Bài ca Trường Nguyễn Văn Trỗi

Nhạc và lời: Hồng Tuyến

Thứ Tư, 17 tháng 9, 2008

Mình thường buồn về chiều là vì gì? (Trình bày lần...10)

Hàng ngày, thường thường về chiều là mình buồn nhiều. Ngày làm thì buồn … bình thường. Càng về chiều thì càng buồn! (Về nhà làm nhiều rồi nhìn "người tình già" thì càng buồn nhiều).
Là vì đường về nhà mình thì nhiều nhà hàng, hàng ngàn nhà hàng nằm liền liền. Nhiều nhà hàng thì lèo tèo vài người làm, ngồi buồn nhìn ruồi, cười ruồi, còn nhiều nhà hàng thì người ngồi nhiều hàng nghìn, người làm đừng hòng mà ngồi cười ruồi!
Hồi Vờ Nờ mình còn bần hàn thì vào nhà hàng thường là ngồi sàn. Giờ thì nhiều người giầu rồi, nhà hàng toàn là ngồi bàn đàng hoàng, mà còn ngồi tràn ngoài hè đường, lề đường. (Nhiều nhà hàng người vào còn tuyền nằm!?).
Vì gì mà về chiều, càng ngày càng nhiều người ngồi nhà hàng ngoài lề đường, mồm thì nhồm nhòa nhồm nhoàm, hồng hồng hào hào, còn hò dzồ dzồ làm phiền nhiều người ngoài đường?
Mà giờ thì kỳ kỳ: người mà càng nhiều tiền, nhiều nhà (người giầu) thì càng ngồi nhiều ngoài lề đường, mà người càng “tầm thường” về tiền (người nghèo) thì thường là về nhà ngồi... gầm bàn! (?)
(Cầu Trời fờ-riền-sờ trường mình đừng người nào nghèo - Người người đều giầu, đều nhiều tiền, nhiều nhà, mà chiều làm về thì về nhà mình liền, đừng về nhà bà nào ngoài nhà "bà nhà mình" và đừng ngồi nhiều ngoài lề đường!).
Đành rằng người giầu nhiều tiền thì cần ngồi nhà hàng xài tiền, còn người nghèo thì vì còn làm tiền thì thời giờ nào mà ngồi nhà hàng cười đùa tầm phào?
Ngồi cùng bàn thì thường là vài người, mà đồ cồn thì bày đầy bàn, gầm bàn. Nào là Hầy Nè Kèn, Tài Gờ, …, rồi thì Bò xào, Bò hầm, Gà tần, Nầm,…, nhiều hầm bà lằng!
Nhiều phần là bàn bàn đều xài thừa tùm lùm.
Thì càng buồn!
Hàng ngày làm về nhìn nhiều người hồng hồng hào hào ngồi lề đường mồm nhồm nhồm nhoàm nhoàm, hò dzồ dzồ (rồ?), đồng bào mình thì còn nhiều người nghèo, tìm từng đồng từng hào còm hàng ngày... thì lòng mình buồn buồn!
Đành nhìn rồi cười … buồn!
(Mà ngồi nhà hàng gần lề đường ồn ào làm gì? Người thì hồng hồng hào hào, mồm thì nhồm nhòa nhồm nhoàm, rồi người ngoài đường nhìn vào...
Tìm nhà hàng Kàràokề nào ... đàng hoàng mà ngồi thì ngồi, nằm thì nằm, hò thì hò, và... làm gì thì làm… lài chằng sường hờn khồng?)

Hè?!
Lừu ỳ: Chừng nào mình còn buồn buồn thì tìm nhà hàng Kàràokề nào đàng hoàng ngồi làm gì thì làm, về nhà bà nào ngồi thì ngồi – đừng lò dò mò về nhà mình mà phiền liền!
Là vì đàn bà thường là lèo nhèo nhiều. Bà già nhà mình vào thời mình giờ thì đều già rồi, mà càng già thì càng lèo nhèo nhiều, lì cùng mình!. Mình thình lình mò về nhà mà bà già nhà mình còn ngồi, rồi thì nhìn mình hồng hồng, buồn buồn, mùi cồn nồng nồng… là bà già khùng vài ngày liền. Mà bà già khùng rồi thì mình đừng hòng mà làm lành!.
Chờ chừng nào bà già nhà mình vào giường nằm rồi, khò khò rồi… thì mình lò dò mò về là vừa!
Vào nhà, đừng làm ồn ào, mò vào giường, nằm dài, đừng làm gì… thì ngừng buồn liền!

(Có mấy chữ không tìm được từ nào hợp mà có vần "huyền", bí quá viết đại. Nhờ pác nào có cao kiến gì sửa giùm? Mong được thông cảm!).

7 nhận xét:

  1. Trời đất! "Vợ già, nhà hướng Tây" nên hết giờ làm không muốn về chứ không phải buồn vì "giàu/nghèo" gì đâu bạn ạ!

    Trả lờiXóa
  2. @HA: pác nói chỉ được cái đúng!
    Thế chả nhẽ vợ già rồi thì không buồn à?

    Trả lờiXóa
  3. Ghê quá!Khi cao thủ hành văn chỉ cần mỗi cái "huyền".

    Trả lờiXóa
  4. Ồ, bài này xài toàn từ "huyền", thằng nào mà còn thò bờ (bút) vào là cùi liền !

    HMK6

    Trả lờiXóa
  5. "làm gì thì làm..."Ưà!Nằm mà nhìn người...nhìn đời...mà cười ruồi!

    Trả lờiXóa
  6. Bài này dài như vầy vì toàn dùng dầu huyền.

    Trả lờiXóa
  7. Hèn chi đọc lên thấy nó cứ ... huyền huyền làm sao ấy.
    HCQuang

    Trả lờiXóa