Bài ca Trường Nguyễn Văn Trỗi

Nhạc và lời: Hồng Tuyến

Thứ Tư, 30 tháng 11, 2011

CA TP HCM cấm chiếu phim về Hoàng Sa'

Theo tin Bauxite VN: Bộ phim tài liệu Hoàng Sa Việt Nam - Nỗi đau mất mát nói về cuộc sống của ngư dân huyện đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi, Việt Nam) do ông André Menras-Hồ Cương Quyết và Đài Truyền hình TP. HCM (HTV) thực hiện năm 2011 dự kiến sẽ có buổi giới thiệu đoàn làm phim và chiếu ra mắt với các thân hữu vào lúc 17g30 ngày 29-11-2011, tại khu du lịch Văn Thánh (Q. Bình Thạnh, TP. HCM). Thế nhưng...XEM TIẾP
Ảnh: Bauxite VN
(Ông Lê Hiếu Đằng giúp ông André Menras-Hồ Cương Quyết căng biểu ngữ thể hiện quan điểm trước hành động ngăn cấm buổi chiếu phim.)
PS: Ông Nguyễn Minh Triết khi còn tại chức Chủ Tịch Nước xem và có đề nghị HTV trình chiếu nhưng  cuối cùng vẫn bị cấm chiếu vì khi xem duyệt “ đồng chí tư tưởng” của Thành Ủy phán “ không có yếu tố của Đảng trong phim !” và thế là…xong phim  (Đỗ Trung Quân)

Thứ Ba, 29 tháng 11, 2011

CHÂN DUNG HAY "CHÂN TƯỚNG" NHÀ VĂN (1) ?(*)

Hôm rồi ở Vườn treo nói chuyện mạng, chuyện blốc bleo, nói về mấy cái blog của mấy ông nhà văn, tôi nghe có bác nói: "...Nhà văn chỉ nên làm đúng việc sáng tác của nhà văn...". Hôm nay được ABS "giới thiệu" về bài dưới đây trên blog Nhật Tuấn nghiệm lại, thấy bác ấy nói "như đúng rồi" và còn biết thêm được: 
Nhà thơ Xuân Sách (Internet)
(Trích) "Năm 1992 một sự kiện ầm ĩ nổ ra trong giới xuất bản. Chuyện bắt đầu từ tập thơ “Lên chùa” của nhà thơ Xuân Sách vốn được sáng tác lai rai từ 30 năm trước. Vào một dịp thăm Xuân Sách ở Vũng Tàu, tướng Trần Độ ghi âm Xuân Sách đọc gần 100 bài thơ này. Cuối năm 1992, nhà văn Hoàng Lại Giang lúc đó là Trưởng Chi nhánh NXB Văn Học tại TP HCM được nghe cuốn băng này và đề nghị Xuân Sách cho xuất bản với tên “ CHÂN DUNG NHÀ VĂN”...(hết trích)
Để không bị mất bài (phòng rủi ro mạng "dở hơi") mang về các bác đọc chơi.


Mặc dầu NXB Văn học đã phải rào trước đón sau trong lời nói đầu :
Chúng tôi chỉ coi đây là những nét tự trào của giới cầm bút Việt Nam. Cười đấy nhưng cũng tự nhận ra những xót xa, hạn hẹp của chính mình, những gì chưa vượt qua được trên chặng đường quanh co của lịch sử và thời đại. Tự soi mình hoặc hiểu mình thêm qua cái nhìn của người cùng hội, cùng thuyền lắm khi cũng hữu ích. Cái cười trong truyền thống dân gian vốn là vũ khí. Ngày nay còn có thể là sức mạnh thúc đẩy đi tới phía trước.Với ý nghĩ ấy, chúng tôi mong bạn đọc và các nhà văn thông cảm cho những gì bất cập hoặc chưa lột tả được thần thái của từng chân dung.Dù sao đây cũng là 100 bức tranh nhỏ về những người có công trong văn học, những người nổi tiếng trong làng văn, trong bạn đọc, bằng chính những tác phẩm có giá trị của mình. Bạn đọc và thời gian đã là người đánh giá chính thức và công bằng nhất đối với họ. Rất mong độc giả và các nhà văn nhận ra mối chân tình trong cuộc vui của làng văn, và lượng thứ cho những khiếm khuyết. “
Nhưng khi sách in xong, chưa kịp phát hành, nhà văn Hoàng Lại Giang cho biết :
” Phản ứng của nhà văn rất lớn, và đấy là điều tôi không ngờ đến.Những nhà văn lớn có bản lĩnh, họ chịu đựng nổi, im lặng. Nhưng những nhà văn tầm tầm, lồng lộn, rất gay gắt yêu cầu Bộ Văn hóa kiểm điểm và thu hồi.”
  Một cuộc họp của Bộ Văn hóa diễn ra, với năm đại diện: Ba thứ trưởng (Phan Hiền, Huy Cận, và Nông Quốc Chấn), đại diện Hội Nhà văn Vũ Tú Nam, cùng Giám đốc NXB Văn học Lữ Huy Nguyên quyết định không thu hồi nhưng niêm phong số bản in 3000 cuốn. 20 năm sau, cho tới tận bây giờ, số sách này vẫn bị chôn dưới hầm cầu thang chi nhánh NXB Văn Học tại 290/20 Nam kỳ Khới  nghĩa Q3 TP HCM, chắc đã làm mồi cho mối.
Trước hết, hãy nghe nhà thơ Xuân Sách tâm sự về cái “cảm hứng chủ đạo” khi viết tập thơ “Lên chùa” sau đổi thành “Chân dung nhà văn “ :
“Trước đây khi còn là lính ở địa phương, cái xã hội nhà văn đối với tôi đầy thiêng liêng bí ẩn. Đây là những con người dị biệt rất đáng ngưỡng mộ, rất đáng yêu mến, dường như họ là một siêu tầng lớp trong xã hội. Mỗi cử chỉ, mỗi hành động, lời nói của họ có thể trở thành giai thoại, và cả tật xấu nữa dường như cũng đứng ngoài vòng nhận xét thông thường... Tóm lại đó là thế gìới đầy sức hấp dẫn đối với người say mê văn học và tấp tểnh nuôi mộng viết văn như tôi. “
Nhưng rồi khi tiếp cận với họ, ông cảm thấy “vỡ mộng “:
Khi tôi được về Hà Nội vào cơ quan văn nghệ dù là ở quân đội (hoàn cảnh nước ta quân đội có vị trí đặc biệt trong xã hội kể cả lĩnh vực văn chương), tôi bắt đầu đi vào cái thế giới mà trước kia tôi mơ ước.
 Điều tôi nhận ra là, ngoài cái phần tôi hiểu trước đây, thì thế giới nhà văn còn có những chuyện khác. Đó là cái mặt đời thường, cái mặt rất chúng sinh, và chúng cũng góp phần quan trọng làm nên các tác phẩm và tính cách nhà văn…Khi tôi đã tìm hiểu được những ứng xử, những tính cách của những nhà văn, ngoài những tác phẩm mà tôi thường ngưỡng mộ, tôi cứ băn khoăn tự hỏi''Sao thế nhỉ, với bề dầy tác phẩm như thế, với vị trí trong xã hội như thế, trong lòng người đọc như thế, sao họ còn ham muốn những thứ phù phiếm đến thế... Một chức vụ, một quyền lực, một chuyến đi nước ngoài... Mà đã ham muốn thì phải mưu mẹo, phải dối trá và nhất là phải sợ hãi'' . Vì vậy chân dung của họ không thể bỏ qua. Hơn nữa, nếu ''Vẽ'' được chính xác những chân dung đó, thì bộ mặt xã hôi thời đại mà họ đang sống cũng qua đó mà hiện lên.”
Và thế là Xuân Sách đặt bút viết tập thơ “Lên chùa” hàm ý gặp 100 pho tượng tức 100 chân dung ở đó. Nhà thơ Xuân Sách kể lại :
Hồi đó Hồ Phương đã là tác giả in nhiều tác phẩm đã được giải thưởng các cuộc thi sáng tác văn học. Tôi dùng tên các tập truyện ngắn của anh ''Trên biển lớn''; ''Xóm mới''; ''Cỏ non''  và tên cái truyện đầu tay được nhắc đến: ''Thư Nhà''. Tôi viết bài thơ ra mẩu giấy :
  
Trên Biển lớn lênh đênh sóng vỗ
 Ngó trông về xóm mới khuất xa
 Cỏ non nay chắc đã già
 Buồn tênh lại giở thư nhà ra xem.
 Tôi đưa bài thơ cho Nguyễn Khải. Anh đọc xong trên mặt có thoáng chút ngạc nhiên và nghiêm nghị chứ không cười như tôi chờ đợi. Anh bỏ bài thơ vào túi chứ không chuyển cho người khác. Đến giờ giải lao chúng tôi ra ngồi cạnh gốc cây sấu già, Nguyễn Khải mới đưa bài thơ cho Hồ Phương. Mặt Hồ Phương hơi tái và cặp môi mỏng của anh hơi run, Nguyễn Khải nói như cách sỗ sàng của anh :
- Thằng này (chỉ tôi) ghê quá, không phải trò đùa nữa rồi !
Tôi hơi hoảng, nghĩ rằng đó chỉ là trò chơi chữ thông thường. Sau rồi tôi hiểu ngoài cái nghĩa thông thường, bài thơ còn chạm vào tích cách và đánh giá nhà văn. Mà đánh giá nhà văn có gì quan trọng hơn tính cách, và tác phẩm. Bài thơ ngụ ý, Hồ Phương có viết nhiều chăng nữa cũng không vượt được tác phẩm đầu tay và vẫn cứ ''Buồn tênh lại giở thư nhà ra xem''!
Bài thơ về Hồ Phương đã trở thành bài đầu tiên mở đường cho vệt thơ “Lên Chùa” trong suốt 30 năm của Xuân Sách.
Mùa xuân năm Nhâm Thân (1992) ,vào dịp lần đầu tiên xuất bản tập thơ ông phát biểu :
“ Nói về đồng nghiệp cũng là nói về mình. Cái hay cái dở của một người cũng là của một thời. Câu thơ “Từ thủa tóc xanh đi vỡ đất. Đến bạc đầu sỏi đá chưa thành cơm” đâu chỉ là số phận của một nhà thơ. Hơn ai hết, tôi nghĩ, nhà văn là đại diện của một thời, là lương tri của thời đại. Đã đành là khó ai vượt được thời đại mình đang sống, không dễ nói hết, nói công khai những điều suy nghĩ. Nhưng cũng thật đau lòng và xấu hổ khi những nhà văn bán rẻ lương tâm, còng lưng quỳ gối trước quyền uy, mê muội vì danh lợi. Có lẽ đó là động cơ thúc đẩy tôi viết, nếu có nói quá cũng dễ hiểu. Cái con quỷ ám nếu có thì cũng là ảnh hưởng những cảm xúc ấy, nỗi đau chung ấy. Nhiều nghịch lý vốn tồn tại trong cuộc đời cũng như nghệ thuật. Tiếng cười nhiều khi xuất phát từ nỗi đau ! Những bài thơ chân dung đã có cuộc sống riêng của nó. Không phải kỳ lạ nhưng cũng độc đáo. Nó được lan truyền đến nay đã 30 năm. Đã có nhiều bài ''khảo dị'', nhiều bài ‘’ngoài luồng’’ cũng được gán cho tác giả, bây giờ in ra cũng coi như một sự đính chính. Nó cũng là ''một cái gì đó'', như có người đã nói nên mới tồn tại được, nếu có ích thì tác giả lấy làm mãn nguyện.”
Và chính với “cảm hứng chủ đạo” có phần thất vọng về phẩm chất nhà văn, tuy Xuân Sách gọi là viết “chân dung” mà thực ra ông đã vạch trần “chân tướng “ nhà văn vậy
Ông tên thật là Ngô Xuân Sách, sinh ngày 4-7-1932 tại Trường Giang, Nông Cống, Thanh Hoá. Năm 1960, ông bắt đầu công tác tại tạp chí Văn Nghệ Quân Đội. Từ năm 1981 đến năm 1986, ông làm Phó Giám đốc Nhà xuất bản Hà Nội. Năm 1987, ông chuyển vào làm Chủ tịch Hội Văn nghệ Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 1997. Đầu năm 2008, nhà thơ Xuân Sách chuyển ra Hà Nội sống với con gái để có điều kiện chữa bệnh suy gan và suy thận. Thế nhưng, do tuổi cao sức yếu, sau mấy ngày nằm ở bệnh viện, khuya ngày 2-6 nhà thơ Xuân Sách đã lặng lẽ từ biệt cõi đời . 
Đọc Xuân Sách trước tiên ta cảm phục lòng dũng cảm của ông. Văn học Việt Nam vào những năm “trời đất nổi cơn gió bụi”, những năm thập kỷ 1970, xã hội còn chìm đắm trong nền kinh tế bao cấp, văn hoá văn nghệ bị “quản lý” đến nghẹt thở vậy mà Xuân Sách cả gan vạch trần chân tướng của tất cả những văn thi sĩ đang cúc cung tận tuỵ  hiến dâng tài năng và tâm huyết cho …Đảng, cho chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa”.
Đầu sổ là nhà thơ Tố Hữu, chủ soái của văn hoá nghệ thuật của Đảng, Xuân Sách vẫn không sợ , vẫn xỏ xiên :
“Ta đi tới đỉnh cao muôn trượng
Mắt trông về tám hướng phía trời xa
Chân dép lốp bay vào vũ trụ
Khi trở về ta lại là ta

Từ ấy tim tôi ngừng tiếng hát
Trông về Việt Bắc tít mù mây
Nhà càng lộng gió thơ càng nhạt
Máu ở chiến trường, hoa ở đây…”

Với nhà thơ Chế Lan Viên, thi sĩ  “nghĩ trong những điều Đảng nghĩ”, Xuân Sách thằng  tay ra đòn :
Điêu tàn ư ? Chả phải điêu tàn đâu
Anh đã tính “Vàng Sao” từ độ ấy
Chim báo bão gió chiều nào che chiều nấy
Lựa ánh sáng trên đầu mà đổi sắc phù sa

Trưước 1945, nhà phê bình Hoài Thanh nổi tiếng với cuộc tranh luận “ nghệ thuật vị nghệ thuật , nghệ thuật vị nhân sinh ?”, từ sau cách mạng chỉ còn là một anh hề đồng “ca ngợi cấp trên”, bởi thế Xuân Sách hạ bút :
“ Vị nghệ thuật nửa đời người
Nửa đời sau lại vị người cấp trên
Thi nhân còn một chút duyên
Lại vò cho nát lại lèn cho đau
Bình thơ tới thủa bạc đầu
Vẫn chưa thể tất nổi câu nhân tình
Tàn canh tỉnh rượu bóng mình cũng tan”

Nhà văn Nguyễn Tuân trước cách mạng nổi đình đám với “ Vang bóng một thời”, nhưng từ sau cách mạng ông tự tước bỏ gai góc, xù xì để trở thành một nhà văn chỉ “ngợi ca chế độ” :
Vang bóng một thời đâu dễ quên
Sông  Đà cũng muốn đẩy thuyền lên
Chén rượu tình rừng cay đắng lắm
Tờ hoa lại chút lệ ưu phiền”

Nhà thơ Lưu Trọng Lư, “con nai vàng “ đã thành “vờ ngơ ngác” để  leo  lên tới chức Vụ trưởng Vụ văn nghệ :
“ Em không nghe mùa thu
Mùa thu chỉ có lá
Em không nghe rừng thu
Rừng mưa to gió cả
Em thích nghe mùa Xuân
Con nai vờ ngơ ngác
Nó ca bài cải lương…”

Nhà thơ Huy Cận  ngày xưa với “Lửa thiêng", từ sau khi đi theo cách mạng, thơ ông cũng “nói dối” :
“ Các vị La hán chùa Tây Phương
Các vị gầy quá còn tôi thì béo
Năm xưa tôi hát vũ trụ ca
Bây giờ tôi hát đất nở hoa
Tôi hát chiến trường như trảy hội
Đừng nên xấu hổ khi nói dối
Việc gì mặt ủ với mày chau
Trời mỗi ngày lại sáng có sao đâu ?”


Nhà thơ Xuân Diệu ngày xưa có "Thơ thơ", nay thì :
"Hai đợt sóng dâng, Một khối hồng
 Không làm trôi được chút Phấn thông
 Chao ơi Ngói mới, nhà không mới
 Riêng còn chẳng có, có gì Chung"
Nhà văn Nguyễn Đình Thi tuy làm quan cách mạng nhưng vẫn viết “con nai đen” ngụ ý xỏ xiên :
Xung kích tràn lên nước vỡ bờ
Đã vào lửa đỏ hãy còn mơ
Bay chi mặt trận trên cao ấy
Quên chú nai đen vẫn đứng chờ…”

Nhà văn Tô Hoài chỉ được “con dế mèn” từ thời trước cách mạng, sau đó “tàn phai” trong những tác phẩm viết phục vụ cách mạng :
Dế mèn lưu lạc mười năm
Để o chuột phải ôm cầm thuyền ai
Miền Tây sen đã tàn phai
Trăng thề một mảnh lạnh ngoài đảo hoang

Nhà văn Nguyên Hồng nổi tiếng với Bỉ vỏ , đi với cách mạng viết khá nhiều tiểu thuyết “đồ sộ’ về số trang nhưng chẳng mấy giá trị :
“ Bỉ vỏ một thời oanh liệt  nhỉ
Sóng Gầm sông Lấp mấy ai hay
Cơn bão đã đến dộng rừng Yên Thế
Con hổ già uống rươụ giả vờ say…”

Nhà văn Nguyễn Công Hoan  ngày xưa với Kép Tư Bền từ sau cách mạng thì …hết lộc trời, còn lại chỉ viết truyện lăng nhăng :
“ Bác Kép Tư Bền rõ đến vui
Bởi còn tranh tối bác nhầm thôi
Bới trong đống rác nên trời phạt
Trời  phạt chưa xong bác đã cười..”

Nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh ngày xưa nổi tiếng làm thơ bí hiểm với câu thơ “nhài đàn rót nguyệt vú đôi thơm”. Than ôi từ ngày đi theo cách mạng, ông “làm công tác Hội” nhiều hơn  làm thơ :
“ Xưa thơ anh viết không người hiểu
“Đáy đĩa mùa đi nhịp hải hà”
Nay anh chưa viết người đã hiểu
Sắp sáng thì nghe có tiếng gà…”

Nhà văn Ngô Tất Tố sau cách mạng thời gian cầm bút ngắn ngủi cũng chưa làm nên dấu mốc nào sau “Tắt đèn” :
“ tại ba thằng mõ cỡ chuyên viên
Chia xôi chia thịt lại chia quyền
Việc làng việc nước là như vậy
Lộn xộn cho nên phải tắt đèn..”

Nhà văn Nguyễn Huy Tưởng viết mấy cuốn tiểu thuyết dày cộp nhưng cũng chỉ rặt một màu đỏ cách mạng :
Anh chằng còn sống mãi
Với thủ đô luỹ hoa
Để những người ở lại
Bốn năm sau khóc oà…”

Cứ như vậy, không chừa một ai, từ những cây đại thụ trong rừng văn chương cách mạng cho tới những thế hệ sau, chỉ bằng một khổ thơ ngắn, bằng những cái tựa sách, Xuân Sách đã tạc nên bức chân dung chân thực hơn bất cứ một luận đề tâng bốc nào của mấy anh phê bình văn học “ăn theo nói leo”.
 Nhật Tuấn (còn tiếp)
(*) Tên bài do tác giả đặt.


Đón xem phim tư liệu lịch sử: "9 phút cuối của anh Trỗi"

Theo tin nhắn của Nam "đen" k7 (TpHCM):
Trên VTV1 vào lúc 22g15, ngày 5/12/2011, sẽ công bố video clip "9 phút cuối cùng của AHLS Nguyễn Văn Trỗi". Mời các thầy cô cùng các bạn đón xem!

Thứ Hai, 28 tháng 11, 2011

Xe buýt... mất phanh

Sáng kiến này chỉ có ở Việt nam
Phanh xe - bộ phận quan trọng nhất để đảm bảo tính an toàn khi xe vận hành. Tuy nhiên, điều này dường như không được chú trọng trong quy trình đảm bảo kỹ thuật an toàn tại một số tuyến xe buýt tại Hà Nội. Xem Video xe buýt mất phanh
Xe buýt mất lái lao vào gốc cây bên đường. Ảnh: VnE 
Nguồn VTV

Thứ Bảy, 26 tháng 11, 2011

HÌNH LỊCH SỬ

Đại hội 2
Hội trường, phía trước: Bác và 7 ông





phía sau: đầy đủ các tiền bối







Ngoài hội trường: các cô, các chú múa hát tập thể








còn Bác một mình đi ...







... kiếm chỗ hút thuốc.

Thứ Ba, 22 tháng 11, 2011

Đại tướng Võ Nguyên Giáp và bản Giao hưởng Điện Biên

  Tối thứ Bảy 25-6-2011, tại Nhà hát lớn tỉnh Quảng Bình đã diễn ra chương trình nghệ thuật sân khấu và điện ảnh với chủ đề: "Đại tướng Võ Nguyên Giáp và bản giao hưởng Điện Biên". Chương trình này do nhà văn Nguyễn Quang Vinh* dàn dựng được truyền hình trực tiếp trên sóng VTV1 (Đài Truyền hình Việt Nam). 
"...Đây là một chương trình nghệ thuật lớn kéo dài 210 phút, quy tụ gần 400 diễn viên từ các đoàn Ca kịch Huế, Đoàn kịch Lam Sơn, Nam Định, Đoàn nghệ thuật truyền thống Quảng Bình... Chương trình đã mô tả lại sự dữ dội, quyết liệt tại mặt trận Điện Biên Phủ trong "56 ngày đêm khoét núi ngủ hầm, mưa dầm cơm vắt, máu trộn bùn non". Chương trình đã để lại trong lòng người xem những dấu ấn sâu đậm về Đại tướng Võ Nguyên Giáp, một nhân cách lớn của dân tộc" (Trích giới thiệu trên You Tube). 
Tình cờ, hôm phát sóng trên VTV1 tôi cũng đã được theo dõi. Lâu lắm mới được xem một chương trình đáng xem do VTV1 phát sóng. Đưa về UT để bác nào chưa có dịp xem, cùng cảm nhận. Dưới đây là toàn bộ chương trình.
* Ko phải tui :)


Thày cô giáo trường VHQĐ Nguyễn Văn Trỗi

HMK6 vừa đăng DVD tặng thày cô giáo của trường, nhân 20/11 vừa rồi tại TPHCM bên trang BẠN TRỖI. Để tiện mọi người cùng được xem tại UT, mạn phép HMK6 đưa mấy (3) video clip đó về đây.

Mơ thấy....nhưng ở nơi kia xa lắm!

Với câu nói bất hủ: "Nuôi con gì?, trồng cây gì?" để lại ấn tượng nhất trong 2 nhiệm kỳ đương chức, cuối cùng anh "Nông" cũng hạ cánh an toàn. Trước khi hạ cánh anh cũng đã kịp "kiến thiết một tư gia cho mình nằm bên đường ven hồ Tây". Nhìn tư gia của anh nghĩ trong bụng: "Là công chức NN với đồng lương còm, không biết bao giờ mình có được tư gia như vầy". 
Thôi đành "mơ" vậy....nhưng ở nơi kia xa lắm!
Tư gia của anh Nông - Ảnh: Hai xe ôm

Chủ Nhật, 20 tháng 11, 2011

ĐỤNG ĐỘ TRÊN BIỂN

Trên blog Mai Thanh Hải ghi chép lại chuyện về Hải quân VN đuổi tàu Trung  quốc xâm phạm lãnh hải Việt nam trên Biển Đông...hay và đã quá! 

Mai Thanh Hải - Đi biển với lính Hải quân, ai mới lần đầu cũng lắc đầu quầy quậy, khi thấy phần lớn những tàu được gọi là "tàu chiến đấu" mang số hiệu HQ cũ kỹ, chậm chạp và trang bị đơn sơ đến thảm hại, với vài khẩu pháo phòng không 12ly7, cao hơn nữa là khẩu 14ly5 trùm bạt im ỉm trên mũi và đuôi tàu.

Thế nhưng, đi nhiều mới vỡ lẽ "tưởng vậy nhưng không phải vậy": Những con tàu tưởng như sắp chuyển công tác lên... Gang thép Thái Nguyên ấy, thường xuyên được gia cố, nâng cấp mũi - vỏ rất chắc chắn và ngoài đảm đương nhiệm vụ vận chuyển, trực đảo - nhà giàn, còn phải làm nhiệm vụ cực kỳ quan trọng, cần thiết là chiến đầu với những tàu hiện đại của Tàu khựa, cứ rình rình sơ hở là phi vào lãnh hải ta.



Dĩ nhiên, từ "chiến đấu" dùng trong trường hợp này, giai đoạn vừa qua - hiện nay, chỉ dừng ở việc vây ép, đâm va hoặc chắn đường, không cho chúng xâm phạm hải phận, bắt nạt những tàu dân sự khác...

Còn nếu xảy ra chiến đấu thực sự, những "bô lão" này khó có thể chống chọi với tên lửa, pháo hạm, ngư lôi của tàu địch, mà phải cần đến những "thanh niên mới lớn" Đinh Tiên Hoàng, Lý Thái Tổ...

Đấy là giả dụ thế thôi, chứ hiện tại thì những chuyện đâm va, vây ép giữa ta và địch, xảy ra như cơm bữa và chúng, hình như cũng... xót của, thấy ta hùng hục lao vào, phi bình bịch vào thân tàu cảnh quất trắng muốt, vỏ sắt nhẹ hều, lên chỉ vài cú đâm, là chán hẳn, chạy mất dép. Thế mới thấy "thô sơ thắng hiện đại" là thế nào.

Anh em Hải quân công tác trên những tàu "bô lão" này đã quá quen thuộc với những chiến thuật vây ép. Đơn cử như húc tàu. Chiến thuật này được dùng khi tàu đối phương lớn hơn tàu mình, vị trí húc thì thường ở 1/3 thân tàu về phía mũi, nếu muốn ép tàu đối phương chuyển hướng.

Biện pháp đâm ngang thân là cách húc quyết liệt nhất, ít dùng.

Một chiến thuật khác là chèn mạn và chỉ áp dụng khi công suất máy tàu ta mạnh hơn, phải biết chọn góc tiếp cận để ép tàu đối phương bẻ lái theo hướng ta muốn. Nếu dùng biên đội tàu thì thường là ép cả lái và mũi.

Đặc biệt, trên các tàu thường xuyên đâm, húc thì ở các vị trí phải làm việc trên mặt boong, đều có dây an toàn, đệm vải bạt để chiến sĩ đeo, tránh rơi xuống biển, hoặc bị ngã ra khỏi vị trí công tác quá xa...

Nghe chuyện và chứng kiến cùng anh em Hải quân, mới thấm thía: Việc bảo vệ chủ quyền trên biển, có những chuyện không thể ngờ được, ngặt 1 nỗi cả ta và đối phương đều tiết chế, không làm rùm beng.

Thế nhưng, có điều phải khẳng định là những hình ảnh, video clip mà cư dân mạng mới được chứng kiến vừa rồi, không phải là cái gọi là "sắp xếp, dàn dựng, diễn trò" như nhiều người lầm tưởng. Đừng nói vậy mà anh em bộ đội Hải quân làm nhiệm vụ trên các tàu "bô lão" buồn, tủi.

Chả ở đâu vất vả, khó khăn, thiếu thốn như sống trên những con tàu ấy.

Chả ở đâu, những người lính lại dũng cảm, can trường và chấp nhận hy sinh, như sống - làm nhiệm vụ trên những con tàu ấy. Đụng độ trên biển, không hẳn là nổ súng bắn nhau, mà còn là những biện pháp - chiến thuật mềm dẻo, cương quyết nhưng cũng rất gan góc, nguy hiểm để ngăn chặn đối phương có sức mạnh quân sự hiện đại, đủ đầy hơn ta nhiều lần.

Và từ đó mới càng thấm thía lời dạy của Ông Cụ từ những năm xa tít tắp: "Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm. Nếu không có súng - gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc...".

Đầu tuần, mình kể lại 1 cuộc đụng độ trên biển Đông giữa tàu của Hải quân ta và tàu Ngư chính của Trung Quốc. Hình ảnh do phía Trung Quốc ghi lại, từ trên tàu và trực thăng, của chính họ.

Cuộc đụng độ này, diễn ra tại tọa độ XYZ nào đấy. Tại thời điểm ABC nào đấy, mà bạn nào thắc mắc, hỏi hộ mình với. Đơn giản là mình chả biết tiếng Tàu, lại chả có vinh dự công tác trên những con tàu tuy "bô lão", nhưng rất can trường, dũng cảm ấy và dĩ nhiên, mình cũng rất... tò mò muốn biết: Sự thể ra răng?. Hi! Hi!..
-------------------------------------------------------------------------
Tàu ta (Đông Nam 29, Quân chủng Hải quân) chắn trước mũi, không cho tàu Khựa xâm phạm sâu vào lãnh hải
Tàu ta (nâu sẫm) tuy 1 nhưng dũng cảm chọi với 2 thằng tàu Khựa (màu trắng)

Kề mạn nhau kình kịch
Mấy anh em mình tuy "bô lão" cũ kỹ, nhưng cùng dàn hàng phi tàu Khựa (màu trắng), khiến chúng chả đi đâu được
Làm 1 phát, trượt qua đuôi
Chắn ngay trước mũi, khiến Khựa không nhúc nhích nổi (hình do trực thăng Khựa ghi lại, từ trên cao)
2 "bô lão" cùng ép lòi rom tàu Khựa
Biên đội ta, cùng dàn quân chặn Khựa.
Đuổi ngư chính chạy...tóe khói

Hà nội ngày nay

Xem bài này để thấy Hà nội là của ai nhé . Đọc xong mới thấy nỗi buồn của những người xa Hà nội . " Hà nội giờ đã khác xưa, kiếm thiêng vua hiền đã trả, bạn bè giờ đã vắng xa, ngỡ như Hà nội của ai ..." nghe bài hát Hà nội ngày ấy của Trần Tiến mà thấy xót quá.

K7SG & 20 - 11.

Chúc mừng thày cô nhân ngày nhà giáo Việt nam.







Thứ Bảy, 19 tháng 11, 2011

Đấu võ...tại "hội làng".

Ngày xưa lính Trỗi uýnh nhau chắc cũng không đến nỗi như thế này. "Cắn, chạy, núp... võ sĩ Indonesia vẫn vô địch"  

"Một trận đấu võ vô tiền khoáng hậu đã diễn ra ngay tại thánh đường của môn võ pencak silat Padepokan -- Jakarta -- Indonesia hạng cân 50kg nội dung đối kháng hôm qua 17.11.
Võ sĩ chủ nhà Indonesia đã nhờ sự giúp sức của trọng tài người Singapore đã thắng bằng cách: cắn, chạy trốn và núp sau lưng trọng tài. 
Bà Rattanaphorn Thupbumrung-lãnh đạo đội tuyển Pencak Silat Thailand đã phải thốt lên: "Tôi chưa bao giờ chứng kiến những chuyện như thế này xảy ra ở môn Silat." "Không hiểu những người trong trang phục áo trắng kia họ nghĩ gì và làm gì nữa. Trọng tài bất công với tất cả các vận động viên ngoại trừ nước chủ nhà. 
Võ sĩ của chúng tôi đánh tốt hơn những họ chẳng cho điểm, chẳng có gì cả. Nếu như thế này thì chẳng ai muốn chơi với họ nữa." Tất cả những gì mà võ sĩ Dian Kristanto người Indonesia làm là chờ đợi ông trọng tài Jasni Salam người Singapore giúp cho điểm, trừ điểm võ sĩ Thái Lan, Anothai Choopeng khi anh này đánh đúng đòn và lý ra được điểm. 
Trong suốt các hiệp đấu Dian Kristanto gạt bỏ sĩ diện của một võ sinh, anh luôn chạy trốn đối thủ bằng chiêu thức "tẩu vi thượng sách", thậm chí khi bị đối phương bắt được Dian Kristanto không ngại dùng cả món "... sực xí quách" ngay trước mặt trọng tài để buộc đối phương phải sợ. Chạy rồi cũng mệt, cắn thì sợ ăn đòn, võ sĩ nước chủ nhà chơi chiêu "núp bóng tùng quân" khi cứ đứng sau lưng trọng tài. 
Sự trắng trợn đến độ chính các khán giả Indonesia có mặt trên khán phải cởi áo khoác, một hình thức "phơi áo xin thua" giúp võ sĩ chủ nhà cho đỡ ngượng. Thế nhưng, bất chấp tất cả ban tổ chức vẫn quyết trao huy chương cho võ sĩ người Indonesia.
Nguồn: You Tube

Thứ Sáu, 18 tháng 11, 2011

GAY RỒI ÚT ƠI !

Tên Ky nhà tôi dạo này cứ sáng sớm là lại lẻn ra ngắm bình minh. Mặt nó nghệt ra , đầy vẻ si mê đến thẫn thờ ? Bỏ mệ rùi, hay là chú đang ...iêu!?

Cấm đái tập 2

Thư giãn cuối tuần, chuyện nhặt ở trên mạng. Edited .
Thằng người Nga nói với thằng Việt Nam :” Nước chúng mày chẳng có cái gì là giỏi , chỉ giỏi mỗi việc đái bậy ngoài đường ” .Thằng Việt Nam nghe vậy tự ái dân tộc nổi lên: ”Tao thách mày tìm ra thằng đái bậy ngoài đường đó. Nếu mày bắt gặp đứa nào đái bậy ngoài đường , tao cho mày bắn chết nó !”. Thằng người Nga xách AK đi dọc Hồ Gươm từ 7h đến 8h tối, bắn chết được 5 thằng đái bậy ở bờ hồ. Thằng Việt Nam hổ thẹn quá, không nói được lời nào bèn bay sang Nga ngay trong ngày hôm sau . Nó cũng vác AK đi tuẩn ở Quảng trường Đỏ – Matxcova . Nó đi tuần từ 5h chiều đến 5h sáng hôm sau mới thấy một tên vạch quần đứng đái bậy ở góc tường, nó bèn bắn chết tên đái bậy ngay lập tức.
Ngay trong ngày hôm đó, đồng loạt báo chỉ ở Nga và thế giới đều đăng một tin chấn động: Một nhân viên ngoại giao của tòa Đại sứ Việt Nam tại Nga đã bất ngờ bị ám sát ngay tại Quảng trường Đỏ trong lúc đang chạy tập thể dục buổi sáng !!! ”.

Thứ Ba, 15 tháng 11, 2011

Ối giời ơi! Không biết nó hiếp tôi hay là tôi hiếp nó ???

Đây là thông tin báo " lề phải " đăng nhé, không hề có " diễn biến " nhé .
Ngay sau khi cuộc bầu chọn vịnh Hạ Long trở thành kỳ quan thiên nhiên mới thế giới kết thúc, một thông tin được khá nhiều người quan tâm là Tổ chức New Open World (Thụy Sĩ) nhận được bao nhiêu tiền từ số lượng 24 triệu tin nhắn của người dân Việt Nam. Có báo đã ước tính với 630 đồng/tin nhắn, sau khi trừ thuế 30 đồng/tin, tổ chức này thu về khoảng 15 tỷ đồng
Vịnh Hạ Long
Tuy nhiên, chiều 14-11, ông Nguyễn Văn Tình - Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế (Bộ VH-TT-DL) cho biết: “Trong cuộc bình chọn này, Bộ VH-TT-DL đã làm việc với Bộ TT-TT nhờ giúp đỡ để tính sao cho số tiền mỗi tin nhắn là ít nhất. Sau khi tính toán, số tiền còn lại là 630 đồng/tin nhắn.
Trong số tiền đó, chúng tôi phải trả cho nhà mạng 300 đồng, trả cho Tổ chức New Open World 300 đồng tiền bản quyền. Trước đó, họ có hợp đồng rõ rằng, trong 300 đồng đó không bao gồm tiền thuế tin nhắn, tiền chuyển tiền, 30 đồng còn lại là số tiền để đóng thuế.
Như vậy, nếu tính ra có thể nhà mạng sẽ phải chịu lỗ vì mất phí chuyển tiền, nhưng họ chấp nhận vì đây là hoạt động mang tính xã hội”. Như vậy, theo thông tin từ phía Cục Hợp tác quốc tế đưa ra, có thể ước tính số tiền mà NOW thu được khoảng 7,5 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Văn Tình cho biết thêm: “Kết quả danh sách 7 kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới được NOW công bố ngày 11-11-2011 vừa qua có thể coi là kết quả chính thức của cuộc bình chọn mà tổ chức này phát động.
Song sở dĩ thời điểm công bố trao giấy chứng nhận sẽ bị đẩy lùi xuống một thời gian (tối đa là 3 tháng) vì NOW sẽ mời đơn vị kiểm toán làm việc để đảm bảo kết quả bầu chọn này là khách quan, minh bạch. Có hơn 400 địa danh được đưa vào danh sách bình chọn để rồi chỉ có 7 kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới được vinh danh, vì thế, việc kiểm tra nhằm khẳng định sự minh bạch là điều rất cần”.

Thư giãn: "Độc nhất vô nhị"

  Ký túc xá độc nhất vô nhị  (Vietnamnet)
  Những dịch vụ "độc nhất vô nhị" tại Việt Nam  (Cafebiz)

Thứ Hai, 14 tháng 11, 2011

Cũng là một ý kiến ( Edited ).

Tôi định comment ong-gia-ozon-voi-dich-tay-chan-mieng nhưng bài viết dài nên nó không cho comment, nhận xét chỉ cho phép nhập 4096 từ.
Đây là bài viết khá hay và tôi nghĩ là đã nói đúng .
 Xin đăng lại bài viết của Bác sĩ Hồ Hải :
TỪ TẮM GIA SÚC ĐẾN TẮM TÔM, BÂY GIỜ TẮM NGƯỜI!
Không thể không viết để cảnh báo với cộng đồng, vì người mà tôi viết ra đây đã từng lên truyền hình báo đài rất nổi tiếng. Và bây giờ đang đình đám với một việc phi khoa học, sai ngành nghề nhưng lại rất nguy hiểm cho một xã hội có nền văn hóa truyền mồm như Việt Nam.
Ông là tiến sĩ Nguyễn Văn Khải. Mặc dù ông xuất thân là một tiến sĩ khoa học tự nhiên, đã từng làm việc ở trung tâm phát triển công nghệ cao thuộc Viện khoa học vật liệu Việt Nam, ông nổi tiếng nhờ vào hai việc.
Việc thứ nhất làm ông nổi tiếng thêm gần đây là việc ông cùng nhân sĩ trí thức Hà Nội đi biểu tình phản đối Trung Hoa xâm lấn biển Đông. Sau đó ông còn đi biểu tình vụ kiện đài truyền hình Việt Nam đưa tin thất thiệt việc các nhân sĩ trí thức Hà Nội biểu tình chống Trung Hoa. Chuyện này không đáng để nói, vì đó là cách thể hiện lòng yêu nước của một công dân. Chuyện đáng để nói ở đây là chuyện thứ hai, mà là chuyện làm ông nổi tiếng nhất...
Năm 2004 khi cúm gia súc lỡ mồm long móng lây lan nhiều, trên văn đàn Việt Nam xuất hiện một ông tiến sĩ sinh ra chiếc máy chế ra "nước điện" mà ông đặt tên là onalyt, về nông thôn chữa bệnh cho gia cầm bị cúm. Từ đó danh ông nổi như cồn với cái biệt hiệu gắn với nước thần ôzôn - Ông già Ôzôn.
Bẳng đi một thời gian, năm 2007, trên văn đàn lại xuất hiện tin ông đi tắm tôm bị dịch bệnh bằng nước ôzôn và bị thân chủ kiện ông phải bồi thường vì cái nước thần ôzôn của ông làm chết tôm hùm và thiệt hại tinh thần. Mặc dù ông đã từng được báo chí đưa lên như một người hùng trong việc lo cho yên dân với dịch bệnh. 
Năm nay nước Việt bị cơn bệnh chân tay miệng hoành hành. Tính đến cuối tháng 10/2011, theo thống kê của bộ y tế có 77.895 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng ở 63 tỉnh thành và có 137 trường hợp tử vong ở 27 tỉnh thành phố trong cả nước. Nếu tính theo thống kê mô tả thì, tỷ lệ tử vong do bệnh chân tay miệng là 0,17%. Nhưng không hiểu tại sao bộ y tế chưa công bố dịch, nên là một nhà khoa học trái ngành, ông nóng ruột nghĩ rằng nước ôzôn của ông chữa được bệnh tay chân miệng với lý luận là: "tất cả những ai là dân miền biển, họ tiếp xúc thường xuyên với nước biển thì không bao giờ bị ngứa ngáy, lở loét gì. Đó chính là căn nguyên mà chúng ta phải tìm hiểu về cách điều trị bệnh “chân tay miệng”. Nên ông tuyên bố: Tôi xin đi tù nếu không chữa được bệnh tay chân miệng!
Tôi xin thưa với ông tiến sĩ rằng, trong y học hay bất kỳ một ngành nghề nào triết học cũng đóng vai trò rất quan trọng. Trong đó, cặp phạm trù nhân quả luôn đóng vai trò rất biện chứng trong điều trị bệnh. Không tìm ra được nguyên nhân gây bệnh thì không thể chữa hết bệnh. Và tôi đã từng viết một bài về y triết ở blog này. Thế thì bệnh tay chân miệng do nguyên nhân gì gây ra? Xin thưa, nó do virus gây ra bệnh. Hai dòng virus gây ra bệnh này là: Coxsackie virus A16 và Enterovirus 71 gây ra bệnh qua đường lây truyền của ống tiêu hóa. Trong đó, dòng Coxsackie A16 ít khi gây biến chứng nặng, mà dòng Enterovirus 71 mới là dòng thường gây ra bệnh nặng và biến chứng đi đến tử vong.
Khi cú lừa toàn cầu vì cúm gia cầm H5N1 xảy ra cuối năm 2009 âm lịch, tôi đã có loạt bài viết về nó. Trong đó có bài Virus và cúm, để nói lên bản chất của virus tại sao cho đến giờ này chưa có thể diệt nó bằng thuốc, dù đã có thuốc diệt nó, mà chỉ có vaccine phòng nó là vì:
Khác với vi trùng là động vật đơn bào. Vi trùng có thể tự ăn, uống, sống và sinh sản, vì nó có khả tự nhân đôi như tế bào con người để sinh sản. Virus không làm được chức năng ăn uống và sinh sản. Vì nó chỉ có 1 chuỗi DNA hoặc RNA tùy theo dòng. Nên đặc điểm quan trọng của virus là nó chỉ sống được bên trong tế bào. Nó không sống được bên ngòai tế bào. Và ở trong tế bào nó dùng chuỗi DNA hoặc RNA chỉ huy bộ nhiễm sắc thể của tế bào người hoặc động vật mà nó xâm nhập sinh đẻ, ăn, uống dùm. Đây là điểm đặc thù khác nhau giữa vi trùng và virus, ngoài các đặc điểm khác. Và nó cũng là đặc điểm quan trọng mà việc điều trị vẫn còn là cánh cửa mở của y học thế giới. Qua đó, ta thấy cái từ virus máy tính là copy từ virus gây bệnh trong y học.
Tùy theo mỗi loài virus mà có một loại tế bào đích để sinh sống bên trong nội bào. Ví dụ, con cúm Influenza thì chọn tế bào niêm mạc đường hô hấp để sống. Con viêm gan siêu vi thì chọn tế bào gan chui vào để mà sống. Con HIV thì chọn tế bào bạch cầu chui vào để sống. Khi vào trong tế bào, virus cúm sẽ dùng RNA của nó chỉ huy bộ nhiễm sắc thể của tế bào niêm mạc hô hấp sinh sản, ăn, uống dùm nó. Sau khi đã ăn, uống no say hết tế bào chất và sinh sản đủ, chúng phá vỡ màng tế bào rồi chui vào những tế bào lành khác để tiếp tục chu trình cũ. Cứ tưởng tượng nó giống như phản ứng hạch tâm của bom nguyên tử. Cơ chế này là chung cho tất cả mọi virus, chứ không chỉ riêng cho con virus cúm Influenza.
Khác với thuốc diệt vi trùng - kháng sinh diệt vi trùng chỉ diệt vi trùng mà không giết tế bào sống của con người - thuốc diệt virus là con dao 2 lưỡi, nó diệt cả virus và cả tế bào đang nuôi con virus. Cho nên, vấn đề bế tắc trong điều trị virus hiện nay là: dù đã có thuốc tiêu diệt virus, nhưng không thể diệt hết nó vì để đủ nồng độ thuốc tiêu diệt hết virus thì tế bào mà nó nằm trong đó để sai khiến đẻ đái dùm cũng chết theo. Điều hiển nhiên là người bệnh cũng đi theo ông Marx ông Ninh. Chính vì thế, mà sử dụng thuốc trong liều lượng cho phép và nâng đỡ thể trạng để chờ hệ thống miễn dịch cơ thể tiêu diệt con virus gây bệnh, là vấn đề chính hiện nay trong điều trị cho tất cả các loại virus. Ông có hiểu không?
Và chuyện điều trị virus nó cũng không đơn giản như ông hiểu, cho nên năm nay cái giải Nobel cũng chỉ để trao cho tới 3 nhà khoa học. Ba nhà khoa học này chỉ làm được việc đặt nền tảng khoa học ban đầu cho một trong những việc trong tương lai là, tìm ra phương pháp phòng ngừa và điều trị virus. Ông có hiểu không?
Thế thì cái nước ôzôn của ông dùng bằng cách rửa chân, tay, miệng 2 ngày là hết bệnh. Với cách rửa của ông để nước thần ôzôn của ông chui vào bên trong tế bào để tiêu diệt virus? Còn con virus nằm trong ông tiêu hóa của trẻ thì ông làm sao? Cho uống thuốc sát trùng onalyt? Chưa hết, liệu ông đã chứng minh là cái nước onalyt của ông có diệt được virus, mà là virus Coxsackie A16 và Enterovirus 71 chưa? Với nồng độ nào và bao lâu thì 2 dòng này nó chết trong ông nghiệm, và trong cơ thể sống? 
Giả sử như nó diệt được thì, liệu với nồng độ diệt được đó nó có làm chết tế bào sống của người bệnh không? 
Rồi lại giả sử như cái nước thần ôzôn của ông trị được con virus mà không làm chết bệnh nhân thì nó còn gây những tác dụng phụ gì? Di chứng lâu dài nó để lại trên người bệnh là những gì, v.v... 
Hỏi tới đây tôi cũng thấy mệt lắm rồi. Và có lẽ ông đã thấy nhà tù hiển hiện ngay trước mắt ông vì ông vi phạm vào luật sản xuất thuốc điều trị bệnh, chưa nói đến ông phải ngồi tù vì lời hứa của mình khi thất bại. 
Thôi thì tôi xin có chút ý kiến này... ở đất nước này hiện nay, có lắm người muốn làm bác sĩ, dược sĩ từ cô osin đến ông tiến sĩ và cũng có lắm người đang làm bác sĩ thì muốn đi bán hàng đa cấp bằng thực phẩm chức năng mà, xem thường luật y khoa chăng?
Tôi viết bài này để cho 2 việc: thứ nhất là cảnh báo cộng đồng, Thứ hai là, góp ý ông đừng làm xã hội thêm rối ren ...
Nguồn : BACSIHOHAI

"Ông già ozon" với dịch Tay chân miệng

Mấy tháng hè vừa rồi, những ai đã theo dõi 11 cuộc biểu tình chống TQ tại Hà nội vào các chủ nhật nếu chú ý thì đều biết trong số các "biểu tình viên" có một người là TS Nguyễn Văn Khải.
TS Khải vẫn được những người nông dân gọi bằng cái tên rất gần gũi: "Ông già ozon". Năm 2006, dịch lở mồm long móng lan rộng ra 17 tỉnh trong cả nước, TS Nguyễn Văn Khải đã có mặt tại các “điểm nóng” của dịch và đã giúp người nông dân qua cơn bĩ cực. Tiến sĩ Nguyễn Văn Khải chế nước ozon giúp người dân phòng chống dịch lở mồm long móng cho gia súc.
Vừa qua dịch Tay Chân Miệng (TCM) bùng phát tại nhiều tỉnh phía Nam và cả Hà nội. Theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới WHO vừa công bố dịch TCM tay chân, miệng bùng phát tại Việt Nam khiến 98 trẻ em thiệt mạng và hơn 42.000 trường hợp bị nhiễm bệnh trong năm nay(*). Trong khi Bộ Y tế đang "hạt bí" không dám công bố dịch và chưa có nghiên cứu gì để đưa ra phác đồ điều trị phòng chống dập bệnh dịch này thì Ts Khải khẳng định: "nếu không chữa được bệnh chân tay miệng cho trẻ thì... xin đi tù. Trên một số diễn đàn hiện nay đang có những thông tin về việc TS.Nguyễn Văn Khải thông báo chữa bệnh “chân tay miệng” miễn phí cho trẻ em như sau: "Trên toàn lãnh thổ Việt Nam, bất kể nơi đâu kể cả vùng sâu vùng xa, vùng núi cao hẻo lánh, nếu có trẻ em nào xuất hiện nốt đỏ ở chân tay, bị phồng rộp trong miệng (bệnh tay chân miệng) thì hãy liên lạc với ông già ozon – tiến sĩ Nguyễn Văn Khải theo số điện thoại: 0904.183.670 – địa chỉ email: khaiozone@gmail.com. Chỉ sau 2 ngày, tôi sẽ có mặt để chữa bệnh miễn phí cho trẻ em.".
Sáng 11/11, "ông già Ozon" đã đến Ninh Thuận, tỉnh đầu tiên trên cả nước công bố dịch tay chân miệng để giúp tỉnh dập dịch và đã có những kết quả rất tốt.
Thế nhưng sự đời lại luôn không suôn sẻ “ông già Ozon” tố là bị “đuổi khéo” khỏi Bệnh viện Ninh Thuận.
Các chuyên gia y tế thì lớn tiếng:"Ông già ozon chỉ là “lang băm"!  
Không biết nói thế nào nữa...Bộ y tế ?

(*)Thống kê mới trên báo Thanh niên: Tính từ đầu năm 2011 đến nay, cả nước đã ghi nhận 87.434 trường hợp mắc tay chân miệng tại 63 địa phương; trong đó đã có 147 trường hợp tử vong tại 28 tỉnh, TP.
(Tổng hợp từ các nguồn trên Internet)
15h35:Bộ Y tế chỉ đạo nghiên cứu cách chữa bệnh TCM của TS.Khải 
Ông già Ozon “phản pháo” các chuyên gia y tế (Báo Giáo dục VN)

Chủ Nhật, 13 tháng 11, 2011

Kinh ! Tập 2

Nuôi vịt mãi mà nó không chịu lớn, phối giống thì cho ra loại gia súc không giống gà mà cũng không giống vịt. Bạn nhấn vào đây để xem nhé.

Kinh!

Đại hoạ của thế giới.Các bạn nhấn vào đây để xem bài viết " Monsanto và các sản phẩm đại hoạ cho thế giới " nhé. Nguy tai,nguy tai.

Đằng sau tấm hình

Với việc Hạ Long lọt vào danh sách 7 kỳ quan thiên nhiên TG, chúng ta. “có 24.090.000 tin nhắn bầu chọn … mỗi tin nhắn trị giá 630 đồng thì ngành bưu chính viễn thông trừ 30 đồng tiền thuế cho nhà nước, còn lại 600 đồng có chia cho tổ chức NewOpenWorld “– cái tổ chức. mà “Lúc đầu Tổ chức Giáo dục Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc (UNESCO) ủng hộ New Seven Wonders Foundation nhưng đến năm 2007 đã tỏ thái độ lạnh nhạt đối với cách bầu chọn này”.

Thứ Bảy, 12 tháng 11, 2011

TIN BUỒN

Vô cùng thương tiếc báo tin: 
Mẹ bạn Lê Vân ( Cục Cứu hộ- Cứu nạn ) là bà Bùi Thị Minh Trực đã từ trần hồi 12h05 ngày 12/11/2011. Hưởng thọ 89 tuổi, lễ viếng từ 7h30 đến 9h00 vào thứ 3 ngày 15/11/2011 tại nhà tang lễ BQP số 5 Trần Thánh Tông - Hà Nội.
Kính báo.

Thứ Sáu, 11 tháng 11, 2011

Chủ nhật không cha mẹ lên thăm

Nhớ hồi đó cứ chủ nhật tới là ngóng cha mẹ lên thăm. Đứa nào có tin báo thì ra Chiêu đãi sở, còn thì lang thang đi chơi nhiều khi tới quên cả cơm trưa. Một lần ở Hưng Hóa, tôi đi ăn trễ, khi ra về, ở nhà ăn không còn ai thì bỗng thấy đám Linh cố, Chi cố và mấy đứa nữa thất thểu tới. - Đâu còn gì nữa. Sao tới trễ vậy? – Mệt quá! Tụi nó vào lục lọi trong bếp được mấy miếng cháy đen chắc các cô nuôi để cho heo hay nấu nước “mầu chè” chia nhau. Vừa ăn tụi nó vừa kể:
Sáng nay tụi nó lang thang ra cánh đồng phía sau trường men theo các bờ ruộng mà cũng chẳng biết đi đâu, làm gì. Vừa đi vừa nói dóc đủ thứ chuyện trên đời, bỗng 1 đứa phát hiện có 1 con cò đang đứng trên bờ ruộng xa xa. Để tao – Linh cố nói và lượm 1 cục đá ném 1 phát trúng ngay nó. Chú cò hoảng hốt bay lên, nhưng vì đã “ăn đạn” nên cũng chỉ bay tà tà chút xíu là lại đậu xuống. A, a…! – Cả bọn reo hò, lượm đá ném tới tấp, vừa ném vừa rượt theo. Con cò hoảng hồn lại bay, nhưng chỉ được một đoạn ngắn là đậu xuống. Cả đám hăng hái như được uống chất kích thích vừa la hét, vừa ném đá và băng băng lội ruộng rượt đuổi bất chấp sình lầy, nắng gió ….
Mãi rồi chú cò cũng không chịu nổi và rớt xuống như lũ chim sẻ bị Hồng vệ binh rượt hồi nào. Cả bọn lao lại, đứa nào cũng mồ hôi nhễ nhại, miệng thở phì phò, quần áo lấm lem nhào vô “chiến lợi phẩm”. Lập tức triển khai tới một gò đất gần đó. Vặt lông, đào bếp, tìm củi, tìm lửa, đắp đất …. Thôi thì đủ cả, mỗi đứa một việc. Và cuối cùng, con cò cũng tạm gọi là chín. Bốn năm thằng xúm vào chia nhau ăn hả hê giữa ruộng con cò to … hơn nắm tay một tý với mùi vị khét, đắng và không có bất cứ cái thứ gì để chấm! Đúng là có sức người, sỏi đá cũng thành cơm huống gì con cò!
Ăn xong, mệt phờ. Cả bọn rúc vào một bụi cây nằm nghỉ một lúc rồi lần mò quay về trường. Lúc này bụng đã đói, một tí thịt cò càng làm kích thích da dày đói hơn. Khi đuổi con cò, chẳng thấy gì, giờ mới biết chạy xa trường tới mấy cây số. Trời nắng chang chang, không có tí nước nào, cả bọn lầm lũi đi về thầm nghĩ tới bữa cơm trưa với mấy “cục bột luộc”….
Mãi rồi tụi nó cũng về tới trường để có được mấy cục cháy đen như đã nói. Vậy là xong một ngày chủ nhất không có cha mẹ lên thăm!

Thứ Năm, 10 tháng 11, 2011

Bạn Trỗi dự đám cưới con gái Phạm Ngọc Thiết K8

Ảnh 1: Bên trái là Tạ Nghĩa - em anh Chính K6, Vinh K5 - Tập thể Hoàng Diệu xưa. Khắc Việt K7 ở MN ra thăm HN.

Ảnh 2: Ngồi cạnh Sùng Hải là Tài Đức B4. Anh Thắng K6, Lê Vân K7.

Thứ Ba, 8 tháng 11, 2011

Chiến hạm Gepard 3.9 thử vũ khí.

Sau quá trình chạy thử nghiệm các hệ thống vũ khí và khả năng đảm bảo hoạt động trên biển, ngày 25/7 vừa qua Gepard 3.9 thứ hai đã chính thức cập cảng Cam Ranh, Việt Nam.
"Chiến hạm Gepard 3.9 "Đinh Tiên Hoàng” có khả năng tàng hình, tìm kiếm, theo dõi và tiêu diệt các mục tiêu trên không, trên biển và chống ngầm, đồng thời có thể tích hợp hàng loạt các loại vũ khí hiện đại khác..." Xem giới thiệu chi tiết tại Khúc quân hành.
Xem clip Gepard 3.9 thử vũ khí cũng khủng ra phết.

Thứ Hai, 7 tháng 11, 2011

Tư liệu K8 NVT

Ngày vào trường của K8 như vậy là 18 - 8 - 1967.

Bác Quỳnh Hiệu trưởng ký học bạ cho từng học sinh.

HỌP LỚP K7 SG

BLL K7 SG THÔNG BÁO:
Năm nay, như thường lệ vào cuối năm K7Sg tổ chức sinh hoạt lớp. Buổi họp mặt K7Sg được tổ chức tại Nhà hàng Đất Tiên Sa số 3 đường Đống Đa F2, QTBình (đg vào Sb Tân sơn Nhất) lúc 10H30 ngày CN 20-11-2011. Thân mời anh chị em K7 Sg và các bạn K7 ở nơi khác đang có mặt tại Sg cố gắng thu xếp thời gian đến dự buổi họp mặt lớp đông đủ.
BLL K7 Sg cũng thân mời các Thầy Cô và anh chị đại diện các khóa tới tham dự buổi họp mặt truyền thống hàng năm của K7 Sg.

Vì buổi họp mặt lớp nhân ngày 20-11 là ngày Nhà giáo VN nên K7 Sg cũng tổ chức buổi họp mặt với các Thầy Cô đang sinh sống tại phía Nam, để học sinh được cảm ơn công ơn các Thầy Cô đã dậy dỗ các Hs Trỗi trưởng thành. Vậy BLL K7 nhờ các anh chị Đại diện các khóa 1, 2, 3, 4, 5, 6, 8 giúp đỡ tổ chức đưa đón các thầy cô tới dự buổi họp mặt K7Sg. Xin cảm ơn.