1923 : tại Quảng Châu, Lê Hồng Phong, Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn, Phạm Hồng Thái, Lâm Đức Thụ... đã thành lập Tâm Tâm Xã (còn gọi là Tân Việt Thanh niên Đoàn) tách ra từ Việt Nam Quang phục Hội,
o 11 -1924 : Nguyễn Ái Quốc thuyết phục được những thành viên ưu tú của Tâm Tâm Xã tham gia thành lập và trở thành hạt nhân của Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội : Nguyễn Ái Quốc là người lãnh đạo Hội. Trong số các thành viên lớp đầu có Cộng sản đoàn trong TNCMDCH : 9 người trong đó có 5 đảng viên dự bị là Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn, Lê Hồng Phong, Lâm Đức Thụ, Vương Thúc Oánh (rể PB Châu) với Trương Vân Lĩnh, Lưu Quốc Phong, và 2 đoàn viên dự bị .
o 6-1925 : Tâm Tâm Xã tự giải tán.
14 -7 -1925 : Lê Văn Huân, Nguyễn Đình Kiên, Trần Mộng Bạch, Trần Phú, Hà Huy Tập, Tôn Quang Phiệt (Hội trưởng), Đặng Thai Mai, Phạm Thiều... lập ra Hội Phục Việt sau đổi tên thành Hội Hưng Nam.
o Giữa 1926 ở Trung kỳ : Hội Hưng Nam đổi thành VN Cách mạng Đảng
o 7 - 1927 : Cách mạng Đảng đổi thành Việt Nam Cách mạng Đồng chí Hội.
o 14 -7 -1928 : Việt Nam Cách mạng Đồng chí Hội quyết định lấy tên là Tân Việt Cách Mạng Đảng có Lê Đình Kiên (Phó đảng trưởng), Lê Huân, Nguyễn Hiệt Chi, Trần Hoành, Lê Đại, Đào Duy Anh, Tôn Quang Phiệt…
Cuối 1926, Nguyễn Công Thu về nước tổ chức chi bộ TNCMĐCH ở Hà Nội gồm 11 người: Nguyễn Công Thu, Vi Nam Sơn, Nguyễn Danh Thọ, Nguyễn Danh Đới, Nguyễn Phong Sắc, Mại Lập Đôn, Đỗ Mạnh Hoàn, Tạ Đình Tán, Tạ Đình Tân, Vương Văn Mùi, Mai Ngọc Thiệu
o 3-1927 : kỳ bộ Bắc Kỳ của TNCMĐCH được thành lập gồm 5 người: Nguyễn Danh Đới, Mai Lập Đôn, Nguyễn Công Thu, Dương Hạc Đính, Mai Ngọc Thiệu
o 3.1929 Cbộ CS trong Kỳ bộ TNCMĐCH Bắc Kỳ thành lập gồm: Trần Văn Cung (BT), Ngô Gia Tự, Nguyễn Đức Cảnh, Trần Đình Cửu, Đỗ Ngọc Du, Dương Hạc Đính, Nguyễn Tuân, Nguyễn Phong Sắc.
Cuối năm 1926, Phan Trọng Bình và Nguyễn Văn Lợi về Sài Gòn thành lập VNTNCMDCH ở Nam Kỳ và tiếp nhận tổ chức Công hội của Tôn Đức Thắng. Phan Trọng Bình giữ chức Bí Thư,
o 1928 : VNTNCMDCH Nam Kỳ đại hội. Phan Trọng Bình là Bí Thư,
o 3 -1929 VNTNCMDCH Nam kỳ bầu kỳ bộ mới, Bí thư là Phạm Văn Đồng.
6 -1928 kỳ bộ Trung kỳ VNTNCMDCH thành lập với BCH là: Nguyễn Sĩ Sách (BT), Vương Thúc Oánh, Nguyễn Thiệu
1.5.1929 Đại hội toàn quốc lần 1 của VNTNCMĐCH : Lâm Đức Thụ, với tư cách uỷ viên tổng bộ VNCMTNH triệu tập. Có 5 phái đoàn tham dự:
1. Đại diện tổng bộ là Lê Hồng Sơn, Lâm Đức Thụ, Lê Huy Điếm, Lý Phương Đức.
2. Đại diện xứ bộ Xiêm La là Lưu Khải Hồng, Đặng Thái Thuyến.
3. Đại diện kỳ bộ Bắc Kỳ là Dương Hạc Đính, Nguyễn Tuân, Ngô Gia Tự, Trần văn Cung.
4. Đại diện kỳ bộ Trung Kỳ là Vũ Mai, Nguyễn Thiều , Nguyễn Đình Tư , Nguyễn Tường Loan. Hay Nguyễn Sĩ Sách,Trần Văn Cung, Vương Thúc Oánh ?
5. Đại diện kỳ bộ Nam Kỳ là Phạm Văn Đồng, Nguyễn Văn Đài, Quan.
Đoàn kỳ bộ Bắc Kỳ yêu cầu thành lập đảng CS không được, bỏ về.
Tổng bộ mới là Hồ Tùng Mậu, Nguyễn Thiệu, Châu Vǎn Liêm, Nguyễn Sĩ Sách, Lê Hồng Sơn, Phạm Vǎn Đồng
17.6.1929, ở Bắc kỳ : thành lập Đông Dương cộng sản Đảng. BCH TW lâm thời: Trịnh Đình Cửu, Nguyễn Đức Cảnh, Ngô Gia Tự, Trần Vǎn Cung, Nguyễn Phong Sắc, Trần Tư Chính, Nguyên Vǎn Tuân.
8.1929, ở Nam kỳ : thành lập An Nam cộng sản đảng. BCH TW lâm thời: Châu Vǎn Liêm (BT), Nguyễn Thiệu, Trần Não, Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn, Nguyễn Sĩ Sách.
9 -1929 : một số đảng viên của Đảng Tân Việt ảnh hưởng tư tưởng cộng sản tuyên bố thành lập Đông Dương Cộng sản Liên đoàn
o 1.1.1930 ở Trung kỳ : thành lập ĐDCSLĐ. gồm Trần Hữu Chương, Nguyễn Khoa Vǎn, Nguyễn Xuân Thanh, Trần Đại Quả, Ngô Đức Đề (Đệ?), Ngô Đình Mãn, Lê Tiềm, Lê Tốn, (và Nguyễn Sĩ Sách, Trần Văn Cung, Vương Thúc Oánh?). Đại hội chưa kết thúc thì các đại biểu đã bị chính quyền Pháp bắt. Do vậy, ĐDCSLĐ ra đời nhưng chưa có BCH TW.
6-1-1930 : ở Hương Cảng quyết định thống nhất ba đảng, kể cả đảng bộ cộng sản Hoa kiều ở Việt Nam, thành một là Đảng Cộng Sản Việt Nam :
o Nguyễn Ái Quốc (đại diện ĐTQTCS),
o Trịnh Đình Cửu, Nguyễn Đức Cảnh (đại diện ĐDCSĐ ở Bắc Kỳ),
o Nguyễn Thiệu, Châu Văn Liêm (đại diện ANCSĐ ở Nam Kỳ) và Phạm Hữu Lầu(?), Hạ Bá Cang (?)
o ĐDCSLĐ ở Trung Kỳ không cử đại diện đến họp được.
o BCH TW lâm thời : Trịnh Đình Cửu (TBT lâm thời), Nguyễn Văn Hới, Trần Văn Lan, Nguyễn Phong Sắc, Lê Mao, Phạm Hữu Lầu, Lưu Lập Đạo (?), Hạ Bá Cang - Bí thư Xứ uỷ Bắc Kỳ: Đỗ Ngọc Du, Bí thư Xứ uỷ Trung Kỳ: Nguyễn Phong Sắc, Bí thư Xứ uỷ Nam Kỳ: Ngô Gia Tự.
o Tuy nhiên theo tài liệu QTCS lưu trữ tại Liên Xô, Đảng CS Việt Nam được thành lập ngày 3.2.1930
24-2-1930 : ĐDCSLĐ (Trung kỳ) chính thức gia nhập đảng CSVN.
4-1930, một số chi bộ CS đầu tiên được thành lập ở Viêng Chăn, Thà Khẹt, Bò Nông (Lào) và đầu năm 1930, một số nhóm CS khác cũng được ra đời tại Phnôm Pênh, Côngpông Chàm (Campuchia)…
4-1930 : Trần Phú đến Hương Cảng gặp Lý Thụy, rồi về Hải Phòng
Lý Thụy theo yêu cầu của ĐTQTCS tiếp tục làm nhiệm vụ quốc tế, tổ chức các ĐCS Xiêm La và Mã Lai.
10-10-1930 : Hội nghị BCH TW (dự kiến đại hội đại biểu toàn quốc, nhưng không được vì gần hết BCH bị bắt hoặc truy lùng gắt gao) : Trần Phú tổ chức Hội nghị kỳ 1 Ban chấp hành Trung ương đảng CSVN đổi tên thành đảng Cộng sản Đông Dương (CSĐD). BCH TW gồm 6 ủy viên: Trần Phú (TBT), Ngô Đức Trì, Nguyễn Trọng Nhã, Trần Văn Lan, Nguyễn Phong Sắc, Hạ Bá Cang .
3.1934 : Ban chỉ huy hải ngoại thành lập gồm: Lê Hồng Phong (BT), Hà Huy Tập, Nguyễn Văn Dự (hay Dựt). BCH HN có chức năng như là BCH TW Lâm thời và được QTCS công nhận.
27.3.1935 ĐH 1 Đảng CS ĐD:
o Dự Đại hội có 13 đại biểu thuộc các đảng bộ trong nước và tổ chức của Đảng hoạt động ở ngoài nước, trong đó 2 của Đảng bộ Bắc Kỳ, 2 của Đảng bộ Trung kỳ, 3 của Đảng bộ Nam Đông Dương, 1của Đảng bộ Lào, 3 cho các đảng viên hoạt động ở Thái Lan, 2 của Ban lãnh đạo hải ngoại.
o 9 UV TW chính thức là : Lê Hồng Phong (TBT), Hà Huy Tập (lãnh đạo BCH TW với cương vị TBT khi LHP ở LX), Đình Thanh (vắng mặt), Phùng Chí Kiên, Ngô Tuân, Võ Nguyên Hiến, Võ Văn Ngân, Phạm Văn Xô (đại diện Lào), Hoàng Đình Giong (?) - và 4 dự khuyết là Nguyễn Văn Dự (?), Hoàng Văn Nọn (vắng mặt – đang trên đường đi LX), Hạ Bá Cang (?), …? - Nguyễn Ái Quốc (vắng mặt) là đại diện bên cạnh QTCS.
o Cử đoàn đại biểu Đảng Cộng Sản Đông Dương tham dự Đại Hội Quốc Tế Cộng sản lần thứ VII tại Mạc Tư Khoa do Lê Hồng Phong dẫn đầu
7.1935 : ĐH VII QTCS. Đoàn ĐCSDD : Lê Hồng Phong, Hoàng Văn Nọn , NTM Khai, NAQ được mời tham dự với danh nghĩa là đại biểu tư vấn. Đại hội này công nhận ĐCS ĐD là 1 chi bộ chính thức của QTCS. Lê Hồng Phong là UV dự khuyết BCH QTCS.
7-1936 : Hội nghị TW Đảng ở Thượng Hải do Lê Hồng Phong (từ LX) về triệu tập để bổ sung nghị quyết của trung ương trước tình hình mới. Hà Huy Tập được bầu làm TBT.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét