Bài ca Trường Nguyễn Văn Trỗi

Nhạc và lời: Hồng Tuyến

Thứ Hai, 1 tháng 9, 2008

CHUYỆN NGƯỜI ĐI BIỂN

Trước đến nay mọi người thường có cái nhìn về thủy thủ với cái nhìn thiện cảm, nhưng cũng có cái nhìn thiếu thiện cảm?

Thiện cảm vì họ là những người từng trải, dũng cảm trong phong ba, bão táp.

Thiếu thiện cảm vì họ là những chàng trai lãng mạn ,bất cần đời,hay say sỉn,gây gổ, đánh nhau, mỗi bến lại có một, hai, ba ...mối tình, rồi buôn lậu, ăn chơi. Thậm chí có nơi còn cảnh báo:"Bọn thủy thủ lại lên bờ"cho các nhà có con gái mới lớn phải nhốt kỹ, đề phòng ???

Nhưng không phải thủy thủ nào cũng thế! Thế giới tôn vinh những người thủy thủ đang ngày, đêm lênh đênh trên biển không quản hiểm nguy mang hàng hóa đến khắp nơi trên trái đất. Cứ 24 tiếng thì có khoảng thời gian tất cả các hệ thống thông tin, liên lạc ngừng hoạt động để lắng nghe những tiếng cầu cứu của các con tàu đang hoạt động trên biển nếu chẳng may gặp nạn, gọi là" Silent time ". Chúng ta đã từng nghe bài hát ca ngợi người thủy thủ rất nổi tiếng: "Never on sunday". Tại trung tâm London (Anh) trụ sở công ty bảo hiểm tàu biển LLOY cứ mỗi một con tàu trên thế giới bị chìm nó lại gióng lên một tiếng chuông, từ trước tới nay nó đã gióng lên bao nhiêu tiếng chuông rồi không ai còn nhớ rõ? Dưới đây tôi xin kể một phần nhỏ nỗi gian truân của nghề đi biển mà tôi chứng kiến cho mọi người phần nào hiểu về con người đi biển - THỦY THỦ.



Từ Hải quân tôi chuyển nghành sang một cty tàu biển đóng ở phía Nam với một suy nghĩ lãng mạn, lênh đênh cùng sóng gió, trên những con tàu to, lớn mà trong Hải quân chưa từng có, được đi nước này, nước kia không tốn tiền, đến những vùng đất ta chưa từng được đến, kiếm tiền, tiêu tiền thoải mái ? Với tay nghề được đào tạo trong Hải quân về máy tàu biển. Tôi được phân chức danh OILER (châm dầu), thợ máy. Tôi bắt đầu thời gian chờ phân công xuống tàu, ngày nào cũng từ nhà lên cty chấm công rồi về. Thật may mắn! Sau khoảng thời gian 2 tháng tôi được phân đi nhận tàu mới do Liên xô viện trợ 2 chiếc tại Hải phòng.

Chia tay gia đình, chúng tôi gồm thủy thủ đoàn biên chế đủ cho 2 tàu mới nhận xuống tàu biển Thống nhất rời cảng Sài gòn ra Hải phòng. Ngay ngày đầu tiên, chúng tôi đã phải hứng chịu cơn biển động kéo dài, sóng gió cấp 6, cấp 7 làm con tàu khách Thống nhất vốn chỉ là một con tàu phà châu Âu chạy tuyến biển Đen nghiêng ngả lên xuống. Hành khách trên tàu say sóng nằm chật hai bên hành lang tàu, không còn lối đi. Đám đi nhận tàu được dồn vào một CLB trước mũi tàu. Đầu tiên còn ỷ không say sóng, nên chia nhau thành từng nhóm đánh bài, tán phét, đánh đàn piano (ở CLB có 1 cái). Sau một ngày bị sóng nhồi thì cũng chia làm 2 tốp say và không say. Tốp không say thì vẫn tiếp tục chơi bài, uống rượu. Còn đám không chịu nổi sóng (trong đó có tôi) thì đương nhiên kiếm chỗ nằm. Đám tán phét, do anh Công Trường k5 cầm đầu sau một ngày đầu thì im hơi, tắt tiếng. Hôm sau tàu phải ghé Nha trang núp, cân lại tàu. Do sóng quá lớn, tàu bị xô nghiêng hơn 30 độ. Chúng tôi nằm, nhìn sang hai bên mạn chỉ thấy 1 bên là trời, 1 bên là biển. Cây đàn piano bị hất văng, vỡ nát. Đó là cảm giác đầu tiên khi tôi ra khỏi quân đội, tôi không còn lãng mạn nữa!

Sau khi làm các thủ tục nhận bàn giao tàu. Hai tàu chúng tôi ra Cửa Ông nhận than để chở về Sài gòn. Trong lúc chờ nhận than, thì đám thủy thủ bắt đầu mua hàng để mang về Nam kiếm chênh lệch. Hàng ở đây là xăng, dầu, vật tư mà ở SG là món hàng khan hiếm lúc bấy giờ. Tàu của tôi do không có nhiều tiền bằng tàu kia, nên chỉ mua một ít hàng là hết tiền. Tàu kia mua chất đầy boong. Dự định sáng sớm hôm sau sau khi đầy hàng thì về SG cho kịp Noel. Sáng hôm sau, trời còn mờ tối tàu tôi xuất phát trước. Đi khoảng 15 phút thì nhận được bộ đàm của tàu kia kêu cứu. Thuyền trưởng cho tàu quay lại thì thấy tàu kia lửa đã trùm khắp cabin tàu rồi! Tàu tôi sợ sáp vô sẽ bị cháy nốt nên chỉ bỏ neo ở một khoảng cách xa. Hạ cano xuống cứu thuyền viên bên tàu kia lúc đó đang tập trung tất cả trên hầm hàng đưa về tàu tôi. Anh Công Trường cũng bị bỏng cùng với một số người được đưa ngay đi bệnh viện. Lần đó chết 3, bị thương vô số. Một số sĩ quan phải ngồi tù. Tàu tôi sau khi ở lại thêm mấy ngày làm chỗ trú ẩn cho đám thuyền viên tàu bên kia phải trở về SG gấp. Tôi mới cảm nhận được thế nào là tình đồng đội, đùm bọc, cảm thông, giúp đỡ lẫn nhau trong cơn hoạn nạn của những người thủy thủ. Bình thường thì có thể không ưa nhau, nhưng khi xảy ra biến cố thì xả thân cứu giúp, còn cái gì có thể giúp bạn được họ không hề tiếc!...(Còn nữa)

Hồ Bá Đạt

13 nhận xét:

  1. @Vnq: Sắp lên hàng " Lão" cả rồi mà chữ nhỏ như con kiến thì làm sao đọc đc?

    Trả lờiXóa
  2. ak7: sắp lên "lão" càng tốt chớ sao!!!
    Càng già càng cay!

    4 SG

    Trả lờiXóa
  3. Tôi cũng 'Hải quân' từ 1978 tới 1985, cũng sẽ có vài truyện về 'một thời để nhớ' này, và cũng đã vài chuyến đi biển với gió bão cấp 6-7, khủng khiếp lắm, may mà chuyến ngắn hơn và tàu bé hơn (tàu 664).

    Trả lờiXóa
  4. "Đồng bào Tây" gọi là tụi mạch lô để thay cho những cụm từ đánh giá "phẩm chất" (khen hoặc chê) anh thủy thủ.
    Thường thì người ta dùng hình ảnh chàng áo yếm kẻ sọc, vai mỏ neo, ngực phanh, mũ 2 dải "băng tang" ngiêng ngiêng vành nón, tay đút túi quần, chân mở bằng vai dáng vẻ ngang tàng, (có thể miệng ngậm tẩu), để biểu hiện người lính thủy.
    Thủy thủ không ai là không biết chữ SOS.
    À, hồi xưa bác Tôn là thủy thủ trên chiến hạm Pháp, sau không đi tàu viễn dương.
    HCQuang

    Trả lờiXóa
  5. Đi biển là một nghề rất vất vả nhưng độc lập. Xuống tàu phải làm việc bằng nghề nghiệp và bản lãnh của mình, khg có kiểu bợ đỡ, lấp liếm, lười nhác hay đấu đá tranh giành bàn ghế như nhiều nơi ở trên bờ(nếu có đấm nhau là tay bo thật, rồi thôi).
    Đối với tôi hơn chục năm đi tàu là khoảng thời gian ghi nhớ nhất và đầy ắp kỷ niệm, nhất là thời gian đi chung tàu với Đạt và một vài anh em Trỗi.
    Cám ơn bạn và viết tiếp nữa đi.

    Trả lờiXóa
  6. Tôi có người bạn trước cùng học, sau về đi tàu hơn 20 năm. Bị vợ nhằn quá xin lên bờ vào làm tại 1 CTLD. Nó có năng lực rất tốt, làm việc tự chủ, tiếng Anh, tiếng Đức trôi chảy.... chỉ bị 1 cái ko chịu được không gian chật hẹp của văn phòng máy lạnh với cái bàn, cái ghế...và thường xuyên phải tiếp xúc với giấy tờ, vi tính..., nói chuyện thì phải thì thầm.... Có bữa ảnh loay hoay thế nào đang ngồi tại bàn bỗng té cái bịch xuống đất làm tụi nhân viên tưởng xỉn ?!
    Chán quá, sau 1 năm, nó ko chịu nổi lại trở về với biển cho dù bà xã có nói gì thì cũng chịu.
    Đúng là "con người của biển cả", tự do, phóng khoáng.... Thật "thương" thằng bạn !

    HMK6

    Trả lờiXóa
  7. Khoảng năm 90 tôi có đi làm trên các dàn khoan ở Bạch Hổ (khi đó còn được gọi là xóa mù tin học cho dân khai thác dầu, cả tây lẫn ta). Nhiều tháng sống , làm việc trên các dàn khoan cũng phần nào cho tôi trải nghiệm đời thủy thủ...theo nghĩa sống cùng biển, nắng và gió...Trên dàn, ngoài lực lượng khai thác dầu thì cũng có đội thủy thủ với cả chức danh thủy thủ trưởng. Không có chức danh thuyền trưởng, thằng Trưởng Dàn đồng thời là thuyền trưởng. Vì làm cùng bộ phận thông tin nên tôi cũng biết về công việc của điện báo viên, sỹ quan thông tin trên tầu, các thiết bị HF. VHF...Thời đó do còn bị cấm vận nên chúng tôi đã thiết lập hệ thống truyền dữ liệu bằng máy vi tính qua sóng HF và VHF từ các dàn khoan về Vietsopetro.

    Trả lờiXóa
  8. Tôi biết vụ cháy tàu này đã lâu nhưng cứ tưởng là sự cố kỹ thuật, hoá ra do AE mình "đánh dậm" xăng,dầu.

    TM

    Trả lờiXóa
  9. Nhớ ra ông k6 đi tàu Tiên Sa là Trung "tiện".
    Còn con tàu kể trên đã có dớp cháy ở bên Nga rồi anh TM ơi, sau này hình như lại cháy thêm một lần nữa rồi giải bản luôn thì phải.

    Trả lờiXóa
  10. À, có lẽ Trung tiện K6 hiểu ra "bản chất" của các vụ cháy tàu nên sau đó đã bỏ nghề biển sang làm ở Bảo Minh cho chắc ăn !

    HMK6

    Trả lờiXóa
  11. Anh em tai quái quá! Đặt biệt danh cho ô Trung K6 lại đặt là Trung t...???

    Trả lờiXóa
  12. @HMK6: Trung "tiện" nó về mở công ty xây dựng cùng vài người bạn rồi cậu ơi.

    -Công ty cổ phần Trung Phương Nam.Nó làm GĐ):0989064418.

    Trả lờiXóa
  13. Vinh lại hiểu sai thiện ý rồi,có thể là "tiện thể"hay"thợ tiện"thì sao?

    Trả lờiXóa