Bài ca Trường Nguyễn Văn Trỗi

Nhạc và lời: Hồng Tuyến

Thứ Bảy, 13 tháng 10, 2007

Cố Bộ trưởng Bộ Giáo dục Nguyễn Văn Huyên

Vài nét về cố Bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên

Cố Bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên sinh năm 1905. Ông đỗ cử nhân Văn chương kiêm cử nhân Luật tại Đại học Sorbonne năm 1931. Trong thời gian làm bằng Tiến sĩ ở Pháp ông dạy học tại Trường Ngôn ngữ Đông phương.

Ngày 17/2/1934, ông trở thành người Việt Nam đầu tiên bảo vệ xuất sắc luận án tiến sĩ văn khoa tại Đại học Sorbonne,
Paris. Luận án chính là "Hát đối của nam nữ thanh niên ở Việt Nam" và luận án phụ là "Nhập môn nghiên cứu nhà sàn ở Đông Nam Á". Chủ tịch hội đồng chấm luận án, giáo sư Vendryès, coi đó là “một sự kiện đáng ghi nhớ trong lịch sử Sorbonne”.

Năm 1935 ông về nước làm giáo sư trường Bưởi (trường Bảo hộ) Ban Tú tài bản xứ, cùng dạy học với người bạn thân thiết là giáo sư Nguyễn Mạnh Tường.

Năm 1938 sau thời Phan Bội Châu và Đông Kinh Nghĩa Thục, ông từ bỏ nhiệm vụ dạy Sử - Địa Pháp cho lớp trẻ Việt Nam và chuyển sang Trường Viễn Đông Bác cổ.

Năm 1938, ông giúp thành lập bộ môn lịch sử văn minh Việt Nam tại trường Đại học Luật Hà Nội.

Ông được Quốc hội cử giữ chức Bộ trưởng Giáo dục vào phiên họp tháng 11/1946 và giữ trọng trách này trong 29 năm cho đến khi mất vào tháng 10/1975. Được giải thưởng Hồ Chí Minh, huân chương độc lập hạng nhất, tên ông được đặt cho phố chạy ngang Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam nơi con út Nguyễn Văn Huy từng làm giám đốc.

…. Trong lúc họng súng của địch cách nơi ẩn nấp có vài mét, ông Bộ trưởng đã không nương tay giáng cho cậu con trai út của mình một cái tát "thật là đau". Nhờ đó, mạng sống của hơn chục con người và thành quả của cách mạng bảo toàn...

…. Trong những ngày tháng cam go đấu tranh ngoại giao tại Fontainebleau (Pháp) năm 1946, có một bức thư trĩu nặng tâm tư được gửi về gia đình của một "ông Nghè Tây học" xứ An Nam... Bốn tháng sau đó, ông nhận lời mời của Chủ tịch Hồ Chí Minh để trở thành vị Bộ trưởng Bộ Giáo dục của Việt Nam cho tới ngày đất nước hoàn toàn thống nhất...

…… Có học vấn uyên thâm đỉnh cao Việt Nam đầu thế kỷ XX, lại giữ chức vụ then chốt trong Chính phủ Việt Nam đương thời, nhưng ông Bộ trưởng Huyên vẫn "vui vẻ" với khẩu phần ăn là ...hai bắp ngô luộc. Và, suốt gần 30 năm tại nhiệm, ông Bộ trưởng "chưa vào Đảng" đó vẫn cống hiến tài năng và tâm sức của mình cho ngành giáo dục tới tận khi trút hơi thở cuối cùng..

Những mẩu chuyện về cố Bộ trưởng Bộ Giáo dục Nguyễn Văn Huyên Đọc tại đây

(Theo Lanhdao.net)

2 nhận xét:

  1. Nhà tôi là hàng xóm nhà Bác Huyên từ năm 1960 đến giờ nên trong tôi có rất nhiều kỷ niệm về Bác .
    Nhà Bác có khu vườn rất đẹp,lại có mấy cây ăn quả ngon cực : cây nhãn sai quả ,cùi dầy lại ngọt,cây dâu gia thì quả ngọt lại thơm ,cây roi quả ngọt màu hồng ăn dòn tan,còn cây khế thấp tè mà quả vưà to vừa ngọt lự (khéo ngọt nhất Hà Nội )làm chúng tôi lúc nào cũng thòm thèm (học trò mà).
    Một lần trên sân thượng tôi đang thò cái sào tre sang để hái nhãn , Bác trông thấy bảo : sang tuần sau hẵng hái cháu ạ,lúc đó nhãn mới ngon nhất . Cây dâu gia và cây roi thì ở giữa vườn nên chỉ có nước đứng ngắm ,Bác thấy thế hái cho một rổ,ăn đã .Có lần trèo lên tường để hái khế ,Bác trông thấy liền bảo trèo thế nguy hiểm ,ra cổng Bác mở cửa cho vào nhà mà hái,bữa đó no bụng khế .
    Bác Huyên là thế đó ,trong chuyện rất nhỏ cũng có thể thấy được nhân cách rất lớn .

    Võ Hùng

    Trả lờiXóa
  2. Nói khí không phải, thời ấy hoa quả , cây trái trong khu vực đều là của anh em nhà Hùng cả chứ chẳng riêng gì nhà bác Huyên.
    Đến chơi với Vân Hùng, anh nể nhất chú lái xe của bác Huyên- người có thể phóng vèo cực nhanh chiếc Vonga một nhát từ ngoài đường vào nhà xe với số...lùi!

    TM

    Trả lờiXóa