Bài ca Trường Nguyễn Văn Trỗi

Nhạc và lời: Hồng Tuyến

Thứ Bảy, 27 tháng 2, 2010

Thư từ Nam Ninh

"Nhân dịp năm mới, chúc anh cùng toàn thể gia đình mạnh khoẻ, luôn gặp mọi điều tốt lành.
Nhân đây tôi xin thông báo để anh biết: Tổng Lãnh sự quán đang tiếp tục đề nghị và phối hợp với phía TQ tìm kiếm phần mộ của các đ/c cán bộ VN sang học tập tại TQ nhưng không may đã bị qua đời tại Quảng Tây.
Vì vậy, đề nghị anh gửi lại cho tôi các thông tin liên quan phần mộ của anh Lưu Thế Dũng (ở Quế Lâm) và những người khác để chúng tôi trao đổi với bạn luôn thể".
Đây là mail của anh Bình, 1 cán bộ lãnh sự ta tại Nam Ninh, mà tôi vẫn giữ liên lạc.
Chúng tôi cũng đã liên lạc và có địa chỉ gia đình 2 gia đình bạn:
- Hoàng Châu Linh: ông Hoàng Ngọc Nhân, 5A Cao Bá Quát, Ba Đình, HN.
- Lưu Thế Dũng: bà Lưu Dung, điện thoại 043-7561814.
Đề nghị BLL k7 tìm địa chỉ gia đình bạn Nguyễn Văn Hòa và cung cấp cho chúng tôi. Các bạn các khóa có thể đến thăm gia đình bạn cũ của chúng ta.
Xin cảm ơn anh Bình và hy vọng chúng ta sẽ tìm thấy mộ phần Nguyễn Văn Hòa, Hoàng Châu Linh, Lưu Thế Dũng.

Thứ Sáu, 26 tháng 2, 2010

LỄ TRAO DANH HIỆU THẦY THUỐC ƯU TÚ 2010




Ngày 26/2/2010 Bộ Công an đã tổ chức long trọng Lễ kỷ niệm Ngày TTVN và tổ chửc trao Danh hiệu Thầy thuôc ưu tú cho các thầy thuốc của ngành (bài trên báo CAND).
Bệnh viện 199 có 2 người được vinh dự phong tặng trong đợt này là:
+ Thạc sĩ Bs Thầy thuốc ưu tú NGUYỄN PHÚC HỌC Đại tá Phó giám đốc Bệnh viện (đứng giữa-hàng sau).
+ Thạc sĩ Bs Thầy thuốc ưu tú NGUYỄN ĐỨC HƯNG Thượng tá Trưởng khoa Nội TH (ngoài trái-hàng đầu).

Thứ Tư, 24 tháng 2, 2010

Đọc báo

Hôm nay Vietnamnet có bài: Học hay không học Trung Quốc của tác giả: Tống Văn Công
Những điều nên học và không nên học từ Trung Quốc được bàn luận dưới góc nhìn của một nhà báo kỳ cựu.

LTS: Cuộc tranh luận về việc Việt Nam nên học tập hay cần phải tìm mô hình phát triển khác Trung Quốc được giới học giả quốc tế và trong nước, thậm chí cả một số cựu lãnh đạo bàn thảo khá sôi nổi.

Trong khi nhiều người cho rằng Việt Nam phải khác Trung Quốc thì tác giả Tống Văn Công, nguyên Tổng biên tập Báo Lao động giữ quan điểm Việt Nam cần học hỏi những điều hay và tránh những khiếm khuyết mà Trung Quốc đã mắc phải.

Bài viết dưới đây thể hiện góc nhìn riêng của tác giả. Mời bạn đọc cùng tranh luận.

Mời Giao lưu Thể thao Đầu Xuân !

Bạn Trỗi HN mời các anh, các bạn tham gia Giải Tennis đầu Xuân, tổ chức vào ngày Thứ bảy 6/3/2010, từ 8 giờ sáng (có xe đón tại HN), tại sân Sông Hồng (Sùng Hải)- Sơn Tây. Thể thức: Chia bảng, đấu vòng tròn - Bán kết - Trung kết. Một số hạt giống đã đăng ký: Dũng (bò), Hồng Anh, Trần Bình, Tiến (bạc), Đức Hùng, BThắng. Đòan MN đã đăng ký tham gia 1-2 đôi (Thạch, Tuấn, ...). Các anh K5, K6, K7 HN dự kiến tham gia (MChính, Biên, 2 Bình, Minh, ThTrung k6, ...) nhưng chưa chốt danh sách.
Ban Tổ chức: Trí Dũng, Ngô A Vinh, Châu (tiu) - k8.

Thứ Ba, 23 tháng 2, 2010

Mời dự đám cưới.

Tôi là Lưu Mạnh Hà nguyên học sinh B6, khóa 8 trường VHQĐ Nguyễn Văn Trỗi.
Trân trọng kính mời các anh, các chị, các bạn nguyên là học sinh trường VHQĐ Nguyễn Văn Trỗi, tới dự đám cưới con trai chúng tôi Lưu Vũ Hà Trung.

Địa điểm: tại số 2 phố Hoa Lư (triển lãm Vân hồ), Hà nội.
Thời gian: hồi 11h30 ngày 04/3/2010 tức 19 tháng Giêng.
Gia đình rất vui và hân hạnh được đón tiếp các anh, các chị và các bạn.
Lưu Mạnh Hà

Nghề đi biển

Cho đến nay, vẫn ít người biết rõ về nghề đi biển. Họ chỉ nghĩ rằng nghề thủy thủ lãng mạn trời cao, biển rộng, đứng trên boong tàu ngắm từng đàn cá chuồn bay là là mặt nước, từng đàn cá heo nhào lên, ngụp xuống trước mũi tàu. Được du lịch đây đó khắp nơi miễn phí. Trong lúc nền kinh tế trong nước còn nhiều khó khăn thì còn tranh thủ mua được hàng về bán kiếm lời? Qủa là một nghề quá sướng một công đôi việc. Nên có một thời "thợ may biến thành thợ máy", bằng mọi cách chạy chọt để được xuống tàu, nhất là tàu viễn dương đi nước ngoài. Bây giờ, khi mà hàng hóa đầy chợ và siêu thị, không còn buôn được nữa, hỏi còn mấy ai muốn đi tàu, mặc dù lương trả cho thủy thủ khá cao. Các trang thiết bị trên tàu ngày một hiện đại, giúp cho thủy thủ trên tàu cũng đỡ vất vả hơn? Nghề này được xếp vào một trong những loại nghề nặng nhọc, tết Canh Dần vừa rồi Gentile của chúng ta vẫn còn phải lênh đênh trên biển, để xóa đi nỗi nhớ nhà, cậu tranh thủ khi đi ngang qua VN gọi điện về chúc tết bạn bè. Luôn luôn đối mặt với nguy hiểm và độc hại. Bài viết không thể nói hết được những cực nhọc của nghể đi biển, người viết cũng chỉ đứng trên khía cạnh của bộ phận máy để nói, nên cũng chỉ nêu được một phần nhỏ.
Trước tiên ta phải tìm hiểu các chức danh trên tàu theo thứ tự từ boong xuống máy:
1- Thuyền trưởng (Captain): Chức danh to nhất trên tàu. Chịu trách nhiệm điều khiển tàu rời và cập cảng(maneur).
2- Thuyền phó nhất (First officer): Còn gọi là Đại phó, giải quyết thay thuyền trưởng khi thuyền trưởng vắng mặt. Phụ trách ca 4h-8h, 16h-20h. Khi tầu maneur phụ trách phía mũi tàu.
3-Thuyền phó hai (second officer): Phụ trách ca 12-16,0-4. Khi tàu maneur phụ trách sau lái tàu.
4-Thuyền phó ba (third officer): Phụ trách ca 8-12,20-0. Khi tàu maneur đứng trên buồng lái nhận lệnh thuyền trưởng.
Ngoài ra có Thủy thủ trưởng (boatswain), thủy thủ (sailor) đi ca và bảo quản.
Máy gồm có:
1- Máy trưởng (Chief engineer): Chịu trách nhiệm về máy, không phải đi ca.
2- Máy nhất (first engineer): Phụ trách ca như đại phó. Trông coi và bảo dưỡng máy chính.
3- Máy hai (second engineer): Phụ trách ca như phó 2. Trông coi và bảo dưỡng máy phát điện, dầu.
4- Máy ba (third engineer): Phụ trách ca như phó 3. Trông coi và bảo dưỡng các loại bơm.
Ngoài các thợ máy (oiler) đi ca còn có thợ máy bảo quản tùy theo tàu.

Đấy là các chức danh làm việc thường xuyên theo ca. Nếu trời yên, biển đẹp thì đời thủy thủy thủ thật là sướng và lãng mạn. Nhưng có mấy khi, lúc thì gió mùa, lúc thì biển động, lúc thì mưa bão, thường xuyên gặp sóng, gió nổi lên, khi đó đầu của người yếu sóng sẽ cảm thấy như quay cuồng, chao đảo, mắt hoa, mày váng, ruột cồn cào muốn lộn từ trong ra ngoài bắt đầu ói lên ói xuống. Đầu tiên là thức ăn trong ruột còn cái gì thì ra tất, khi không còn gì thì tiếp theo là một thứ nước màu vàng xanh đắng ngắt mà người ta vẫn gọi là mật, ra cả mật xanh, mật vàng đúng theo nghĩa đen. Nhiều khi ói nhiều quá, mạch máu trong cuống họng vỡ ra, lúc đó nước dịch trong miệng ói ra sẽ là máu nhưng vẫn phải đi ca đều đặn. Để có cái mà ói ra và tiếp tục làm việc, họ phải uống nước hoặc ăn tạm một thứ gì đó còn có thể nuốt được? Nhiều trường hợp yếu sóng bỏ ca, hay bị bệnh bất ngờ không thể đi ca nổi, sẽ phải có người gánh thêm một ca nữa, mà một ca là 4 tiếng, xong ca trực ai nấy đều mệt mỏi, chỉ muốn nghỉ ngơi, nên việc phải trực thêm là bất đắc dĩ, nhưng có một điểm khác với mọi thứ say như say tàu, say xe vật vờ, mệt mỏi, thì say sóng khi tàu thả neo, chạy trong sông hay cập bờ là tỉnh liền như trước đó không hề có gì xảy ra, giống như giả vờ ốm vậy. Đối với người mới đi biển thì còn có cảm giác say đất. Đi trên đất liền mà có cảm giác khó chịu, bồng bềnh như trên biển và cũng ói. Trên boong thì sau này có trang bị thêm hệ thống GPS dẫn đường, hải đồ điện tử nên đỡ vất vả. Dưới máy hầu như không có thay đổi gì nhiều! Vẫn phải dựa vào con người là chính. Trong lúc máy chạy ầm ầm,người sỹ quan đi ca có trách nhiệm xử lý mọi sự cố xảy ra trong ca trực như bể đường ống, chết máy do mọi nguyên nhân... Nói chuyện với nhau phải gào sát vô tai may ra mới nghe rõ, nên hầu như giữa sỹ quan phụ trách ca với thợ máy phải hiểu ý nhau mới được, ví như người bác sĩ phụ mổ phải hiểu bác sĩ mổ khi mà người đó chìa tay ra mà không nói! Ai mà xử lí chậm là ăn chửi hoặc bị một cái gì đó trong tầm tay bay ngay vào đầu, sau đó khi về bờ là "khăn gói quả mướp" lên nhận nhiệm vụ tại phòng nhân sự công ty.Đang lúc biển động, cả con tàu đang chuyển động,bỗng dưng bục đường ống nước hoặc dẫn dầu.Kim đồng hồ chỉ áp lực nước,dầu giảm xuống, phải xử lí ngay không được để cho chết máy. Nếu người thợ máy không đi kiểm tra thường xuyên hoặc không có đôi tai thính nghe tiếng máy nổ khác đi bình thường thì hậu quả xảy ra với cả con tàu là khôn lường! Chưa kể hơi dầu bốc lên mờ mịt, nhiệt độ phòng máy luôn trên 40 độ c, sờ vào bất cứ thứ gì trong phòng máy cũng bỏng rát. Trong suốt gần 15 năm đi trên tàu viễn dương tôi thấy chỉ có những người yêu biển thực sự mới chịu được nỗi khó khăn vất vả khi đi biển! Chuyện buôn bán thêm chỉ có một thời điểm nhất định khi đất nước còn bị cấm vận với các nước khác, giao lưu mua bán còn nhiều khó khăn, nhưng nó cũng mang lại một chút lợi ích nhỏ bé cho cả đôi bên cá nhân và xã hội thời đó. Mọi người phải hiểu rằng mức lương của người thủy thủ lúc đó chưa được đánh giá đúng! Hơn nữa đi buôn 10 lần chót lọt chỉ cần bị bắt một lần là coi như về con số 0, nhiều khi là âm,chưa kể tù tội.
Thủy thủ đi dài ngày trên biển, mấy ngày đầu còn được ăn thức ăn tươi, còn sau đó là đồ đông lạnh, rau héo, thối, mà rau thì rất cần thiết cho con người. Nên trên mỗi con tàu,người nấu bếp rất quan trọng. Thuyền viên được ăn ngon hay không là do tài chế biến của đầu bếp! Người nấu bếp phải có cái tâm mới làm được, còn nhăm nhăm xuống tàu để đi buôn thì cả thủy thủ đoàn thường xuyên ăn mì gói hay tự nấu lấy khi xong ca là chuyện thường. Có lẽ do quá căng thẳng khi đi trên biển nên lúc thả neo hay đi bờ thủy thủ thường hay nhậu để tìm lại sự cân bằng? Thủy thủ cũng dễ đánh nhau thậm chí có trường hợp còn cắn lưỡi, cắt cổ tay... tự tử do stress khi tàu lênh đênh vài tháng trên biển xa. Của để dành thường chẳng còn bao nhiêu! Chỉ một số ít là giàu, đa phần lên bờ là hết tiền! Còn chuyện gia đình bị đổ vỡ do thường xuyên phải xa nhà không phải là ít. Rồi còn con cái, học hành khi không có bố ở nhà? Thủy thủ thường hay ăn to, nói lớn do thói quen ở dưới tàu. Đến bây giờ bà thị xã của tôi vẫn không quen, hay nhắc nhở vặn "Volume" bé lại khi nói chuyện điện thoại, hay nói chuyện với bạn.

Nếu không có một bước ngoặt bất ngờ buộc chúng tôi lên bờ thay đổi công việc, thì có lẽ chúng tôi giờ này vẫn còn lênh đênh trên biển như Gentile? Chỉ vì không chịu quà cáp cho ban giám đốc cty mỗi khi đi biển về,nên chúng tôi bị nhận xét là "Quan hệ với cấp trên không tốt", chúng tôi bị buộc làm đơn xin nghỉ việc. Không biết có phải trong cái rủi có cái may? Chúng tôi đều kiếm được một công việc tốt ở trên bờ và thích nghi với nó. Còn tôi cho đến bây giờ sau gần 15 năm dời tàu lên bờ, có lẽ nghề đi biển đã ăn sâu vào máu? Hàng đêm giấc mơ mình đang đi tàu vẫn thỉnh thoảng ập đến với nhiều kỉ niệm đầy ắp vui,buồn không thể nào quên được!

Chủ Nhật, 21 tháng 2, 2010

Thêm hình ảnh Tết gặp nhau ở SG

Cái tết dài dẳng dặc năm nay rồi cũng qua. thanhk7 gửi tui mấy tấm hình bạn  trỗi gặp nhau đầu xuân. Xin đăng lên đây để chia sẻ củng mọi người gần xa. Hình do thanhk7 chụp, chỉ gửi hình mà không có lời bình nên tôi đành đưa nguyên xi lên để các nhân vật có trong hình tự bình luận.





Tui có trong hình này. Hạ cây nêu ở nhà 4SG - Có thể là bữa cuối củng ở căn nhà này.


Hi vọng xếp đúng thứ tữ thời gian của các tâm hình. Xin nhắc lại là các tấm hình thời sự này là do Thanhk7 spam vô thùng thư của tui với dụng ý đưa lên Út Trỗi vì hắn không tự post được bài.

XUÂN



"chuây hủng thai jang"




Bình minh
đất Việt- Cần cẩu
vươn cao...








Cảnh mặt trời và chim tại gia














Hằng ngày rắc gạo "nuôi chim", chẳng bù ngày xưa rải đạn chì tiếp chúng!!? Lão rồi!




Thứ Sáu, 19 tháng 2, 2010

Tin buồn

Bác Nguyễn Thanh Minh - bố của bạn Nguyễn Thanh Đông b6 k8 -
mới mất ngày 5 Tết tại Hà Nội,
Lễ tang sẽ được tổ chức vào lúc 10 giờ sáng, thứ Tư 24-2-2010
tại Nhà tang lễ Bộ QP (bv 108), 5 Trần Thánh Tông
Ban liên lạc k8 kính báo!

Thứ Ba, 16 tháng 2, 2010

Làm gì ngày tết?

Từ xưa ta đã biết 3 ngày đầu của tết là :
Mồng một chúc Tết mẹ cha
Mồng hai tết vợ, mồng ba tết thầy.
Vậy còn các ngày khác thì làm gì? Theo tục thì :
Ngày 4 tháng Giêng : khai trương các văn phòng dịch vụ, cửa hàng làm ăn
Ngày 5 tháng Giêng : làm lễ cúng tổ tiên đã về ăn Tết với con cháu và đốt nhiều vàng mã để tổ tiên (mang) về cõi âm
Ngày 6 tháng Giêng : mở các lễ hội ở cõi đương (vd như lễ hội chùa Hương) sau khi tổ tiên đã về!
Ngày 7 tháng Giêng là ngày cuối cùng của lễ hội Tết : làm lễ hạ cây nêu, gọi là lễ khai hạ.

Đó là tính theo ngày, còn theo tháng thì là :
Tháng Giêng là tháng ăn chơi
Tháng Hai cờ bạc, tháng Ba rượu chè
Tháng Tư là tháng lè phè
Tháng Năm, tháng Sáu hội hè vui chơi
Tháng Bảy là tháng nghỉ ngơi
Tháng Tám, tháng Chín xả hơi bạn bè
Tháng Mười, Mười Một xôi chè
Tháng Chạp cá chép cá mè vớt lên
Ông Táo dìa trễn mình ên
Ra Giêng ta lại rầp rềnh vui chơi….

Thứ Hai, 15 tháng 2, 2010

Đường hoa ở Sài Gòn.

Đi đường hoa Nguyễn Huệ thấy đông, bụi, ngại không vào, thấy bạn Hà Nội nhắc nhở, ở Sài Gòn ếch quá không được, buổi sáng ra đường hoa như đã hứa. Ra là có cái điêu khắc ấy, nó nằm chỗ mấy cái tạo hình nhỏ, khúc cây nhỉnh hơn cái thùng gánh nước, chủ đề: ngôi nhà chung, mái nhà bé quá không che chắn nổi nhếch nhác ở dưới như các dòng chữ sang quán, bán đất, tuyển tiếp viên, khoan cắt bê tông hay luyện thi cấp tốc, chắc là ai đó muốn gởi gắm một suy nghĩ cái nhà cái nóc gì đó chăng nhưng đặt ở đây ngày đầu năm hình như không tiện lắm. Đường hoa giản đơn, rất nhiều cúc ơi là cúc, cúc hai ngàn một chậu, ớ quên ngàn hai chớ, vẫn có những góc đẹp cho mọi người chụp ảnh. Gởi tấm hình cao ốc đẹp nhờ cúc hay cúc đẹp nhờ cao ốc đây.


Lạ !

























































Mấy cái này không biết có phải ở đường Nguyễn Huệ không ? Các bác Sài Gòn xác nhận giúp. Tôi thấy bên quansuvn.net.
Và đây nữa. Không hiểu là thế nào Sài Gòn ơi !

Cây Sala

Sáng Mùng 1, em đến Chùa, theo gợi ý của anh 4SG, em chụp hình và giới thiệu đến các Anh chị loài hoa Sala, loài hoa nơi đất Phật.

Sala có nhiều tên gọi Sāla, Sal, Shorea robusta, là một loại cây tìm thấy ở Ấn Độ, miền Nam dãy núi Hy Mã Lạp và về sau được trồng nhiều nơi ờ Nam Á và Đông Nam Á và ngày nay là một loại cây được trồng để cung cấp gỗ cứng (hard wood).

Sala là một loại cây thân gỗ, cây có thể cao tới 30-35m. Hoa sala ra từ thân cây, suốt từ gốc lên, chùm hoa dài ra liên tục có thể tới 2-3m, quả lớn tròn to đường kính quả có thể tới 20cm.

Ở miền Nam, cây có trồng ở các chùa như chùa Xá lợi, chùa Vĩnh Nghiêm, Chùa Già Lam, Chùa Hoằng Pháp... Có một cây Sala to ở khu du lịch Bình Qưới, Thanh Đa gốc to tới mấy người ôm.

Hoa Sala thường được nhắc tới trong kinh Phật. Trong kinh điển Phật giáo, Đức Phật đản sinh ở gốc cây Sala, trong vườn Lumbini (Lâm-tì-nì), và nhập diệt giữa hai cây Sala tại kusinara (Câu-thi-na). Vì thế ngày nay, ngoài cây bồ đề (bodhi tree, bo tree, ficus religiosa), cây Sala cũng được chọn để trồng tại các khuôn viên Chùa. Trong giới chơi cây cảnh ở Việt nam, cây này có tên là cây Ngọc Kỳ lân, Đầu Lân hay Hàm Rồng.

Do kết cấu cả chùm hoa trông giống rắn thần (Naga), mỗi bông hoa là đầu và miệng phùng mang che phần nhụy trung tâm. Hình tượng này làm ta liên hệ đến con rắn hổ mang chín đầu bảo vệ Đức Phật trong lúc ngài ngồi nhập định 49 ngày dưới cội cây bồ đề. Sala nở rộ tương trưng cho Phật Pháp (Dharma) và Đức Phật cuối cùng đã chọn giữa bóng hai cây này (song thọ) để nằm nghỉ và đi vào Niết bàn.

Có tác giả nghiên cứu Phật giáo còn gọi Sala là hoa Vô Ưu. Theo như tìm hiểu thì chưa có khẳng định về ý nghĩa tên hoa Vô Ưu có đúng là hoa Sala không vì có khác nhau ở mỗi tài liệu về hoa Vô Ưu. Cả 2 loại: hoa Sala và hoa Asoka - bông Trang (miền Bắc gọi là hoa Mẫu đơn) cũng được gọi là hoa Vô Ưu.

Tán cây Sala rậm rạp, những cánh hoa rất dầy. Hoa sala có mùi rất thơm, hương tỏa xa thanh thoát. Nhưng khi kết trái, trái Sala chín rất hôi, và khi nó chín nẫu và nồng nặc thì lúc ấy hạt mới đủ già để mọc thành mầm cây mới. Đó cũng là qui luật sinh diệt mà nhà Phật dùng cây Sala để tượng trưng.

Với xứ sở Phật giáo, cây Sala cũng quen thuộc như cây Hoa Gạo (Mộc Miên) ở Việt nam ta.

Đôi tay như sen hé

Lòng thành kính như hoa

Nguyện người thương nhau mãi

Dù cuộc đời phong ba.

(Theo thông tin từ internet)

Suối

Chủ Nhật, 14 tháng 2, 2010

Hoa mới

Tết, được thằng em cho mượn chậu hoa chưng tạm. Loại hoa mai mới được gọi là Mai Hoa đăng! Mai có hoa nở to như bàn tay (xem hình minh họa). Theo thằng em nói : Loại này có giống từ Nhật được mang về theo "hàng xách tay"!? Chẳng hiểu nó xách bằng cách nào. Kệ mẹ nó, nhưng hoa đẹp là được.
Đăng lên tấm hình gửi AE xem cho mãn nhãn.

Ngày Tình yêu.

Bữa nay vui Mồng Một, tý nữa quên mất ngày Valentine.

Chúc mừng cho tình yêu đôi lứa,
Chúc mừng cho tình yêu thương với mọi nhà, mọi người.

Thứ Bảy, 13 tháng 2, 2010

Sáng Mồng Một- Sài Gòn.

Hà nội gọi, Sài Gòn nghe rõ trả lời. Có Sài Gòn đơi. Một năm có một ngày nhẩn nha ngắm phố phường. Hiếm hoi như trông nhật thực nguyệt thực.

Vừa đủ!

Sang năm mới được người bạn gửi cho mấy câu "Chúc mừng năm mới" sau đây:

Vừa đủ tiền bạc để gia đình sung túc;
Vừa đủ hạnh phúc để tâm hồn luôn ngọt ngào;
Vừa đủ ồn ào để thay đổi không khí lặng lẽ;
Vừa đủ sức khỏe để có thể rong chơi;
Vừa đủ thảnh thơi để thấy mình thực sự sống;
Vừa đủ hy vọng để giữ mãi niềm tin;
Vừ đủ tự tin và hài hước để làm cuộc sống đáng yêu hơn.
..................................................................
Để được "Vừa đủ" thế này cũng bở hơi tai đấy chứ!

CHÚC MỪNG NĂM MỚI.

Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua.
Phúc lộc đưa nhau đến từng nhà.
Vài lời cung chúc tân niên mới.
Vạn sự an khang vạn sự lành
Năm mới chúc nhau sức khỏe nhiều.
Bạc tiền rủng rỉnh thoải mái tiêu.
Gia đình hạnh phúc bè bạn quý.
Thanh thản vui chơi mọi buổi chiều.


Đầu xuân năm mới chúc BÌNH AN,
Chúc luôn TUỔI TRẺ chúc AN KHANG.
Chúc sang năm mới nhiều TÀI LỘC,
Công thành danh toại chúc VINH QUANG..

CUNG
kính mời nhau chén rượu nồng
CHÚC mừng năm đến, tiễn năm xong
TÂN niên phúc lộc khơi vừa dạ
XUÂN mới tài danh khởi thỏa lòng
VẠN chuyện lo toan thay đổi hết
SỰ gì bế tắc thảy hanh thông
NHƯ anh, như chị, bằng bè bạn
Ý nguyện, duyên lành, đẹp ước mong

Cung chúc tân niên một chữ nhàn.
Chúc mừng gia quyến đặng bình an.
Tân niên đem lại niềm Hạnh Phúc.
Xuân đến rồi hưởng trọn niềm vui

Năm mới chúc nhau sức khỏe nhiều.
Bạc tiền rủng rỉnh thoải mái tiêu.
Gia đình hạnh phúc bè bạn quý.
Thanh thản vui chơi mọi buổi chiều

Tui cũng xin chúc bà con
Đàn ông lủng lẳng hai hòn còn nguyên
Đàn bà thêm đẹp, nhiều duyên
Trẻ con nho nhỏ có tiền ăn chơi!

(Theo ATP)

TIN BUỒN.

Vô cùng thương tiếc báo tin:
Cụ Quách Hồ 
(là ông thân sinh bạn Quách Hoàn Kiếm K8). 
Đã từ trần hồi 15h30 ngày 13/2/2010 (tức ngày 30 Tết ). Hưởng thọ 86 tuổi. 
Linh cữu quàn tại nhà tang lễ thành phố 25 Lê quí Đôn, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.
Lễ viếng bắt đầu từ 9h00 ngày 14/2/2001  (tức mùng 1 Tết Canh Dần) 
Lễ An táng vào hồi 7h00, ngày 16/2/2010 (tức mùng 3 Tết Canh Dần) tại nghĩa trang tp HCM (Củ chi).
Xin chân thành chia buồn với Kiếm cùng gia đình.

Khóa 8 đi viếng lúc 16h00 ngày 14/2 (tức ngày mồng 1 Tết Canh Dần).

Thứ Sáu, 12 tháng 2, 2010

CHÚC MỪNG NĂM MỚI !

Cháu nhằm tuổi Kỷ Sửu, sanh ra mới bíet mặt trời thì thiên tai động đất, suy thoái toàn cầu. Năm con Trâu vất vả qua các ông các bà nhỉ ?





 

Quyết gồng mình vượt qua khó khăn, chấp nhận thách thức.


Cháu chúc các Ông Bà một năm mới an khang thịnh vượng, luôn khỏe mạnh và may mắn trong cuộc sống.
Ngoại cháu bảo cháu chúc vậy đấy, có gì không phải bỏ qua cho cháu nha. À quên ! Cho cháu chúc các anh, các chị của các ông bà ăn ngoan, học giỏi, nghe lời cha mẹ như cháu nè.

 Sắp sang năm mới mẹ còn mắng cháu này.















Mượn lời cháu ngoại chúc đại gia đình Trỗi.

Hà nội sáng 30 Tết

Từ hôm 28 Tết, đa số cư dân Hà "lội" đã về quê ăn Tết, đường xá đã vãn và bớt người tham gia giao thông. Hàng ngày đi làm, luôn bức xúc với cảnh kẹt đường, kẹt xe. Sáng nay tranh thủ ra đường tìm lại cảm giác đường thoáng hè thông của Hà nội, đã lâu không được hưởng. Từ hôm qua gió mùa đông bắc về, hôm nay hơi lạnh trời lất phất vài hạt mưa, đã thật sự mang không khí của Tết. Sáng mai mùng 1, có lẽ nên dây sớm ra đường đi bộ, cảm nhận cái tĩnh lặng của Hà nội xưa kia.
Đường Kim mã, hàng ngày người, xe cộ kẹt cứng và...

...rất nhiều điểm bịt ngã tư

Đường Nguyễn Chí Thanh đã từng được mệnh danh là con đường đẹp nhất toàn quốc, hàng ngày cũng rơi vào tình trạng kẹt xe tương tự...

.... Ngày xưa con đường này chính là đường Láng Trung, ở đó có Ký túc xá trường Đại học Giao thông mà tôi, ĐN và nhiều lính Trỗi K8 khác từng "trú ngụ"


Hoa được công ty cây xanh trồng trang trí Tết




Quất "muộn" của nông dân vẫn còn bày bán

Cậu thanh niên này vẫn cố bán hết chỗ bóng bay trước khi về quê ăn Tết...mà không biết có về hay không nữa?

Tết tới rồi, người đàn ông này vẫn chở mấy cái thùng nước gạo, tiếp tục công việc hàng ngày của mình.
 

Thứ Tư, 10 tháng 2, 2010

Xuân đến rồi.

Chúc cả nhà ăn Tết vui, sức khỏe và mọi sự tốt lành.

Hoa xuân năm nay ở Sài Gòn vẫn phong phú như mọi năm dù thời tiết có bất thường. Mai năm nay mắc hơn mọi năm. Mai ở hội hoa xuân đẹp nhờ gốc, những gốc mai được chăm sóc rất công phu. Hoa sẽ nở vừa Tết.
Ảnh: Cọp nhà và cọp vườn.