Bài ca Trường Nguyễn Văn Trỗi

Nhạc và lời: Hồng Tuyến

Thứ Hai, 12 tháng 7, 2010

Nhà báo Ngô Tất Thắng (K7) đã chiến đấu như thế.

Lâu nay mới chỉ biết bạn mình hy sinh ở chiến trường K nhưng bạn chiến đấu và hy sinh như thế nào ít ai biết được. Vô tình tôi thấy Ngô Tất Thắng qua một cuốn sách, xin giới thiệu với anh em.
Trích trong lịch sử sư đoàn đồng bằng ( f320 quân đoàn 3 )
"....Nguyễn Bá Kiên, Phạm Hùng Chiến đưa xe K63 bám sát lề đường. Địch đã vào tầm súng. Bắn! Hai chiếc ôtô bốc cháy lập tức. Bị đánh phủ đầu, địch khựng lại. Cậy vỏ thép dày chiếc xe tăng T.58 lách sang, lồng lộn chống trả. Khẩu ĐKZ gắn trên xe chỉ huy bị hỏng. Xạ thủ B40 Luận Công Tiến trúng đạn hy sinh. Hướng xách súng của bạn bám theo vạt cỏ, bò lên, quả B40 nổ lóe trên tháp pháo. Chiếc T.58 lùi lại. Quả thứ hai, Hướng bắn cháy chiếc M.113. Bọn lính từ chiếc T.58 hoảng sợ lao ra, bị Ngô Tất Thắng(1) cản lại. Hướng nhảy lên chiếc xe tăng của địch. Quay nòng pháo, hối hả gọi: “Thắng ơi, tiếp đạn”. Địch vón lại. Chiếc xe số 206 của Phạm Hùng Chiến nhằm chiếc xe giải phóng mở hết tốc lực. Sau pha đụng đầu, chiếc ô tô bị hất xuống lòng mương. Lựu đạn, B40 nổ chồng lên nhau. Đại đội 7 bật dậy, lia đạn tới tấp vào quân địch. Xác địch vắt lên thành xe, cắm xuống ruộng. Lửa sáng rực một vùng. Địch. tan. Số sống sót tháo chạy về phía sau.
Suốt đêm ngày 31 tháng 12 năm 1978, đại đội 7 liên tục chặn đánh hàng chục đợt phản kích của địch giữ vững trận địa, đường số 7 đoạn từ Suông đến Chúp, trở thành đoạn đường máu của quân khu 203.
....."
(1).Phóng viên báo Quân đội nhân dân, đã hy sinh trong trận chiến đấu này.

11 nhận xét:

  1. Cám ơn cái vô tình của KV.
    Trước đây cũng biết đâu đó về việc NTT hi sinh khi đi cùng một đơn vị thiết giáp, nghĩ cậu hi sinh như một phóng viên. Bây giờ biết chắc cậu còn là một tay súng.

    Trả lờiXóa
  2. Khắc Việt sưu tầm được đoạn tư liệu này hay quá!Lâu nay toàn được nghe kể lại,mà người kể lại cũng lại do nghe kể lại nên cũng không rõ hoàn cảnh hi sinh của bạn mình như thế nào?Cám ơn cậu.

    Trả lờiXóa
  3. Đạt có thể xem chi tiết hơn trong quansuvn.net, phần Bô binh, lịch sử f320 tập 4. Thắng đã đi theo đơn vị xung kích luồn sâu ( c7,d1,e48,f320) đánh vào sở chỉ huy QK 203 của địch. Cần tìm hiểu thêm có thể liên lạc với BBL CCB f320, tìm gặp những đồng đội có tên trong đó ( nếu họ còn sống). Nhà báo như Thắng mà đi theo mũi thọc sâu này thất đáng khâm phục, ngay năm 1975 khi đánh SG tập kết đầy đủ các loại nhà báo nhưng không có ông nào dám đi với đội hình thọc sâu, nên vào dinh Độc Lập chỉ có ảnh của PV Tây, còn là phim ảnh của ta là đóng lại.

    Trả lờiXóa
  4. Tks KV!Quá hay về một ngươì bạn.

    Trả lờiXóa
  5. Từ hôm nhà báo VN tới giờ khg hiểu sao tôi toàn nghĩ về ông này, tự nhiên viết một tý về bạn tính đăng đã có bài này của KV. Cám ơn.

    Trả lờiXóa
  6. Đúng rồi, có bài "Sau cành violet" nói về Ngô tất Thắng.

    Trả lờiXóa
  7. HCQ@ : Xem lại đi,mải nhảy đầm không để ý gì cả, " Sau cành vi o let" là sách của Thắng, nghĩa là Thắng là tác giả.

    Trả lờiXóa
  8. Từ lớn đến giờ chưa nghe thấy ai nói xe tăng T58 bao giờ ( chắc là số hiệu của chiếc xe tăng của 1 đơn vị nào đó ( không phải là kiểu/loại xe tăng)

    Trả lờiXóa
  9. Xe tăng thôi nhưng có thể họ nhầm hoặc số hóa các tại liệu lên máy không kiểm tra lại, cũng có thể mấy ông viết sử nói chệch đi khỏi trùng với T59 ta vẫn dùng.
    KV.K7

    Trả lờiXóa
  10. Hóa ra có T58 thật, cảm ơn VinhNQ.
    KV.K7

    Trả lờiXóa