Bài ca Trường Nguyễn Văn Trỗi

Nhạc và lời: Hồng Tuyến

Thứ Bảy, 30 tháng 7, 2011

Phúc hay hoạ

Chuyện là đã có ông quan rút súng đe bắn người tài xế không chịu nhường đường cho xe ông _ Chuyện nhỏ, dân sợ quan , quá thường.! Ấy vậy mà vừa rồi lại có mấy ông quan tỉnh sợ dân, mới thật lạ !
Quan biết sợ dân mà lắng nghe dân thì đúng là đại phúc cho đất nước, nhưng có lẽ chẳng bác nào dám tin điều này. Các bác có lý đấy! Ông quan này đâu sợ dân đen mà là ông sợ dân biểu, nhưng cái cách ông sợ mới là chuyện đáng nói.
Nguyên là cái vụ bà Yến một đại gia giàu có, hôm nay bỗng trở thành bà Nghị. Xin lỗi các bác ! Không phải bỗng dưng mà là có đề cử giới thiệu, có hiệp thương, có kiểm tra tư cách và có bầu cử đàng hoàng tại tỉnh nhà đấy ạ. Tôi cũng lại phải xin lỗi các bác cái nữa, vì rằng hàng loạt cái chữ "có" kia (Đề cử, hiệp thương và kiểm tra…) tôi viết là do thấm nhuần cái luật bầu cử ta phải rứa cho nó dân chủ, chứ thực tình tôi không được chứng kiến mấy vụ ấy. Riêng đi bầu thì tôi dám chắc, vì hôm ấy tôi đi làm nghĩa vụ công dân từ sáng sớm để còn về nhà phải làm nghĩa vụ linh tinh trong gia đình nữa.
Xem TV thấy thắng lợi tưng bừng quá, QH kỳ này toàn những người tài đức cả, được mùa học vấn, tỉ lệ giáo sư, tiến sĩ cao là thế, tin tưởng lắm !…Đùng cái, đúng hôm họp phiên đầu tiên của Quốc Hội thì :
Báo CCB Việt Nam nhận được đơn kiến nghị của một số cán bộ có trách nhiệm ở tỉnh Long An đề nghị Quốc hội (QH) và các cơ quan bảo vệ pháp luật xem xét tư cách ĐBQH của bà Đặng Thị Hoàng Yến.
Rồi các báo mạng đưa tin, hình ảnh bà Yến, nực cười nhất là xem Clip bả đứng trên bục cười hí há.., không biết mấy bác lãnh đạo ngồi dưới thấy sao chứ tôi coi thấy chướng lắm . Dân mạng bình luận là vô duyên nhất, đúng là vô duyên thật ! Nhưng thôi mà, các bác lãnh đạo còn nhịn được cho qua, dân mạng có chê cười thì bà ta vẫn vào được QH. Đời còn khối cái vô duyên và nực cười hơn thế.
Các bác cứ đọc kỹ bản kiến nghị mà báo CCB đăng tải xem, có thấy nó cũng nực cười và vô duyên không nào (?)
Người viết kiến nghị gửi TW tố cáo bà Yến không ký tên thì cho là “nặc danh” nhưng chưa chuẩn ạ, các bác chịu khó đọc kỹ phần này xem nên gọi như thế nào ?
Để tránh hậu họa cho Đảng, là cán bộ lãnh đạo chủ chốt của tỉnh Long An - chúng tôi cũng đã sơ bộ trao đổi với nhau phải kiến nghị với T.Ư xem xét lại tư cách ĐBQH của bà Đặng Thị Hoàng Yến và ông Đặng Thành Tâm, không để họ ở QH.Với tôi hiểu thì đây là một vị lãnh đạo chủ chốt tỉnh, lại còn “ .. chúng tôi có sơ bộ trao đổi với nhau phải kiến nghị với TW…” Trước khi gửi kiến nghị đã trao đổi thì rõ bản kiến nghị này mang tính tập thể nữa, một bảo đảm khá an toàn trong các vụ việc vậy mà không ông nào chịu ký thì tôi cứ tạm gọi là “ Các Lãnh đạo nặc danh “.
Lại sợ bị trù dập đây, khổ thế ! Quan tỉnh chống tiêu cực mà còn sợ bị trù dập thì dân đen sợ đến thế nào?
Chuyện là bà Yến đầu tư làm ăn mấy năm nay ở Long An như thế nào chỉ có các ông tỉnh biết. Không có ủng hô của lãnh đạo tỉnh bà Yên làm sao về Long An làm ăn được.
Rồi bà Yến được giới thiệu đề cử ở Long An như thế nào cũng chỉ các ông ấy biết thôi. Ai giới thiệu bà Yến về Long An, các ông đều biết cả (?) Hội đồng bầu cử vẫn do các ông lãnh đạo mà sao lúc xem xét tư cách ứng cử viên không ông nào nhớ ra bà Yến là rất thiếu tư cách và rất nguy hiểm nhỉ ?
Đúng ra thì “ Các Lãnh đạo nặc danh “ này có quyền và trách nhiện phải sàng lọc, kiểm tra tư cách các ứng cử viên tại địa phương mình. Có quyền trong tay không chịu làm, biết bà ta không đủ tư cách lại “ ngậm miệng...” không chịu nói, để sau bầu cử tự nhiên trỗi dậy cái ý thức “vì dân vì nước” mới viết kiến nghị lên TW thì thật nực cười.
“ Các Lãnh đạo nặc danh” sợ ai ? Tôi cho rằng các ông kiến nghị đúng, ai trù dập mà phải sợ, các ông vẫn khuyên dân làm thế. Cái bà Yến vào được QH cũng do lỗi hệ thống cả thôi:
- TW nhét bà ấy về tỉnh nhà mà không kiển tra tư cách
- Dân Long An nữa - Dân đen cóc biết gì mà cứ bỏ phiếu cho nó.
Còn các ông tự thấy không có lỗi nhưng buồn cho những trớ trêu gặp phải và sợ ! Không chỉ sợ trên mà sợ cả cái bà lắm của nhiều tiền nữa, chả là trước đó vẫn tươi cười hữu hảo không lẽ giờ nói: chính tao kiện mày đó !
Khó quá ! Khó quá ! Đành nhờ TW mà viết kiến nghị này.

Thằng em K9

( Hãy yên nghỉ với tất cả tình cảm chân thành nhất anh dành cho chú ) .
Khi xuất hiện với vẻ nhâng nháo coi mọi người không ra gì, anh đã rất ghét chú. Rồi cách xưng hô mày tao với cả anh làm anh thấy chú là một kẻ không thể chơi được, anh vốn cổ hủ mà.
Thế rồi trong những đêm lạnh giá của mùa đông chúng mình đã chung giường và chung chăn để sưởi ấm cái giá lạnh của miền xứ Lạng. Những lần nhảy tường bị vệ binh đuổi chúng mình đã thoát rất ngoạn mục và đi chơi đến tối mới về.
Ngày đó chú còn rất trẻ, đẹp trai và đá bóng rất giỏi. Mỗi khi chiều về lũ trẻ con vẫn đứng ở cổng trường VHQĐ LS thấy chú đều hô: 1...2...3... chú Tiến ơi.
Chúng nó hô nhiều lần như vậy cho đến khi chú vào trận đá bóng mới thôi.
Anh có nhiều kỷ niệm với chú, chú là người tình nghĩa và chu đáo. Chú sống đơn giản nhưng nguyên tắc. Anh nhiều tuổi hơn chú nhưng cách cư xử anh vẫn thường phải học chú. Chú quan tâm, lắng nghe và chia sẻ. Cốt cách của chú là cốt cách của lãnh tụ. Chú rất ghét nói về mình, về nguồn gốc của chú. Chú dân dã và hòa đồng và quan tâm đến cả những kẻ hèn yếu nhất. Từ chỗ anh rất ghét chú, anh đã thành kẻ ngưỡng mộ chú. Nhiều người vẫn không hiểu chú vì vẻ bên ngoài chú như một gã xe ôm, cách sống dân dã như một lão nông và phóng khoáng như một kẻ thắng bạc dù chú không biết gì về cờ bạc. Những ngày cuối cùng của chú với bệnh ung thư nhưng chú đã chịu đựng như không có gì xảy ra. Chú đã kiên cường chịu cái đau bệnh tật và tỏ ra đó là chuyện nhỏ. Anh đã ôm chú vào lòng an ủi mà lòng đau nhức nhối bởi sự chia xa không còn lâu nữa.
Bây giờ mộ chú đã xanh cỏ, chú đã yên nghỉ nhưng trong lòng anh lại dậy sóng .
Làm sao để làm được những điều như chú đã làm và hoài mong.
Lạng Sơn 30.7.2011. Nhớ về một chú em K9 và người bạn chung thủy Nguyễn Tài Tiến em anh Nguyễn Tài Trung K2 con bác Lê Văn Lương .

Thứ Sáu, 29 tháng 7, 2011

Bạn Trỗi Nha Trang

Nha Trang vào mùa du lịch đông vui, khách Tây Ta đầy phố nhưng không nhốn nháo sôi nóng như Sài Gòn, Hà Nội. Chiều về yên ả đón những cơn mưa ngắn làm diu mát đường phố. Ở Nha Trang những 5,6 này thì ngoài việc “ Phục vụ “ bà thị xã và lũ nhóc đi thăm các danh thắng cũng phải tranh thủ tìm gặp bạn Trỗi địa phương tán dóc giải khuây chớ..
( Thạnh Mì K5, Anh Hoa K4, Tiến bồ, Ba Châu_ Ngồi tại nhà Ba Châu )
Tất nhiên là tôi phải nhắm và bám mấy ông Trỗi K7 trước tiên.
Ông Lương K7 có khách sạn Thiên Việt loại 2 sao rưỡi, tội gì không đến ! Tiện sắp xếp chỗ ăn ở cho gia đình lại thoả mãn tán dóc riêng tư. Bạn OK ngay, đến nơi mới biết bạn phải từ chối mấy ông bạn làm ăn, quen hồi bên Nga để dành phòng cho mình, hơi phiền, đang mua du lịch mà !
Khách sạn tuy chỉ 2,5 sao thôi ( Không được 3 sao vì thiếu phòng hội nghị ) nhưng với mấy anh em máu “ Phượt “ như tôi và bác HuuThanh thì quá sang rồi, cái chính là bà thị xã và mấy nhóc ở bển về hài lòng là ổn. Mừng cho bạn có chỗ làm ăn phát triển, lại mừng hơn khi biết bạn vẫn tiếp tục phát huy, mở rộng hoạt động nghành kinh doanh mới: Đầu tư khu dịch vụ thuỷ sản.
Chúc bạn tiếp tục kinh doanh thành công, ngày càng hiệu quả.
Phần còn lại trong anh em K7 và chắc là cả các khoá khác nữa đều đã về hưu, ai còn đi làm thì cũng là làm thêm làm nếm cho vui, để có tí đỉnh đưa cay khỏi phiền đến cái “két một chiều” khó tính nhà mình. Đã là cái loại không quan chức, không doanh nghiệp thì là loại tỉ phú thời gian gặp nhau không khó. Rồi thì cũng có hai buổi ngồi với nhau, tầm tầm thì quán nhậu vỉa hè, sang chút thì nhà hàng đặc sản(hôm dự khai trương cơ sở dịch vụ của Lương). Thành phần chủ yếu là K7 có thêm bác Hoa k4, bác Thạnh Mì k5 góp vui. Ngồi đâu cũng vậy:
- Là ôn cũ, là mày mày tao tao, cười !
- Là chuyện hôm nay, là bức xúc, chửi đổng !
- Là chọc nhau, chọc các cháu phục vụ
Nói chung là nhiều chuyện nhưng vui và dễ thương ! Chuyện mấy anh già muôn thủa vẫn thế ! Hôm sau tỉnh rượu, lại chở nhau đi thăm bạn ốm ( Chí Thành ốm nên không đến được), lại nhẹ nhàng lịch sự, nghiêm trang rất Trỗi !
( Anh em Trỗi chụp cùng vợ chồng Lương K7 trong lễ khai trương cơ sở dịch vụ thuỷ sản)
Mấy ngày ở Nha Trang đôi lần gặp bạn Trỗi thấy cũng nhiều chuyện để nói, nhưng để khi rảnh xin được kể sau. Việc hôm nay, tôi xin có lời cảm ơn các bạn Trỗi Nha Trang đã gặp.

Mếu .

Mọi người xem cô em họ Đặng rồi , cười nhiều rồi còn bây giờ thì mếu nhé
"Liệu có phải đây là "hội chứng" do xem qúa nhiều phim ảnh Trung Quốc, nên người ta "a dua" một cách mù quáng không... Nhưng những nhà quản lý chính quyền, quản lý văn hóa du lịch ở Đà Lạt, chả lẽ cũng lại ngây thơ đến nỗi cũng "nhiễm bệnh" như thế?"
"Vạn Lý Trường Thành Đà Lạt"?

Tin buồn.

Bạn Trỗi nhận tin mẹ bạn Phùng Thanh Sơn K8 đã mất tại Nha Trang.
Bạn PS đang trên đường ra NT, chi tiết tang lễ sẽ thông báo sau.

Du Nam

Nhân có đề tài báo cáo ở Hội nghị Nội khoa Toàn quốc tổ chức tại Bệnh viện Thống Nhất, vợ chồng Bs Học nam tiến kết hợp HNKH và “Tuần trăng mật xế chiều”; ngang qua Qui Nhơn rủ rê thấy vui vợ chồng Nhất Trung hưởng ứng đi luôn. Thế là có nhiều tin và hình của chuyến “du hý” xin gửi dần để các ACE thưởng lãm.


Gặp gỡ Qui Nhơn



Xách túi đi luôn


Hội tụ Nha Trang



Gặp anh Chiến (anh KQ) tại Phan Thiết

“Bốc” tại Vườn Long khánh



Thăm Thú Đại Nhất Nam



“Tưởng niệm Ngày ấy của bác C !”



Đường lên Tây Ninh



 Thánh thất Cao Đài


 Nội thất tòa thánh

 Trung tâm vũ trụ ?

 Nghĩa địa Cực lạc (với các bài thơ Hoài niệm - Ly biệt)

 Khuân đồ ở Siêu thị Miễn thuế Mộc hóa

 Tạm biệt Mộc Hóa

 Kỷ niệm cửa khẩu



Thứ Năm, 28 tháng 7, 2011

Mời các bác uống thuốc "bổ"

"Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ"
Hôm nọ khi đăng nhận xét vào bài của bác Tt bên Bạn Trỗi, trước khi nhận xét em đã được "uống" mấy chục thang thuốc bổ từ em tân "Nghị sĩ " này. Các cụ vẫn dạy: "Ăn một mình đau tức, làm một mình cực thân". Mời các bác cứ dùng "thuốc bổ" thoải mái nhé! để em đỡ đau tức. Thuốc này là của em Đặng Thị Hoàng Yến "tân" Đại biểu quốc hội khóa XIII cung cấp.
(Lưu ý: Khi xem clip nhớ bật to loa)

Đồng đất Lý Sơn.


Lý Sơn là một hòn đảo hình thành từ ba ngọn núi lửa cũ, địa hình và đất đai trên đảo từ nham thạch phun trào đã qua hàng nhiều triệu năm. Lý Sơn còn mang một tên khác là Cù lao Ré, cái tên của ông cha đặt ra từ thuở đi khai phá miền đất này theo một loài cây hoang dại mọc nhiều trên đồng đất nơi đây.
Bài và ảnh: ĐN, Hữu Thành.

Thứ Tư, 27 tháng 7, 2011

Một bài thơ hay

Những huyết cầu Tổ quốc

Xin lỗi con!
Khi hôm qua ôm con
Có một phút giây, ba chợt xiết con vào lòng hơi mạnh
Ba làm con đau!

Bởi hôm qua
Ba đọc câu chuyện về đồng bào mình – những huyết cầu* Tổ quốc.
Máu lại tuôn…, xô dập, mảnh ván tàu…

Con ơi
Ba sẽ kể con nghe
Câu chuyện những ngư dân
Đang hóa thân thành hồng cầu*
để Trường Sa, Hoàng Sa
Vẫn là thịt trong huyết hình Tổ quốc.

Con phải khắc tâm
Câu chuyện những bạch cầu*:
là 58 người lính Việt Nam chết giữa Hoàng Sa.
là 64 người lính Việt Nam chết giữa Trường Sa.
Những con số sẽ không là con số
Khi ngẩng đầu: Tổ quốc 4000 năm.

Mỗi con đường – mạch máu đất nước mình
Vết thương đạn bom vừa yên trong đất
Vọng phu còn trên nét mặt mồ côi.
Nhưng những mũi tàu vẫn xẻ trùng khơi
Nơi sóng rẽ cũng là nơi máu chuyển
Và trong mỗi người Việt mình có mạch máu nối liền với biển
Mạch máu này con phải thấy bằng tim
Nếu một ngày sóng nộ, cường lên
Giữa lòng Việt bốn nghìn năm cũng dậy.

Thứ lỗi cho ba
Khi bài thơ đầu đời cho con, không thể bình yên!
Kẻ thù lăm le cướp biển nước mình
Đất nước bốn nghìn năm trên sóng
Đừng quên: sau lời thề, lông ngỗng…
Giai nhân, huyết ngọc đổ bên trời.

Một ngày
Khi con nếm trên môi,
Con sẽ thấy máu mình vị mặn.
Bởi trong máu luôn có phần nước mắt
Ta hiểu căm thù, ta biết yêu thương.

Con sinh ra rạng rỡ một huyết cầu
Của đất nước bốn nghìn năm không ngủ
Để điều này lớn lên con hiểu
Bây giờ, ba phải kể cùng con.

Tác giả : Đinh vũ hoàng Nguyên ( Blog lão thày bói già )

Thứ Ba, 26 tháng 7, 2011

"Sinh nhật" Út Trỗi

16h24 ngày 27/7/2007 bài đầu tiên được đăng trên Út Trỗi. Trải qua 4 năm Út Trỗi đã được anh em, bạn bè trong và ngoài trường tin cậy chung tay xây dựng nên. Đúng với mục đích ban đầu, Út Trỗi đã và đang là nơi gặp gỡ, gửi gắm chia sẻ nhiều tâm sự riêng tư, nỗi trăn trở trong cuộc sống...của nhiều anh em bạn bè trong và ngoài trường Trỗi. Tuy số liệu thống kê về lượng truy cập đến Út Trỗi do "Blogger" cung cấp là tương đối lớn nhưng điều đó không có ý nghĩa gì với tình cảm của anh em, bạn bè đã giành cho ÚT TRỖI trong 4 năm qua. 
Qua đây chân thành cảm ơn sự đóng góp của tất cả các bạn. Hy vọng Út Trỗi vẫn sẽ là nơi trao đổi, gửi gắm tin cậy của mọi người!
     

Thứ Hai, 25 tháng 7, 2011

Đáp lời sông núi

Tại cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại SG, một thanh niên đi biểu tình cùng cả vợ con, cất cao tiếng hát bài ĐÁP LỜI SÔNG NÚI của Trúc Hồ một cách rất khí thế. Giới thiệu bài hát này để các bác đánh giá.


ĐÁP LỜI SÔNG NÚI
Sáng tác: Trúc Hồ
Biểu diễn Hợp ca Asia

Đáp lời sông núi, anh em ta đáp lời sông núi,
Tổ quốc lâm nguy, xương máu này ta nguyện hiến dâng.
Đáp lời sông núi, anh em ta đáp lời sông núi,
Quyết bảo vệ giang san, ta thà chết cho quê hương.


Đây muôn triệu con tim, đây muôn triệu khối óc,
Cùng giòng máu Việt Nam.
Đây Hưng Đạo Vương, đây Lý Lê Trần,
Bốn ngàn năm, chưa một lần khuất phục ngoại xâm.


Đáp lời sông núi, anh em ta đáp lời sông núi,
Tổ quốc lâm nguy, xương máu này ta nguyện hiến dâng.
Đáp lời sông núi, anh em ta đáp lời sông núi,
Quyết bảo vệ giang san, ta thà chết cho quê hương.


Quyết bảo vệ giang san, từng tấc đất, từng cây cỏ,
Từng phố phường, từng con đường, từng bờ biển quê hương.
Đáp lời sông núi, anh em ta đáp lời sông núi,
Tổ quốc lâm nguy, xương máu này ta nguyện hiến dâng.


Đáp lời sông núi, anh em ta đáp lời sông núi,
Quyết bảo vệ giang san ta thà chết cho quê hương.
Đây muôn triệu con tim, đây muôn triệu khối óc,
Cùng giòng máu Việt Nam.
Đây Hai Bà Trưng, đây Lý Lê Trần,
Bốn ngàn năm chưa một lần khuất phục ngoại xâm.


Đáp lời sông núi, anh em ta đáp lời sông núi.
Tổ quốc lâm nguy, xương máu này ta nguyện hiến dâng.
Đáp lời sông núi, anh em ta đáp lời sông núi,
Quyết bảo vệ giang san, ta thà chết cho quê hương.
VIỆT NAM, VIỆT NAM, VIỆT NAM...

Lại nhậu nhé .

Các bạn nhậu thân mến . Nếu rảnh xin hãy cùng tôi đến nhà hàng sang trọng này để nhậu . Chúng ta sẽ dùng món lẩu hoành tráng này để không bao giờ quên . Chú ý : Ăn xong mà chửi thề là " ngộ " ... mời tiếp đấy .

“Thần chú”

Có một chuyện cũ thật 100% mà lâu nay tôi vẫn thường kể khi trà dư tửu hậu, nhưng không viết lên vì thấy nó nhố nhăng quá và chuyện này cần phải có diễn tả thì mới cảm nhận hết “ý nghĩa” của nó. Tuy vậy, hôm nay vẫn viết gởi AE xem cho vui (AE cần phải tưởng tượng ra các âm thanh nha!)
Nhớ hồi C61 ở Y Trung, có cái nhà cầu nằm riêng biệt sau dãy nhà ở. Một lần tôi đang ngồi bỗng nghe tiếng hát “Ta hải hang …” rất hùng dũng vang lên. Ủa, không lẽ có ai vừa hát vừa “hành tiến” đi cầu? Tiếng hát ngày một gần và đúng là đang tiến tới nhà cầu thật. Nghe giọng hát thì biết ngay là 1 “chú” GPQ đang hát. Thời gian đó có khoảng 1 tiểu đội GPQ TQ đóng trong cái nhà nho nhỏ gần đó cũng dùng chung nhà cầu này. “Chú” tiến vào nhà cầu, bước vào ngăn cách nơi tôi ngồi khoảng 2 – 3 ngăn gì đó (nên có lẽ “chú” nghĩ chỉ có 1 mình mình trong nhà cầu?). “Chú” vẫn tiếp tục hát cho đến hết bài xen lẫn với nhữngtiếng mở - cài cửa, tiếng tháo dây nịt loảng xoảng. Khi hết bài hát “chú” tiếp tục đọc những câu quen thuộc thường có mà AE mình vẫn nghe trong thời gian đó. “Uầy ta xủng xoảng, uầy ta … ịị ….linh tinh …. ị ị …. Mao chủ …. ị ị ị …. sỉ …. ị …. oan xâ …. ị ị … ây … oan oan …. ị ị ị …. xây …ây ……” kết thúc là tiếng thở phào nhẹ nhõm. Chắc là ra rồi!? Tôi sực nhớ tới những câu chuyện đã từng nghe hồi trước khi đi TQ: Mao tuyển là “thần chú” của dân TQ bấy giờ. Nhiều diễn viên xiếc ra biểu diễn té lên té xuống. Song sau khi đọc 1 đoạn Mao tuyển thì biểu diễn trơn tru(?). Phải chăng “chú” GPQ này bị táo bón nên đang áp dụng phương pháp “thần chú” đó chăng? Chẳng hiểu có tác dụng gì với “chú” không? Nhưng với tôi thì có ngay tác dụng vì thấy quá ngộ nên phì cười trong nhà cầu làm cái “rẹt” . Thế là xong. Tôi đi ra ngay nên cũng chẳng có cơ hội để chiêm ngưỡng dung nhan “chú”. Thật đáng tiếc!

Việt nam có nhà lãnh đạo kiệt xuất

Thế giới ( cụ thể là báo Korea Herald của Hàn Quốc ) ca ngợi thủ tướng Nguyễn tấn Dũng là một trong những nhà lãnh đạo kiệt xuất nhất của châu Á . Bạn hãy vào đây để xem nhé .

Sách giáo khoa cho học sinh nghèo Mỹ Yên - Đại từ năm 2011

Như mọi năm, giờ là lúc bạn Trỗi lại huy động đóng góp tiền mua sách giáo khoa cho các cháu học sinh diện hộ nghèo hai trường tiểu học và trung học cơ sở của xã Mỹ Yên, năm học 2011-2012.
Sách giáo khoa được mua trên cơ sở dùng lại số sách mà chúng ta đã cung cấp những năm trước, bổ sung số thiếu hụt do hư hỏng và thay đổi số lượng các cháu thuộc diện hộ nghèo. Theo chị Nhì "xã trưởng" thì năm nay ngưỡng nghèo lại được nhà nước chỉnh lên theo trượt giá. Bởi vậy số lượng hộ nghèo... tăng.
Năm nay các trường có mạnh dạn đề nghị chúng ta hỗ trợ thêm cho các cháu lớp trên các sách nâng cao một số môn quan trọng. Tuy nhiên sau khi lấy giá phần sách cơ bản chúng tôi sợ là hơi khó thực hiện đề nghị đó. Vì vậy trước mắt chúng ta sẽ thực hiện phần sách cơ bản với tổng chi tiền sách là hơn 19 triệu đồng. Nếu quỹ có dư thì mới tính thực hiện phần sách nâng cao.
Mong bạn Trỗi tham gia ủng hộ theo cách chúng ta vẫn làm là đăng ký trước và gửi tiền sau. Quá trình này là công khai tại Tài liệu SGK 2011 để mọi người biết, tham gia đóng góp và kiểm soát thu chi.
Việc thực hiện có một chút đổi mới, đối phó với tình hình SGK nghe nói là không dễ mua, năm nay chúng tôi sẽ ứng tiền mua sách trước để khỏi bị động. Bởi vậy thời hạn giao sách cho các trường có thể thực hiện ngay đầu tháng sau.
Lưu ý: bảng tính có 3 tờ. Tờ đầu là đóng góp, tờ hai là số bộ sách và giá tiền, tờ ba là tài khoản nhận tiền.

Nguồn : Bạn Trỗi

Chủ Nhật, 24 tháng 7, 2011

TÀU LẠ ???

Quế đố các đại ca: con tàu này mang quốc tịch gì, vì sao nó ở đây và bây giờ đậu ở đây mần chi ???
Dữ kiện giải đố: tàu này đậu ở BÃI DỨA ( Vũng Tàu ) gần 2 năm rùi, hiện vẫn chưa nhúc nhích !!!

Một người 2 quốc tịch Pháp và Việt rơi lệ phẫn nộ…

NTT: Ông Menras là một trong hai người Pháp đã dũng cảm phất cao cờ Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam trước toà nhà Quốc hội của chính quyền Sài Gòn và rải truyền đơn đòi độc lập, hoà bình cho VN vào năm 1970. Hành động này khiến ông bị bắt giam rồi bị trục xuất về nước. Về Pháp, ông viết cuốn Thoát khỏi ngục tù Sài Gòn – chúng tôi tố cáo được in ra rất nhiều thứ tiếng.

Ngày 1.12.2010, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã trao quyết định nhập quốc tịch VN cho ông Menras André Marcel (tên VN là Hồ Cương Quyết).

Ông vừa hoàn thành bộ phim tài liệu dài 1 tiếng “Nỗi đau Hoàng Sa Việt Nam” nhằm gây quỹ giúp những người vợ góa, những đứa trẻ mồ côi và những ngư dân mất tài sản có thể tiếp tục bám biển, tiếp tục tự hào là ngư dân Việt Nam ở các vùng biển miền Trung.

Ông đã từng đi biểu tình phản đối Trung Quốc gây hấn ngày 5 tháng 6 tại Sài Gòn. Và bài viết mới nhất của ông Ở ĐÂY.

Nguồn: nguyentrongtao.org

Thứ Bảy, 23 tháng 7, 2011

Ảnh đẹp trong ngày

Thiếu nữ Hà nội* tham gia biểu tình chống Trung Quốc.


* Cháu Trịnh Kim Tiến con gái anh Trịnh Xuân Tùng (nạn nhân trong vụ va chạm với lực lượng công an và tự quản phường Thịnh Liệt (quận Hoàng Mai) đã tử vong ngày 8/3/2011 tại Bệnh viện Việt Đức - HN)
Nguồn ảnh: Blog NXD

"Hù" Cảnh sát giao thông

Sáng thứ Bảy trên tuyến đường HN - HP. Trên một chiếc xế hộp là 2 người đàn ông, cậu thanh nên cầm lái và bên cạnh là người đàn ông đã "cứng" tuổi. 
Đang bon bon trên quốc lộ 5, qua Sài đồng một đoạn, bỗng bên đường một chú "phú lít" giơ gậy ra hiệu dừng xe, tấp xe vào lề đường, cậu thanh niên xuống trình giấy tờ và bằng lái cho chú "phú lít". Lúc sau cậu ta cầm lại giấy tờ và tiếp tục hành trình, người đàn ông bên cạnh hỏi mắc lỗi gì và mất bao nhiêu? cậu thanh niên trả lời: "Lỗi đi sai làn đường và con "phải" làm luật mất 300K ", người đàn ông nhắc nhở: "Đấy là bài học cho con khi tham gia giao thông trên quốc lộ, lái xe phải chú ý tuân thủ đúng Luật giao thông". 
Chiếc xe tiếp tục lưu thông theo đúng quy định của các biển báo trên đường. Đến đoạn qua thành phố Hải dương lại thấy lố nhố rất nhiều CSGT đang dừng rất nhiều xe bên rìa đường, khi chiếc xe đến gần lại thấy một CSGT ra hiệu dừng xe. Cậu thanh niên lại xuống trình bằng lái và giấy tờ xe, một lúc sau quay lại nói với người đàn ông trên xe: CSGT bắn tốc độ, nói rằng xe đi quá tốc độ cho phép nhưng họ lại không có hình ảnh bắn tốc độ và họ "ra giá" nếu làm luật mất 3T thì OK. Người đàn ông nói: "Quay lại, cứ yêu cầu lập biên bản và để bằng lái lại không làm luật gì hết". Xuống xe ông ta quan sát thấy mấy tay CSGT ngồi trong chiếc xe 7 chỗ để xử lý vi phạm. Trong lúc cậu thanh niên đang làm việc với "phú lít", người đàn ông không nói không rằng với nét mặt "lạnh tanh" đến bên chiếc xe 7 chỗ của CSGT Hải dương rồi ngó vào trong xe, giơ chiếc  điện thoại lên chụp hình lia lịa, chụp xong ông ta ra trước và sau chiếc xe chụp nốt tấm biển kiểm soát màu xanh. Sau khi chụp xong ông đi ra cách chiếc xe khoảng 10m chờ cậu thanh niên lấy biên bản vi phạm. 
Ở trong chiếc xe của cảnh sát giao thông, một viên CSGT hỏi cậu thanh niên: 
- Người vừa chụp ảnh là thế nào với cậu? 
- Ông già em đấy!  
- Thế ông ấy làm gì?
Được thể, cậu thanh niên trả lời: 
- Ông ấy làm ở Ban......chính phủ!
- !!!!!!....Thế mà chú mày không nói luôn với anh, thôi cầm lấy giấy tờ, nhớ đi cẩn thận và nói hộ anh với ông già cho bọn anh xin, nhờ ông xóa giúp mấy bức ảnh vừa chụp.
 Trong khi đó ở bên ngoài một viên trung úy lăng xăng bên cạnh người đàn ông với nụ cười "cầu thân" hỏi thăm này nọ, người đàn ông với vẻ mặt nghiêm nghị, lạnh lùng nhắc: Cậu nên tập trung vào công việc của mình. 
Vài phút sau cậu thanh niên quay ra nói với người đàn ông: Đi thôi, bố ơi!
Tiếp tục hành trình, đi chừng hơn 1 km bỗng thấy một chiếc xe CSGT  vụt lên trước một đoạn rồi dừng lại, một trung úy ra hiệu "xin" dừng xe của 2 bố con. Cậu thanh niên xuống xe, vài phút sau quay lại nói: Mấy anh CSGT xin gặp bố! 
- OK! được thôi!
Ông bố xuống xe, lập tức một viên thiếu tá chạy tới bắt tay và nói với giọng rất nhũn nhặn :
- Cháu chào chú!
Ông bố trả lời:
- Vâng chào anh! có chuyện gì vậy?
- Bọn cháu làm việc vất vả, làm nhiều nên dễ mắc thiếu sót mong chú thông cảm bỏ qua.
Nghiêm mặt, người đàn ông nói: 
- Các cậu có biết các cậu sai như thế nào không?
- ???
- Xử lý vi phạm mà các cậu lại ngồi trong xe là thế nào?
- Vâng ạ! Bọn cháu sai rồi...chúng cháu xin rút kinh nghiệm.
- Nhớ là đừng để tái phạm cung cách làm việc như vậy.
Với thái độ rối rít, viên CSGT nói:
- Cảm ơn chú đã nhắc nhở, chúc chú thượng lộ bình an.
Đó là câu chuyện sáng nay 2 bố con tôi gặp phải.

Thứ Sáu, 22 tháng 7, 2011

DỌA TRẺ CON




Hồi này AE mình lên ông, lên bà ngày càng đông, nhưng kinh nghiệm dỗ trẻ thì chẳng thấy ai đề cập? Tôi xin đơn cử hai câu chuyện dỗ trẻ theo phương pháp truyền thống của ông bà, rất hiệu quả mà nay trong Chương trình “Cải cách sư phạm” đã bị loại bỏ.
Câu chuyện thứ nhất:
Một bà mẹ trẻ đang cố sức dỗ dành , đút cơm cho con. Thằng bé vẫn khóc ngằn ngặt : “em chã”. May quá ,chợt có chú bộ đọi đi ngang …
- Chú ơi chú. Chú giúp tôi, chú giả làm con cáo dọa nó nín đi. Bà mẹ khẩn khoản.
- Cáo đây! Cáo đây! Chú bộ đội trợn mắt, thè lưỡi trông thật dễ sợ.
- Cáo kìa, cáo kìa… Mày có nín đi không ? Con cáo nó cắn đứt…chim bây giờ! Bà mẹ chỉ tay.
- Chú bộ đội !...!...!..
Hì, hì, tất nhiên “đài” thằng bé tắt lịm.
Câu chuyện thứ hai:
Có “ông ba bị chín quai, mười hai con mắt, hay bắt trẻ con…”. Tôi đi Bình Định vừa rồi, “chộp” được hình một con ma rất xịn, xin gửi biếu các bác. Chừng nào bọn trẻ nhà các bác quậy , khóc, các bác chỉ việc tắt bớt đèn và cho chúng “ngắm hình”, chúng sẽ ngoan ngay. Đảm bảo công hiệu!
PS: Bọn trẻ bây giờ rất lì, nhiều đứa chẳng còn biết sợ ma, ngán quỷ là gì (trường hợp ngoại lệ), vậy phiền các bác lại phải giả “làm cáo” thôi.
SG 22/7/2011

Thứ Năm, 21 tháng 7, 2011

Ngôi chùa

Thời nay ai cũng giỏi hết. Diễn viên làm đạo diễn được, lại còn tự viết kịch bản nữa. Người mẫu thì trở thành diễn viên, người dẫn chương trình. Nhà khoa học đi làm kinh tế. Chính trị gia làm chủ các đề tài khoa học …. Tôi thấy mình cũng “giỏi” chẳng kém gì nên cũng thử viết (bịa) một câu chuyện xem có trở thành nhà văn được không. Mong AE xem và cho vài câu chửi biết đâu sau này lại chẳng khoe là đã từng chửi thằng (muốn làm) “nhà văn”!
Chuyện thế này:
Hồi đó, ở một làng nọ, người ta xây một cái nhà nhỏ nhắn, đẹp đẽ. Rồi họ đem một cục đất (nghe nói là đã có từ 4 ngàn năm rồi) về sơn phết đặt vào giữa nhà làm “linh vật”. Thế là căn nhà trở thành ngôi chùa. Hàng ngày mọi người tới cúng bái “cục đất” rất thành kính. Ngôi chùa trở nên nổi tiếng khắp một vùng.
Một ngày kia, bỗng có một người trong làng nghĩ tại sao mình cứ phải thờ cúng cái “cục đất” này nhỉ? Khúc gỗ ở nhà mình còn “ngon” hơn. Vậy là ông ta mang khúc gỗ ở nhà tới, cũng sơn phết đàng hoàng và đặt kế bên “cục đất”. Từ đó, hàng ngày ông ta thành kính cúng bái cái “khúc gỗ” của mình và thấy làm mãn nguyện lắm.
Người hàng xóm thấy vậy cũng đem tới một cái lu, nhưng vì quá lớn nên phải đặt ở ngay cửa. Rồi người khác một cái chổi, người khác một cái khác nữa …. Trong chùa bày biện tùm lum không thiếu một thứ gì. Mấy bà không muốn mang đồ nhà tới bèn quay qua cúng bái cái cột nhà. Bà khác lại thấy cái cửa “linh” hơn. Mỗi người nhận một món “linh” cho mình. Thậm chí có thằng em còn “nhìn thấy” cái toilet là “linh” nhất. Có ông kia còn nghĩ chính mình mới “Thiêng”. Vậy là ổng đem một cái ghế tới, hàng ngày leo lên đó ngồi để tự cảm thấy cái “linh thiêng” của mình đang cựa quậy trong … người.
Cứ vậy, mọi người thi nhau cúng bái “linh vật” của mình. Họ vái lẫn nhau, họ chổng vào nhau, thậm chí còn cắm cả nhang vào vào cái chỗ chổng lên của người khác …. Rồi họ chê “linh vật” của nhau. Họ cãi nhau, chửi nhau, dán biểu ngữ lên tường nói xấu nhau … may mà chưa xảy ra án mạng vì mấy vụ này.
Một hôm, có một lão du khách đi ngang qua. Sau khi đi một vòng, lão kéo quần lên làm một bãi ngay trước cổng chùa. Dân làng tức giận đòi “ăn thua đủ” với thằng du khách bố láo dám “lái” vào cổng chùa. Lão mới “sủa” lên: Ủa, cái lày không phải chùa lớ! Chùa sao không có chước sau, không có chên dưới. Ngộ muốn lái mà chỗ lái có nhang thì phải ra lây lái chứ có gì lâu mà mấy nị dữ dậy!
Mọi người mới quay nhìn lại thì đúng thật. Chẳng làm sao gọi cái nhà này là chùa được nữa. Cái gì cũng được coi là “linh vật”. Ai cũng chỉ lo cho “linh vật” của mình mà quên ngôi chùa của chung làm nó nay đã xuống cấp trầm trọng. Góc tường nào cũng đen xạm khói nhang vì có quá nhiều “linh vật” được cúng bái. Mái nhà dột tứ tung vì có người chỉ tin cái “ảo” nằm trên trời nên nhất quyết trổ mái để được trực tiếp nhìn thấy “linh vật” của mình lang thang trên đó. Bên ngoài rêu mọc, cây cối phủ um tùm. Không ai ngó tới vì còn lo cho “linh vật” của mình cũng đã hết giờ rồi. Thôi thì đủ thứ không sao kể xiết. Nhìn chẳng khác gì ngôi nhà hoang chứ đừng nói gì tới chùa chiềng.
Dân làng vội dọn dẹp sửa sang lại ngôi chùa những mong muốn trở lại như xưa. Nhưng nhìn lại “cục đất” thì thấy nó cũng đã rệu rã, bong tróc sơn nham nhở. Còn may nó chưa tới mức sụm xuống. Thôi thì “cục đất” rệu rã để dùng tạm tới khi có “linh vật” đích thật còn hơn không có cái để người đời gọi là chùa! Thật may, cái duy nhất vẫn còn là tấm bia đá công nhận Di tích lịch sử cấp … chưa bị mất.
Không biết tới nay cái chỗ đó đã trở lại thành cái chùa như xưa hay chưa?

Thứ Tư, 20 tháng 7, 2011

Công hàm 1958 với chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam


Gần đây Trung Quốc luôn rêu rao cái gọi là họ có chủ quyền không thể tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việc Trung Quốc diễn giải nội dung Công hàm ngày 14-9-1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng như là một chứng cứ cho thấy Việt Nam đã công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là hết sức phiến diện và xuyên tạc nội dung, ý nghĩa của bản Công hàm đó, hoàn toàn xa lạ với nền tảng pháp lý của Việt Nam cũng như luật pháp quốc tế, bất chấp thực tế khách quan của bối cảnh lịch sử đương thời. Có thể nói, giải thích xuyên tạc Công hàm 1958 là một trong chuỗi những hành động có tính toán nhằm tạo cớ, từng bước hợp thức hóa yêu sách chủ quyền phi lý của họ đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Đảo Núi Le thuộc quần đảo Trường Sa
Theo lý giải của Trung Quốc, ngày 4 tháng 9 năm 1958, Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai đã công khai tuyên bố với quốc tế quyết định của Chính phủ Trung Quốc về hải phận 12 hải lý kể từ đất liền của Trung Quốc và các đảo ngoài khơi, bao gồm cả quần đảo Tây Sa và Nam Sa (tức quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam). Sau đó, ngày 14-9-1958, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) Phạm Văn Đồng gửi Công hàm cho Thủ tướng Chu Ân Lai, nguyên văn như sau:
Theo Đại Đoàn kết


"Thưa Đồng chí Tổng lý,

Chúng tôi xin trân trọng báo tin để Đồng chí Tổng lý rõ: Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận của Trung Quốc.

Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa trên mặt biển. Chúng tôi xin kính gửi Đồng chí Tổng lý lời chào rất trân trọng”.

Cần phải thấy rằng, các tuyên bố nói trên của Trung Quốc cũng như của VNDCCH ra đời trong bối cảnh có nhiều chuyển biến phức tạp và cấp bách đối với Trung Quốc về tình hình lãnh thổ trên biển theo luật pháp quốc tế cũng như diễn biến căng thẳng của vấn đề quân sự xung quanh eo biển Đài Loan. Năm 1956, Liên Hợp Quốc bắt đầu tiến hành các hội nghị quốc tế bàn về Luật Biển, sau đó một số hiệp định được ký kết vào năm 1958, tuy nhiên vẫn chưa làm thỏa mãn yêu sách về lãnh hải của một số quốc gia. Từ đầu thế kỷ XX, nhiều quốc gia đã bắt đầu chú ý tới nguồn lợi to lớn từ khoáng sản và tài nguyên biển, bộc lộ ý đồ mở rộng chủ quyền trên biển. Trung Quốc, dù trong lịch sử ít quan tâm đến biển, cũng bắt đầu chú ý đến việc mở mang, kiếm tìm những đặc quyền trên biển. Mặc dù lúc đó chưa phải là thành viên của Liên Hợp Quốc, nhưng Trung Quốc cũng bắt đầu chú ý đến việc lên tiếng với cộng đồng quốc tế nhằm giải quyết các vấn đề trên biển theo hướng có lợi cho Trung Quốc. Trong chiến lược cho tương lai, thì việc cạnh tranh trên biển, cũng như tìm kiếm những nguồn tài nguyên trên biển là một vấn đề được Trung Quốc đặt ra. Trên thực tế, cũng từ đầu thế kỷ XX, Trung Quốc đã hình thành ý định nhòm ngó các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Rõ ràng, việc nhòm ngó các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam từ thế kỷ XX đã nằm trong chiến lược "lấn sân” của Trung Quốc về tham vọng mở rộng biên giới quốc gia trên biển.

Ngày 26-5-1950, chiến tranh Triều Tiên bùng nổ, Tổng thống Hoa Kỳ Harry S. Truman đã ra lệnh cho Hạm đội 7 tiến vào eo biển Đài Loan, ngăn chặn cuộc tấn công của Trung Quốc nhắm vào các đảo trên eo biển Đài Loan. Với hành động này, Mỹ đã thực sự bảo hộ Đài Loan, mặc cho Trung Quốc kịch liệt lên án. Để tỏ rõ quyết tâm giải phóng Đài Loan, ngày 3-9-1954, Trung Quốc đã tấn công trừng phạt đối với các hòn đảo ven biển như Kim Môn, Mã Tổ. Các nhà chép sử gọi đây là cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan lần thứ nhất. Ngày 11-8-1954, Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai tuyên bố sẽ "giải phóng” Đài Loan, và tăng cường pháo kích vào hai đảo Kim Môn và Mã Tổ. Ngày 12-9-1954, Chủ tịch Hội đồng Liên quân Hoa Kỳ đưa ra dự tính tấn công Trung Quốc bằng vũ khí nguyên tử nhưng Tổng thống Eisenhower đã do dự sử dụng vũ khí nguyên tử cũng như sự liên can của quân đội Hoa Kỳ vào cuộc chiến này. Năm 1958, tiếp tục xảy ra cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan lần thứ hai. Ngày 23-8-1958 Trung Quốc đột ngột tăng cường nã pháo vào đảo Kim Môn. Theo Hiệp định Phòng thủ tương hỗ giữa Đài Loan-Hoa Kỳ, Tổng thống Eisenhower đã ra lệnh cho tàu chiến Hoa Kỳ đến bảo vệ đường tiếp tế hậu cần từ đảo Đài Loan đến 2 đảo tiền tiêu Kim Môn và Mã Tổ.

Ngoài bối cảnh "phức tạp và cấp bách” đối với Trung Quốc như đã nêu trên, theo Thạc sĩ Hoàng Việt (Quỹ Nghiên cứu Biển Đông), Công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng ra đời trong bối cảnh quan hệ đặc thù VNDCCH –Trung Quốc lúc đó "vừa là đồng chí vừa là anh em”. Năm 1949, bộ đội Việt Nam còn tấn công và chiếm vùng Trúc Sơn thuộc lãnh thổ Trung Quốc từ tay các lực lượng khác rồi trao trả lại cho Quân giải phóng Trung Quốc. Năm 1957, Trung Quốc chiếm giữ đảo Bạch Long Vĩ của Việt Nam từ tay một số lực lượng khác, rồi sau đó cũng trao trả cho Việt Nam. Điều này cho thấy quan hệ đặc thù của hai nước VNDCCH – Trung Quốc lúc bấy giờ. Do vậy, trong tình hình lãnh thổ Trung Quốc đang bị đe dọa chia cắt, cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan lần thứ hai khiến Hải quân Hoa Kỳ đưa tàu chiến vào can thiệp, việc Trung Quốc ra tuyên bố về lãnh hải bao gồm đảo Đài Loan trước hết nhằm khẳng định chủ quyền trên biển của Trung Quốc trong tình thế bị đe dọa tại eo biển Đài Loan. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn không quên mục đích "sâu xa” của họ trên Biển Đông nên đã "lồng ghép” thêm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam vào bản tuyên bố. Công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng xuất phát từ mối quan hệ rất đặc thù với Trung Quốc trong thời điểm VNDCCH đang rất cần tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ của các quốc gia trong khối xã hội chủ nghĩa bấy giờ và là một cử chỉ ngoại giao tốt đẹp thể hiện quan điểm ủng hộ của VNDCCH trong việc tôn trọng lãnh hải 12 hải lý của Trung Quốc trước các diễn biến quân sự phức tạp trên eo biển Đài Loan. Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã phát biểu những lời ủng hộ Trung Quốc trong hoàn cảnh hết sức khẩn trương, chiến tranh chuẩn bị leo thang, Hạm đội 7 của Mỹ đang tiến vào eo biển Đài Loan và đe dọa Trung Quốc.

Nội dung Công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng được thể hiện rất thận trọng, đặc biệt là không hề có việc tuyên bố từ bỏ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Bởi, hơn ai hết, chính Thủ tướng VNDCCH thấu hiểu quyền tuyên bố về lãnh thổ quốc gia thuộc thẩm quyền cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất là Quốc hội, và việc bảo vệ tòan vẹn lãnh thổ quốc gia luôn luôn là mục tiêu hàng đầu đối với Nhà nước và nhân dân Việt Nam, nhất là trong hoàn cảnh ra đời của Công hàm như đã nêu trên. Công hàm 1958 có hai nội dung rất rõ ràng: Một là, Chính phủ VNDCCH ghi nhận và tán thành việc Trung Quốc mở rộng lãnh hải ra 12 hải lý; Hai là, Chính phủ VNDCCH chỉ thị cho các cơ quan nhà nước tôn trọng giới hạn lãnh hải 12 hải lý mà Trung Quốc tuyên bố. Trong Công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng không có từ nào, câu nào đề cập đến vấn đề lãnh thổ và chủ quyền, càng không nêu tên bất kỳ quần đảo nào như Trung Quốc đã nêu. Do vậy, chỉ xét về câu chữ trong một văn bản có tính chất ngoại giao cũng dễ dàng nhận thấy mọi suy diễn cho rằng Công hàm 1958 đã tuyên bố từ bỏ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và coi đó là bằng chứng khẳng định Việt Nam đã thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo này là xuyên tạc lịch sử và hoàn toàn không có cơ sở pháp lý.

Tại Hội nghị San Francisco 1951, các quốc gia tham dự đã bác bỏ yêu sách về chủ quyền của Trung Quốc trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Cũng tại hội nghị này, Việt Nam đã long trọng tuyên bố chủ quyền lâu đời và liên tục của mình trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong phiên họp toàn thể mà không có bất kỳ sự phản đối hay ý kiến gì khác của tất cả các quốc gia tham dự. Điều đó có nghĩa là kể từ năm 1951, cộng động quốc tế đã thừa nhận chủ quyền lịch sử và pháp lý của Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Những tuyên bố đơn phương về chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo này theo luật pháp quốc tế là vô hiệu. Hiệp định Genève 1954, mà Trung Quốc là một nước tham gia chính thức, cũng thừa nhận chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về người Việt Nam. Các điều khoản trong Hiệp định cũng yêu cầu các quốc gia tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng chủ quyền độc lập, nền thống nhất quốc gia và sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Do vậy, phần tuyên bố về chủ quyền của Trung Quốc liên quan tới hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam trong bản tuyên bố ngày 4-9-1958 về cơ sở pháp lý quốc tế đương nhiên được xem là không có hiệu lực. Trong Công hàm 1958, Thủ tướng Phạm Văn Đồng không hề đề cập đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Vì điều đó là không cần thiết, bởi theo Hiệp định Genève 1954, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm phía Nam vĩ tuyến 17 tạm thời thuộc quyền quản lý của Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa (VNCH). Trong thời điểm đó, dưới góc độ tài phán quốc tế, thì Chính phủ VNDCCH không có nghĩa vụ và quyền hạn hành xử chủ quyền tại hai quần đảo này theo luật pháp quốc tế. Công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng đương nhiên chỉ tán thành những tuyên bố của Trung Quốc có nội dung hợp pháp được cộng đồng quốc tế thừa nhận trên cơ sở luật pháp quốc tế cho đến giai đoạn đó. Một phần nội dung của bản tuyên bố ngày 4-9-1958 của Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền quốc gia về lãnh thổ của Việt Nam, đồng thời cũng vi phạm nghiêm trọng các cơ sở pháp lý về chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà cộng đồng quốc tế đã thừa nhận cũng như đã nhiều lần tái thừa nhận một cách minh thị là thuộc chủ quyền của Việt Nam. Chính phủ VNDCCH trong bối cảnh quan hệ hữu nghị rất đặc thù với Trung Quốc đã khẳng định lập trường ghi nhận, tán thành tuyên bố giới hạn 12 hải lý về lãnh hải của Trung Quốc, còn những nội dung cụ thể diễn giải vượt quá phạm vi chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc theo các hiệp ước quốc tế đã không được đề cập tới như là một sự mặc nhiên thừa nhận sự vô hiệu của nó dưới ánh sáng của pháp luật quốc tế. Trong khi đó, Chính quyền VNCH, theo Hiệp định Genève 1954, đã liên tục thực thi chủ quyền lâu đời của người Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa bằng các văn bản hành chính nhà nước cũng như bằng việc triển khai thực thi chủ quyền thực tế trên hai quần đảo này. Đỉnh cao của sự khẳng định chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong giai đoạn này là trận hải chiến quyết liệt của Hải quân VNCH chống lại sự xâm lược của tàu chiến và máy bay Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa năm 1974.

Bức Công hàm ngày 14-9-1958 của
Chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa
 do Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký
Trong bối cảnh lịch sử đặc biệt nêu trên càng thấy rõ một sự thật hiển nhiên là Công hàm ngày 14-9-1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng đơn giản chỉ ghi nhận lãnh hải 12 hải lý của Trung Quốc, không hề nhắc lại các nội dung mập mờ liên quan đến các quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam. Về thực chất, Công hàm 1958 thể hiện một thái độ chính trị, một cử chỉ hữu nghị với tuyên bố giới hạn lãnh hải 12 hải lý của Trung Quốc. Thực là phi lý, nếu cố tình suy diễn và xuyên tạc (như lập luận phía Trung Quốc), cho rằng Thủ tướng Phạm Văn Đồng, người con ưu tú của dân tộc, lại ký văn bản từ bỏ lãnh thổ và chủ quyền của đất nước trong khi chính ông và cả dân tộc Việt Nam đã chiến đấu hết mình để giành độc lập, tự do. Có lẽ cần phải nhấn mạnh rằng tất cả những hành động ngoại giao của Thủ tướng Phạm Văn Đồng trong Công hàm 1958 có thể hiểu không phải là ông không nhìn thấy mọi ý đồ của Trung Quốc đối với cách mạng Việt Nam vì ông đã có kinh nghiệm trong bàn đàm phán Genève năm 1954, khi mà Trung Quốc đã có không ít động thái rất bất lợi cho VNDCCH. Nội dung Công hàm ngày 14-9-1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng phù hợp với hoàn cảnh và mối quan hệ đặc thù giữa VNDCCH và Trung Quốc bấy giờ, đồng thời cũng hàm chứa thái độ không bao giờ từ bỏ chủ quyền của người Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đó cũng là quan điểm nhất quán của Việt Nam, bởi từ năm 1945 đến nay, Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Quốc hội Việt Nam Cộng hòa, Mặt trận DTGPMN Việt Nam và sau đó là Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và hiện nay là Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam chưa bao giờ lên tiếng hoặc ra nghị quyết từ bỏ chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Một cơ sở nữa trên phương diện pháp lý, nước VNDCCH lúc đó không trực tiếp quản lý đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trước năm 1975, các quốc gia và lãnh thổ tranh chấp gồm: Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam Cộng hòa và Philippines. Như vậy, những lời tuyên bố của VNDCCH xem như lời tuyên bố của một quốc gia thứ ba không có ảnh hưởng đến vụ tranh chấp. Tuy nhiên, có tác giả đã cố tình nêu thuyết "estoppel” để suy diễn những lời tuyên bố đó có hiệu lực bó buộc đối với Việt Nam.

Theo luật quốc tế, không có một văn bản pháp lý nào có thể gắn cho những lời tuyên bố đơn phương một tính chất bó buộc, ngoại trừ thuyết "estoppel”. Mục đích chính của nó ngăn chặn trường hợp một quốc gia có thể hưởng lợi vì những thái độ bất nhất của mình, và do đó, gây thiệt hại cho quốc gia khác. Vì vậy, estoppel phải hội đủ các điều kiện chính: (1) Lời tuyên bố hoặc hành động phải do một người hoặc cơ quan đại diện cho quốc gia phát biểu và phải được phát biểu một cách minh bạch; (2) Quốc gia nại "estoppel” phải chứng minh rằng mình đã dựa trên những lời tuyên bố hoặc hoạt động của quốc gia kia, mà có những hoạt động nào đó, hoặc không hoạt động; (3) Quốc gia nại "estoppel” cũng phải chứng minh rằng, vì dựa vào lời tuyên bố của quốc gia kia, mình đã bị thiệt hại, hoặc quốc gia kia đã hưởng lợi khi phát biểu lời tuyên bố đó; (4) Nhiều bản án còn đòi hỏi lời tuyên bố hoặc hoạt động phải được phát biểu một cách liên tục và lâu dài. Thí dụ: bản án "Phân định biển trong vùng Vịnh Maine”, bản án "Những hoạt động quân sự và bán quân sự tại Nicaragua”, bản án "Ngôi đền Preah Vihear”...

Áp dụng những nguyên tắc trên của estoppel vào những lời tuyên bố của VNDCCH, chúng ta thấy thiếu điều kiện 2 và 3 đã nêu ở trên. Năm 1956, năm 1958 và năm 1965, Trung Quốc đã không có thái độ nào, hoặc thay đổi thái độ vì dựa vào lời tuyên bố của VNDCCH. Trung Quốc cũng không thể chứng minh được rằng mình bị thiệt hại gì do dựa vào những lời tuyên bố đó. VNDCCH cũng không được hưởng lợi gì khi có những lời tuyên bố đó.

Trong suốt quá trình thực hiện mưu đồ bá chủ trên Biển Đông, Trung Quốc đã không ít lần đưa ra các tài liệu xuyên tạc lịch sử, biến có thành không, biến không thành có, tung hỏa mù để cố tình làm sai lệch nhận thức của chính nhân dân Trung Quốc cũng như của cộng đồng quốc tế về vấn đề này theo hướng có lợi cho mưu đồ của Trung Quốc. Tuy nhiên, trước những bằng chứng hiển nhiên của sự thật lịch sử và dưới ánh sáng của luật pháp quốc tế những hành vi xuyên tạc, tung hỏa mù, cố tình làm cho cộng đồng quốc tế ngộ nhận càng khiến cho Trung Quốc lộ rõ âm mưu cũng như thủ đoạn của họ trong suốt quá trình áp đặt ý đồ "nuốt trọn” Biển Đông, theo kiểu "miệng nói hòa bình không xưng bá, tay làm phức tạp hoá tình hình”.
Nhóm PV Biển Đông

Thứ Ba, 19 tháng 7, 2011

Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh.

Trà Dr Thanh đây!
Lại chuyện của những người tham gia biểu tình chống Trung Quốc.
Minh Hằng (Blog NXD)
Có lẽ clip này sẽ làm dịu sự căm phẫn của mọi người sau khi xem clip trước. Đoạn Video này được quay trong hoàn cảnh sau khi một số người biểu tình phản đối Trung Quốc tại Hà nội sáng Chủ nhật 19/7/2011, bị bắt dồn lên xe bus trên hành trình bị đưa đến đến một đồn công an ở huyện Từ liêm (Mỹ đình, HN).
Tiếng của nhân vật nữ "nổi" trong clip là của MH.
Nguồn You Tube

Cảm ơn Bạn Trỗi chung vui

Cảm ơn Bạn Trỗi các miền đã vui dự đám cưới con chúng tôi



 

Nguyên PTT Vũ Khoan: “Cần có trái tim nóng và cái đầu lạnh”

"Các quốc gia tuy chia sẻ một số lợi ích chung song luôn có những lợi ích riêng, nhiều khi "vênh nhau", thậm chí trái chiều nhau, nên trong quan hệ quốc tế luôn diễn ra quá trình vừa hợp tác vừa đấu tranh nhưng không nhất thiết lúc nào cũng đưa tới xung đột quân sự. Quan hệ quốc tế của nước ta cũng không phải ngoại lệ. Vấn đề chỉ là xử lý thế nào cặp quan hệ đó cho có lợi nhất đối với đất nước".....Đọc tiếp
Cú đạp này chắc của tay lái xe bus, Công an nhân dân vì dân phục vụ, không bao giờ đánh dân ( chỉ đạp có một cái thôi) cứ nhìn ảnh thì rõ.

Thứ Hai, 18 tháng 7, 2011

Trà Dr Thanh đâu rồi?

Đoạn video này được quay trong cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc tại Hà nội ngày 17/7/2011
Nguồn You Tube

Trích thông tin từ đoạn Clip trên:

danlambao vừa nhận được một video ngắn do bạn đọc gửi đến, ghi lại cuộc đàn áp, đánh đập dã man của lực lượng CA đối với người biểu tình yêu nước vào sáng chủ nhật, 17/07 vừa qua.
Đoạn clip tuy ngắn, nhưng là một băng chứng rõ rệt nhất về sự hung bạo của lực lượng An ninh đối với những người biểu tình yêu nước. Thời gian xảy ra sự việc vào sáng 17/07, lúc này đoàn biểu tình tại Hà Nội đang bị đàn án dữ dội.
Bắt đầu là hình ảnh một người đàn ông trong đoàn biểu tình bị CA bắt lôi lên xe bus, ít nhất 5 viên công an thường phục lẫn sắc phục, kẻ nắm tay, người nắm chân khiêng đi. Người đàn ông trong đoàn biểu tình chỉ có thể phản ứng bằng những tiếng kêu cứu thảm thiết.
Lúc 08:57 , người đàn ông bị lôi đến trước cửa chiếc xe bus chờ sẵn, một viên an ninh chìm đầu đinh (mặc áo vàng nhạt) từ trên xe lạnh lùng bước xuống vài bậc, rồi bất ngờ nhấc chân đạp thẳng vào mặt, miệng của người đàn ông đang bị bắt.
Bị dính một cú trời giáng, người đàn ông la lên vài tiếng, lấy tay ôm mặt. Viên công an chìm đầu đinh tiếp tục cúi xuống để lôi nạn nhân lên xe bus. Trước khi biến mất, người đàn ông kịp kêu lên tiếng cầu cứu cuối cùng : "Bà con ơi, cứu tôi !"
Sự việc chỉ diễn ra đúng 2 giây, trong một không gian đầy những viên công an thô bạo, nhưng tất cả đã được bạn đọc VNHH kịp thời ghi lại, trở thành một bằng chứng không thể chỗi cãi về hành vi CA dùng bạo lực để trấn áp những người yêu nước ôn hòa.
Trong cuộc đàn áp biểu tình vào sáng chủ nhật 17/07, theo ghi nhận có tổng cộng 46 người bị bắt ở Hà Nội và 11 người bị bắt ở Sài Gòn. Những người bị bắt đều đã được thả ra, một số khác thì bị tra khảo đến tận tối, có trường hợp bị cướp tài khoản cá nhân trên mạng.

danlambao xin chân thành cảm ơn bạn đọc VNHH đã gửi đến đoạn videp trên

Thứ Bảy, 16 tháng 7, 2011

Ảnh trong ngày




Hình ảnh trong cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc sáng 17/7/2011 tại Hà nội (Ảnh 3 rõ hơn)
Nguồn ảnh: Ba Sàm Blog

Thứ Sáu, 15 tháng 7, 2011

Học xong rồi thì đến ... phong hàm ???

Trên TUÀN VIETNAMNET:
"Những nhà khoa học chân chính luôn luôn là tài sản quý của quốc gia. Danh hiệu GS, PGS sinh ra nhằm để tôn vinh họ. Hãy làm điều này thật rõ ràng, minh bạch, đơn giản và nghiêm cẩn để các nhà khoa học cảm thấy vinh dự, còn xã hội thì yên tâm."
Các bác nhấn vào đây để xem nhé .

Các giải bóng bàn trên thế giới năm 2011

Ngày nghỉ rỗi rãi, bác nào quan tâm xin mời xem một số trận thi đấu bóng bàn tại các giải trên thế giới năm 2011

 
Trận trong clip thứ 3 & 8 xem lối đánh phòng thủ rất hay. Đã con mắt.
Còn rất nhiều trận nữa, nếu các bác muốn? thì  XEM TIẾP TẠI ĐÂY

Thứ Năm, 7 tháng 7, 2011

Bài phát biểu của ông Lê Duẩn năm 1979

Đọc bài này xong tôi mới hiểu dân tộc ta vĩ đại trong chiến trận như thế nào khi có một ban lãnh đạo kiệt xuất như thế . Hiểu Trung Quốc và hiểu mình để không bao giờ phải sợ hãi . Các bạn xem đường link này nhé .

Thứ Tư, 6 tháng 7, 2011

Các giọng ca vàng biểu diễn tại TPHCM

Nhân chuyến lưu diễn vào phía Nam của 3 giọng ca "Thế hệ vàng": NSND Quang Thọ, NSUT Quang Huy, NSUT Dương Minh Đức cùng nhiều nghệ sĩ trẻ... Những người bạn của các nghệ sĩ cùng Nhà hát QĐ phía Nam sẽ tổ chức "Đêm giao lưu với các giọng ca vàng" với nhiều bản tình ca bất hủ của 1 thời.
Địa điểm: Nhà hát QĐ phía Nam, 36 Cộng Hòa, Tân Bình, TPHCM (đối diện Siêu thị Coopmart).
Thời gian: Khai mạc 19g30 tối thứ hai 18/7/2011.
Xin kính mời anh chị em tham dự!

Thứ Hai, 4 tháng 7, 2011

Toàn cảnh sự kiện Thiên An môn năm 1989

Sự kiện Thiên An môn ở Trung Quốc năm 1989 chắc nhiều người  từng biết. Để có cái nhìn toàn cảnh sự kiện này trang You Tube sẽ giúp chúng ta nhìn rõ hơn bản chất tàn bạo của giới lãnh đạo Bắc kinh đối với ngay cả chính đồng bào của họ qua 8 đoạn video dưới đây.
"Cuộc biểu tình ở quảng trường Thiên An Môn năm 1989, hay Thảm sát quảng trường Thiên An Môn, Cuộc xô xát ngày 4 tháng 6, hay Tình trạng náo động từ mùa Xuân tới mùa Hè năm 1989 là một loạt những vụ biểu tình của sinh viên, trí thức và những nhà hoạt động công nhân lãnh đạo ở Cộng hòa nhân dân Trung Hoa từ 15 tháng 4 đến 4 tháng 6 năm 1989, do bất bình về tham nhũng của chính quyền, nhưng cuộc đụng độ đã khiến 800 dân thường thiệt mạng, 10.000 người bị thương...Xem tiếp