Đọc trên mạng, tại một số diễn đàn cũng đã có những tranh luận về lời dạy của Cụ Hồ đối với QĐNDVN.
“Trung - Hiếu” là phạm trù cốt lõi của đạo đức phong kiến mà Nho giáo(đạo Nho) đã dạy, đó là đòi hỏi đối với đạo đức người quân tử. Đạo Nho dạy người quân tử phải trung quân ái quốc - trung với vua là yêu nước. Còn chữ Hiếu, nghĩa là hết lòng thờ kính cha mẹ, ông bà, người trên của mình trong gia đình.
“Trung - Hiếu” là phạm trù cốt lõi của đạo đức phong kiến mà Nho giáo(đạo Nho) đã dạy, đó là đòi hỏi đối với đạo đức người quân tử. Đạo Nho dạy người quân tử phải trung quân ái quốc - trung với vua là yêu nước. Còn chữ Hiếu, nghĩa là hết lòng thờ kính cha mẹ, ông bà, người trên của mình trong gia đình.
Từ "Trung - Hiếu" của đạo Nho, Cụ Hồ tiếp thu và phát triển thành phạm trù mới của đạo đức cách mạng: "Trung với nước, Hiếu với dân". Nay đọc trên mạng hay đây đó lại nêu là Cụ còn dạy: "Trung với Đảng, Hiếu với dân"? (hơi nghi ngờ). Như thế, liệu nên hiểu như thế nào cho cho chính xác.
- Về câu : “Trung với Đảng, hiếu với dân”, trên trang web của Báo điện tử ĐCS Việt Nam có bài viết : Nâng cao phẩm chất, truyền thống“Trung với Đảng, hiếu với dân” của một tay Đại tá TS (đúng giọng "nghị quyết")
- Về câu: “ Trung với nước, hiếu với dân” trên trang Bee.net có bài: “Những chuyện ít biết về TrườngVõ bị Trần Quốc Tuấn” (bài này của bác KQ Trỗi ta) có đoạn: “ Trường Võ Bị Trần Quốc Tuấn - tiền thân của trường Sĩ quan Lục quân 1 (nay là Đại học Trần Quốc Tuấn) – là đơn vị đầu tiên vinh dự được Chủ tịch Hồ Chí Minh trao tặng lá cờ thêu 6 chữ vàng “Trung với nước hiếu với dân”. Và còn thêm bài này trên báo QĐND trực tuyến
Nguồn ảnh: Internet |
Tôi thì nghe thấy nhạc hiệu trong chương trình phát thanh Quân đội của Đài TNVN vẫn cứ đều đều: “Trung với Đảng, hiếu với dân, nhiệm vụ nào cũng...”, nhưng với cái “lý” mình hiểu thì: “Trung với nước, hiếu với dân” mà Cụ Hồ dạy quân đội NDVN năm 1946 là "chuẩn không cần chỉnh".
Không biết theo ý các bác thế nào?
Không biết theo ý các bác thế nào?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét