Trên blog Mai Thanh Hải ghi chép lại chuyện về Hải quân VN đuổi tàu Trung quốc xâm phạm lãnh hải Việt nam trên Biển Đông...hay và đã quá!
Mai Thanh Hải - Đi biển với lính Hải quân, ai mới lần đầu cũng lắc đầu quầy quậy, khi thấy phần lớn những tàu được gọi là "tàu chiến đấu" mang số hiệu HQ cũ kỹ, chậm chạp và trang bị đơn sơ đến thảm hại, với vài khẩu pháo phòng không 12ly7, cao hơn nữa là khẩu 14ly5 trùm bạt im ỉm trên mũi và đuôi tàu.
Thế nhưng, đi nhiều mới vỡ lẽ "tưởng vậy nhưng không phải vậy": Những con tàu tưởng như sắp chuyển công tác lên... Gang thép Thái Nguyên ấy, thường xuyên được gia cố, nâng cấp mũi - vỏ rất chắc chắn và ngoài đảm đương nhiệm vụ vận chuyển, trực đảo - nhà giàn, còn phải làm nhiệm vụ cực kỳ quan trọng, cần thiết là chiến đầu với những tàu hiện đại của Tàu khựa, cứ rình rình sơ hở là phi vào lãnh hải ta.
Dĩ nhiên, từ "chiến đấu" dùng trong trường hợp này, giai đoạn vừa qua - hiện nay, chỉ dừng ở việc vây ép, đâm va hoặc chắn đường, không cho chúng xâm phạm hải phận, bắt nạt những tàu dân sự khác...
Còn nếu xảy ra chiến đấu thực sự, những "bô lão" này khó có thể chống chọi với tên lửa, pháo hạm, ngư lôi của tàu địch, mà phải cần đến những "thanh niên mới lớn" Đinh Tiên Hoàng, Lý Thái Tổ...
Đấy là giả dụ thế thôi, chứ hiện tại thì những chuyện đâm va, vây ép giữa ta và địch, xảy ra như cơm bữa và chúng, hình như cũng... xót của, thấy ta hùng hục lao vào, phi bình bịch vào thân tàu cảnh quất trắng muốt, vỏ sắt nhẹ hều, lên chỉ vài cú đâm, là chán hẳn, chạy mất dép. Thế mới thấy "thô sơ thắng hiện đại" là thế nào.
Anh em Hải quân công tác trên những tàu "bô lão" này đã quá quen thuộc với những chiến thuật vây ép. Đơn cử như húc tàu. Chiến thuật này được dùng khi tàu đối phương lớn hơn tàu mình, vị trí húc thì thường ở 1/3 thân tàu về phía mũi, nếu muốn ép tàu đối phương chuyển hướng.
Biện pháp đâm ngang thân là cách húc quyết liệt nhất, ít dùng.
Một chiến thuật khác là chèn mạn và chỉ áp dụng khi công suất máy tàu ta mạnh hơn, phải biết chọn góc tiếp cận để ép tàu đối phương bẻ lái theo hướng ta muốn. Nếu dùng biên đội tàu thì thường là ép cả lái và mũi.
Đặc biệt, trên các tàu thường xuyên đâm, húc thì ở các vị trí phải làm việc trên mặt boong, đều có dây an toàn, đệm vải bạt để chiến sĩ đeo, tránh rơi xuống biển, hoặc bị ngã ra khỏi vị trí công tác quá xa...
Nghe chuyện và chứng kiến cùng anh em Hải quân, mới thấm thía: Việc bảo vệ chủ quyền trên biển, có những chuyện không thể ngờ được, ngặt 1 nỗi cả ta và đối phương đều tiết chế, không làm rùm beng.
Thế nhưng, có điều phải khẳng định là những hình ảnh, video clip mà cư dân mạng mới được chứng kiến vừa rồi, không phải là cái gọi là "sắp xếp, dàn dựng, diễn trò" như nhiều người lầm tưởng. Đừng nói vậy mà anh em bộ đội Hải quân làm nhiệm vụ trên các tàu "bô lão" buồn, tủi.
Chả ở đâu vất vả, khó khăn, thiếu thốn như sống trên những con tàu ấy.
Chả ở đâu, những người lính lại dũng cảm, can trường và chấp nhận hy sinh, như sống - làm nhiệm vụ trên những con tàu ấy. Đụng độ trên biển, không hẳn là nổ súng bắn nhau, mà còn là những biện pháp - chiến thuật mềm dẻo, cương quyết nhưng cũng rất gan góc, nguy hiểm để ngăn chặn đối phương có sức mạnh quân sự hiện đại, đủ đầy hơn ta nhiều lần.
Và từ đó mới càng thấm thía lời dạy của Ông Cụ từ những năm xa tít tắp: "Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm. Nếu không có súng - gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc...".
Đầu tuần, mình kể lại 1 cuộc đụng độ trên biển Đông giữa tàu của Hải quân ta và tàu Ngư chính của Trung Quốc. Hình ảnh do phía Trung Quốc ghi lại, từ trên tàu và trực thăng, của chính họ.
Cuộc đụng độ này, diễn ra tại tọa độ XYZ nào đấy. Tại thời điểm ABC nào đấy, mà bạn nào thắc mắc, hỏi hộ mình với. Đơn giản là mình chả biết tiếng Tàu, lại chả có vinh dự công tác trên những con tàu tuy "bô lão", nhưng rất can trường, dũng cảm ấy và dĩ nhiên, mình cũng rất... tò mò muốn biết: Sự thể ra răng?. Hi! Hi!..
-------------------------------------------------------------------------
Mai Thanh Hải - Đi biển với lính Hải quân, ai mới lần đầu cũng lắc đầu quầy quậy, khi thấy phần lớn những tàu được gọi là "tàu chiến đấu" mang số hiệu HQ cũ kỹ, chậm chạp và trang bị đơn sơ đến thảm hại, với vài khẩu pháo phòng không 12ly7, cao hơn nữa là khẩu 14ly5 trùm bạt im ỉm trên mũi và đuôi tàu.
Thế nhưng, đi nhiều mới vỡ lẽ "tưởng vậy nhưng không phải vậy": Những con tàu tưởng như sắp chuyển công tác lên... Gang thép Thái Nguyên ấy, thường xuyên được gia cố, nâng cấp mũi - vỏ rất chắc chắn và ngoài đảm đương nhiệm vụ vận chuyển, trực đảo - nhà giàn, còn phải làm nhiệm vụ cực kỳ quan trọng, cần thiết là chiến đầu với những tàu hiện đại của Tàu khựa, cứ rình rình sơ hở là phi vào lãnh hải ta.
Dĩ nhiên, từ "chiến đấu" dùng trong trường hợp này, giai đoạn vừa qua - hiện nay, chỉ dừng ở việc vây ép, đâm va hoặc chắn đường, không cho chúng xâm phạm hải phận, bắt nạt những tàu dân sự khác...
Còn nếu xảy ra chiến đấu thực sự, những "bô lão" này khó có thể chống chọi với tên lửa, pháo hạm, ngư lôi của tàu địch, mà phải cần đến những "thanh niên mới lớn" Đinh Tiên Hoàng, Lý Thái Tổ...
Đấy là giả dụ thế thôi, chứ hiện tại thì những chuyện đâm va, vây ép giữa ta và địch, xảy ra như cơm bữa và chúng, hình như cũng... xót của, thấy ta hùng hục lao vào, phi bình bịch vào thân tàu cảnh quất trắng muốt, vỏ sắt nhẹ hều, lên chỉ vài cú đâm, là chán hẳn, chạy mất dép. Thế mới thấy "thô sơ thắng hiện đại" là thế nào.
Anh em Hải quân công tác trên những tàu "bô lão" này đã quá quen thuộc với những chiến thuật vây ép. Đơn cử như húc tàu. Chiến thuật này được dùng khi tàu đối phương lớn hơn tàu mình, vị trí húc thì thường ở 1/3 thân tàu về phía mũi, nếu muốn ép tàu đối phương chuyển hướng.
Biện pháp đâm ngang thân là cách húc quyết liệt nhất, ít dùng.
Một chiến thuật khác là chèn mạn và chỉ áp dụng khi công suất máy tàu ta mạnh hơn, phải biết chọn góc tiếp cận để ép tàu đối phương bẻ lái theo hướng ta muốn. Nếu dùng biên đội tàu thì thường là ép cả lái và mũi.
Đặc biệt, trên các tàu thường xuyên đâm, húc thì ở các vị trí phải làm việc trên mặt boong, đều có dây an toàn, đệm vải bạt để chiến sĩ đeo, tránh rơi xuống biển, hoặc bị ngã ra khỏi vị trí công tác quá xa...
Nghe chuyện và chứng kiến cùng anh em Hải quân, mới thấm thía: Việc bảo vệ chủ quyền trên biển, có những chuyện không thể ngờ được, ngặt 1 nỗi cả ta và đối phương đều tiết chế, không làm rùm beng.
Thế nhưng, có điều phải khẳng định là những hình ảnh, video clip mà cư dân mạng mới được chứng kiến vừa rồi, không phải là cái gọi là "sắp xếp, dàn dựng, diễn trò" như nhiều người lầm tưởng. Đừng nói vậy mà anh em bộ đội Hải quân làm nhiệm vụ trên các tàu "bô lão" buồn, tủi.
Chả ở đâu vất vả, khó khăn, thiếu thốn như sống trên những con tàu ấy.
Chả ở đâu, những người lính lại dũng cảm, can trường và chấp nhận hy sinh, như sống - làm nhiệm vụ trên những con tàu ấy. Đụng độ trên biển, không hẳn là nổ súng bắn nhau, mà còn là những biện pháp - chiến thuật mềm dẻo, cương quyết nhưng cũng rất gan góc, nguy hiểm để ngăn chặn đối phương có sức mạnh quân sự hiện đại, đủ đầy hơn ta nhiều lần.
Và từ đó mới càng thấm thía lời dạy của Ông Cụ từ những năm xa tít tắp: "Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm. Nếu không có súng - gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc...".
Đầu tuần, mình kể lại 1 cuộc đụng độ trên biển Đông giữa tàu của Hải quân ta và tàu Ngư chính của Trung Quốc. Hình ảnh do phía Trung Quốc ghi lại, từ trên tàu và trực thăng, của chính họ.
Cuộc đụng độ này, diễn ra tại tọa độ XYZ nào đấy. Tại thời điểm ABC nào đấy, mà bạn nào thắc mắc, hỏi hộ mình với. Đơn giản là mình chả biết tiếng Tàu, lại chả có vinh dự công tác trên những con tàu tuy "bô lão", nhưng rất can trường, dũng cảm ấy và dĩ nhiên, mình cũng rất... tò mò muốn biết: Sự thể ra răng?. Hi! Hi!..
-------------------------------------------------------------------------
Tàu ta (Đông Nam 29, Quân chủng Hải quân) chắn trước mũi, không cho tàu Khựa xâm phạm sâu vào lãnh hải |
Tàu ta (nâu sẫm) tuy 1 nhưng dũng cảm chọi với 2 thằng tàu Khựa (màu trắng) |
Kề mạn nhau kình kịch |
Mấy anh em mình tuy "bô lão" cũ kỹ, nhưng cùng dàn hàng phi tàu Khựa (màu trắng), khiến chúng chả đi đâu được |
Làm 1 phát, trượt qua đuôi |
Chắn ngay trước mũi, khiến Khựa không nhúc nhích nổi (hình do trực thăng Khựa ghi lại, từ trên cao) |
2 "bô lão" cùng ép lòi rom tàu Khựa |
Biên đội ta, cùng dàn quân chặn Khựa. |
Đuổi ngư chính chạy...tóe khói |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét