vùng cao miền Tây Bắc của tổ quốc. Những ngày học ở dưới xuôi, chúng tôi thường hay thấy các bạn sinh viên dưới đó kẻ dòng chữ HS.TS.VN. Rồi đọc ở những trang mạng như bauxite, danluan,chantroimoi... chúng tôi mới biết các bạn sinh viên khắp các tỉnh thành trong cả nước đang thể hiện mãnh liệt tinh thần yêu nước, bảo vệ chủ quyền lãnh hại , quần đảo trước sự xấm lấn của giặc Tầu bằng dòng chữ trên.
Mấy anh em chúng tôi nói với nhau, chả lẽ quê mình không có những dòng chữ này sao.? Quê mình ngay sát biên giới Tầu, nhất định cần phải có, không thể thua kém các bạn tỉnh khác. Hè rồi về quê, anh em chúng tôi chở nhau bằng xe máy đi dọc con đường từ Lai Châu sang đến Điện Biên để thực hiện việc kẻ dòng chữ yêu nước như các bạn dưới xuôi đang làm.
Lúc đầu chúng tôi kẻ dòng chữ HS.TS.VN được mấy nơi. Lúc sau bọn tôi thấy dân đi qua họ nhìn như không hiểu. Mấy anh em bàn nhau viết tắt thế này, bà con ở đây kém thông tin, không hiểu được đâu. Phải viết rõ thôi, thế là chúng tôi quyết định viết xen kẽ, cứ dòng HS.TS.VN lại đến dòng chữ rõ ràng Hoàng Sa Trường Sa Là Của Việt Nam. Khi viết dòng chữ rõ ràng này thì có một ông trung niên đến hỏi tại sao các cháu lại viết thế. Chúng tôi trình bày về sự an nguy của hai quần đảo này trước tham vọng của bọn Trung Quốc và tình hình thanh niên cả nước đang nỗ lực kẻ những dòng này, riêng tỉnh nhà ta giáp biên giới với Trung Quốc mà lại chưa có, nên chúng cháu phải kẻ. Người đàn ông nghe xong tức giận nói:
- Chú cũng là lính biên phòng hồi chống Tàu đây, chúng mày kẻ như thế chưa đủ, phải viết thêm vào cho chú câu '' đ... phải của Tầu''
Chúng tôi nói cho chú biết, mình làm thế này cần phải văn minh, nói như thế người đọc không thiện cảm. Người đàn ông càng tức hơn, chú ấy quát:
- Mẹ, ở đây miền ngược không như dưới xuôi, cái gì cũng phải thẳng luôn. Chúng mày sợ không dám làm thì sơn làm gì. Mày viết đi để bà con đây đọc xong, tao sẽ giải thích. Chứ viết của Việt Nam thì người ta chả hiểu gì hết. Chúng mày có viết không thì để tao viết.
Anh em chúng tôi nhìn nhau, sau cũng đành gật đầu chiều ông cựu chiến binh máu nóng đó. Thế là thành dòng chữ: "Hoàng Sa Trường Sa Là Của Việt Nam" lại thêm cái đoạn "đ... phải Của Tầu" ở phía dưới là vậy.
Sang đến địa phận khác, đang viết thì có một thanh niên dân đi qua bỗng đứng lại nhìn. Hỏi chuyện chúng tôi, nghe chúng tôi giải thích. Anh ấy giằng lấy cái bình xịt nói
- Các chú cho anh viết với.
Anh viết xong dòng chữ Hoàng Sa Trường Sa Việt Nam xong, yêu cầu chúng tôi chụp tấm ảnh làm kỷ niệm. Chúng tôi hỏi chụp ảnh này công an biết anh viết, bắt anh xóa hết tất cả thì sao. Anh ấy nói
- Tao làm đường đoạn này, bắt tao xóa hôm nay, ngày mai tao lại viết. Bọn mày để lại cho tao cái bình sơn. Tao làm đến chỗ nào đẹp tao sơn mấy nhát.
Chúng tôi tiếp tục đi, vì trời đổ mưa, sơn không ăn vào tường, thành cầu nên chúng tôi dừng lại. Tuy thế cũng điểm lại gần 300 cây số của hai tỉnh Điện Biên, Lai Châu đã rải rác những dòng chữ "Hoàng Sa Trường Sa Là Của Việt Nam". Có lúc đang sơn có
những chiếc xe biển xanh chạy qua, nhưng anh em chúng tôi không hề nao núng vẫn cố sơn thật nắn nót. Chúng tôi bảo nhau mình làm phải đàng hoàng, nắn nót để chọ họ (chính quyền) khi thấy mình làm, hay khi đọc những dòng chữ ngay ngắn đầy đủ họ càng phải ý thức về tâm nguyện của thanh niên. Một tâm nguyện cực kỳ chính đáng mà nhà nước cần phải quan tâm.
Thế là vùng Tây Bắc xa xôi của tổ quốc cũng không hổ thẹn với các bạn dưới xuôi. Những dòng chữ đỏ thắm tình yêu quê hương đất nước đã được thể hiện đầy đủ, rõ ràng trên những tuyến đường quốc lộ đông người đi lại. Thông điệp về tình yêu quê hương, về ý chí khẳng định chủ quyền đất nước đã được ghi dấu rành rẽ trên hai tỉnh Điện Biên, Lai Châu. Dù ở vùng núi cao địa đầu tổ quốc nhưng tấm lòng của người miền núi vẫn hướng tới những quần đảo xa xôi của tổ quốc mãi ngoài khơi. Những người ngư dân Quảng Ngãi, Đà Nẵng, Khánh Hòa và những người sơn tràng Điện Biên, Lai Châu mãi mãi là cùng một dân tộc Việt Nam, sẽ gắn bó chung cùng số phận không phân biệt vùng miền. Bởi bất cứ một miếng đất, vùng biển, hòn đảo nào của đất mẹ Việt Nam bị cắt lìa đều gây đau đớn cho đất mẹ Việt Nam.
Chúng tôi sẽ tiếp tục kẻ những dòng chữ này trên quê hương mình, và vận động các bạn ở quê hương cùng góp tay để Hoàng Sa, Trường Sa mãi mãi trong ý thức, tâm khảm người Việt Nam dù ở bất cứ đâu đều phải ghi khắc rằng là của chúng ta, của dân tộc Việt Nam, của đất mẹ Việt Nam hàng ngàn năm lịch sử.
Sưu tầm.

Thứ Sáu, 26 tháng 11, 2010

Cofe Anh Đỗ chào mừng quý khách.

Sáng nay tưởng mình đến sớm,hóa ra còn kém anh Tuấn Linh và nhóm bạn Bé.Đặc biệt có cả Quế Đà nẵng tham dự.Quán không thể gọi là đơn sơ,nhưng cũng không phải là sang trọng khiến mọi người ngại ngùng. Chỉ vừa rộng đủ để họp mặt bạn bè.Thích hợp cho người đứng tuổi.Âm nhạc nhẹ nhàng vừa phải để trao đổi câu chuyện.Tuy mới mở ngày đầu còn nhiều lúng túng, chưa hoàn thiện, nhưng vẫn "rất hân hạnh phục vụ quý khách"!
TB:Các loại gia cầm đã được cho đi"tản cư"vì sợ mất giống nhân ngày khai trương?
Lực lượng bảo vệ "hùng hậu" trông xe,nên hoàn toàn yên tâm uống cofe. Có lẽ chủ quán sợ lại tái diễn thời trường Trỗi, trường Bé tại đây chăng?
Quán được chủ nhà cải tạo lại thành cofe sân vườn từ căn biệt thự cũ.
Anh Tuấn Linh và nhóm bạn Bé gồm: Giáo chị, Tgtb cùng một bạn Quế từ ĐN vô.
AK7 và KV vô sau.
"Chủ nhơn ông" với nụ cười mãn nguyện tiếp tác giả "khóa 9 NVT".

Thứ Năm, 25 tháng 11, 2010

Mỗi tuần một bài hát hay:"Nocturne" Secret Garden trình bày.


Now, let the day
Just fade away
So the dark night
may watch over you

Velvet, blue
Silent, true
It embraces your heart
and your soul
Nocturne

Never cry never sigh
You don't have to wonder why
Always be always see
Come and dream the night with me
Nocturne

Have no fear
When the night draws near
And fills you
with dreams and desire

Like a child asleep
So warm, so deep
You will find me there
waiting for you
Nocturne

We will fly claim the sky
We don't have to wonder why
Always see always be
Come and dream the night with me
Nocturne

Though darkness lay
It will give away
When the dark night
delivers the day
Nocturne

Thứ Ba, 23 tháng 11, 2010

Bảo mật các website hớ hênh đến không ngờ

Nhân vụ Vietnamnet bị sập, một lính Trỗi K7 cho biết tại sự kiện “Ngày an toàn thông tin Việt Nam” tổ chức tại Hà Nội.

VQ Khánh K7
"(LĐO) - Các website lớn như cổng thông tin điện tử của các thành phố, bộ ngành được bảo mật cao nhưng cũng có đến hơn 20% là không có tệp tin lưu vết để kiểm tra, ông Vũ Quốc Khánh - GĐ TT Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCert) cho biết ngày 23.11 tại sự kiện “Ngày an toàn thông tin Việt Nam” tổ chức tại Hà Nội."...XEM TIẾP

Mời khai trương.

Thân mến mời các anh chị em và các bạn Trỗi tới uống cà phê khai trương và chỉ giáo quán nhà tui: Cà phê Anh Đỗ. Địa chỉ số 14/4 đường Lam Sơn, phường 6 Bình thạnh.
Quán sẽ được khai trương 07h sáng ngày thứ Bảy 27 tháng Mười một 2010.
Kính mời.
Đỗ Nghĩa K7.

Cẩn thận với chiêu lừa đảo giả mạo Gmail

(TG@) - Gần đây, người dùng email khắp thế giới nhận được những email giả ban quản trị Gmail yêu cầu người dùng cung cấp thông tin cá nhân, mật khẩu để hệ thống quản trị lại danh sách người dùng. Mặc dù Google đã có những báo động rõ ràng rằng Google không thực hiện việc ấy nhưng nhiều người vẫn bị mắc bẫy và mất tài khoản... ĐỌC TIẾP
Mai Thanh Hải

Kinh nghiệm thời Trỗi

Đám bảo vệ được tuyển dụng toàn là cựu bộ đội và công an, trong đó có tới ba bốn đứa là cựu sĩ quan, hạ sĩ quan rất nhiệt tình và có nghiệp vụ. Tụi nó làm việc rất bài bản, trình lên một phương án bảo vệ nhà máy toàn diện (cả trong và ngoài). Tụi tôi – tôi và thằng trưởng phòng Nhân sự vốn cũng là lính Trỗi chăm chú ngồi nghe thằng em Đội trưởng vốn là cựu trung sĩ an ninh quận, trình bày suốt cả tiếng đồng hồ với danh sách, sơ đồ, phương án tình huống … lung tung cả, nghe rối cả tai. Để nó nói xong, tôi nói : Thôi được rồi, tụi mình ra ngoài đi xem cụ thể hiện trường.

Đi một vòng quanh nhà máy, thằng em giải trình tùm lum : chỗ này bố trí 1 bảo vệ, chỗ kia mắc thêm 1 bóng đèn … - Vậy chớ nếu leo tường vô chỗ này thì làm sao phát hiện? Nếu đứng chỗ này cậy cửa thì làm sao biết? Nếu người trong nội bộ “làm việc” với bên ngoài thì sao? … Một loạt các câu hỏi làm thằng Đội trưởng ngớ cả mặt. Nhìn nó thật tội nghiệp. Hai thằng tôi mới chỉ cho nó chỉnh sửa phương án lại cho hoàn chỉnh thế này, thế này ….

Thằng em vội vã về sửa lại và nói với tụi đội viên : Hai ông này hay thiệt, nhìn cái là thấy ngay! Tưởng mấy ổng không có nghiệp vụ, không ngờ rành 6 câu. - Nghe chuyện, 2 thằng tôi chỉ nhìn nhau cười. Nó có biết đâu “nghiệp vụ” mà tụi tôi có là từ kinh nghiệm thực tế “học” được từ hồi Trỗi. Còn khối cái nữa, chứ mấy cái lẻ tẻ này mà ăn nhằm gì! Hồi đó lén lút còn làm được nữa là bây giờ có cả 1 đội Bảo vệ trong tay.

Thứ Hai, 22 tháng 11, 2010

Thông báo

1. Tình hình sức khỏe thầy Lê Vân Hà:
Bạn Hải Hòa k8 báo tin thầy Hà sau 5 ngày ra viện đã quay lại Phòng Cấp cứu rồi được chuyển lên Khoa cán bộ cao cấp A1, Viện 108. Nhờ sự giúp đỡ tích cực của bạn Phạm Hòa Bình k6, mọi thủ tục nhanh gọn.
Hiện thầy vẫn phải thở qua máy. Cầu chúc thầy duy trì được sức khỏe như hiện nay!
2. Anh Mai Sinh k4 cấp cứu vào Viện 175 TPHCM:
Anh Mai Tự và BLL k3 báo tin, anh Mai Sinh bị động mạch vành cấp, phải cấp cứu vào Viện 175. Bạn Phục Quốc nhận được tin này nhưng đang công tác ở xa. Phó giám đốc Sơn (hôm nay cũng đi công tác) đã kịp giúp kết nối với Chủ nhiệm Khoa.
Hiện anh Sinh nằm Khoa A2, chưa rõ phác đồ điều trị. Mọi thông tin sẽ tiếp tục được báo trên mạng.

K8 dự đám cưới con trai thứ hai của Thành Biên

 "Thứ 2 là ngày đầu tuần. 
Cháu hứa cố gắng chăm ngoan." 
Nên số "cháu"- chú không hứa chăm ngoan, rời công sở đến ăn cỗ chỉ có bây nhiêu.
Mặt khác theo truyền thống "đi theo lối nhỏ là lối an toàn" nên các chú vào cửa ngách và ẩn vào một góc làm cháu trai và cháu dâu tìm không ra.
Các chú lại còn không chịu đi qua hòm phiếu mà giao nhiệm vụ cho 1 chú đi bỏ phiếu hộ nên không khéo còn bị không ít người ngờ rằng cái hội này ở đâu đến đây ăn hôi.
Ấy thế nhưng nhờ ẩn mình nên tha hồ chuyện trò vui vẻ, cụng ly rôm rả và ngồi cho đến tàn cuộc.




Thứ Bảy, 20 tháng 11, 2010

Cuối tuần, Đố bạn ở xa

Đố bạn xem đây là ở đâu? Nhìn hình 3 chắc bạn nhận ra ngay đây là hồ Hale của chúng ta. Góc xa bên trái giờ là "Câu lạc bộ Sinh viên".
Hôm qua tham gia Cuộc chạy từ thiện "Vì trẻ em", xung quanh hồ.
Thực lòng, ở HN thường xuyên nhưng cũng ít nhìn hồ Hale ở góc này nên vừa rồi cũng hơi bị sốc khi thấy cận cảnh góc Nguyễn Du - Trần Bình Trọng như trên. Đành phải chia sẻ với các bạn. Đa số các bạn cũng ko nghĩ rằng đây là Hale, tưởng chỉ những hồ vớ vẩn ở đâu đâu mới có hình ảnh như vầy. Thực tế có vậy, chịu khó coi nhé. Lần sau em sẽ cố gắng "sáng tác" ảnh HN đẹp hơn (theo a. ĐN).
TB: Còn hoạt động văn hóa đời thường kia thì chắc là có, mà ở đâu chẳng có!!

Ngày 20.11.2010 & Tôi

Mời xem trang của mình

Nghe nhạc Johann Strauss và thư giãn

VOICES OF SPRING
Sáng tác: Johann Strauss II
Lời: Richard Genée
Trình bày: Kathleen Battle cùng Dàn nhạc Vienna Philamonic
Chỉ huy: Herbert von Karajan

Nét đẹp của sự đồng đều.

Video Clip: You Tube

Điểm Cafe mới: 116 Vạn Phúc

Sáng nay T7, mấy bạn gọi nhau ăn sáng cafe, cũng để trực tiếp kiểm tra thực lực của SH sau khi bs cho về thế nào. Thấy bạn ăn đủ xuất phở, cafe như mọi người (Chế đội ngày 6 bữa, hạn chế mỡ). Đủ các thứ chuyện, SH nói vẫn mạnh và bạo như trước, nhưng chốt lại, những gì bác sỹ bảo là em vẫn phải nghe (...bs bảo thế...). Hình như bs ko nói về khoản thuốc lá nên thấy vẫn vô tư. Thông báo đang theo hướng thuốc của các thày Cuba, có mấy anh khóa trên giúp đỡ.

Thứ Sáu, 19 tháng 11, 2010

Mừng ngày nhà giáo VN 20/11.

Như thường lệ hàng năm.BLL khóa 8 trong Nam lại tổ chức thăm hỏi cô Thục. Từ hôm trước tôi đã liên lạc với các bạn nữ là những người gần gũi cô nhất, hẹn giờ đến thăm hỏi và chúc mừng cô nhân ngày này, đồng thời cũng điện cho cô để chuẩn bị. Và cũng như mọi lần cô lại làm món bánh Huế quê hương đón học sinh đến. Mặc dù các bạn nữ đã phân công nhau chuẩn bị đồ ăn để cô đỡ phải làm vất vả, nhưng cô dứt khoát không chịu. Tất cả đành chỉ mang hoa đến. Buổi gặp mặt năm nay có thêm anh Phan Nam và anh Kiến Quốc khóa 5. Nhóm nữ C11 trong Nam tập trung đủ mặt cả k7, k8. Sau đây là một số hình ảnh tại nhà cô.

Cô và các bạn C11.

Cô chụp chung với tất cả học sinh.

Thứ Năm, 18 tháng 11, 2010

Những "nhà báo... trẻ"

Cơ quan tôi dạo này mới có mấy "nhà báo trẻ".
Mấy cháu mới tốt nghiệp thì là trẻ thật. Lứa này thường trưởng thành lên một tí thì sẽ đi các chỗ khác, rộng rãi hơn cho chúng bay nhẩy xứng với đồng bọn.
Còn một "lứa" khác, xuất hiện với những bài mới lên báo giấy của mấy... lão già. Trong số 11/2010 tạp chí Tin học và Nhà trường tháng này có bài của hai "nhà báo trẻ" lứa đó.
KV thực ra đã là một cây viết nhiều tự sự, đã thành danh không chỉ trên UT mà trong trang Quân sử còn được anh em CCB thân mến gọi là "đại trưởng". Nhân chuyến đi hỗ trợ lũ lụt miền Trung KV đã viết một tin. Ảnh thì do tòa soạn đưa thêm vào nên trong tin có luôn hình... tác giả, sự cố PR ngoài mong muốn. Cạnh hình KV còn có hình TTXVH, mới rõ đúng là ngành "thông tấn" đang thông mấy tấn quà tới bà con.
ĐN thì mấy tháng nay đã tham gia chuyên mục với tạp chí. Đây là tạp chí dành cho con trẻ, phổ thông, nên những bài tản văn mà ĐN "nói" với con ở trang riêng lại rất phù hợp. Lão Hợp mấy tháng nay ra sức khai thác cái trang ấy của ĐN, mỗi kỳ nhặt một hai bài. Các bài về bánh trung thu, người quê con trẻ, đền Đô, canh chua đều đã qua TH&NT mà lên sạp. Mới đây nhất là góc phố và hàng sấu đôi. Với đà này khi nào ĐN xong quán cà phê anh em đến cứ việc gọi "cho ly đen... nhuận bút" thả giàn, he he...

Tin nhanh.

Nhân dịp thày Chi Phan vào Sài Gòn, tối qua ngày 18, anh em Trỗi Sài Gòn tổ chức một buổi họp mặt thân mật với thày cô mừng ngày nhà giáo 20 tháng Mười Một năm nay tại nhà khách quân đội T67. Sài Gòn chiều là một cơn mưa rào kéo dài làm ngập hết bao đường phố. Nhiều anh em không tới nơi được vì nước ngập tràn ở khắp nơi, và cũng có anh em tới trễ vì cơn mưa và phố lụt Sài Gòn đã thành thói quen.

Một số hình ảnh buổi gặp gỡ.
H1: Cô Thục và chị Quyên.
H2: Thày Vọng, thày Chi Phan và thày Trinh.
H3: Thày Trọng.
Các hình khác là anh em các khóa trong buổi gặp mặt.



Mỗi tuần một bài hát hay:"Stand by me"

Do các nghệ sĩ khắp thế giới trình bày.

Stand by me

When the night has come
And the land is dark
And the moon is the only light we'll see
No I won't be afraid, no I won't be afraid
Just as long as you stand, stand by me

**So darlin', darlin', stand by me, oh stand ...by me
oh stand, stand by me, stand by me ....

If the sky that we look upon
Should tumble and fall
Or the mountains should crumble to the sea
I won't cry, I won't cry, no I won't shed a tear
Just as long as you stand, stand by me

And darlin', darlin', stand by me, oh stand by me
Stand by me, stand by me, stand by me-e, yeah

Whenever you're in trouble won't you stand by me, oh now now stand by me
Oh stand by me, stand by me, stand by me

Darlin', darlin', stand by me-e, stand by me
Oh stand by me, stand by me, stand by me

Thêm ảnh một phóng viên của Hội trường

 

Đây là tác giả của nhiều bức ảnh Hội trường đã được gửi và sẽ được gửi lên Út.
Posted by Picasa

Thứ Tư, 17 tháng 11, 2010

Tin về sức khỏe của Sùng Hải.

Theo tin "TTXVH" - nguồn tin đáng tin cậy, SH đã ra viện từ hôm thứ Hai (15/11/2010).
Tình trạng sức khỏe:
- Thể lực đã đi lại được và có thể ra...hàng cafe tiếp bạn.
- Mỗi bữa ăn được 3 bát cơm nhưng bác sĩ chỉ cho phép ăn 2 bát nên ăn phải chia ra nhiều bữa.
- Thuốc lá được hút nhưng phải giảm dần.
- Rượu thì "phải" bỏ nhưng nếu có rượu thuốc tốt (ngâm mật gấu hoặc thuốc bổ...) mỗi bữa được phép dùng 1 chén hạt mít.
Hy vọng là sức khỏe SH sẽ phục hồi dần.

Thứ Ba, 16 tháng 11, 2010

Ôn cũ: Chuyện của những ngày đầu vào trường Trỗi

Khả năng "lãnh đạo"
Tháng 8/1967 lứa học sinh K8 chúng tôi nhập trường vào lớp 5 (lúc đó gọi là C51 & C52), sau mấy ngày hành quân bằng ôtô từ Hà nội chúng tôi đã tập trung tại trường trung học số 1 (Y Trung) của Quế lâm.
Khi đã ổn định chỗ ăn ở, biên chế các trung đội, tôi được biên chế vào trung đội 3 - C51. K8 lúc đó, mỗi trung đội có một cán bộ khung của nhà trường làm trung đội trưởng còn lại các trung đội phó (lớp phó) thì lựa chọn trong số học sinh chúng tôi. Trung đội trưởng của chúng tôi là thày Hoàng Mạnh Kính (khi đó thày hơn chúng tôi độ 11-12 tuổi). Một buổi sáng thày Kính gọi tôi sang gặp riêng trao đổi, thày hỏi thăm về gia đình, tình hình học tập, rèn luyện đạo đức của tôi những năm học lớp 3, 4 khi còn học ở cấp I, tôi đã kể lại quá trình học tập của mình khi còn ở trong nước cho thày, nghe xong thày nói: Sau khi đã xem học bạ của V thày đã đề nghị chỉ huy đại đội “bổ nhiệm” em làm trung đội phó trung đội 3 (oai như "cóc"). Hơi bất ngờ vì quyết định “bổ nhiệm” đó tôi ngỡ ngàng, không biết nói gì hơn vội xin hứa sẽ gương mẫu và cố gắng hoàn thành nhiệm vụ được giao (ham "chức quyền" từ bé). Tôi, khi ấy thấy đó là nhiệm vụ đầu tiên của tôi được quân đội giao cho và cảm thấy hãnh diện. Một lúc sau bình tâm lại, tôi hỏi thày: Tại sao thày và chỉ huy đại đội lại giao cho em nhiệm vụ này? thày cười động viên và nói: Chúng tôi đã xem học bạ của em và thấy giáo viên chủ nhiệm cấp I có nhận xét tốt về học lực, hạnh kiểm của em, câu cuối cùng của những dòng nhận xét đó là : Có khả năng “lãnh đạo”; vậy em hãy cố gắng.
Suốt trong 3 năm học tại trường tôi giữ “chức vụ” trung đội phó cho đến năm giải tán trường (1970). Thực hiện những gì đã hứa với thày và cũng trong 3 năm học ở trường Trỗi đã để lại nhiều kỷ niệm và cũng ảnh hưởng một phần tới tính cách của bản thân sau này.

"Vọt” 
Lúc mới sang Quế lâm (1967) chúng tôi mới chỉ là lũ nhóc tì trên dưới 11 tuổi, lần đầu tiên xa gia đình sống trong môi trường tập thể. Trong sinh hoạt hàng ngày mọi thứ đều mới mẻ: từ việc ăn, ngủ, đánh răng, rửa mặt, gấp chăn màn, giặt quần áo … đến tập thể dục buổi sáng đều phải thực hiện giờ giấc đúng theo điều lệnh quân đội, những việc đó quả là quá sức của một chú nhóc. Khổ nhất là chẳng may ban đêm bị đau bụng hoặc mót tè... vì vẫn còn sợ ma.
Chắc mọi người còn nhớ hồi ở Y Trung và Trường mới anh em lính Trỗi được nằm loại giường 2 tầng bằng gỗ, cứ một giường là 2 chiến sĩ, người nằm tầng trên người nằm tầng dưới, nhiều cậu chỉ thích nằm tầng trên vì nghĩ rằng được "ngồi" trên đầu thằng khác, nhưng đến đêm mỗi lần cần phải giải quyết "nỗi buồn" phải trèo lên trèo xuống cộng thêm việc sợ “ma”, kể ra cũng ngại, nhưng thôi kệ miễn là được nằm tầng trên.
Một buổi sáng như thường lệ, sau khi nghe tiếng còi báo thức của trực ban đại đội tất cảc các chú nhóc bật dậy, vội xỏ giầy và lao ra sân xếp vào đội hình từng trung đội để tập thể dục, sau khi tập xong tất cả mọi người vào gấp chăn màn theo đúng điều lệnh (chăn màn gấp phải vuông, hàng phải thẳng),  tất cả mọi người đã gấp xong, riêng giường bên cạnh giường tôi thấy cậu H cứ loay hoay mãi không gấp xong cái màn, hết gập vào lại giở ra rồi đưa màn lên mũi ngửi  và nhăn mặt, trong khi đó giường tầng trên của T “sẹo*” màn vẫn mắc, người thì nằm im trong giường. Với cương vị là B phó, phải đôn đốc anh em, tôi hỏi H tại sao cậu không gấp chăn màn? H gí cái đình màn của H vào mũi tôi...thấy khai mù! hiểu ra vấn đề, tôi liền giật màn gọi T "sẹo" dậy hỏi:
Cậu "dấm đài" phải không?
T "sẹo" đỏ mặt ấp úng, gãi đầu gãi tai, cãi yếu ớt :
Đâu! có phải tao đâu ! thằng H nó "vọt" đấy chứ!
Cả trung đội được bữa cười "no".
Sau đó trung đội trưởng tìm hiểu sự việc, ra là cu cậu mắc bệnh đái dầm và sợ ma từ nhỏ.  Từ đó T "sẹo" có thêm cái tên “đái vọt”.
Những kỉ niệm vui nhộn, nghịch ngợm của cái thưở mới vào trường cũng khó có thể quên được.

"sẹo*" - sau này gọi lệch là "sậy"

Từ ngày trường giải tán cũng không có thông tin gì về T . Cách đây mấy tuần, qua các bạn Trỗi xưa tìm được và đã liên hệ với T qua điện thoại. Hiện gia đình T ở Cầu Diễn HN và đã hẹn dịp gặp nhau. 

Thông tin về sức khoẻ của bạn Điềm B6K8

Theo thông tin từ anh Võ Minh Ấn - Trưởng Ban Liên lạc Miền Trung mới vào thăm Điềm cách đây hai hôm: các bác sỹ đã mổ não và hút 500ml dịch do máu tụ trong não Điềm ra. Nếu đến bệnh viện chậm một chút là nguy hiểm đến tính mạng do não bị chèn.
Anh Ấn nói nhờ uống mấy viên thuốc cứu trợ (của TQ)nên mạch máu không bị phình thêm, máu tụ cũng tiêu bớt nên không bị nói ngọng hay liệt tứ chi. Tuy nhiên do đại phẫu nên Điềm còn mệt nhiều.
Tuy bạn không may bị nạn nhưng cũng mừng cho Điềm đã vượt qua giai đoạn nguy hiểm nhất một cách may mắn. Mong bạn sớm bình phục.
Chúng em K8 ở xa cảm ơn các anh chị Miền Trung đã chữa chạy kịp thời, chăm sóc, thăm hỏi, động viên bạn Điềm.

Tôi “thấy” gì khi nghe những bài hát xưa?

Không biết các bạn “thấy” gì khi nghe những bài hát xưa, chứ tôi “thấy” những cái có lẽ không giống ai, nhất là khi nghe những bài AE mình thường hay nghe/hay hát thời trường Trỗi.

Trước hết là bài “Sinh ra trong khói lửa …” làm tôi “thấy” rất rõ mấy chú nhóc bận áo lính bluson, quần cụt đen, đầu húi cua, đi đất, è lưng vác cây củi dài ngoẵng từ rừng An Mỹ đi ra hoặc choàng trên cổ cái quần dài buộc túm ống chứa đầy gạo mang về nhà bếp.

Bài “Có cái anh tân binh …” của thầy Chi Phan làm tôi nhớ tới những buổi tối họp trường ở gốc đa An Mỹ, mà trong đó có một lần đón bác Đàm Quang Trung (khi đó là đại tá, PTL QK1) lên thăm và tặng cho trường một đống lưỡi cuốc xẻng!

Còn bài “Ta hải hang …” gợi lên hình ảnh thầy Tuyến đứng trước cái bảng nhỏ đặt giữa vườn đào ở Y Trung đang dậy lớp tôi hát bài này hồi mới sang QL. Tiếp theo là tấm hình ông M rất lớn treo ở hội trường Y Trung có một vết bẩn đen xì ở má bên trái là hậu quả của một ai đó đã ném một cái gì đó lên!

Hình ảnh mấy đứa ngồi vắt vẻo trên cây đào đầu nhà ở Y Trung vừa nói dóc vừa lựa mấy trái đào mới ra nhỏ bằng đầu ngón tay bỏ vô miệng là lúc tôi nghe bài Cachiusa “Đào vừa ra hoa …”

Nhớ tới mấy cái bánh bao nhân đường, cắn một cái phọt ra dòng đường đen đen ở giữa (có khi còn bị phỏng miệng nếu bánh còn nóng) là khi nghe “Oan xây mào chú si …”. Ôi mùa đông ở QL đấy!

Khi nghe mấy bài hát Liên xô “Ngày dần trôi cùng lá vàng rơi …” hay “Bạn ơi đi với tôi lên đỉnh núi khi trời chiều …” là tôi thấy rõ thầy Quý dậy nhạc, đeo mắt kiếng đứng giữa lớp ở trường mới đang nghiêng cổ kéo cái đàn violon cũ đã nhiều chỗ mất hết màu vecni trông thấy xỉn xỉn.

Tiếng đàn ta-lư “Đi chiến trường, gùi trên vai nặng trĩu …” làm tôi thấy hình ảnh các anh khóa 3 đang leo lên mấy cái xe Giải phóng có cắm lá cờ nửa vàng, nửa đen với 2 chữ tàu mầu đỏ mà lúc đó tụi nhỏ chúng tôi gọi là cờ “sợ chết”. Khóa 3 chuẩn bị ra ga về nước trong khi quân “Tạo phản” và “Liên chỉ” đang bắn nhau ầm ầm ở trung tâm QL.

“Ơi con suối La La …” làm tôi nhớ tới những buổi trưa nóng nực, ngủ không được ở Hưng Hóa nằm nghe loa nhà trường phát tới thuộc lòng luôn.

“Trông lên Trường sơn, kìa sấm đang nổ …” là mấy bữa trốn học ở Hưng Hóa nằm đợi chú quân y tới khám cho xong phần “ốm” để chuyển qua phần đi lang thang.

Còn nhiều, nhiều nữa … nhưng nói chung toàn những hình ảnh chẳng liên quan gì tới nội dung mấy bài hát đó cả! Mới thấy đúng là mình chẳng có chút gì tâm hồn văn nghệ sĩ. Ơn Phật, khi xưa đã không theo ngạch “ca hát”!

Chủ Nhật, 14 tháng 11, 2010

Biết rồi… khổ lắm… nói mãi!

Tác giả: Alan Phan
Thứ Hai 15/11/2010
"...Dân gian có câu "biết rồi, khổ lắm, nói mãi..." để chọc quê những nhân vật thích nói.... và nói, dù rằng câu chuyện của họ chỉ là một sự lặp đi lặp lại những gì mọi người đã chán chê. Trong cuộc sống gia đình, các bà vợ lắm mồm và các bậc cha mẹ độc tài quyết đoán là những tác nhân thường xuyên cho hiện tượng này...
.....................................................................................
.....................................................................................
Tôi còn nhớ một thí nghiệm bạn tôi đã làm ở đại học 45 năm về trước: một con chó bị nhốt lại trong chuồng và bịt miệng không cho sủa trong 7 ngày. Dù vẫn được cho ăn uống đầy đủ, sau khi thả ra, con chó bị những triệu chứng biến thái về tâm lý: trở nên hung dữ, thích cắn và sủa, bị táo bón, sức đề kháng yếu hẳn và không còn trung thành với chủ như trước.

Xã hội nào cũng đầy những bức xức giận dữ của các người dân khi nhìn những trái tai gai mắt hàng ngày. Ở các xã hội được cơ hội bày tỏ sự bức xức này bằng là phiếu hay tự do ngôn luận, người dân thường thoải mái và hành xử văn minh hơn trong các giao tiếp. Có lẽ vì nhu cầu phải "sủa" là một đòi hỏi của thiên nhiên cho tất cả mọi sinh vật, không chỉ riêng cho loài chó? Một xã hội mà phần lớn các người dân tắt máy trợ thính để khỏi phải "nghe", là biểu tượng của một sự tuyệt vọng tột cùng." ĐỌC TIẾP

Thứ Năm, 11 tháng 11, 2010

Tin nhanh.

Ông bạn Khắc Việt ở Hà Nội mới vô, có một số việc nhà hay nhớ Sài Gòn mà mới xuống máy bay đã alu cho bạn bè liền.
Buổi trưa hôm qua, hội thường nhậu K7SG đã có một bữa hội ngộ tại quán Huy Béo. Chủ quán là bạn chơi vui, một Trỗi K "nổ". Nhắc chuyện nổ bữa nào, nâng ly cười he he...
Nhắc ai đó ở ngoài kia đã lỡ thả cọp về rừng cũng không cần lo lắng khi đọc tin và coi hình. Bị hội thường nhậu K7SG chăm sóc nhưng ông bạn KV lúc này uống rượu thủng thẳng, trò chuyện nhẹ nhàng, an tâm nhé.

Nhật ký Fansipan

Nguyễn Thế Hùng (K8), hiện công tác Viện Vật lý thuộc Viện KH và Công nghệ Việt Nam. Hùng vừa thực hiện xong chuyến đi lên Fansipan. Với ghi chép của mình, Hùng muốn chia sẻ cùng mọi người về chuyến đi đó.

FANSIPAN VÀ MỘT TỈ NHỊP THỞ
Thu San Nguyễn Thế Hùng
Cách đây hơn 10 năm, Phạm Văn Hòa, người bạn thân thiết thủa thiếu thời, rủ tôi đi Fansipan. Lúc đó anh đang xây dựng khu vườn thí nghiệm của Viện Di Truyền ở đèo Ô Quí Hồ. Đây là một cung đèo vắt ngang dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ, nằm trên độ cao khoảng 1900m, chỉ cách Fansipan chừng vài chục cây số. Nhưng vì nhiều lý do, chúng tôi cứ hoãn mãi. Năm 2010, khi đã vào tuổi U60, chúng tôi mới hội đủ điều kiện để thực hiện chuyến đi này. Anh Hòa ra chợ Lê Duẩn (phía Ga Hàng Cỏ, Hà nội) mua giầy dép, quần áo, ba lô cho cả hai. Anh mang về rất hồ hởi. Lúc đó một anh bạn khác, cùng trang lứa, thấy vậy hỏi “Đi Fansipan làm gì?” Tôi trả lời, “nếu không đi, thì lúc quá già lại không thể đi được”. Anh ấy nghĩ một lúc rồi bảo “Vậy cho tôi vào danh sách dự bị với”. Nhưng vì bận công tác, anh cũng không đi được, anh vẫn mãi mãi ngồi ở ghế dự bị.
Lịch trình dự định khởi hành vào ngày 20-10-2010. Nhưng không may, gần ngày đó cơn siêu bão Magi đang ngấp nghé ngoài biển Đông, nên phải hoãn, đến mãi cuối tháng 10 mới đi được. Lúc đó, một cơn gió lạnh đầu mùa đang tràn về, dự báo nhiệt độ tại Sapa xuống dưới 10 độ C, trời âm u mưa lạnh. Nhưng chúng tôi vẫn quyết, vì nếu không sẽ lại hoãn, mà có khi hoãn vài năm thì coi như không bao giờ có thể đi được.

Chúng tôi lên tầu tại ga Trần Quý Cáp lúc 21h00, đêm 27-10-2010. Tầu chạy được nửa giờ, qua sông Hồng trong đêm, chúng tôi đã bắt đầu nằm, thì Nam, nhân viên tour du lịch ở Lao Cai, bảo không đi được nữa. Vì sẽ cấm rừng chuẩn bị cho đợt thi “Leo núi cắm cờ 1000 năm Thăng Long Hà Nội trên đỉnh Fansipan”. Lúc đó không thể xuống tàu để về, đánh nằm chờ sáng. Vừa nằm trên tầu, vừa cầu trời ban cho một phép mầu nào đó để có thể mua được vé vào rừng, mà leo Fansipan. Tàu đến Lao Cai lúc 6h00 sáng ngày 28-10-2010. Chờ một lúc thì lấy được vé xe lên Sapa. Xe đi từ Lao Cai trong sương lạnh, càng lên cao càng mù, mưa càng nặng hạt. Thỉnh thoảng trên những khúc quanh sườn núi vẫn nhìn thấy các em nhỏ và các cô gái người H’mông đang đi bộ dọc đường. Họ mặc những bộ váy áo dân tộc, vai mang những cái gùi tre để thồ hàng. Có những em đi chân trần, dẫm vào sương, mà mặt vẫn cười tươi. Họ chịu rét thật giỏi. Nhìn từ sườn núi chênh vênh xuống thấy những hẻm sâu thẳm, những triền ruộng bậc thang thẫm mưa. Lên đến khoảng 1000m thì cảnh quan dần thay đổi, những cây thông đơn lẻ hoặc mọc thành cụm tô điểm cho những rừng cây lúp xúp. Gió lạnh ùa vào cửa xe. Hòa định giơ tay khép kính lại, thì cô gái ngồi hàng ghế trên nói “Làm ơn đừng đóng, cháu bị nôn mất”. Đành chịu rét mà ngắm cảnh núi đèo.

Nhà xe đưa chúng tôi vào khách sạn mini mang tên Hoàng Lan. Chủ khách sạn đon đả bảo chúng tôi cứ chờ ít phút, rồi gọi điện mua vé vào rừng. Chờ mãi không được. Chúng tôi lững thững ra nhà thờ hút thuốc lào vặt và nói chuyện phiếm. Đến khoảng 10h00 thì cô chủ khách sạn Hoàng Lan bảo không thể đi Fans được vì cấm rừng thực sự. Chúng tôi đành thuê xe ôm lên Trạm Tôn, trong bụng nghĩ mình đi leo núi chứ có làm gì sai phạm mà bị cấm, chắc nhà tour du lịch không mua được vé mà thôi. Cậu xe ôm tên là Thái bảo cháu đèo kẹp hai bác đi lên Trạm Tôn. Cậu không hề biết có lệnh cấm rừng. Xe ôm chạy một đoạn Thái nhìn thấy một xe Cảnh Sát Giao Thông đỗ bên vệ đường đành quay lại đi vào đường nhỏ. Vì chúng tôi đang đi một xe ôm kẹp ba người. Thái nói rằng đường này đi qua trụ sở của Vườn Quốc Gia Hoàng Liên Sơn đấy. Người ta phải vào đó để mua vé tour, các chú có chưa. Chúng tôi bảo chưa có. Thế là Thái hồn nhiên bảo vào đấy mà mua, dễ như mua vé xem phim ấy mà. Chúng tôi vào Trung Tâm điều phối du lịch Fansipan mua vé. Trung tâm là một dãy nhà cấp 4 bình dị, có ba nhân viên trẻ đang ngồi trước máy tính. Họ cũng đang rét run lên vì gió rét về đột ngột. Khi chúng tôi hỏi mua vé, cô Thúy bụng chửa bảo chúng cháu không dám bán vé đâu. Cậu Toàn và cô Tuyết cùng giải thích rằng Trung Tâm phải dừng bán vé để chuẩn bị cho cuộc thi “Leo núi cắm cờ 1000 năm Thăng Long Hà Nội trên đỉnh Fansipan” mà. Bây giờ chúng tôi mới hiểu rõ Khách Sạn Hoàng Lan và cậu Nam tour đã không thể mua được vé vì cuộc thi này sắp diễn ra, nên phải cấm rừng. Tôi bèn gọi điện cho Tú, người bà con làm ở nhà máy luyện đồng dưới Lao Cai. Tú liên lạc với Giám đốc Trung Tâm Ninh Anh Vũ. Chúng tôi chờ Giám đốc Ninh Anh Vũ mãi, gần 11h00 Giám đốc mới họp xong. Anh Vũ bảo “Các bác đã xem thông báo chưa?”. Tôi trả lời đã xem rồi. Anh bảo nếu ở địa vị anh thì chúng tôi phải thế nào? Tôi lúng túng lắm, vì trong đời chưa bao giờ được làm cán bộ, mà anh ấy lại giả sử cho mình làm chức giám đốc. Nhớ lại hồi còn đi học, thầy giáo đã bảo gì thì phải nghe lời. Tôi đành trả lời:
- Phải chấp hành thôi, nhưng mong anh thông cảm.
Giám đốc Vũ nhìn bộ mặt xìu xịu của hai học trò già, rất thông cảm. Rõ ràng anh phải chấp hành lệnh cấp trên, nhưng xét thấy hai anh già này hăng hái quá, lặn lội từ xuôi lên, muốn đi tìm hiểu đất nước Việt nam tươi đẹp, anh bảo:
- Coi như hai bác làm cộng tác viên của chúng tôi. Hai bác vào rừng, xem xét và nhận xét cho việc bảo vệ và khai thác hiệu quả tuyến du lịch Fansipan. Khi nào về đóng góp vài ý kiến cho chúng tôi?
Được lời anh, cô Tuyết, nhân viên Trung Tâm, đã bán vé cho chúng tôi. Còn Hòa thì cùng anh Thái xe ôm đi tìm người dẫn đường và porteur (người vác thuê). Thái lượn quanh chợ Sapa mãi chẳng tìm được porteur chuyên nghiệp. Hơn nửa giờ sau mới tìm được Vàng A Lừ đã từng vác thuê lên Fansipan mấy năm trước. Lừ đồng ý. Thế là chúng tôi đi mua 2 kg gạo, 1kg thịt, chục gói mỳ tôm, mấy chai nước và hồ hởi lên đường.

Quán cô Thắm tại điểm xuất phát, Trạm Tôn, dưới chân đèo Ô Quí Hồ
Thái gọi thêm một người bạn xe ôm nữa, thồ ba chúng tôi lên Trạm Tôn. Đúng 12h30 ngày 28-10-2010 chúng tôi đến Trạm Tôn. Gió rét lắm. Tại đó chúng tôi trình vé cho cô Ngọc. Xin cô cốc nước chè. Rồi lại ra quán cô Thắm, ngay cửa rừng, mua ba quả trứng nướng, ăn vội rồi đi. Tôi xốc ba lô, sải bước theo Vàng A Lừ. Mới được mấy bước, thì cô Ngọc, nhân viên vườn Quốc gia Hoàng Liên Sơn chạy theo, ái ngại nhìn, và nói:
- Các bác đã có tuổi, nên cầm theo hai gậy trúc nhỏ này, chắc sẽ có lúc dùng đến.
Tôi nửa muốn, nửa không, nhưng biết cô thật lòng nên đành nhận gậy. Sau này mới biết cây gậy trúc này là vật hữu ích nhất trong chuyến đi. Nó chống đỡ cho mình những lúc chênh vênh, những lúc không thể bám vào đâu nữa.
Chúng tôi xuất phát lúc 12h46. Bắt đầu đi thì không phải là leo, mà toàn xuống dốc. Hòa bảo leo núi gì mà toàn đi xuống thế này. Lúc đó, chúng tôi chưa hình dung ra đường đi, có lúc lên lúc xuống, nên cứ nghĩ leo Fansipan thì toàn lên dốc ngược. Mới đi được mười phút, tôi bắt đầu thở gấp. Đường rừng chằng chịt. Rễ những cây cổ thụ trồi trên mặt đất làm cho mỗi bước đi thêm khúc khuỷu. Lá rừng lâu năm, rơi thành một lớp dày, hòa cùng nước mưa thành một thứ bùn ướt lép nhép. Rồi đường dốc dần lên, đi khoảng 30 phút đã thấy mệt lắm rồi. Tôi không thở bằng mũi được nữa. Miệng há rộng thở gấp mà vẫn không đủ khí. Bước đi đã thấy nặng nhọc. Đến một bãi khá phẳng, chúng tôi dừng lại nghỉ. Mỗi người uống hết 1 chai nước nửa lít. Đi thêm nửa tiếng nữa thì gặp một con suối nông, nước trong veo, nhìn rõ từng viên đá dưới mặt nước. Rừng già rất đẹp, thỉnh thoảng gặp những bãi thảo quả. Vàng A Lừ thích lắm. Lừ nhìn thảo quả say sưa, còn chúng tôi thì vừa thở vừa quan sát rừng. Có những thân cây to, cao vài chục mét, tỏa bóng mát rượi. Ánh nằng gần như không xuyên thủng tán lá. Thân cây nhiều rêu. Có những lớp rêu dày xanh mướt bám trên cả những thân cây đổ, cả những thân cây đứng khỏe.
Lối đi dọc suối trong rừng già nguyên sinh trên cung đường số 1
Đi dọc suối khoảng 300m thì lội qua một cái cầu xếp bằng những tảng đá nhỏ. Qua suối, lại đi dọc men bên kia dòng khoảng 400m nữa, thì đường bắt đầu dốc đứng. Nhiều chỗ phải dùng cả hai tay bám mới trèo lên được. Có những tảng đá lớn bằng cái chiếu, khá nhẵn, nếu sơ sẩy có thể trượt. Chúng tôi lần trèo lên một cách thận trọng, từng bước, từng bước, nhưng Vàng A lừ thì cứ nhảy tưng tưng như chim từ bậc đá này sang bậc đá khác. Nhẩy xong là trụ ngay vững vàng, không tròng trành, không nghiêng ngả, mặc dù anh đèo trên lưng cái sọt thồ H’mông cả vài chục kilo. Nhìn Vàng A Lừ, tôi thầm nghĩ lại tuổi thanh niên đã qua từ mấy chục năm trước. Hồi đó mình cũng mạnh mẽ, nhanh nhẹn và hăng hái biết bao. Bây giờ phải tập thở cho đều mới đi được. Tôi cố ngậm miệng lại, chỉ thở bằng mũi. Nhịp thở bằng mũi không thể nhanh. Khí vào không nhiều, nhưng khí ra cũng không nhiều, vì vậy mà đỡ mất nước hơn, lâu khát hơn. Cứ như vậy, dần dần tôi lấy lại được sức khỏe và nhịp điệu. Tuy đi chậm hơn, nhưng không mệt nhiều.

Lán ở độ cao 2200m
Rồi chúng tôi vượt qua một trái núi khá lớn, cao khoảng 300m. Vượt qua trái núi này, độ dốc hơi giảm một chút thì đến lán nghỉ đầu tiên. Thế là đến tận lúc 15h30 chúng tôi mới đến lán nghỉ chân, tại độ cao 2200m. Chúng tôi đã mất hơn 3 giờ để đi hết 1/3 cung đường. Cung đường này dài khoảng 5-6km. Lán 2200m là lán nhỏ, cho phép khoảng 20-30 người cùng ngủ đêm. Lán là một ngôi nhà hình tam giác, dạng chữ A. Chân tam giác khoảng 5 m, có thể kê hai hàng ván làm chỗ ngủ đêm. Đỉnh tam giác cũng cao khoảng 5m, tạo nên một mái dốc nhọn. Vì vậy có thể thoát mưa nhanh, lại chống được gió lùa, gió tạt. Tôi đã gặp ở đây một đôi vợ chồng trẻ người xứ Wall. Họ mới ở đỉnh Fansipan xuống. Ông ta bảo không về tiếp nữa mà nghỉ lại đêm nay tại lán chờ sáng mai xuống núi, vì vợ ông quá mệt rồi.
ĐỌC TIẾP TẠI ĐÂY