“Có những phút làm nên lịch sử/ Có cái chết hóa thành bất tử/ Có những lời hơn mọi bài ca/ Có con người như chân lý sinh ra...”. Chắc chắn khi đọc lại những vần thơ ấy của Tố Hữu, mỗi chúng ta đều thấy xúc động và tự hào về sự dũng cảm hy sinh của anh hùng liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi
Cách đây 43 năm 15/10/19964 ngày anh hùng Nguyễn Văn Trỗi hy sinh. Hôm nay 15/10/2007 kỷ niệm ngày hy sinh của anh chúng ta kính cẩn nghiêng mình tưởng nhớ đến Anh, người anh hùng mà Trường văn hóa quân đội của chúng ta được thành lập, vinh dự mang tên Anh sau một năm và hôm nay nhớ đến Anh chúng ta nhắc lại tóm tắt tiểu sử của Anh.
Anh hùng Nguyễn Văn Trỗi (1940 – 1964) là một chiến sĩ biệt động Sài gòn đã thực hiện cuộc đánh bom không thành nhằm mưu sát Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ khi đó là Robert McNamara. Tuy bị bắt và bị Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa kết án tử hình, nhưng ngay trong quá trình xét xử anh, anh đã trở nên nổi tiếng với những lời tuyên bố hùng hồn và đanh thép và được tôn vinh như một người anh hùng .
Anh sinh ngày 1 tháng 2 năm 1940, là con thứ 3 (do đó anh còn có tên là Tư Trỗi) trong một gia đình nghèo tại làng Thanh Quít, huyện Điện Bàn, Quảng Nam. Sau Hiệp định Genève, gia đình anh vào Sài Gòn sinh sống. Lớn lên, anh làm thợ điện ở nhà máy điện Chợ Quán và tham gia tổ chức Biệt động thành, Đại đội quyết tử cánh Tây Nam Sài Gòn.
Năm 1964, anh được huấn luyện cách đánh của Biệt động nội thành ở căn cứ Rừng Thơm, Đức Hòa (Long An).
Ngày 2 tháng 5 năm 1964, anh nhận nhiệm vụ đặt mìn ở cầu Công Lý (nay là cầu Nguyễn Văn Trỗi), để ám sát phái đoàn quân sự, chính trị cao cấp của Chính phủ Mỹ do Bộ trưởng quốc phòng Robert McNamara dẫn đầu. Công việc bại lộ, anh bị bắt lúc 22 giờ ngày 9 tháng 5 năm 1964.
Chính quyền Việt Nam Cộng hòa đưa anh ra tòa án quân sự kết án tử hình. Để cứu anh, một tổ chức du kích
Anh bị xử bắn tại sân sau nhà lao Chí Hòa lúc 9 giờ 45 phút ngày 15 tháng 10 năm 1964, trước sự chứng kiến của nhiều phóng viên nước ngoài. Những phút cuối cùng, anh tỏ ra rất can đảm, không đồng ý bịt mắt và xưng tội và hô lên những lời cuối cùng được các phóng viên ghi lại:
"Hãy nhớ lấy lời tôi! Đả đảo đế quốc Mỹ!"
"Hồ Chí Minh muôn năm! Việt
Sau khi anh chết, anh được công nhận là Đảng viên Nhân dân Cách mạng miền Nam và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, truy tặng Huân chương Thành đồng hạng nhất, đồng thời truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang.
Sau khi anh bị xử bắn, gia đình đưa anh về chôn cất tại nghĩa trang Văn Giáp ở Giồng Ông Tố (nay thuộc phường Bình Trưng Đông, Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh).
Nguồn Wikipedia
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét