Bài ca Trường Nguyễn Văn Trỗi

Nhạc và lời: Hồng Tuyến

Thứ Ba, 6 tháng 1, 2009

Đã có chú thích rồi!

Lại chuyện cây đa trong cơ quan. Ngày đầu xuân tôi lại phát hiện ra một cặp cư dân ở đây. Cây đa này khá lớn, gốc của nó chắc phải vài người ôm. Có một bạn K9, sau khi nhậu xỉn đã trốn lên cây đa này ngủ tới sáng! Quay lại chủ đề chính, cặp uyên ương này là 2 cô chú chim sẻ, sống trong bọng cây. Nơi chúng ở cách không xa chổ con chim gõ kiến kiếm mồi (tôi đã kể trên blog k3). Mời các bạn comment cho mấy tấm hình của cặp này.
            
Ngày 9/01/09:   Tôi chộp được mấy hình này trong vòng mấy chục giây, sau đây là còm men theo võ đoán của mình.

 
 H1: ...ngày xửa, ngày xưa có một cô sẻ ngày ngày ngóng chồng đi kiếm mồi cho lũ con trong hốc
  
H2: Rồi chàng ta cũng xuất hiện...như một quí ông đầy trách nhiệm.
  
H3: Mẹ nó coi tui mang gì về này...vất vả lắm đó.
  
H4: Okie...khỏi khoe, mau mang vô đi, chúng nó đang la chí chóe...
H5.Rồi chàng lại bay đi.... Nàng ở nhà ngóng trông...cầu cho chàng đừng lạc vô bàn nhậu của đám bantroi thì....toi!
Những hình này có thể chú thích thành một câu chuyện - mời các bạn.

20 nhận xét:

  1. AMk3 chụp được toàn hình độc, công phu thiệt. TM nó mê phải biết.
    HCQuang

    Trả lờiXóa
  2. Những bức hình thật dễ thương!

    Trả lờiXóa
  3. Bác AMK3 "săn" giỏi thật, mà chắc cũng tốn khối "vàng ngọc" đấy nhỉ?

    Trả lờiXóa
  4. Xin lỗi trước! Anh Minh "béo" chụp được hình đôi chim sẻ này "đắt" quá!

    Trả lờiXóa
  5. Hình như kế "Điệu hổ ly sơn" ?

    Trả lờiXóa
  6. Nói thầm với T.M : Giá mà có thêm chút tửu nữa thì tuyệt.

    Trả lờiXóa
  7. Ngày xưa tôi cũng rất thích chim để ... rô ti.
    Bây giờ càng về già không hiểu sao lại càng thấy yêu chim, quý chim và ... tiếc chim?
    Các bạn Trỗi ai mà chẳng yêu quý chim!
    Thanks bác AMk3.

    Trả lờiXóa
  8. Bác AMk3 lấy đâu ra lắm thời gian thế nhỉ? mạo muội chú thích như sau:
    H1 : .. hồi tôi còn bé.
    H2 : .. hồi tôi còn lớn.
    H3 : .. hồi tôi còn yêu
    H4 : .. hồi tôi mới cưới
    H5 : .. hồi tôi (không còn trẻ) đi chụp các hình trên.

    Trả lờiXóa
  9. Anh em đều khóaí ngắm chim cuả bác AMk3 !? Chim cuả bác lông mượt, đẹp , sống động và rất có hồn. Như vậy là bác cũng bắt đầu nhiễm bệnh “nhìn ra cửa sổ” ?
    Tôi ấn tượng nhất với đôi cánh chim non đòi ăn đang vỗ ( H. 2 ) như một bóng mờ. Bình thường chỉ với chim hút mật người ta mới chụp được cảnh này nhờ chim bay đứng một chỗ khá lâu. Chộp được đúng thời điểm là yếu tố tạo nên “cái thần” của bức ảnh .
    AE cứ thử chụp ảnh chim sẽ biết, rất khó. Nó di chuyển liên tục, “máy ảnh đồ chơi” của mình lại không chụp xa được( đến gần thì chim bay mất). Quả thật..bắn nó còn dễ hơn.

    Con chim “cộc...cộc” ( ảnh trước) của bác, nhà tôi cũng có mấy em nhưng mình không chụp được. Nó giống chim cu rúc sống ở mấy cái hốc ( cây đa Hiệu bộ Bắc Thái) nhưng nhỏ hơn. Vì nó nhỏ hơn nên xin được gọi con “cộc..cộc” của bác là cu rúc- mini vậy!
    Xin tiết lộ: TQ bantroi cậy có “súng” tốt nên “bắn” được nhiều ảnh chim rất đẹp( cò thìa chẳng hạn), nhưng ông này kín tiếng lắm , chẳng thích khoe chim.
    TM

    Trả lờiXóa
  10. To TM : Khen T.Q nhà mình có " súng " tốt mà chỉ dùng để " bắn chim " thì hỏng to. Khác gì cái cảnh ông tặng hoa cho ĐN????

    Trả lờiXóa
  11. Đọc bác TM cháu căm hờn "Lão Béo" vô cùng. Lão gà bài cho cháu là CHIM GÕ KIẾN làm cháu mất fương huớng, bình luận lung tung, trong khi điểm Văn của cháu học kỳ này đang cao.

    Cháu ngây thơ trong trắng nên dính "Lừa Thiên Chưởng" của bác í. Đã thế, kỳ này cháu đoán ảnh bác chụp là: CON QUẠ !!!
    :)))

    Trả lờiXóa
  12. @ Tk8: "Chim gõ kiến" cũng không sai đâu. Họ nhà gõ kiến khá đông đảo, cái bọn chuyên gõ mỏ vào thân cây tôi thấy đã gần chục loài. Chỉ tiếc hồi có chim thì không có máy ảnh, giờ có máy lại vắng bóng chim.
    TM

    Trả lờiXóa
  13. Anh Minh mất công lắm mới căn me được bọn này. Nó làm tổ ở đó chắc vài bữa sẽ còn có hình lũ chim non. Tiếc là bọn chim sẻ cùng màu vỏ cây không thôi còn đẹp ác.

    Trả lờiXóa
  14. Ông AMK3 chỉ mất vài buổi trưa là chộp đủ hình rùi. Từ phòng làm việc ngó ra là thấy gia đình "chim" rùi.

    4 SG

    Trả lờiXóa
  15. TM thì nói H2 là chim non đang vỗ cánh đòi ăn còn ĐN thì nói về lũ chim non trong tương lai làm mình ù hết cả ... tư duy!

    Trả lờiXóa
  16. Hình 2 là từng đôi chim bay đi hay là chúng đang gù nhau chứ khg phải chim non đâu.

    Trả lờiXóa
  17. Coi bộ lại đụng đến chuyện “nghiệp vụ” rồi. Theo trực quan của tôi. Con sẻ đang vỗ cánh là chim còn non vì màu lông sẻ non màu nhạt hơn ( sẻ càng già lông càng sẫm màu, con trống có nét sắc sảo và lông đậm hơn con mái), nhất là màu lông đầu con này còn rất nhạt. Quan sát hình bóng mờ của cánh chim thấy lông cánh còn ngắn lắm, chỉ đang ở giai đoạn tập chuyền , bay ở cự ly gần với lại hình dáng con này cũng nhỏ hơn. Ở “ độ tuổi” này nó chỉ kêu chiêm chiếp chứ chưa biết rúc ríc thành tràng như bọn già...
    Nếu ở đây chỉ có một cặp chim thì còn một khả năng nữa: “Đứa bé” này là “con ngoài giá thú”, hôm nay lén mò đến thăm phụ huynh kiếm ít hào ăn kẹo.
    AM sẽ xác minh mọi chuyện, ảnh quản lý chúng mà . Có thể tôi nhầm vì mình cũng thuộc diện “người cao tuổi”. AE thông cảm!

    TM

    Trả lờiXóa
  18. Chim sẻ bị coi là fá hoại nên CMVHóa có chiến dịch "diệt chim sẻ" rất ngộ nghĩnh.

    Tranh Tàu có bộ TRÚC-TƯỚC (Quân Tử-Tiểu Nhân) rất thịnh hành. Ấy là lão TM cứ chọc ngoáy, cháu mới hứng chí XỔ NHO lăng nhăng chứ có bít cái dek gì đâu.

    Túm lại: Chim Sẻ là Vô Tích Sự, các cụ cứ việc Chụp Ảnh, Bẫy, Bắn, Giết, Chiên, Nhậu...tùy ý.
    :)))

    Trả lờiXóa
  19. Mấy hình này được chộp liên tiếp trong vòng mấy chục giây. Theo võ đoán của tôi thì đây là một cặp nuôi con...?, H1: bà mẹ đang ngóng bố về. H2: Bố xuất hiện...(bay đâu đó về). H3: Đáp xuống ...khoe miếng mồi to, mẹ phân khởi chào đón. H4: mẹ nhảy ra hối:..Ok, mang vô ngay đi, chúng đang la chí chóe. H4: mẹ lại ngóng trông ...lão này có lạc ở bàn nhậu nào không mà giờ còn chưa về!

    Trả lờiXóa
  20. PHÒNG KHOA HỌC HÌNH SỰ CÓ Ý KIẾN

    H1:Chim bố( màu lông đậm)
    H2: Chim mẹ và con( mầu lông đầu chm mẹ nhạt hơn)
    H3: Chim bố và mẹ( mẹ tha mồi)
    H4: Chim bố, mẹ( mẹ bên phải nhỏ con hơn, lông đầu không đậm bằng)
    H5: Chim bố
    Đây là gia đình chim. H3 là chim mẹ tha mồi về nuôi con. Với vợ chồng chim còn son, chỉ có con trống (ga lăng) tha mồi cho con mái. Động cơ phục vụ là gì chắc các bác đã biết...
    Bác AM lưu ý điểm danh. Sẽ còn 2-3 chim con nữa( sẻ đẻ 4 trứng). Nếu bác chỉ thấy 1 sẻ con, đích thị cặp chim này đã "KH hóa" hưởng ứng nhời kêu gọi của nhà nước.
    TM

    Trả lờiXóa