Bài ca Trường Nguyễn Văn Trỗi

Nhạc và lời: Hồng Tuyến

Thứ Bảy, 31 tháng 10, 2009

Cuối tuần nghe nhạc cổ điển

Bên Bạn Trỗi K5 có bài viết phân tích về bản MOONLIGHT SONATA của Beethoven, hay. UT giới thiệu 3 chương của bản Sonata này

Chương 1: Adagio sostenuto - Nhẹ nhàng , tình cảm

Chương 2: Allegretto - Vui tươi

Chương 3: Presto Agitato - Nồng nhiệt, mạnh mẽ.

Thứ Sáu, 30 tháng 10, 2009

Tải về PC các Video, Clip, MP3....

Hôm nọ trong một nhận xét TrMK7 hỏi: Có cách gì để tải các video bóng bàn về PC? Trên mạng hiện nay, có rất nhiều web site cho phép nghe nhạc, xem phim hoặc các Video clips trực tuyến miễn phí. Fire Fox sẽ giúp ai có nhu cầu muốn tải (download) về PC bằng add ons: DOWLOAD HELPER. Download Helper là 1 loại add-ons của Firefox-hỗ trợ tải xuống các video, clip, flash, image..vv mà không cần phải đăng nhập hay bất các thủ tục “rắc rối” khác. Nếu "link" video, bài hát, đoạn nhạc.... đó tồn tại và không hỏng (die)-chắc chắn sẽ tải được với Download Helper. Có thể xem hướng dẫn ở đây hoặc tại địa chỉ này:
https://addons.mozilla.org/vi/firefox/addon/3006?src=reco

Quế Lâm 2009


Thông báo:
http://www.nguyenphuchoc.net đã thay thế cho http://www.nguyenphuchoc.com (bị hack cả tuần rồi !)
&
Truy cập vào phần mềm H199 trực tuyến http://h199online.com là độc lập, bất kể mọi thay đổi.
Bs Học

HUYẾT MẠCH

Người ta vẫn nói : Hệ thống giao thông là huyết mạch của đất nước. Cái chuyện này chắc để mấy ông bác sĩ nhận xét, chớ tôi thấy nó thực sự gắn liền với nền kinh tế.

Nhớ cái hồi chúng ta mơ tới “đường ta rộng thênh thang” mà chỉ cần có “tám thước” là đủ! Mà đúng vậy, chỉ mấy cái xe đạp, vài ba cái xe “cải tiến” thì rộng làm gì, đường cũng chẳng cần phải trải nhựa, lát bê-tông. Hoàn toàn thể hiện nền kinh tế của thời đó là vậy. Chỉ toàn làm ăn nhỏ lẻ, trồng vài cây chuối, con trâu đi trước cái cầy đi sau, nuôi trồng đủ ăn là thỏa mãn thì chính sách, luật lệ cũng thật đơn giản : thành lập Hợp tác xã, đóng thuế nông nghiệp …. Vận động nhau mà làm.

Chớ đâu có “phức tạp” như các nước Âu Mỹ. Kinh doanh đủ dạng, công ty lớn, công ty nhỏ cứ như xe tải, xe buýt với đủ kiểu cao thấp, dài ngắn chen nhau chạy ào ào với tốc độ cả trăn cây số / giờ. Bởi vậy nó mới phải có đường xá rộng rãi với chín mười làn xe. Đường thì phẳng lỳ phân chia rõ ràng, tuyến nào ra tuyến đó, đường xa lộ, đường làng, đường tỉnh khác hẳn đường trong thành phố. Rồi thì đủ thứ luật lệ, đi bên trái, bên phải, đèn xanh đèn đỏ, bảng chỉ dẫn …. Không thiếu thứ gì giống như luật lệ kinh doanh cho các doanh nghiệp vậy. Mọi thứ đều rõ ràng, công ty lớn phải làm gì, công ty nhỏ phải như thế nào, muốn kinh doanh thì phải chấp hành luật lệ do nhà nước đề ra và cái luật ấy phải có trách nhiệm ra sao với họ. Mọi thứ rành mạch cứ như xe chạy trên đường có chỉ dẫn, có bảo hiểm. Có tắc xe cũng theo hàng, theo lối. Nhìn xe chạy trên đường là thấy ngay nền kinh tế chúng nó có lớp lang, bài bản. Mặc sức mình làm theo khả năng (chạy hết tốc độ) nhưng nhất định phải trong khuôn khổ luật pháp (đi đúng tuyến, đúng đường), nếu sai sẽ bị phạt liền hoặc rước họa vào thân mà thôi.

Còn ở xứ mình thì … Ôi, không biết nói làm sao! Nhất là ở mấy cái thành phố lớn như HN, HCM thì đủ các thứ xe chen lấn nhau, từ xe buýt to đùng tới xe du lịch sang trọng và nhất là xe gắn máy cứ như các hộ kinh doanh nhỏ lẻ đang chen lấn với các công ty, tập đoàn trong thương trường vậy. Đường xá mới nhìn thì cũng bài bản lắm, có vạch, có tuyến, có đèn, có bảng … đủ cả, nhưng chẳng có ai chấp hành cứ như luật pháp đề ra để trưng cho đẹp vậy. Mà cũng chính cái người đề ra luật lại nhân danh những mục tiêu của tương lai làm cản trở luật gây ra ách tắc vì “lô cốt” đào đường, vì đắp mô sửa chữa gây ngập úng tràn lan rồi bẻ quẹo hướng đi cho doanh nghiệp “chạy” lòng vòng vào các “ngõ hẻm” tìm hoài không thấy đường ra. Mà các doanh nghiệp thì mặc sức ai nấy đi. Mấy tập đoàn của nhà nước lớn như cái xe buýt chạy trên đường được ưu tiên chen vào đám xe gắn máy của tụi tư nhân nhỏ lẻ mà “lách luật”. Đã thế lại còn bấm kèn inh ỏi, thậm chí chửi rủa khách hàng cứ như đang lớn tiếng ca thán, phê phán mọi người “ngu” không biết sử dụng sản phẩm, dịch vụ độc quyền của tôi! Mấy anh cảnh sát đại diện pháp luật giữ trật tự thì tối ngày “tám” với nhau mà than “ý thức” với “dân trí”. Mà cũng đúng thiệt. Xe gắn máy tràn ngập, chạy bất chấp luật lệ, bên phải bên trái, dưới lòng đường trên vỉa hè, đi ngược chiều … không thiếu kiểu gì cứ như là muốn đóng thuế thì đóng, muốn kinh doanh gì cứ làm chẳng cần xin phép ai, chẳng cần biết luật quy định gì nhưng hễ bị “đụng” tới là la lên : em nghèo, em không có tiền nộp phạt, nhà nước phải thương dân chứ …. Vậy mà công an vừa quay đi là “em” nhẩy lên xe lạng vòng qua mũi ô tô văng tiếng Đan mạch rồ ga vượt đèn đỏ chạy thẳng! Mấy ông ngồi trong xe máy lạnh nhìn đời qua kiếng chép miệng “hết sức thông cảm” với chuyện kẹt xe rồi vội nhấc điện thoại kêu công an lại dẹp đường để mấy ổng đi họp kẻo trễ thì không ai định hướng chiến lược với tầm nhìn tăng thuế, thu phí giao thông sau khi tái lập mặt đường như thông qua luật bổ sung, sửa đổi thì dân còn khổ nữa!

Đúng là chỉ nhìn xe cộ lưu thông trên đường là hiểu được nền kinh tế của xứ mình thấy muốn … “lên máu”! Hèn nào người ta gọi nó là “huyết mạch”.

Thứ Tư, 28 tháng 10, 2009

Đêm 4/12: NSƯT DMĐức biểu diễn tại HN

Như tin đã đưa, theo nhu cầu của nhiều bạn quý mến giọng ca Dương Minh Đức nhưng chưa có dịp thưởng thức, đêm 4/12 năm nay, tại Cung Văn hóa hữu nghị Việt-Xô, trường ĐHVHNTQĐ, Nhà hát Tuổi Trẻ sẽ tổ chức buổi biểu diễn "40 năm ca hát - Hoa cẩm chướng đỏ". Cùng anh là các gương mặt quen thuộc "Giọng ca vàng" của thế kỷ XX: NSND Quang Thọ, NSND Doãn Tần, NSUT Quang Huy, NSUT Hoàng Chè và các NSUT thế hệ đàn em Mạnh Chung, Mạnh Tuấn. Tham gia chương trình còn có thế hệ học trò đã thành danh của thầy Đức: Casim Hoàng Vũ, Thanh Yên, Ngọc Châm...
Vé bán đồng hạng (tầng dưới): 200.000đ/vé. Mời anh em bạn bè và các doanh nghiệp, đơn vị đăng kí qua mạng, email: kienquoc.tr@gmail.com hoặc điện thoại: 0903830939.
Trân trọng kính mời!

Lẽ sống - Cách sống - Cuộc sống "thần tiên"?

Tản mạn chuyện học hành con trẻ

Cái nghèo ( tiền , tri thức ... ) cũng bởi cách chúng ta đặt vấn đề thôi . Cái móng quyết định sự bền vững của căn nhà ( nói tới sự bền vững là không phù hợp với quy luật biện chứng à nha , nhưng khổ lắm : người ta vẫn muốn có sự bền vững ???!!! ) quyết định quan trọng tới hình dáng sau này của công trình . Nhiều người vẫn rất lãng phí trong đầu tư ( không thương tiếc sức lao động , thành quả của nhiều thế hệ ... ) cho con đi học với một mong muốn rất đời thường là : Cháu nó có một công việc ổn định đủ để mưu sinh hay đủ để hãnh diện với hàng xóm quanh mình ...
Cái chúng cần là gì ? Mấy ai hiểu ? Tuổi của chúng cũng như chúng mình thời thơ ấu vậy . Vui chơi vô tư và thấy cuộc sống thật tuyệt với nhiều mơ ước ... Chúng ta đã vô tình hay cố ý đưa chúng vào một nơi mà ở đó chỉ có học và học và ... học . Khô khan đến mức mọi ước mơ không có chỗ để chen chân vào . Phải tranh đua sao đó để làm con vẹt hót hay nhất hay là con khỉ bắt chước giỏi nhất ( sáng tạo hay phát hiện mà sai lời thầy cô chắc chắn không có chỗ ở đây ) ...
Trút toàn bộ những ước vọng không thành của chính mình lên vai chúng với một mệnh lệnh nghiệt ngã rằng : Bố mẹ , ông bà ... luôn nghĩ rằng con làm được điều này , điều nọ . Trong khi đó chúng ta không tự vấn mình rằng : Tại sao mình lại có thể trút gánh nặng như núi đó lên vai những đứa trẻ ( những đứa trẻ mà chỉ lo chuyện ăn , học thôi đã thấy thời gian không bao giờ đủ . Chúng – những đứa chăm chỉ có hiếu – thức khuya dậy sớm để nhai lại những kiến thức rất dễ hiểu nhưng người lớn đã làm cho chúng khó mà hiểu được ) . Đã đến lúc chúng ta phải tự vấn mình rằng : Mình đã làm tròn bổn phận của mình chưa ? Mình lo như vậy là giúp chúng hay hại chúng ? ….
Phải thừa nhận rằng chúng rất thông minh nhưng cũng rất ngờ nghệch . Phần láu cá , ranh mãnh , ứng đối hoạt bát … lại từ những đứa trẻ ít học hay bỏ học sớm ( toàn học từ những người lớn ở bên ngoài xã hội ) . Đau lắm chứ !
Vài dòng chẳng đâu vào với đâu ( lẩn thẩn mà ! ) , cũng không nhằm vào ai cả . Không uống trà Doctor Thanh mà uống trà mạn Thái Nguyên . Mong lượng thứ .

Thứ Ba, 27 tháng 10, 2009

Kiểm điểm sâu sắc

Tiếp bài nữa thôi rồi em đi mua trà uống đây.

Sau cái vụ to mồm, mượn danh ấy con gái tôi vào hệ A, học cái lớp 10 B4H gì gì đó của trường PTTH Trần Phú.

Một hôm đi học về cháu bảo :” Trường con cứ đầu tuần là có văn nghệ do một lớp phải tự dàn dựng, tháng sau là đến lớp con rồi, tụi con lo quá !”. Rồi cháu nó còn kể rằng : Lớp này có chị Cao Thu Hà, lớp kia có chị Linh là những cây đơn ca tuổi teen cả nước biết nên đến lượt mấy lớp ấy, mấy chị chỉ hát vài bài là xong, sướng thế.! Những lớp khác không có ca sĩ đành phải trình diễn thời trang, thế là thứ 2 nào chúng nó cũng bị tra tấn vì các người mẫu không chuyên. Các cháu nó nhờ tôi “tư vấn” xem có cách gì hay hơn không. Tôi nghĩ một lúc rồi phán bừa :

- Chúng mày bắt chước Lại Văn Sâm ấy, làm cái vụ “ Khách mời của VTV “ xem sao.

Tưởng nói qua quýt cho xong thì mấy hôm sau mấy cháu nó đến đưa tôi “ Tập kịch bản” và nhờ tôi xem hộ. Thế có chết không, tự dưng lại thành ông cán bộ văn hóa cũng xét duyệt kịch bản, chỉ đạo nội dung nghệ thuật như ai. Chúng nó còn mượn cái tầng 3 nhà tôi, rồi lại nhờ đủ chuyện, thỉnh thoảng còn mượn bác làm Doãn Hoàng Giang mới oách chứ. Xong rồi chẳng biết chúng nó diễn ra sao nhưng cái tầng 3 nhà tôi thì đã bị chúng nó chấm làm nơi “ Tụ tập” để liên hoàn lớp nhân kết thúc học kỳ I.

Hôm đó các cháu lên đông lắm, có vắng cũng chỉ một vài bạn. Không khí vui tươi, tôi cũng mừng vì ra đường bây giờ phức tạp lắm và hỗ trợ cho các cháu hết mình.

Vào đầu học kỳ 2, một hôm thấy con gái về nói :” Bố ơi ! Cô giáo bảo những ai đến nhà mình hôm ấy phải làm kiểm điểm, con chẳng biết vì sao ? “

Nghe con gái nói là có bạn ( số không tham dự ) méc với cô chúng nó tụ tập … gì gì đó thì chỉ có bạn ấy và cô biết. Tôi bảo cháu :” Con cứ viết đi , thấy thế nào thì viết thế, con lớn rồi tự biết sai đúng rồi.”

Hai hôm sau cháu đưa tôi ký xác nhận bản kiểm điểm. Tôi đọc thấy nó viết được, nó bảo : Hà Nội không có sân chơi cho học sinh thì chúng nó kéo về nhà tôi, tổ chức liên hoan vui vẻ đoàn kết chẳng có gì sai phạm. Tôi thấy nó đúng và viết bên dưới phần ý kiến phụ huynh :” Các cháu không sai và nếu việc các cháu tổ chức liên hoan có sự phối hợp giữa nhà trường và cha mẹ học sinh thì tốt hơn.”

Con gái tôi lại được cô giáo giao nhiệm vụ nhận tất cả các bản kiểm điểm của lớp trước khi nộp lại cho cô. Tôi có đọc qua các bản kiểm điểm khác của các cháu và ý kiến cha mẹ các cháu thấy thật lạ. Phần lớn các cháu : Nhận ra “ sai trái một cách sâu sắc ” về việc làm của mình, ân hận lắm và quyết tâm sửa chữa.

Còn các ông bố bà mẹ thì phê : Chúng tôi sẽ nghiêm khắc với cháu hơn và hứa với cô từ nay sẽ thường xuyên chú ý đến cháu hơn..v.v. Ôi ! vô vàn những ý kiến chân thành sâu sắc khác nữa.

Đọc xong tôi có hỏi cháu là bố mẹ các bạn ấy làm gì ? Cháu nó nói : bác này là ông này, bác kia là ông nọ, bác ấy là giám đốc, vụ trưởng … Toàn những vị cao quí cả và thực sự tôi thán phục sự quan tâm nghiêm khắc của họ dành cho con cái.

Sau khi cháu nó nộp kiểm điểm rồi, tôi hỏi cô chủ nhiệm nói gì ? Cháu nó bảo :” Cô chẳng nói gì mà chỉ cười...”

Không nhắc nhở kỷ luật ai mà chỉ cười thì tôi đoán là cô hiểu hai chữ “ Kiểm điểm” theo nghĩa khác với các phụ huynh nhà ta. Vậy mà giáo dục xuống cấp các bác ấy cứ nhè thầy cô mà lên án liệu có bất công.

Một lần đi họp phụ huynh, nghe chị trưởng ban phụ huynh than :” Em cũng bận tối mặt tối mũi nhưng vẫn phải lao vào trong ban PH làm vì cháu nó học dốt quá.” Ấy thế mà năm ngoái, lại có một chị trưởng ban khác nhưng con chị ấy luôn đứng đầu lớp, không biết cái sự nhiệt tình của chị ấy có hỗ trợ gì cho cô con đứng đầu lớp không nhỉ ? Đúng là những bậc cha mẹ đã hết lòng vì con cái mà cháu nó vẫn dốt thì lỗi nầy còn ai nữa ngoài các cô, các thày .

Thứ Hai, 26 tháng 10, 2009

NÚP BÓNG BIÊN CƯƠNG

Chuyên xảy ra đã lâu, năm con gái tôi thi vào cấp 3, hai ngày chờ trực đón con ở cổng trường, lần nào cháu nó ra mặt mày tươi rói biết là nó làm bài được tôi rất an tâm.

Đến kỳ báo điểm cháu nó vượt điểm chuẩn vào trường Trần Phú những 4 điểm, yên tâm quá còn gì. Mấy hôm sau cháu nó lên trường nhận lớp về thấy mặt xị ra, muốn khóc. Hỏi căn nguyên thì đúng là điểm báo không sai, điểm chuẩn của trường vẫn vậy nhưng do hộ khẩu TP.Hồ Chí Minh mà ra học Hà Nội là khác tuyến nên không được học hệ A. Với tôi thì hệ nào cũng được, cốt là ở mình học tốt là được, tôi nói với con gái :” Hệ B cũng được con ạ “

Nhưng cháu nhật định không chịu, vì nó cho rằng như thế là đánh giá không đúng học lực của cháu, bạn bè sẽ nhìn cháu khác. Thấy cháu buồn tôi bảo :” Mai đưa bố đến trường, bố hỏi đầu đuôi xem sao “

Hôm sau hai bố con đến trường, thấy dưới gốc cây trong sân trường có cái bàn tiếp nhận học sinh, có hai cô giáo đang ngồi bên đống sổ sách. Xong thủ tục chào hỏi, tôi hỏi hai cô giáo vì sao con tôi vượt điểm chuẩn mà lại bị học hệ B. Tôi nhận được lời giải thích như con tôi đã kể, tôi hỏi lại :

- Thế vợ chồng tôi đều là bộ đội, con chúng tôi vẫn phải học hệ B sao ?

- Bộ đội cũng thế thôi, là nguyên tắc anh ạ, cháu học trái tuyến thì phải học hệ B ._ Một cô trả lời tôi như thế

Chẳng hiểu năm ấy nghành giáo dục sinh ra cái hệ B là sao (?) mà những cháu học sinh chịu học, chăm ngoan lại rất sợ ??? Hệ B là dành cho các cháu học yếu và nghịch ngợm chăng ? Vậy xếp các học sinh trái tuyến phải học hệ B nghe chưa thật là đúng, nhưng người ta qui định thế thì biết tính sao đây. Và tôi chợt nhận ra cái điều mà nói ra ai cũng nể trọng là những người lính tuyến đầu ở biên giới hải đảo. Tôi đặt luôn câu hỏi với hai cô giáo:

- Tôi không biết ai qui định hệ A với hệ B, nếu hôm nay tôi công tác ở biên giới, hải đảo mà có con đi theo, con tôi cũng phải học hệ B sao ? Thế này thì ai đi biến giới cho các anh các chị ngồi đây ?

- Cho tôi gặp thầy hiệu trưởng ! Nếu cần tôi lên sở, lên bộ, làm sao lại có chính sách như vậy._ Thấy hai cô lúng túng, tôi được thể bắt đầu “ công thần” đòi lên tận sở, tận bộ mới liều chứ.

Thật may, hai cô giáo bàn với nhau thế nào rồi ôn tồn nói với tôi :

- Thôi ! Anh không phải gặp hiệu trưởng làm gì, chúng tôi sẽ bố trí cho em nó học hệ A.

Tôi chỉ đợi có thế thôi, còn phải thắc mắc làm gì nữa. Tôi thở phào rồi cảm ơn hai cô giáo. Lúc bấy giờ tôi có cảm giác huyễn hoặc sao ấy mà cũng tưởng mình là anh lính biên cương thật, tự hào làm sao…

Trên đường chở con về thấy nó ngồi sau thỉnh thoảng cứ cười rúc rích, tôi hỏi nó vì sao cười, nó bảo :” Gớm bố to mồm thế ! Con thấy bộ đội như bố toàn ở thành phố, có bao giờ ở biên giới đâu mà…”

Sư bố nó ! Con với chả cái, nói thế khác gì nó dội gáo nước lạnh vào đầu mình. Nhưng con bé nhận xét quá đúng, từ ngày ra trường đến giờ chiến trường quen thuộc là Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh chứ đã biết biên giới hải đảo là cái gì. Nhưng tình huống vậy thì cũng phải gân lên tí chút, mượn oai chiến sĩ biên giới chứ không lẽ …

Các Quế giáo và bác Trỗi nào có vợ làm cô giáo đừng chửi tôi đó nghe, tình huống bắt buộc mà.Tại cái ngành giáo dục bày đặt hệ A,B nên tôi mới phải lạm dụng cái oai của anh lính biên giới.

VÀI HÌNH ẢNH DỰ ĐÁM GIỖ ANH TRỖI



Cô Thục,thầy Vọng trước bàn thờ anh Trỗi.

Anh Khánh Tường khóa 3 và các bạn khóa 8.Người phụ nữ bên cạnh là "tiểu đội trưởng"của anh Dương Minh.

Suối khóa 9 cũng có mặt,ngồi cùng bàn chị Quyên.

Năm nay trường ta đi hơi ít.Cũng may anh Dương Minh báo với chủ nhà tổng số đi sẽ là 15 người.Cộng cả út Quế và "tiểu đội trưởng"của anh thì vừa đủ.Chị Quyên cứ chờ anh Phan Nam,mà vẫn"bóng chim,tăm cá".Sáng nay gọi điện cho anh P.N. hỏi,thì ra không có ai cho anh biết?Thời buổi thông tin liên lạc mà anh lại không biết?

Chủ Nhật, 25 tháng 10, 2009

"Nịnh" TQ dùng UBUNTU

Hôm trước TQ cung cấp miễn phí cho 1 bộ gồm CD UBUNTU 8.04 + CD Open Office. Thấy PC của tôi ở văn phòng, ổ cứng còn "xông xênh", cài luôn UBUNTU vào PC, dùng song song với Windows. Chứ hôm nọ TQ lại nói mình "chiếu cố" nhận 1 bộ UBUNTU và Open Office, nghe "tội" quá!.
Dùng UBUNTU ở cơ quan cho nó "khác người". Biết đâu đấy có ai "sướng" thì lại "khai hóa" cổ vũ, tiếp thị dùng Hệ điều hành và OFFICE nguồn mở...phụ cho TQ.

PHỔ CẬP COMPUTER


TẶNG CÁC TÍN ĐỒ COMPUTER U60

Thứ Bảy, 24 tháng 10, 2009

Lại phải uống trà.... Dr Thanh

Mấy hôm rồi trên Vietnamnet có loạt bài về bà Trần Thị Ngọc Sương "...một phụ nữ tiêu biểu là Anh hùng lao động thời kỳ Đổi mới , năm 2002, bà được chọn là “Người phụ nữ ấn tượng khu vực châu Á - Thái Bình Dương”, một giải thưởng danh giá với 15 phụ nữ xuất sắc nhất chọn lọc từ 11 nước vào vòng chung kết tổ chức tại Singapore.
Năm 2008 bà nghỉ hưu, sau 28 năm làm việc theo tấm gương “ngày không giờ, tuần không thứ” của cố giám đốc Trần Ngọc Hoằng trước đây.
Năm 2009, bà Sương bị Cơ quan Cảnh sát điều tra TP Cần Thơ khởi tố bị can với tội danh “Lập quỹ trái phép”, vai trò chủ mưu. Bà Sương cùng những cán bộ dưới quyền ra tòa trong một vụ án được xem là “trọng điểm”….

Loạt bài viết về bà Trần Thị Ngọc Sương dưới đây:
Hỏi chuyện bị can từng là “quyền lực tối cao
Tiết kiệm hàng triệu USD cho Nhà nước sao không tính?
'Đã lỡ nghèo rồi, giờ còn làm giàu làm gì nữa?'
... và Ký ức từ bãi hoang sình lầy thành bờ xôi ruộng mật
Nghe nông dân 'nói sau lưng' lãnh đạo Nông trường Sông Hậu
Đọc xong....lại muốn uống trà Dr Thanh quá !
Ảnh Vietnamnet

MƯỚP ĐẤY


Người của" Bộ NN và phát triển...nông dân" có chút đặc sản gửi HB và NTT. Sẵn sàng chuyển giao "bí kíp công nghệ" nếu các bạn thích.

Thứ Sáu, 23 tháng 10, 2009

'Thiên thần' nhỏ Ukraine khoe tài năng

Bài được đăng theo đề nghị của Thái K8
Với tiết mục múa đặc sắc được tạo hình như hai con búp bê đang quấn quýt 'đùa giỡn', cậu bé Yurii Kuzinskii 7 tuổi và cô nhóc Karina Rudnicka 6 tuổi đã đi tới tận vòng bán kết cuộc thi 'Ukraine's Got Talent' (Tài năng Ukraine) tổ chức tháng 6 vừa rồi.
Cuộc thi Tài năng Ukraine bắt đầu được tổ chức lần đầu tiên vào ngày 3/4 năm nay trên kênh STB (một trong những kênh truyền hình đông người xem nhất Ukraine), dựa theo kịch bản cuộc thi Got Talent của ông trùm truyền thông Simon Cowell (Anh là quốc gia "cha đẻ" của cuộc thi này nhưng Mỹ lại là nước xây dựng được phiên bản hoàn chỉnh nhất và tổ chức đầu tiên từ 6/2006).
Cuộc thi tài năng ở Ukraine do Oksana Marchenko (giám đốc PR của trường đào tạo quản lý Skolkovo) làm MC. Ba vị giám khảo lần lượt là Vladislav Yama, một vũ công nam nổi tiếng, Slava Frolova (nữ phát thanh viên truyền hình) và Igor Kondratyuk (nhà sản xuất kiêm nam phát thanh viên nổi tiếng).
Phần thưởng dành cho người thắng cuộc là 1 triệu đồng hryvnia (tiền Ukraine, tương đương gần 2,2 tỷ đồng).
Người chiến thắng trong cuộc thi năm nay là họa sĩ tranh cát hoạt họa Kseniya Simonova 24 tuổi.
Video: You tube

Cao thủ tiếng Anh

Lâu quá không được gặp các bạn qua blog Út Trỗi. Hôm nay, nhân dịp về thăm "quê nhà" , tôi xin góp chuyện vui cuối tuần cùng các bạn nhé!

Hội thoại giữa các "Cao thủ" tiếng Anh chuyên ngành Dầu Khí.

Cao thủ (tall head) về tiếng Anh của Đạm Phú Mỹ (Protein Rich and Beautiful) và Đạm Cà Mau (Protein Tomato Quick) nói chuyện với nhau mà cả người học tiếng Việt và người học tiếng Anh cũng khó mà hiểu nổi, nhưng may quá cuối cùng họ cũng chịu công bố bản song ngữ Anh – Việt của mình sau nhiều năm giữ kín, xin được công bố để mọi người tham khảo chơi:

A: Beg hello you. I have one love toilet (Xin chào Anh. tôi có một yêu cầu…)
B: Say go (nói đi).

A: I need a female letter sign. You see star? (Tôi cần một nữ thư ký, Anh thấy sao?)
B: I not bag hour copper Italy, You only is a Chief room, Company no have main book that (Tôi không bao giờ đồng ý, Anh chỉ là một trưởng phòng, Công ty không có chính sách đó).

A: But, I have over many work, I no bear float (nhưng tôi có quá nhiều việc, tôi không chịu nổi)….
B: Wear shelf you (Mặc kệ Anh)…

A: But …(nhưng)
B: Stop go, no table else (Thôi đi, không bàn nữa)…

(…………………………..01 minute passed………………………………………01 phút trôi qua)

A: If Italy England as thus, I will vacation work… (Nếu Ý Anh như thế, tôi sẽ nghỉ việc…)
B: OK. Sugar you you go, sugar company company goes….(OK, Đường anh Anh đi, đường công ty công ty đi…)

A: Here is single beg vacation work of me. I go here (Đây là đơn xin nghỉ việc của tôi. Tôi đi đây).
B: Go go, not return here…Nest father you! (Đi đi, đừng quay lại đây…Tổ cha mày!)

P/S:
After that 40 days, Mr.A sugar sugar main main vacation work and arrive a company new (sau đó 40 ngày, Ông A đã đường đường chính chính nghỉ việc và đến một công ty mới....

Trời ơi! Tiếng Anh của mình ….cũng …gần đạt đỉnh cao của họ rồi ???)

Best regards (nhiều chân chọng).


Thứ Năm, 22 tháng 10, 2009

Giành cho các bác thích bóng bàn.

(TNO) Tối 18.10 tại Moscow (Nga), tay vợt Belarus hạng 6 đơn nam thế giới Vladimir Samsonov (ảnh) đã giành chiến thắng 4-1 (11/4, 5/11, 11/7, 11/5, 13/11) trước tay vợt Trung Quốc Chen Qi (9) để lần thứ ba đăng quang Cúp bóng bàn thế giới. Hai lần lên ngôi vô địch trước đó của Samsonov là ở Xiaolan (Trung Quốc) vào năm 1999 và tại Courmayeur (Ý) vào năm 2001. Dưới đây là trích đoạn của trận chung kết.

Trích đoạn trận Bán kết giữa SAMSONOV (Belarus) gặp MA LONG (China)




Vào trang You Tube có rất nhiều video clip các trận thi đấu trong World Cup vừa rồi. Hình đẹp xem mát nhãn!
Cốt (Blade) SAMSONOV sử dụng.

Thứ Tư, 21 tháng 10, 2009

Thư giãn: "Xỉn"

Đoạn video được ghi hình hôm 6/10 khi một anh chàng say đi mua bia ở siêu thị. Video này xuất hiện trên trang YouTube thời gian gần đây. Để thêm sinh động đoạn video này còn được nhiều người lồng nhạc vào bằng nhiều giai điệu có tiết tấu khác nhau. Thế mới biết khi say làm "diễn viên" hài cực... dễ.

NÓI THÊM VỀ BÀI THƠ "HNTMA" CỦA EGK9

Vừa qua , chúng ta đã được thưởng thức một bài thơ hay của tác giả EGK9 .Rõ ràng bài thơ đã để lại trong lòng người đọc một ấn tượng sâu lắng, đúng là một bức tranh được vẽ bằng thơ,chúng ta có thể nhận biết được người viết đã có một tình yêu sâu sâu đậm đến thế nào đối với Hà Nội .Trong tình yêu mọi rào cản đều bị phá bỏ, không một ước lệ nào có thể tồn tại, Ở đây không có ranh giới giữa các đại từ nhân xưng. Có ai đi gọi một miền đất bằng “Em” không?chắc không rồi, nhưng trong thi ca thì có đấy. tác giả đã gọi thành phố thân yêu như gọi tên một người tình trăm năm. Chả thế mà có bạn đã có ý kiến với EGK9 về cách dùng từ này,Nhưng càng đọc chúng ta lại càng hiểu người viết hơn,tất cả những cảm xúc của bạn có lẽ tất cả chúng ta đều đã trải qua và càng cảm phục bạn đã có những cảm nhận thật tinh tế mà mọi người đều cũng có lúc nhận ra nhưng không đủ ngôn từ để diễn đạt như tác giả.
Khen mãi không biết EGK9 có phổng mũi không nhưng đã khen thì cũng phải có ý kiến .Trước tiên là ở cái đầu đề, Hà Nội trong mắt ai nghe như có vẻ quen quen, hình như là tên một bộ phim hay đại loại như vậy , tôi đã nghe ở đâu đó không còn nhớ nữa, hơn nữa là cái tên đó chưa phản ánh được hết tâm tư của tác giả, có lẽ nên tìm một cái tên khác đi chăng ? tất nhiên là nếu cần thiết , chứ không thì cũng chẳng ảnh hưởng gì. Vì ý đó mà trong bản phổ nhạc tôi đã mạn phép EGK9 đổi tựa đề là “ Một thoáng… Hà Nội “, nhưng vì tôn trọng em tôi vẫn đề “Hà Nội trong mắt ai” ở phía dưới, về sau nếu có ai lăn tăn vì cái tên ta cũng dễ nói hơn!
Một điểm nữa là ở cái từ “vướng” . “ Một sớm Tây Hồ vướng làn sương mỏng…” . Từ vướng ở đây cho ta cảm giác vướng víu , khó chịu. Làn sương mỏng như một tấm khăn voan hờ hững vắt trên vai người thiếu phụ Tây Hồ, là một nét đẹp đã được thi nhân từ ngàn xưa ca ngợi, nếu em dùng từ vướng thì e tấm khăn voan đó thành ra một vật thừa, cũng vì vậy mà khi phổ nhạc ,tôi đã mạn phép em bỏ đi một dấu sắc
Phần cuối cùng xin tâm sự về cái đàn hương trong câu “ Ai đã từng say em qua một thoáng đàn hương” .Câu thơ thì hay rồi, miễn bàn nhưng khi đọc đến” đàn hương”thì hơi váng vất điều gì đó. Một chiều nào đó ta cảm nhận một mùi hương quyến rũ từ đầu ngõ theo gió bay về rồi tan dần trong ngõ sâu ( miễn là không phải ông hàng xóm béo ục mặc cái quần cháo lòng xách bếp than ra đốt cho hàng xóm chiêm ngửi mùi khói than tổ ong). vậy thì hay chứ? Hoá ra tôi áy náy khi nhớ ra cái đàn hương này,. Đàn hương là một loại gỗ có tinh dầu có xuất xứ từ ấn độ và Trung hoa, người ta dùng tinh dầu chiết xuất từ nó để chế biến nước hoa, Thì thơm chứ sao? Nhưng lại nghĩ ra có cái tay Mạc Ngôn nào đó có một tác phẩm khá nổi tiếng trên văn đàn “Anh nhớn láng giềng” . Đó là tácphẩm “Đàn hương hình”. Nội dung thì dài nhưng ấn tượng ở cái hình phạt mà người Á đông đã nghĩ ra để trừng phạt đồng loại, Người Trung Quốc ,mà cụ thể là Viên thế Khải có một hình phạt độc đáo, để tử hình một người dân vì tội dám giết một tên lính Đức đang làm nhục vợ mình, hắn dùng một chiếc cọc bằng gỗ đàn hương xuyên từ giữa hai chân lên đến cổ sao cho năm ngày sau mới được chết . kinh! Cái hình phạt ấy chính là “Đàn hương hình”. Kể cho vui vậy thôi ,trong câu thơ của EGK9 Tôi có vắt óc cả ngày cũng chẳng tìm ra được từ nào khả dĩ có thể thay thế được. thôi cứ để vậy cũng hay. Mấy lời rông dài với mọi người cho vui thôi nhé. Chẳng phải bình loạn cũng chẳng phải một bài phê bình, Nói ra để mọi người cảm nhận tốt hơn về tác phẩm cũng đồng thời phân bua với tác giả về những thay đổi tí tẹo trong bản phổ nhạc. Chúc anh chị em một ngày mới tốt lành.

Thứ Ba, 20 tháng 10, 2009

NHÂN NGÀY 20/10

Vào Google tìm hiểu về lịch sử "Ngày PNVN", tôi thấy bên comment hơi "chật" nên phải viết ra đây để cầu cứu "trí tuệ tập thể" .

Xin trích đoạn trong "Hội PNVN":

....Trong thời kỳ này, dưới sự lãnh đạo của Đảng, với những tên gọi khác nhau: Hội Phụ nữ Giải phóng (1930 – 1935), Hội Phụ nữ Dân chủ (1936 – 1938); Hội Phụ nữ Phản đế (1939 – 1941); Đoàn Phụ nữ Cứu quốc (1941 – 1945), Hội đã vận động phụ nữ tham gia bãi công, biểu tình, tiến tới Tổng khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân, lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

GIAI ĐOẠN 1930 - 1945

Điều lệ Phụ nữ Liên hiệp Hội (1930)
Cập nhật: 25/11/2004

1. Tên: Phân hội Đông Dương Phụ nữ Liên hiệp hội.

2. Mục đích: Liên hiệp quần chúng phụ nữ với các lực lượng nông dân và công nhân để chống lại sự áp bức của chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa phong kiến để giành quyền lợi và giải phóng cho phụ nữ.

3. Hội viên: Có thể gia nhập phân hội mọi phụ nữ và thanh niên tán thành mục đích và điều lệ của Liên hiệp hội.

4. Tổ chức:

a) Mỗi phân hội được thành lập ở mỗi miền. Đại hội hằng nǎm các đại biểu Đông Dương là tổ chức cao nhất của Liên hiệp hội. Đại hội bầu ra một ban chấp hành uỷ viên có quyền cao nhất trong thời gian giữa các Đại hội.

Các cấp dưới nghiêm chỉnh tuân theo các chỉ thị và mệnh lệnh của các cấp trên trực tiếp.

b) Cơ cấu tổ chức của Liên hiệp hội.

Phụ nữ Liên hiệp hội Đông Dương gồm: một Ban Chấp hành uỷ viên Đông Dương, nǎm xứ Phụ nữ hiệp hội (Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ, Lào, Cao Miên), nǎm ban xứ Chấp uỷ viên, mỗi tỉnh một Tỉnh Phụ nữ hiệp hội và một tỉnh Chấp uỷ viên...

Một phân hội phụ nữ và một ban chấp hành uỷ viên trong mỗi thành phố hay mỗi phủ, huyện...

c) Các cơ quan: Phụ nữ Liên hiệp hội Đông Dương gồm: Một bộ bí thư chịu trách nhiệm về thư tín và tài chính.

Một bộ tổ chức chịu trách nhiệm về tổ chức giao thông liên lạc các loại, về điều hành các nhiệm vụ của các cấp.

Một bộ tuyên truyền chịu trách nhiệm về công việc tuyên truyền.

5. Tài chính: Số tiền hội phí và quyên góp được là nguồn tài chính của Liên hiệp hội. Nguyệt phí hằng tháng của mỗi hội viên là ...USD.

6. Kỷ luật: Mọi sự vi phạm Điều lệ của Liên hiệp hội đều bị trừng phạt, từ khiển trách đến khai trừ vĩnh viễn tuỳ theo lỗi nặng nhẹ khác nhau.

7. Điều phụ: Đại hội đại biểu của Liên hiệp hội có thể thay đổi Điều lệ này.


* Ngu ý của tôi:

- Một số tài liệu ghi ngày 20/10/30 là ngày Thành lập " Hội PN phản đế". Năm 30 mà" phản đế" thì hơi lạ . Có lộn với "Hội PN giải phóng " ở trên?

- Cái " Phân hội Đông Dương Phụ nữ Liên hiệp hội" là của ta hay Quốc tế CS ? Theo Điều 5 (tài chính) thấy hội viên đóng bằng tiền USD chắc là ...
- Các Sếp của Phân hội này là ai nhỉ ? Tất nhiên "cơ cấu" như đã nêu trên phải là 3 chị Việt- Miên -Lào...


Nói chung tôi còn khá nhiều "théc méc". Mong hai anh Chí, 4SG và ACE chỉ giáo !

Khế còn xanh lắm!

 

Quả to nhất mới chỉ bằng đốt chót của ngón Út.
Posted by Picasa

Một thoáng Hà nội

Anh Quang Trung K4 sau khi đọc bài thơ HÀ NỘI TRONG MẮT AI của EGK9, như trong một nhận xét của anh về bài thơ này: "...anh đã phổ nhạc bài thơ của em, chỉ còn khổ thơ cuối cùng, kết khó quá nên hẹn một hai hôm nữa hoàn chỉnh sẽ đưa lên". Nay đã hoàn thành, anh gửi UT đăng lên. Tuy không phải là nhạc sĩ chuyên nghiệp nên có thể chưa hay, nhưng với tấm lòng của anh, UT chân thành cảm ơn sự đóng góp nhiệt tình của anh đối với ÚT TRỖI.


Hoa khế vườn nhà.

 

Quả mới nhú nên mời mọi người thưởng thức hoa vậy.
Posted by Picasa

Thứ Hai, 19 tháng 10, 2009

Chúc mừng.








Chúc các bà thị xã và các bạn nữ luôn
vui, khỏe, đẹp.

Ngày Phụ nữ Việt nam

Nhân ngày Phụ nữ Việt nam (20/10) UT xin gửi tới các thành viên và bạn đọc nữ của ÚT TRỖI 2 ca khúc :
1.BÀI CA PHỤ NỮ VIỆT NAM của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý.


Hoặc nghe dưới đây:

2. MẸ VIỆT NAM ANH HÙNG - sáng tác: An Thuyên


Hát về những ngưòi mẹ Việt Nam hát về những người mẹ anh hùng
Đời dâng hiến giống nòi mẹ sống giữa gian lao
Vì đất nước hy sinh cả cuộc đời

Nhìn mái tóc mẹ bạc phơ và ánh mắt mẹ như mơ là biết mấy chờ mong mỏi mòn
từng đứa con ra đi không bao giờ trở lại
Chỉ câu hát ru con bên nôi chỉ câu hát cuộc đời mẹ ru là trẻ mãi mẹ ơi

Hết ngàn đắng cay tình thương
nước mắt mẹ bay bay tìm vóc dáng đàn con của mẹ
là dáng những cây non tươi xanh giờ nảy lộc
Ngọn đèn bớt lo âu đêm đêm qua ghềnh thác
thuyền về thật êm lòng mẹ sáng mẹ hát cùng con

Mẹ đã có ngàn đứa con mẹ đã có cả nước non
Mẹ mãi mãi cùng con trên đường dài núi sông hôm nay
biết ơn người mẹ hiền
Giặc tan hết ta xây quê hương theo như ý Bác
một đời hằng mong để rực rỡ , rực rỡ Việt Nam

( Mẹ đã ) có ngàn đưá con mẹ đã có cả nước non
thoả nỗi những sầu đau tháng ngày và chúng con hôm nay
như ùa vào lòng mẹ lại nghe hát ru con bên nôi
Mẹ lại kể câu chuyện ngày xưa mẹ đẹp mãi mẹ hát
cùng con trọn tình nước non
Mẹ Việt Nam anh hùng tự hào
chúng con có mẹ Việt Nam anh hùng
Bạn ở Đức mới về chơi, đang mời chiều T6 đến Vườn Treo gặp gỡ.

CHỐNG THAM NHŨNG KIỂU VỪA NẰM VỪA HÔ "XUNG PHONG"?

Chống tham nhũng và bài học kinh điển:

Bài 1: Băn khoăn từ… “nhân thân tốt”
Vietnamnet:  Cập nhật lúc 10:31, Thứ Hai, 19/10/2009 (GMT+7)
" Có một điểm chung ở vụ án liên quan đến ông Huỳnh Ngọc Sĩ và vụ kỷ luật ông Đoàn Văn Kiển: xem xét nhân thân. Nhân thân, dù tốt cách mấy, cũng không thể thay thế mọi thứ"
Đâu rồi chuyện hối lộ?....XEM TIẾP

Dương Trọng Dật

Chim sẻ và biển

Chủ Nhật, 18 tháng 10, 2009

CHO CHÁU THAM GIA VỚI

Cháu chào các ông, các bà !
Nick của của cháu là Lỳ đấy, ông ngoại đặt cho cháu đấy ! Cháu thuộc lứa U120 ngày đấy, có bạn nào lứa cháu vào đây không hả các ông, các bà?


Bà ngoại cũng bảo cháu " Lắm chuyện" đấy, ông tổng quản đừng phạt cháu nha.






Cháu chúc các ông bà khỏe hạnh phúc ạ !

Tìm được bạn cũ

Tối qua Nguyễn Huy Tường (B3, K8) gọi điện, báo đã gặp được Tô Quốc Hòa (B1, B3 - K8). Hồi ở trường Tô Hòa ở B1 vào các năm học lớp 5, lớp 6; lên lớp 7 chuyển sang B3. Đã lâu tôi cũng quan tâm thông tin về Tô Hòa. Tôi còn nhớ sau khi giải tán trường ra học cấp 3 ở ngoài còn gặp cậu mấy lần, hồi đó nhà Hòa ở Nguyễn Thượng Hiền - HN. Được Huy Tường thông báo số ĐT của Hòa, liên lạc với cậu, được biết hiện Hòa đang công tác tại một doanh nghiệp của quân khu Thủ đô. Hiện nay Hòa và gia đình thường trú gần Lĩnh nam - Hà nội.
Hẹn gặp Hòa một ngày gần nhất.

Thứ Sáu, 16 tháng 10, 2009

"Lắm chuyện"

UT không có thói quen đếm hoặc ngồi cộng xem tổng các nhận xét là bao nhiêu. Nhưng hôm qua có một "blogger" có nói với UT: "Dạo này bên ÚT TRỖI có nhiều chuyện "nhẩy ", "còm men" nhận xét cứ gọi là..."búa xua", mà các "lão" cũng "nhiều chuyện" thật...
Rỗi việc UT thử ngồi đếm từ bài CẢNH BÁO (12/10) cho đến hôm nay 17/10, mới có mấy ngày mà có đến khoảng hơn 200 "nhận xét". Đúng là các "lão" càng già càng "lắm chuyện".
Kể cũng vui đáo để!

BTMT họp kỷ niệm 15-20/10 và đón Thầy rẽ thăm

BTMT họp mặt nhân 3 sự kiện - kỷ niệm 15/10, chào mừng 20/10 và đón các Thầy rẽ qua thăm, nhân đó báo cáo về Họp mặt TSQ Toàn quốc và chuyến cứu trợ vừa qua...


Các Thầy tới dự chung vui với BTMT

Tên và húy: Dũng 'mốc' và Chiến 'chốp'. Hai anh K7 này có duyên kỳ ngộ, vì chính họ đặt tên húy cho nhau!
Nhân cuộc họp này họ đã khai báo như sau:
- Dũng là HSMN vượt TS ra sau, ban đầu goi là Dũng 'si' (vì nghe đồn diệt được vài Mỹ Ngụy) về sau thấy nấm ăn ghê quá nên Chiến đặt luôn húy là 'mốc' - nghe 'nổ' hơn ?
- Còn Chiến ngày đó chưa tóc gió thôi bay, nhưng cắt tóc nhìn trông cũng chỉ còn có chóp - Dũng đặt luôn húy, nhưng tiếng Quảng nói thành ra 'chốp' - vậy cũng bắt thành húy cả đời luôn.
Nhân cuộc họp này hai anh tự khai thành khẩn nên đăng lên để ACE nhận diện. Hiện Dũng GĐ Nhựa ĐN, Chiến GĐ VDB QN.

Gửi các Út Trỗi MN

Hôm nọ đăng mấy ảnh trường cũ Trung Hà mà mấy Út ko nhận ra chỗ nào, chỗ nào, nay gửi thêm ảnh này, hy vọng mọi người nhớ lại: Con đường, rặng cây Xà cừ, nhà ăn, sân vận động, nhà C11 ở đâu đó, ...

Thứ Năm, 15 tháng 10, 2009

Ba lần cứu trợ

Vì sao lại cứu trợ ba lần - sẽ đăng ở bài sau...
xin đăng trước 5 ảnh đặc biệt của chuyến cứu trợ để ACE xem trước

Xe a Lưu K5 'mất điện' CSGT phụ đẩy vào lề

CSGT QN 'cứu trợ' đoàn - giúp đưa người và xe về Tam kỳ

Giám đốc VDB QN Chiến 'chốp' K7 cứu trợ đoàn - cho xe đưa về Núi thành rồi về ĐN

Chuẩn bị giao gạo 'cứu trợ' của BT & HDD trực tiếp cho dân xã Tam quang nhân ngày giỗ anh Trỗi 15/10/09

Ba bà cháu xã đảo Tam Hải vui vẻ khênh gạo cứu trợ về nhà
(đây là nơi có cú điện thoại gọi VTV đợt bão số 9 vừa qua)

Thứ Tư, 14 tháng 10, 2009

15/10/1964 - 15/10/2009

Hôm nay, 45 năm ngày anh Trỗi hy sinh. Tưởng nhớ tới anh bằng bài hát "LỜI ANH VỌNG MÃI NGÀN NĂM"
Sáng tác: Vũ Thanh
Trình bày: Hoàng Vinh


Sáng mãi tên anh
Người con của đất nước
Sông núi reo ca
Người anh hùng thành đồng bất khuất
Nguyễn văn Trỗi, Nguyễn văn Trỗi
Người công nhân Thành Phố Sài Gòn
Mà lời anh trước súng giặc thù
Vẫn cháy lửa chiến đấu
Ôi tên anh truyền khắp hoàn cầu
Vọng về Vê-nê-du-ê –la
Cuồn cuộn sôi trong muôn con tim
Người du kích Châu Mỹ La tinh
Anh đã sống cuộc đời
Sáng rực ánh mặt trời
Anh sống tuổi thanh xuân đẹp tươi
Trong khói lửa luyện nên thép gang
Noi gương anh còn có triệu người
Cả Miền Nam đang sôi tim gan
Cuồn cuộn dâng lên như phong ba
Dìm đầu quân cướp Mỹ xâm lăng
Gió đưa muôn tiếng ca
Lời anh hát ngày nào:
Việt Nam muôn năm, Việt Nam muôn năm
Lời anh hát vọng đến ngàn năm
Lời đất nước ngàn năm chói sáng

Hà nội trong mắt ai

EGK9

Ai đã từng nhớ em trong da diết lặng im
Một khoảng trời thu trong xanh vô tận
Một sáng Tây hồ vướng làn sương mỏng
Chợt chuông chùa lay động ngấn tà dương…
Ai đã từng say em qua một thoáng đàn hương
Tan rất nhẹ trong ngõ sâu phố nhỏ
Những cây bàng lá xanh rồi lá đỏ
Ngô nướng thơm lâu hết cả tuổi học trò
Ai đã từng cảm nhận em khi gió trở mùa
Heo may se trên tay trần thiếu nữ
Những sớm mai phố phường còn ngái ngủ
Tiếng chổi tre chạm lòng phố nôn nao….
Ai đã từng yêu em qua những lắng sâu
Những hoài niệm xa xưa “hồn thu thảo”
Những nỗi đau không dễ gì đánh đổi
Những năm tháng trăn trở này, em hỡi, Hà nội ơi…
10/2009

LỜI CẢM ƠN .


Tất cả các ÚT QUẾ xin chân thành cảm ơn các anh trong ban liên lạc và toàn thể các anh chị trường NGUYỄN VĂN TRỖI đã tạo điều kiện cho chúng em có một cuộc giao lưu đầy ý nghĩa và tròn vẹn nghĩa tình . Rất mong được gặp lại các anh chị .
Trân trọng .

Thứ Ba, 13 tháng 10, 2009

CHUYỆN XƯA

Đi lang thang trên cầu cả tiếng đồng hồ, thấy cháu gái chủ quán đậm nét “ tương Bân “ thế này mà không dừng lại mới thật là hâm. Nhưng các bác cũng đừng cho là tôi thế này, thế nọ, tôi ngồi lại là do khoái tán dóc và cái máu thích giao lưu thế hệ nó xui khiến.

Cái áo nâu cô cháu sinh viên mặc thật tình nó gợi cho tôi nhớ về một thời của các cô, các bà nhà ta ngày trước vẫn thường mặc. Cái áo nâu ngày xưa nó thế nào nhỉ ? Theo tôi thì cái áo ấy ngày xưa nó không có cổ, may chiết eo, các bà, các chị mặc vào nó ôm sát lấy người, trông nó khỏe mạnh, chắc lẳn như cái bánh chưng được ép kỹ, căng phồng nhựa sống, đường nét đâu ra đấy. Còn cái áo hôm nay nó được cách tân, cách điệu, nó rồng rộng, lỏng lỏng thế nào ấy. Tà thì sẻ lên đến tận nách thì chiết eo vào đâu được, thay vì phải “chiết” nó lộ nguyên cả cái eo trắng trần nom như cái bánh dày trắng được vắt sơ bằng mảnh lá chuối nhỏ xanh. Ừ nhưng mà trông nó cũng mềm mại, bay bay và thướt tha đấy chứ. Mỗi thời mỗi vẻ, dù sao các cô, các bà xưa và các cháu gái bây giờ vẫn cứ là con gái Hà Nội mà.

Giữ chân tôi lại ngồi uống nước không chỉ chuyện xiêm ý áo mũ, mà còn có cả lời mời đon đả rất xưa, rất quen này nữa :” Vào uống nước xơi quà, chú ơi !” . Lời mời này từ cái bác gái trong ảnh tay cầm tấm bìa làm quạt ấy, lớp người đại diện cho các cô, các bà xưa đây. Nhìn mấy cái bát úp gọn gàng trên cái mẹt tôi cứ nghĩ mình sẽ được uống chè tươi, cũng hay! Thì cái bác gái ấy đã nhanh miệng giới thiệu giùm cô cháu gái :” chú uống nước đi, ủng hộ cho các cháu sinh viên. Chúng nó pha trà ngon lắm, uống mát và thơm chả kém gì trà 0 độ .”. Ra thế ! Chè tươi hiện đại được sánh với trà 0 độ đóng chai, cái bát người xưa vẫn dùng được thay bằng cái cốc nhựa mỏng, dùng một lần rồi vứt. Thôi thì cứ nhâm nhi ly trà tân thời mà liên tưởng, mà so sánh xưa và nay. ..

Đúng là mọi cái đều gợi nhớ cũ xưa nhưng lại khác rất nhiều. Này nhé! Kẹo vừng, kẹo lạc ngày trước người ta đựng trong một cái lọ thủy tinh trắng xanh, nó lỗ trỗ những bọt khí mới phải. Bên trong lọ thế nào cũng có ít vôi bột ở đáy để chống ẩm, ngăn chia giữa kẹo với vôi là một mảnh báo mỏng, chứ không bọc kẹo bằng nilon như bây giờ. Lạc luộc không ai để trong bát mà thường để trên cái đĩa Bát Tràng méo mó nhưng cứng cáp, dầy dặn…Và rất nhiều thứ khác nhìn chỉ gợi nhớ nhưng chẳng giống xưa. Ước lệ hay phiên phiến hình như bây giờ người ta cho nó như nhau về nghĩa thì phải.

Cô cháu sinh viên bán hàng chắc từ hôm qua nghe được nhiều chuyện nhưng thấy cháu nó hỏi tôi chuyện sơ tán, chuyện cây cầu bị bom Mỹ đánh gãy cứ mơ mơ màng màng sao đấy, rồi hỏi chú có kỷ niệm gì với cây cầu này không ?… Đúng là nhiều chuyện, ngày xưa đá bóng dưới sân ngoài bãi kia, đi qua cây cầu lúc bằng tầu, lúc bằng ôtô và cả những lần đi bộ. Hồi chống Mỹ còn thấy pháo ta đặt tít trên chỗ cao nhất của cây cầu để bắn máy bay. Đứa trẻ nào sống ở Hà Nội mà chả có chuyện về cây cầu, dù chỉ toàn những chuyện bình thường vặt vãnh có gì mà kể. Tôi nói với cháu nó :
- Thật khó kể ! Cũng như hôm nay cháu ngồi đây, chuyện thường thường nho nhỏ thế thôi ! Mai sau khi cháu là mẹ, là bà rồi khi ấy mà nhìn lại tấm hình hôm nay ngồi bán nước trên cầu hẳn sẽ thấy nhiều điều. Đấy ! Không ấn tượng và sâu sắc lắm đâu mà nó cứ nhè nhẹ thoảng qua thế thôi

Bổ sung hình của các Út Quế

Hình 1 : các đại ca k1, k2






Hình 2 : Út Quế






Hình 3 : AE chụp hình riêng với thầy vì thầy ko lên ngồi phía trên được.





Hình 4 : đội ngũ "phóng viên"

Về sự tích anh hùng thiếu niên Lê Văn Tám

Mời bạn sang Bantroik5 biết thêm 1 sự thật!

NHỚ VỀ MỘT NGƯỜI BẠN.

Ảnh tác giả chụp trong một lần đi lấy gạo ngoài thị trấn Lương Sơn(Hòa Bình)

"Khi nghĩ về một đời người, tôi thường nhớ về rừng cây.
Khi nghĩ về một rừng cây,tôi thường nhớ về nhiều người.
Trẻ trung như cụm hoa hồng, hồn nhiên như là ánh lửa ...".
Nghe bài hát "Một đời người,một rừng cây"của Trần Long Ẩn, tôi lại nghĩ về bạn. Một người bạn đối với tôi tuy không thân lắm nhưng cũng chơi chung đã từng gắn bó với nhau một thời tuổi trẻ.
Cậu cư ngụ cùng một khu TT 16A Lý nam Đế, Hà nội với tôi. Từ nhỏ cậu đã có dáng vẻ của người lớn, đi đứng chững chạc như một "ông cụ non". Cho nên các trò chơi của bọn trẻ con trong khu thường không có cậu, nói cách khác là cậu không thèm chơi? Cho đó là trò trẻ con, mặc dù cậu còn kém tôi 1 tuổi nhưng trông già dặn hơn nhiều. Cậu chũi mũi vào học, đọc sách và kéo đàn violon. Dưới ngọn roi của bố hàng đêm bắt cậu kéo đàn sau giờ ôn bài. Có lẽ ông hằng mong muốn con mình sẽ trở thành thần đồng âm nhạc? Hàng xóm khổ sở vì tối khuya vẫn phải nghe tiếng violon rít lên không cho ai ngủ sau một ngày làm việc. Bố cậu nổi tiếng là dữ đòn trong khu. Thế nhưng cách dạy con của ông không đạt hiệu quả mong muốn. Cậu chỉ kéo đàn trong các buổi biểu diễn văn nghệ của trường do thời ấy rất hiếm học sinh biết chơi đàn, lại là đàn violon, loại đàn được mệnh danh là nữ hoàng của các loại đàn dây. Chỉ dừng lại ở trình độ "ọ ọ,ẹ ẹ", càng về sau cậu càng ít chơi đàn, sau này bỏ hẳn không thấy chơi nữa? Bọn con gái trong khu ít ai để mắt tới cậu vì cho rằng cậu hay "tỏ vẻ ta đây, ra vẻ ra ve ". Riêng tôi, tôi biết cậu cũng để ý vài cô qua những lần nói chuyện với cậu. Cuối năm 1971, sau trận Khe sanh, đường 9 nam Lào, khí thế ra trận của thanh niên, học sinh Hà nội lúc bấy giờ rất sôi nổi. Nhất là câu nói của anh hùng Lê Mã Lương"Cuộc đời đẹp nhất là ở trận tuyến chống quân thù" càng làm cho không khí ra trận tưng bừng, sôi động hơn! Một buổi chiều, tôi đang lúi húi múc nước trong bể nước công cộng của khu TT. Cậu và Hùng Thắng đi tới gần tôi nói: "Kỳ này bọn tao đi bộ đội, mày có đi không? Thằng Vỹ "gỗ" cũng đi nữa". Không suy nghĩ tôi gật đầu liền. Đang chán không muốn học, vì gặp phải cô giáo dạy Hóa (hình như ghét tôi?), hay "đì "tôi lên trả bài. Sau này tôi mới biết cô ghét tôi thật bởi vì tôi dám phản ứng lại thầy giáo dạy thể dục khi bắt các học sinh phải bỏ áo trong quần khi có tiết của thầy mà thầy lại là người yêu của cô ấy. Tôi và cậu không đủ tuổi nên phải viết đơn tình nguyện, cái khó là phải có chữ kí của phụ huynh đồng ý cho đi. Cậu thì thể hiện quyết tâm bằng cắn ngón tay viết đơn bằng máu. Tôi giả chữ kí của ba tôi rồi cả hai mang lên khu đội Hoàn kiếm nộp. Sau hai vòng khám tuyển chúng tôi cũng đạt tiêu chuẩn đi bộ đội mặc dù khám lần 2, sau hơn 1 tháng tôi từ 41 kg chỉ còn có 39 kg. Ngày 22/12 năm ấy học sinh, sinh viên các trường ở HN tập trung về vườn Bách thảo, dưới chân núi Nùng mit tinh chào mừng chiến thắng Đường 9 Nam Lào, tiễn thanh niên lên đường nhập ngũ, có đại tướng Võ nguyên Giáp tham dự. Chúng tôi là lính tình nguyện đi đợt này nên được mời lên lễ đài, cậu vinh dự đại diện cho thanh niên HN đọc quyết tâm thư. Tháng 1/1972 chúng tôi gồm cả Lê Trường Vỹ , Hà Hùng Thắng , Hồ Phương Bình chính thức là người lính, huấn luyện trên Bãi Nai - Hòa bình. Lên đó chúng tôi cùng chung đại đội với nhiều lính Trỗi như Y Hòa, Vũ Trung, Nguyễn Lâm, Bạch Quốc Đoàn, Kim Cường...nên rất vui. Thế nhưng gần Tết bỗng dưng đại đội gọi chúng tôi lên, gồm 5 người, tôi, cậu và 3 người nữa là: Thịnh nhà ở Thụy Khuê học trường Nguyễn Trãi cùng lớp với vợ anh Đồng Hiền khóa 3, Cù Thắng nhà ở Phó đức Chính gần nhà Việt Hằng và Lộc nhà ở Đội Cấn. Nói lên tiểu đoàn có việc cần. Lúc đó chúng tôi mới biết bị trả về địa phương, lí do của 3 người kia là con một, tôi và cậu chưa đủ tuổi. Sau một hồi xin xỏ, năn nỉ không được vì đây là chính sách, chúng tôi đành trả lại quân trang, về đơn vị chia tay mọi người rồi kéo nhau ra đường 6 đón xe về HN. May chặn được một xe quân đội chở gạo cho đi nhờ về đến Xuân mai, đi bộ một đoạn đến Hà đông, đi tiếp xe điện về HN. Nói là "chặn" vì các xe đi qua chỗ huấn luyện chiến sĩ mới đều sợ không dám dừng lại, chúng tôi phải cử một người đứng ra giữa đường chặn xe lại cho mọi người lên xe hết rồi mới lên. Nhất là gần Tết, lính tự "cho phép" về nhà rất nhiều. Không chịu từ bỏ quyết tâm đi lính, sau Tết tôi xin ba tôi nhập ngũ vào quân chủng Hải quân cùng Khánh" chuột", Nam"béo". Cậu sau này không biết làm thế nào cũng xin trở lại được đơn vị cũ? Tháng 5/72 cậu và đồng đội tham gia chiến dịnh "mùa hè đỏ lửa" ở Quảng trị, nghe nói bị hy sinh rất nhiều, nhất là lính HN, do chưa có kinh nghiệm chiến đấu, phải vào trận ngay. Đến nỗi bọn thủy quân lục chiến ngụy còn hô hào:"bắt sống thiếu niên HN" vì đa phần mới bước qua tuổi 18, họ còn trẻ quá!
Khoảng giữa năm 1973 tôi lại gặp cậu, Vỹ "gỗ" và Hùng Thắng được cử đi học sỹ quan công binh. Trông cậu và Hùng Thắng mặc đồ học viên sỹ quan, dây lưng bắt chéo, quân hàm trên vai như đi duyệt binh thật oách và đúng với bản chất của cậu, ưa khác người. Bẵng đi một thời gian, tôi nghe nói cậu học tổng hợp văn. Thời gian này, đất nước đã thống nhất . Rồi tôi nghe nói cậu bỏ trường đưa người yêu vào tận Vũng tàu một thời gian, bị nhà trường kỉ luật nhưng vẫn tiếp tục học. Sau đó tôi có đọc một cuốn tiểu thuyết tình báo : "Đằng sau cành Violet" tác giả là tên cậu, có lẽ cậu viết trong thời gian bỏ học này? Rồi lại nghe nói cậu tốt nghiệp về làm phóng viên báo"Quân đội nhân dân". Chiến tranh biên giới Tây Nam nổ ra một thời gian, một hôm ba tôi từ mặt trận Campuchia về nói:"Thằng Thắng con bác Từ Vân, cô Toàn,cùng nhập ngũ với con hy sinh rồi". Thắng, vâng Ngô Tất Thắng học sinh trường Trỗi khóa 7. Tôi lặng người, lại một người bạn đã ra đi. Hỏi ba :" Thắng hy sinh trong trường hợp nào?" Ba tôi chỉ nói Thắng hy sinh vì một viên đạn của Khơme đỏ khi đang ngồi trên xe tăng trên đường tiến vào giải phóng Pnompenh. Sau này đọc bài viết về bạn trong: "Sinh ra trong khói lửa" tập 1 tôi mới được biết kỹ hơn về trường hợp bạn xung phong ra mặt trận làm phóng viên chiến trường, rồi hy sinh. Cuốn tiểu thuyết bạn viết đầu tay cũng là tác phẩm cuối cùng của bạn. Nhưng vẫn còn có nhiều người nhớ tới bạn. Cô Trâm giáo viên dạy văn trường Chu văn An vợ nhà văn Phùng Quán có bài viết trên báo " Văn nghệ" nói về bạn và cuốn tiểu thuyết của bạn. Chúng tôi mãi nhớ về bạn!
Thắng ơi! Cậu lúc nào cũng tỏ vẻ ta đây "người lớn" nhưng cậu "lớn" thật! Cậu toàn chọn chỗ dễ chết để "xông" vào. Văng vẳng bên tai:
"...Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng,
gian khổ biết dành phần ai...".
Bạn trẻ mãi tuổi 25.,.

Ảnh từ trái qua: Ngô Tất Thắng, Khánh "chuột" và tác giả bài viết (ảnh chụp trước khi đi bộ đội)

" CÁC ANH HÀO TỤ HỘI "