Bài ca Trường Nguyễn Văn Trỗi

Nhạc và lời: Hồng Tuyến

Thứ Bảy, 1 tháng 11, 2008

CHIM HÀ NỘI

Phải nói vừa rồi tôi rất mủi lòng khi đọc loạt bài về HN xưa của các bạn. Nó“ ghê khủng” quá. Văn với vẻ gì mà cứ như mũi kim chọc vào tuyến lệ người ta . Vâng, tôi hiểu vì sao sắc lá cơm nguội vàng, một thoãng mùi hoa sữa , tiếng tàu điện leng keng, nhát chổi tre trên đường khuya phố vắng của HN ngày ấy, lại có thể khiến các chiến binh rền rĩ, nỉ non như ve sầu tháng hạ. Đành rằng mỗi người có thể cảm nhận “ Hồn HN” với độ mẫn cảm , rung động theo nhiều cung bậc khác nhau song HN với chúng ta sao quá gắn bó , thiết tha, nhiều khi đến trở thành day dứt? …Bao nhiêu năm qua , nhiều nhà “ HN học” đã nói, đã viết rất nhiều về lịch sử , con người , danh thắng thủ đô...mà sao chẳng có ai viết về lũ “ Chim HN” ? Tôi sẽ cảm thấy “mắc nợ” với HN nếu không viết ít dòng về lũ chim này. Thiếu nó, thiên nhiên HN kỳ ảo trong tuổi thơ của tôi như mất đi nửa phần lung linh nhất. Vào giai đoạn “Tiền Trỗi”, tức là hồi tôi chưa lên Đại Từ. Ngày ấy tôi còn bé lắm, bé hơn bây giờ nhiều. Cho nên mọi việc xin được bắt đầu từ “mảnh sân nhà em” chắc là hợp lý ? Vẫn là chuyện “cây gì” đi với “con gì” thôi – một đề tài bình dị .


Cây cơm nguội

Nhà tôi và nhà TQ suýt nữa là cùng chung một phố – “phố cơm nguội”. Phố này bị bị chia làm 2 thành (Phan Huy Chú và Hàng Chuối), bởỉ nó hơi cong một chút, ngay đoạn cắt Hàn Thuyên, vụ này ở SG người ta chỉ cần “nối dài” là thành một phố .Cây cơm nguội phố tôi ( PHC) cổ thụ , bề thế hơn hẳn CCN nhà TQ...Song đã là CCN thì đều giống nhau ở khoản vỏ cây mốc trắng , sù sì, nứt nẻ bám đầy địa y. Cây càng già càng đẹp lão, cành càng khẳng khiu, khúc khuỷu như nét thư pháp chấm phá trên nền trời đông . CCN đẹp lộng lẫy nhất phải nói mỗi độ xuân về , các tàn cây phủ đều một lớp tai lá non mịn màng, hồng hồng mơm mởn. Sinh khí của đất trời như tụ cả về đây, trong tiết xuân se lạnh, mưa phùn bay lất phất cả dãy phố mờ ảo mù sương.
Sau khoảng hai tuần, chồi lá chuyển dần sang màu mạ non, lúc này cư dân phố CN bắt đầu kéo đến. Đó là những chú chim sâu và chim vành khuyên, màu lông vàng vàng, xanh xanh của chúng gần như tiệp với màu lá. Muốn quan sát cận cảnh, nghe chúng hót bạn hãy đến phố Lý Đạo Thành, bên hông CLB Đoàn kết, ngay gần Nhà hát lớn. CN ở phố này còn nhỏ , tầm thấp nhưng tán rộng, lại nằm ở nơi yên tĩnh nên bọn chim ta hồ nhãy nhót, bắt sâu, mỗi cây có cả chục chú. Ta có thể đứng ngắm hàng giờ những “cục bông” xinh xinh, tíu tít nhẩy nhót trên cành. Phải chăng tạo hoá cố tình “ đơm ” chúng lên những nhành non, tô điểm cho CCN của tôi thêm phần sinh động?
Vào cuối hè, Loại cư dân thứ hai của CCN chính là lũ chào mào đít đỏ, với cái mũ nhọn màu đen trên đầu và đôi mắt viền chỉ đỏ . Loại này ở miền Nam hầu như vắng bóng, trong khi Hn thời ấy lại có rất nhiều. Miền Nam chỉ có bọn chào mào rừng là phổ biến, lông hơi vàng phớt xanh, to con hơn nhưng không đẹp bằng và dở nhất là chúng không biết hót. Chào mào HN rất khoái chén trái CN chín, chén no chúng lại cất tiếng hót lảnh lót khá hay, giống như lính mình nhậu xong đi karaoke vậy.
Có lẽ vì sân thượng nhà tôi kề ngay vòm lá cao nhất của hàng CN, nên tôi thấy những cái “ở trên”, còn nhiều chú chỉ nhìn thấy mỗi gốc cây và chùm “đạn” thổi ống đu đủ trên cành ! Xóm tôi , bọn trẻ không xài ống trúc cao cấp như nhà Mèo Con, chúng dùng ống đu đủ là thứ sẵn có, đường kính lớn hơn, uy lực hơn vì “bắn” gần còn có thể kèm theo cả lượng nhớt dãi “tưới” đẫm lên đầu, cổ đối phương.

Cây nhội

Trong Nam không thấy cây này nên Người HN có thể tự hào về nó như thứ cây “đặc sản”. Cây này không ấn tượng như nhiều loại cây khác, dù thân màu nâu, to vạm vỡ, nhưng với tôi nó lại chiếm vị trí đặc biệt .
Hồi tôi học lớp 5, trường Nguyễn Du, hàng ngày đi dọc đường Lý Thái Tổ, dưới bóng râm của tán cây này. Cành nhội lớn thường có vài bụi tầm gửi bám vào. Mùa hè bọn chim zi to bằng ngón tay cái rất thích làm tổ trong các bụi tầm gửi ấy. Tổ chúng bằng cỏ mịn, đan khéo như một tác phẩm mỹ thuật , có một lỗ nhỏ bên hông để chui vào . Bọn zi này có hai loại , zi đá màu nâu mỏ đen bình thường , còn loại kia là zi cam với lớp lông màu đò tươi trên đầu đầy tinh nghịch và duyên dáng . Bọn trẻ hay dùng sào móc các tổ này xuống, chim con ra ràng nuôi rất khôn , mau lớn. Thường thì tụi nhỏ chọn nuôi zi cam, vừa đẹp , vừa khôn, xứng với công đào tạo. Tôi có thằng bạn chuyên gia trong vụ này, khi chim lớn, nó bỏ chim vào túi áo trên mang đi chơi , chả cần lồng, chuồng gì. Lâu lâu lại biểu diễn màn cho chim uống nước bằng cách mím môi đùn ra bãi nước bọt , con chin có thể bay đứng một chỗ như chim hút mật mà mút thứ “nước” của hắn.
Đông về, những chùm quả nhội lòng thòng đã chín , trái mọng nước, ngọt ngọt, chua chua, hơi chan chát. Trong số hàng chục cây ấy, sẽ có một vài cây nhội ngọt hơn và hầu như không chát , nó được bọn tọi đưa vào sổ bộ quản lý như một thứ trái cây thời khốn khó. Nếu bạn ăn nhiều thứ “hoa quả” này, người sẽ có cảm giác nôn nao khó tả .
Nhội chín cũng là lúc bọn sáo rừng kéo về hàng bầy đông đảo. Đây là loài chim lông xám, cánh có đốm đen , chúng thuộc loại khách vãng lai, chỉ đến HN theo mùa. Mỗi đàn sáo rừng thường mấy chục , có khi cả trăm con ào tới thi nhau mổ ăn, hút nước trong các chùm quả, chừng 2o phút lại vụt bay đi. Sáo rừng còn rất thích ăn trái xạ hương màu tím đen, thơm nồng. Khi ăn loại trái này, chúng trở nên đờ đẫn say men ( đây là lúc bọn thợ săn khoái nhất vì chúng trở thành mục tiêu cố định). Các bạn ở Lê Văn Hưu , Chợ Hôm chắc rành loại cây này ?
Cái lớp 5 ấy, bọn tôi “chăm chơi hơn siêng học”, cứ la cà suốt ngày ở vườn hoa Con cóc, phố nhội Hai bà Trưng, LTT...mê mẩn với bọn sáo rừng.

Hè về, khi hoa gạo đốt cháy cả một góc trời, bọn sáo rừng lại kéo về lần nữa nhưng ít hơn, cùng với lũ sáo đen ồn ào, huyên náo. Chúng đánh chén phần dưới những cánh hoa gạo mềm , non nằm trong đài hoa mà nhà Mạnh Hoà cũng là một điểm đến.

Cây sao đen

Hồi cấp I, tôi “tu nghiệp” ở trường Lê Ngọc Hân phố Lò Đúc, hình như cũng là “quê” của Phú Hòa - “bang cò ỉa”.

Sao đen là loại cây khá đặc biệt, có cả ngòaì Bắc lẫn trong Nam. Tôi biết cây này từ bé vì nó gắn với bọn chim, nhưng hiểu sâu về nó thì tới mãi sau này, khi tham gia “chiến dịch” đóng tàu, thuyền đưa lên Biển Hồ dạo đánh Miên.

Xin lạc đề một chút. Sao đen thuộc gỗ nhóm 2, chuyên dùng để đóng tàu, thuyền vì chịu được nước mặn. Cây lớn có thể cao 30-40 m, gỗ quánh, cứng và rất nặng( thế mà lại đóng thuyền?), ngâm nước hàng chục năm không hề hấn gì nên bè cá ( nuôi) ngày xưa cũng được làm bằng thứ gỗ này, nay qúa mắc nên người ta đành dùng loại khác. Vỏ sao đen đập dập, ngâm chút rượu là bài thuốc làm chắc răng ...

SG cũng có nhiều cây sao đen trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, đường Lê Qúy Đôn ... nhưng rất lạ là chẳng có loài chim nào trú ngụ. Cây sao xanh tươi , sừng sững, oai phong là thế mà bỗng trở nên vô vị, tẻ ngắt như ngôi nhà sang trọng vắng bóng đùa nghịch của trẻ thơ. Mỗi cơn gió thoảng qua, trái sao nhỏ có hai cái đuôi lại lìa cành, quay tít bay về phương xa như những giọt lệ buồn vô vọng.

Vậy đấy, chính lũ chim làm cho cây sao Lò Đúc trở nên danh giá, khác biệt với mọi vùng. Không chừng người LĐ nhờ vậy mà trở nên nổi tiếng!?

Phố LĐ thật tuyệt vời, trên các cành cây cao vút là nơi trú ngụ của ba loài chim nước. Chúng ở đấy quanh năm ( chứ không di trú), tổ làm bằng những nhánh cây khô, sinh con đẻ cái liên tì .Vì chúng là chim thuộc diện định cư lâu dài ở HN nên việc quản lý hộ khẩu cần phải rạch ròi. Dưới đây số liệu quan trắc của tôi cách đây mấy chục năm, hồi còn cấp I.

- Cò: Trong họ nhà cò tới hàng chục loài thì LĐ chỉ có bốn loại mà thôi. Cò ma; cò lửa ; cò trắng và cò trâu (cũng màu trắng nhưng nhỏ con hơn, với bộ lông lưng tuyệt mỹ, mỗi cọng lông giống như một tàu lá dừa màu trắng). Trứng cò màu xanh da trời, đẹp như một loại men sứ cao cấp, to bằng quả trứng gà ri.

Nhìn cánh cò dặt dìu trên đồng lúa xanh bất tận, bao giờ cũng khiến lòng ta xao xuyến. Nó gợi nên cảm giác thanh bình , yên ả như tiếng cu gáy trầm đục, âm vang từ luỹ tre làng giữa trưa hè thanh vắng. Cánh cò LĐ đã biến tụi tôi thành một lũ tâm thần. Ngắm đàn cò ở tận miền Tây mà cứ ngỡ chúng vừa bay đi từ “hàng sao ngày ấy”.

- Vạc: Phố LĐ có vạc xám và vạc hoa, lông lốm đốm nâu. Dây là cư dân đông xếp thứ 2 sau họ nhà cò. Chúng đậu trên cành cây, dáng trầm ngâm như ngái ngủ chứ không ồn ào cãi lộn chí choé như bọn cò. Số chúng thật vất vả. Theo truyện cổ tích , vạc phải đi ăn đêm vì đánh “tá lã” thua cò, phải cầm cố hết ruộng đất. Bạn nhổ tí lông ngực, mông, của bọn cò, vạc sẽ thấy đám “lông văn tự” rất mịn bám sát da chúng. Nợ nần phải có sổ sách, văn bản là thế. Khổ, hệ thống hành pháp , tư pháp nào chỉ có kiếp người đâu!

- Cốc ( cồng cộc MN) : Tụi này mỏ gà, chân vịt, lông đen như quạ, bay nhanh tựa máy bay tiêm kích. Đợt đi QL vừa rồi chắc các bạn đã thấy mấy con cốc Tàu, chúng to gấp hai cốc mình, mặt rất dữ. Nói gở chứ , nó mà “tia” một nhát vào gáo cốc mình thì coi như xong.

Cả ba loài chim nước này đều ăn cá . Sáng sớm bọn “tiểu yêu” phố LĐ có “nghề” lạ đời là đi nhặt cá rơi đem về nuôi mèo, cá do bọn chim mớm cho con rớt xuống hoặc do các chú ăn tham, “đầy bụng” giờ phải tống bớt ra , có hôm một nhóc lượm được cả con lươn to tướng.

Phố LĐ khác hẳn các phố khác vì lòng, lề đường luôn phủ những đốm “vôi trắng” do bọn chim tương xuống, khách bộ hành dính đạn chỉ còn nước ngữa mặt than trời. Mỗi lần mưa xuống, phố LĐ bốc mùi đặc biệt đó là “hương LĐ”, với dân LĐ chắc nó cũng đáng yêu như “mùi hoa sữa” phố Nguyễn du thôi.

Vào những năm đầu thập niên 6o, nói các bạn không tin chứ hồi ấy tôi đã biết xài “vi tính”. Trong lớp, tôi được được ngồi ở một bàn gần cửa sổ tầng hai, cửa kính phản chiếu hình bóng lũ chim yêu quý như một màn hình tinh thể lỏng, ấy là cách tôi “truy cập” chúng từ ngọn cây LĐ - “trang WEB” ưa thích của mình . Tất nhiên cô giáo và mọi người không thể phát hiện vì tôi đã “chỉnh” cửa kính với góc nhìn thích hợp. Được một học kỳ tôi bị đồi đi bàn khác, chắc cô giáo rất ngại khi trong lớp có đứa học trò trông ngơ ngác như kẻ mộng du.

Rồi đến ngày một thằng bạn ngồi thế vào vị trí cũ đó. Sau khi được tôi chuyển giao “công nghệ vi tính”, chừng vài tháng hắn cũng bị mắc chứng “tâm thần phân liệt thể hoang tưởng” mới ghê - các bác sĩ phán thế. Chắc trên đời này chỉ còn có tôi là đủ khả năng chẩn bệnh chính xác của hắn!

Khi lên cấp hai, tôi bắt đầu bị liệt vào danh sách “học sinh cá biệt”, luôn bị ngồi cạnh bọn con gái có chức sắc, thường là lớp trưởng hoặc lớp phó , bét ra cũng phải tổ trưởng để chúng quản lý , kìm kẹp. Chà, giá mà cấp 3 mình cũng “bị” quản lý như thế chẳng biết cuộc đời rồi sẽ tới đâu!

Đợt rồi ra Hn, nỗi sầu gặm nhấm, nhớ lũ chim quá đành mò ra LĐ, đêm về lại thoáng vấn vương … Thời gian cứ trôi và trôi, mấy chục năm rồi mà vẫn có một gã khờ, mơ màng trong mộng mị: “bao cho đến ngày xưa”. Cái ngày xưa ấy đắm chìm trong diệu vợi, chấp chới như cánh chim phiêu đãng chốn chân trời.

Ảnh: Phố Lò đúc (Đắc Hòa)

(còn nữa)

24 nhận xét:

  1. HN đang bồng bềnh trong nước, đáng lẽ phải viết về "Cá Hn" mới thời sự. Biết làm sao được, "Chim Hn" xong rồi thì phải post lên thôi.
    TM

    Trả lờiXóa
  2. @:A.T.M: A viết rất đúng về chim và cây H.N,nhưng nha tôi rất gần nhà A,và cây CN phố tôi nhiều và to cổ thụ hơn phố PHC của A.Tôi nhớ mãi một hình ảnh một ông bác mặc quần nâu sồng,áo dệt kim đông xuân mang một khẩu súng hơi đi bắn chim ở phố lò đúc ( khi đó nhà tôi ở 12 phạm đình hồ,còn ông bác ở ngay trước cửa ).Nghe đâu sau đấy ông ấy làm to lắm...Cảm ơn bai viết của A cho tôi nhớ lại một thời tuổi thơ H.N.

    Trả lờiXóa
  3. @Văn Hùng: Nếu tôi không nhầm thì ông bác ấy là ông Đ.M.(không phải Đan Mạch đâu nha!)

    Anh Thanh Minh am hiểu các loài chim như thế, mọi người có biết vì sao không? Vì từ bé anh TM đã là một dũng sỹ diệt chim ác chiến rồi. Anh nói thế thôi chứ có con chim nào dám đậu gần nhà anh ấy đâu!

    Trả lờiXóa
  4. Đọc bài của bác T.M thấy nhớ tuổi thơ, nhớ "Bang cò ỉa" quá trời. Em có tấm ảnh chụp ở phố Lò đúc ( đoạn gần trường LNH), Nếu có thể xin bác cho em gửi ké vào 1 góc bài của bác nhé ? (trong ảnh có 1 ông bạn K7). Chờ ý kiến bác.

    Trả lờiXóa
  5. Bài viết quá hay. vốn sống và hiểu biết tinh tế hơn hết là xúc động thực của người viết khi anh trở về nơi cất giữ tuổi thơ của mình. Cảm ơn anh TM.
    Sáng chủ nhật được thưởng thức bài của anh, rồi chút nữa tới "đôi khi", nhâm nhi ly cafe thơm đậm đà bên bạn hữu thật chả còn gì thú vị hơn. D.Đk6

    Trả lờiXóa
  6. - @ĐH: Ae cứ đưa hình vào thoải mái, tôi đang tiếc là chưa gửi được ảnh minh họa. Giờ chuần bị đi miệt vườn rồi , tiếc k giao ban cafe đươc, Chúc ae vui vẻ.
    TM

    Trả lờiXóa
  7. Coi chừng. Văn TM sẽ còn hay hơn nữa khi tả ... "thực" chim. Nhưng mà thôi không sao. Đoàn Giỏi hay Sơn Nam cũng phải có nhiều thực tế đáng nhớ thì mới viết được chứ.

    Trả lờiXóa
  8. @Anh TM: Mong anh đi miệt vườn về nhanh nhanh để còn đăng phần tiếp theo!

    Trả lờiXóa
  9. Chắc chỉ có những người xa HN mới có thể viết về HN được như thế!Kỉ niệm về tuổi thơ ai mà chả nhớ ,nhất là kỉ niệm về HN.Về Hà "lội" chúng tôi cũng có kỉ niệm:"Hồi xưa mỗi lần HN đổ mưa,là chúng tôi lại ra phố Đường Thành(Đoạn Cửa Đông),ga Hàng Cỏ là những phố trũng nhất của HN để bơi lội bì bõm.Bây giờ đám trẻ con HN không phải đi đâu xa,ngay trước cửa nhà đã có chỗ để hì hụp rồi!"

    Trả lờiXóa
  10. @:H.B:Chính xác là ông Đ.M rồi, có điều hồi đó ông đang bị "sở hơi" nên được nghỉ ngơi để đi băn chim.
    @:ACE: Nhân nhắc tới ông Đ.Giỏi: có một lần hồi bao cấp trong lúc Ông ngồi uông bia ở cổ tân với ông N.Q.Sáng và một số anh em văn nghệ sĩ,trong lúc"đang bay" ông nói:ngày xưa bên T.Q có thằng Tào Ngu mà giỏi, bây giờ ở V.N có thằng Đ.Giỏi ma ngu.

    Trả lờiXóa
  11. Cái ông bác ĐM kể ra "Đan mạch" cũng được. Hồi 1979 ông ta cũng cũng hay vác súng hơi lang thang bắn chim ở đường bờ đê cạnh bệnh viện Việt xô, thỉnh thoảng dừng lại đứng nhìn cột điện rồi "tủm tỉm".

    Trả lờiXóa
  12. Anh này (tác giả bài "chim hn") hư từ bé, tôi biết.
    HCQuang

    Trả lờiXóa
  13. @TQ UT: Được bác TM đồng ý, bạn "gửi" giúp tôi ảnh phố L.Đúc đã lưu nháp nhé. Tks!

    Trả lờiXóa
  14. Này,nếu như chẳng may bố mày tương đúng động vật trong sổ đỏ thì tính sao nhỉ(Ông ĐM gì đó).

    Trả lờiXóa
  15. Ngoài lề: Ông bạn trong ảnh minh hoạ là Tr.V.Minh-K7HN, Chuyên kinh doanh và lắp đặt quạt điện công nghiệp.ACE có nhu cầu xin liên hệ.
    dachoaK7.

    Trả lờiXóa
  16. Nhân nhắc đến chỗ trũng nhất Hà Nội là Ga Hàng Cỏ thì xin thông báo cho ACE biết là tối hôm kia bát phố xem Hà Lội lụt (đang tuổi trẻ mà) có ghé qua đó xem lụt cỡ nào thì sân Ga Hàng Cỏ ... khô rang.
    Hà Nội thì nhìn đâu cũng toàn là nước, chẳng thấy chim chóc đâu cả.
    Hôm nay nước Hà Nội vẫn chưa rút được vì nơi xả nước là sông Nhuệ lại có mức nước cao hơn mức nước Hà Nội. Gãi đầu, gãi tai.

    Trả lờiXóa
  17. - Hùng cafe:
    Phố Phan châu Trinh, p. Lý thường Kiệt,p. Hàn Thuyên , p.PHC,P.HC đều là "Phố Cơm nguội" cả, tôi nhớ lắm . Nhớ đến cả chuyện tôi và thằng bạn đã từng "săn" được một chú bồ câu rõ to, màu nâu, ngay gốc cây trước cổng nhà bạn bây giờ.
    - Vinhnq:Hồi bé tụi này mỗi lần bắn chim đều phải mắt trước mắt sau,cảnh giác cao độ vì sợ CA bắt. Bác "Một Chục" ấy thì khác,bác ấy bắn, CA phải nhặt chim cho bác cơ.Thậm chí, nếu thích bác còn có thể bắt cả CA, hãi lắm!
    - Cám ơn ĐH ghóp ảnh. Chim Hn còn khối ra đấy nhưng bây giờ chúng bị...ướt cả rồi.
    TM

    Trả lờiXóa
  18. TM nhắc đến lũ chim sâu một cách trìu mến. Ngày xưa mỗi lần gặp con chim xinh xắn này đúng lúc ngứa ngáy thì hắn sẽ "thổi" cho một phát súng hơi biến nó thành một đám lông phất phơ bay trong gió.
    Chuyện thật 100% vì hồi ấy lúc thiếu nhân công nó tạm tuyển tôi vào đội nhặt chim với lời nhắc "chim sâu, khỏi".

    Trả lờiXóa
  19. Bị anh em nhà TQ "bóc mẽ" thế này thì hỏng bét. "Chim HN" định viết phần đầu là "nước mắt", phần 2 lòi tí đuôi " cá sấu", phần 3 là " nanh sấu". Kiểu này chắc phải điều chỉnh, sắp xếp lại bố cục và nội dung không thì hỏng cả "tác phẩm".
    TM

    Trả lờiXóa
  20. @Anh TM: "bóc mẽ" cho vui thôi, em đang ngóng phần tiếp theo đây. Bài anh viết hay lắm ấy!

    Trả lờiXóa
  21. Thế bác TM co biết thổi ống Xì đồng kg?Hồi đi sơ tán,đc vinh hạnh đi theo ông chủ nhà nhặt chim,ống dài mét mấy,đạn là đất sét tròn như hòn bi.Mỗi khi ôg thổi là một con Cu to đùng...!

    Trả lờiXóa
  22. AK7: Bọ không rành thổi xì đồng nhưng lại biết những thứ còn ghê hơn thế.Nói nhỏ thôi,đừng nóng vội. Bọn chim nghe thấy bay sạch bây giờ !
    TM

    Trả lờiXóa
  23. Tôi ngày xưa bắn chim cũng vào loại có "đẳng cấp". Với khẩu súng hơi, đi lang thang trong bv 108 một hồi là có cả xâu chim sẻ.
    Sau này, đất hết "lành" nên chim không đậu nữa.
    Đến hồi đi làm nhà nước rồi, thỉnh thoảng cơ quan cũng tổ chức đi nghỉ, lên tận Đại Lải (cơ quan có nhà nghỉ trên ĐL), lại vác súng hơi lên săn chim.
    Mỗi lần vào rừng săn chim lại rủ 1 em "thân thân" đi theo để cầm chim cho anh.
    Đi riết rồi chẳng được cầm chim cho anh, em cũng chán. Thế là "tan đàn xẻ nghé".
    Nói chuyện "chim" thì cả ngày không hết!

    Trả lờiXóa
  24. KHONG BIET CHIM HA "LOI" CO DEP KHONG?. O MIEN TRUNG HANG NAM CO HOI THI CHIM. DEN TRAO GIAI, BAN GIAM KHAO NHAN XET: "CHIM CU NAO CUNG DEP"; CHUYEN CO THAT 100% DAY.

    Trả lờiXóa