Bài ca Trường Nguyễn Văn Trỗi

Nhạc và lời: Hồng Tuyến

Thứ Tư, 25 tháng 2, 2009

KẾT THÚC BÀI "MỘT CHUYẾN DU HÀNH CÁC TỈNH MIỀN TÂY"-MŨI CÀ MAU.

Chia tay mọi người, chúng tôi tiếp tục hành trình đi Cà mau. Sau khi ghé ăn trưa tại Rạch giá. Xe qua Rạch sỏi thay vì quẹo trái về Cần thơ, chúng tôi rẽ phải theo hướng phà Tắc Cậu đi tắt về Cà mau.Ở đây người ta lại gọi là phà chứ không gọi Bắc như các nơi khác? Phà Tắc Cậu chạy qua hai con sông thông qua 1 con kênh đào, nên chạy cũng dài. Do có một số phà chỉ có 1 chiều xuống nên các loại xe phải lên phà bằng cách đi lùi. Sang bên kia là Xẻo Rô. Đoạn đường đi qua U Minh thượng. Chúng tôi định ghé thăm nhưng vì xe chạy lố nên đi luôn. Tới Thành phố Cà mau khoảng 4h chiều, chạy xe lòng vòng xem phố xá, quay về khách sạn mới xây Best CM Hotel đặt phòng và bữa ăn tối luôn tại khách sạn cho tiện. Cà mau đúng như người ta nói. Thật lắm muỗi! Xẩm tối là muỗi đã vo ve đầy. Tối ngồi ăn phải thắp nhang(hương)chống muỗi. Sáng dậy, 6h trời vẫn xẩm tối, muỗi vo ve ngồi không yên.
Năm Căn cách Cà mau khoảng 70 km, Do đường có những đoạn đang làm lại cầu nên xe đi hơi lâu. Trước đây từ Cà mau xuống Năm căn phải đi bằng tàu đò mất 5 tiếng. Về sau xuất hiện loại tàu cao tốc nên thời gian đi nhanh hơn,nhưng xảy ra vấn nạn về tai nạn giao thông và lở đất 2 bên bờ sông nhiều hơn. Báo chí đã từng nói về vấn đề này. Dưới này xuồng gỗ còn ít ,đa phần là được làm bằng composit. Do đã hẹn trước nên xuống tới chúng tôi gởi xe tại một khách sạn, bắt xe ôm chạy đến vựa cua của người quen, nơi có cano đang chờ đoàn. Năm căn thay đổi nhiều. Lần trước cách đây cỡ 20 năm(1989), tàu của chúng tôi ghé Năm căn chở tôm đông lạnh xuất khẩu. Lần đó tầu theo cửa Bồ đề vào. Năm căn chỉ có 1 nhà máy đông lạnh và đa phần là công nhân ngoài Bắc vô làm trong nhà máy, ở tập thể. Tàu xuống là cả một bộ máy an ninh bao quanh, công an kiểm tra tàu, gác tàu không cho người lạ lên. Tôm đông lạnh được trở xuống tàu bằng xe ba gác. Nên có hơn 80 tấn hàng mà tàu nằm mất hơn 2 ngày. Hẹn anh chủ vựa sẽ ăn cơm với anh lúc 12 h, sau khi chúng tôi thăm mũi Cà mau về. Chúng tôi xuống Cano phóng về hướng Đất mũi. Tay lái cano thật chuyên nghiệp, không hề giảm tốc độ,hoặc chỉ giảm chút ít, giữ nguyên tốc độ 50 km/g(5000 v/p). Hắn lạng lách trên sông, trong rạch, nhiều lúc mạn cano tưởng chừng như múc nước. Hãy tưởng tượng như một cuộc đua moto, họ lạng như thế nào thì tay này cũng như vậy kể cả nơi đông tàu bè. Cano chạy đúng 1 giờ thì tới mũi Cà mau. Lên bờ mua vé vào khu du lịch. Chúng tôi được cậu hướng dẫn viên đưa đi thăm, giới thiệu về Đất mũi, về cây tràm, cây đước, cây mắm. Cách phân biệt giữa cây đước và cây mắm, cây mắm rễ mọc từ dưới đất lên, còn cây đước rễ cắm xuống đất. Theo cậu leo lên đài quan sát ngắm nhìn nơi tận cùng của tổ quốc,nghe cậu hát bài "Đất Mũi Cà mau" ca ngợi quê hương thấy nao nao trong lòng. "Anh tới quê em đất biển Cà mau, cỏ cây xanh tươi, đất rừng bát ngát...". Mỗi năm đất nước ta lại dài thêm từ 80-100m về phía tây. Nếu nước cạn sẽ thấy bãi đất trải dài thêm 4 km nữa. Xa xa về phía đông ta nhìn thấy Hòn Khoai mờ mờ. Ngồi ăn thử mấy loại cá khô, nói chuyện, hỏi thăm anh chủ quán bán đồ lưu niệm khi leo xuống dưới. Hết nửa chai rượu mang theo thì cũng gần đến giờ hẹn, chúng tôi ra về. Về đến Năm căn, anh chủ vựa cua mến khách đang ngồi đợi, bầy mâm đợi sẵn. Leo lên sàn chúng tôi thấy nào là tôm càng hấp, cá bống mú chưng tương, sò huyết nướng, gỏi xoài với khô cá lóc, Sò luộc (là loại nghêu to cỡ nắm tay), rau để cuốn bánh tráng. Nói thêm về loại sò này do hiếm nên không về tới SG được? Ngay cả dân Cà mau cũng khó được thấy loại sò này. Chén chú chén anh một hồi, chúng tôi chia tay hẹn găp anh khi lên SG. Vì có 1 cuộc hẹn sáng hôm sau nên chúng tôi phải cắt gọn chuyến đi không nghỉ tại Cần thơ nữa, nhưng cũng cố ghé Sóc Trăng khi đi ngang qua ăn tô bún nước lèo đặc sản địa phương trước khi về tới SG.
Vì anh Hà chí Quang "yêu cầu" không nên mô tả kỹ món ăn cho mọi người thèm, kéo nhau đi du lịch, lúc đó nhà nước không còn người để làm việc, rồi lại hủy hại môi trường, rồi...nhiều hệ lụy khác khó lường được ? Nên tôi chỉ cố gắng kể sơ cho mọi người cùng chia sẻ. Chuyến đi thật bổ ích cho những ai cần tìm hiểu về con người, về đất nước chúng ta.











H1:Cano lạng lách trên kênh.
H 2:Chóp cuối cùng của rừng Đước là Mũi Cà mau.
H 3:Cây Đước.
H 4:Cây mắm.
H 5:Hòn Khoai nhìn từ mũi Cà mau.
H 6:Tọa độ cũ của mũi Cà mau ,bây giờ nằm sâu trong đất liền hơn 4 km.
H 7:Cốt 0 độ.
H 8:Vẫn còn những ngôi nhà như thế này.

9 nhận xét:

  1. Nghe chuyện chạy canô lạng lách, nghĩ chắc các cậu không ai mặc áo phao mà kinh.
    "Lý thuyết" về tai nạn khác hẳn các loại suy tính thông thường đấy. Cái mà trong quân sự gọi là đòn phủ đầu.

    Trả lờiXóa
  2. Muỗi:
    Mặc quần áo dài vải coton dày một chút, đồng thời xoa khắp người thuốc ghẻ của Việt nam (DEP) là "vô tư". Anh DEP hơn hẳn thuốc muỗi thơm thơm của Mỹ.
    Hồi xưa bà con phải ngồi nhậu trong mùng cơ mà. Trâu bò U minh còn phải ngủ mùng nữa là bá tánh.
    Muỗi Cà mau là muỗi lành, không bị sốt rét mô (ít nhất là đúng về mặt "lý thuyết").
    HCQuang

    Trả lờiXóa
  3. Sợ muỗi thế thì ra cửa hàng thú y sắm cái vòng đuổi bọ của các chú cún đeo vào cổ. Chỉ thương mấy thằng ngồi gần sẽ bị muỗi chích nhiều hơn.
    12ly7

    Trả lờiXóa
  4. - cái cốt O nó nằm dài ra thế à? Hay là ai "đè" nó ra vậy!
    - Hình cuối cùng nhìn mãi chẳng ra cái gì cả?
    - Đạt bột đi chơi thích nhỉ, nhưng hơi "phí" vì thấy toàn chuyện ăn nhậu mà lại ko nhậu!
    - Thế là AE mình được "đi chơi" từ Mục nam quan tới mũi Cà mau rồi đấy.

    HMK6

    Trả lờiXóa
  5. Hình cuối cùng mới lá cốt O.

    4SG

    Trả lờiXóa
  6. Vòng đuổi bọ mang xuống Cà mau, Năm căn đuổi muỗi thì chả là cái đinh rỉ gì.

    Trả lờiXóa
  7. Đạp chân lên mốc tọa độ Quốc gia liệu có hỗn không nhỉ? Chắc không sao vì nó không phải là cột mốc biên giới. Lẽ ra mấy ảnh phải gắn tấm bảng "hướng dẫn khái thác sử dụng" để du khách biết đường mà cư xử.
    HCQuang

    Trả lờiXóa
  8. Anh Hà chí Quang:Chính họ(HDV)bẩu tụi em leo lên đó và họ bấm máy cho tụi em.Có điều chi họ chịu chứ tụi em không chịu!Cốt 0 ở Cà mau còn xác định được?Sao thành phố mình không có một cốt 0 chính xác để dân xây nhà nhỉ?Để nhà cứ nơi cao ,nơi thấp.

    Trả lờiXóa
  9. Saigon có cốt 0 đấy chứ. Trước 1975 đã thiết lập rồi, sau 1975 (hình như vào năm 198 mấy) ta đã "dòng" cốt 0 từ bắc vào để chuẩn hóa. Chắc bây giờ mấy ổng lấp sông rạch, tôn nền đường lấp mẹ nó đi rồi. 3.000 năm nữa đào bới phát hiện ra, tuyệt vời như bây giờ ta đào được di chỉ Phùng nguyên, Đông sơn, núi Đọ vậy đó.
    HCQuang

    Trả lờiXóa