Bài ca Trường Nguyễn Văn Trỗi

Nhạc và lời: Hồng Tuyến

Thứ Hai, 8 tháng 2, 2010

Tết Ta tới, tám tý.

Có người bạn nhắn tin chúc Tết, chúc nhiều điều tốt lành lắm, trong đó có một điều chúc năm mới "ăn nên làm ra". Cám ơn người ta rồi nghĩ lâu nay hầu hết mọi người, kể cả báo chí dùng câu này cũng viết như thế. Nhà cháu lại nghĩ "ăn nên làm gia" mới có lý, "gia" đây là gia tăng, gia nhập... nhớ như câu này ngày xưa nghe bà nội cháu nói "làm ruộng thì gia, làm nhà thì tốn" ấy. Nói chuyện với đám trẻ hỏi tụi nó học sao thì tụi nó ít quan tâm, chúng nói thế nào cũng được, huề trớt.
Nhà cháu không chịu, lúc này có tật bảo thủ, tuy vậy vẫn phải học hỏi cho biết. "Gia" hay "ra" đây? Tết nhất các bác tám một tý cho vỡ ra nhẩy.

5 nhận xét:

  1. chứ không phải "làm ra" là làm ra mọi thứ à ?
    còn "làm gia" mà là gia tăng , có nghĩa là làm tăng ca thì từ chết tới bị thương
    8 dzậy thui , chứ hùi nào đến giờ tui hỉu là "làm ra"

    Trả lờiXóa
  2. Không phải người Việt nói ngọng đâu, làm ra là làm ra của cải,chữ "gia" bây giờ người ta mới dùng nhiều : gia tăng,giá trị gia tăng... trước kia người ta dùng chữ "Gia" để chỉ sự thêm chút đỉnh kểu như "gia giảm" trong nấu nướng,thuốc men...kiểu này mà mần cả năm chỉ được chút đỉnh chả bõ, chúc thế thì chúc làm gì?
    DS

    Trả lờiXóa
  3. Nghĩ là câu này làm ăn nên gia, thêm vào thêm vào thôi, chứ đừng thất bát, bão lụt, mất mùa, câu dân dã mà. Chứ đùng một cái cổ phần dự án thành đại gia sau vài tháng một năm chỉ có thời buổi này với những nhóm nào đó.

    Trả lờiXóa
  4. Vậy chớ chữ "ăn nên" có phải do dần HN2 nói trại ra từ "ăn lên". Ăn lên = ăn nhiều hơn!
    Em dốt cứ suy từ cái huyện Tiên lữ vốn là Tiên nữ mà ra.

    HMK6

    Trả lờiXóa