Bài ca Trường Nguyễn Văn Trỗi

Nhạc và lời: Hồng Tuyến

Thứ Ba, 19 tháng 1, 2010

NGƯỜI HÀ TY ĐÔI ĐIỀU MUỐN NGỎ

Đọc bài “Dẫu không thanh lịch”, em rất băn khoăn với những người tự xưng là dân HN gốc. “Gốc” quái gì các bác? Cũng dân chân đất mắt toét như chúng em thôi. Được cái các bác nhanh chân theo phụ huynh về tiếp quản Thủ đô sớm, “khai man lý lịch” là người HN, giờ quay lại xài xể chúng em!
Các bác dạo này có tuổi đâm hay chóng quên. Hồi chiến tranh phá hoại ối bác còn bé tí chạy về quê em “nấp” đấy thôi! Chúng em có tiếc gì con ốc, củ khoai với các bác đâu? Ấy vậy mà có bác vẫn nhỡ tay vặn cổ gà , bẻ nhầm bắp nhà em nhé. Đã thế lại còn khen khoai quê em bở, lạc quê em bùi... Bọn trẻ chăn trâu quê em nay đã bạc đầu nhưng vẫn còn nhớ các bác lắm.
"Lói đi thì phải lói nại". Các bác “oanh tạc” quê em như vậy mà khi xuân về, chúng em lên xin tí lộc, vặt tí hoa HN các bác nại nàm toáng cả lên. Trong nhà có gì thì đóng cửa bảo nhau, nàm thế cả thế giới họ cười cho, xấu hổ chết.
Chuyện xưa là vậy. Còn hôm nay? Ngày ngày “người HN thanh lịch” vẫn nườm nượp phóng xe hơi về quê em “tăm” đất. Chúng em giờ chẳng biết làm gì, đất bán sạch cả rồi ... Ai đời các bác chê chúng em quê nhưng lại khen đất quê em rẻ! Em tủi thân lắm.
Biết nói thế nào bây giờ? Thế giới đã đổi thay, buộc con người thay đổi. Nhờ giời. Chúng em giờ bỗng chốc lên đời. Từ anh nông dân suốt ngày bám đít trâu, sau một đêm bỗng chốc biến thành thị dân, mà lại là thị dân Thủ đô mới hãi. Em mới sắm cái xe máy Tàu , phóng phe phé trên đường làng, bấm còi inh ỏi, gà vịt dạt cả ra mà thấy đời lên hương , vi vu lắm, sướng thật các bác ạ. Thằng cu nhà em dạo này chơi geme rất giỏi. Nó tuyên bố sẽ cho tụi nhãi game thủ HN gốc biết tay. Ấy là chưa nói đến chuyện nhờ các bác tận tình kèm cặp, hướng dẫn karaoke mà mấy con bé chăn bò, bắt cua quê em giờ tóc vàng như gái Hàn hát hay đáo để. Gì chứ khoản này chúng em quyết “ đi tắt đón đầu” cho bằng anh, bằng chị.
Quê em giờ chẳng còn là “ Áo giáp chở che”, “Cửa ngỏ Thủ đô nữa” một khi các bác đã bao dung “nuốt “ chúng em vào bụng. Chúng ta đã là một nhà. HN xưa- nay dù gì cũng là người HN, cái “văn hiến”chung nó có sứt đi một tí thì HN vẫn vĩ đại như thường. Bản sắc văn hóa có tính bảo thủ của nó. Con “bo” Hà Tây sẽ vẫn “vang”, giọng người HT sẽ vẫn líu lo như chim hót. HN mới hẳn sẽ thêm đa dạng nhờ thế!
Chúng ta hãy nhìn HN mới với con mắt đại lượng và “vĩ mô” hơn. Khoảng cách hành chính tuy đã được xóa nhòa bằng một chữ ký nhưng khoảng cách trong tâm tưởng, trong định kiến, lề thói lại cần có thời gian rất dài. Bài vở các bác làm đầu óc em cứ lung bung... Ôi! “Dấu ấn văn hóa” biết đâu lại bắt đầu từ cách cụng ly bia cho đúng kiểu ?!
Kính các bác! Đôi nhời người HT muốn ngỏ.

28 nhận xét:

  1. Bài hay và thấm thía lắm TM ơi.Nhưng giọng văn hơi "đểu", có chút trào phúng.
    Nghĩ lại mình tưởng mình nói tiếng HN chuẩn,nhưng ghi âm nghe lại thật khó đoán được quê mình ở đâu.Bắc chẳng ra Bắc,Nam chẳng ra Nam cứ "nai nai":pha đôi câu HN,giọng lơ lớ miền Trung.Rõ chán!

    Trả lờiXóa
  2. @NT: ấy cái giọng "đểu" của TM là đúng chất... HN rồi, khổ thế chứ.

    Trả lờiXóa
  3. Văn hóa phi vật thể nó vẫn là biên giới ngăn cách giữa HN cũ và mới.Chỉ có những người buôn bán đất là mừng khi HN sát nhập với HT?Còn những người dân gốc chưa chắc họ đã mừng?Giống như thống nhất hai miền Đông -Tây nước Đức bây giờ thôi.Sau niềm vui là nỗi buồn.

    Trả lờiXóa
  4. TM hóm hỉnh quá hè.

    Trả lờiXóa
  5. Nếu có lời nào chê trách Hà Nội mà bạn không thấy đau nhói trong cõi lòng thì hẳn bạn là người vô cảm,Hà Nội và người Hà Nội (cũ)sẽ còn đau lòng gấp mấy chúng ta, cái tư tưởng vùng miền, địa phương chủ nghĩa không biết sao cứ len lỏi trong tâm tư người Việt mà không biết rằng đó là mầm mống của sự xung đột. Hiểm hoạ mất nước thường khi chỉ là xuất phát từ những điều nhỏ nhặt, chê bai nhau thì cười phe phé nhưng tin hiểm hoạ ngoại xâm thì né tránh, không cần quan tâm. Có phải đó là thuộc tính của người Việt không? Không! tôi không tin điều đó, dù nó có là sự thật.

    Trả lờiXóa
  6. @bác Quang Trung : Người Việt mình nước dến chân mới nhảy mà bác . Nếu không nhảy kịp thì sống chung với lũ , chuyện nhỏ mà .
    K6LS

    Trả lờiXóa
  7. Đọc xong em thở dài và làm một phát . Xong lại đọc , rồi lại làm một phát . Đọc đến lần thứ tư thì em hãi quá ... Ôi Hà lội của anh em chúng mình !!!
    K6LS

    Trả lờiXóa
  8. Hồi mới có UT, có ai đó nói tôi thằng "nhọn mỏ", đọc xong bài này của bác TM, mới thấy mình mỏ vẫn còn "tù". He!he!:-)

    Trả lờiXóa
  9. Tham thia lam,phai chi bai nay cho ca ban dan thien ha cung doc ho se hieu vi sao nhac si Le Minh son co cau "Dat ban het roi,dan trau ve dau?".That hai long khi QT viet len nhung dong dang tran trong nhu vay ,luon mang mong muon Ket Doan nhu mong doi cua Bac Ho.Va khong the khong co chung ta nhung dua con SINH RA TRONG KHOI LUA.,...
    VietK8

    Trả lờiXóa
  10. Nhớ ngày xưa có một bài hát: Trên thế giới hôm nay có nhiều thủ đô bè bạn, nhiều thủ đô chói lòa ánh sáng...so với Hà Nội của tôi, những đường phố chưa to, những căn nhà còn nhỏ, nhưng bao tự hào, niềm tự hào chỉ Hà Nội của tôi mới có...

    Trả lờiXóa
  11. VK8: Bài viết này của a.TMinh. Rất cám ơn nếu bạn đồng cảm với suy nghĩ của tôi trong comment.

    Trả lờiXóa
  12. Bài viết quá hay. Cái ông viết bài này dân nam bộ "gộc" đấy. kính bác.

    Trả lờiXóa
  13. Quá hay. Hay đến tức ngực - khó thở. Ngẫm mãi thì ra mình đã U60 rồi. Nghĩ mà đau ...

    K9.

    Trả lờiXóa
  14. Hanoi2 có gốc nhiều đời hơn Hanoi1 mà có gia phả đàng hoàng, cho nên họ mới nhao về gốc để mua đất, trao đổi văn minh đủ thứ trong đó có cả rác !!!
    TA

    Trả lờiXóa
  15. Thế giới đã đổi thay, bây giờ không phải là "đi tắt đón đầu" mà là "đi tắt bắt kịp" (lời 3 Dũng).

    Trả lờiXóa
  16. Tôi cũng không hiểu mấy cái vụ này vì người ta đi đường thẳng thì mình đi tắt là đi theo cách nào nhỉ ??? Cái gì cũng có cái giá của nó .
    K6LS

    Trả lờiXóa
  17. Thường cái ý "đi tắt" có nghĩa là "dùng ngay cái mới nhất không kinh qua các cái trung gian".
    Thường là lời khuyên đúng cho áp dụng công nghệ, để tránh mua phải hàng phế thải của thằng khác, như đã từng mua xi măng lò đứng của TQ, chẳng hạn.

    Trả lờiXóa
  18. Cứ ngẫm mà xem: Cái lão viết bài này đích thị là dân làng Vũ Đại. Hắn để cho thằng tỉnh chửi thằng quê, rồi lại cho thằng quê chê thằng tỉnh. Cuối cùng nhập hai thằng lại thành một "HN mới", thằng này chửi thằng kia hoá ra lại cũng chính là tự chửi mình?! Thâm thật! Rõ là đồ xỏ lá!
    12ly7

    Trả lờiXóa
  19. Quá "xỏ lá"! Đúng là lão này xỏ thật!

    Trả lờiXóa
  20. - @12ly7: Bác "góp ý" thế quá bằng bác chửi em? Lòng trâu cũng như dạ bò cả thôi bác ạ. Bác tài thế, bác giải dùm em câu hỏi này :
    1/Một bộ phận "người HN" giờ bị nhiễm nhiều thói hư là do họ "hư sẵn" hay do dân ngoại tỉnh đổ về làm họ "hư thêm"?
    2/ Một bộ phận dân ngoại tỉnh "hư thêm" là do tự họ hay nhờ " ngườiHN" truyền bá "văn minh" tới?
    Bác đừng bảo em là do cả 2"ông" đều không chịu "phấn đấu- rèn luyện- tu dưỡng bản thân" nhé!
    KÍNH BÁC
    TM

    Trả lờiXóa
  21. Hai loại người này hư vì chỉ huy của hai loại người này rất hư.

    Trả lờiXóa
  22. Con hư tại mẹ,cháu hư tại bà.Hai tên bổ xung lẫn cho nhau.Một tên mang dao kiếm về quê,một tên mang chổi cùn,giẻ rách ra tỉnh.

    Trả lờiXóa
  23. Câu này Đạt nói chuẩn .
    K6LS

    Trả lờiXóa
  24. A! Láo! Thằng nhà quê kia dám chê dân HN gốc phỏng!

    4 SG

    Trả lờiXóa
  25. Mọi người có nhớ câu hát ngày xưa:"Ê!Dân nhà quê.Đừng có chê dân HN.Dân HN có võ tài ghê,đánh cho dân nhà quê...".Hồi đó Thạch thất còn xa HN nhiều lắm ,bây giờ người dân ở đó đã thành dân Thủ đô rồi.

    Trả lờiXóa
  26. - Bác@TM: " Tôi đã giáo dục nhiều nhưng chúng nó đ...có nghe"!

    12ly7

    Trả lờiXóa
  27. các bác cứ nói nhiều về Hà tây và Hà nội. Bây giờ đâu cũng là Hà nội, nói ra thì " xấu chàng hổ ai", "giữa Mac Tư Khoa nghe câu hò xứ Nghệ" thì không lẽ ta bàn sang cả các nước anh e chăng?

    Trả lờiXóa