Bài ca Trường Nguyễn Văn Trỗi

Nhạc và lời: Hồng Tuyến

Thứ Năm, 4 tháng 9, 2008

CHUYỆN NGƯỜI ĐI BIỂN (Tiếp theo)

Đời thủy thủ vui nhất là tàu cập bến sau những chuyến đi biển dài ngày. Lúc đó cảm giác gặp lại người thân, bạn bè thật mãnh liệt! Những cuộc vui xả láng bù lại cho những lúc trên tàu gò bó.
Ngày qua ngày hết đi ca 4 tiếng với thủy thủ boong là gõ sét(gỉ), với thợ máy là bảo trì máy và các loại máy phụ, đường ống.
Nếu sóng yên, biển lặng thì biển thật đẹp. Tàu lướt trên mặt biển lăn tăn sóng như trên mặt hồ. Thỉnh thoảng từng đàn cá chuồn bay là là làm tâm hồn người thủy thủ đứng trên boong tàu thêm mộng mơ. Lâu lâu bơi trước mũi tàu là đàn cá heo trồi lên, thụt xuống. Lúc đó là lúc cách thủy thủ chưa đến ca lôi rượu ra boong ngồi uống .Những ai không uống rượu thì lên mũi tàu tán gẫu, vì nơi đó là yên nhất trên tàu. Lúc biển động, hoặc bão thì con tàu chỉ như một chiếc lá nhỏ giữa trùng khơi. Mặt biển tối đen, từng đợt sóng như tòa nhà cứ trực nuốt. Thông thường lúc đó mới hay xảy ra sự cố. Do sóng lắc nên các két dầu thường có nước bị đảo lộn, dẫn đến hệ thống lọc dầu liên tục bị ngẹt, gây chết máy, rồi các đường ống dẫn nước, dẫn dầu bị bể. Thật là khổ cho nhưng ai không chịu được sóng gặp phải ca đó. Quần áo dính đầy dầu. Mà mùi dầu đối với người say sóng càng khó chịu, nên có bao nhiêu trong bụng là ói hết ra, ra cả mật xanh, mật vàng theo nghĩa đen. Tôi bị một trường hợp tắc phin lọc nhớt, đúng ca mình đi bảo quản. Cứ 30 phút lại rửa phin lọc 1 lần. Không dám thay quần áo. Tàu thì đảo, lắc liên tục, người bã ra như bị sốt, mà mỗi khi thấy máy khực lại, lại lao xuống hầm máy nóng hừng hực để sửa. Lúc hết ca, thường ngồi trên boong tàu nghỉ ngơi, nhìn lên trời thấy vệt khói trắng của máy bay bay ngang, ao ước giá mình đi nhanh như nó nhỉ? Mình đi mấy ngày mới tới, trong khi nó chỉ có mấy tiếng. Nhưng bây giờ nghĩ lại, mình gần mặt đất hơn nó, cho nên kết luận nếu gặp sự cố thì nó nguy hiểm hơn mình!
Thủy thủ đi tuyến ngắn còn được gặp người thân, bạn bè liên tục. Còn tuyến dài châu Phi, châu Âu như Gentile(Giang còi) nhiều khi đi cả năm chưa được gặp gia đình. Nên chuyện gây lộn, đánh nhau vì bất cứ lí do gì xảy ra thường xuyên. Có trường hợp tự sát do không chịu được áp lực. Nên bây giờ nhân lực đi tàu viễn dương hơi bị hiếm,mặc dù lương cao, không còn buôn bán như ngày trước. Chưa kể đi buôn kiếm thêm,được 10 chuyến chót lọt, nhưng chỉ cần 1 chuyến bị bắt thì coi như đổ sông, đổ biển.
Hầu hết những người đi biển lâu năm đã bỏ tàu lên bờ kiếm công việc ổn định hơn, gần gũi gia đình, ít nguy cơ đối mặt với nguy hiểm. Có thể trong phạm vi bài viết nêu không hết những khó khăn của thủy thủ, việc họ gặp những đổ vỡ gia đình khi phải thực hiện những chuyến công tác dài trên biển, trong lúc nhà nhà,người người vui vẻ đón tết là chuyện thường gặp ở họ. Ở họ không có khái niệm lễ, tết! Lại nhớ bài hát: "Không có ngày chủ nhật".

Hồ Bá Đạt

3 nhận xét:

  1. Lần đầu tôi nhìn thấy cá heo trên biển thế này:
    Sau ca trực đêm 8-12h vất vả vì có bão,sóng lớn, mệt bã người tắm táp xong nhẩy vội lên giường đi ngủ.7h sáng tỉnh giấc nằm nướng trên giường nhìn qua cửa táp lô thấy một đàn cá heo vừa bơi theo tàu vừa nhảy múa giỡn với con tàu.Tuyệt vời!Quên hết sóng gió hôm qua.Sóng yên,biển lại êm ái như ao làng.Lên trên mũi tàu gọi cá bằng cách gõ vào thành tàu,một hồi đàn cá kéo nhau lên bơi dẫn trước mũi tàu.Lũ cá heo thật là thông minh.

    Trả lờiXóa
  2. Mỗi lần đi ngang qua vùng biển có tàu chìm,chúng tôi đều rải gạo,muối cho các đồng nghiệp đã tử nạn.Và có những cái chết thật thương tâm: Ôm can nước ngọt (30l)vào đến gần bờ (vùng biển Qui nhơn)thế mà vẫn chết vì ko chịu nổi cái giá lạnh của biển.Hay cố đi thêm chuyến nữa để có tiền về làm đám cưới với người mình yêu.Thế mà...!

    Cầu mong những linh hồn của đại dương hãy phù hộ cho những đồng nghiệp của chúng ta.

    Trả lờiXóa
  3. Hình như đám con cháu của tụi mình tuyệt khg có cu cậu nào yêu thích và theo học nghề này nhỉ?

    Trả lờiXóa