Bài ca Trường Nguyễn Văn Trỗi

Nhạc và lời: Hồng Tuyến

Thứ Ba, 4 tháng 9, 2012

Đất miền Tây.

CÙ LAO GIÊNG
            Con sông Tiền chảy vào đất Việt, qua An Giang khúc mắc gì mà tách hai ngả đi riêng, cả chục cây số mới hợp lưu, tạo nên một Cù Lao mà bao năm nay đón phù xa dòng nước tải về nên đất đai màu mỡ, cây trái quanh năm xanh mướt …Nghe ông bạn ĐN dụ là ham, theo về quê ngoại hắn _ Cù Lao Giang cũng chỉ mới nghĩ đến Cống Nhung ( chuột đồng ), cua cá miệt sông Tiền và những vườn cây trái.
Đã gọi là Cù Lao thì đi con đường nào cũng phải qua bắc ( phà), dân địa phương lại gọi nó là đò y như người Bắc vậy. Gọi đò, có lẽ vì con phà tự chế nó nhỏ, mỗi lần qua chỉ đủ cho một chiếc xe du lịch hay một xe tải nhẹ và mươi người đi xe máy. Nghe còn có một bến đò nữa bên nhánh lớn song Tiền từ Cao Lãnh sang, chắc như thế là vừa đủ cho gần mười ngàn dân sống ở Cù Lao này, vì đi chuyến rồi qua đò không phải xếp hàng hay chờ đợi lâu.
            Đặt chân lên Cù Lao Giêng mới biết, nơi đây có một Giáo Xứ lớn và lâu đời bậc nhất ở Việt nam. Nhà thờ, tu viện được qui hoạch và xây theo kiến trúc châu Âu thế kỷ 19.  Về hỏi giáo sư Gúc Gờ mới biết nó còn có trước cả nhà thờ Đức Bà trên Thành Phố.
 
Thánh đường Cù Lao Giêng, giữa miệt vườn sông nước vẫn uy nghi hoành tráng. Tại thánh đường lâu đời nhất xứ Việt mình, bà con giáo dân ấp Tấn Mỹ hàng tuần vẫn đi  lễ ở đây.



Bên cạnh thánh đưòng không xa là tu viện dòng Phan-xi-co, nơi dành cho các nam tu sĩ sống và làm việc
Căn nhà trắng nằm trong tu viện Phan-xi-cô không biết chức năng là nhà gì (?) . Nhìn nó, nếu không có cây xoài già bên cạnh, ta dễ lầm tưởng mình đang ở Châu Âu 

Xuôi tiếp theo con đường bê tông chạy trong ấp Tấn Mỹ là Tu viện rộng lớn của dòng nữ tu Providence (dòng Chúa Quan Phòng), Là nơi dành cho các sơ ở và làm việc. Bên cạnh những khối nhà trên trăm tuổi có những vườn cây, nó sạch đẹp đều nhờ bàn tay các sơ cả. 
Muốn chụp nhiều thêm ghi lại cảnh yên ả nên thơ này nhưng chẳng được vì đây là địa phận dành cho các nữ tu. Chốn tôn nghiêm là thế mà hai kẻ ngoại đạo cứ tự nhiên chụp, nhìn coi sao được. Tất nhiên là chúng tôi bị mời ra, “ Lãnh đạo dòng tu nữ “ còn cẩn thận cho hai Maso ra hướng dẫn, giúp hai ông khách lạ vô duyên tìm hiểu về tu viên và cũng là để cach chừng nhắc nhở mỗi lần đi lộn chỗ. Cũng vì vậy mới biết thêm nơi đây vẫn còn một nhà dưỡng lão dành cho các Sơ cao tuổi và bệnh tật sống những ngày tháng còn lại trên cõi đời trước khi về Nước Chúa.
Nằm giữa hai dòng tu Phan-xi-cô và  Providence là một quần thể gồm những khối nhà cũ nát, tan hoang đầy cỏ dại. Một sự tương phản tức mắt.
Hỏi sao nông nỗi này,  các sơ kể rằng :
Đây trước vốn là cô nhi viện, là bệnh viện, là trại tế bần và một trại phong do Giáo Xứ duy trì hoạt đông. Sau 75, nhà nước sử dụng, theo thời gian cô nhi, bệnh viện dần tắt không hoạt động nữa, trại phong về Vĩnh Long sau cùng đây trở thành trại tù. Không biết giam đối tượng nào mà để nhà cửa sân vườn nát vậy.
Tháp chuông phải không (?), khi nơi đây làm chức năng của nhà tù rất có thể người ta treo trên đó một cái kẻng.
Rêu phong, toanh bành vậy nhưng vẫn thấy cái thần uy còn đó, dù trong tay chỉ là cái điện thoại rẻ tiền nhưng phải cố mà chụp, vì nghe nói người ta đang trùng tu, không phải! mà là tân trang lại quần thể này mới đúng. Cái trăm năm sẽ biết mất và sẽ giống căn nhà “ mới “ này thôi.
Cù Lao Giêng nằm trong dự án du lịch miền Tây của tỉnh An Giang, trong đó Giáo Xứ Tấn Mỹ là một điểm nhấn, không hiểu họ định nhấn gì, có thể là ngôi nhà cổ trăm năm tuổi này vừa được tân trang xong này. Các bác đi mau đến mà xem, không kẻo vài tháng nữa nó hỏng mất.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét