Hình như cây Gòn là "đặc sản" của miền Nam, cũng như cây Gạo chỉ miền Bắc mới có.
Chủ Nhật, 9 tháng 11, 2008
Cây Gòn
Lần trước đưa bài cây Gạo, có bạn hỏi cây Gạo có giống cây Gòn ở trong Nam không. Xin giới thiệu hình ảnh cây Gòn để các bạn tham khảo. Mùa này cây Gòn đã trụi (rụng) lá, ra hoa và có trái (quả). Vài tháng trước chưa có trái, khó phân biệt. Nói về cây thì phải nhờ "đại ca" TM diễn giải, tôi chỉ đưa hình ảnh thôi.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Cây bông gòn ở ngoài Bắc cũng rất nhiều. Người ta thường trồng ven đường vì nó dễ trồng (chặt cành cắm xuống là lên), rậm và không rụng lá, lên nhanh, ... Thường là hàng quán cần nó để có bóng mát anh chóng dễ dàng.
Trả lờiXóaHôm thứ 6 vừa rồi "giao ban" ở Vườn Treo, một vài anh chị có phê bình: "vào blog độ này chán bỏ mẹ, toàn ảnh là ảnh!".
Trả lờiXóaKhông hiểu các anh các chị mắng yêu hay là mắng không yêu?
Tôi nghĩ chắc chắn là các sư huynh ta mắng yêu.
Anh em ta cố gắng "phát huy" nha...
Hehehe!
ST:
Trả lờiXóa-SÀI GÒN gốc từ tiếng Khmer:
Preykor (Rừng gòn)
prey: rừng; kor: cây bông gòn
Tên Sài Gòn, gốc gọi là Thày Gòn, có nghĩa là Sông Củi, "Sông có bến bán củi"; ngày nay vẫn còn một Xóm Củi và Xóm Than giữa SG, Bến Củi ở Dầu Tiếng (Tây Ninh).
Thầy Gòn tức cây gòn; "cây" biến âm của "thày"; Sài gòn = củi gòn, vì "thày" hay "sài" đều có nghĩa là "củi" và "gòn" là cây gòn.
* Như vậy dân Sài thành mình cũng có duyên nợ với cây này.Các bác đi dọc sông Mê công sẽ thấy dân Miên trồng gòn thành rừng, người ta dùng cù ngéo thu hoạch trái gòn lúc chúng vừa chớm nứt vỏ, bông chưa kịp bay ra . Đây là cây công nghiệp , Indosia, malaixia...trồng để lấy bông gòn đóng bành XK và hạt dùng ép dầu. Dân miền Tây nói trái gòn non, đem luộc ăn với mắm cũng là thứ rau ngon. Tôi chưa thử!
TM
Cám ơn tt_nx ! Chán thật.
Trả lờiXóaCám ơn TM!!
Trả lờiXóaChuện nguồn gôc xuất xứ tên tuổi SG yêu vấu của Tư tui có wá nhiều tranh cải, kể cả đề nghị quay trở lại với tên SG.
Nói ít hỉu nhìu.
4 SG