Thứ Sáu, 29 tháng 6, 2012
Chuyến bay chót của phi thuyền Discovery
Thứ Tư, 27 tháng 6, 2012
Tìm thêm được bạn Trỗi
Thứ Hai, 25 tháng 6, 2012
Đọc báo dùm :Học giả Trung Quốc bác bỏ 'đường lưỡi bò'
TP - "Đường 9 đoạn trên Nam Hải là một đường hư ảo. Tiền nhân của chúng ta vạch ra Đường 9 đoạn không hề có kinh độ hay vĩ độ cụ thể, cũng chẳng có căn cứ pháp luật..."- học giả người Trung Quốc Lý Lệnh Hoa nói.
Ngày 14-6, hội thảo “Nam Hải tranh đoan, quốc gia chủ quyền dữ quốc tế quy tắc” (Tranh chấp Biển Đông, chủ quyền quốc gia và quy tắc quốc tế) được Viện nghiên cứu kinh tế Thiên Tắc và báo điện tử Sina.com tổ chức tại Viện NCKT Thiên Tắc.
Chủ trì hội thảo là ông Dương Tuấn Phong, giảng viên ĐH Công an TQ. Hai vị khách mời đăng đàn chính là Lý Lệnh Hoa, Nghiên cứu viên Trung tâm thông tin hải dương Trung Quốc và Thời Đoàn Hoằng, Giáo sư ĐH Nhân dân, Tham sự Quốc vụ viện (cố vấn của Chính phủ - người dịch).
Tham dự còn có nhiều giáo sư, học giả nổi tiếng ở các viện nghiên cứu, các trường đại học, các tạp chí nghiên cứu. Tại hội thảo đã xảy ra tranh luận gay gắt giữa các quan điểm được báo chí Trung Quốc gọi là “phái bồ câu” và “phái diều hâu”.
Ngày 21 - 6, trên các trang báo điện tử, các diễn đàn mạng, các blog Hoa ngữ đã đăng tải các ý kiến phát biểu tại hội thảo.
Đáng chú ý là ý kiến của ông Lý Lệnh Hoa (sinh năm 1946, tác giả của hơn 90 bài báo về vấn đề biển và luật biển đăng trên các báo chí Trung Quốc), một trong những người được coi là có quan điểm “bồ câu”. TPCN xin trích dịch.
Tàu Hải giám Trung Quốc. |
“Tôi đã nghiên cứu biển hơn 20 năm tại Trung tâm thông tin Hải dương. Hôm nay rất vui mừng được thảo luận với mọi người về vấn đề Nam Hải (cách gọi của người Trung Quốc về Biển Đông - người dịch).
Tôi có đem tới đây một số kết quả nghiên cứu mới nhất của giới học thuật về vấn đề phân định Nam Hải, như “Các sự kiện luật quốc tế Trung Quốc”, “Văn tập nghiên cứu quốc sách hải dương”, “Tranh chấp Nam Hải”, “Vấn đề hải dương”… Khi nói về vấn đề Nam Hải, tôi rất chú ý đến quan điểm của những người này.
Tôi có cảm giác, từ hơn 1 năm qua, đặc biệt từ tháng 4 năm nay sau khi xảy ra xung đột giữa ta với Philippinnes, vấn đề Nam Hải rất nóng.
(…) Hiện nay, nhiều học giả trong nước khẳng định về “Đường 9 đoạn” (tức Đường biên giới biển theo yêu sách của Trung Quốc được thể hiện bằng 9 đoạn, còn gọi là Đường Lưỡi bò, hay Đường hình chữ U - Người dịch); nhưng trên toàn thế giới từ xưa đến nay không hề có đường biên giới trên bộ hay trên biển hư ảo.
Ông Lý Lệnh Hoa, người chủ trương cần giải quyết vấn đề tranh chấp trên Biển Đông theo “Công ước Biển Liên Hợp Quốc” và các quy tắc quốc tế. |
Đường 9 đoạn trên Nam Hải là một đường hư ảo. Tiền nhân của chúng ta vạch ra Đường 9 đoạn không hề có kinh độ hay vĩ độ cụ thể, cũng chẳng có căn cứ pháp luật.
Tháng trước, khi thuyết giảng cho các nghiên cứu sinh về Nghiên cứu hải dương và biển giới Trung Quốc tại Đại học Vũ Hán, tôi cũng đã nói: căn cứ pháp luật thực sự phải là “Công ước Biển Liên hợp quốc” năm 1982.
Huống hồ, nước ta là quốc gia đã ký và phê chuẩn “Công ước”. Đường 9 đoạn chiếm tới hơn 80% diện tích vùng nước Nam Hải.
Đường ranh giới của quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa của Việt Nam - Người dịch) được tạo nên bởi 28 điểm cơ bản, được các chuyên gia Cục Hải dương vẽ nên trước năm 1995.
Nó bao gồm nhiều mỏm đá, với diện tích biển rộng tới trên 12.000 dặm vuông. Sau khi công bố đã bị các chính phủ Việt Nam và Philippinnes phản đối và phê phán. Việc xác định 28 điểm cơ bản này vốn đã có rất nhiều chỗ không chuẩn xác, cũng không đạt cả về chỉ tiêu kỹ thuật.
Bản đồ hình lưỡi bò phi lý do Trung Quốc đặt ra. |
Hiện nay lại vẫn muốn làm kiểu hoạch định mơ hồ như thế ở quần đảo Nam Sa (Trường Sa của Việt Nam - Người dịch). Tài nguyên Nam Hải rất phong phú, nước ta có tranh chấp với 5 quốc gia như Việt Nam, Philippinnes…
Chúng ta cần chủ trương giải quyết tranh chấp bằng phương pháp đàm phán hoà bình theo tinh thần của Công ước, không được sử dụng vũ lực giải quyết.
Căn cứ xu thế phát triển của Luật biển quốc tế hiện nay và kinh nghiệm thực tiễn của quốc gia, các nước ven bờ Nam Hải trước hết cần hoạch định Vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và biên giới Thềm lục địa…
Tương lai cần căn cứ Điều 74 và 83 về Vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và Thềm lục địa để hoạch định lại biên giới biển của Nam Hải.
Philippinnes được bao nhiêu, Brunei được bao nhiêu, Việt Nam được bao nhiêu, Indonesia được bao nhiêu… chắc chắn không thể căn cứ hoàn toàn theo chủ trương hoạch định của từng quốc gia như hiện nay.
Các nước trong cuộc phải thống nhất về lý luận và phương pháp hoạch định, lấy cơ sở là các nguyên tắc thông dụng về hình dạng và độ dài bờ biển để tính ra tỷ lệ, thông qua đàm phán hoà bình, hữu nghị song phương hoặc đa phương để giải quyết vấn đề biên giới Nam Hải.
Thịnh Hồng (Viện trưởng Viện NCKT Thiên Tắc, Giáo sư ĐH Sơn Đông): Đường màu xanh là hoạch định 200 hải lý của các nước phải không?
- Đúng vậy! Đường màu xanh trên bản đồ là phân định Vùng đặc quyền kinh tế theo Luật Biển. Đảo Hoàng Nham nằm ở đây. Theo Khoản 3, Điều 121 của “Công ước Biển Liên hợp quốc”, Trung Quốc chúng ta chỉ có vùng biển lãnh hải 12 hải lý.
Thềm lục địa và Vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Philippinnes ở đây, cho nên dù tàu cá hay tàu chiến của chúng ta khi đến Hoàng Nham đều đi vào Vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của người ta.
“Công ước Biển Liên hợp quốc” đã là công ước thì bất cứ quốc gia nào cũng phải bị chế tài. Tất cả đều phải xử lý theo công ước.
Thịnh Hồng: Căn cứ của Đường 9 đoạn mà chúng ta vạch ra là gì?
- Chả có căn cứ gì! Đó chỉ là tuyên bố đơn phương năm 1947 mà thôi!
Thịnh Hồng: Không được các nước khác thừa nhận ư?
- Cũng có, nhưng đó chỉ là chuyện trong lịch sử. Hiện nay, đặc biệt là những năm gần đây, các nước xung quanh Nam Hải đều không để ý đến nữa.
Thời đại đang tiến lên, khi hoạch định ranh giới biển chúng ta cần phải làm theo tinh thần “Công ước Biển Liên hợp quốc” và quy tắc quốc tế, chứ không thể nói là căn cứ theo những cái gọi là nhân tố lịch sử, nước giàu hay nghèo, người đông hay ít, địa chất địa mạo đáy biển. Những thứ đó đều không phải là căn cứ để phân định biên giới.
Theo tôi, căn cứ vào Luật Biển mà làm thì nhân dân các nước ven bờ Nam Hải, nhân dân Trung Quốc đều có vùng biển 200 hải lý rộng rãi, có đủ không gian để phát triển nghề cá, khai thác tài nguyên đáy biển.
Trong tương lai, các nước láng giềng kinh tế phát triển thì chúng ta cũng được hưởng lợi. Nhìn vấn đề từ góc độ toàn nhân loại, chúng ta cần có quan điểm toàn cục, cần tiến cùng thời đại.
Bãi đá Scarborough tranh chấp giữa Trung Quốc với Philippines. Khi triều lên chỉ có một mỏm đá màu vàng nhô lên. |
(…) Cách nói “Quần đảo Nam Sa và vùng biển phụ cận” của chính phủ ta thật quá mơ hồ. Phụ cận bao nhiêu hải lý đều không thể nói rõ được. Đó không phải là thứ ngôn ngữ pháp luật. Chúng ta cần phải tôn trọng các điều văn của “Công ước Biển Liên hợp quốc”.
Chỉ có các cách nói về 12, 24, 200 và 350 hải lý. Do các đảo Nam Sa diện tích nhỏ hẹp, cách xa Đại lục, không đủ điều kiện cho con người sinh sống, nên nước ta không thể xác định các điểm cơ sở lãnh hải ở đó.
Vì vậy, ta không thể có được Vùng nước đặc quyền kinh tế rộng lớn ở phía Nam của Nam Hải…
Chính phủ ta xưa nay chưa hề chính thức tuyên bố về Đường 9 đoạn. Nhưng nhiều sách giáo khoa và báo chí lại coi Đường 9 đoạn là biên giới biển chính thức của Trung Quốc, nên dẫn đến việc dân chúng coi Nam Hải thành vùng biển của Trung Quốc.
Lại có một số cơ quan truyền thông không làm rõ ngọn ngành về vấn đề này, động một tý là kêu phải đưa tàu chiến đi đánh. Tôi cho rằng cần phải sớm xác định rõ địa vị pháp luật của Đường 9 đoạn. Không làm rõ ràng thì tương lai rất dễ xảy chuyện (…)
Trương Thử Quang (Chủ tịch Hội đồng Học thuật Viện NCKT Thiên Tắc, Giáo sư Viện KHXH Trung Quốc): Ông nói Đường 9 đoạn là do nước ta vạch ra năm 1947. Vậy dựa vào đâu để vạch ra cái đó?
- Đường 9 đoạn không hề có chỗ dựa (căn cứ) về pháp luật! Trong nước có các nhà luật học, cả các đồng nghiệp ở Đài Loan cũng có chung nhận thức như thế. Hồi đó, các nước ven bờ có nước còn chưa độc lập, nó chỉ do Trung Quốc đơn phương tuyên bố mà thôi.
Tôi xin tổng kết một chút: tôi cho rằng vấn đề chủ yếu nhất trong nội hàm của “Công ước biển LHQ” là phân định và bố cục lại vùng biển, để mỗi quốc gia ven biển đều có thể có 200 hải lý (hoặc vùng biển tương đối rộng rãi), Thềm lục địa và Vùng biển kinh tế, thuận tiện cho các nước khai thác, sử dụng và quản lý biển, để toàn nhân loại đều hướng tới con đường cùng nhau giàu có.
Đó cần phải là căn cứ cơ bản để chúng ta và các nước xung quanh giải quyết tranh chấp Nam Hải. Nước ta là quốc gia đã ký “Công ước Biển Liên hợp quốc”, thì chúng ta cần phải xử lý mọi việc theo tinh thần “Công ước”, tỏ cho thiên hạ thấy sự thành tín của mình”.
Thu Thủy lược dịch
Chủ Nhật, 24 tháng 6, 2012
Thư giãn .
1. Trên tàu hỏa, một người mẹ trẻ cho con bú nhưng đứa bé cứ ngằn ngặt khóc, không chịu ăn sữa. Bực mình, bà mẹ mắng:
- Bú đi nào, không mẹ cho chú kia bú bây giờ.
Bà mẹ mắng 3 lần liền như vậy mà đứa trẻ vẫn không chịu bú. Đến lúc này, cậu thanh niên trẻ ngồi đối diện mới rụt rè lên tiếng:
- Chị nói cháu quyết định nhanh lên. Tôi phải xuống ga tới rồi ...
2.Một cặp vợ chồng mới cưới, cùng nhau đi hưởng tuần trăng mật. Trước khi đi, bố mẹ cô gái dặn dò:
- Nếu "lúc đó" mà làm từ từ thì đứa bé sau này sẽ làm kỹ sư, nhanh hơn thì làm bác sĩ, còn nếu thật mạnh thì nó sẽ làm phu khuân vác.
Cả hai vợ chồng đều muốn đứa bé làm kĩ sư nên trước khi lên giường, người chồng còn nhắc nhở:
- Em ơi kĩ sư nhé!
Nhưng được mười phút, cô vợ rên rỉ:
- Anh cho nó làm bác sĩ đi anh!
Rồi chỉ sau đó năm phút, anh chồng la lên:
- Để anh cho nó làm phu khuân vác luôn...
3.Khi cầu thủ số 18 đội tuyển Việt Nam sút trượt quả penalty, trên khán đài sân Mỹ đình có một cổ động viên lớn tuổi hô:
- Đừng hòng ông gả con gái của ông cho mày nhé !!!
Ông bên cạnh hỏi:
- Sao lại thế?
Cổ động viên kia bèn nói:
- Cái gôn to thế kia mà nó còn sút trượt thì .... Loại này đừng hòng mong có cháu bế.
Thứ Sáu, 22 tháng 6, 2012
Tặng Uttroi.
Thứ Tư, 20 tháng 6, 2012
MỌI NGƯỜI ĐI CHỖ NÀY CHƯA?
Hồ nước trong xanh,mát lạnh đến tê người .Thả 2 chân xuống ngâm cho lũ cá xúm vào rỉa sướng ơi là sướng.
thiền viện Trúc lâm Bạch mã nhìn từ bên ngoài.
Thứ Hai, 18 tháng 6, 2012
Có một Bạn Trỗi được mời vào "Con đường VN"
Có anh nào muốn vào thì đăng ký sớm kẻo "muộn" mất phần cơm.
Thứ Sáu, 15 tháng 6, 2012
Bản kiểm điểm
Thứ Năm, 14 tháng 6, 2012
Quốc hội cũng "lá cải"
Vượt tường lửa bằng trình duyệt "Củ hành"
Tor Browser |
Hà nội phố cũng như sông
Chiều nay cũng bị dính tắc ở đây |
Ảnh: VnExpress
Thứ Tư, 13 tháng 6, 2012
Vài suy nghĩ về “Dự thảo Nghị định quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và nội dung thông tin trên mạng”
Kết quả ấy thật làm thỏa lòng kẻ bành trướng phương Bắc, kẻ muốn xâm hại Tổ quốc Việt Nam chúng ta chỉ mong có thế.
Một Nghị định như vậy, nếu được áp dụng sẽ chỉ phản bội lại lợi ích dân tộc.
Cũng liên quan đến Dự thảo Nghị định này, trên Blog cá nhân của mình, Nhà văn Phạm Viết Đào, người có nhiều năm làm công tác thanh tra trong lĩnh vực văn hóa ở cấp Bộ, trong bài viết có tựa đề “Thêm một vòng kim cô của “Nhà nước của dân, do dân, vì dân” chuẩn bị ra lò để…” cho rằng đây là một Nghị định “sắt máu”, và nhận định:
Nếu văn bản nghị định này được ban hành, thì rất dễ đẩy xã hội Việt Nam đang bước vào thế kỷ XXI trở về thời kỳ giống như thời kỳ Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm ban hành Luật 10/59; một bộ luật với những điều luật hết sức mù mờ để đẩy những người yêu nước ở miền Nam ra ngoài vòng pháp luật; chắc mọi người vẫn còn nhớ tới tiêu chí, tôn chỉ mục đích của Bộ Luật 10/59: Giết nhầm hơn bỏ sót đối với cộng sản?!
Liệu Chính phủ Việt Nam có theo “vết xe” của ông Ngô Đình Diệm: tạo cơ sở pháp lý để đặt dân chơi blog ra ngoài vòng pháp luật; một việc làm từa tựa như ông Ngô Đình Diệm đã làm vào tháng 10/1959 đối với những người theo cộng sản ở miền Nam mặc dù nó chỉ là một văn bản dưới luật?!
Như vậy, cái Nghị định nói trên, nếu được áp dụng sẽ chỉ phản bội lại lợi ích dân tộc.
Lúc đó, nên đặt tên lại cho cái Bộ Thông tin và Truyền thông, là: Bộ Phản Thông tin và Truyền thông, hoặc có lẽ đúng hơn nên đặt lại tên là: Bộ Cấm Thông tin và Truyền thông (?!).
Không có lẽ, bài học về chế độ gia đình trị họ Ngô chưa đủ để thức tỉnh những ai còn đam mê độc quyền và phản lại tiến trình phát triển của đất nước?
Việc làm của Bộ Thông tin và Truyền thông về Dự thảo Nghị định này làm ta liên tưởng đến những trí thức, mà trong vài năm trở lại đây, cộng đồng mạng đặt cho rất nhiều tên, với các hỗn từ, nào là: “trí ngủ”, “trí trá”, “trí thức giả cầy”, và đặc biệt là… “trí thức lưu manh!”.
Chắp bút, dự thảo, tham mưu cho Chính phủ để ra một Nghị định như vậy, rõ ràng phải là một đội ngũ gồm những người có học; vậy thì, ta nên gọi họ là gì trong số “trí” nêu trên?
Về cái gọi là “Dự thảo Nghị định quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ INTERNET và nội dung thông tin trên mạng”; làm tôi lại nhớ đến vài vị đang đương nhiệm, với những phát biểu nổi tiếng:
- Với ông Đinh Thế Huynh: “Việt Nam không có nhu cầu đa nguyên đa đảng và dứt khoát không đa nguyên đa đảng”.
- Với TBT Nguyễn Phú Trọng, sau chuyến thăm Cu Ba và bị Brazil khước từ đón tiếp hồi tháng 4/2012 thì ngay trong bài phát biểu chỉ đạo Hội nghị Trung ương đảng CSVN, lần 5, khoá XI, hôm 07/5/2012, sau một loạt các giải thích… TBT Nguyễn Phú Trọng khẳng định: “Nhà nước ta không tam quyền phân lập”.
Không biết tới đây, ai là người ký cái bản dự thảo Nghị định nói trên, để tiếp bước đi vào lịch sử dân tộc?
Cũng trong ngày hôm nay (12/06); trong bài viết có tựa đề Cường quốc & yếu hèn, của TS Phạm Ngọc Cương, đăng trên Blog Châu Xuân Nguyễn, tôi rất chú ý đoạn sau đây, xin trích lại để bạn đọc cùng suy ngẫm:
Cùng lên cỗ xe trực chỉ hướng giải phóng con người mà sao Phật giáo và Thiên chúa giáo sống khỏe cả mấy ngàn năm nay còn chủ nghĩa Marx thì chết yểu? Có muôn vàn lý do nhưng có thể thấy ngay một điều là mấy tôn giáo lớn về mặt lý tưởng lấy sự cứu rỗi toàn bộ kiếp người làm mục tiêu (chứ không phải chỉ ưu ái một giai cấp, và tiêu diệt giai cấp khác) và thiết tha kêu gọi đức tin, sự cảm hóa, tình yêu… (chứ không phải là điểm hẹn của bạo lực chuyên chính).
Thật đáng tiếc cho những ai đam mê chính trị và quyền lực mà không nắm bắt được thời cuộc!
12.6.2012
N.H.Q.