Bài ca Trường Nguyễn Văn Trỗi

Nhạc và lời: Hồng Tuyến

Thứ Bảy, 23 tháng 4, 2011

Những câu nói "bất hủ" của ngài PTT Nguyễn Sinh Hùng.

Dưới đây xin điểm lại vài câu nói bất hủ của ngài Phó thủ tướng để mọi người xem thử đóng góp của Ngài cho sự khó khăn hiện nay của Việt Nam lớn đến chừng nào.
1.     “Với những chính sách điều chỉnh thị trường hiện nay, tôi đảm bảo TTCK sẽ lên giá và có chất lượng hơn. Nếu là nhà đầu tư chứng khoán thì lúc này tôi sẽ mua cổ phiếu”. Trả lời phỏng vấn Báo Tuổi trẻ ngày 6/3/2008 http://nld.com.vn/217238P1010C1002/that-chat-nhung-phai-linh-hoat.htm
2.     "Thị trường đã giảm đến đáy, nên trong điều hành Chính phủ quyết tâm không để giảm thêm. Thời điểm này, nếu nhà đầu tư nào bán tháo cổ phiếu thì sẽ thất bại, ngược lại người nào có quyết định mua vào thông minh sẽ thắng".
Đây là khẳng định của ngài PTT Nguyễn Sinh Hùng tại Lễ kỷ niệm ba năm thành lập và đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba của Trung tâm giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HASTC) ngày 19/3/2008
Khi ngài PTT nói 2 câu trên thì chỉ số giá chứng khoán đang đứng ở mức khoảng trên dưới 600 điểm, sau thời điểm ngài PTT phát biểu thì mọi người đều biết giá chứng khoán đã đi xuống một lèo và đáy thực sự của TTCK là khoảng 220 điểm.
3.     “Tôi thì vẫn chưa lo” Ngày 8/6/2010, PTT vừa cười vô tư vừa nói câu này khi được các phóng viên hỏi về những lo ngại về hiệu quả kinh doanh tại Vinashin trong kỳ họp Quốc hội. Chỉ 1 tháng sau, tháng 7/2010, thông tin về vụ bê bối ở Vinashin bung ra (đương nhiên là ông không phải lo rồi, có mất gì tiền của ông đâu mà ông lo).
4.     “Việt Nam không thể không làm đường sắt cao tốc” Trả lời chất vấn trước Quốc hội vào ngày 12/6/2010
Sau đó Quốc hội đã bác dự án xây dựng ĐSCT. Vậy theo ông Hùng thì Quốc hội đã đi ngược lại xu thế đi lên của đất nước?
5.     “GDP năm nay của Việt Nam tuy chỉ có 106 tỷ USD, nhưng đến 2020 sẽ tăng lên 300 tỷ USD và năm 2030 là 700 tỷ, đến 2040 ước đoán cỡ 1,2 - 1,4 nghìn tỷ USD. Đến 2050, khi hoàn thành toàn tuyến, con số đó dự kiến sẽ tăng gấp đôi”. "Thu nhập bình quân đầu người hiện nay là 1.200 USD, nhưng với tốc độ tăng trưởng kinh tế tương lai thì đến 2020 sẽ là 3.000 USD, và lần lượt tăng lên mức 6.000, rồi 12.000 và sẽ đạt 20.000 vào năm 2050". Ngài PTT giải thích về những lo ngại của các đại biểu Quốc hội là Việt Nam không đủ nguồn lực làm ĐSCT.
Không hiểu ngài PTT lấy con những con số trên từ những cơ quan tham mưu nào, dùng tỷ giá hối đoái là bao nhiêu chứ TS.Nguyễn Văn Tuấn khi tính trực tiếp bằng đồng USD thì cho ra con số bé hơn nhiều. Tới năm 2050 GDP bình quân đầu người của Việt Nam chỉ vào khoảng 5400 USD chứ không thể là 20.000 USD như ngài nói: http://nguyenvantuan.net/news/6-news/912-pho-thu-tuong-qua-lac-quan
6.     "Sai thì phải sửa, làm 10 việc tốt cũng có thể có một việc sai. Nếu cách chức hết thì lấy ai làm việc. Cứ nói theo quy định của pháp luật, nhưng pháp luật cũng có cái đạo, cứ dẹp đi là bầu không kịp".
Câu này gần giống y với câu của cựu thủ tướng thời Việt nam Cộng hòa, Trần Văn Hương là: “Trị hết tham nhũng thì lấy ai mà làm việc”. Tư tưởng này đã được quán triệt đầy đủ trong việc Bộ Chính trị cho rằng Vinashin làm thất thoát 4,5 tỷ USD, tương đương 4,5% GDP của Việt Nam là chuyện nhỏ, không đáng xử lý kỷ luật ai cả (lưu ý tính về tỷ trọng GDP thì thất thoát từ Vinashin bằng với trận động đất, sóng thần lịch sử đã làm tan hoang Nhật Bản vừa qua).
7.     Ai dám hạn chế không cho các anh phát hành trái phiếu. Chính phủ sẽ không để xảy ra ngừng trệ vốn kinh doanh cho các tập đoàn". Trả lời than thở của Phạm Thanh Bình, TGĐ Vinashin trong cuộc họp ngày 23/4/2008: "Vốn chủ yếu vay từ ngân hàng, nhưng lãi suất cao. Chúng tôi đã trình đề án xin phát hành trái phiếu sáu tháng nay nhưng chưa được phê duyệt".
Và ông Hùng thể hiện quyết tâm này bằng việc quyết liệt ký ban hành văn bản cho phép Vinashin được huy động 20.000 tỷ đồng, trong đó quan trọng nhất là đã chỉ định hay nói đúng hơn là ép các ngân hàng phải cho Vinashin vay 10.000 tỷ trong thời điểm các doanh nghiệp nhỏ và vừa cực kỳ khó khăn vì thiếu vốn. Xin hỏi 10.000 tỷ này bây giờ đã bốc hơi đi đâu rồi, chừng này đủ để kỷ luật ông được chưa? Các ngân hàng phải khoanh nợ và giãn nợ cho Vinashin, mỗi ngân hàng ngàn tỷ bị chôn vốn ở đó thì họ đã được giải cứu bằng cách nào để không bị phá sản? Có phải NHNN đã phải in tiền ra để tái cấp vốn cho các ngân hàng này? Và đó có phải là 1 trong những nguyên nhân đẩy lạm phát hiện nay lên rất cao và chưa có dấu hiệu dừng lại?
Trên đây chỉ là vài tổng kết chưa đầy đủ về những câu nói bất hủ của ông Sinh Hùng, người đã gọi  các DNNN là “anh cả đỏ của nền kinh tế” rồi cho rằng nhà nước nuôi các DNNN ba năm để dùng một giờ. Xin thử hỏi trên khắp thế giới này là doanh nghiệp làm ra tiền để nuôi nhà nước hay nhà nước làm ra tiền để nuôi doanh nghiệp? Và kết quả kinh doanh của các con cưng “anh cả đỏ” và các “cú đấm thép” đã đấm vỡ mặt người tiêu dùng và nền kinh tế Việt Nam này như thế nào có thể đọc bài này là rõ: http://baodatviet.vn/Home/kinhte/Rung-minh-voi-nhung-vu-thua-lo-bac-ty-cua-ong-lon/20114/141587.datviet
Cùng với người đồng sự tốt mã (giẻ cùi) là sếp của ông, ông lúc nào cũng hô hào phải “quyết liệt” thực thi các chính sách này nọ. Xin thưa các ông, trong nền kinh tế thị trường thì cách thức điều hành là phải chủ yếu dựa trên các qui luật thị trường, đặt ra các khuyến khích đúng đắn cho các tác nhân trong nền kinh tế để tự họ làm là chính chứ không phải suốt ngày ban hành các chỉ đạo, chỉ thị, cầm tay chỉ việc theo kiểu duy ý chí. Không thể điều hành nền kinh tế theo kiểu chụp giựt, ngắn hạn theo kiểu “đi tắt đón đường” rồi cho rằng “làm công tác điều hành cũng như người ra trận” (http://toancanh.tamnhin.net/doi-song/58601/Neu-tap-trung-day-tang-truong-lam-phat-se-len.html) như các ông được. Tại sao các nước ngay kế Việt Nam như Thái Lan, Malaysia trong thời gian gần đây chả phải “quyết liệt” điều hành gì cả mà kinh tế vĩ mô của họ ổn định, lạm phát thấp? Lúc nào cũng hô hào “quyết liệt” như các ông chả qua chỉ là thùng rỗng kêu to, càng “quyết” nhiều thì chỉ tổ càng làm đất nước “liệt” đi nhanh hơn thôi. Trong nhiệm kỳ của Chính phủ 5 năm qua liên tục xảy ra lạm phát cao, kinh tế bất ổn. Vẫn những con người với trình độ đó, vẫn những tầm tư duy đó (chưa nói tới những sự tham lam đó) lại tiếp tục nắm giữ các vị trí điều hành chủ chốt của Việt Nam thì đã có thể thấy trước tương lai của kinh tế Việt Nam trong 5 năm tới sẽ như thế nào rồi.
 KT

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét