Bài ca Trường Nguyễn Văn Trỗi

Nhạc và lời: Hồng Tuyến

Thứ Năm, 31 tháng 7, 2008

THĂM ĐẤT GÒ CÔNG

Mặc dù hứa với anh bạn sẽ đi thăm nơi anh đầu tư nuôi chim yến từ lâu. Nhưng mãi thứ tư vừa rồi mới thu xếp đi được. Hẹn anh giờ tụi tôi xuống. Chúng tôi gồm vợ, con Hoà Bình, vợ con Cường tàu, tôi và 2 cháu đi 3 xe hướng về Gò công đông (Tiền giang). Hai xe kia đi trước theo lộ 50. Tôi mãi 9h30 mới xuất phát theo hướng Bình chánh. Qua huyện Cần đước (Long an) đường đầy ổ trâu, ổ voi thật khó đi, tốc độ rùa bò 20 km/giờ. Qua phà Mỹ lợi, sông Vàm cỏ nước đang lên rộng mênh mông. Bên kia là đất Gò công đông, đường cũng không khá gì hơn, chắc vì vùng sâu, vùng xa nên không ai thèm để ý?
Gần 12h00 thì tới nơi. Anh chủ nhà chiêu đãi cơm với món gà vườn xào gừng, rang mắm ruốc, vịt hầm chanh muối thật ngon, đám khách ăn thật tận tình, bay hết cả nồi cơm, lẫn đồ ăn chủ nhà dự định chiều sẽ ăn? Sau khi ăn xong, kéo nhau tham quan những nơi nuôi chim yến, dạo này có phong trào nuôi chim yến lấy tổ. Một nhà mà chim yến kéo về làm tổ, sẽ có khoảng 10.000 con, 5.000 đôi, có nghĩa là 5.000 tổ. Mà 500 tổ là 1 kg,bán tổ thô chưa chế biến khoảng 1800 USD-2000 USD/kg. Cứ 1 tháng thu hoạch 1 lần. Thì lợi nhuận sẽ là bao nhiêu các bạn? Chả thế có nhà trẻ tư nhân ở T/P HCM may mắn tự nhiên có chim yến về làm tổ đã đuổi hết "mầm non đất nước"đi, để chim ở?
Nhưng không phải ai muốn nuôi là được! Nên ở đây cũng chỉ có vài nhà. nuôi. Chi phí đầu tư cũng rất cao, như anh chủ nhà bỏ ra dự kiến khoảng 3 tỷ, mời chuyên gia tận Mã lai, Indo hướng dẫn kỹ thuật xây nhà, lắp máy gọi chim. May ra chim mới về? Nếu chim không ở thì người ở? Vì trên lầu dành cho chim, ở dưới người vẫn sinh hoạt bình thường. Chúng tôi chứng kiến 1 khách sạn bỏ hẳn tầng trên cùng, bịt hết cửa sổ, chỉ chừa 1 ô nhỏ cho chim ra, vô. Các trụ sở ngân hàng, chợ ...chim rất thích tụ về, sao thế?
Đi lòng vòng tham quan khắp thị trấn, xem những nơi chim làm tổ. Chúng tôi kéo nhau ra biển Tân thạnh cách 14 km. Tiếng là khu du lịch nhưng bãi biển không đẹp, nước biển đục ngầu phù sa. Lúc chúng tôi đến đang lúc nước ròng, biển lùi ra rất xa. Quán xá là những ngôi nhà sàn nằm ngay trên bãi biển. Chọn một quán tương đối, có giăng sẵn những cái võng, chúng tôi ngả lưng trong lúc chờ ăn hải sản. Đám thanh niên tranh thủ lội ra bãi chơi.
Chiều muộn chúng tôi chia tay anh chủ nhà mến khách trở về Sài gòn. Hết một ngày tham quan lí thú. Qủa là"đi một ngày đàng, học một sàng khôn", chúng tôi lần đầu biết Gò công, mặc dù nó chỉ cách SG có 55 km. Biết một chút về chim yến? Sau này cũng có thể ba hoa với mọi người được?

HBĐ

THÊM VÀI HÌNH ANH VỀ NHÀ LỢI

V.Hùng ,K.Quốc và Thắng Bình vượt rao vào thắp hương cho Lợi







Bàn thờ riêng một mìnhLợi nằm bên trái,giữa là tổ tiên, bên phải là Bố mẹ và anh Lợi.Theo anh Lợi :"Lợi là ông Mãnh trong nhà,phù hộ cho cả nhà"





Quang nhờ thờ trông rất nhiều hoa,có cảm giác nhà thờ như một thư viện,bảo tàng của gia đình.Sau nhà thờ gia đình còn định xây nhà khách để đón tiếp bạn bè và con cái từ xa về thăm.




Nghĩa trang xã Nam Vân nơi Lợi yên nghỉ

Về thăm LS Lại Xuân Lợi

Theo kế họach, anh em k7 đi Nam Định thăm Lợi vào dịp 27/7 nhưng phía gia đình muốn chậm lại vài ngày kết hợp khánh thành nhà thờ họ. (Tuy vậy Quyết Thắng vẫn kết hợp xuống thắp hương cho Lợi vào dịp này). Sáng 31/7, anh em hẹn nhau ở Café Phố. Có Khắc Việt, Văn Hùng, Thắng Bình, Việt Triều, Bình “mèo” và tôi. Thạch “C” k8 từ SG ra cũng góp mặt. Đi bằng 2 xe, 8g30 xuất phát. Xe Văn Hùng dẫn đường. Vốn hắn là công an nên tuân thủ luật rất nghiêm, đoàn ta không bị tuýt còi như bọn khác.
10g đến Nam Định. Dừng mua hương hoa rồi ra sân Thiên Trường, Hồng (em gái Lợi) đã hẹn đón. Chúng tôi qua thăm nhà 2 cụ từng sống từ năm 1974 rồi qua thăm chú Bùi Đức (từng là thủ môn Thể công và thầy anh em trên Quân sự), mời chú cùng đi. Văn Hùng gặp đồng nghiệp nên càng nổ. Vui!
NTLS xã Nam Vân nơi Lợi nằm rất khang trang, đường vào có 2 hồ sen. Tới nơi thì cửa khoá. Anh em vái vọng rồi quay xe. Văn Hùng chợt bảo: “Đã mua hương hoa tới đây mà không thắp được nén nhang cho bạn thì kì quá. Cái hàng rào này là cái đinh gỉ, mà anh em Trỗi là lính đặc công có nghề”. Máu Trỗi nổi lên, vậy là Hùng, Thắng Bình và tôi vượt rào vào thắp hương cho bạn. Lợi nằm bìa trái, hàng thứ 3. Tháng 12/1971 Lợi nhập ngũ thì tháng 5/1972 hy sinh. Bạn bị thương vì bom khi vào tới Kì Anh, sau đó được chuyển ra tuyến sau. Chục ngày sau vì quá nặng nên mất ở Bệnh viện Quân khu 4. Ngay sau 1975, gia đình đã đi tìm mà không thấy. Bác Thát, bố Lợi, từ Cục Bảo vệ chuyển về làm Giám đốc Công an tỉnh. Khi nghỉ hưu, cụ lại đi tìm con. Mãi 1995 mới tìm được Lợi nằm tại NTLS huyện Thanh Chương, Nghệ An. Và 1998 thì đưa Lợi về. Vậy là vừa tròn 10 năm.
Nam Vân là xã ngoại ô thành phố, khá trù phú. Đây cũng là quê của anh em nhà cụ Lê Đức Thọ. Đường bê-tông vào tận ngõ. Cả nhà mừng khi bạn của Lợi về thăm. Nhà Lợi có 7 anh chị em, anh cả là dân Khu học xá Nam Ninh 1953. Các anh chị đều đã nghỉ hưu. Lợi là con trai út, sau Lợi còn 2 em gái. Theo nguyện vọng của bố, gia đình vừa làm xong nhà thờ họ. Ban thờ Lợi nằm bên trái. Chúng tôi vào thắp hương cho bạn và các ban thờ. Bác Thát là người hay chữ nên đã xuất bản mấy quyển thơ. Gia đình tặng anh em 2 cuốn. Trong bữa cơm, mọi người nói chuyện rôm rả, nhắc lại kỉ niệm xưa.
Hơn 2g, chúng tôi xin rút. Đưa chú Đức về rồi còn ngồi ở chợ Rồng uống nước mía chờ Bình “mèo” đi mua chuối tiến vua. Thằng cu bán nước mía hóng chuyện cứ khen các chú nói chuyện hay! (Thầm nghĩ có mà khen cả ngày!). 5g về tới nhà. Anh em tạt qua bia Sửu ở Phan Chu Trinh làm vài ly rồi mới về Café Phố ăn cơm chia tay. Có thêm Trung Quốc tham dự cùng đám bạn của Văn Hùng từ SG mới đi xuyên Việt ra. Vui!
Vậy là đã thay mặt anh em làm được việc có ích!
Đứng từ góc độ bên ngoài có nhận xét: anh em k7 năm nay tìm được nhiều gia đình LS (Trần Hữu Dân, Đặng Đình Kỳ, Nguyễn Đức Thảo) và bổ sung thêm thông tin các LS cho nhà trường. Nhưng vẫn còn thiếu bạn Nguyễn Khắc Bình!

(Tin thêm: Trong Nam, Ban Liên lạc k6 do Nam Điện chủ trì cũng đã đến thăm gia đình Chu Tấn Quang và Đặng Bá Linh).

Những bài hát của trường Trỗi

Sau khi bài “Về lời một bài hát” đăng trên UT, NgT Thái K8 C11 đã gửi lời của một số bài hát, khi còn ở trường hay hát tập thể trước giờ vào học và trong những buổi biểu diễn văn nghệ của trường. Đăng lên đây để anh chị em có nhu cầu, có thể tập hát lại để “biểu diễn” với nhau và hát cho con cháu nghe.

Hình như Bài hát 1 là:

Như hàng cây xanh xanh lớn lên không ngừng.
Chúng em như hàng cây vươn mình trong muôn ngàn tia nắng mới. (lần 2: vươn mình trong muôn ngàn giông bão lớn)
A, nhờ ơn ai mà hàng cây xanh thắm.
Các chú gian lao ngày đêm dầu dãi nắng mưa,
Ra sức vun trồng hàng cây mau lớn lên.
Lời 2: Đất nước thân yêu ngày đêm chờ mong chúng em.
Rợp trời nở muôn hoa, tha thiết bao tình thương.
Lớn lên trong mái trường đời em ngày mai sáng
tươi .

Bài 2 được sáng tác trong dịp trường đi gặt lúa giúp dân (hình như ở gần cầu Trung Hà bây giờ - vùng đồi mà phải đào sâu đến 7m mới có nước chứ không như ở trường mình bên Trung Hà giếng nông choèn):

Lúa vàng, bát ngát, reo vui trên cánh đồng năm tấn.
Lúa reo vui, vui được mùa năm nay thắng Mỹ.
Bước nhanh chân chúng em đi gặt bông lúa vàng.
Nhanh tay nhanh tay chúng em gặt bông lúa vàng.
Hân hoan reo vui chúng em gặt nhanh bông lúa mới.
Đồng lúa reo đón chào trường chúng em vui mừng,
Cùng các chú bộ đội gặt lúa giúp dân.
Nhanh nhanh nhanh tay nào xếp lúa, nào bó lúa sao cho đẹp.
Rung rinh trên tay từng bông lúa thơm hương tình Nam Bắc.
Gánh lúa về đừng để thóc rơi.
Xóm thôn mình gửi lúa ra tiền phương.
Lúa lên đường giải phóng miền Nam.

Bài 3:

Sớm nay bên bếp lửa hồng đời vui ta hát lên ngàn tiếng ca,
Mừng chiến công Nam Bắc quê hương nhà,
Chị em ta chung sức cho tiền tuyến (hình như không đúng).
Thi đua cải tiến thêm nhiều,
cho những sớm chiều cơm dẻo canh ngon,
Cho những con người xây dựng nước non.
Ta yêu bếp như yêu dòng máu đỏ,
Chảy trong tim nuôi cơ thể bao tháng ngày.
Dù gian khó đang ngày đêm phấn đấu,
Vì chúng ta là những người nữ công nhân.
Ơ ớ, ta đi chiến đấu cho ngày mai.
À á a á à, bên bếp lửa hồng đời thấy vui sao.

Nguyễn Thị Thái

K8 C11

Thứ Tư, 30 tháng 7, 2008

Relax

Tớ yêu thầy lắm…

(Chuyện của năm 19… lâu lắm rồi, hồi còn ngu và ngơ, tớ ghi lại tặng các bạn. Các bạn còn những ai nhớ thầy, yêu thầy và thích thầy thì còm men cho mọi người biết nhé. Riêng tớ thì vẫn như xưa, lúc nào cũng rất nhớ, yêuthích!)

Thầy giáo mới vào lớp, cả lớp nhao nhao hỏi: Thưa thầy, tên thầy là gì ạ?
- Tên tôi thì ai cũng thích, lớn cũng thích, bé cũng thích, già cũng thích, trẻ cũng thích, con trai cũng thích, con gái cũng thích…
Rồi thầy lấy phấn viết lên bảng: Nguyễn Văn .
Có bạn nào đã hết yêu thầy?

Thứ Ba, 29 tháng 7, 2008

Về lời một bài hát

Chiều tối qua, tôi, Bình “mèo” và Tô Tuấn (B3 K8) cùng mấy anh bạn, chơi bóng bàn xong, xuống dưới căng tin ngồi uống bia. Lúc sau TM Hòa K7 đến vào cùng tham gia nói chuyện, nói rất nhiều chuyện thời còn ở trường, trong đó có nhắc đến bài hát hồi ở trường vẫn hay hát. Tôi chỉ còn nhớ và thỉnh thoảng cứ lẩm nhẩm cả đêm (chắc là “dở hơi” như ông “TT ngày xưa" nói) có mấy lời như sau:

“Như hàng cây xanh xanh lớn lên không ngừng

Chúng em như hàng cây vươn mình trong muôn ngàn tia nắng mới

A... a.... a nhờ ơn ai mà hàng cây xanh thắm…..”

Đến đây giai điệu thì còn nhớ nhưng lời thì chịu, không nhớ được tiếp nữa. Nghe nói bài này Tưởng Bích Hà (ai nữa không biết) đã hát và được thu thanh phát trên sóng Đài tiếng nói Việt nam. Bạn nào còn nhớ tên bài hát và lời tiếp theo, để có thể nhắc lại cho anh em kỷ niệm về một bài hát ở trường.

Tranh vui: Công nghệ & Thời gian


Người lính dù đầu tiên của trường Trỗi

Có thể nhiều anh em ta cho đó là bác Hà chí Quang, quả thật ban đầu tôi cũng nghĩ thế. Trên thế giới Mỹ vẫn tự hào về lính thủy đánh bộ, còn người Nga luôn tự hào về lính dù. Điển lại anh em Trỗi ta học ở Nga có thể gần như tất tật : Frunde, Malinopski, Penza, Ulianopsky kể cả thành phố vũ trụ “ngôi sao”…vv Nhưng không thấy ai từng tốt nghiệp trường dù. Trước đây ít phút, tôi vẫn nghĩ bác Quang là số 1 về khoản này, nhưng nhớ lại thì bác Quang còn sau ông bạn K7 của tôi những 30 năm.

Chuyện nhảy dù đúng là cái thú của những người thích cảm giác mạnh và mộng mơ. Những động tác dứt khoát khi lao vào không trung, lửng lơ giữa trời ngắm mây trôi, rồi tiếp đất. Chắc thời khắc ấy, con người ta trải qua nhiều cảm xúc lắm….Ấy là tôi tưởng tượng theo chuyện bác Quang kể và trên phim ảnh thôi. Đời tôi mới chỉ nhìn thấy có một lần “nhẩy dù “, tôi xin thuật lại chia xẻ với ae nhé:

Cuối năm 1968, khi trường ta về Trung Hà - Hưng Hóa, Anh em ta được ở trong doanh trại của những đơn vị Công Binh. Doanh trại có những dẫy nhà hai tầng lai kiến trúc kiểu trại lính của Pháp và những dẫy 1 tầng, trần tốc xi. Trung đội tôi ở cái nhà cũ nhất trong khu một tầng ở Trung Hà. Một lần đang giờ ngủ trưa, tôi không ngủ mà đang nghĩ xem chiều nên đi đâu . Lúc ấy tôi và nhiều anh em nữa bị hấp dẫn bởi những thứ mà đơn vị Công Binh cất trong các lô cốt quanh doanh trại. Bỗng nghe tiếng rắc, rắc trên trần nhà, ngẩng lên chưa kịp hiều điều gì thì thấy cái rầm!!!. Bụi mù tăng tít, trần nhà toác ra một lỗ nham nhở. Khi định thần lại nhìn xuống sàn nhà thì thấy ông bạn thân đang ngồi phệt giữa đám vôi rơm, không đứng được dậy. Mắt lơ láo chưa hiểu chuyện gì đã xảy ra với hắn. Cả lớp bật dậy chạy lại dìu hắn lên giường, xem xét thấy cũng không nghiêm trọng lắm ngoài vài vết xước. May mắn làm sao.

Trong đám đông ấy, không biết ông nào phát ra một câu :” Như lính Co măng đo “. Tôi không hiểu nghĩa là gì ? mấy hôm sau được anh em nói đó là lính dù của Pháp. Thế là tôi đã từng chứng kiến ông bạn mình nhảy dù ở độ cao 3m2. Lúc ấy cũng chẳng kịp hỏi hắn xem cảm giác có lãng mạn không ?

Bác Quang đừng tự ái nhé, nếu cần trao đổi chuyên môn với hắn em sẽ giới thiệu cho, một trong blogge K7 trong SG đấy.

KV.K7

Blog nhiều, liệu có dở hơi?

Tớ đảm bảo với các bạn là blog nhiều quá nhất định sẽ thành dở hơi! Là vì đã blog là suốt ngày đăm đăm chiêu chiêu, nghĩ nghĩ ngợi ngợi, đi ra đi vào, rồi thì thỉnh thoảng lại … tủm tỉm cười. Tớ kể một chuyện này để các bạn xem có đúng không nhé.
Tớ có tham gia một blog bạn học cũ. Một lần, một bạn còm men “nhầm” dưới một bài của tớ, nguyên văn thế này: Đang làm việc, căng thẳng, giở "loc" mình ra, vớ được bài của anh LM, tủm tỉm cười. Đồng nghiệp của tớ bảo: “Bà này có … bồ”.
Thì ra, cũng có người hay… tủm tỉm cười như tớ! Nghĩa là cũng hơi tưng tửng như tớ! Lần đó, tớ đã viết bài này để chia sẻ với bạn ấy.
Do đận này bí bài quá nên tớ pót lại bài ấy lên đây để các bạn uttroi xem bệnh tình của tớ đã nặng lắm chưa? Các tên viết tắt trong bài là tên các blogger của hội bọn tớ.
*************

Độ này tớ rất hay tủm tỉm cười.
Đúng ra là từ ngày tham gia vào phong trào bờ lốc của xã hội, tớ rất hay tủm tỉm cười!
Cứ thỉnh thoảng tớ lại tủm tỉm cười.
Đêm thì đương nhiên là thức khuya rồi. Cứ định tắt máy thì lại nghĩ: Thôi, refresh “nốt” một lần nữa xem có bài hay còm men nào mới… vừa pót lên không. Chỉ sợ đúng lúc vừa tắt máy thì có “anh” pót bài, thế là nhỡ đọc mất!
“Nốt” mãi, “nữa” mãi… thành ra là thức khuya.
Đang đánh răng, nghĩ đến cái bài mới của anh Lờ Mờ (LM) vừa pót lên, tớ lại tủm tỉm cười, thế là “đánh” cả vào… mũi.
Chui vào màn rồi tớ cũng cứ nằm tủm tỉm cười.
Nằm mãi không ngủ được, cứ thỉnh thoảng tớ lại tủm tỉm cười
Đêm thì không biết có ngủ mê rồi tủm tỉm cười nữa không, tớ cũng chẳng biết nữa?

Sáng ra, vợ gọi mãi mới dậy được. Mắt còn đang cay sè thì tớ đã tủm tỉm cười rồi.
Buổi sáng thì vội vội vàng vàng, bao nhiêu là việc “cá nhân”, thế mà dù là “đứng” hay “ngồi” thì thỉnh thoảng tớ lại tủm tỉm cười.
Nhiều khi con gái thì giục bố khẩn trương lên còn đưa con đi học, mà tớ thì cứ đủng đà đủng đỉnh, thỉnh thoảng tớ lại tủm tỉm cười.
Đèo nó đi ngoài đường tớ cũng tủm tỉm cười, lắm bận suýt nữa thì đâm cả vào mấy cô xinh xinh đi đằng trước.
Rồi thì đèn đỏ ở ngã tư tớ cũng mặc, cứ vừa đi tớ vừa tủm tỉm cười!
Vào đến cơ quan, việc đầu tiên là tớ bật cái vi tính lên, “giở “loc” mình ra, vớ (ngay) được bài của anh LM, tủm tỉm cười. Đồng nghiệp của tớ bảo: “Ông này có … bồ”.
Mà nào chỉ có một anh Lờ Mờ pót bài!
Anh Cu Tờ (QT) nữa này! Bài của anh này mà không buồn cười à?
Anh Bờ Tờ (BT) nữa này! Anh Bờ Tờ này thì kém cạnh gì anh Cu Tờ? Hai anh này thì cũng “bên tám lạng, bên nửa cân”!
“Anh” Cờ Lờ Đờ (KLĐ) nữa này! “Anh” này cũng hóm ra phết. Tuy ở xa nhưng lại như rất gần gũi, rất nhiệt tình, vừa mới pót bài lên đã thấy “anh” ấy còm men rồi. Bài của “anh” này nhiều khi vừa buồn cười vừa cảm động nữa!
“Anh” Bờ Tờ Dờ Nờ (BTZN) nữa này! Bài của “anh” này thì thường là sâu sắc, có tính triết lý cao, nhưng mà cũng buồn cười. “Anh” ấy mà còm men thì cũng hóm hỉnh, cũng buồn cười.
“Anh” Cờ Hờ (CH) thì không viết bài, nhưng mà “anh” ấy hình như lúc nào cũng online. Cứ pót bài lên là chỉ 5 phút sau đã thấy “anh” ấy còm men. Có vẻ như “anh” ấy đang ngồi chờ sẵn ở “đằng kia” để có bài là còm men. Nghĩ cũng buồn cười.
Anh Tờ Tờ (TT) nữa này! Anh Tờ Tờ này thì cũng đang tập tọng viết văn. “Văn” của anh này thì có vẻ hơi hâm hâm, nhưng mà cũng tương đối buồn cười.
Rồi thì một lô các anh Nặc danh, Bạn của 10D, Khách qua đường, Tớ là ai…! Chả liên quan gì đến “loc” mình cũng “xông” vào còm men. Nhiều khi bài chủ viết về vấn đề này thì các anh ấy lại còm men về vấn đề khác! Buồn cười thật.
Túm lại là cứ giở “loc” mình ra là lại gặp toàn những anh buồn cười! Mà hễ cứ đọc bài nào của các anh ấy rồi thì thể nào sau này nghĩ lại cũng sẽ tủm tỉm cười, không thể nào mà "nhịn" được.
Thế là suốt cả ngày, “Đang làm việc, căng thẳng, giở "loc" mình ra, vớ được bài của anh LM, tủm tỉm cười”. Đồng nghiệp của tớ lại bảo: “Ông này có… bồ”.
Túm lại nữa là từ ngày tham gia vào phong trào bờ lốc bờ liếc của xã hội, lên cơ quan tớ chẳng làm ăn gì cả. Cứ thỉnh thoảng, mỗi khi tớ tủm tỉm cười, đồng nghiệp của tớ lại bảo: “Ông này có … bồ”!
Về đến nhà tớ thì có vẻ gì đó không ổn…
Trên cơ quan, thỉnh thoảng tủm tỉm cười, đồng nghiệp còn bảo tớ có bồ, chứ ở nhà thì mẹ con nó có đọc bài trên “loc” mình đâu mà thông cảm với tớ.
Thời gian đầu, thấy tớ hay tủm tỉm cười, mẹ nó còn hỏi: “Bố có gì mà phấn khởi thế?”.
Cũng chẳng biết nói thế nào. Không lẽ lại bảo mẹ nó là cứ thử đọc bài trên “loc” mình xem có buồn cười không?
Cứ thỉnh thoảng tớ lại tủm tỉm cười.
Đang ngồi ăn cơm tớ cũng tủm tỉm cười. Nhiều khi nhai cả vào lưỡi vì đang nhai thì tớ lại tủm tỉm cười.
Thậm chí bây giờ, thấy tớ tủm tỉm cười, mẹ con nó lại nhìn nhau có vẻ lo lắng. Chắc “hội” nghĩ thần kinh tớ có vấn đề.
Mẹ nó còn bảo tớ dở hơi!(?)

Thứ Hai, 28 tháng 7, 2008

Nhớ về ba người bạn vừa ra đi

Đi dự đám tang Trần Xuân Lăng về, lòng tôi bỗng thấy nặng nề. Vẫn biết sự sống – chết là lẽ thường, nhưng đến tuổi này (trên dưới 60) ta thấy rõ mình trở nên đa cảm hơn (khác hẳn cách đây không lâu: Mọi sự, vui buồn mặc lòng, cứ bay đi như gió lốc).
Nhớ lại sáng nay, khi thắp hương cho Trần Xuân Lăng xong, Khánh Tường (trưởng ban liên lạc K3) và Đồng Hiền đã chờ sẵn bên bàn ghi sổ tang, túm lấy tôi :
 Ông đại diện anh em vào ghi vài dòng đi!
 Ghi sao cho đúng là … Trần Xuân Lăng – Đồng Hiền nhấn mạnh.
Tôi ngồi vào bàn… Khuôn mặt Xuân Lăng thời Quế Lâm hiện lên vui tươi, hồn hậu (không hiểu sao với đám bạn cũ, mỗi khi nhắc đến ai, tôi lại cứ nhớ về khuôn mặt của họ thời ấy; còn bây giờ thì … lờ mờ thôi). “Anh em trường VHQĐ Nguyễn Văn Trỗi vô cùng thương tiếc bạn Trần Xuân Lăng…” Với ai thì cũng đều có thể ghi thế được. Suy nghĩ một lúc, tôi viết tiếp : “…Một người bạn, một nhân cách Trung hậu và đằm thắm…”. Có ai đó đứng sau lưng tôi khẽ tán đồng :
 Đúng đấy! “Trung hậu và đằm thắm” Mấy ai có được điều này.
Xong việc, theo lệ, anh em ngồi lại bên nhau một lát :
 Hai năm nay khóa mình ra đi nhiều quá, những 7,8 đứa rồi – Ai đó lên tiếng – Chưa “thất thập” mà đã … “cổ lai hy” lia chia.
Đức “cối” gật gù :
 Lần này lại tòan những vị “kiêng” rượu : Phan Tiến, Tường Long, Xuân Lăng đều rất điều độ, vậy mà vẫn … đi.
 Nói vậy không có nghĩa là mấy “con sâu rượu” cứ thế mà phát huy đâu nhé…
Với riêng tôi, ba nhân vật của K3 vừa ra đi ấy (chỉ cách nhau vài tháng) tuy đều không thân, nhưng cũng có vài kỷ niệm nhỏ (Bình thường thì quên phứt, lúc này mới chợt nhớ ra). Thôi thì, cứ xin lan man ghi lại, gọi là có chút nhắc nhớ về nhau :
Phan Tiến học giỏi, nhưng không chăm lắm, dáng đi chữ bát khuềnh khoàng, vẻ mặt… phớt đời. Có lần đá bóng (ở Quế Lâm), hai đứa đều lỡ … quên đá bóng, mà đa “nhầm” vào nhau. Khiến cho hai bộ mặt đều bầm tím… Chỉ thế thôi. Sau này tôi về Hải quân, ở một trung tâm điện tử phía Nam, có lần cùng cán bộ Lữ đoàn 171 (đặc trách vùng biển DK1) sang bên dầu khí giải quyết việc gì đó, thì gặp lại Phan Tiến (khi ấy hắn đang là giám đốc một công ty của dầu khí). Mọi việc được giải quyết nhanh gọn. Phan Tiến gọi mấy cán bộ cấp dưới lên dặn dò phải hỗ trợ chúng tôi chu đáo, rồi “kết” một câu rất … Phan Tiến :
 Không có mấy ông hải quân lênh đênh ngòai ấy, thì “bố” chúng mày cũng không hút nổi một giọt dầu, chứ đừng nói đến “tấn nọ, tấn kia”. Vậy nên, khó mấy cũng phải làm, hiểu chưa?!
Tôi mỉm cười: “Hóa ra Phan Tiến trông phớt đời vậy mà cũng …chính trị ra phết!”.
Rồi nghe tin Phan Tiến gặp tai nạn, phải nằm dài. Mười mấy năm sau, một ngày đẹp trời, tôi lên nghĩa trang thành phố thăm người thân. Khi ra về bỗng thấy một người đàn ông bận quần áo đen, ngồi xe lăn dưới bóng cây trong nghĩa trang, vẻ tư lự… Hóa ra đó là Phan Tiến, đang cùng gia đình lên nhận phần mộ cụ Mai Chí Thọ (vừa mất) để chuẩn bị cho tang lễ. Nghĩa trang hôm ấy rất vắng, nắng vàng, gió nhẹ, Chúng tôi bắt tay nhau. Khác hẳn vẻ nhộn nhạo, Phan Tiến bỗng nói một câu lạnh băng :
 Có lẽ tôi cũng sắp đi…
 “Đi” thế quái nào được! – Tôi bật cười, nhưng ngay lập tức biết rằng mình đã sơ ý… Có lẽ Phan Tiến đã cảm nhận được một điều gì. Tôi nắm chặt bàn tay xanh xao của Tiến.
Chỉ vài tháng sau Phan Tiến ra đi thật. Hôm đến chia tay nhau, dừng lại trước ô kính nhỏ, nhớ lại lần gặp cuối cùng, tôi thầm nhủ :
 Đi thì đi, sợ quái gì!... Phải không Phan Tiến?
Còn về Tường Long, lại là một “kiểu” khác. Tường Long là người sắc sảo, có chí, nhưng không gặp may. Hắn học ở nước ngoài về, đang độ sung sức, thì bỗng ngã bệnh. Thoát chết là may… Tường Long chuyển sang nghề báo. Và trong lĩnh vực này Long đã khẳng định được mình : là một “cây” chuyên bình luận quốc tế có bản lĩnh, có cá tính. Những bài bình luận ngắn (rất ngắn! khó là ở đó) của Tường Long thường đăng ở trang cuối báo “Sài Gòn giải phóng” (dưới cái tên Tường Vân), thường đề cập đến một sự kiện quốc tế nào đó, không tô hồng, không bôi đen, đôi lúc bỏ lửng đầy dụng ý… Còn lại giành cho độc giả tự rút ra nhận định, (Tất nhiên, dạng độc giả này không ở diện rộng lắm).
Trong những năm 90 (thế kỷ trước) đầy biến động, không ít người mất tinh thần, xuống sức; thậm chí xoay ra điêu toa… thì Tường Long vẫn lặng lẽ đọc, viết khá nghiêm túc, bình tĩnh. Cái “sự viết” của hắn không xuôi chiều (theo kiểu tuyên truyền), mà dám xông vào những chuyện khá gai góc. Hay nữa là : Nói những vấn đề vĩ mô mà như ta đang trò truyện “vi mô”, cứ vui vẻ, tưng tửng vậy…
Tôi đón nhận những bài viết của Long với sự trân trọng, kể cả với những ý mà tôi chưa thuận lắm.
Đôi lần gặp gỡ, tôi có đem vài ý trong các bài bình luận quốc tế của Long (đã đăng) ra … bình luận lại. Khen nhiều và cũng có chê. Khi “chê” thì hai đứa lại … cãi nhau (?) Nói là “cãi nhau” cho vui, chứ thực ra hắn là nhà báo chuyên nghiệp (tôi chỉ là dân đọc… chuyên nghiệp) lời lẽ hắn khúc chiết lắm, ai mà cãi được. Kết quả thường là … cứ ai giữ quan niệm ấy (!) Vì cả hai đều “gàn” như nhau.
Một lần, biết tôi vừa đi KămPuChia về, lại có dự hội nghị tổng kết chiến dịch truy quét mùa khô năm ấy của Bạn, Tường Long hỏi nhiều… Tâm trạng chung của không ít cán bộ ta (sang giúp Bạn) đang rút về khi ấy có nhiều băn khoăn : Liệu rồi đây Bạn có “đứng” nổi không? Bạn mà không đứng nổi thì ta cũng chẳng yên…
Tường Long có lời “bình” (đại ý) rằng :
 “Giúp Bạn là tự giúp mình”, đã đành là vậy. Nhưng nếu ta cứ mãi “cầm tay” giúp Bạn theo kiểu này, thì rồi ta cũng … đuối. Biết đâu khi ta rút rồi, là người bản xứ, lại đứng trước sự “mất – còn” hiển hiện, Bạn sẽ có cách để “đứng” hay hơn ta tưởng.
Tôi không nói về sự “đúng – sai” ở đây (dù thực tế sau này chứng tỏ điều đó là đúng) mà chỉ cảm nhận rằng : suy nghĩ của Tường Long (cây chính luận Tường Vân) là khá sâu và thực tế.
Trong giai đoạn nhộn nhạo ở tầm “vĩ mô” vừa qua, người rất kiên trì, hiểu và viết được như Tường Long thật là đáng quý vậy.
Xin quay lại vài chuyện “đời thường” với Trần Xuân Lăng : Hồi cùng học hắn là người cởi mở, dễ mến. Hễ có dịp là Lăng lại “đăng đàn” ca hát, đọc thơ… Khi ở Quế lâm, có lần hắn ghé xem tôi … vẽ tranh. Xem và gật gù khen, nhưng rồi hắn “phán” một câu :
 Dùng màu bạo, nhưng không … thật!
Tôi tự ái (cái tuổi ấy chỉ thích được khen thôi) cứ lặng im vẽ. Hắn đi rồi, tôi mất hứng, ngồi ngẩn ra một lúc rồi … vò nát bức tranh (!)
Mười mấy năm sau, tôi ra Côn Đảo công tác (Côn Đảo khi ấy còn xác xơ lắm, bộ đội phải hái cả rau rừng về ăn). Một lần đám lính hải quân chúng tôi đi từ trạm kiểm báo trên đỉnh núi Chúa mù sương về đài Lo Ren, ngang qua vịnh Cá Mập. Thấy cảnh biển trời quá đẹp, chúng tôi tạt vào quán nước ven đường nghỉ chân. Cạnh đó cũng có vài người đang ngồi. Một gã mặt rám nắng tiến lại… Hóa ra là Xuân Lăng. Bạn cũ gặp lại nhau nơi cuối đất cùng trời ấy kể cũng hiếm! Hắn nói là vừa rời binh nghiệp, chuyển ngành ra một công ty của Vũng Tàu – Côn Đảo và được điều ra đây.
 … Ai cũng ngại đi xa, nên tớ đành … xung phong đi. Lính mà! – Xuân Lăng cười nhẹ nhõm – Vả lại mình cũng thích phiêu diêu đây đó một tí. Gặp lại ông, tôi nhớ đời lính quá…
Ngắm cảnh biển trời vịnh cá Mập xanh ngăn ngắt, rất cởi mở, Xuân Lăng đọc cho tôi nghe một bài thơ vừa làm, nội dung khá hồn hậu, có câu (đại ý) :
… Trước biển rộng lòng ta không hẹp nổi
Cứ yêu thương, ngơ ngẩn đến nao lòng…
Mọi nhà thơ, từ tầm tầm đến trác tuyệt, có lẽ đều có những lúc “dở hơi” một cách dễ thương như thế.
Sau này ở Sài Gòn, có hôm tôi đang họp trong đơn vị, thì trực ban báo vào là có một người quen đến chờ tôi dưới phòng khách. Tôi hẹn mươi phút nữa. Nhưng cuộc họp kéo dài hơn dự kiến, nên khi tôi ra thì lính cảng vụ báo là : “Tàu anh ấy vừa nhổ neo đi rồi!”. Nhìn theo con tàu gỗ nhỏ lênh đênh ngòai ngã ba sông, tôi rất băn khoăn… Giở tấm danh thiếp người khách để lại, thấy ghi là “Trần Xuân Lăng” và dòng chữ : “Ghé thăm bạn, mà vội quá… Tớ lại ra Côn Đảo đây.” Lòng tôi bỗng thóang nhớ về buổi chiều bên vịnh Cá Mập xa xăm…
Xuân Lăng là người, khi nhận được tin nhắn của bạn bè, nếu không quá bận, có thể phóng hàng trăm cây số để về họp mặt ngay. Ngồi vui vẻ giữa anh em cả buổi, mặc dù không uống một giọt rượu, hắn vẫn không làm cho ai mếch lòng (đó là điều mà tôi không sao “học” nổi)
Trong thời buổi quá dư sự kêu ca than thở, chẳng mấy khi nghe Xuân Lăng thở than.
Trong thời buổi đầy dẫy sự đua đòi phô phang, có lẽ Xuân Lăng là người không chút phô phang hay hiềm tị.
Có lẽ vậy mà khi đưa tiễn bạn đi, tôi đã bùi ngùi viết rằng : “Một người bạn, một nhân cách trung hậu, đằm thắm…; Và đọc trên “blog bạn Trỗi” (khi nghe tin Xuân Lăng mất) tôi thấy có vài bạn cũng cùng chung ý nghĩ ấy với tôi. Phải chăng một cuộc đời thế cũng là nhẹ nhõm và trọn vẹn rồi!
Tháng 6/08
CHÍ THỌ (K3)

Khắc phục hiện tượng chữ ô vuông

Hiện tượng này năm ngoái đã được trình bày bên Bạn Trỗi, của 1 cháu K9. Nay có anh em lại bị gặp hiện tượng này. Đăng lại cách khắc phục để anh em THAM KHẢO

Tấm ảnh kỷ niệm

Hôm 26/7, cùng BLL K8 đến thắp hương cho Thọ Tuyến và thăm hỏi gia đình. Nguyễn Ngọc Đại B6 đã đưa ra bức ảnh này. Đại và Thọ Tuyến chụp kỷ niệm trước khi Thọ Tuyến đi B tháng 12/1971). Từ trái sang: Nguyễn Ngọc Đại & Liệt sĩ Bùi Thọ Tuyến K8

CÓ MỘT BAN NHẠC NHƯ THẾ...

Còn nhớ,năm 1975 sau ngày thống nhất đất nước,tôi đã thật sự kinh ngạc khi được nghe những giai điệu nhạc và giọng hát từ nhừng chiếc băng cối của dàn máy Teac 7010 của cụ nhà mang từ SG ra.Những giai điệu này,nó khác hẳn với những dòng nhạc mà thời đó chúng ta được thưởng thức là nhạc đỏ hay nhạc xanh.Những âm hưởng lạ,có tiết tấu nhanh ,mạnh (mặc dầu lúc đó không am hiểu lời bài hát ) đã thực sự cuốn hút tôi.Lúc đó tôi mê mẩn với giọng hát dịu dàng nhưng rất quyến rũ của Carpenters nhưng cũng có lúc vô cùng thích thú trước những giai điệu nhạc như muốn nổi loạn,như muốn tung hê tất cả những gì ta đang chất chứa trong tâm hồn,của những ban nhạc Rock.Trong những ban nhạc đó,phải kể đến một ban nhạc mà bây giờ ta sơ qua vài nét về nó:

SMOKIE là một ban nhạc Rock,được thành lập năm 1965 tại trường dòng Công giáo StBedés-Heaton-Brađfor-Ạnh quốc. Bao gồm các thành viên : Chis Norman (ca sĩ /guitar/piano), Terry Uttley (ca sĩ /bass), Alan Silson (ca sĩ / guitar chính)và Ron Kelly (Trống) là thành viên trẻ tuổi nhất (13t), trẻ hơn 4t so với các thành viên còn lại trong ban nhạc.

• Tháng 9/1975 đĩa “Changing All The Time” với bài hát “If you think you know How to love me” đã đưa ban nhạc vượt qua đảo quốc sương mù ra toàn cõi Châu Âu.

• Tháng 11/1976 khi phát hành đĩa đơn “Living Next the Door to Alice” cùng với một bài hát hay khác là “Lay back in the Arms of Someone” đã làm cho ban nhạc trở thành hàng Sao ***** trên bầu trời âm nhạc thế giới nói chung và Rock nói riêng cùng với các chuyến lưu diễn và các đĩa bạch kim.

• Cùng với tiếng đàn Guitar điêu luyện là giọng hát có một chất riêng , rất quyến rũ nhưng không lẫn…Smokie và Beatle hay Rotling Stone… là những ban nhạc được giới trẻ Hà nội và Sài gòn yêu thích trong thập kỉ 70-80. Và tất nhiên,có rất nhiều AE Trỗi ta cũng không nằm ngoài sự yêu mến ban nhạc này. Được biết trong ae Trỗi, có rất nhiều bạn yêu âm nhac, không tiếc công sức, tiền bạc… để sưu tầm những CD “xịn” của những ban nhạc nổi tiếng, những dòng nhạc hay trong và ngoài nuớc, cùng với những bộ dàn xịn , âm thanh chuẩn. Trong những số ae đó, phái kể tới những Nick name như Đạt 136 hay Tk8 và một vài ae khác…

Nay mạn phép, múa rìu qua mắt thợ…Mời các bạn thưởng thức vài bài hay nhất của SMOKIE. Để nhớ lại một thời SV mà hình ảnh là những mốt tóc dài, quần loe, ngồi trong quán Café đốt thuốc mù mịt, đầu gật gù và miệng thì lẩm nhẩm hát theo giai điệu nhạc và lời bài hát “Lay back in the Arms of Someone” hay “If you think you know How to love Me”…

Smokie-Lay_back_in_the_arms_of_someone.mp3 -

Smokie-If_you_think_you_know_how_to_love_me.mp3 -

Chủ Nhật, 27 tháng 7, 2008

Thông báo

Thứ 6 tuần này, Phạm Võ Hùng (Võ K8) hiện đang sinh sống tại CHLB Đức về thăm gia đình, hẹn có cuộc gặp mặt tại buổi “giao ban” Vườn treo với anh em Trỗi. Anh em có thời gian rảnh, xin mời đến dự buổi “open” giao ban này. Trân trọng kính báo!

Thời gian: 17h, ngày 01/8/2008

Địa điểm: 281 Đội Cấn, Hà nội (Vườn treo Pacific)

Chúc mừng

Thân tặng 2 bố con Vinh những tấm huy chương vàng bằng ...hoa. Chúc phát huy thắng lợi.

Mừng Sinh nhật.

Một đóa hoa xinh và một lời chúc tốt lành cho sinh nhật một năm của ÚT TRỖI.







HOA TÁO.

Chia vui!

Vì Đắc Hòa đã chúc mừng và hỏi thăm trong một nhận xét, nên tôi cũng muốn chia vui và "khoe" với anh em niềm vui nhỏ của tôi.

Thứ 7 tuần trước tiễn con gái lên đường tham gia thi đấu môn bóng bàn, tại hội khỏe Phù đổng toàn quốc lần thứ VII, tổ chức tại Việt trì, Phú thọ. Mấy năm trước vào hè cháu thường xuyên đi thi đấu giải trẻ do báo Thiếu niên tiền phong tổ chức, (cách đấy 2 tuần cháu vừa tham gia thi đấu giải trẻ tại Đà nẵng được huy chương vàng nội dung đồng đội nữ trẻ) vì lúc đó cháu còn bé nên tôi thường nghỉ phép đi theo cháu, từ năm ngoái “chị ta” đã lớn (15 tuổi) không cần bố đi cùng nữa, nên bố “được” ở nhà, thi đấu thế nào thì điện thoại báo tin cho bố. Chiều hôm thứ 6 (25/7), trước khi ngồi “giao ban” tại Vườn treo, được biết con gái đã được vào chung kết ở hai nội dung thi đấu là đôi nữ và đôi nam nữ lứa tuổi Phổ thông trung học và cả hai trận chung kết đó đều thi đấu trong cùng một buổi tối.

Dù kết quả có thế nào đi nữa, 2 huy chương bạc đã cầm chắc trong tay, chỉ biết động viên con thi đấu hết mình, (trong bụng thầm trách Ban tổ chức thi đấu “dã man” quá, vì một buổi tối phải đánh liền 2 trận chung kết). Rất may cơ hội đến, nó đã cùng đồng đội biết tận dụng cơ hội đó và trong buổi tối hôm ấy khi ngồi "giao ban" với anh em nhưng cũng lo cho con không biết có đủ thể lực thi đấu hay không. 20h con gái "alu": Con đã xong trận chung kết đôi nữ thắng đôi Khánh hòa 3 - 0; 21h15 con gái "alu" tiếp: con đã xong trận chung kết thứ 2 đôi nam nữ, thắng đôi thành phố HCM 3 - 1. Mừng cho con và cũng lo cho sức khỏe của nó, nhưng có được bạn Trỗi bên cạnh chia vui lại càng vui hơn.

Bị vắt sức tối hôm trước, sáng hôm sau lại tiếp tục phải tham gia giải đơn nên vào vòng 1/16 gặp ngay thất bại và “stop” tại đó. Mặc dù đã nhiều năm đi theo xem con gái thi đấu, đã quen với việc nó giành huy chương và gặp thất bại, nhưng buổi tối hôm đó niềm vui đến với tôi vẫn trọn vẹn vì được chia sẻ với các bạn Trỗi.

Hôm nay đón con gái về, xin mãi, con gái mới cho mấy bức hình bạn nó chụp cho và mượn 2 chiếc huy chương vàng chụp hình post lên đây chia vui cùng anh em...và xong một mùa thi đấu cháu về lại tiếp tục "lăn lộn" với áp lực mà bất kỳ một học sinh nào bây giờ cũng phải chịu đựng để chuẩn bị bước vào lớp 11.

Có lẽ đây cũng là món quà sinh nhật nó tặng cho ÚT TRỖI của các bác và bố nó.

TIN BUỒN

Cụ CAO HỒNG LÃNH Thân sinh bạn Cao Tú Phong K7 ,mất ngày 26/07/2008.
Lễ viếng vào hồi 10h_14h ngày 29/07/2008 .Tại nhà tang lễ Bộ Quốc Phòng , số 5 Trần Thánh Tông,Hà Nội.
An táng tại Nghĩa Trang Mai Dịch cùng ngày.
Anh em trường Nguyễn Văn Trỗi tổ chức vào viếng vào 13h ngày 29/7.
Thừa ủy quyền BLL K7

Thứ Bảy, 26 tháng 7, 2008

MỪNG 1 NĂM ÚTTRỖI RA MẮT

Hôm nay 27/7/2008, ÚT TRỖI đã được 1 tuổi. Kể từ khi ra đời ÚT TRỖI nhằm đến các đối tượng là các anh, các chị, các bạn là cựu học sinh trường VHQĐ Nguyễn văn Trỗi và các anh, chị, các bạn ngoài trường Trỗi có tình cảm, yêu mến trường của chúng ta mà chúng ta thường gọi là khoá 9. Nên tiêu chí được đặt ra cũng vì mục đích đó.

Đến hôm nay, sau một năm ÚT TRỖI hoạt động, mục đích đã và đang đạt được kết quả nhất định. Mặc dù có nhiều bạn vì lý do tế nhị chỉ đọc, xem, nhưng phần góp ý cho ÚT TRỖI được các bạn nói ở bên ngoài. Có đọc giả nói: "đọc bài của ÚT TRỖI rất thú vị vì các anh có những nhận xét thực tế, gần gũi với cuộc sống, có nhiều ý kiến sắc sảo…" Nhiều bạn Trỗi chúng ta, đã coi việc đọc, tham gia các blog Trỗi là niềm vui, là nhu cầu cần thiết hàng ngày; có thời gian là mở ngay các blog Trỗi xem có bài mới, có nhận xét mới hay không? Tuy nhiên cũng không tránh khỏi có những ý kiến trái ngược. Được biết có nhiều bạn đọc cũng muốn tham gia viết bài, nhưng còn ngại vì chưa bao giờ viết cho mọi người đọc. Các bạn không có gì phải ngại cả, vì những gì thuộc về kỹ năng trình bày, văn phạm, chính tả sẽ có quản trị lo sửa chữa giúp các bạn làm cho bài viết trở nên sinh động hơn. Hãy gửi cho ÚT TRỖI những gì bạn muốn viết nhé!

Năm 2007 lúc ÚT TRỖI ra đời, từ ngày 27/7 đến kết thúc năm, chỉ có 197 bài và tin, thì nay mới gần 7 tháng đầu năm ÚT TRỖI đã có 483 bài và tin, trung bình mỗi tháng có 69 bài và tin, quả là con số đáng khích lệ cùng sự tiến bộ đáng kể. ÚT TRỖI đã hòa nhập nhanh chóng và có sự liên hệ khăng khít với các blog Trỗi đàn anh, tất cả các blogger Trỗi tích cực tham gia sinh hoạt trên các blog Trỗi và ÚT TRỖI đều có cảm giác tin cậy, cởi mở cùng chung một mái nhà.

ÚT TRỖI đã giúp được nhiều bạn ở trong và ngoài nước kết nối với nhau sau nhiều năm không gặp. Các bạn ở nước ngoài thường xuyên được theo dõi hoạt động, sinh hoạt ở trong nước của chúng ta qua các trang tin Trỗi. Nói một cách khác, chúng ta (các Blogger và các bạn đọc) đã hoạt động tích cực, hiệu quả, theo đúng tiêu chí đã đề ra.

Mong rằng ÚT TRỖI sẽ ngày càng nhận được nhiều bài cùng sự ủng hộ tham gia tích cực của các bạn.

Xin chân thành cảm ơn tất cả các anh, các chị và các bạn! Chúc mọi người sức khoẻ dồi dào!
BBT

Câu chuyện về liệt sĩ Ngô Tất Thắng

Trong các liệt sĩ là học sinh trường Trỗi, người mà tôi biết nhiều nhất là ls Ngô Tất Thắng. Thắng học cùng tôi ở B4, K7, sau đó lại cùng học với tôi ở lớp 10D Chu Văn An. Sau năm 1975 Thắng về học tại ĐH Báo chí, chính tại đây Thắng đã thực hiện một "phi vụ" khá nổi tiếng trong giới sinh viên hồi bấy giờ.

Thắng có một cô bạn gái, không biết yêu từ hồi đi học hay là khi đã nhập ngũ; tình yêu của họ không kéo dài. Khi thống nhất đất nước cô bạn theo gia đình trở về miền Nam. Cuộc sống của cô bạn Thắng không hợp với cách sống trong Nam thời kỳ đó, nên cô rất buồn và xuống tóc đi tu. Trước khi thực hiện ý định của mình, cô viết thư cho Thắng. Nhận được thư bạn gái , đúng lúc Thắng chuẩn bị thi học kỳ II. Để ngăn chặn hành động dại dột của bạn gái, Thắng đã bỏ thi để đi vào miền Nam. Khi nhà trường phát hiện ra đã báo cho bố của Thắng, ông lập tức báo cho ban quân quản các nơi và các trạm giao liên để bắt giữ Thắng. Thực ra Thắng biết chắc chắn chuyến đi của mình sẽ bị chặn lại ở các trạm giao liên hoặc ban quân quản, nên Thắng đã chủ động tránh những nơi đó. Từ Bắc vào đến miền Trung, Thắng chỉ đi nhờ xe của dân sự. Khi đến Huế, Thắng liên lạc với nhóm bạn từng là học sinh Huế học cùng thời và các bạn này đã giúp được Thắng đi trót lọt. Thắng đã gặp được cô bạn gái cũ.

Khi về đến Hà nội, Thắng trở lại trường và xin chịu nhận kỷ luật và cả hè năm đó cậu ta đã ở lại trường để trả nợ tất cả các môn thi đã bị bỏ.

Thắng ơi! Chắc bạn còn nhớ câu chuyện này chứ ?

Xin thắp một nén hương để nhớ Thắng và các liệt sĩ của trường Trỗi chúng ta.

Mong anh em phù hộ cho gia đình và bạn bè tìm ra mộ phần của những liệt sĩ trường Trỗi còn chưa tìm thấy.

HOẠT ĐỘNG K7 NHÂN NGÀY 27/7

Ngày 22/7 BLL cùng một số ace gặp gỡ H, bạn thân của Thảo, một liệt sĩ mà mãi tới hôm nay chúng ta mới biết qua các thông tin trên blog. Qua H chúng tôi có thêm một số thông tin về bạn và gia đình, đồng thời phân công việc thăm viếng các gia đình liệt sĩ trong những ngày tới.

Ngày 23/7. BLL K7 Hà Nội (M.Thắng,Q.Thắng,V.Triều,T.Tráng) cùng ba trợ lý K.Việt, T.Quốc và Minh “V” đã viếng thăm nhà hai bạn liệt sĩ Đặng Đình Kỳ và Trần Hữu Dân.

Ở nhà Đặng Đình Kỳ, bên mẹ già 81 tuổi của bạn, anh em dâu rể đều đã có mặt. Trên bàn thờ là di ảnh của hai người lính, một già, một trẻ. Sau khi thắp hương cho bạn và cha bạn, chúng tôi ngồi cùng gia đình nhắc lại những kỷ niệm cũ về Kỳ thời trường Trỗi và nghe gia đình kể về Kỳ .

Đơn vị của Kỳ là c9, d6, e2, f324 , Kỳ hy sinh trong trận đánh Chùa Mụ Tham, Phú Lộc, Thừa Thiên ngày 14/09/1974. Gia đình cũng đã nhiều lần tìm kiếm phần mộ của bạn, trong đó có nhờ nhà ngoại cảm Bích Hằng giúp đỡ. Theo chị Hằng nói: "Mộ của bạn đã được qui tập về nghĩa trang liệt sĩ Phú Bài , huyện Hương Thủy, TP.Huế. Mộ tại vị trí sau đài tưởng niệm 80m,cạnh cây hoa Ban đỏ.” Ai đó trong chúng ta đến Huế nhớ ghé thăm bạn mình nhé.

Riêng tôi với f324 cũng có nhiều kỷ niệm, e2, f324 của Kỳ cùng cánh Bắc Huế với trung đoàn tôi ở Hòa Mỹ năm 1973. Tôi nhớ chính xác là d6 của Kỳ đóng gần chúng tôi lắm, lính Hà Nội vẫn thường sang thăm nhau. Nếu ai xem bài “ những hình ảnh về Phong Điền” trong uttroi sẽ thấy một cái đập nước rất đẹp xung quanh là núi non xanh mướt. Trước kia là dòng suối Cát, chính là nơi d6 của Kỳ đã từng ở và luyện tập để đánh những trận đánh lớn, còn đơn vị tôi thì căng ra giữ tuyến giáp gianh, vậy mà chúng tôi chẳng biết để mà gặp nhau. Đầu năm 74, e2 của Kỳ chuyển xuống Nam Huế và Kỳ đã hy sinh tại đó. Sau khi hy sinh đơn vị có chuyển về một số di vật của Kỳ cho gia đình, trong đó có một cuốn nhật ký. Hy vọng chúng ta sẽ còn được biết thêm về người lính này.

Đến nhà Hữu Dân, vợ chồng chị Đạt đã đợi đón chúng tôi. Bác cả nhà Dân đi công tác nên chị Đạt sang tiếp. Chúng tôi cùng anh, chị xem lại những bức ảnh hiếm hoi của Dân trước lúc lên đường nhật ngũ. Những câu chuyện về Dân trong trận đánh cuối cùng của mình ở Hải Lăng năm1972. Dân hy sinh cùng ba đồng đội khác nữa trong trận đánh không cân sức với địch. Năm 1973, khi đang còn chiến tranh, Ba của Dân (bác Trần Hữu Duyệt ) đã vào Quảng trị để tìm Dân, ông đã gặp nhiều người kể cả Sư Trưởng Hoàng Đan, mà chưa thấy. Ba Dân mất, các anh chị Dân lại tiếp tục tìm kiếm, đã đến tận ngọn đồi nơi diễn ra trận đánh để tìm hiểu thêm về Dân. Theo thông báo của f304, phần mộ của Dân đã được qui tập về nghĩa trang Hải Lăng nhưng cũng như Đặng Bá Linh, Đặng Đình Kỳ v.v họ đều là những liệt sĩ vô danh. Anh rể Dân hứa sẽ tập hợp các tư liệu về Dân và sẽ gửi cho chúng ta.

Thăm nhà hai bạn tôi thấm thía, các bạn không về đã để lại nỗi đau không thể bù đắp cho các mẹ, các chị và gia đình. Họ đã ngày đêm trông chờ, dồn nén đau thương để tiếp tục sống đến hôm nay. Tôi vẫn nhớ ngày tôi từ chiến trường ra, khi ấy chiến tranh đã kết thúc vậy mà khi vừa thấy tôi, cha tôi đã ôm chặt lấy tôi và nói: "Bố đã nghĩ con không về…”. Một người lính già như ông mà còn thế vậy các mẹ, các chị xót xa biết chừng nào khi con em mình không trở về...Nhìn ảnh hai người cha của các bạn, tôi lại nhớ đến cha mình, ông có may mắn hơn họ là được gặp con sau ngày chiến thắng. Còn hôm nay khi ngồi trong nhà các ban, tôi như thấy Kỳ và Dân vẫn đang sống cùng gia đình và lâu lắm rồi mới có bạn cũ đến nhà. Gia đình thêm ấm và vui, như các bạn không hề đi xa…

25/7 Mưa từng cơn suốt buổi sang, Tráng “mèo” đội mưa chạy đến nhà tôi. Hai thằng tranh thủ gặm mấy miếng bánh mỳ trong lúc chờ xe. Về trưa trời bớt mưa, Dũng, Hạnh cũng vừa đến đón chúng tôi.

Dũng em rể Thảo (Trưởng khoa phẫu thuật bụng HVQY) và Hạnh, Cô bạn gái từ thủa cắp sách với Thảo và rất nhiều anh em Trỗi trong khu TT QY trong Hà Đông. Ban đầu thấy Dũng phóng nhanh, sử lý già tôi hơi lo nhưng chỉ đến cầu Thăng Long thì tôi bắt đầu yên tâm. Qua Dũng, chúng tôi được biết về trường hợp hy sinh của Thảo, về việc đưa hài cốt Thảo về quê ra sao. Tôi nghĩ đó là những câu chuyện cảm động về tình người, tình đồng đội. Nhưng bài viết này thật khó mà kể hết cho anh em được.

Hạnh, chính là H trong bài viết trước, hiện Hạnh đang công tác tại đoàn 871, ngày trước cánh Trỗi ta không ít ông đã phải qua trung tâm này. Trên đường Hạnh kể cho chúng tôi nhiều về Thảo. Từ thủa còn chơi “ô ăn quan”, rồi Thảo lên trường Trỗi, rồi khi ở Trỗi về lại cùng trong một lớp. Những chuyện Thảo chốn học đi chơi với bạn bè “bắt “ Hạnh chép bài hộ làm Hạnh” ấm ức”. Vốn là cô giáo (ngoại ngữ), nên Hạnh ý tứ không thổ lộ nhiều. Tôi hiểu giữa họ đã là một tình bạn đẹp và sâu nặng. Giá như không có chiến tranh….

Nghĩa trang Thảo năm trong một khuôn viên đẹp của xã, nằm bên con đường đi quanh hồ Núi Cốc. Mộ thảo nằm ngay hàng đầu tiên, gần đài tưởng niệm. Khi chúng tôi đến thì địa phương cũng đang tổ chức cho thanh niên, cựu chiến binh ra sửa sang lại nghĩa trang nhân ngày 27/7. Trên đường về, Quyết Thắng từ Nam Định báo đang ở nghĩa trang thắp hương cho Lợi.

Về Hà Đông gặp mẹ Thảo, bà đã 87 tuổi nhưng còn minh mẫn lắm, chẳng quên chuyện gì. Lưng bà còng lại vì trông chờ Thảo đã ba mươi năm. Hôm nay chúng tôi đến dù có muộn, Hạnh đang ngồi bên bà như muốn xoa dịu nỗi đau của Mẹ…Trên bàn thờ, vẫn lại di ảnh hai người lính, một già, một trẻ. . .

Tin 27/7 tại Thành phố HCM

Sáng hôm nay, theo kế hoạch của trường. Khoá 8 tập trung tại nhà tôi lúc 7h30 sáng, nhưng 7h00 Tăng Tiến đã tới, sau đó lần lượt Liêm “mèo”, Phan Bắc, Kiếm nhị, Dương Đức Hải, Tạ Hoà, cuối cùng là Minh Long tới. Sau khi ăn bún bò Huế (quán ngay cạnh nhà)xong, còn kém 15 phút là 8h00 chúng tôi lên đường. Do Sài gòn đang chiến dịch làm cống thoát nước nên chúng tôi phải đi đường vòng tránh kẹt xe.

Sau một hồi luồn lách,chúng tôi cũng đến điểm tập kết là nghĩa trang Văn giáp đúng lúc mọi người vừa đến. Đúng như anh Dương Minh mô tả, nếu không có anh đi tiền trạm trước thì chúng tôi sẽ mất rất nhiều thời gian tìm đường vì bây giờ đường xá thay đổi nhanh quá. Chúng tôi năm nào cũng viếng anh Trỗi mà cũng không thể nào nhận ra được. Mọi người bắt tay chào hỏi nhau, rồi chuẩn bị lễ viếng. Anh Dương Minh hô mọi người tập hợp theo hình thức quân đội, mọi người nghiêm chỉnh chấp hành. Nhưng có lẽ lâu ngày quên? Nên đáng lẽ hô "bên phải quay" thì lại hô "bên trái quay" bị mọi người chọc, nên hơi quê? Bữa nay đi đông hơn mọi năm. Đông nhất là khoá 4, khoá 8 được 8 người, còn các khoá khác 5-6 người. Thầy Trọng thay mặt trường phát biểu trước mộ anh. Cắm nhang xong, lần lượt các khoá thay phiên nhau chụp ảnh kỉ niệm. Chúng tôi không quên thắp nhang cho song thân chị Quyên ngay cạnh đó, chị Quyên rất vui. Chia tay mọi người chúng tôi đi tiếp ra nghĩa trang liệt sĩ thành phố. Chúng tôi đã thống nhất kế hoạch từ trước là sẽ thắp nhang cho ba của Phan Bắc (hy sinh năm Mậu Thân 1968) và các liệt sĩ khác nhân dịp 27/7 này. Đường lên NTLS kẹt cứng xe cộ. Quyết định vi phạm luật giao thông (vì nghĩ công an cũng thông cảm với mình với li do thăm mộ LS?) Băng xe chạy vô luồng trong vốn dành cho người đi xe máy và xe bus. Chúng tôi tới được nghĩa trang nhanh chóng. Đã có đông đảo mọi người đến nghĩa trang nhân dịp này. Các ngôi mộ LS được các em thanh niên tình nguyện dọn dẹp nhổ cỏ,cắm hoa, thắp nhang. Chúng tôi lên đài thắp nhang,sau đó ra mộ ba Phan Bắc.Cùng chung khu mộ còn có bác Nguyễn Văn Bảo ba của Hoà Bình k7 (4SG), Bác Trần quốc Thảo ba anh Xuân Nam, bạn Phương Bình k7 và nhiều liệt sĩ tên tuổi đã từng lãnh đạo khu uỷ SG các thời kì. Thắp nhang cho tất cả các bác, các chú xong, chúng tôi đi tìm mộ LS Võ Dũng, mà trước khi đi anh Dũng vịt bầu k3 dặn kĩ. Nhưng mặc dù có chị Nguyện em anh Xuân Nam, chị Phương Bình giúp tìm, nhưng sau một hồi tìm LS tên Dũng tại khu mộ LS Củ chi vẫn không thấy, kể cả gọi điện ra cho anh Quốc nhằm tìm kiếm thêm thông tin,chúng tôi đành cử Phan Bắc ra Ban quản trang hỏi. Hoá ra anh Võ Dũng cùng má và các em đã được gia đình rước về quê nhà, xoá tên khỏi danh sách nghĩa trang liệt sĩ thành phố. Chúng tôi tiếp tục viếng anh Lê Minh Tân k3. Sau khi viếng xong các LS, tôi vẫn còn một thắc mắc muốn hỏi Tư SG, sao mộ ba bạn không có hình ?Lúc tôi đến nhà bạn có hình ba bạn mà?
Nhân dịp 27/7 cả nước nhộn nhịp kỉ niệm, tôn vinh các thương binh,liệt sĩ. Còn rất nhiều liệt sĩ chưa được quy tập về nghĩa trang. Họ còn nằm ở nơi xa xăm nào đó mà chưa có một lần được hưởng sự chăm lo của gia đình, bè bạn, nhân dân. Một số bạn của chúng ta cũng vậy. Nghĩ thật buồn.

HBĐ



Một nét Hà Nội

Hẹn gặp các bạn ở quán bia CLB QĐ. Vì đến sớm, tôi rủ Tráng Mèo vào thăm quan Đoan môn, một di tích của thành cổ Hà Nội. Hai thằng đang lang thang ngắm cảnh và chụp ảnh kỷ niệm, chợt nghe tiếng tiêu trầm bổng du dương. TrM gọi tôi và chỉ lên tầng lầu. Chúng tôi thấy 1 ông già đang dạo bước khoan thai và tâm hồn thì đang bay bổng theo từng cung bậc phát ra từ cây tiêu dài ( H1 ). Chúng tôi lên lầu, trước mắt chúng tôi hiện ra cảnh tượng như trong truyện cổ tích ( hay như phim chưởng của TQ ). Ông già búi tó, râu tóc bạc phơ, tà áo dài kiểu xưa bay nhẹ theo gió. Chờ ông thổi dứt bài, chúng tôi đến xin chụp ảnh. Ông đồng ý và còn cho địa chỉ với lời đề nghị : Khi nào có ảnh nhớ gửi cho ông 1 vài tấm làm kỷ niệm. Ông cho biết, ông thuộc dòng dõi của các vua triều Lê, tất nhiên là ở HN đã lâu đời. Cứ vào ngày rằm và mồng 1 hàng tháng, ông thường lên đây thắp hương để tưởng nhớ Tổ tiên và các Anh hùng, Liệt sĩ đã hy sinh vì Đất nước. Sau đó, ông mượn tiếng tiêu, thổi những bài như Hồn tử sĩ, thiên thai...để giao lưu ( phục vụ văn nghệ ) với hương hồn của những người đã khuất, đồng thời cũng để đưa tiễn những AH, LS nương theo tiếng tiêu về nơi Tiên cảnh. Quả là một nét văn hoá độc đáo của người HN !
Tôi đã cố chụp ông ở nhiều góc độ, mong tìm được 1 tấm ảnh đẹp thể hiện được hết cái thần thái và tấm lòng của 1 con người luôn nhớ về Tổ tiên và những người đã xả thân vì nước để gửi tặng ông thay cho lời Cám ơn. Nhưng không được như mong muốn ( lực bất tòng tâm ), có lẽ do trình độ chưa phải "thợ". Vì vậy về SG rồi mà vẫn còn áy náy vì chưa thực hiện được lời đề nghị của Ông.
Mong các AE ở HN có điều kiện giúp tôi, chụp ảnh ông và gửi đến địa chỉ : Bác Châu - 24 Hàng bạc.
( Tôi đưa lên đây vài tấm, AE nhận xét xem có thể gửi được không ? ).


Thứ Sáu, 25 tháng 7, 2008

Tin nhanh về 27/7 tại Hà nội

Sáng nay (26/7) tại Hà nội, nhân ngày thương binh liệt sĩ 27/7. Ban liên lạc K8 tại Hà nội cùng Nguyễn Ngọc Đại B6, đã đến thắp hương cho Liệt sĩ Bùi Thọ Tuyến và thăm hỏi gia đình.

Các bạn đã cùng với mẹ Liên (mẹ của Tuyến), Cầm (em gái Tuyến) nhắc lại những kỷ niệm về Thọ Tuyến hồi còn học ở trường Trỗi và khu gia đình TT 1A Hoàng Văn Thụ, Hà nội, Ngọc Đại còn giữ được tấm ảnh chụp Tuyến và Đại trước khi nhập ngũ, mang ra cho mọi người cùng xem. Mẹ của Thọ Tuyến hiện đã 86 tuổi trông cụ yếu, nhưng vẫn còn tỉnh táo, thấy các bạn của Tuyến đến thăm, cụ và gia đình rất vui.

Nhân đây BLL K8 cũng đề nghị Cầm thay anh Thọ Tuyến tham gia những hoạt động của K8, của Trường Trỗi, trên cương vị là K9 và giữ liên lạc thường xuyên với BLL K8.

27-7-2008






ĐỜI ĐỜI NHỚ ƠN CÁC LIỆT SĨ

"Lan bất tử "- TSQ TRƯỜNG NVT KÍNH DÂNG

Ra Đồ sơn

Tôi được AE K7 HN "đãi" 1 chầu Đồ Sơn. Thật may mắn vì lần đầu biết ĐS và gặp C.Hùng sau mấấy chục năm. Tiếc là không gặp đươc Đ.Ninh và Hưng "mèo". Chuyến đi vui và thật nhiều ấn tượng khó quên. Vài hình ảnh ghi lại gửi tặng AE.

-H1 : Đoàn đến Casino nhưng đóng cửa nên không "kiếm chác" được gì.

-H2 : Gặp C.Hùng.

-H3 : Cặp "loa Hi-end", khi sử dụng trên ôtô làm tài xế chỉ lái xe 1 tay, còn tay kia...bịt tai.

-H4 : AE thưởng thức món ăn biển và chúc nhau sức khỏe.

-H5 : Trưởng đoàn Tráng mèo "nhắc nhở", đề nghị AE giữ sức khỏe để chiều tối về Vườn treo giao ban trước khi giao AE cho "thổ địa" C.Hùng "chăm sóc".
Xin cám ơn các bạn K7 HN và HP.




















Thứ Năm, 24 tháng 7, 2008

Bay bằng tầu bay dân dụng an toàn cỡ nào ?

Đọc tin, bài thì thấy anh, chị em Trỗi ta ra Bắc, vô Nam bằng máy bay nhiều ra phết.
Khi bay các bạn có thấy sợ, băn khoăn gì không?
Cứ yên tâm mà bay nhé vì bay bằng máy bay dân dụng an toàn lắm. Không cần phải làm vài cốc rượu để lên máy bay là ngủ cho quên đi nỗi sợ đâu.
Theo số liệu thống kê của Uỷ ban an toàn giao thông quốc gia Mỹ giai đoạn 1993-1995 thì, bình quân, cứ chuyên chở được 3 triệu lượt hành khách bằng tầu bay thì mới có 1 người chết nạn (nghĩa là nếu bạn bay mỗi ngày một lần trong vòng 8.200 năm liên tục mới gặp nạn).

Tại Mỹ, nơi có hoạt động hàng không sôi động nhất thế giới, thì bay bằng máy bay thương mại phản lực an toàn gấp 22 lần đi bằng ô tô.
Xem Biểu đồ số lượng nạn nhân giao thông tại Mỹ năm 2000 thì thấy rõ sự khác biệt giữa mức độ an toàn của vận tải hàng không so với các loại hình vận tải khác.
Ba mươi năm trước, tai nạn chết người xảy ra bình quân khi bay được 140 triệu dặm. Còn hiện nay thì bình quân khi bay được 1,4 tỉ dặm mới có một tai nạn chết người và như vậy mức độ an toàn đã tăng gấp 10 lần.

GỬI EM GÁI K9

Hôm trước đọc nhận xét của bạn về “tính Trỗi”, tôi đã định viết trả lời bạn, nhưng phần vì nhiều người viết rồi, phần vì lười nên lại thôi không viết nữa. Chắc có một bạn Trỗi của chúng tôi đã gây cho bạn một vết thương lòng khó quên, nên bạn mới có nhận xét về lính Trỗi chúng tôi. Hôm nay tôi kể cho bạn nghe một câu chuyện, rồi tự bạn suy nghĩ xem lính Trỗi chúng tôi như thế nào?

Con gái nhỏ của tôi, năm nay thi vào trường nghệ thuật Hà nội. Tôi biết có một bạn K8 hiện đang làm việc tại trường, nhưng hỏi một số bạn K8, đều không có số điện thoại của anh bạn này, nên tôi cũng không tìm nhờ bạn ấy giúp cho cháu. Chiều nay khi đưa cháu đến trường để nhận lớp, tôi gặp lại thày giáo tiếp nhận hồ sơ mà hôm trước tôi đã nộp cho cháu. Trông thấy tôi, thày liền bước tới và hỏi:

- Bà học ở trường Trỗi à ?

Tôi cũng hỏi lại:

- Thế anh cũng ở trường Trỗi à?

Anh ấy trả lời:

- Tôi không học trường Trỗi nhưng có rất nhiều bạn trường Trỗi, bà vào đây có một ông bạn Trỗi đang chờ bà.

Tôi theo anh ấy vào thì gặp Thanh K8. Anh Thanh nói, hôm tôi nộp hồ sơ cho cháu anh ấy nhìn thấy tôi, nhưng không kịp gọi. Sau đó anh ấy vào phòng nhận hồ sơ trách anh bạn (K9) sao không giữ tôi lại để hỏi tôi xem có phải ở trường Trỗi không? Sau đó anh ấy xem hồ sơ của con gái tôi, biết chắc cháu thi vào trường, anh ấy đã chủ động giúp tôi mọi việc. Anh ấy nói: Chị cứ yên tâm, con của lính Trỗi cũng là cháu của tôi, mọi việc của cháu, tôi sẽ lo hết kể cả việc giám sát để cháu không hư.

Bạn gái K9 ơi bạn nghĩ sao ? lính Trỗi chúng tôi là vậy đấy!

Thứ Tư, 23 tháng 7, 2008

Nhân chuyện ăn lòng heo Gia Lâm

Thấy anh, chị em Trỗi ta có tâm hồn ăn uống ngút trời mình thấy vui vui nhưng có vài lúc giật mình vì hình như mải vui quên mất lời ... Y (y tế) dặn dò thì phải.
Mình tuy nghề tàu bay nhưng do chức năng Ban Khoa học Công nghệ hàng không có thêm đuôi Môi trường nên cũng thi thoảng mình cũng tậm toạch đọc thêm về Môi trường, về Y tế và về Vệ sinh an toàn thực phẩm. Đọc rồi mới thấy ... hãi hãi.
Nay xin được gửi anh, chị em bài viết về chủ đề không hàng không này.
"Anh bạn tôi" trong bài này chính là "cụ" Bạch Đăng Đồng. Những phản ứng của "cụ" trong bài viết này là hoàn toàn trung thực.
Xin anh, chị em đọc, suy ngẫm lại "quãng đời ăn uống từ trước đến nay" của mình và ...
tmhoa

Nhân chuyện ăn lòng lợn ở quán Tí Béo

Trước kia người ta cứ mong có được miếng ăn để tồn tại. Nay, theo thời gian và cùng với sự phát triển của xã hội, thì người ta mong được ăn ngon để thưởng thức, mong được ăn sạch để tồn tại lâu hơn. Cũng vì thế mà ngày nay người ta thường nâng chuyện ăn lên thành nghệ thuật ẩm thực và hay bàn đến chuyện rau sạch, thực phẩm sạch.
Bình thường mình cũng hay bù khú cùng bạn bè, đồng nghiệp vào lúc rảnh. Những lúc ở bên Gia Lâm thì các món dân tộc, như: thịt chó Hoá chất, lòng heo Tí Béo, rắn Lệ Mật ... , hay được lựa chọn vì giá cả hợp lí. Khi có khách là dân gốc Bắc từ nước ngoài về, từ các tỉnh miền Trung, miền Nam ra thì các món đó lại càng được ưu tiên lựa chọn. Nhiều vị cứ nhăm nhăm vào món tiết canh lợn và mắm tôm vì thèm, vì nhớ. Còn khi ăn thịt rắn thì nhất thiết phải có li rượu tiết rắn và người được rót li đầu tiên phải là người được kính trọng nhất trong mâm (lớn tuổi nhất, ở xa mới về ...). Món ăn dân tộc, rượu cuốc lủi sủi tăm, bạn tri âm làm cho không khí bàn ăn lúc nào cũng cứ râm ran lạ.
Hôm xưa, có bữa thịt rắn Lệ Mật. Hơn chục người. Ngon và vui lắm. Anh bạn mình được coi là lớn tuổi nhất, vì đầu ít tóc nhất, được uống li rượu tiết rắn đầu tiên. Hôm sau đến cơ quan thì vớ được bài trên báo Lao động nói là trong tiết rắn có một loại sán trùng rất nguy hiểm, gọi là sán lươn, khi vào cơ thể thì đóng kén, kéo lên não gây nhiều biến chứng và đã có người chết vì loài sán trùng này. Khi cho tiết rắn vào rượu khuấy lên thì sán trùng nổi lên phía trên. Người uống li rượu tiết đầu tiên tiêu thụ gần hết số sán trùng. Còn người uống sau thì chẳng biết thế nào nữa. Mình pho-tô bài báo đưa cho anh bạn đọc. Đọc xong bài báo thấy anh ấy ngước mắt nhìn xa xăm, không nói gì và một lúc sau lục tìm cuốn Dược điển để tra thuốc trị sán trùng.
Mới đây, buồn buồn, mấy anh em rủ nhau đi ăn lòng lợn ở quán Tí Béo, Gia Lâm. Chẳng anh nào đoái hoài tới tiết canh vì là đồ sống sít và chế biến rất mất vệ sinh. Chẳng gì thì anh em chúng mình đều là dân khoa học kĩ thuật, đọc đến cả núi sách các loại rồi ấy chứ chẳng chơi. Anh bạn mình tâm đắc với món lòng non và lòng xe điếu vì đều là món nấu chín, ăn giòn và trông trắng muốt (nhìn rất vệ sinh). Chỉ một thoáng là hết hai đĩa lòng to. Thế mới biết là có những niềm vui thật giản dị.
Hôm sau đến cơ quan, lướt Web một lúc mình lại tìm thấy bài viết về món lòng lợn, vội in ra và sang đọc ngay cho anh bạn. Đọc được một đoạn mình thấy các ngón tay của anh bạn gõ nhịp liên hồi lên mặt bàn và mắt anh lại ngước nhìn xa xăm, không nói gì.
Bây giờ thì xin giới thiệu với bà con, anh em ở Forum TN (diễn đàn trên mạng của Thanh niên Cục Hàng không) bài viết về món lòng lợn ấy nhé.

Nguy cơ chết người từ món... lòng lợn

Lòng xe điếu chỉ có ở những con lợn khỏe mạnh khoảng 30-40 kg. Lòng xe điếu bên trong gần như đặc kín và ăn rất giòn, nhưng chính chỗ ngon nhất này lại là chỗ chứa nhiều sán nhất, khoảng 6.000 đến 8.000 con. Chúng nằm ẩn sâu vào cả thành của lòng xe điếu, có màu đỏ. Theo khoa học, đây được coi là đồ... thứ phẩm.

"Có từ 2.000 - 5.000 con sán/2m ruột non" Tiến sĩ Nguyễn Tiến Dũng, một chuyên gia hàng đầu nghiên cứu về lợn - Trưởng bộ môn Vi sinh trùng, Viện Thú y Việt Nam cảnh báo, 100% lòng lợn đều nhiễm sán. Trong đó ruột non và lòng xe điếu chiếm nhiều hơn cả. Trung bình trong một con lợn có khoảng 2 mét ruột non nhưng có tới 2.000 - 5.000 con sán, chia thành nhiều loại sán khác nhau và có 2 loại nếu ăn vào ảnh hưởng trực tiếp tới người là: giun sán và sán lá.

Hai loại này khi chạy vào người trong một thời gian rất ngắn có thể phát triển thành bầy đàn và tung hoành gây nhiễm bệnh. Các vùng lợn có sán nhiều là: Hà Tĩnh, Nghệ An, Bắc Giang, Thanh Hoá, Thái Bình..., bởi những nơi này vẫn còn duy trì tập quán nuôi !ơn tự nhiên (thả rông), thức ăn không được chọn lọc, phần lớn là chất thải, phân người nên nhiễm ấu trùng sán ở mật độ cao.

Món khoái khẩu hay cái chết từ từ?

Theo quan điểm khoa học, TS Dũng cho rằng không khuyến khích ăn nhưng thực tế các nước phát triển ở Châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản... họ vẫn ăn nhưng nếu ăn phải làm “hết sức sạch sẽ".

Tuy nhiên, các đồ tể và các nhà hàng chế biến lại phớt lờ chuyện vệ sinh an toàn thực phẩm.

Anh Nguyễn Ngọc Khanh - chủ lò mổ lớn ở phường Vĩnh Tuy (quận Hai Bà Trưng - Hà Nội), nay đã "rửa tay gác kiếm” tâm sự: "Thực tình công đoạn chế biến một bộ lòng của bất cứ lò mổ nào cũng đều quá bẩn. Bản thân tôi ngót chục năm làm nghề mà cũng không dám động đũa”.

Trung bình mỗi ngày, một lò mổ “hoá kiếp" khoảng 100 con lợn, nếu tính riêng ruột non thì có ít nhất khoảng 300 kg. Nhưng theo anh Khanh, nếu đúng theo trình tự một bộ ruột non dài 2m thì cứ khoảng 20cm ... phải chích ra 1 lỗ rồi dùng tay vuốt sạch chất nhầy (chất bột nhầy này theo quan niệm của nhiều người đây là chất bổ, TS Dũng cho biết đấy lại là nơi chứa sán nhiều nhất và có đến hàng nghìn siêu vi trùng độc hại), sau đó phải vò sạch bằng muối 10 phút.

Nhưng do diện tích lò mổ quá chật chội, nước thiếu, người làm ít nên người ta chỉ cầm ruột non vuốt qua loa. 300kg lòng nếu 2 người làm chỉ trong 20 phút là xong còn chuyện chế biến vệ sinh thế nào đành phó thác cho các nhà hàng.

Theo anh Khanh,"bí quyết" để có một bộ lòng giòn, nhất là ruột non thì chỉ cần nhúng qua nước, tức là sán còn càng nhiều càng tốt. Đó cũng là nguyên nhân vì sao ta vẫn thường xuyên bắt gặp những đoạn lòng mà khi thái ra hãy còn những vết hồng bằng 2 đầu que tăm, thậm chí chúng còn bắn cả ra nước. Đó chính là sán!

Theo PGS-TS Phạm Thị Thu Hồ - Chủ nhiệm Khoa Tiêu hoá Bệnh viện Bạch Mai thì khi sán lợn nhiễm vào người, nó không phát bệnh ngay mà từ từ tạo nên những ổ dịch rồi gây bệnh. Nếu không biết sớm, bệnh nặng có thể tử vong.

Theo Thời đại và Công nghiệp