Bài ca Trường Nguyễn Văn Trỗi

Nhạc và lời: Hồng Tuyến

Thứ Bảy, 18 tháng 7, 2009

Xẩm Hà nội

Chiều thứ sáu vừa rồi, tại "giao ban" Vườn treo thấy TQ có trả lại bác TN một CD Xẩm. Sau đó TQ còn cho nghe thử qua "cái máy" nghe nhạc mấy điệu xẩm. Mấy tháng trước thấy mấy bác K4 í ới hỏi nhau mượn CD về Xẩm, nhưng bị thất lạc đâu đó, may mà bác TN vẫn còn. Tiện thể mượn luôn bác TN đĩa Xẩm về copy rồi tải lên "Anh tờ nét". Bác nào có nhu cầu thì tải về nghe chơi.
Ai đã từng đi chợ đêm Hàng Đào - Đồng Xuân vào mỗi tối thứ 7 mới thấy người Hà Nội mê hát xẩm. Không cầu kỳ ngay trên hè phố… nhưng những đêm diễn vẫn chật cứng người xem. Xẩm đã có hẳn một số lượng khán giả đủ các lứa tuổi, luôn có mặt trong các đêm diễn suốt mấy năm qua. Nhiều người mê xẩm, nhiều khán giả vẫn mặn mà với xẩm.

"Chẳng biết chính xác xẩm xuất hiện ở Hà Nội từ khi nào, nhưng nó đã từng là một món ăn tinh thần được ưa chuộng ở nơi đây ngay từ những năm cuối thể kỷ 19 và đầu 20. Thời điểm đó xã hội có nhiều biến động, ở nông thôn mùa màng thất bát cùng trong dòng người đổ về đất Hà thành kiếm sống có cả các anh xẩm. Tàu điện, bến xe, bãi chợ, góc phố đông người là nơi những nhóm hát xẩm hoạt động. Bắt nhịp với cuộc sống nhộn nhịp ở chốn thị thành 36 phố phường cất câu hát làm kế sinh nhai, một lối hát mới được hình thành dù vẫn gần gũi với lối hát ở chốn thôn quê nhưng hối hả hơn, bóng bẩy hơn, để phù hợp với không gian vốn sôi động và phục vụ một lớp người có một trình độ học vấn. Có lẽ, xẩm Hà Nội từ đó mà ra đời.
Người hát xẩm ngày xưa ở Hà nội khi thì từng nhóm hai, ba người, thậm chí đông hơn nhưng hoạt động có quy củ, có sự phân chia vùng rõ ràng. Ngược xuôi theo phố phường Hà Nội, những người hát xẩm cũng thật khéo lồng ghép những lời thơ đang được phổ biến thời đó để làm phong phú cho những câu hát của mình.
Trước kia ở Hà nội, tàu điện vốn là một phương tiện giao thông phổ biến . Cùng với tiếng tàu điện leng keng, những câu hát xẩm cũng trở nên gắn bó, thân thuộc với người dân Hà thành. Gắn với tàu điện, đã có hẳn một điệu hát xẩm được ra đời mà các bến đỗ của nó cũng là môi trường trình diễn chính của điệu hát này. Cùng một điệu hát nhưng có rất nhiều bài (lời thơ) khác nhau như: “Lỡ bước sang ngang”, “Mục hạ vô nhân” … mà các nghệ sĩ ngày nay thường gọi là “Xẩm Tàu điện”. Sau kháng chiến chống Pháp các nhóm Xẩm ít dần, đặc biệt đến khi tàu điện không còn nữa (cũng đồng nghĩa với việc không còn một môi trường diễn xướng quan trọng) Xẩm ở Hà Nội bị mai một và đứng trước “bờ vực” thất truyền."
Trong CD mượn của bác TN có 7 bài Xẩm Hà nội, đăng thử 3 bài dưới đây để các bác tham khảo.
ST và biên tập




Nghe thêm và tải 4 bài dưới:
1/Xẩm chợ
2/Huê tình
3/Nhà trò
4/Điệu Xoan

2 nhận xét:

  1. @VinhNQ : Nếu bạn đã từng lang thang khắp mọi miền đất nước thì Xẩm không chỉ ở trên tầu điện mà môn nghệ thuật dân gian này hiện diện khắp nơi và bất cứ lúc nào như : Tàu hỏa , trong ngoài chợ ... Cách nay khoảng mươi năm tôi đã từng nghĩ chúng ta sẽ mất môn nghệ thuật này nhưng tôi đã sai bởi vì sức sống của nó vẫn mạnh mẽ hơn bao giờ hết , bởi dân gian là nơi lưu trữ tốt nhất . Cảm ơn bạn đã sưu tầm cho ae những làn điệu quý giá .
    K6LS

    Trả lờiXóa
  2. Hồi nhỏ NT đã được nghe hát sẩm tại vỉa hè ở Hồ Thuyền Quang nhưng tưởng họ hát xin ăn nay mới biết đây là một nghệ thuật quý giá cần phải gìn giữ.Bây giờ nghe sao hay thế.Chắc phải kiếm mấy đĩa CD để nghe và tập hát.Có thể sáng tác theo làn điệu này ko biết có được ko.

    Trả lờiXóa