Bài ca Trường Nguyễn Văn Trỗi

Nhạc và lời: Hồng Tuyến

Thứ Ba, 29 tháng 6, 2010

Lễ tang bác Hòang Tùng, bố Việt Hoa k7 c11

Bác Hòang Tùng vừa mất do tuổi già sức yếu. Tang lễ tổ chức vào sáng thứ sáu, 2/7/2010 tại Nhà tang lễ Quốc gia Viện 108.
BLL k3 mời anh chị em trường ta (nếu có thể đi cùng) có mặt lúc 10g sáng.
Trân trọng!

Thứ Hai, 28 tháng 6, 2010

Tiền trạm chuẩn bị đón chung kết World Cup

Nguyễn Trung Quốc k7 có quan hệ tốt với Tam Đảo. Gia đình cháu Trung (cơ sở CM) là chủ quán cơm và Kara-ôkê ngay trung tâm. Mấy ngày nóng bức, trốn lên Tam Đảo. Chợt nảy ý tưởng tổ chức anh em lên nghỉ và xem chung kết World Cup ở đây.
Điều kiện thời tiết quá lí tuởng. Mát mẻ, 1 ngày có tới 4 mùa. Đêm qua có gió mạnh rồi mưa lớn. Sáng ra mây sà ngay cửa sổ. Tận 10g sáng còn mát. Có vài nơi thăm viếng: xuống Thác Bạc, lên cột antenne đỉnh Tam Đảo, thăm đền Chúa... Chợ thị trấn có nhiều đặc sản rừng, cả thịt hoẵng nóng hổi...
Về nghỉ ngơi có thể vào nhà nghỉ của Học viện KTQS với hơn 20 phòng vừa nâng cấp, tiện nghi chấp nhận được, sạch sẽ, có nước nóng. Ăn uống thì đã có quán của cháu Trung.
Anh em nào sướng thì alô cho Trung Quốc, 0912865666.

Chủ Nhật, 27 tháng 6, 2010

TIN VẮN TRONG TUẦN




Hôm qua, K7 Sg có buổi gặp mặt lớp theo định kì trong năm. Buổi gặp mặt giữa thầy và trò diễn ra trong không khí thân mật và đầy ắp tiếng cười. Trong buổi họp mặt K7 Sg đã đề nghị thành lập một quỹ khuyến học. Quỹ này dùng để giúp đỡ các con và cháu các bạn k7 đang có hoàn cảnh khó khăn. Tiêu chí của quỹ này nhằm giúp các cháu đang học phổ thông sẽ được hỗ trợ học phí trong học tập, còn các cháu đang học ĐH thì cũng được vay tiền từ quỹ này và có nghĩa vụ hoàn trả sau khi tốt nghiệp ĐH và khi đã có công ăn việc làm ổn định. Ý tưởng này đã được sự nhất trí cao cuả các bạn tham dự buổi họp lớp. Trong buổi họp bước đầu đã quyên góp được một khoản tiền đóng góp từ các bạn. Để tiếp tục cho việc đóng góp được thuận lợi,BLL K7Sg đã đăng kí một TK sau : Vũ Anh - số TK:37266999 - ACB Bank.
Rất mong được sự ủng hộ cuả các bạn.

Thứ Ba, 22 tháng 6, 2010

Thông báo thay giấy mời

Sau một thời gian dài tạm nghỉ và chuyển địa điểm. Văn Hùng K7 mở lại Cà phê PHỐ tại 455 - 457 đường Lạc Long Quân, quận Tây Hồ, Hà nội (Cạnh ngã 3 lối đi Xuân la - Xuân đỉnh nằm trên đường cũ ven hồ Tây). 
Qua ÚT TRỖI, Văn Hùng mời tất cả anh em trường Trỗi tới dự lễ khai trương (lần 2) Cà phê PHỐ.
Thời gian: 18h00 ngày Thứ Bảy 26/6/2010
Địa điểm: 455 - 457 đường Lạc Long Quân, quận Tây Hồ - Hà nội.
Trân trọng kính mời!

Văn Hùng K7
Ảnh: Hữu Thành

Chủ Nhật, 20 tháng 6, 2010

Thăm lại trường cũ.

Đặng Chính Nghĩa nguyên học sinh B5, K8. Hiện đang làm việc và công tác tại ĐHSP t/p HCM. Nhân dịp sang tỉnh Quảng Tây (TQ) công tác,bạn tranh thủ ghé thăm lại trường cũ Quế Lâm. Bạn đã được BGH trường Y Trung đón tiếp một cách trân trọng. Dưới đây là một số hình ảnh của Nghĩa tại trường cũ và BGH trường:






Minh họa cho bài của HMK6


Nguồn: Tiền phong online
Trung Quốc chiến thắng Worldcup 2010!
Nghe lạ chưa? Trung Quốc đã bị rớt từ vòng loại làm gì mà … nhưng là chiến thắng chứ đâu phải vô địch! Đúng vậy, Vòng chung kết chưa kết thúc mà TQ đã thắng, thắng ờ cái kèn vuvuzela.
Đây là loại kèn truyền thống của dân Nam Phi và là của cả Châu Phi. Trong thời kỳ Apacthai, tiếng kèn này là biểu tượng cho cuộc chiến chống phân biệt chủng tộc. Nay, trong các sân bóng của WC 2010, tiếng kèn vang lên nghe như một tổ ong lớn, o o suốt trận. Qua chương trình truyền hình trực tiếp, nhà đài đã giảm âm lượng xuống tối đa như có thể được (nếu nhỏ nữa thì sẽ trở thành phim câm), nhưng vẫn nghe o o tới phát bực mình. Theo một nghiên cứu của Nam Phi công bố cho thấy âm thanh do một cây kèn vuvuzela phát ra có cường độ 127 decibel, lớn hơn âm thanh của một cây trống hay tiếng còi trọng tài, và gần bằng độ lớn của tiếng máy bay khi cất cánh ở độ cao 300 mét. Tức vậy đó, nhưng không thể cấm được và mỗi trận theo ước tính phải có khỏang 10 -15% cổ động viên thổi vuvuzela. Như vậy là sẽ có 4 – 8.000 cái được bán ra mỗi trận. Tổng cộng 64 trận sẽ có khoảng 124.000 cái vuvuzela được bán tại trận, chưa kể số kèn bán ngoài sân và không trực tiếp tại trận như chỉ tiếng riêng trong ngày Nam Phi được trao quyền đăng cai World Cup 2010, 20.000 cái vuvuzela đã được bán ra. Một con số khổng lồ, mà 90% số vuvuzela có ở Nam Phi hiện nay mang nhãn hiệu made in china!
Theo báo chí thì : Bắt đầu từ đầu năm nay, một số công ty sản xuất nhựa và làm đồ chơi ở thành phố Ninh Ba (tỉnh Chiết Giang) và thành phố Sán Đầu (tỉnh Quảng Đông) đã nhận được hợp đồng sản xuất trên 20 chủng loại kèn vuvuzela với số lượng hàng triệu chiếc để bán cho các nước Hà Lan, Nam Phi, Brazil và Hàn Quốc. Giá mỗi chiếc vuvuzela từ 3-8 USD và lãi mà nhà sản xuất thu được khoảng 5%.
Vậy đúng là Trung Quốc chiến thắng Worldcup 2010!
xem thêm tại đây/

Thứ Bảy, 19 tháng 6, 2010

Bài của thầy Trọng về chuyến đi Quế Lâm đăng trên SGGP chủ nhật

Mời các bạn cùng xem!!!

(Chú thích: Khánh Tường là bút danh của thầy).

TIN VẮN TRONG NGÀY

Gửi Bác Vũ Anh,
Con là Hoài Thuận, con của ba Tập Thanh.
Đầu tiên con gửi lời chúc sức khỏe đến bác và gia đình.
Hôm nay con mới gửi mail cho bác, con xin lỗi vì sự chậm trễ này, vì mấy tuần nay con bận ôn thi, cũng vì con chưa biết phải viết thế nào.
Con và em con tuy không gần gũi với ba nhiều nhưng ba qua đời đối với chúng con cũng là sự mất mát. Hôm đám tang ba, con rất cảm động vì các bác,các cô, các chú đã đến rất đông để chia buồn cùng gia đình con. Ba con nay đã ra đi nên sự quan tâm các bác dành cho ba và cho chúng con thật đáng trân trọng. Con rất cảm động khi nhận món quà này của các bác. Số tiền này sẽ giúp nhiều cho chúng con trong học tập. Con cảm ơn bác và phiền bác gửi lời cảm ơn của hai con đến các bác, các cô, các chú khác.
Thuận

-BLLK7 SG thông báo : Hiện nay tổng số tiền quyên góp cho con bạn Tập Thanh đã được 20.000.000 VNđ.Số tiền này đã đưa trước cho các cháu 8.000.000 VNđ,số còn lại sẽ tiếp tục được quyên góp và trao cho các cháu vào dịp giỗ đầu cuả bạn Tập Thanh.Thay mặt K7 sg xin cảm ơn sự đóng góp đầy nghĩa tình của các bạn K8 như Đạt,Phùng Sơn... và các bạn trường HSMN...đồng thời xin cảm ơn các bạn k6Ls,k7 phía Bắc, đặc biệt 2 bạn nữ H.Bình Meo và Hằng Bư.

Thứ Sáu, 18 tháng 6, 2010

PN&HĐ: Mỏ vàng lớn nhất VN và thông điệp của một Bộ trưởng

Hôm nay bác Trực Ngôn cung cấp bài: "PN&HĐ: Mỏ vàng lớn nhất VN và thông điệp của một Bộ trưởng" tổng hợp những phát ngôn, hành động & sự kiện trong tuần trên Vietnamnet.
Bác ấy nêu được nhiều điều mà dư luận đang quan tâm đến.

Thứ Tư, 16 tháng 6, 2010

Đọc giùm bạn:Nhân 1000 Năm Thăng Long: Thế nào là người Hà Nội?(Tiếp theo và hết)


...Người Hà Nội không có máu tham, không dám dấn thân làm việc khó, anh ta e ngại đủ điều, chỉ thích sống bình yên, không muốn xa “ba mươi sáu phố phường”! Tôi có người bà con dòng tộc, được cấp trên cử làm chức vụ cao hơn chức vụ trưởng mà anh ta đang làm, với hy vọng tài đức của anh sẽ “dẹp loạn!” trong nghành thuế đang “loạn”. Anh ta nhất định từ chối với lý do “Tôi sợ mình chưa dẹp người ta thì người ta đã dẹp mình rồi!” Tôi có cô bạn được ngành Nông nghiệp giao cho một cơ sở vật chất lớn ở TP HCM có thể làm giàu nhờ quản lý cơ ngơi đó. Cô ta nhất định không nhận vì lo phải “trả giá”! Tôi có thằng cháu nội sinh ở Mỹ Tho nay đã 16 tuổi, hiện đang học ở thành phố Atlanta thuộc bang Georgia bên Mỹ, lớp của cháu học có rất nhiều bạn da đen, cháu không dám chơi với ai cả, vì sợ “mất công!”. Cái gien Hà Nội đã theo cháu sang tận nước Mỹ xa xôi! Tôi có một người bạn học phổ thông, sau khi tốt nghiệp lớp mười, đi học lái máy cày ở Hòa Bình, cách Hà Nội bốn mươi km. Cứ một tuần anh ra lại viết thư về cho mẹ, giọng sướt mướt, bi ai như bị đi đày biệt xứ tận Xi-bê-ri, ít lâu sau anh ta bỏ về vì… nhớ nhà ! Tôi có ông bạn năm nay đã ở tuổi “cổ lai hy”, người Hà Nội gốc, ông ta bao giờ cũng để điện thoại di động cách xa 6 thước vì sợ… nhiễm từ ! Một ông bạn Hà Nội khác của tôi cầm điện thoại lên nghe một tiếng “ cộc”, vội vàng bỏ điện thoại xuống vì sợ… công an nghe trộm! Người Hà Nội ba đời như nhà thơ Hoàng Hưng từng bị ba năm tù không án vì một “ tai nạn” văn chương, đã đi Châu Âu ba lần, đi Mỹ ba lần, đi Trung Quốc ba lần, ba lần cạo đầu trọc lóc đi bụi ở Ấn Độ là hiếm lắm, là một người Hà Nội “phá cách”. Tôi có người chú ruột là Thiếu tướng Công an Lê Hữu Qua, tên thật của ông là Lê Phú Cường, được coi là “người hùng” trong CM tháng Tám ở Hà Nội. Ông vào sinh ra tử, đã hai lần cứu cụ Hồ thoát nạn, đã phá “vụ án phố Ôn Như Hầu” nổi tiếng, đó là một người Hà Nội “phá cách”!
Người Hà Nội không ưa sự ồn ào phô trương, rất ghét thói “trưởng giả học làm sang” kệch cỡm lố bịch. Họ sống bình lặng, nhưng rất sành điệu ăn chơi. Có người lấy sự sành điệu ăn chơi làm lẽ sống của mình hơn là làm những việc ích nước lợi dân! Tôi có người bà con trong dòng tộc, anh ta đi ô tô từ Bắc vô Nam. Vào đến TP HCM rồi, vội đến nhà tôi để khoe: Tao đi từ Hà Nội vào đây, đến thành phố nào nghỉ chân cũng kiếm khách sạn thật xịn, có phòng nhảy (khiêu vũ), ở đâu người ta cũng chịu tao là “đôi giầy vàng” (ý nói nhảy đẹp nhất!). Năm 2007 tôi ra Hà Nội để dự kỷ niệm 40 năm tốt nghiệp ra trường (Đại học Sư phạm), mới 6 giờ sáng đã nhiều cô bạn cũ gọi di động mời đi khiêu vũ ở sàn nhảy này, sàn nhảy nọ… Tôi phải từ chối là chỉ quen khiêu vũ… “trên giường”! Người Hà Nội còn có một đức tính nổi bật là mượn sách không bao giờ trả. Thậm chí còn cho việc trả sách là ngu (!) Nhưng nợ tiền thì anh ta ngày đêm lo trả, không hề có ý định ăn quỵt!
Món ăn Hà Nội rất ngon và phụ nữ Hà Nội nấu ăn thì tuyệt vời, số phụ nữ Hà Nội biết nấu ăn ngon có tỷ lệ cao so với các miền khác của đất nước (Có thể là tôi võ đoán trong nhận định này!). Bà cụ Nguyễn Mai Dung, vừa qua được NXB Phụ nữ mời viết cuốn
sách nhan đề Món ăn Hà Nội xưa dày 135 trang về hơn 100 món ăn Hà Nội từ cỗ bàn đến món ăn bình dân nhân 1.000 năm Thăng Long. Đọc những món ăn Hà Nội xưa trong cuốn sách như các món: cá trê nấu dưa, canh thịt nạc nấu sấu, canh thịt bò thuôn hành dăm, nộm sứa, nộm hoa chuối, dưa giá, củ cải dầm, chè bà cốt, cốm xào… tôi nhớ mẹ tôi quá !
Tóm lại, sống bình lặng, lịch lãm, tôn trọng lẽ phải đạo đức và chính nghĩa, không dám dấn thân, không dám làm việc lớn, hay hoài vọng và mơ mộng, thích gặm nhấm nỗi cô đơn, buồn tủi của kiếp người... đó là đặc trưng phổ quát của người Hà Nội. Tôi có thể dẫn ra đây cả một trăm, một nghìn ví dụ sống về những tính cách đó của người Hà Nội. Không phải nhà lý luận, chỉ có thói quen nghề nghiệp (nhà báo) hay quan sát, tôi cung cấp những chi tiết, vậy thôi!
Bây giờ mười người Hà Nội thì có đến tam người từ các nơi khác đến “ngụ cư”! Họ làm quan, làm thơ, làm dân thường. Họ mang lối sống “hỗn tạp” (từ dùng của nhà thơ Hoàng Hưng) đến đất ngàn năm văn vật! Chính vợ nhà thơ Hoàng Hưng kể với vợ chồng tôi rằng, hai vợ chồng bà đi chợ mua một ngàn đồng lá chè tươi, được người bán vốc cho một nắm. Thấy một ngàn mà cũng được một vốc, nhà thơ Hoàng Hưng khen :
- Được nhiều đấy nhỉ !
Bất ngờ cô bán hàng chửi :
- Mua có một ngàn mà còn nói cái đ... gì, cút mẹ nó đi cho người ta bán hàng !
Ít lâu sau tôi được biết vợ chồng nhà thơ Hoàng Hưng đã bán căn hộ ở bán đảo Linh Đàm để quay về TP HCM. Chấm dứt “ước mơ” cuối đời quay về cố đô sau nhiều năm lưu lạc (!).
Thằng con trai cả của tôi định cư ở Cần Thơ, ra Hà Nội chơi cùng với hai người bạn đều là công an ở Cần Thơ. Vào một tiệm ăn, lúc trả tiền, thấy chủ quán tính gấp mười lần so với bàn bên cạnh cũng ăn những thứ như thế! Nó không chịu, chủ quán sừng sộ quơ dao phay lên. Hai người bạn dân Nam Bộ cùng đi chìa tiền ra trả cho yên chuyện! Nổi máu “điên” thằng con tôi đập ngay một chai bia, cầm cổ chai chĩa vào mặt chủ quán, nó quay ra nói giọng Hà Nội thứ thiệt:
- Đ... mẹ mày! Định ăn cướp à, bố mày là dân Hà Nội gốc một trăm đời đây, muốn gì?!
Cuối cùng thì Công an 113 phải đến để dẹp loạn! Người ăn hàng được trả đúng giá, nhưng chủ quán cũng chẳng được “nhắc nhở” câu nào (!). Thằng con tôi chính là dân Hà Nội gốc, đi giang hồ tứ xứ nên học được thói du côn phương xa, nó đủ bản lĩnh để đương đầu với người Hà Nội mới hôm nay! Một ông bạn tôi là quan chức ở TP HCM mỗi lần ra Hà Nội xin giấy tờ, xin dự án, tôi thấy ông bạn tôi chuẩn bị nhiều “bao thư” lắm!!! Bây giờ người Hà Nội nói ngọng, không phân biệt phụ âm n và l là chuyện… vô tư ! Có ông cán bộ lớn kếch xù ở Đài TNVN cũng nói ngọng!!!
Hà Nội của tôi bây giờ “hỗn tạp” là thế! Vì vậy có ai hỏi tôi về Đại lễ 1.000 Thăng Long, tôi sẽ trả lời : Về thời gian, 1.000 năm không hơn gì 500 năm về giá trị tuyệt đối. Ví như, 1.000 cái mụn ghẻ thì không hơn gì 500 cái mụn ghẻ! Vấn đề là sau 1.000 năm dân tộc ta rút ra là đã làm được những điều gì tốt đẹp, cái gì còn chưa tốt, còn chưa làm được. Lấy cớ kỷ niệm 1.000 năm để đem tiền ngân sách, tức tiền đóng thuế của dân tiêu xài lãng phí là điều bỉ ổi nhất sau 1.000 năm!
Cuối cùng, tôi muốn bắt chước một nhà văn hài hước Pháp để kết luận như thế này: “ Cũng giống như các miền khác trên đất nước, người Hà Nội sinh ra để đi tìm hạnh phúc, nhưng chẳng biết nó ở đâu mà tìm…” !!!
Lê Phú Khải
Thành phố Hồ Chí Minh ngày 1 tháng 6 năm 2010

Những hình ảnh ấn tượng

(Dân trí) - Thực trạng thiếu nước sinh hoạt ở những khu chung cư cũ đã là chuyện “biết rồi khổ lắm nói mãi”. Song, chính câu chuyện chung cư 4 mùa khát cháy đã biến nơi đây trở thành những gian trưng bày nghệ thuật sắp đặt máy bơm, ống nước mà hiếm nơi nào có được. XEM TIẾP

Thứ Ba, 15 tháng 6, 2010

Đọc giùm bạn:Nhân 1000 Năm Thăng Long: Thế nào là người Hà Nội?

Bài viết này được đăng ở Blog khác ,một người bạn gởi cho tôi.Tuy chỉ là ý kiến riêng của tác giả,nhưng cũng nói lên một phần về tính cách riêng của người Hà nội"hôm qua" và "hôm nay".Vì bài viết dài nên xin cắt ra làm hai phần.

Nhân 1000 năm Thăng Long, nhà thơ Hoàng Hưng ba đời là người Hà Nội (bản thân, cha, ông nội )… đã viết bài “ Thử nêu vài đặc điểm phổ biến của lối sống người Hà Nội”. Hoàng Hưng đã lấy sự quan sát chính dòng tộc của ông, một gia đình trí thức khá nổi tiếng qua ba thế hệ sống ở Hà Nội, từ đời ông nội, cha và bản thân, tức khoảng thời gian từ cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX0 đến nay… cùng với việc quan sát nhiều người Hà Nội khác sống trong khoảng thời gian đó, để “ thử” nêu vài đặc điểm phổ biến của lối sống người Hà Nội.
Ông nêu những nhận định khái quát về bản sắc người Hà Nội, đó là sự kết hợp giữa những nét của tính cách người Kinh Kỳ cộng với văn minh phương Tây đầu thế kỷ XX, sau đó là những biến động sau Cách mạng Tháng Tám 1945, những cái còn và mất của lối sống Hà Nội cho đến hôm nay.
Là một người có năm cái “đồng” với nhà thơ Hoàng Hưng: Sinh đồng năm (1942), đồng hương người Hà Nội, đồng học một trường (Đại học Sư phạm Hà Nội), đồng nghiệp (dạy học và làm báo), đồng chính kiến… hơn thế nữa, tôi không những ba đời mà gốc gác không biết bao nhiêu đời đã sống tại Hà Nội, vì theo ông nội tôi, thì làng Cơ Xá Nam, chính là làng tôi, có từ trước cả khi vua Lý dời đô về Thăng Long, nay làng còn đền thờ Lý Thường Kiệt ở phố Nguyễn Huy Tự, vừa được trùng tu và được công nhận là di tích lịch sử quốc gia nhân kỷ niệm 1000 năm Thăng Long
Chính vì vậy tôi mạo muội thử bàn về lối sống của người Hà Nội nhân 1000 năm Thăng Long để mong cung cấp một vài tư liệu sống về người Hà Nội cho các nhà nghiên cứu như nhà thơ Hoàng Hưng đã từng làm.
Để viết ra những dòng này, tôi đã chiêm nghiệm từ hàng trăm, hàng ngàn người Hà Nội từ dòng tộc nhà tôi đến “Trong làng ngoài phố” Hà Nội, với thói quen nghề nghiệp một nhà báo là quan sát tỉ mỉ các đối tượng mình gặp. Tôi cũng nêu những ví dụ sống về những người Hà Nội để chứng minh cho “luận điểm” của mình.
Trước hết nói về tính cách tốt đẹp của người Hà Nội.
Tôi đồng ý với nhà thơ Hoàng Hưng, là người Hà Nội có nét tính cách nổi bật là “thanh lịch” và theo tôi hơn thế nữa, người Hà Nội thanh lịch đến lịch lãm. Họ rất hào hoa, phong nhã, có trí thông minh, có tư duy sắc bén, lập luận chặt chẽ, có ngôn ngữ trong sáng, gọn gàng, có sức hấp dẫn với… mọi ngươi. Nếu ở một thời đại thanh bình, người Hà Nội sẽ là những nhà khoa học trung thực, họ có phẩm chất của những vị “tôi hiền” trong một triều đình có “vua sáng”, có minh quân! Nhưng nếu vua là những tên hôn quân bạo chúa thì người Hà Nội không dám chặt đầu vua để “thế thiên hành đạo” như người Quảng Ngãi dám làm khởi nghĩa Ba Tơ!
Người Hà Nội ưa thích sự liêm chính trong sạch, không có “máu” tham nhũng, không thích hà hiếp kẻ dưới. Ông nội tôi trước CM tháng Tám làm nhân viên vaguemestre (nhân viên bưu chính) cho Toàn Quyền Đông Dương, đến khi năm mươi tuổi, quan Bảy toàn quyền bảo rằng, mày đã đến tuổi hưu theo ngạch của Pháp, nhưng nếu muốn làm quan An Nam thì tao cho ra làm Tri huyện, nhưng vì các chức tri huyện đã kín, nếu mày muốn làm Tri châu thì tao ký cho mày đi nhận chức. Ông nội tôi xin về và đi chăn bò ở Bãi Giữa, tức bãi Phúc Xá giữa Sông Hồng (Vẫn theo ông nội tôi thì vua Lý lấy “làng mình” làm đất kinh đô nên cho dân làng ra ở Bãi Giữa, đất tốt lại rộng rãi…). Có người trong gia tộc hỏi ông nội tôi sao không nhận làm quan? Cụ trả lời: Lúc làm thông ngôn cho quan Bảy, những ngày quan ta lên lễ tết, thấy họ biếu quan trên nhiều thứ lắm. Nếu mình làm quan không ăn của đút thì lấy đâu tiền bạc để biếu quan trên! Đến ngày toàn quốc kháng chiến tháng 12 năm 1946, ông nội tôi đã đem cả gia quyến lên quê của người con dâu thứ ba ở thôn Chí Tiên, xã Chí Chủ, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ để “trường kỳ kháng chiến” theo tiếng gọi của cụ Hồ. Đến ngày hòa bình 1954 về Hà Nội, Pháp kêu những công chức cũ có sổ hưu đi theo Việt minh tám năm, nếu xuống Hải Phòng, Pháp vẫn cho truy lĩnh 8 năm lương hưu mà không đòi hỏi một điều kiện gì khác, vì đây là món tiền Chính phủ Pháp nợ các công chức đã làm việc cho Pháp! Nhưng ông nội tôi không đi. Cụ nói “Nước đã độc lập rồi dù ăn cơm, dù ăn cháo cũng sướng, không cần gì nữa”!
Là một công chức mẫn cán cho thực dân, nhưng khi có cơ hội thì ông nội tôi sẵn sàng bỏ hết để đi theo chính nghĩa dân tộc. Người Hà Nội là thế, nhưng người Hà Nội không dám tự đứng lên làm một cuộc khởi nghĩa cách mạng như người Thái Bình, người Nghệ Tĩnh! Người Hà Nội không có chí tiến thủ, không dám làm việc lớn “khai sơn phá thạch” “lay thành nhổ núi” như các cụ Phan, cụ Hồ ở miền sông Lam núi Hồng. Người Hà Nội sống khép kín, lo gia đình vợ con, không xâm phạm của ai, quan hệ thì có đi có lại, không hào phóng như người Nam Bộ. Họa sĩ điêu khắc gia Nguyễn Hải vào những năm 90 (TK XX) gặp tôi ở ngoài phố, ông dắt tay tôi về nhà và chỉ vào một đống bao tải để trong phòng, ông bảo : Tao cho mày một bao! Tôi hỏi đó là bao gì. Ông nói: Đó là tiền ngân hàng trả cho tao, bản quyền cái tượng ở Nghĩa trang Thành phố. Tôi ngạc nhiên hỏi: Sao lại có nhiều bao tải tiền thế! Ông nói: Vì là tiền lẻ nên to như thế, bao này tao cho mày là 10 triệu! Số tiền đó quá lớn đối với tôi nên tôi kiên quyết không nhận, lấy cớ là tôi “không ưa” tiền lẻ! Ông nổi cáu: Tao trả công mày chớ có cho mày đâu mà không lấy, mày không nhớ cái vụ Tượng Thủ khoa Huân ở Mỹ Tho, mày đã thiện chí với tao à? Thực ra tôi chỉ phát biểu cái tượng đó là đẹp trong phiên họp xét thông qua mẫu tượng TKH, vậy thôi. Vậy mà cũng thành cớ để họa sĩ Nguyễn Hải cho tôi tiền. Ít lâu sau tôi được bà chị ruột ở đường Nguyễn Trãi gần nhà họa sĩ Nguyễn Hải nhắn: Cậu lên ngay để nhận tiền của ông Hải, vì ông đã đổi tiền lẻ thành tiền chẵn rồi! Cậu phải lên không ông ấy buồn lắm, sang nhà tôi nhắn hoài!
Ông Nguyễn Hải không phải là một người Hà Nội !!!...(còn nữa)
Lê Phú Khải

Thứ Hai, 14 tháng 6, 2010

Từ công hữu vô chủ đến lợi ích nhóm

Ngày 15/6/2010 cập nhật cách đây 2 giờ:
VietNamNet - Dưới tác động của kinh tế thị trường và chủ trương phân cấp quản lý, tình trạng công hữu vô chủ diễn ra ngày càng phong phú với việc phân lô đất cho các dự án hay đấu thầu những khu đất vàng ở các đô thị. Nhờ vậy một số cá nhân có thế lực đã trục lợi qua việc biến tài sản chung thành sở hữu riêng.

Chủ Nhật, 13 tháng 6, 2010

" Lạ " mà quen tới 4000 năm :=D

Ông Nguyễn Thanh Hùng, phó chủ tịch UBND xã Bình Châu, huyện Bình Sơn cho biết, để phòng ngừa tàu lạ, địa phương đã thông báo cho ngư dân khi ra khơi đánh bắt phải hết sức cảnh giác và nên đi đánh bắt theo hình thức tổ đội để khi có tàu bị tàu lạ tông chìm thì còn kịp cứu giúp nhau.
Hèn và bẩn thì đúng rồi . Nhưng tại sao chỉ có cứu giúp nhau mà không bàn phương án tiêu diệt tàu lạ nhỉ . Nó lang thang trong nhà của mình mà mình không biết , khi nó đánh mình thì mình mới biết như vậy  là : Vấn đề canh giữ biển đảo rất lơ là vì chỉ phát hiện trên mặt nước thôi . Không có biện pháp khắc phục sự cố ( vì để xảy ra nhiều lần ) . 
Nhân sự kiện World Cup 2010 mình uống rượu cho nó máu chứ uống trà của thằng Thanh vừa nhạt lại chẳng có vị gì . Xỉn thì đi ngủ , hết bức xúc .

Thứ Bảy, 12 tháng 6, 2010

Thay trà Dr Thanh

Hết “Đường Sắt Cao Tốc” lại đến “Tự Điển Các Lòai Vật”, huyết áp nhiều bác không ổn định. Mời nghe cái này thay cho trà Dr Thanh.

Thứ Năm, 10 tháng 6, 2010

Mơ 1 ngày về ... ngày xưa

Giáo trình dạy sát sinh

Sẽ lại có ông này bà nọ phê phán tôi viết những dòng này quá cay nghiệt hay cực đoan. Xin thưa, vậy các vị muốn tôi nói thế nào hay lại cái kiểu "dĩ hoà vi quý", hoà cả làng. Bởi các vị làm như thế thì người dân phải nói như thế.

Nhà xuất bản Giáo dục, tôi xin nhấn mạnh Nhà xuất bản Giáo dục, mới đây cho ra mắt một cuốn sách dành cho trẻ em mà người dân không ngần ngại khi gọi cuốn sách đó là "giáo trình dạy sát sinh". Đó là cuốn Từ điển tranh về các con vật.

Lẽ ra cuốn sách đó phải dựng lên trong tâm hồn trẻ em về một thiên nhiên kỳ diệu với nhiều loài động vật đang có nguy cơ bị tuyệt chủng cần phải yêu thương, bảo vệ chúng thì cuốn sách lại tìm cách quyến rũ những bạn đọc trẻ tuổi về sự khoái khẩu.

Xin trích dẫn một số ví dụ của sự quyến rũ khoái khẩu trong cuốn sách:

- Thịt cầy giông ngon. Mật dùng để chữa bệnh phụ nữ khi sinh đẻ. Da, lông là những mặt hàng có giá trị kinh tế. Tuyến xạ được dùng trong công nghệ sản xuất nước hoa.
- Thịt cầy hương thơm ngon.
- Sơn dương là loài rất có giá trị kinh tế, thịt rất ngon, mật có tác dụng như mật gấu, xương dùng để nấu cao.

Nghĩa là ngập tràn trong cuốn sách là một không khí băm chặt, nấu nướng, nhai nuốt... Cứ như cảnh thế giới con người thuở sống trong hang động mà chưa tìm ra lửa vậy.

Với nội dung như vậy tại sao tác giả cuốn sách lại có thể ung dung soạn thảo và những người chịu trách nhiệm xuất bản, đặc biệt lại là Nhà xuất bản Giáo dục, còn ung dung hơn nhiều lần ký vào đó rồi in đẹp và mang bán cho trẻ em?

Đây không chỉ là sai lầm của một cuốn sách, không phải sai lầm của tác giả biên soạn và cũng không phải chỉ là sai lầm của ông (bà) Giám đốc hay Phó Giám đốc Nhà xuất bản này. Đây là sai lầm một cách có hệ thống trong nền giáo dục chung của chúng ta. Chúng ta đã tạo ra những con người với sự hiểu biết như thế, với trách nhiệm đối với con người và thiên nhiên như thế thì xã hội phải còng lưng gánh chịu những sai lầm như vậy.

Một nền giáo dục đúng đắn sẽ không sinh ra quá nhiều những công chức, cán bộ hay những trí thức như vậy. Cho nên một số công chức, cán bộ, trí thức của chúng ta mới có những phát ngôn và hành động với sự thiếu hụt kiến thức trầm trọng và vô trách nhiệm. Nhưng trong lúc đó, có những người có trách nhiệm thì lại phẩy tay: "Ôi giời, một cuốn sách có gì mà quan trọng hoá đến thế". Cái chết chính là ở những ông bà cán bộ như thế này...
Sưu tầm : Tác giả: Trực Ngôn
Và đường links này nữa : http://www.tuanvietnam.net/2010-06-08-anh-ve-bo-giao-duc-theo-duong-day-nao-
Chỉ có mỗi một cách là ... chui vào tủ lạnh ngồi . Không phải uống trà của ai hết . Vietnam , I love you .

Đi Cao bằng

Cuối tuần vừa rồi, cùng mấy bác K4 có chuyến đi vùng Cao Bắc Lạng. Qua Cao bằng, đương nhiên phải đến thác Bản giốc nằm giữa biên giới Việt Trung. Có lẽ không nói đến chuyện chủ quyền ở đây vì vấn đề này đã được báo chí và dư luận nói đến nhiều. Chụp được mấy tấm ảnh thác Bản giốc để đánh dấu là đã đến nơi đây. Tiếc là mấy hôm lên Cao bằng trời không có nắng đẹp.
Trên sông Bằng (thị xã Cao bằng)

Đường đến Bản giốc

Toàn cảnh thác Bản giốc

Phần thác Bản giốc phía Việt nam

Phần thác phía TQ

Phần thác BG phía Việt nam

Chụp chung kỷ niệm

Hang Ngườm ngao (gần Bản giốc)

...và thăm quan hang Ngườm Ngao





Trong hang Ngườm Ngao








Xác định chủ quyền

Dáng đứng Bản giốc
Chuẩn bị cho "tình già"

Thứ Ba, 8 tháng 6, 2010

MỘT NÉN NHANG VIẾNG ANH TRẦN QUÝ ĐẠM

 Phạm Đình Trọng
Anh ngồi đó, sau bát nhang nghi ngút khói. Tôi và em Trần Thế Dân chìm vào quá khứ trong tiếng tụng kinh đều đều. Tôi không thể tin được anh đi trước tôi, bởi vì tôi lớn hơn anh gần chục tuổi đời, và vì lúc còn chung sống dưới mái trường Nguyễn Văn Trỗi, anh khỏe hơn tôi nhiều, là lá chắn hữu hiệu cho những trận túc cầu nẩy lửa giữa đội tuyển nhà trường với đội khách. Dù hơn nhau nhiều tuổi nhưng chúng tôi rất hợp tính nhau. Tôi không biết đá bóng nhưng thích xem bóng đá. Lúc tiền đạo đội bạn dốc xuống tấn công là lúc anh trổ tài về sức cản phá và giám chơi rắn vì anh ngã không đau. Chúng tôi cùng có sở thích chăm học sinh nhỏ trường Trỗi, anh nóng tính, học sinh rất sợ khi anh đỏ mặt tía tai (hình như lúc ấy anh đã có dấu hiệu cao huyết áp), nhưng anh không bạt tai lũ nhỏ bao giờ. Ở Trung Hà, khoảng 10-11 giờ khuya, khi các em học sinh nằm trên giường không còn rì rầm nói chuyện, là lúc tôi và anh xách đèn pin và súng hơi đi săn chim, chủ yếu là chim sẻ. Chúng tôi đi dưới hàng cây ven sông Đà, tôi soi đèn tìm chim. Những chú chim sẻ rất dại, bắt ánh đèn, chúng không bay đi mà lại dòm xuốn chừng như muốn hỏi “Ông là ai?”. Súng hơi nổ rất nhẹ. Chú chim chồng rơi xuống mà con vợ vẫn đậu đó và ngó xuống, ngơ ngác, không biết chuyện gì đã xảy ra! Một phát súng nữa cho chúng thỏa lời nguyền “sinh cùng ngày cùng tháng và chết cùng tháng cùng giờ”. Ngày ấy không có mì tôm, nhà anh ở thôn Vệ Hồ, mỗi lần anh về là mấy đứa em gái anh lại chuẩn bị cho anh ít miến dong…

Rồi cấp trên quyết định giải thể trường Nguyễn Văn Trỗi, từ Trung Hà-Hưng Hóa chuyển về Lạng Sơn, trở lại thành trường Văn hóa Quân đội, dậy bổ túc văn hóa cho người lớn. Thừa giáo viên, một số chuyển đi nhưng tôi và anh thuộc diện ở lại. Ngày ấy, chúng tôi ở lứa tuổi “U 30”, chưa vợ, lòng đầy hào sảng “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước…”; vả chăng anh cũng như tôi, không thích dậy mấy ông lớn tuổi. Và thế là tôi và anh dắt tay nhau lên gặp vị Thượng tá Hiệu trưởng mới kiêm Chính ủy tên là Tâm, xin đi chiến trường Miền Nam. Thấy chúng tôi không ngại khói lửa, ông Tâm thích lắm, cho đi liền, tuy nhiên ông rào đón, còn phải hỏi giáo vụ. Tôi nằn nì, xin đổi cho một giáo viên văn lớn tuổi nằm trong danh sách chuyển đi mà có vợ ở lại trường. Ông nghe có lí, thế là cả hai chúng tôi có quyết định trả cho Cục Cán bộ! Sau đó anh về Học viện Hậu cần còn tôi sang chiến trường Cánh đồng Chum – Xiêng Khoảng (Lào).

Năm 1985, bất ngờ tôi gặp anh ở Tp HCM. Anh nói, hiện công tác tại Bộ giáo dục, theo dõi mảng “Giáo dục Quốc phòng”. Tôi mừng lắm. Nhưng lúc ngồi ăn cơm, anh không dám uống bia nhiều vì cao huyết áp. “Căn bệnh tim mạch nguy hiểm và độc ác hỏi thăm ông bạn này rồi!” – Tôi tự nhủ.

Đúng là bệnh ấy đã đưa anh về với cha mẹ tổ tiên!!!

Tôi cùng Thế Dân lên lầu thắp nhang vái lạy thày cô Hàm. Chắc là cụ còn giận tôi vì nhiều lí do. Cụ giận cũng phải vì từ ngày cụ mất tôi chỉ đến viếng có một hai lần. Thế Dân nhanh miệng vái lạy: “Xin cụ đại xá cho thày trò chúng con”. Và tôi nói theo trong mộng ảo!

HN-Tp HCM ngày 8-6-2010

Thứ Hai, 7 tháng 6, 2010

Thông tin

Hôm qua, nhận được tin nhắn từ các anh K6: Thầy Chi Tâm - giáo viên dạy tiếng Nga trường mình (thày dạy khóa 8 từ hồi lớp 5)- hiện đang ốm nằm viện, Ban liên lạc Lê Dũng và một số bạn đã đến thăm thày, tại Viện Tim mạch - Bv 108.
Mong thày yên tâm điều trị, chóng bình phục.

Chủ Nhật, 6 tháng 6, 2010

Một bài thuốc gia truyền phòng Tai biến.

Bài thuốc này người ta khẳng định dùng một lần trong đời.Thấy nó cũng không mắc tiền(khoảng 20.000vnd),chỉ bó chân cũng chẳng hại gì.Nên đưa lên đây cho mọi người dùng thử xem có hiệu nghiệm không?Tôi sẽ dùng trước.
-Hạnh nhân 10g
-Chi tử 10g
-Đào nhân 10g
-10 hạt gạo nếp.
-10 hạt tiêu.
-Một quả trứng gà(chỉ lấy lòng trắng).
Cách làm:Các loại trên xay nhuyễn,trộn với lòng trắng trứng gà.Rồi đem bó dưới lòng bàn chân.
Chú ý:Nam chân trái,nữ chân phải.Chỉ bó một lần.
Thuốc mua ngoài tiệm thuốc Bắc.Khi bó xong chân sẽ có màu xanh,để lâu sẽ hết.Tốt nhất bó khi đi ngủ.Ngủ dậy gỡ ra là vừa.

Thứ Năm, 3 tháng 6, 2010

Gửi anh Hà chí Quang và anh Anh Minh.

Món này chơi được đấy!Có hơn chục tỷ hà.Đỡ vài triệu thuê tàu và thiết bị...he...he!













Thứ Tư, 2 tháng 6, 2010

CÔNG LÝ!

Vụ án Nông trường Sông Hậu: Tuyên hủy án, điều tra lại từ đầu
TT - Phó chánh án thường trực TAND tối cao Đặng Quang Phương xác nhận với Tuổi Trẻ: Tòa hình sự TAND tối cao đã mở phiên giám đốc thẩm vào ngày 27-5 để xem xét vụ án “lập quỹ trái phép” xảy ra tại Nông trường Sông Hậu (Cần Thơ).
Ông Phương cho biết hội đồng giám đốc thẩm Tòa hình sự TAND tối cao nhất trí với kháng nghị của viện trưởng Viện KSND tối cao, tuyên hủy bản án hình sự phúc thẩm ngày 19-11-2009 của TAND TP Cần Thơ và bản án hình sự sơ thẩm ngày 11 đến 15-8-2009 của TAND huyện Cờ Đỏ (Cần Thơ) xét xử bà Trần Ngọc Sương (nguyên giám đốc Nông trường sông Hậu) về tội “lập quỹ trái phép”.
Như vậy vụ án trên sẽ được điều tra lại từ đầu. Lý do hủy bản án sơ thẩm và phúc thẩm - theo ông Phương - là hai tòa án trên có nhiều sai sót trong việc xét xử vụ án. Theo quy định, trong vòng bảy ngày sau phiên giám đốc thẩm, hội đồng thẩm phán Tòa hình sự TAND tối cao sẽ ban hành văn bản quyết định giám đốc thẩm. Hồ sơ vụ án theo quy trình sẽ được chuyển về Viện KSND TP Cần Thơ và Viện KSND huyện Cờ Đỏ để chuyển tới cơ quan điều tra thực hiện điều tra lại từ đầu vụ án này.
Trước đó, viện trưởng Viện KSND tối cao ra quyết định kháng nghị hai bản án trên. Ông Lê Hữu Thể, phó viện trưởng Viện KSND tối cao, nhận định bản án sơ thẩm của TAND huyện Cờ Đỏ, bản án phúc thẩm của TAND TP Cần Thơ chưa thuyết phục, chưa thỏa đáng, còn nhiều điều cần phải làm rõ.
Theo ông Thể, khi xét xử vụ án, tòa cấp sơ thẩm và tòa cấp phúc thẩm có những sai lầm, thiếu sót như một số khoản thu đưa vào quỹ chưa đủ cơ sở để xác định là trái phép, một số khoản chi chưa đủ cơ sở để xác định là thiệt hại và buộc các bị cáo phải bồi thường. Về thủ tục tố tụng, tại phiên tòa sơ thẩm kiểm sát viên Viện KSND huyện Cờ Đỏ thực hiện việc đề nghị truy tố bị cáo ở mức nặng hơn là sai với quy định.
MINH QUANG
TIN BÀI LIÊN QUAN