Bài ca Trường Nguyễn Văn Trỗi

Nhạc và lời: Hồng Tuyến

Thứ Sáu, 3 tháng 4, 2009

Bóng đá – Chính trị - Quần chúng

Năm 1974, Đông Đức lần đầu tiên (và là duy nhất) lọt vào tới Vòng chung kết Bóng đá Thế giới. Trớ trêu thay, năm đó được tổ chức tại Tây Đức. Và còn trớ trêu hơn, 2 đội Đức lại cùng chung một bảng. Rồi như tất cả chúng ta đều đã biết, trận “huynh đệ tương tàn” đã xảy ra với chiến thắng 1 : 0 nghiêng về phía Đông, đội yếu hơn.

Nhưng chuyện không phải ai cũng biết khi kết thúc trận đấu, Irmscher – một tuyển thủ Đông Đức đã tiến lại phía Beckenbauer – đội trưởng Tây Đức ngỏ ý trao đổi áo đấu. Beckenbauer đồng ý và dợm cởi áo. Irmscher vội nói : Khoan đã, để lát vô trong kia, ở đây các nhà chính trị của tôi không muốn nhìn thấy cảnh này! Khi vào tới phòng thay đồ, không chỉ Irmscher, mà hầu hết các cầu thủ đều đã đổi áo đấu. Rõ ràng cảnh này không có bất cứ phóng viên báo chí hay truyền hình nào đã ghi được.

Câu chuyện cũng chỉ dừng tại đây, nếu năm sau – năm 1975, Beckenbauer không kể lại trong cuốn Hồi ký về VCK TG ’74. Đã vậy, trong một lần qua chơi bên Đông Đức, ông lại còn ghé thăm Irmscher. Và thế là cầu thủ Đông Đức này lập tức lãnh hậu quả ngay. Kết thúc mùa bóng 75/76, Irmscher “được” điều chuyển sang Câu lạc bộ mới : từ FC Carl Zeiss Jena, một đội mạnh hạng đầu của Đông Đức sang Wismut Gera, đội bóng đang thi đấu ở hạng 2. Theo quy định của Đông Đức lúc bấy giờ, tất cả các cầu thủ phải đá tại những CLB được phân công và chỉ được tuyển vào đội Tuyển khi đá cho các CLB hạng nhất. Vậy là đường quay trở lại đội tuyển của Irmscher thế là chấm dứt!

Chưa hết, tên của Irmscher đã bị gạch khỏi danh sách các cầu thủ đã tham gia VCK tại Tây Đức và thay vào đó là cầu thủ số 23 (trong số 22 người được tuyển chọn) : Schnupphase – một Đảng viên trẻ. Mặc dù đã là 1 năm sau khi kết thúc Giải!

Nhưng … Sau một năm, Irmscher về Wismut Gera, đội bóng này đã thăng hạng và luôn luôn nhận được sự cổ vũ nhiệt tình của các cổ động viên toàn Công hòa. Có lẽ do vậy, mà chỉ một mùa sau đó, Irmscher đã từ giã sân cỏ(?). Còn Schnupphase, tuy đá cũng không tệ và sau này ngày càng tiến bộ tới mức trở thành đội trưởng đội tuyển CHDC Đức và có lần được bình chọn là cầu thủ xuất sắc nhất năm, nhưng luôn luôn bị khán giả Đông Đức huýt còi khi ra sân!

Bóng đá – Chính trị - Quần chúng là những mối quan hệ không thể tách rời là vậy!

Hình : Irscher (trái) và Schnupphase (phải) trước trận đấu với Anh - Vòng loại TG 1974

4 nhận xét:

  1. Ở Việt nam cũng vậy.
    Khi Liên đoàn bóng đá châu Á giao LĐ VN chọn cầu thủ hay thì VN làm bộ đấu thầu giữa Lê Thế Thọ (hòa đội thanh niên LX) với Phạm Huỳnh Tam Lang (vô địch Đông Nam Á) nhưng lại là ngụy !!!! Trường hợp chọn HLV ngoại cho tuyển quốc gia cũng vậy. Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng 1/3 thế kỷ sau VN mới đạt được danh hiệu này. Nhưng lúc đó không thấy Lê Thế Thọ ra rước đuốc (vì là cầu thủ hay nhất VN mọi thời đại). Chắc bố đã hạ cánh an toàn sau vụ bán độ của Văn Quyến và Bùi Tiến Dũng.
    Năm 1974 đội Đức ăn gian. Trong trận bán kết với Balan, trời mưa tầm tã. Ban tổ chức dùng xe hút nước phía BaLan làm Đức thắng 1-0. Trong trận chung kết với Hà Lan trọng tài bị mua, thiên vị cho Đức giống trận chung kết với Hunggari trước đó. Cỗ xe tăng Đức cũng thường thôi.
    tk7

    Trả lờiXóa
  2. Ở nước nào cũng vậy!Thể thao cũng có thể là một trò chơi chính trị tùy theo đối thủ ,từng thời kì.Trung quốc có ngoại giao bóng bàn.Nam Mỹ có 2 nước đá bóng với nhau mà suýt xảy ra chiến tranh.Olimpic Moskow các nước tẩy chay nhau.Ôi giời!nhiều lắm.

    Trả lờiXóa
  3. Còn ở Việt Nam, giao lưu tenis hoặc bóng bàn: thắng thủ trưởng tức là thua, thua thủ trưởng mới là thắng.
    Chú ý: điều này không được áp dụng với những môn thể thao nặng như: đấm bốc hoặc vật tự do v.v...
    GM.

    Trả lờiXóa
  4. Hình như hiện nay Đông Đức có mỗi một đội bóng chơi ở Bundesliga là Cottbus.

    Trả lờiXóa