Bài ca Trường Nguyễn Văn Trỗi

Nhạc và lời: Hồng Tuyến

Thứ Bảy, 30 tháng 4, 2011

Các pha "chặt chém" của Real đối với Barca

Trước trận bán kết Champions League, Barca và Real gặp nhau hai lần ở Liga và chung kết Cup Nhà vua. Trong hai trận này Real đều sử dụng lối chơi "chém đinh chặt sắt", không ngần ngại chặt chém, gây nhiều tổn thất cho Barca.
Nguồn: VnExpress.

Thứ Sáu, 29 tháng 4, 2011

Ngày Giải Phóng

1972
Lộc Ninh 7/4
Quảng Trị 1/5
1975
Phước Long 6/1
Buôn Ma Thuột 11/3
Pleiku 15/3
Kon Tum 16/3
Tân Phú (Đồng Nai) 20/3
Quảng Ngãi 24/3
Huế 25/3 10g 30
Quảng Nam 28/3
Đà Nẵng 29/3 15g00
Bình Định 31/3
Phú Yên 1/4
Lâm Đồng 2/4
Khánh Hòa 2/4
Bình Long 2/4
Đà Lạt 4/4
Phan Rang (Ninh Thuận) 16/4
Long Khánh (Đồng Nai) 21/4
Biên Hòa 30/4 10g00
Bạc Liêu 30/4 10g30
Tây Ninh 30/4 11g00
Sài Gòn 30/4 11gh30
Bà Rịa-Vũng Tàu 30/4 13g30
Thủ Dầu Một (Bình Dương) 30/4 19g00
Gò Công 30/4 14g30
Hà Tiên 30/4 17g00
Cần Thơ 30/4
Rạch Giá 30/4 22g30
Trà Vinh 30/4 đêm
Sóc Trăng 1/5 sớm
Mỹ Tho 1/5 3g00 (kết thúc hoàn toàn : trưa 2/5)
Long An 1/5 4goo
Cà Mau 1/5 6g00
Bến Tre 1/5 7g00 (kết thúc hoàn toàn : ngày 5/5)
Côn Đảo 1/5 9g00
Mộc Hóa 1/5 11g00
Vĩnh Long 1/5 sáng
Châu Đốc 1/5 12g00 (kết thúc hoàn toàn : ngày 6/5)
Long Xuyên 1/5 18g30

Thứ Hai, 25 tháng 4, 2011

Cháu bắt đầu học

“Mốt” tóc dài

Chẳng hiểu từ bao giờ, cứ “mốt” là bị cấm. Hồi những năm 60, quần tuýp, tóc bồng là “mốt” thịnh hành của thanh niên bị lên án là cao bồi. Rồi sau này thì quần ống túm lại là đứng đắn vì “mốt” là quần ống loe. Lúc này tóc dài là bị cấm, chẳng bù cho những năm 90, mấy đứa học sinh cắt tóc 3 phân là bị hạnh kiểm kém!

"Quần áo thì còn có thể thay đổi, lúc bận thế này, khi bận thế khác, nhưng tóc tai thì chịu chết. Hôm qua tóc dài, hôm nay cắt đi thì được chớ đang ngắn thì làm sao cho nó dài ra! Vì vậy tóc dài được coi là tiêu chí số 1 để các cán bộ sứ quán đánh giá “đạo đức” sinh viên hồi những năm 70 . Nhưng vì đối tượng là sinh viên (trí thức tương lai) nên có hơi khác 1 chút, đó là phải có tiêu chuẩn : mấy phân là dài? Điều này thì mấy chú sứ quán chết cái chắc. Mấy chú hồi bấy giờ chuyên chải tóc lật ngược từ trước trán ra sau (cũng là “mốt”, nhưng không bị cấm), nên sợi dài nhất chắc phải cả 2 tấc là ít! Vậy là mấy chú đưa ra “tiêu chuẩn” mới : nếu trong đơn vị có hơn 2/3 người nói là tóc dài, thì đó là dài! Tóc tai lúc này đã “mang tính quần chúng”.
Bởi vậy mới có chuyện. Một lần, tụi tôi, 5 thằng bị đưa lên “đoạn đầu đài” trước hơn trăm sinh viên để đánh giá theo cái “định nghĩa” nêu trên.
Thằng đầu tiên có mái tóc ít dài nhất trong số 5 thằng bị kêu đứng lên. Sau khi phải quay qua quay lại như người mẫu trước khán giả, nó ngồi xuống hồi hộp chờ “phán quyết”. - Ai đồng ý tóc như thế này là dài thì đưa tay lên! - … Một, hai, ba, bốn, ….Tất cả là … trên tổng số … người. Vậy là … còn thiếu 1 phiếu nữa thì vừa đúng 2/3. – Không thể chấp nhận được – các cán bộ la lên và ra sức phân tích cho mọi người hiểu thế nào đạo đức, là thẩm mỹ là … nhiều cái khác nữa. Nhưng rồi các cán bộ cũng chấp nhận “tha” cho 1 thằng.
Thằng thứ 2 đứng lên…. Biểu quyết …. Đếm …. Kết quả : ít hơn lần trước tới gần chục phiếu! Cán bộ tức điên lên, la lối um sùm : Như thế này mà gọi là ngắn được hả? Bù xù như thế mà không phải là dài? AE không có mắt thẩm mỹ hay sao? Chẳng có ý thức gì cả! … v.v. và v.v. ….
Thằng thứ 3. Lần này, cán bộ sử dụng nó gần như “giáo cụ trực quan” để phân tích từng sợi tóc tới mức chỉ còn thiếu điều nắm cái đầu nó giơ lên để cho mọi người hiểu là nó dài. Kết quả chỉ có khoảng 50% đồng ý với cán bộ.
Không thể chấp nhận với kết quả “ngược ngạo” này. Với thằng thứ 4, cán bộ đưa ra phương án mới : Ai nói tóc này không dài? Đưa tay lên! … Hơn một nửa đồng ý là tóc nó chưa dài! Cán bộ bực mình chỉ mặt 1 thằng hỏi : Thế này mà sao cậu nói là không dài? – Dạ, vì em thấy không dài thì em nói vậy. – Thế … thế nào thì mới là dài? – Dạ, chắc phải như … mấy thằng tây hát disco trên TV thì mới là dài! Cả đám cười rộ.
Thấy bầu không khí mang tính chống đối rõ rệt, cán bộ chuyển ngay qua thằng “tội đồ” cuối cùng – thằng tôi. Tóc tôi lúc bấy giờ đã “nuôi” được gần 1 năm, dài nhất trong 5 đứa. Khối thằng trong đơn vị, kể cả nhiều thằng tóc ngắn thèm muốn mà không thể hoặc không dám để được.
Lần này, cán bộ chỉ mặt gần như từng đứa : Dài hay ngắn? – Ngắn – Tại sao? – Tại thấy ngắn.
– Dài hay ngắn?
– Ngắn
– Tại sao?
– …
Kết quả còn bất ngờ hơn : Hơn 2/3 nói ngắn!!! Thiệt tình, chính tôi cũng còn bất ngờ chớ nói gì mấy cán bộ.
Cuộc họp kết thúc. Tụi sinh viên ồn ào nói mấy thằng tôi có mái tóc “quần chúng”! Còn các cán bộ không nói gì, nhưng sau đó lẳng lặng phê vào lý lịch Đoàn của tụi tôi năm đó : Không đạt đoàn viên 4 tốt vì quần loe, tóc dài. Mặc dù chi đoàn đã đồng ý tụi tôi “4 tốt”.
Cuốn lý lịch có dòng nhận xét đó, tôi vẫn giữ làm kỷ niệm tới ngày nay mà thỉnh thoảng vẫn đưa ra cho mấy đứa con tôi xem và nói : Cái gì xã hội, nhà trường cấm thì không nên làm. Nhưng “mốt” thì bao giờ cũng đẹp. Mỗi thế hệ, mỗi thời đại có “mốt” khác nhau, thậm chí ngược nhau, nhưng đều đẹp theo con người của thế hệ đó, thời đại đó. Quan trọng phải là phải phù hợp với chính mình trong hoàn cảnh của mình chứ đừng đua đòi, bắt chước những thằng đẹp trai hơn, giỏi hơn thì mình là … con rối!

Tin ngắn

Phim “LÝ CÔNG UẨN – đường tới thành Thăng long” sẽ được chiếu trên VTV3 vào cuối tháng 6/2011.
Theo tin vừa nhận được, vừa qua, Ông Đỗ Kim Cuông, Vụ trưởng Vụ Văn Nghệ, Ban Tuyên giáo TW có chuyến công tác tại Miền Trung.
Tại một cuộc họp với giới văn nghệ của 1 tỉnh, ông cho rằng phim Lý Công Uẩn – Đường tới thành Thăng Long từng bị “dư luận lên án, phê phán, là TQ hoá, là làm theo sự chi phối của một quyền lực nào đó, là công ty riêng bỏ ra cả trăm tỉ để làm, đã được cắt sửa và giờ đã tạm ổn”.
Ông cũng yêu cầu "công chúng có cái nhìn mới, không nên quy chụp như thế". Ông Đỗ Kim Cuông cũng thông tin rằng, Đài truyền hình đang xếp lịch phát sóng bộ phim này.
Vậy là Ban Tuyên giáo đã OK rồi ư!???
Nguồn: TẠI ĐÂY 

PS: Dự định 30/06/2011 phim này sẽ lên sóng vào giờ Vàng trên kênh VTV3 (tuần phát 2 lần vào thứ Năm và thứ Sáu)

Thư giãn

Mát nhãn khi xem đoạn video clip dài hơn 5 phút tổng hợp 49 bàn thắng của Lionel Messi trong mùa giải 2010/2011.



Nguồn: You Tube

Chủ Nhật, 24 tháng 4, 2011

Tháng tư -mùa hoa anh đào ở Berlin

Thân gửi các bạn K6, 7, 8 Nguyễn Văn Trỗi!
    Vừa qua vì hơi bận rộn nên không lên mạng đóng góp cho Blog Trỗi được nên một số bạn thắc mắc TH đi đâu? hay đang ấp ủ gì?...Mình vẫn ở Berlin, thủ đô của CHLB Đức, vẫn khỏe và đang đón Lễ Ostern, tụi mình được nghỉ từ 21-04 đến 25-04 (dân Đức gọi là Lễ Thỏ đẻ hay người theo Kito giáo gọi là Lễ Phục sinh báo hiệu mùa xuân bắt đầu).
Mình gửi các bạn chùm ảnh Hoa anh đào ở Berlin, chúc các bạn vui, khỏe và hạnh phúc.


Thứ Bảy, 23 tháng 4, 2011

Những câu nói "bất hủ" của ngài PTT Nguyễn Sinh Hùng.

Dưới đây xin điểm lại vài câu nói bất hủ của ngài Phó thủ tướng để mọi người xem thử đóng góp của Ngài cho sự khó khăn hiện nay của Việt Nam lớn đến chừng nào.
1.     “Với những chính sách điều chỉnh thị trường hiện nay, tôi đảm bảo TTCK sẽ lên giá và có chất lượng hơn. Nếu là nhà đầu tư chứng khoán thì lúc này tôi sẽ mua cổ phiếu”. Trả lời phỏng vấn Báo Tuổi trẻ ngày 6/3/2008 http://nld.com.vn/217238P1010C1002/that-chat-nhung-phai-linh-hoat.htm
2.     "Thị trường đã giảm đến đáy, nên trong điều hành Chính phủ quyết tâm không để giảm thêm. Thời điểm này, nếu nhà đầu tư nào bán tháo cổ phiếu thì sẽ thất bại, ngược lại người nào có quyết định mua vào thông minh sẽ thắng".
Đây là khẳng định của ngài PTT Nguyễn Sinh Hùng tại Lễ kỷ niệm ba năm thành lập và đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba của Trung tâm giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HASTC) ngày 19/3/2008
Khi ngài PTT nói 2 câu trên thì chỉ số giá chứng khoán đang đứng ở mức khoảng trên dưới 600 điểm, sau thời điểm ngài PTT phát biểu thì mọi người đều biết giá chứng khoán đã đi xuống một lèo và đáy thực sự của TTCK là khoảng 220 điểm.
3.     “Tôi thì vẫn chưa lo” Ngày 8/6/2010, PTT vừa cười vô tư vừa nói câu này khi được các phóng viên hỏi về những lo ngại về hiệu quả kinh doanh tại Vinashin trong kỳ họp Quốc hội. Chỉ 1 tháng sau, tháng 7/2010, thông tin về vụ bê bối ở Vinashin bung ra (đương nhiên là ông không phải lo rồi, có mất gì tiền của ông đâu mà ông lo).
4.     “Việt Nam không thể không làm đường sắt cao tốc” Trả lời chất vấn trước Quốc hội vào ngày 12/6/2010
Sau đó Quốc hội đã bác dự án xây dựng ĐSCT. Vậy theo ông Hùng thì Quốc hội đã đi ngược lại xu thế đi lên của đất nước?
5.     “GDP năm nay của Việt Nam tuy chỉ có 106 tỷ USD, nhưng đến 2020 sẽ tăng lên 300 tỷ USD và năm 2030 là 700 tỷ, đến 2040 ước đoán cỡ 1,2 - 1,4 nghìn tỷ USD. Đến 2050, khi hoàn thành toàn tuyến, con số đó dự kiến sẽ tăng gấp đôi”. "Thu nhập bình quân đầu người hiện nay là 1.200 USD, nhưng với tốc độ tăng trưởng kinh tế tương lai thì đến 2020 sẽ là 3.000 USD, và lần lượt tăng lên mức 6.000, rồi 12.000 và sẽ đạt 20.000 vào năm 2050". Ngài PTT giải thích về những lo ngại của các đại biểu Quốc hội là Việt Nam không đủ nguồn lực làm ĐSCT.
Không hiểu ngài PTT lấy con những con số trên từ những cơ quan tham mưu nào, dùng tỷ giá hối đoái là bao nhiêu chứ TS.Nguyễn Văn Tuấn khi tính trực tiếp bằng đồng USD thì cho ra con số bé hơn nhiều. Tới năm 2050 GDP bình quân đầu người của Việt Nam chỉ vào khoảng 5400 USD chứ không thể là 20.000 USD như ngài nói: http://nguyenvantuan.net/news/6-news/912-pho-thu-tuong-qua-lac-quan
6.     "Sai thì phải sửa, làm 10 việc tốt cũng có thể có một việc sai. Nếu cách chức hết thì lấy ai làm việc. Cứ nói theo quy định của pháp luật, nhưng pháp luật cũng có cái đạo, cứ dẹp đi là bầu không kịp".
Câu này gần giống y với câu của cựu thủ tướng thời Việt nam Cộng hòa, Trần Văn Hương là: “Trị hết tham nhũng thì lấy ai mà làm việc”. Tư tưởng này đã được quán triệt đầy đủ trong việc Bộ Chính trị cho rằng Vinashin làm thất thoát 4,5 tỷ USD, tương đương 4,5% GDP của Việt Nam là chuyện nhỏ, không đáng xử lý kỷ luật ai cả (lưu ý tính về tỷ trọng GDP thì thất thoát từ Vinashin bằng với trận động đất, sóng thần lịch sử đã làm tan hoang Nhật Bản vừa qua).
7.     Ai dám hạn chế không cho các anh phát hành trái phiếu. Chính phủ sẽ không để xảy ra ngừng trệ vốn kinh doanh cho các tập đoàn". Trả lời than thở của Phạm Thanh Bình, TGĐ Vinashin trong cuộc họp ngày 23/4/2008: "Vốn chủ yếu vay từ ngân hàng, nhưng lãi suất cao. Chúng tôi đã trình đề án xin phát hành trái phiếu sáu tháng nay nhưng chưa được phê duyệt".
Và ông Hùng thể hiện quyết tâm này bằng việc quyết liệt ký ban hành văn bản cho phép Vinashin được huy động 20.000 tỷ đồng, trong đó quan trọng nhất là đã chỉ định hay nói đúng hơn là ép các ngân hàng phải cho Vinashin vay 10.000 tỷ trong thời điểm các doanh nghiệp nhỏ và vừa cực kỳ khó khăn vì thiếu vốn. Xin hỏi 10.000 tỷ này bây giờ đã bốc hơi đi đâu rồi, chừng này đủ để kỷ luật ông được chưa? Các ngân hàng phải khoanh nợ và giãn nợ cho Vinashin, mỗi ngân hàng ngàn tỷ bị chôn vốn ở đó thì họ đã được giải cứu bằng cách nào để không bị phá sản? Có phải NHNN đã phải in tiền ra để tái cấp vốn cho các ngân hàng này? Và đó có phải là 1 trong những nguyên nhân đẩy lạm phát hiện nay lên rất cao và chưa có dấu hiệu dừng lại?
Trên đây chỉ là vài tổng kết chưa đầy đủ về những câu nói bất hủ của ông Sinh Hùng, người đã gọi  các DNNN là “anh cả đỏ của nền kinh tế” rồi cho rằng nhà nước nuôi các DNNN ba năm để dùng một giờ. Xin thử hỏi trên khắp thế giới này là doanh nghiệp làm ra tiền để nuôi nhà nước hay nhà nước làm ra tiền để nuôi doanh nghiệp? Và kết quả kinh doanh của các con cưng “anh cả đỏ” và các “cú đấm thép” đã đấm vỡ mặt người tiêu dùng và nền kinh tế Việt Nam này như thế nào có thể đọc bài này là rõ: http://baodatviet.vn/Home/kinhte/Rung-minh-voi-nhung-vu-thua-lo-bac-ty-cua-ong-lon/20114/141587.datviet
Cùng với người đồng sự tốt mã (giẻ cùi) là sếp của ông, ông lúc nào cũng hô hào phải “quyết liệt” thực thi các chính sách này nọ. Xin thưa các ông, trong nền kinh tế thị trường thì cách thức điều hành là phải chủ yếu dựa trên các qui luật thị trường, đặt ra các khuyến khích đúng đắn cho các tác nhân trong nền kinh tế để tự họ làm là chính chứ không phải suốt ngày ban hành các chỉ đạo, chỉ thị, cầm tay chỉ việc theo kiểu duy ý chí. Không thể điều hành nền kinh tế theo kiểu chụp giựt, ngắn hạn theo kiểu “đi tắt đón đường” rồi cho rằng “làm công tác điều hành cũng như người ra trận” (http://toancanh.tamnhin.net/doi-song/58601/Neu-tap-trung-day-tang-truong-lam-phat-se-len.html) như các ông được. Tại sao các nước ngay kế Việt Nam như Thái Lan, Malaysia trong thời gian gần đây chả phải “quyết liệt” điều hành gì cả mà kinh tế vĩ mô của họ ổn định, lạm phát thấp? Lúc nào cũng hô hào “quyết liệt” như các ông chả qua chỉ là thùng rỗng kêu to, càng “quyết” nhiều thì chỉ tổ càng làm đất nước “liệt” đi nhanh hơn thôi. Trong nhiệm kỳ của Chính phủ 5 năm qua liên tục xảy ra lạm phát cao, kinh tế bất ổn. Vẫn những con người với trình độ đó, vẫn những tầm tư duy đó (chưa nói tới những sự tham lam đó) lại tiếp tục nắm giữ các vị trí điều hành chủ chốt của Việt Nam thì đã có thể thấy trước tương lai của kinh tế Việt Nam trong 5 năm tới sẽ như thế nào rồi.
 KT

Thứ Tư, 20 tháng 4, 2011

Nhảy vào hôi của vì thiếu lòng tin?

SGTT.VN - Hình ảnh lợi dụng tình cảnh ngặt nghèo của người khác để chiếm đoạt tài sản (cướp bia, dưa hấu...) được đăng tải trên các phương tiện truyền thông, gây bất bình trong dư luận. Hành động này xảy ra, đơn giản vì thiếu lòng tin. Nếu không ai tin ai, thì chuẩn mực sẽ bị xếp xó.

Một chiếc xe tải chở dưa hấu bị tai nạn lật ngang, khiến dưa bị rơi vãi tung toé trên đường. Người đi đường xúm lại, nhưng không phải để giúp đỡ người lái xe gặp nạn, mà để tranh thủ nhặt dưa mang về nhà làm của riêng...ĐỌC TIẾP
........................................................................................
"Là người chịu trách nhiệm tổ chức cuộc sống xã hội, nhà chức trách, nhà quản lý phải là người đi đầu trong việc xây dựng và củng cố lòng tin đó, trước hết bằng cách tỏ ra mẫu mực trong việc tôn trọng các chuẩn mực được xã hội đề ra, cũng như trong việc xử lý nghiêm minh các vụ vi phạm pháp luật.
Tấm gương của người nắm quyền lực sẽ tạo sức mạnh cổ vũ để toàn xã hội làm theo
."
Nguồn: Sài gòn tiếp thị online

Thứ Ba, 19 tháng 4, 2011

Tin buồn

Cụ Trần Duy Cát là thân sinh bạn Trần Quốc Thắng B3 - K8. Do tuổi cao bệnh nặng đã từ trần ngày 16/4/2011 tại Thành phố HCM. Hưởng thọ 89 tuổi.
Tang lễ được tổ chức từ 10h - 11h30, ngày thứ Năm 21/4/2011 tại nhà tang lễ Bộ quốc phòng số 5 Trần Thánh Tông, Hà nội.
An táng cùng ngày, tại Nghĩa trang quê nhà - Từ liêm, Hà nội.
Bạn Trỗi tập trung viếng lúc 11h, ngày 21/4/2011.

Thứ Hai, 18 tháng 4, 2011

30-4 bạn Trỗi gặp nhau, có thường xuyên quá không?!

Kỳ nghỉ Giỗ tổ 10-3 vừa rồi có nhóm bạn Tr lên chơi SHải, về báo cáo miệng: Vui vẻ, hiệu quả, ... có cao ngựa bạch ngon bổ rẻ, thiếu.
30-4 tới vào T7, chắc lại làm bù, nghỉ bù 3 ngày liền, ae có ý rủ lên, SHải cũng mời. Kịch bản: Nhóm Văn hóa thăm Đền Và, Thành cổ ST, Làng cổ Đường Lâm; Nhóm Thể thao thi đấu Tennis, thêm môn bơi sông Hồng vệ sinh, an tòan; Nhóm Ẩm thực có món; Nhóm Sức khỏe có cao mang về!!!
Note: KH cụ thể xin liên hệ SH. Ảnh: Khai trương CLB Tennis Sông Hồng 9-10-2009

Thứ Bảy, 16 tháng 4, 2011

TÌNH YÊU

Tình yêu qua các môn học

Lịch sử: Tình yêu là cuộc cách mạng giải phóng chủ nghĩa độc thân. Địa lý: Tình yêu là trận động đất trong tâm hồn và trái tim làm ra "núi lửa".
Hóa học: Tình yêu là phản ứng hóa học sinh ra axít.

Vật lý: Tình yêu là lực hút mạnh hơn lực hút của trái đất.

Toán học: Tình yêu là phép trừ của túi tiền, phép chia của trái tim, phép nhân của nhân loại và là phép cộng của mọi rắc rối.

Văn học: Tình yêu là quyển sách dày mà đọc từ trang đầu đến trang cuối ta vẫn không hiểu gì cả...


Đnh nghĩa tình yêu của các chuyên gia

Bác sĩ: Tình yêu là căn bệnh, cần chữa trị bệnh nhân bằng chế độ nằm giường.

Nhà Vật lý: Sao lại gọi tình yêu là căn bệnh được khi mà nó tiêu hao năng lượng nhiều như thế. Phải gọi tình yêu là hoạt động.
Nhà Cơ học: Sao lại gọi tình yêu là hoạt động được, khi mà tổ hợp máy chính vẫn đứng yên? Phải gọi tình yêu là nghệ thuật.

Nhà nghiên cứu nghệ thuật: Sao lại gọi tình yêu là nghệ thuật khi mà ai cũng e ngại phô ra cho người khác xem? Phải nói tình yêu là trò gian lận.

Luật gia: Sao gọi tình yêu là trò gian lận khi mà hai phía đều thỏa mãn. Phải nói tình yêu là hợp đồng sản xuất.

Nhà doanh nghiệp: Sao lại gọi tình yêu là hợp đồng sản xuất được khi mà chi phí tốn kém nhiều hơn giá trị sản phẩm cuối cùng. Phải nói tình yêu là khoa học.

Giáo sư: Sao gọi tình yêu là khoa học được khi mà đám sinh viên làm được còn tôi thì không?

Đnh nghĩa v hôn nhân

1. Hôn nhân xuất phát từ tình yêu. Tình yêu thì mù quáng. Vì vậy hôn nhân là một trường học dành cho người mù.

2. Tình yêu đúng là mù quáng nhưng hôn nhân chắc chắn là một liều thuốc làm sáng mắt ra.

3. Lập gia đình cũng giống như đi nhà hàng với bạn bè - bạn gọi món của bạn và khi thấy món của người khác bạn ước gì lúc nãy mình gọi món đó.

4. Người đàn ông lầm bầm vài tiếng trong nhà thờ và thấy mình có vợ. Một năm sau anh ta lầm bầm gì đó trong giấc mơ và thấy mình đã li dị.

5. Một hôn nhân hạnh phúc là phải có cho và nhận - người chồng cho và vợ anh ta nhận.

6. Một người đàn ông nói: "Tôi không bao giờ biết hạnh phúc là gì cho đến khi tôi lấy vợ.......và sau đó mọi chuyện đã trở nên quá trễ!!"

7. Tình yêu là một giấc mơ dài ngọt ngào, và hôn nhân là chiếc đồng hồ báo thức.

8. Người ta nói rằng khi một người đàn ông nắm tay một phụ nữ trước hôn nhân thì đó là tình yêu; còn sau hôn nhân đó là sự tự vệ.

9. Khi một người đàn ông mới cưới vợ trông vui vẻ, ta hiểu vì sao. Nhưng khi một người đàn ông đã lập gia đình được 10 năm trông vui vẻ, ta tự hỏi vì sao.

10. Trước khi cưới, người đàn ông nói với người yêu rằng anh ta sẽ vượt qua địa ngục vì nàng. Sau đám cưới, anh ta có dịp thực hiện lời hứa ấy.

11. Một người đàn ông thành công là người có thể kiếm được nhiều tiền hơn mức chi tiêu của vợ. Một phụ nữ thành công là người tìm được một người đàn ông như vậy.

12. Định nghĩa của hầu hết đàn ông về hôn nhân: Trả giá quá đắt để quần áo được giặt miễn phí.

13. Cách hữu hiệu nhất để nhớ ngày sinh nhật của vợ bạn là hãy giả vờ quên nó một lần.


ST

Thứ Sáu, 15 tháng 4, 2011

Quốc ca Việt Nam hào hùng nhất thế giới?

Website cracked.com đưa tin Quốc ca Việt Nam - bài Tiến quân ca của nhạc sĩ Văn Cao được xếp thứ nhất trong số các bài quốc ca hào hùng nhất thế giới sau khi lấy ý kiến của người đọc.

Đây là trang tin của Mỹ chuyên thực hiện những thống kê thú vị về lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, khoa học kỹ thuật, xã hội,... trên thế giới với hàng triệu lượt độc giả mỗi ngày.

Theo cracked.com, độc giả đã bình chọn 6 quốc ca hào hùng, xếp lần lượt từ thấp đến cao. Tiến quân ca của Việt Nam giữ vị trí quán quân, hạng nhì là bài La Marseillaire (Pháp), xếp thứ 3 là Independence march (Thổ Nhĩ Kỳ), thứ 4 thuộc về HimThanh nusz (Hungary), thứ 5 là quốc ca Ý: Il canto degli Italiani và thứ 6 thuộc về quốc ca Algeria - Qassaman.
(Theo Thanh niên)
Nhạc và lời bài Tiến Quân ca (Văn Cao)
Tham khảo: Vài tâm sự của nhạc sĩ Văn Cao về Tiến quân ca

Thứ Hai, 11 tháng 4, 2011

Thư giãn: Việt Nam là ngon nhất.

Obama rất hâm mộ Khổng tử, do đó quyết định đến thăm 4 nước trong hệ thống Đạo Khổng. Ngay khi về nước, Obama phải gặp ngay ông anh để kể lể về chuyến thăm này.

Bush: Chú công tác thế nào? Có gì hay không kể anh nghe?
Obama: Dạ em đến Nhật Bản trước tiên ạ.
Bush: Ừ, nước này phát triển lắm đấy, chú thấy sao?
Obama: Dạ, nó bắt em đi bộ gần chết vì nó bảo con Cadillac One của em tốn xăng và có lượng khí thải vượt mức cho phép ạ.
Bush: Ờ, chuyện thường, anh bị rồi. Sau đó đi đâu?
Obama: Dạ em qua Hàn Quốc, định vừa thăm vừa mua ít sâm về biếu anh.
Bush: Ừ, hàng họ ở đó cũng hay phết, anh có mấy con bồ bên đó. Chú thấy sao?
Obama: Dạ, em cũng đi bộ gần chết ạ.
Bush: Ơ, bọn này nó đâu có sợ chết như mấy thằng Nhật???
Obama: Vâng, nhưng dân nó thấy xe em đẹp, nó chặn mẹ nó lại, gắn hoa vào và thi nhau chụp ảnh cưới các kiểu.
Bush: Ừ, anh quên bảo chú bọn Hàn nó sến lắm. Mà sao không tranh thủ bị nó chặn xe, chú không đi nhuộm tóc và làm lại mầu da cho nó giống sao Hàn?
Obama: Dạ tại em bận qua Trung Quốc ạ.
Bush: Sang đó có gì hay không, nó đang tranh chấp hằm hè quyền kiểm soát biển Đông với mình đấy, bọn này nó đông dân nên tinh vi lắm.
Obama: Dạ em không biết, em nghe bọn đàn em tấu là xe Cadillac One của em vừa đến đầu phố, cuối phố mấy thằng Tầu đã làm ra ra bốn cái Cadillac One giống hệt, sửa tên thành Dielac One và còn khuyến mại thêm còi 30 bản nhạc và đèn nháy ạ.
Bush: Ôi, thế chú là may đấy, anh đến chỗ này có tí mà 9 tháng sau chúng nó còn làm ra mấy thằng Bush giống hệt anh thì sao. Thế còn nước cuối cùng?
Obama: Rời Trung Quốc em sang Việt Nam luôn, xưa em có mấy ông chú đi lính nên cũng có vài chỗ quen biết ở đây, sang thăm tiện thể hỏi thăm họ hàng luôn.
Bush: Thế vui vẻ chứ? Nước này thân thiện lắm, không thù hằn mình nữa.
Obama: Vâng, em lái con Cadillac One đi một đoạn nhưng...
Bush: Nhưng sao, nó cấm vì khí thải cao à?
Obama: Dạ không, xe em còn ngon gấp vạn lần xe bus của bọn nó, đi sau xe bus của bọn nó còn đếch nhìn thấy đường, em phải dùng định vị toàn cầu mà lái đó.
Bush: Thế nó lại chặn lại chụp ảnh cưới à?
Obama: Không ạ, dân ở đây vội lắm, em dừng lại đèn đỏ họ còn chửi em là thằng ngu. Nói gì dừng lại chụp ảnh.
Bush: Thế nó lại làm Cadillac One giả à?
Obama: Không ạ, lúc em sang đến nơi thì bọn Trung Quốc đã mang Dielac One sang bán tràn ngập giá rẻ như xe công nông. Dân tình chạy tưng bừng đầy phố làm mấy thằng mật vụ của em đếch biết em đi xe nào, lạc mẹ nó mất.
Bush: Thế túm lại là chú bị làm sao?
Obama: Dạ em vừa dừng xe vào mua bao thuốc, quay ra đã mất mẹ nó đôi gương ạ.
Bush: Ôi giời, ra chợ Giời mà kiếm lại, đúng đôi của mình luôn, giá rẻ, có số chưa anh cho số mấy thằng em???
Obama: Vâng, và em quyết định sẽ chọn Việt Nam để chơi lâu dài ạ.
Bush: Tại sao? Chú vẫn chưa tìm được đôi gương của con Cadillac One à?
Obama: Dạ không, so sánh cả 4 nước em thấy người Việt rất tuyệt. Khả năng lần mò tốt, đi đường bụi thế mà vẫn đi được. Thứ hai là rất năng động, dừng đèn đỏ còn không dám vì sợ muộn. Thứ nữa là hành động rất thẳng thắn và anh hùng. Bẻ gương giữa thanh thiên bạch nhật, không sợ chết như bọn Nhật, không sến như bọn Hàn Quốc và cũng không gian dối như bọn Tầu
Bush: Công nhận. Việt Nam là ngon nhất.

Hải Anh K7 (sưu tầm)

"Nghệ sĩ " sáo trúc trường Trỗi

Hè năm 1967, K8 nhập trường. Lúc đó K8 là những học sinh vừa hết cấp một từ các trường nội trú, các trường phổ thông (làng) ở những nơi sơ tán khác nhau trên miền Bắc tập trung lên trường Trỗi. Khi vào trường nhìn những đàn anh khóa trên rất kính nể trong hoạt động "Văn - Thể - Mỹ" nhất là về những môn thể thao và văn nghệ.
Với bóng đá thì sau này đã có một số cầu thủ bóng đá trong đội CAHN nổi tiếng như Văn Hùng K7 (kiện tướng), Tuấn Sơn K4, Đức Dũng K5; bóng bàn thì có Đoan Hùng K5 đã từng là vô địch giải trẻ (báo Thiếu niên TP) và rất nhiều cao thủ như Chu Hoàng Vân K4, Từ Ngữ K4, Nam "sệ" K?....Về ca nhạc có NSUT Dương Minh Đức...còn các "nhà" này nọ thì vô kể.
Ảnh có tính chất minh họa
Nhưng tôi còn rất nhớ khi ở trường mới, mỗi lần có biểu diễn văn nghệ của trường bao giờ cũng có một tiết mục sáo trúc do một bác K6 biểu diễn, lần thì bài "Anh vẫn hành quân", lần thì "Lý hoài nam" có khi lại là một bài của TQ. Không nhớ tên của "nghệ sĩ" sáo trúc này. Hôm nay nghe trên mạng tiếng sáo của Nghệ sĩ Đinh Thìn qua bài "Lý hoài nam" lại nhớ đến "nghệ sĩ" ấy của K6.
Bác nào nhớ tên thì nhắc lại cho anh em.
"Lý hoài Nam" do NSUT Đinh Thìn trình bày.

Thứ Bảy, 9 tháng 4, 2011

Một chuyện trong thư viện

Bữa trước ra HN, tôi mò vào thư viện QG tìm kiếm thông tin về vụ tòa đại hình Saigon xử 122 đảng viên CS hồi nẳm trên mấy tờ báo cũ thời tây.

Ôm đống báo cũ mèm đã được đóng thành tập, lần dở từng trang và dùng máy chụp hình cá nhân chụp lại những bài mình muốn. Thư viện to thế mà không có dịch vụ photocopy. Trước đó, khi tôi hỏi thì được “em bé” nhân viên trả lời : báo cũ quá, photo sẽ làm hư, rách hết. Nhưng nhìn quanh, không chỉ tôi, mà mấy cháu sinh viên tìm kiếm tài liệu trên các báo mới tinh cũng đều rút máy chụp hình ra “thao tác” cả. Nhưng thôi, đấy không phải là chuyện tôi muốn kể hôm nay.

Đang loay hoay chụp, bỗng có một đọc giả tuổi cũng đã sồn sồn cỡ AE mình lạng qua lạng lại, ghé mắt ngó xem mấy bài trên tờ báo tôi mượn. Cũng không có gì lạ vì tôi là người duy nhất đang đọc cái thứ báo cũ nhất, trông rất ra dáng nhà nghiên cứu.

Một hồi, vừa chụp xong, “ông bạn” đọc giả kia lại làm quen : Thấy anh có vẻ quen quen - … Ờ, xin lỗi, tôi … - Không, tôi nói quen là … vì cái đề tài anh đang nghiên cứu bây giờ không còn người xem nữa. Nãy giờ thấy anh làm việc nên tôi không phá rối. – Anh nói cái đề tài CS? - Ờ…

Sau vài câu trao đổi, 2 đứa tôi ra ngoài hút thuốc. Hỏi thăm mới biết “ông bạn” từng làm việc ở mấy tòa báo TW nay đã nghỉ hưu. - Còn tôi là dân làm ăn, cũng nghỉ rồi, rảnh việc vô đây xem mấy cái đề tài lịch sử mình khoái mà vì lâu nay không có thời gian. Thuần túy là ý thích cá nhân chứ chẳng phải nghiên cứu, làm việc gì – tôi nói.

Vài câu cởi mở, “ông bạn” tâm sự :

- CN CS chỉ tồn tại 75 năm, trong khi phong kiến mấy trăm năm ….

Thấy đề tài hơi nhậy cảm với người mới quen, tôi nói :

- Ờ, tôi là dân làm ăn, chẳng phải cán bộ, công chức gì ráo, tôi nghĩ thế này : Có là chủ nghĩa gì đi nữa thì quan trọng vẫn là phải tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh ..

- Nhưng mà CN CS …

- Từ từ… Ông là nhà báo, lý luận cao siêu, chứ tôi là thằng dân, chỉ cần thấy năm nay sống sướng hơn năm ngoái; hồi trước không dám nghĩ tới chuyện đi thăm quan đây đó, giờ đi du lịch nước ngoài tuy chưa phải thoải mái, nhưng đi được rồi; hồi trước ra nước ngoài, người ta nghĩ mình là TQ, là Thái, là Mã …hay gì đó, còn nay thì thì họ biết là VN … Vậy là ok. Đối với mấy thằng dân như tôi thì đơn giản lắm. Tất nhiên nghe chuyện mấy thằng “ăn uống” ở đâu đó, tôi cũng chẳng thích thú gì. Nhưng cứ từ từ, chứ “rụp” 1 cái như Liên Xô thì “ăn cám” cả đám. Vậy đó, tôi chẳng nghĩ cao siêu làm gì cho nhức đầu.

“Ông bạn” đứng ngớ ra “tắt đài”. Tôi dụi điếu thuốc kết luận : Rất vui được gặp ông. Tới lúc tôi phải đi rồi, ông thấy đấy, mấy thằng bạn nheo nhéo gọi đi nhậu mà đến trễ nó bặt phạt thấy mẹ. Sướng thật, hồi xưa lấy đâu ra đủ rượu mà phạt nhau!

Thứ Sáu, 8 tháng 4, 2011

Giới thiệu bài hát: Chiến Đấu Vì Độc Lập Tự Do

Theo yêu cầu của 4SG:
"Đọc bài của báo Lao Động xong, tôi thấy Ban Tuyên giáo TW nên khôi phục lại các tên tuổi AH thời 77- 88 như Lê Đình Chinh..., các bài hát như "Tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới..." Có pác nào giới thiệu cho AE nghe lại." 
Đó là bài hát:
Chiến Đấu Vì Độc Lập Tự Do của nhạc sĩ Phạm Tuyên. 'Chiến đấu vì độc lập tự do' là bài hát do nhạc sĩ Phạm Tuyên sáng tác vào đêm ngày 17 tháng 2 năm 1979, khi nghe tin chiến tranh biên giới Việt-Trung bùng nổ vào sáng ngày hôm đó. Ca khúc này thường được gọi bằng cái tên không chính thức là Tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới - câu đầu tiên trong ca từ.
Bài hát được phổ biến rất nhanh chóng. Dàn hợp xướng Đoàn ca nhạc Đài tiếng nói Việt Nam thu thanh ngày 20 tháng 2 năm 1979. Ngày 9 tháng 3, năm 1979 bài hát được đăng trên báo Nhân Dân.
Khi quan hệ ngoại giao Việt Nam Trung Quốc được cải thiện, theo thỏa thuận giữa hai nước, nhằm bình thường hóa hoàn toàn quan hệ, bài hát này cùng với một số bài khác không còn được lưu hành trên các phương tiện thông tin đại chúng. Theo lời kể của nhạc sĩ Phạm Tuyên, có nhà xuất bản muốn in bài hát này trong một tuyển tập ca khúc của thời kỳ nhưng đề nghị nhạc sĩ sửa lại một số từ trong lời bài hát. Ông không đồng ý và bài hát không được đưa vào tuyển tập. (Theo Wikipedia)
Dưới đây là lời của bài hát.

Tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới
Gọi toàn dân ta vào cuộc chiến đấu mới
Quân xâm lược bành trướng dã man, đã dày xéo mảnh đất tiền phương
Lửa đã cháy và máu đã đổ, trên khắp dải biên cương
Đất nước của ngàn chiến công, vẫn sục sôi khí thế hào hùng
Những Chi Lăng, Bạch Đằng, Đống Đa... đang gọi tiếp thêm những bản hùng ca!
Việt Nam! Ôi nước Việt yêu thương!
Lịch sử đã trao cho người một sứ mạng thiêng liêng
Mang trên mình còn lắm vết thương, Người vẫn hiên ngang ra chiến trường
Vì một lẽ sống cao đẹp cho mọi người
Độc Lập - Tự Do! 
Dàn hợp xướng Đài TNVN trình bày:

PS: Trước hôm 17/2/2011 tôi đã có ý định giới thiệu bài hát này. Nhưng không may đúng hôm 17/2/2011 tôi mắc việc nên chưa thực hiện được. Hôm nay nhân có đề nghị của 4SG, xin giới thiệu lại bài hát này của nhạc sĩ Phạm Tuyên.