Bài ca Trường Nguyễn Văn Trỗi

Nhạc và lời: Hồng Tuyến

Thứ Ba, 31 tháng 5, 2011

Kẻ hưởng thụ

Tôi bị cận thị nặng từ năm 14 tuổi, đến nay đã 42 năm. Độ cận thị là -14 diop. Đeo kính ngoài số 8. Cái kính dày cộp, nặng trịch. Cuối mỗi buổi làm việc hai kẽ tai đều bị rát bỏng vì sức kéo trĩu xuống của cặp kính. Từ năm 2002 tôi dùng kính áp tròng. Nhẹ nhàng hơn, nhưng hay bị rát cộm con ngươi. Nhưng cũng vì vậy mà lái xe ôtô dễ dàng hơn. Những lúc đường vắng vẫn phóng được 120km/h. Nhưng hay bị công an bắt. Còn đi trong phố thường phải hỏi người ngồi cạnh nhìn hộ xem còn mấy giây đèn đỏ, đèn xanh để có thể lượng chân ga chân phanh. Gần đây mắt ngày càng kém, nên ngại lái xe lắm, nhất là đi đêm. Sở dĩ, bị cận vì hồi ở Trung Hà, tôi thích làm thêm nhiều bài tập mà giấy lại ít, nên viết chữ nhỏ. Vở ô li 4 dòng mà cứ chia hai dòng để viết, như học trò bây giờ làm “phao” thi ấy. Học như vậy được vài tháng, mắt tôi không nhìn thấy chữ thầy viết trên bảng đen nữa. Tuy vậy, tôi vẫn không đeo kính cận. Năm 1972 đi khám nghĩa vụ, phải nhờ Duy Bình làm ám hiệu để chỉ trái phải lên xuống trong hạng mục khám mắt. Mãi đến sau khi học xong đại học, đi làm rồi, mới đeo kính, mà đeo ngay số 7. Việc tôi tiết kiệm giấy, viết chữ nhỏ, dẫn đến cận thị, tôi cũng quên. Chỉ có năm ngoái, khi Hòa “ve” ở trong Sài Gòn ra chơi nhắc lại tôi mới nhớ.

Mấy ngày trước, xem tivi thấy bệnh viện An Sinh trong Sài Gòn tiến hành mổ Lasik chữa cận thị, tôi thích quá, liền đi khám bác sỹ. Các bác sĩ ở Viện mắt Sài gòn- Hà nội, 77 Nguyễn Du, bảo mắt tôi không thích hợp mổ Lasik, mà phải thay thủy tinh thể bằng phép mổ Phaco. Tôi chấp nhận ngay. Đóng viện phí xong, họ đưa tôi lên phòng mổ. Sau một số xét nghiệm, họ tra thuốc tê vào mắt, dùng một cái kim cỡ 2,8mm chọc thủng con ngươi ra, lại dùng sóng siêu âm đánh nát con ngươi (thủy tinh thể cũ) thành một thứ bột nhão bầy nhầy. Thứ bột nhão đó được hút ra chính bằng cái ống 2,8mm đó. Rồi họ bơm vài thứ dịch gì đó, mát lạnh và hơi nhớt vào trong con ngươi (vỏ bao của thủy tinh thể hay còn gọi là “bao thể”). Thứ dịch đó dùng để rửa sạch bên trong “bao thể”. Đoạn, họ lại lấy một sợi dây xoắn bằng nhựa đặc biệt, đút vào trong cái ống ấy, rồi dùng lực đẩy sợi dây xoắn đó vào trong “bao thể”. Khi đã định vị trong “bao thể” thì sợi dây xoắn đó bung ra thành một cái thủy tinh thể mới. Thủy tinh thể công nghiệp. Thời điểm mà thủy tinh thể công nghiệp choán chỗ trong bao thể chỉ thấy hơi tức một tí. Rồi mình nhìn thấy một mầu xanh bao la như khoảng trời phía trên các đỉnh núi cao. Vừa trong xanh, vừa mát dịu. Sau đó nghe thấy ông bác sỹ bỏ dao kéo loảng xoảng vào khay. Rồi ông còn hát nữa. Âm hưởng của bài “lên đàng”. Ông lùi lại, các bác sĩ phụ mổ đỡ tôi dậy, dìu vào xe lăn tay, đưa xuống phòng hậu phẫu. Tại đây, các y tá bảo, bác cố ngủ lấy hai tiếng. Nằm xuống giường bệnh trắng phau, tôi chìm ngay vào giấc ngủ. Đúng hai giờ chiều được xuất viện. Tôi ra góc hồ Thiền Quang, gọi taxi về nhà. Thế là đã có một con mắt công nghiệp, nhìn rõ 10/10. Thật là thần kỳ. Sau 42 năm nhìn đời mờ mịt, bây giờ mọi sự sáng trong, rõ nét, sắc nhọn. Tôi đã có thể nhìn rõ từng ổ gà bé tí trên đường, nhìn rõ còn mấy giây đèn đỏ đèn xanh, và cả những bông hoa cách điệu trên áo các cô gái đang phóng như bay trên đường lộng gió.

Có phải là mình đang được hưởng những thành quả cao nhất của khoa học công nghệ chăng, mà lại chỉ tốn chưa đến 10 triệu bạc và 5 phút phẫu thuật. Nếu trong mọi lĩnh vực, mà sự tiến bộ đều mang lại hạnh phúc cho con người như trong phép mổ Phaco thì thực là tuyệt. Mỗi chúng ta đang bám vào bánh xe lịch sử, chúng ta đang góp phần đẩy nó đi về hướng tiến bộ, hay níu kéo nó xuống, cản trở nó tiến lên, hay đơn thuần chỉ là một “kẻ hưởng thụ”.
Thu San Nguyễn Thế Hùng (K8)

Phụ nữ H' mông Bắc hà

Trong chuyến đi Bắc hà, hôm có đua ngựa, chẳng dậy sớm được để chen vào xem, đành "trâu chậm uống nước trong". Lượn lờ ngoài "phố" thị trấn chụp ít ảnh phụ nữ H' mông đi chợ bán đồ thổ cẩm, bán rượu ngô.

Chảo Thắng cố to nhất VN - vấn đề VH - KT - XH

Sáng đi xem hội đua ngựa, đến trưa mới về đến chợ. Ghé xem chảo Thắng cố Ghi-nes VN. Té ra chảo Ghi-nes từ 2008 là ở Bắc Hà đây. Năm nay, đến hội, hôm kia mới khởi động lại để dùng. 1 năm 1 hội.
Đúng vậy, hôm qua 1 chảo nấu 5 con ngựa, bán giá 100/bát (bát nhỏ bình thường cho 1 người như bát phở dưới ta). Hỏi lại cho rõ, thế hôm nay thế nào? - Sáng nay nấu 2 con, giá vẫn thế. Bây giờ hết rồi, may mà vừa hết, không nấu nữa.
Tự đặt câu hỏi: Ai mua nhỉ!? Mông hay Kinh? Chắc cũng nhiều nhóm người Mông. Còn đa số, chắc về bản tự nấu, hoặc ra đầu bản ăn loại 5 nghìn. Nhìn kỹ thấy Vietnam Airline mình tài trợ. Nghĩ VN Airline mình giỏi thật. Nhưng đồng bào (ý nói người Mông Hoa) chắc không biết là ai.
Chuyến đi thực tế, nhiều ý nghĩa, nhưng chỉ cho riêng mình!

Thứ Hai, 30 tháng 5, 2011

Bạn Trỗi đi chơi Bắc hà

Minh họa cho bài: "Bắc hà mùa mận chín" trên Bạn Trỗi.
Bạn Trỗi rủ nhau đi chơi Bắc hà, tiện trên đó có giải đua ngựa truyền thống của đồng bào các dân tộc Bắc hà định rủ nhau đi xem. Nhưng vì trận "rượu" tối hôm trước cùng với đồng bào Tày, sáng hôm sau ngủ "nướng" nên không còn chỗ vào xem. Đành phải đứng xem từ xa. Không "tường thuật" được vụ đua ngựa nên đành nhờ bài của Nguyên An trên báo đất Việt vậy.

Thứ Bảy, 28 tháng 5, 2011

Thời đại Đồ Dỏm

Lịch sử loài người phát triển từ thời đại Đồ Đá đến Đồ Đồng, Đồ Sắt … và cho tới nay là Đồ Dỏm.
Hồi xa xưa đặc trưng cho các thời đại này cũng chỉ là nguyên liệu làm dụng cụ lao động, vũ khí chiến đấu hay cùng lắm là làm ngựa (cho Thánh Gióng) cưỡi.
Nhưng ngày nay thì không thiếu thứ gì là không dỏm. Với các loại máy móc dụng cụ thì không có gì phải nói rồi. Cho tới thức ăn, thực phẩm cũng toàn loại chất bổ dỏm, ăn vô không bổ ngang cũng bổ ngửa. Đường xá, cầu cống xây xong mà không hư hỏng thì không đúng với thời đại mình rồi!
Mà cũng phải thôi, tới vú váo, mông, mặt con người ta cũng không biết chỗ nào thật, chỗ nào dỏm nữa là. Ngồi nghe mấy bác xích lô nói chuyện thế giới như lãnh đạo, còn lãnh đạo thì vơ vét còn hơn tụi “cùng đinh”. Thật chẳng biết đường nào mà lần. Tư tưởng chính trị cũng chẳng biết thật giả ra sao. Tụi “đế quốc, thực dân” ngày xưa bây giờ là bạn, là ngài. Còn các “đồng chí” thì tối ngày gây hấn biên giới, hải đảo. Cứ chống thằng nào thì lại phát triển kinh tế - xã hội theo kiểu của thằng đó.
Thiệt nghĩ mà thấy chán. Thôi thì quay về với anh em Trỗi nhà mình cho chắc ăn. Ấy, vậy mà cũng chưa chắc! Trỗi dỏm thiếu gì. Còn nhiều Trỗi thiệt mà không muốn nhận mình là Trỗi hay nhân danh Trỗi mà đả kích, xỉa xói các Trỗi khác vì ăn nói không theo ý mình thích dù chỉ để thỏa mãn chút đỉnh cái “sĩ” dỏm!
Âu đó cũng là đặc trưng của thời đại, không loại trừ lính Trỗi!

Thứ Năm, 26 tháng 5, 2011

Không Thể Không Nói

KTS Trần Thanh Vân(Ảnh: N.X.D)
Lang thang trên mạng đọc được bài này của Kiến trúc sư Trần Thanh Vân. Tác giả với những trải nghiệm của bản thân đã có nhận xét và đánh giá về tham vọng của  "ông bạn lớn"  phương Bắc đối với thế giới nói chungVN nói riêng.
Giới thiệu các bác đọc, thêm tường tận. 

TÔI BIẾT GÌ VỀ TRUNG QUỐC?

Lâu nay mọi người vẫn nghĩ rằng tôi là một Kiến trúc sư cảnh quan có hiểu chút ít về phong thủy Thăng Long, âu cũng là chuyện bình thường, cho nên những vấn đề gì liên quan đến phong thủy của Kinh đô Thăng Long xưa và Hà Nội mở rộng ngày nay thì họ hay hỏi tôi, ngoài ra tôi không biết điều gì khác. Tôi cũng tự nghĩ như vậy, nên không muốn chen vào những lĩnh vực nhạy cảm mà tôi không thông thạo như kinh tế, xã hội, đặc biệt là các vấn đề an ninh, chính trị và thời sự quốc tế!

Cách đây vài tháng, khi xây dựng chương mục Địa linh của Chương trình văn hóa 1000 năm Thăng Long, một nhóm nghiên cứu của Ban khoa giáo Đài truyền hình trung ương đến gặp tôi để lấy tài liệu về Địa mạch và Hồn cốt Thăng Long. Giữa chừng câu chuyện, họ hỏi tôi “Chị nghiên cứu đề tài này lâu chưa?” Tôi lưỡng lự giây lát, rồi trả lời họ: “Khoảng chừng đã 55 năm”
– “Cái gì? 55 năm?”
– “Vâng! từ ngày còn là con bé con”.

Thế rồi tôi kể cho họ nghe những câu chuyện khiến tôi phải chứng kiến, phải tìm hiểu từ ngày tôi còn nhỏ. Vào đại học, tôi làm đơn thi Bách khoa vô tuyến điện hoặc Tổng hợp Lý toán, nhưng lại bị phân công theo ngành Kiến trúc. Sau này, tôi học phong thủy cho biết để hành nghề kiến trúc sư, càng ngày tôi càng ý thức được đó là cái nghiệp đời người của tôi. Vâng, đúng là nghiệp đời người đặt tôi vào tình huống liên tiếp phải va chạm với những sự thật và tôi không thể không theo đuổi đến cùng sự thật đó. Xin nhắc lại rằng kiến thức của tôi bắt nguồn từ những sự thật, từ những điều mắt thấy tai nghe, không phải từ lý thuyết....ĐỌC TIẾP

Thứ Tư, 25 tháng 5, 2011

Lại chuyện tô phở bằng cả tạ lúa

Ảnh: SGTT
SGTT.VN - Nhân chuyện báo chí gần đây đưa thông tin một số người Hà thành – mà trong đó nhiều người là doanh nhân – ăn một tô phở bữa sáng bằng giá một tạ lúa. Tác giả Diệp Văn Sơn có nhận xét:
"Doanh nhân làm ăn chân chính – nhất là các chủ doanh nghiệp tư nhân – thì “đồng tiền liền khúc ruột”, vất vả cực nhọc lắm mới làm ra được tiền bạc của cải nên mọi chi tiêu của họ thường được toan tính rất kỹ lưỡng, chặt chẽ. Vậy, ai trong số họ là người có thể “vung tiền qua cửa sổ” đến mức như vậy (dù rất có thể bát phở có giá bằng một tạ lúa ấy đúng là bát phở tuyệt vời về dưỡng chất)?
Trong bài còn có đoạn:
"....Trong đời sống hiện nay, có những người giàu lên nhanh chóng không bằng năng lực, cũng chẳng nhờ vào thời cơ hay sự bền chí, táo bạo mà nhờ vào các mối quan hệ. Những mối quan hệ ấy, ít nhiều, đều có dính dáng đến quyền lực. Ở hầu hết các nước kém phát triển, khi quyền lực liên kết với tư bản trong làm ăn thì phân hoá giàu nghèo trong xã hội càng rõ ràng và khó giải quyết. Về mặt lý thuyết, quyền lực chính trị là khả năng quyết định ai sẽ nhận được “cái gì” để làm ra được “cái gì” và cho ai được hưởng "...Đọc toàn bài.
  Sài gòn tiếp thị.

Một người đàn ông gốc Việt Nam thành công ở xứ người

Sắp tới Ngày Đàn ông ở Đức, Chủ nhật 03-06-2011 còn gọi là Ngày Ông Bố-Vaterstag hay Ngày Chúa Chris lên trời-Chris Himmel fahrt ( 40 ngày sau Lễ Ostern-Lễ Phục sinh), tôi giới thiệu với các bạn một người đàn ông đích thực và thành đạt ở Đức:

Hiện tượng chính khách gốc Việt Philip Roesler :

Philip Roesler trở thành Bộ trưởng Bộ Y tế ở tuổi 36, trẻ nhất trong nội các Chính phủ Liên bang Đức hiện nay (gồm 16 thành viên, tuổi bình quân 51, có 11 tiến sỹ, 4 cử nhân, 1 kỹ thuật viên), và từ 18-05-2011 nắm chức Chủ tịch Đảng FDP và Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Kinh tế Liên bang ở tuổi 38, trẻ nhất trong lịch sử đảng FDP và nước này; và giá trước đó đảng FDP giành được đa số phiếu cử tri, đứng ra lập chính phủ, thì ông đã là thủ tướng trẻ nhất trong lịch sử nước Đức.

(Chính khách gốc Việt Philipp Roesler)

Roesler trở thành hiện tượng đặc biệt trên chính trường Đức, giống như bất cứ “người của công chúng” nào, truyền thông ra sức khai thác “đời tư” gốc thuần Việt của ông, sinh ngày 24.2.1973, ở trại trẻ mồ côi, Khánh Hưng, Khánh Hoà, Việt Nam, sau đó chuyển về trại trẻ mồ côi ở TPHCM và được một đôi vợ chồng người Đức nhận sang Đức làm con nuôi lúc lên 9 tháng tuổi, khi bốn tuổi cha mẹ nuôi của ông chia tay và ông lớn lên với cha mình, một sỹ quan hướng dẫn chuyến bay của quân đội liên bang, trong khi chính trường chẳng mấy quan tâm đời tư đó. Bởi thời đại ngày nay không còn cơ sở để phân biệt chủng tộc, một khi khoa học đã xác nhận số gien người như nhau, nghĩa là không dân tộc nào thông minh hơn dân tộc nào; Tổng thống Mỹ Obama gốc Kenia hay Phó Thủ tướng Đức Roesler gốc Việt không thể bị nhìn nhận khác tổng thống hay phó thủ tướng người bản địa bởi nòi giống. Mặt khác, chiểu theo Hiến pháp Đức, “người Đức là người mang quốc tịch Đức”, thì Roesler đích thực người Đức chứ không phải người Việt; khác với dân tộc có thể sống phân bố ở nhiều quốc gia, quốc tịch nước nào thì phải phụng sự quốc gia đó, được quốc gia đó bảo đảm. Vì thế, đứng dầu một quốc gia đa dân tộc, người ta chỉ có thể chọn ai chứ không phải chọn người dân tộc nào. Tổng thống Mỹ da đen Obama hay Phó thủ tướng Đức da vàng Roesler nằm trong lẽ hoàn toàn tự nhiên đó.

Hiện tượng Roesler đã thu hút sự chú ý đặc biệt của chính trường lẫn công luận ngay từ khi trở thành Phó Thủ hiến Tiểu bang Niedersachsen, được coi là “vũ khí bí mật của đảng FDP”, “tương lai của FDP”, “Shooting-Star – Ngôi sao đang lên [tên giải thưởng cao nhất của Tổ chức Phim châu Âu EFP tặng tài tử điện ảnh trẻ]”; người ta hâm mộ ông bởi tài năng bẩm sinh “nói nhanh, sắc bén”, “điểm đúng huyệt, nhưng chừng mực, lịch sự”, “tuân thủ luật hoàn hảo, không chơi xấu đối thủ kiểu đấm bốc vào vùng cấm dưới thắt lưng, không làm tổn thương đẩy họ vào thế đối đầu”, “diễn thuyết đặc biệt hấp dẫn”, “bởi có thể cùng lúc sắm cả vai phản biện chất vấn tranh cãi với chính mình, thay luôn cả đối thủ”....
TH st.

Sự nghiệp của ông tới nay được coi là “thẳng đứng”, “cực nhanh”, “rất kỳ lạ”, “ít bị tranh cãi”: Tốt nghiệp phổ thông 1992, Philipp Roesler gia nhập đảng FDP, trở thành Chủ tịch đoàn cấp thành phố năm 1994 (21 tuổi), cấp Tiểu bang năm 1996 (23 tuổi); Tổng Thư ký đảng FDP Tiểu bang năm 2000 (27 tuổi); Trưởng đoàn Nghị sỹ FDP Tiểu bang năm 2003 (30 tuổi); Chủ tịch đảng FDP Tiểu bang năm 2006 (33 tuổi); Phó Thủ hiến, kiêm Bộ trưởng Kinh tế tiểi bang năm 2009 (35 tuổi). Chức vụ chưa hẳn khẳng định tài năng, mấu chốt nằm ở thành công. Chỉ 8 ngày sau nhậm chức Phó Thủ hiến (chỉ kéo dài 8 tháng), đơn đệ trình của ông đòi hoãn 1 năm kế hoạch tăng 30% lệ phí quản lý đường hàng không, được Thượng viện bỏ phiếu chấp thuận; 9 ngày sau nhậm chức, ông triển khai chương trình kích cầu 50 tỷ euro toàn Liên bang lúc đó, cho xây dựng 3 tuyến đường tiểu bang kết nối với đường liên bang. 8 tháng sau, với thắng lợi kỳ bầu cử Quốc hội Liên bang 27.9.2009, Roesler đẫn đầu đảng FDP đàm phán thành công với song đảng CDU/CSU về các chính sách cơ bản cho chính phủ liên minh, giữ chức Bộ trưởng Y tế Liên bang.

Thành công của chính khách bắt nguồn từ tư tưởng chính trị. Chủ thuyết của Roesler là “cần xây dựng một xã hội mạnh thay vì một nhà nước mạnh”, bởi “trật tự, pháp luật, nhà nước, tất cả chỉ là công cụ, phải phục vụ cho các giá trị xã hội, chứ không phải ngược lại”. Một chủ trương muốn thuyết phục được dân chúng phải là chủ trương được chính họ phản biện thường xuyên…; và chỉ có thể khẳng định qua thực tế, chứ không phải suy ra từ lý thuyết. Vì thế, Roesler lại cũng là một con người thực tiễn, luôn biết rõ người dân cần gì ở mình; chính là lợi ích thiết thân của họ, chứ không phải những lời kêu gọi, đánh giá, ca ngợi rập khuôn; trang mạng cá nhân ông mang tên “sổ ý kiến”, mở ngỏ ai cũng có thể viết hoặc mở đọc, được chính ông trả lời hàng ngày.

Tuy nhiên dù Roesler tài xuất chúng tới mấy, thì ghế Chủ tịch Đảng và Phó thủ tướng trước đó không phải bỏ trống chờ ông, mà đã được đảm đương bởi nhân vật lừng danh, 10 năm liền được suy tôn lãnh tụ đảng, vị đương nhiệm Chủ tịch đảng FDP, Phó Thủ tướng Guido Westerwelle. Ông sinh năm 1961, sống theo cha khi bố mẹ ly dị hệt Roesler, học đại học luật, làm tiến sỹ luật, và mở văn phòng luật. Tương tự Roesler, ông gia nhập đảng FDP năm 19 tuổi, nhanh chóng nổi bật trên chính trường: 22 tuổi Chủ tịch Đoàn thanh niên, 27 tuổi Ủy viên BCH đảng FDP Liên bang, 33 tuổi Tổng thư ký FDP liên tục dưới 2 đời Chủ tịch, tác giả cương lĩnh đảng FDP lúc đó, 35 tuổi Nghị sỹ quốc hội, 40 tuổi Chủ tịch FDP. Tới kỳ bầu cử Quốc hội nhiệm kỳ này, năm 2009, lần đầu tiên trong lịch sử 60 năm thành lập, đảng FDP do Westerwelle đứng đầu đã lập kỷ lục thắng lợi, giành được tới 14,6% phiếu cử tri, chiếm 6 ghế bộ trưởng trong nội các liên minh 16 thành viên, trở thành Phó thủ tướng ở tuổi 48.

Là biểu tượng tinh thần của Đảng, quyền lực thứ 2 quốc gia, sự kiện tại cuộc họp đoàn chủ tịch đảng FDP tháng trước, Westerwelle tuyên bố không ứng cử tiếp chức chủ tịch đảng, bàn giao chức phó thủ tướng, chỉ sau 1năm rưỡi tại vị, được báo LVZ miêu tả không phải một cuộc “đảo chính“, ngầm ý đánh giá ý nghĩa ngang chính biến ở những quốc gia tranh giành quyền lực, nhưng khác hẳn ở chỗ “đầy nước mắt” lẫn “tiếng vỗ tay vang dội” đối với cả tân chủ tịch tương lai Roesler lẫn người tiền nhiệm Westerwelle vốn từng mang lại chiến thắng vang dội nhất cho đảng ông, và giờ đây còn chứng tỏ được bản lĩnh vĩ đại, chiến thắng cả chính mình dám thừa nhận thất bại, từ bỏ quyền lực đang nắm trọn trong tay, khi ông thẳng thắn thừa nhận, “đó là một quyết định cực kỳ khó khăn đối với một chủ tịch đã cống hiến liên tục suốt 10 năm liền (ở Đức, đại hội nhiệm kỳ đảng 2 năm 1 lần) bằng cả trái tim đầy nhiệt huyết!”. Ông coi đây là một ngày đặc biệt đối với ông bởi đã đưa ra một quyết định đúng đắn, đặc biệt đối với đảng, bởi đảng sẽ có cơ hội khởi đầu một bước ngoặt mới.

Lý do: hiện tại đảng FDP do ông đứng đầu đang từ đỉnh cao tín nhiệm chiếm 14,6% cử tri năm 2009, sau 1 năm cầm quyền 2010 chỉ còn 10% cử tri ủng hộ theo thăm dò dư luận (mất 1/3), nửa năm tiếp, tháng trước rớt xuống mức thấp nhất trong lịch sử đảng này chỉ còn 3% số cử tri ủng hộ (mất 4/5), trách nhiệm chính trị không ai khác ngoài người đứng đầu phải gánh chịu, nếu không muốn đảng mình bị đào thải khỏi chính trường. Sai lầm đầu tiên là chủ trương hứa cắt giảm thuế vốn người dân nào cũng mong muốn, ủng hộ, đã không được nội các thông qua do không thể cân đối ngân sách; tới lời hứa giảm thuế giá trị gia tăng cho ngạch khách sạn từ 19% xuống 7% được thực thi nhưng lại gây tranh cãi phản đối trên chính trường, do mang tính giải quyết cục bộ, đòi phải xem lại; ủng hộ kéo dài thời hạn hoạt động các nhà máy điện hạt nhân để giảm giá nhiên liệu, gặp lúc thảm họa nổ lò phản ứng Fukushima Daiichi ở Nhật, bị dân Đức quyết tẩy chay.

Sự kiện Đức bỏ phiếu trắng, mà người chịu trách nhiệm là Bộ trưởng Ngoại giao Westerwelle, khi Liên Hiệp Quốc biểu quyết về Libya, bị chính giới chỉ trích nặng nề, cho là lần đầu tiên trong lịch sử, CHLB Đức đã tự cô lập trên trường quốc tế. Phát ngôn của Westerwelle đối với chính sách trợ cấp cho người thất nghiệp lâu dài, bị cả trong và ngoài đảng phản đối, khi ông so sánh chính sách đó với thời La Mã cổ đại tự tiêu vong, do tạo cho lao động không muốn cố gắng. Những chính sách và phát ngôn trên chưa ảnh hưởng gì ghê gớm đến lợi ích nước Đức, nhưng đe dọa vai trò cầm quyền của đảng FDP, vốn do người dân quyết định nơi lá phiếu, được đặt vào đảng nào họ tín nhiệm hơn. Hậu quả, cả 3 cuộc bầu cử quốc hội tiểu bang cách tháng trước, thì cả 3 nơi đảng FDP đều thất bại nặng nề.

Tại tiểu bang Sachsen-Anhalt, từ 6,7% cử tri ủng hộ lần bầu cử trước, tụt xuống chỉ còn 3,8%, dưới ngưỡng 5% theo luật định nên không còn đại biểu trong quốc hội. Tại tiểu bang Rheinland-Pfalz thất bại tương tự, rớt từ 8% cử tri kỳ bầu cử trước xuống 4,2%. Tại tiểu bang Baden-Wüttemberg, từ 10,7% trước đây, xuống còn 5,4%, mất luôn vai trò cầm quyền. Cứ theo đà mất từ 1/3 tới 1/2 cử tri như 3 tiểu bang trên, thì tương lai đảng FDP từ chỗ vốn có đại diện quốc hội tại 16 tiểu bang, và tham gia chính phủ liên minh ở 6 tiểu bang, có thể chỉ còn giữ đuợc 1 nửa. Lo lắng nhất ở cấp Liên bang, với 3% mức tín nhiệm hiện nay, nếu bầu cử, FDP sẽ bị loại khỏi quốc hội lẫn chính phủ, đặt FDP vào tình thế không còn đường lựa chọn, hoặc phải từ giã chính trường hoặc phải cải tổ đảng, để giành lại tín nhiệm cử tri, tùy thuộc giữ hay thay người đứng đầu, dù họ là ai.

Thế giới chắc không hiếm người tài giỏi như Roesler, nhưng ông bước được lên vũ đài chính trị thay thế Westerwelle, khẳng định bản lĩnh cả hai, chính là do môi trường chính trị ở họ, người dân định đoạt số phận mọi đảng phái, lúc đó chỉ còn niềm tin đóng vai trò xác quyết, không phân biệt “màu cờ, sắc áo”, chủng tộc… Để thấu hiểu ý nghĩa quyết định tiền đồ quốc gia cực kỳ sâu xa đó, có thể liên hệ tới dẫn liệu nghịch, liên quan tới nhà nước phong kiến Trung Quốc được Lỗ Tấn khắc hoạ: đến xê dịch mỗi chiếc bàn thôi, cũng phải đổ máu!

TS Nguyễn Sỹ Phương, CHLB Đức.

TH st.

Chủ Nhật, 22 tháng 5, 2011

Hội họp chuyện xưa

Ngày xưa, những năm 8X phong trào họp lớp, họp khoá … lên cao chót vót. Sau này biến tướng ra thành cả họp tổ dân phố đến cấp quận huyện. Nói chung,hội họp phần lớn để cho những ai thành đạt gặp nhau để nói về mình và móc nối chuyện làm ăn. Bọn mình thuộc diện không công ăn việc làm, kém may mắn và giỏi nói phét là chính . Sau khi nhận được giấy mời họp lớp, mình suy nghĩ ghê lắm. Ăn nhờ ở đậu mãi rồi, thời cơ là ở đây chứ đâu. Mình quyết định chi 50.000đ để đi họp cho nó máu. Tới nơi vẫn hy vọng một thằng bạn nào đó là Mạnh thường Quân có thể giúp mình qua cơn bĩ cực. Nhưng khi gặp thì kể cả những kẻ cùng đinh hơn mình, sau khi hỏi về thân thế và gia cảnh đều lượn hết. Đang cay đắng tủi phận thì một ông bạn mang quyển sổ đến:
-Quỹ lớp 35.000đ. Xem thì thấy đây là quỹ để giúp nhau lúc hoạn nạn hay có việc khẩn cấp thì tất cả sẽ ở bên bạn và cùng bạn qua bến " kể cả những sáng tạo của bạn ". Quá ổn. Nhoáng cái. Tất cả như bốc hơi, còn lại mỗi mình mình và thằng bạn còn nghèo và yếu hơn cả mình. Thôi về! Mình nói. Hai thằng liêu xiêu khoác vai nhau về. Ra đến cửa bỗng nghe thấy tụi bạn rủ nhau đi tiếp ở chỗ khác nữa. Bỗng thấy tiếc vì 70.000đ là đủ cho 2 thằng quậy với 1 chai rượu cỏ và miên man đồ nhậu.Kiểm tra lại túi 2 thằng chỉ còn 22.000đ , thôi " bằng lòng đi em " .

Thứ Sáu, 20 tháng 5, 2011

Giải bóng bàn vô địch thế giới 2011

Giải bóng bàn vô địch thế giới 2011 đã khai mạc ngày 8-5 và kết thúc đêm 15-5 tại Rotterdam - Hà Lan. Trên trang Youtube có clip về trận chung kết đơn nam giữa Wang Hao và Zhang Jike, trận chung kết nữ là Li xiao xia và Ding Ning, tất cả  đều là vận động viên của TQ.
Gửi cho Tráng "mèo", HB và những ai yêu thích môn thể thao này về 2 trận chung kết.
TT- WC Final 2011: WANG HAO - ZHANG JIKE [1/4]

TT- WC Final 2011: WANG HAO - ZHANG JIKE [2/4]
TT- WC Final 2011: WANG HAO - ZHANG JIKE [3/4]
TT- WC Final 2011: WANG HAO - ZHANG JIKE [4/4] 

Chung kết đơn Nữ giữa Lixiao xia và Ding Ning của TQ.


WTTC 2011 - Li Xiaoxia vs Ding Ning - Set3
WTTC 2011 - Li Xiaoxia vs Ding Ning - Set4
WTTC 2011 - Li Xiaoxia vs Ding Ning - Set5
WTTC 2011 - Li Xiaoxia vs Ding Ning - Set6 

Bóng bàn TQ thống trị giải vô địch thế giới 2011

Thứ Năm, 19 tháng 5, 2011

"Tra tấn" cuối tuần

Đọc trên trang "Bán giời K5", bác Tt có giới thiệu bài Để nghe và yêu được nhạc cổ điểnđây nữa cộng thêm được minh họa bằng clip trình diễn trích đoạn bản Giao hưởng số 9 của Beethoven. Tiện thể đọc được trên "Nhaccodien.info" bài giới thiệu về bản giao hưởng này của tác giả Ngọc Anh.
Cuối tuần thử "tra tấn" các bác bằng bản giao hưởng số 9, đầy đủ cả 4 chương để xem khi nghe nhạc cổ điển các bác biết là "mệt" đến thế nào.

Giao hưởng No. 9 giọng Rê thứ “Hợp xướng”, Op. 125
Tác giả: Ludwig van Beethoven
Thời gian sáng tác: 1818-1824
Công diễn lần đầu: ngày 7/5/1824 tại Kärntnertortheater ở Vienna (cùng với overture Die Weihe des Hauses và 3 phần đầu của Missa solemnis) doIgnaz Umlauf và tác giả chỉ huy.
Độ dài: khoảng từ 65 đến 75 phút
Tổng phổ: piccolo (chương IV), 2 flute, 2 oboe, 2 clarinet in A, B flat & C, 2 bassoon, contrabassoon (chương IV), 2 horn (1 & 2) in D & B flat, 2 horn (3 & 4) in B flat (bass), B flat & E flat, 2 trumpet in D & B flat, 3 trombone (alto, tenor & bass, chương II & IV), timpani, triangle (chương IV), cymbal (chương IV), bass drum (chương IV) và bộ dây.
Các bè thanh nhạc gồm : soprano solo, alto solo, tenor solo, baritone solo và dàn hợp xướng 4 bè (soprano, alto, tenor [chia thành Tenor I and Tenor II] và bass).

Tác phẩm gồm 4 chương:
I- Allegro ma non troppe, un pocoomaestoso (không nhanh quá mức, thêm phần trang trọng).


III- Adagio molto e cantabile (chậm rãi và du dương).



Hoàn cảnh sáng tác:
Hiệp hội London (The Society of London - sau này là Royal Philharmonic Society) đặt hàng bản giao hưởng vào năm 1817. Beethoven bắt đầu làm việc với bản giao hưởng cuối cùng vào năm 1818 và kết thúc vào đầu năm 1824. Khoảng 10 năm sau bản giao hưởng số 8. Tuy nhiên, Beethoven bắt đầu sáng tác tác phẩm này sớm hớn. Ông đã muốn đặt An die Freude vào nhạc rất sớm từ năm 1793. Ông đã làm điều đó, nhưng thật không may tác phẩm này bị mất vĩnh viễn. Từ chủ đề cho chương scherzo có thể lần ngược về bản fugue được viết vào năm 1815. 
Phần phân tích tác phẩm
Ngọc Anh (nhaccodien.info) tổng hợp
Vào ngày 7/5/1824, Ludwig van Beethoven đã nếm trải thắng lợi chắc chắn là vang dội nhất của mình trước công chúng. Khán thính giả nhà hát Kärntnertor tại Vienna không chỉ được nghe Overture Die Weihe des Hauses Op. 124 và 3 phần của Missa Solemnis Op. 123 mà đây còn là buổi công diễn lần đầu bản giao hưởng hợp xướng bất hủ của Beethoven. Giao hưởng số 9 giọng Rê thứ, Op. 125 bắt nguồn từ hai tác phẩm riêng biệt - một bản giao hưởng với chương kết có hợp xướng và một tác phẩm khí nhạc thuần túy giọng Rê thứ. Beethoven đã làm việc với chúng trong gần 10 năm trước khi quyết định kết hợp hai ý tưởng lại thành một bản giao hưởng với lời thơ An die Freude (Tụng ca niềm vui) của Schiller như là chương kết.

Giao hưởng số 9 của Beethoven là một tác phẩm quy mô và có tầm nhìn xa trông rộng, là biểu trưng cho tột đỉnh của độ khó kỹ thuật vào thời đó. Tác phẩm có các đoạn, nhất là đoạn solo kèn co trong chương chậm, dường như không thể chơi được trên các nhạc cụ đồng không có van truyền thống vào thời của Beethoven. Nhà âm nhạc học Dennis Matthews nhận xét về Giao hưởng số 9 của Beethoven: “Như với các tác phẩm thời kỳ cuối, có các chỗ mà không gian phải rung lên dưới sức nặng của tư tưởng và tình cảm, nơi mà nhà soạn nhạc khiếm thính dường như chiến đấu chống lại hoặc vươn ra ngoài các giới hạn của nhạc cụ và giọng ca.”

Bản giao hưởng bất hủ này cũng là hiện thân của tính nhị nguyên trong âm nhạc đã trở thành cuộc xung đột ở thế kỉ XIX giữa chủ nghĩa Cổ điển và chủ nghĩa Lãng mạn, giữa cái cũ và cái mới. Các phong cách hoàn toàn khác nhau, như phong cách của Brahms và của Liszt, đều tìm thấy các tiền lệ của chúng trong tác phẩm này. Ba chương đầu của tác phẩm rõ ràng vẫn còn cắm rễ vào thế kỉ XVIII trong khi chương thứ tư – hân hoan và thấm nhuần ý nghĩa thi ca - dường như đập tan khuôn vàng thước ngọc của chủ nghĩa Cổ điển, đưa toàn bộ tác phẩm vào trong lãnh địa của âm nhạc chương trình, một khái niệm được xác nhận của chủ nghĩa Lãng mạn thế kỉ XIX. Chẳng thế mà trong cuộc luận chiến âm nhạc thế kỉ XIX giữa phe ủng hộ âm nhạc chương trình và phe ủng hộ âm nhạc tuyệt đối (còn gọi là âm nhạc thuần túy), chương hợp xướng trong Giao hưởng số 9 của Beethoven được cả hai phe đem ra làm bằng chứng cho luận cứ của mình. Những nhà chủ nghĩa hình thức cự tuyệt các thể loại như opera, ca khúc nghệ thuật, thơ giao hưởng vì chúng bộc lộ ý nghĩa rõ ràng. Với họ, chương nhạc này cũng như Giao hưởng số 6 của Beethoven là “có vấn đề” mặc dù họ vẫn coi Beethoven là một trong những nhà tiên phong của âm nhạc thuần túy (đặc biệt là với các bản tứ tấu đàn dây thời kỳ cuối). Còn ở phe ủng hộ âm nhạc chương trình, Richard Wagner coi chương hợp xướng trong bản Giao hưởng số 9của Beethoven là một minh chứng cho thấy âm nhạc sẽ hay hơn nếu có lời ca bằng câu nói nổi tiếng: “Nơi âm nhạc không thể đi xa hơn nữa, thì lời ca sẽ tới… Lời ca đứng cao hơn tiếng nhạc.”

Bài thơ An die Freude, được thi hào Đức Friedrich von Schiller viết năm 1785, ngợi ca lý tưởng hòa hợp và tình huynh đề của toàn nhân loại. Một số nhà soạn nhạc đã phổ nhạc bài thơ này trong đó có Franz Schubert (soạn năm 1815, xuất bản năm 1829). Beethoven cũng đã ấp ủ dự định phổ nhạc bài thơ này trong nhiều năm. Khi sáng tác chương 4 của Giao hưởng số 9 Beethoven đã phải trăn trở rất nhiều để tìm cách bắt vào phần mở đầu đoạn tụng ca của Schiller. Ông viết đi viết lại đoạn đó nhiều lần cho đến khi nó thành hình dáng như chúng ta nghe thấy ngày hôm nay. Người ta kể lại rằng mặc dù người chỉ huy chính thức của buổi hòa nhạc lịch sử ngày 7/5/1824 là Michael Umlauf – giám đốc âm nhạc của nhà hát Kärntnertor - nhưng Beethoven đã cùng chỉ huy với Umlauf. Do chứng kiến Beethoven thất bại trong việc chỉ huy buổi tổng duyệt vở opera Fidelio hai năm về trước nên ở buổi này Umlauf đã chỉ thị cho các nhạc công và ca sĩ lờ đi “sự chỉ huy” của nhà soạn nhạc đã hoàn toàn khiếm thính. Giao hưởng số 9 được các nhạc công kết thúc trong tiếng vỗ tay vang dội của khán thính giả khi mà Beethoven vẫn đang chỉ huy một vài ô nhịp nữa trong tổng phổ. Vì thế ca sĩ giọng nữ trầm Caroline Unger phải bước tới bên Beethoven và xoay người ông lại để ông có thể nhìn thấy khán thính giả đang tung hô mình. Công chúng thành Vienna đã đón nhận vị anh hùng với lòng tôn kính và cảm phục sâu sắc nhất.

Phân tích:
Giao hưởng số 9 của Beethoven thuộc vào số ít tác phẩm của nền nghệ thuật thế giới, như những đỉnh núi cao nhất, trội hơn tất cả những gì mà những thiên tài nghệ thuật của nhân loại tạo nên. Cũng như những bài thơ của Homerk "Thần khúc" (Divina commedia) của Dante, tranh Đức mẹ của Raphael, "Faust" của Goethe hoặc khúc Messe (Die hohe Messe) của Bach, giao hưởng số 9, là con đẻ của thời đại của mình, đồng thời là sự thể hiện những lý tưởng và hoài bão của loài người. Nhạc sĩ hoàn thành bản giao hưởng vào cuối đời nhưng đã nghiền ngẫm trong suốt cuộc đời mình. Hồi còn trẻ, say sưa với những tư tưởng của cuộc Cách mạng Pháp, Beethoven tìm tòi thể hiện âm nhạc bài thơ ca ngợi (Ode) "Hướng tới niềm vui" (Ode to Joy) của Schiller, mà ông đã lấy lời thơ ấy viết màn hợp xướng chương cuối của giao hưởng số 9. Những tư tưởng về tình hữu ái nhân loại, về tự do được đưa vào giao hưởng đã thôi thúc ông mãi trên suốt cả con đường sáng tác. Không phải ngẫu nhiên mà chủ đề âm nhạc của chương cuối nảy sinh trước khi có bản giao hưởng, và có thể tìm thấy trong các tác phẩm khác của Beethoven không ít những hình ảnh tương tự với chủ đề ấy. Nói một cách khác, giao hưởng số 9 - là sự tổng kết những tìm tòi tư tưởng nghệ thuật của nhạc sĩ.

Bản giao hưởng được xây dựng trong thời gian mà thời kỳ cách mạng Pháp đã đi vào dĩ vãng, và thế lực phản động đang ngự trị ở Châu Âu. Những hy vọng đã đổi thành thất vọng. Trong nghệ thuật đã nảy sinh một trào lưu mới - chủ nghĩa lãng mạn, thể hiện những tâm trạng mới. Công trạng của người nghệ sĩ ca ngợi Trí tuệ, Tự do, Niềm tin trong thời kỳ đen tối ấy ấy càng có ý nghĩa lớn. Giao hưởng số 9 - một bản tuyên ngôn âm nhạc của thế kỷ 19, như Lenin nói: "tiến hành dưới khẩu hiệu của cuộc cách mạng Pháp".

Giao hưởng số 9 - tác phẩm cải cách sâu sắc. Lần đầu tiên lời hát được đưa vào giao hưởng. Thủ pháp táo bạo ấy rất cần thiết đối với Beethoven. Sự phát triển của tư tưởng của bản giao hưởng đã gợi ý việc đưa lời hát vào như tiếng nói của nhân loại, tính cụ thể của lời ca cần cho việc diễn đạt kết luận tư tưởng chủ yếu của quang điểm triết học to lớn. Nhưng cái đó không hạn chế cái mới của Beethoven. Ông đổi vị trí của Scherzo và Adagio, viết những đoạn ngoài cùng của chương Scherzo theo hình hình thức sonata allegro. Thiên tài Beethoven đã đạt đến độ trưởng thành tột bực trong giao hưởng số 9. Bản giao hưởng gây xúc động mạnh bởi tính bi kịch của những nỗi đau khổ của nhân loại, cuộc đấu tranh tư tưởng lớn lao, tư tưởng cao cả, nguồn cảm hứng của chủ nghĩa nhân văn tổng kết con đường sáng tác của Beethoven - nhà soạn nhạc giao hưởng. Bản giao hưởng số 9 mở ra những triển vọng mới đối với nền nghệ thuật âm nhạc của những thế hệ tiếp theo.

Chương I - Trong màn sương tối lờ mờ, bất định, hiện ra phần mở đầu của bản giao hưởng. Hồi hộp, đầy bí ẩn của đợi chờ, tiếng vê (tremolo) chập chờn mờ ảo của violin, trên nền tremolo ấy thấp thoáng những bóng lờ mờ các motiv, nhạc sĩ đang lần dò những tuyến mạch của chủ đề chính sau này, nó đã hình thành, và sau một sự chuẩn bị lâu dài, bằng sự nỗ lực hùng mạnh của dàn nhạc, cuối cùng, khẳng định chủ đề chính. Xuất hiện hình tượng thuyết nguồn gốc vũ trụ, dường như từ bóng tối của vô biên vũ trụ xuất hiện và tuyên bố về mình một cách uy quyền, mệnh lệnh: "Tôi đang có ở đây". Nhưng vũ trụ sinh ra xù xì, đầy rẫy những mâu thuẫn sôi sục, nảy sinh không khí đấu tranh, xung đột. Sự phát triển sôi động đó dẫn đến chủ đề phụ - phản đề trữ tình đối với chủ đề một, âm nhạc mang màu sắc trưởng, xuất hiện cao trào anh hùng ca - những tia sáng đầu tiên của thắng lợi. Và bỗng nhiên trở lại một sự yên lặng hung dữ, những tiếng kèn hiệu nghiêm trọng thông báo trận chiến đấu bắt đầu, gợi lại trong ký ức những hình tượng người khổng lồ một mắt trong sử thi anh hùng cổ đại. Ngôn ngữ của bản giao hưởng bị mất tính chất tạo hình, nhưng thay vào đó là áp lực kịch tính và thoái trào kiệt sức, trong âm thanh rùng rợn của chủ đề chính, trong tính nhất quán, nhằm một mục tiêu nhất định của sự phát triển âm nhạc, đã thể hiện được hình tượng uy nghi, hùng tráng của hành động, của cuộc chiến đấu. Giai đoạn tột cùng của cuộc chiến đấu trùng hợp với sự bắt đầu phần nhắc lại (Reprise). Từ lúc ấy sự hoạt động đưa đến không thương xót sự kết thúc bi thảm trong đoạn đuôi (Coda). Âm nhạc có sắc thái tang lễ trọng thể. Tuy vậy "ý kiến tối hậu" không thể bác bỏ được vẫn thuộc về chủ đề chính quyền uy và hùng dũng.

Chương II - Phá bỏ tập tục cũ, Beethoven để khúc Scherzo ngay sau chương I. Nó xóa bỏ yếu tố bi thảm lúc đầu - Scherzo - cảnh huy hoàng có khí thế và hiệu lực, nó lao nhanh dồn dập như một trận bão lửa, tạo nên ấn tượng lúc thì mang tính chất anh hùng ca, lúc thì phóng túng, mơ mộng. Nhưng trong dòng âm thanh như đuổi theo nhau đó khuôn phép nghiêm ngặt về nhịp điệu vẫn khống chế. Những phần ngoài cùng được viết ở hình thức sonata allegro (lại một cải tiến mới mẻ nữa) tương phản với phần trio mang tính chất phong cảnh phong tục, với nhiều màu sắc tươi sáng của đồng quê.

Chương III - thể hiện lý tưởng đạo đức, vẻ đẹp và tính chất hùng vĩ của âm nhạc đầy cảm hứng bởi ý tưởng cao cả về đạo đức và hoàn thiện, sứ mệnh và nghĩa vụ của con người. Tính chất minh bạch sáng sủa, sự hài hòa của lý trí và tình cảm bao trùm niềm suy tư triết lý tỉnh táo ấy. Dòng nhạc thong thả, đầy đặn, sự luân chuyển và bổ sung lẫn nhau của hai chủ đề và các biến tấu của chúng rất chặt chẽ và hợp lý, hơi thở của giai điệu vô cùng rộng rãi. Điệu trưởng chiếm ưu thế hầu như khắp nơi trong nền tảng dàn nhạc đầy chất giai điệu tươi sáng, chỉ có hai lần bị phá vỡ do sự xâm nhập của chủ đề chính của chương I - như muốn nhắc rằng đạt được sự rõ ràng và cân đối ấy phải trả bằng một giá đắt.

Chương IV - chương cuối với phần đầu tràn lên dữ dội, khôi phục cái lạc điệu tưởng như đã được khắc phục. Nhưng điều đó chỉ là sự cố gắng để quay về. Nhưng sự trở về đã không thể có được logic phát triển của "những sự kiện" nhất quyết dẫn đến thắng lợi của niềm vui. Những chủ đề của những chương trước - những đoạn đường đã bị vượt qua - nối tiếp nhau đi, nhưng chủ đề nào cũng bị bè cello "cự tuyệt" bằng cách nói cương quyết: không một chủ đề nào có thể nói là chủ đề của chương cuối. Cần phải tìm cái nào đó có phẩm chất mới, hơn hẳn tất cả những gì đã có từ trước đến nay và có thể nói lên kết quả phát triển tư tưởng âm nhạc của bản giao hương. Một khoảnh khắc yên lặng trong dàn nhạc. Và cuối cùng chủ đề mới ấy xuất hiện, chủ đề Niềm Vui. Chính nhờ tính chất mộc mạc mà nó được xem như một sự phát triển rõ ràng. Đầu tiên là cello và contrebass diễn tấu chủ đề ấy, sau đó từng nhóm nhạc cụ khác và cuối cùng, cả dàn nhạc. Đó là niềm vui đã vượt qua đau khổ, chiến thắng cái ác, là thành quả của sự hài hòa cân đối cao độ của nội tâm và sự thoải mái về tinh thần của con người. Âm thanh của chủ đề đạt đến quy mô to lớn, và một lần nữa, lần cuối cùng, nhạc tố hốt hoảng, kinh hoàng trong chương I lại chen vào. Và lúc đó, lần đầu tiên nghe thấy tiếng nói của con người: "Ồ các bạn ơi! Không phải những âm thanh ấy! Tốt hơn hết chúng ta hãy hát cái gì vui tươi!" Chủ đề Niềm Vui xuất hiện ở các giọng đơn ca và hợp xướng: "Ôi Niềm Vui thần thánh tuyệt vời, nữ thần của bầu trời! Lòng hân hoan, chúng tôi bước vào thánh đường của người". Từ lúc đó Niềm Vui vô tận, không gì làm u tối đi, đuợc giữ mãi cho đến cuối chương. Hơn thế nữa, Niềm Vui được thể hiện trong tất cả sự phong phú về giới hạn và sắc thái. Chủ đề thông qua một loạt biến hóa, trở thành khúc ca, bài hát ca ngợi tươi sáng, hành khúc anh hùng, về tính chất có khác nhau, những đoạn chen (episodes) được trình bày trong bức tranh khổng lồ chung của niềm vui sướng của quần chúng, sự hân hoan tưng bừng của nhân loại được giải phóng và hạnh phúc. Và trong âm nhạc như tràn ngập ánh mặt trời, và trong từng ô nhịp ánh hào quang ngày càng rực rỡ, chói lọi. Về cuối giọng hát đơn ca, hợp xướng và dàn nhạc hòa thành khí thế chung ngợi ca niềm vui, trong niềm hân hoan tột độ. "Hỡi triệu triệu người, hãy xiết chặt tay nhau! "Bản giao hưởng kết thúc bằng sự ca ngợi Tự do, tình huynh đệ của Nhân loại.

Như vậy là, từ tối tăm - ra ánh sáng, qua đấu tranh và tổn thất - đến giác ngộ sứ mệnh của con người, từ u tối - đến ánh sáng của chân lý, đến niềm vui của thế giới được giải phóng và hạnh phúc. Đó là những nét lớn trong nội dung tư tưởng của bản giao hưởng số 9, thể hiện những lý tưởng bất tử mà hàng bao nhiêu thế kỷ loài người đang vươn tới.

Sức khỏe thầy, bạn

1. Thầy Hồng Tuyến:
Chiều qua cùng BS Văn Công Phước vào thăm thầy tại A5, Viện 175.
Ngay sau khi gia đình gọi điện, BS Phục Quốc giục đưa thầy từ Vũng Tàu lên vào thứ 7 (14/5). Sức khỏe thầy đã tốt hơn, đang điều trị tràn dịch màng phổi. Theo BS Phước, vì thầy bị tiểu đường nên khi cơ thể yếu, xuất hiện ngay "bệnh cơ hội" này. Do có tư vấn "đúng chuyên ngành" nên thầy và gia đình yên tâm nhiều.
Hay hơn, chủ nhiệm A5 là BS Hà, em gái Đỗ Quang Thạch k8. Khi "nhận nhiệm vụ" của giám đốc Phục Quốc, Hà đã báo ngay cho anh Thạch vào thăm. Có học trò tới thăm, thầy khỏe hẳn ra.
Các bạn thu xếp thời gian vào thăm thầy tại phòng A6, khoa A5.

2. Thầy Trần Sinh:
Khi ra về, giữa đường gặp BS Phục Quốc đi chơi thể thao. Trò chuyện biết, hàng ngày anh vẫn theo dõi tình hình sức khỏe của các thầy.
Riêng thầy Trần Sinh, sau khi hồi sức tích cực, chạy thận lọc máu, nay đang điều trị ngoại trú. Hàng tuần vẫn phải lọc máu. Hiện thầy nằm tại A8, phòng 5.

3. Bạn Trần Chí Thành k7 nằm ở Ung bướu TP:
Thành đã nhập Viện 175, sau chuyển sang Ung bướu TP vì nghi ung thư vòm họng. Hiện đang xạ trị. Vợ Thành đã nghỉ hưu nên có điều kiện chăm sóc bạn.
Các bạn k7 thu xếp vào thăm động viên Thành (0982797189)

Cao như trời

Đọc trên báo "Doanh nhân Việt nam toàn cầu" thấy có bài này thể hiện được "Ý Dân lòng Đảng", ngẫm thấy nó "ngồ ngộ" đưa về các bác đọc chơi.

(DVT.vn) - Nhiều cán bộ bây giờ không muốn làm “công bộc của dân”mà chỉ muốn lên cao, cao mãi. Biểu hiện đó muôn hình vạn trạng…
Ghé một quán cóc ở quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh, bên cạnh khu đất Trường cán bộ đang xây. Khu đất rộng và đẹp, mới thực hiện được vài công trình, trong đó nổi bật là cái cổng. Tôi khen cái cổng đẹp, độc đáo.

Một người khách:

- Ủa! Cán bộ làm cái gì mà chả đẹp. Tiền nong khỏi lo thiếu. Mà đây là trường cán bộ cả thành phố chớ bộ!

Bà chủ quán :
- Đẹp gì mà đẹp! Thẳng thớm mới đẹp. Trường cán bộ càng cần phải thẳng thớm, đằng này cứ thích “dút, dút” lên cao. Ngó làm xiêu. Cứ cao lên trời, coi chừng té!

Người khách khác :

- Bà này bán nước mà nói chuyện triều đình! Bà đâu biết cái “ai điền” (ideal- ý tưởng) của người ta ! Làm cán bộ, vào luồng rồi thì người ta ai chẳng muốn lên cao, cao mãi, cao như trời mới thôi. Bà hổng thấy cán bộ phường của bà cũng như trời đó sao? Như bà vậy. Bà là Thượng đế, muốn lấy bao nhiêu tiền tụi tôi đều phải trả, chớ khách hàng tụi tôi đâu có là Thượng đế! Người ta à nhen, làm cổng như thế mới phản ánh được hiện thực, mới “dụ” được người ta đi học, mới thắp lên khát vọng chớ! Marketing nữa đó!

Tôi nghe thấy bà chủ quán có lý, mà mấy ông khách cũng có lý. Có lẽ chỉ lời khen ban đầu của tôi và cái cổng là vô lý mà thôi!

Thích Phát Giác

Thứ Tư, 18 tháng 5, 2011

Thằng em ứng viên

Tôi có quen thằng em là giám đốc 1 công ty cũng kha khá. Cách đây mấy năm, nó được “cơ cấu” vào HĐND. Cũng như bình thường, nó được đưa về ứng cử tại địa phương để sau này sẽ là “ông Hội đồng” của địa phương đó. Thôi thì cũng đủ các bước quy trình như ứng cử, hiệp thương, vận động,…. Và tới vòng chót, trươc khi đưa ra bầu bán, nó phải tham dự các buổi tiếp xúc với cử tri.

MTTQ đã tổ chức rất chu đáo. Hẹn tất cả các ứng viên tới ngày tập trung tại Trụ sở. BTC bố trí 1 xe “cá mập” (cũng đã cu cũ không làm cử tri choáng) để cả đoàn “làm 1 vòng” cùng nhau đi tiếp xúc với 3 - 4 địa điểm liền trong ngày cho khỏi tốn thời gian.

Tới ngày, thằng em “cưỡi” cái “Mẹc” đen mà nó vẫn sử dụng đi làm thường ngày tới nơi tập trung. Tại đây nó cùng các ứng viên khác lên cái “cá mập” đi tiếp xúc theo lịch trình hướng dẫn của 1 cán bộ BTC. Thằng tài xế của nó tất nhiên không dám bỏ sếp nên cũng tà tà “đánh” cái “Mẹc” chạy theo sau cách chừng 10 mét (chắc là giữ ý cho sếp). Mà đúng là nó phải chạy theo vì đâu có biết BTC sẽ đưa sếp nó tới cái xó nào rồi làm sao về với vợ.

Kẹt một nỗi, trong gần chục ứng viên ngồi trên “cá mập” hôm đó lại có tới 5 – 6 thằng là sếp đơn vị hoặc giám đốc cỡ thằng em tôi. Vậy là, chiếc “cá mập” chạy trước, theo sau khoảng chục mét là 1 đoàn “xế hộp xịn” nối đuôi theo sau. Tới nơi họp thì tụi tài xế đậu xe xa xa, tán dóc đợi xong lại nổ máy chạy theo.

Vậy là cả đoàn gần chục chiếc xe cứ thế “diễu hành” vòng vòng trong thành phố suốt cả ngày hôm đó. Thật là hoành tráng! Chẳng hiểu các (đại) cử tri có biết không? Nghe nói sau đó thằng em đã đắc cử và hình như còn được “cơ cấu” vào cái gì ủy nữa kìa!

Mừng cho thằng em!

Thứ Ba, 17 tháng 5, 2011

Thư giãn: Kết bạn

Nam thanh niên 30 tuổi, cao 1m72 độc thân vui tính, khoẻ mạnh không rượu chè bài bạc, không chích hút, yêu màu tím, tôn thờ sự thủy chung, hơi lãng mạn, có khả nãng tự chăm sóc bản thân và người khác, ăn ngủ luôn đúng giờ giấc, sống rất nề nếp. Không tham gia "bão đêm" cùng chúng bạn, không lang thang trên mạng, chít chát hay chơi game trực tuyến. Sở thích âm nhạc: Rock Metal
Sống có kỷ luật như quân nhân. Sáng dậy sớm 6h giờ tập thể dục cùng hàng xóm. Sau đó làm việc cho đến 17 giờ. Tối đúng 21 giờ đi ngủ. Ðã sống theo đúng theo thời gian biểu trên 5 năm và sẽ tiếp tục thực hiện như thế cho đến hết cuộc đời còn lại.
Muốn làm quen và kết bạn với các bạn gái dịu hiền, đẹp, dễ thương có lòng vị tha...
Ai mến xin thư về cho: Đặng Ngọc B
Bên phải là hình ảnh của khu chung cư đang cư trú.
Địa chỉ: Ô C, Khu AB, Phòng Số 9, Nhà Bát giác (Khám Chí Hoà), Thành phố HCM.

Âm thầm quá!

Cơ quan tớ ngày xưa cũng "oai oách" lắm!
Hồi mới ra đời nó trực thuộc BCHTW, chuyên phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo, chỉ huy của Đ...g. Do cơ chế "lãnh đạo" dần thay đổi nên nó được chuyển sang trực thuộc CP, cái anh lãnh đạo đứng đầu cơ quan cỡ cũng gần được tương đương với "hàm BT", đi đâu anh em cán bộ trong cơ quan cũng có "cớ" để mặt mũi cứ vểnh lên nhìn giời.
Cũng dễ được hơn mười mấy năm như vậy. Cách đây vài năm do tinh giản đầu mối ...cho dễ bề lãnh đạo của CP nên một số Ban, Ngành của CP "được" gom vào một Bộ nọ, trong đó có cơ quan tôi. Sau khi sáp nhập vào một Bộ, dưới sự lãnh đạo của một đ/c Bộ trưởng (nghe nói đ/c này có rất nhiều các loại bằng cấp, nhưng "xịn" nhất có lẽ là cái bằng...lái xe) tất cả các cơ quan chức năng của cơ quan tôi đương nhiên là cấp dưới của các cơ quan chức năng tương ứng trên Bộ.
Khi cơ cấu cơ quan thay đổi như vậy, rõ ràng là bác nào có "ghế" cố gắng hết sức mình giữ cho mình cái ghế được vẹn toàn, chớ có để nó sứt hoặc khập khiễng cái chân và còn thêm cái việc phải thuộc tên, chức vụ rồi địa chỉ nhà riêng của các anh lãnh đạo các cơ quan cấp Bộ, như thế cũng chưa đủ, các bác phải biết được thêm tính tình, sở thích của các lãnh đạo cấp trên mới ổn (theo thiển ý của cá nhân).
Đã hơn 7 năm như vậy, cơ quan tôi công việc cũng đã chạy chơn chu và ổn định. Mỗi khi có chỉ thị, chỉ đạo gì của cấp trên...Bộ hoặc kết thúc một năm thực hiện kế hoạch ngân sách của NN đều phải báo cáo quyết toán với cơ quan chức năng của Bộ. Mỗi lần như vậy các anh ở cơ quan cấp trên xuống "cùng" làm việc với cơ quan tôi. May khi đó nhiệm vụ đó không phải của tôi (có lẽ vì bản thân không có "khả năng"), đương nhiên vì thế các "lãnh đạo" đó cũng chẳng biết có mình hay không.
Từ năm ngoái khi kết thúc năm, mảng nghiệp vụ của tôi "được" bổ xung khi thực hiện quyết toán nên tôi phải tham gia.
Gặp các anh "lãnh đạo" cấp trên, có anh hỏi:
"Cậu mới chuyển về cơ quan à?"
có anh thì nói:
"Tại sao mấy năm làm việc với Vụ (nơi tôi làm việc) mà không biết anh nhỉ? âm thầm quá! "...(mặc dù tôi làm việc ở đây dễ đến gần ba chục năm)
Đành trả lời: "Tôi cứ gặp người lạ hoặc ra chỗ đông người là ngại lắm!"
Nghĩ trong bụng: "công việc của tôi liên quan gì đến các ông đâu, cần quái gì các ông biết". Thôi, về nghiệp vụ việc ta ta cứ làm, không có "khả năng" thì âm thầm "đảng viên", bon chen làm chi cho mệt, cứ như thế đâm ra lại lành.
Sau lần làm việc ấy, mới hỏi mấy tay chuyên viên đồng nghiệp về tên tuổi các anh "lãnh đạo" cơ quan cấp trên, để lần sau gặp còn biết đường mà...chào, không họ lại bảo mình..."Âm thầm quá!"

Chủ Nhật, 15 tháng 5, 2011

Ảnh Bạn Trỗi gặp nhau tại đám cưới con trai Dũng "bò"

Hôm qua CN, được ngày đẹp trời, không mưa, bạn Trỗi đến dự đám cưới con trai của Dũng "bò", tại Nhà khách QĐ 33a Phạm Ngũ Lão HN.
Có Đoàn Mạnh Tuyên (ảnh 1) lâu nay không gặp. Anh Tuyên K8 nhưng tuổi ngang K4, hiện công tác ở ĐH luật. Việt Dũng b3 trong vai bác họ chú rể, sức khỏe đã ổn định sau khi đặt ten năm ngoái.
Các anh K6, K7, K5 đến cũng đông vui.

Thứ Năm, 12 tháng 5, 2011

Tư liệu

Bài hát "Phất cờ nam tiến" chắc mọi người đều đã được nghe, nhưng hoàn cảnh ra đời chắc nhiều người chưa biết. Trên trang Wikipedia có thông tin về bài hát này, giới thiệu để mọi người quan tâm.

Phất cờ nam tiến là một bài hát được sử dụng làm hiệu ca của Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân. Tác giả của bài hát là một đội viên Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân Hoàng Văn Thái, người về sau trở thành Tổng Tham mưu trưởng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Bài hát sau đó được dùng phổ biến trong Cách mạng tháng 8 cũng như Phong trào Nam tiến 1945-1946. Từ năm 1960 đến 1975, bài hát được sử dụng làm nhạc hiệu của Chương trình phát thanh Quân đội Nhân dân Việt Nam của Đài Tiếng nói Việt Nam.
Theo chỉ thị của lãnh tụ Hồ Chí Minh, cuối năm 1944, một số đội viên xuất sắc của các đội Cứu quốc quân và du kích Việt Minh được tập hợp để thành lập một đội vũ trang làm nhiệm vụ tuyên truyền lấy tên là Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân. Nhận thấy việc nên có một nhạc hiệu cho đội, ông Võ Nguyên Giáp đã giao cho ông Hoàng Văn Thái, một đội viên của đội, về việc sáng tác một bài hát làm nhạc hiệu. Là một người có chút ít kiến thức về nhạc lý, ngay trong đêm 21 tháng 12 năm 1944, trước ngày thành lập Đội, ông Hoàng Văn Thái đã sáng tác một bản hành khúc lấy tên là "Phất cờ nam tiến". Ngay chiều ngày hôm sau, bài hát lần đầu tiên được trình diễn trong buổi lễ tuyên thệ của Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân.
Sau những chiến thắng đầu tiên, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân nhanh chóng phát triển, bài hát "Phất cờ nam tiến" được sử dụng để tuyên truyền cổ vũ các đội vũ trang tiến về phía nam hỗ trợ giành chính quyền. Bài hát nhanh chóng được phổ biến lan rộng, nhất là sau khi các chi đội Việt Nam Giải phóng quân tiến về Hà Nội sau khi Cách mạng tháng 8 thành công.
Sau khi thực dân Pháp nổ súng tái chiếm Nam Bộ, một phong trào tình nguyện vào Nam chiến đấu gọi là Phong trào Nam tiến được phát động để chi việc nhân lực và vũ khí cho miền Nam. Bài hát một lần nữa được xem như là nhạc hiệu của phong trào, đến nỗi nhiều người không biết nguồn gốc của nó là từ đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân.
Từ năm 1960 đến 1975, bài hát được sử dụng làm nhạc hiệu của Đài phát thanh Quân đội Nhân dân Việt Nam. Bấy giờ, phối khí cho bài hát là Nghệ sĩ ND Đinh Ngọc Liên. Nghệ sĩ ND Trung Kiên đảm nhận phần trình bày.

(Theo Wikipedia)

PHẤT CỜ NAM TIẾN

Cờ giải phóng phất cao mau thẳng tiến
Trời phía Nam dân chúng đang chờ ta
Cờ giải phóng phất cao mau thẳng tiến
Trời phía Nam dân chúng đang mong chờ
Phong trào lên đang sục sôi chuẩn bị khởi nghĩa
Mau bước đều lên, tiến tới cho kịp thời cơ
Phong trào lên đang sục sôi chuẩn bị khởi nghĩa
Mau phất cờ lên tiến tới giành lấy chính quyền
A! quân dân ta reo hò
Cướp lấy chính quyền
Cứu lấy nước nhà
Tung cờ giải phóng, cờ giải phóng trên đất Thăng Long , trên thành Huế
trên Sài Gòn, mũi Cà Mau.

[Điệp khúc]
Tiến bước mau quân giải phóng
Tiến bước mau
Đập cho tan quân đế quốc Nhật Pháp
Quyết đem máu hồng ta thề giành lấy non sông.

Blogspot "khụt khịt"

Chiều cứ loay hoay đăng bài mãi không được. Đăng nhập lại thì được thông báo như rứa.

Té ra blog thỉnh thoảng cũng "bệnh"...

Thứ Tư, 11 tháng 5, 2011

Kinh hoàng

Tôi có ông bạn học, mới nhậm chức Tổng GĐ cụm cảng miền Bắc được hơn nửa năm. Nghĩ mà "thương" cho cậu ta, gặp phải sự cố này do tiền nhiệm để lại thì khổ rồi. 
Bây giờ các công trình trọng điểm của quốc gia được đầu tư lớn bằng ngân sách NN không gặp sự cố mới là chuyện lạ!

Lại chuyện lý lịch

Lại nói chuyện khai lý lịch. Như đã có lần kể với AE về chuyện “Thành phần giai cấp, còn bây giờ là mục Ngày tham gia cách mạng” cũng không phải đơn giản.
Hồi mới giải phóng, tụi nhân viên của chế độ cũ đều ghi trong lý lịch “Ngày tham gia CM: 30/4/1975”. Còn tụi cán bộ từ R hay từ Bắc về thì quá oai phong với ngày tham gia từ trước giải phóng rồi. Riêng thằng tôi khi bắt đầu đi làm vào đầu năm 1977 thì lúng túng không biết khai thế nào cho phải. Anh trưởng phòng Tổ chức thấy vậy nói:
- Mày ghi ngày bắt đầu đi làm.
- Vậy từ năm 75 đến giờ tôi là… phản CM?
- Ờ, hé ….
Ngồi hóng hớt chuyện, con nhỏ nhân viên nói leo: Thì anh tính từ ngày vào Đoàn. Chẳng là nó cũng là Đoàn viên, một danh hiệu “danh giá” hiếm có trong thời đó.
- Đúng đấy – anh trưởng phòng vui vẻ tìm ra lối thoát – Đoàn là tổ chức CM của thanh niên mà.
Tôi ngẩn ra nghe rồi lẩm bẩm 1 mình (nhưng hơi to để cả 2 vị kia cùng nghe được): Đúng, Đoàn là tổ chức Cộng sản của thanh niên. Đúng là tham gia CM. Ờ, mà Đội TNTP là tổ chức Cộng sản của thiếu niên thì sao nhỉ?
- Thì tính từ ngày vào Đội. – Anh trưởng phòng dễ dãi.
- Vậy còn Nhi đồng Tháng 8 thì sao? Hồi học mẫu giáo tôi đã tham gia vào tổ chức Cộng sản của nhi đồng. Vậy là tôi tham gia CM từ hồi … 3 tuổi!
Anh Trưởng phòng lúng búng: Vậy mày tham gia CM còn sớm hơn ông Lê Duẩn?
– Đấy là anh nói chớ không phải tôi à! Nhưng thôi, tùy anh muốn ngày nào thì tôi ghi ngày đấy sao cho hợp lý là được.
- Ờ, ờ …Thôi cứ để đấy rồi tính sau.
Vậy là lý lịch tôi bỏ trống khoản này.

Tham gia CM? - ok!



Nhưng chắc cũng chẳng “làm chết thằng tây nào”. Vì hôm rồi tôi có tham dự buổi lễ truy tặng huân chương HCM cho bác Lý Ban mới thấy trên tấm bằng ghi bác tham gia CM năm 1935 và trước kia có lần báo chí thông tin bác Phạm Văn Đồng vô Đảng năm 1940! Toàn những bậc lão thành từ hồi Thanh niên CM đồng chí hội mà còn bị nhầm lẫn như vậy chắc cũng vì các bác không ghi ngày tham gia CM trong lý lịch nên thời nay ai muốn ghi thì ghi?
Thì ra mình cũng không phải là người duy nhất!

Thứ Ba, 10 tháng 5, 2011

Chuyện nhậu

Tối đang ngồi uống rượu chờ bà xã làm món nhắm thì thằng em đồng hao tới. Thằng này cũng là dân nhậu nên chỉ thêm ly thêm chai thôi. Nói một chút về nó nhé: Đẹp trai, to cao, khá nhiều bạn rượu và nấu ăn khá ( nhất là cho đám nhậu ). Một vợ một con. Khi nó đi vắng thì vợ con nó ăn khổ như mọi vì không biết nấu ăn gì. Mọi việc nấu ăn trong nhà toàn do nó làm ( đảm đang phết nhỉ ? ).
Gần đây do tình hình kinh tế suy thoái nên công việc của nó cũng bị cạnh tranh khốc liệt. Chán cảnh lương thấp nên nó mới qua chơi và hỏi ý kiến mình về việc mở quán nhậu. Đang lúc cao trào mình OKie ngay. Mọi việc đều nhất trí cho qua nhưng biển hiệu trong và ngoài quán vẫn rất khó nghĩ. Sau khi làm thêm vài ly mình góp ý: Biển hiệu là "hội nhậu" thì được rồi, nhưng trong các phòng mình cũng phải thêm mấy khẩu hiệu cho nó hoành tráng chứ. Nó chồm lên nói như phun mưa vào mặt mình: Em đang nghĩ mãi không ra. Thế này nhé: Ở phòng ăn mình đề khẩu hiệu "ăn, ăn nữa, ăn mãi! ". Đúng quá, hắn nói. Được đà mình nói tiếp: Phòng nhậu thì "uống, uống nữa, uống mãi". Keng phát. Hai thằng làm gọn một ly to tự sướng. Đang nhai miếng thịt lợn quay to tướng chợt hắn ngừng lại, nhìn mình như công an nhìn phạm và hỏi như quan tòa: Vậy ở chỗ trả tiền thì ghi là "trả, trả nữa, trả mãi " à? Đang uống ly rượu mình tý sặc, im khoảng 5 phút mình chống chế: Nếu khách hàng xịn thì mình có thể nói thêm "chịu, chịu nữa, chịu mãi " . Hắn trợn mắt: Không được!. Thế thì mở quán làm gì , nghỉ ngơi cho khỏe .
- Cái thằng...! Mày chỉ được cái nói đúng! Keng phát!

Rau quả mà còn thế này thì ...

Các bác nhấn vào đây để khi người nhà đi mua rau , củ , quả ... biết để tránh nhé . nhất là những nhà nào hay tiêu thụ nguồn hàng từ Đà Lạt .
http://vef.vn/2011-05-10-bat-luc-truoc-khoai-tay-dau-tay-gia-trung-quoc

Lại chuyện nhận xét bị gán cho là "Spam"

"Chúng tôi đã bật phát hiện spam tự động cho nhận xét. Thỉnh thoảng, bạn nên kiểm tra nhận xét trong hộp thư spam của mình"
Lâu lắm mới lại vào xem phần quản lý nhận xét trong "BẢNG ĐIỀU KHIỂN". Dễ có đến gần chục cái nhận xét của anh em dưới dạng "Nặc danh" và ký tên  ở dưới  là K6LS, 4SG...bị "nhốt" vào. Lại phải làm động tác "mở khóa" chuồng, thả ra những "lời vàng ý ngọc" của các bác cho đầy đủ.
Thành thật xin lỗi các bác!

Thứ Hai, 9 tháng 5, 2011

"Tu tỉ tu ti"

Góp sức với K6LS, và cũng để tặng NT (vì thành thật khai báo. hehe !)
 Mời mọi người xem clip vui trên You Tube

Thứ Bảy, 7 tháng 5, 2011

Đồ cúng

Dạo này út Trỗi bí bài quá nên không khí trầm lắng . Hôm nay tôi đọc được một bài ở trên mạng thấy hay hay nên copy và paste cho mọi người xem cùng cho vui . Bài này ở blog laothayboigia .

Dạo mình đi thuê xưởng vẽ, có lần mình phải thuê lại hợp đồng của một tay cũng thuê nhà, tay này dọn đi chỗ khác mà chưa ở hết thời gian kí với chủ nhà. Hôm bàn giao nhà cho mình, hắn gạ mình mua vài cái đồ vớ vẩn hắn ngại mang theo, như bộ dát giường, mấy cái móc quần áo sắt tây lắp trên tường, gương, tủ giấy…, gã bảo gã tính rẻ. Mình gật, vì thấy cũng rẻ thật. Lúc bàn giao nhà, gã chỉ bộ tượng Tam đa bày dưới đất, bảo: “Anh khuyến mại chú thêm mấy ông Phúc Lộc Thọ mà thờ!”. Mình “ô kê, thanh kiu!”.
Vài lần mình có tìm hiểu sự tích tượng Tam đa, thấy lý lịch rất mơ hồ, thậm chí còn mâu thuẫn, vì có sách bảo các ông là trung quan, có sách lại bảo là tham quan, có sách nói các ông là tiên – nguyên khí của Lục Bạch Kim Tinh, có sách lại bảo các ông là biểu tượng thổ công thổ thần… Cá biệt có tích kể rằng cái ông Thọ tuy sống rất dai, nhưng cho đến chết vẫn là đồng tử, tức là chưa hành dâm lần nào. Mình nghĩ vẩn vơ: chả hiểu sống mà thiếu cái món dâm dê thì dai để làm gì?!...
Nhưng trong các vị hay được thờ thì mình khoái mấy ông này nhất, vì trông các ông mũm mĩm, ngồ ngộ. Vả lại thờ các ông có vẻ đơn giản. Mình thấy nhiều người đi chợ về thả tiền thừa vào đĩa trước mặt các ông. Khi nào cần tiền lẻ họ lại rút vài tờ, mồm bảo “Vay ông”. Xem thế thì biết các ông là người bình dị dễ dãi, thờ mà như nuôi.

Thắng Kều (gọi tắt là Kều) học mỹ thuật công nghiệp cùng mình. Dạo Kều mới mua nhà ra ở riêng, hôm dọn nhà nó ra chợ mua ít bát đĩa, thấy hàng đó có bán mấy ông Tam đa bằng sứ, thì mua luôn. Kều ních ba ông trong làn, cùng với mấy thứ rau dưa, mắm, muối, thịt chân giò…, xách về.
Nhập hộ khẩu nhà Kều ba ông được bày lên mẹt tre, sắp cạnh chân giường. Đồ duy nhất các ông được dùng là thuốc lá, vì Kều thường vứt bao thuốc dưới mẹt thờ, khi nằm rút điếu cũng tiện, lại sẵn có cái đĩa trước mặt ba ông để dụi tàn thuốc. Nhìn các ông mốc thếch, ám khói, vô cùng bê tha.
Lần mình đến nhà Kều chơi, Kều vừa thua lô, liền đi mua thịt chó về ăn giải đen. Mình thấy mấy ông thảm quá, nên lúc Kều xách xe đi mới dặn với theo: "Nhớ mua thêm tí gì mà cúng nữa, cho lộc lá nó tươi!".
Khi về, Kều có mua dăm quả táo sắp trước mặt ba ông, rồi khấn:
- Ba ông liều liệu mà phù hộ cho con kiếm ăn được, vì con mà có kiếm ăn được thì các ông cũng mới được ăn!
Rồi nó nhặt táo ngoạm ráu ráu, như đẽo… lộ cả lõi , nó đặt trả lại đĩa, nói tiếp:
- Không phải thằng này bắt các ông ăn thừa mà tại cái hàng Tàu là lắm thuốc sâu, cắn trước thế để nhỡ thằng này có vạ, các ông biết đường mà phòng!
Chiều, Kều trúng đề, trúng cả xổ số.

Thông thường mình thấy bộ tượng tam đa thường làm bằng gốm sứ; cao cấp hơn thì làm bằng đồng, gỗ quí… cao cấp hơn nữa thì bằng ngọc. Nhưng đặc sắc, có bộ tượng của gã bạn mình...
… Gã này biệt danh là Thần Sấm, vốn làm điêu khắc. Một lần gã đi qua bãi thu gom phế liệu, thấy đống tôn sắt phế liệu ép thành từng kiện; gã tha về. Hôm mình qua nhà gã, Thần Sấm chỉ cho mình giới thiệu tác phẩm mới: Phúc – Lộc – Thọ. Đó là ba khối sắt lù lù, những lá thép giờ được ghép thành áo, sợi thép uốn thành râu tóc; chân hương gài chi chít, như chông. Chẳng thể phân biệt ông nào là ông nào!
Tác phẩm để phơi ngoài sân, con chó nhà gã cứ nhè vào đái. Mấy cục cứt chó bày trước mặt ba ông này, trông như viên xôi.
Sau này chẳng hiểu bằng cách nào Thần Sấm bán bộ tượng này cho một thằng tây. Thằng tây đưa các ông về tây.
Cũng mong các ông xuất ngoại may mắn hơn! Chứ ở bên này trông các ông phơi nắng mưa hoen gỉ bê bết, hàng ngày lại bị chó nó “cúng” cho mấy cục, thảm quá!

Trở lại chuyện mình thuê xưởng vẽ…
Ở khu vực đấy cũng có sinh viên nữ một số trường đại học thuê nhà trọ, nhưng phần đa là chị em làm mát xa và karaoke. Mình tạm chia ra cho dễ phân biệt là khối Trí thức và khối Dịch vụ.
Không ít lần mình mon men làm quen với khối Trí thức, nhưng họ chỉ đáp chiếu lệ, rồi lảng lảng. Có lẽ do cái mặt mình nó cũng hơi “vấn đề”. Bị hắt hủi mãi, kiên nhẫn hết, mình từ bỏ cái ý định kết giao cùng khối này.
Ngược lại, bên khối Dịch vụ tiếp mình nồng hậu. Nghề của họ và mình có cùng điểm chung là dậy muộn. Gần trưa, chị em đi làm, ríu rít như chim ri. Nhiều cô còn dặn: "Khi nào bọn em đi, anh đón ngõ nhé. Ra ngõ gặp giai, cho nó đỏ". Cái việc họ nhờ thì đơn giản, chẳng vất vả gì, còn âm ỉ vui vì thấy mình tốt vía.
Chị em Dịch vụ thu nhập không tồi, thường sài sang, toàn giặt tiệm. Mình vẽ quần áo lem nhem, đi ngang có nàng nói: "Anh có đồ gì bẩn, vứt vào đây, em đưa giặt một thể". Mình lười, được thế còn gì bằng! Chưa kể có mấy nàng chuyên ngành karaoke, đêm về qua nhà thỉnh thoảng ném vào bao thuốc hút dở. Chắc ngồi bàn nhặt của khách. Mình hay xưng với họ là "Bản mỗ". Các cô này quen, rồi gọi mình thỏn lỏn là "Mỗ", xưng em.
Một hôm mình lên ban công, nghe thấy nhà bên có giọng nữ rủ rỉ:
- Tối trước mơ bắt được con rùa, nên chọc lô 33. Mấy hôm rồi chẳng thấy ra!
- Nam thòi nữ thụt, mình là nữ, mơ rùa thì phải đánh 32
- Ờ, 32 nổ mấy hôm nay rồi ! Ngu thế
- Mà đã ngu thì mơ thì phải kể!
- Xời, ai biết!
- Thế hôm qua có mơ con gì không?
- Không!
- Thế à!
- Chán nhỉ!
- Mà này, cứ tắm cho mấy lão này mát mẻ sạch sẽ đi, rồi khéo lại mơ...
Mình tò mò ngó sang, thấy bên bể nước, có hai cô nàng thuộc khối Dịch vụ đang kì cọ bộ tượng Tam đa.
Các ông Phúc Lộc Thọ ở nhà mấy cô này được chăm sóc chu đáo. Ban thờ chẳng bao giờ lạnh, đồ lễ như hoa quả kẹo bánh rất sung túc, lại được tắm rửa luôn. Trông vị nào vị nấy sáng bong tinh tươm, dáng dấp ra chừng phởn phơ.
Cô nàng vừa ca cẩm thua lô vớt ba vị khỏi chậu nước, tỉ mỉ lau khô cả đầu, mông, cổ, nách,... từng vị, rồi đặt trả về ban thờ. Nhưng điệu bộ cô nàng vẫn như còn điều gì phân vân. Thế rồi nàng cầm ba vị lên lại, vạch áo... dí dí mồm từng vị vào ngực, miệng nựng:
- Các ông ơi, tu tỉ tu ti này! Rồi cho con ăn lô hai nháy nhé!
Nói xong, toẻn nụ cười xinh lắm, day day ngón tay vào trán ông Lộc, đay yêu:
- Ghét cái mặt...! Dâm dâm lắm cơ!
Mình ngó đến đây, sực nhớ ra nhà bên mình cũng có mấy ông Tam Đa, mới trèo mồm sang, nói:
- Em ơi, nhà bên này có tận bốn ông Phúc, Lộc, Thọ, Mỗ. Nếu em cần làm phép thì cứ lấy thêm về mà dùng. cho tăng độ thiêng!
Phát hiện có người chứng kiến cảnh "tu tỉ tu ti", cô nàng hơi ngượng, bảo:
- Eo! Mỗ tởm!

Thứ Năm, 5 tháng 5, 2011

Gửi Uttroi ảnh bạn Cao Quý Vũ b2 k8

Bạn Trỗi K8 MN Đỗ Quang Thạch mới gửi:
"Ảnh này Vũ chụp khoảng tháng 9/1975, tại nhà, số 34 Trần Phú (sau đó khoảng 1-2 tuần thì bạn mất do tai nạn, trên đường lên trường ĐH KT QS Vĩnh Yên). Có lẽ đây là tấm ảnh cuối cùng của bạn, tôi lấy từ đồng đội Nguyễn Thắng Bình K7. Trước khi gửi lại cho gia đình Vũ, nhờ bạn Post lên Blog và đưa vào Album K8".




 

Ảnh 2, 3: Việt Sơn K8 lên nghĩa trang Yên Kỳ, Bất Bạt (2010), ghé thăm mộ bạn Vũ.

Đặng Quốc Dũng K8 mời dự đám cưới con trai đầu