Bài ca Trường Nguyễn Văn Trỗi

Nhạc và lời: Hồng Tuyến

Thứ Tư, 29 tháng 4, 2009

Đi Tây bắc (Tiếp theo)

Ngày thứ 3 (23/4/200) Điện biên - Lai Châu ( gần 200 km)

Với mục đích chính là thăm Điên biên, ngày hôm nay là ngày thực hiện kế hoạch đó. Cũng giống như buổi sáng hôm trước ở Sơn la, 6h30 chúng tôi tập trung dưới sảnh khách sạn.
Sau khi dùng bữa sáng, đúng 7h45 chúng tôi xuất phát đi thăm khu di tích Điện biên. Điểm thăm đầu tiên là tượng đài kéo pháo cách thành phố Điện biên khoảng 7-8 km phía đi Tuần giáo. Tượng đài kéo pháo này nằm trên một mỏm núi đã được san bằng, ngay cạnh con đường ngày xưa bộ đội ta đã kéo pháo vào công kích cứ điểm Điện biên phủ. Thăm quan xong nơi này, 9h chúng tôi quay trở lại thành phố Điện biên thăm các di tích khác của Điện biên phủ: Hầm của tướng Đờ Cát, cầu Mường thanh, bảo tàng chiến thắng Điện biên, đồi A1 và tượng đài chiến thắng trên đồi D1. Trước khi đi Lai Châu , buổi trưa Ban quản lý dự án di tích ĐBP rất chu đáo chiêu đãi chúng tôi bữa lẩu cá hồi, áy náy quá, nhưng phải "chiều" bạn thôi. Đúng 13h chiều xuất phát đi Lai châu, trên đường đi chúng tôi rẽ vào nghĩa trang liệt sĩ đồi Độc lập viếng các liệt sĩ. Tại đây quang cảnh khu nghĩa trang đẹp rộng rãi, thoáng đãng, trang nghiêm và hoàn toàn là mộ liệt sĩ vô danh. Sau 30 phút thăm viếng chúng tôi tiếp tục hành trình đi Lai châu.
Chuyến đi này cũng đã được nghe giới thiệu, trên quãng đường đến thủ phủ mới của Lai châu là Phong thổ, theo đường 12 sẽ đi qua cầu Hang Tôm nổi tiếng, chiếc cầu treo dây văng bê tông đã có thời được xem là lớn nhất miền Bắc. Cầu Hang Tôm nối Mường Lay (Điện Biên) với huyện Sìn Hồ (Lai Châu), trông đẹp là thế, nhưng chỉ hơn một năm nữa thôi,... Cái cầu đẹp thế này sẽ chìm sâu dưới hơn 20m nước của hồ thuỷ điện Sơn La! trong biển nước rộng hơn 200 km2 cùng với cả thị xã Lai Châu (cũ) và một phần của tỉnh Sơn La và Điện Biên. Công trình thủy điện Sơn La khi hoàn thành sẽ là công trình thủy điện lớn nhất nước. Trong khu vực lòng hồ rộng lớn sẽ nhấn chìm bao thôn xóm, bản làng, tất cả phải di dời đến địa điểm mới, thế mới thấu lòng được với đồng bào nơi đây, họ phải xa rời nơi chôn nhau cắt rốn, xa những mảnh ruộng, dòng sông, lũy tre, những kỷ niệm gắn bó từ bao đời nay, vì việc chung họ cũng đành phải hy sinh, một sự hy sinh quá lớn của đồng bào các dân tộc Tây Bắc. Vì ý nghĩa như vậy, chúng tôi khi qua đây cũng tìm cách chụp thật nhiều ảnh của cây cầu sẽ đi vào lịch sử này. Qua cầu Hang Tôm theo đường 12 chúng tôi dọc cùng dòng Nậm na. Thấp thoáng bên kia Nậm na là những khu tái định cư của người dân lòng hồ nơi đây. Dọc đường đi thỉnh thoảng xe của chúng tôi phải dừng lại do phía trên núi công nhân đang san ủi đất làm đường mới, nâng cốt đường lên cao hơn, sợ đất đá rơi xuống nguy hiểm cho xe chạy phía dưới. Đường đi thì bụi mù, đường xấu, đoạn đường này cũng hơn 35 km.
Có nhiều đoạn trên dòng Nậm na thấy nhiều xà lan nhỏ dưới sông của dân đãi vàng. Lúc qua đoạn đường này, do đường xóc và trời cũng đã về chiều nên tối, tôi cũng không ghi lại được hình ảnh nào. Việc đãi vàng như vậy thật tai hại đối với môi trường, khai thác theo kiểu tự phát ngay đầu nguồn nước thế này, khi phân kim người ta dùng nhiều hóa chất, trong đó có thủy ngân, một chất cực độc, như vậy lượng thủy ngân đó có được kiểm soát kỹ hay lại được xả thẳng xuống dòng những con sông đầu nguồn? Nguồn lợi của việc khai thác có thể lớn đối với thiểu số cá nhân nhưng với môi trường, với cộng đồng thì tác hại của nó cực kỳ lớn, không thể khắc phục được.
Từ cầu Hang Tôm, xe chúng tôi lùi lại đi sau , để 2 xe của VH và bác ĐC đi trước. Với ý định “phượt” bằng ô tô, chỗ nào thấy cảnh đẹp thì dừng lại chụp ảnh (giá mà ĐH ra Bắc đi cùng đợt này thì mình cũng được dịp học mót về món ảnh đang tập tọe), nghĩ rằng chắc gì mình đã có dịp quay trở lại (nhưng vẫn hy vọng sẽ có dịp trở lại sau khi thủy điện Sơn la hoàn thành). Khi trời tối hẳn thì xe chúng tôi cũng kịp với 2 xe trước, vì bị ngăn đường. Địa hình của hành trình này cũng phần lớn là đường đèo. Trên đoạn đường trước khi vào thị xã Tam đường (cũ) có đoạn đường nhấp nhô liên tục rất xóc, theo như VH, bác ĐC kể: đã bỏ tay khỏi vô lăng để " nhảy sex" trên xe, càng gần Phong thổ đường đi cũng tốt hơn. Đi thêm gần 60km nữa, 20h30 chúng tôi đến Lai châu. Kết thúc ngày thứ 3 của hành trình Tây bắc.
Từ trên xuống:
Ảnh 1: Tượng đài kéo pháo nhìn từ xa.
Ảnh 2: Con đường bộ đội kéo pháo trong chiến dịch ĐBP.
Ảnh 3: Cầu Hang Tôm.
Ảnh 4: Hoàng hôn trên dòng Nậm na.
Ảnh 5: Một bản tái định cư của dân lòng hồ.
Ảnh 6: Một chiếc cầu treo dân sinh bắc qua dòng Nậm na.

Hai mố của cầu mới đang được thi công để thay thế cầu Hang tôm bị chìm dưới lòng hồ, khi nơi đây biến thành hồ chứa nước cho thủy điện Sơn la.

7 nhận xét:

  1. Không những đồng bào phải "hy sinh" mà cái đám mê phong cảnh như AE mình cũng chịu "thiệt thòi" theo. Nhìn cái khu định cư trong ảnh,thấy mà buồn.
    Mình cũng muốn "vác nạng" theo "sư huynh" để kiếm tí "lộc rơi,lộc vãi" của cái "môn" gọi là "phó dòm" này mà chưa có dịp. Mình có chút "tị" với Vinh đấy.
    Giá như Vinh làm slide ảnh phong cảnh lồng vào bài TCTB để vừa "thị" vừa "thính" thì...hết ý!
    Qua đoạn đường "đau khổ" mà còn "nhảy sex" thì đúng là các bác "tuy khô nhưng vẫn sướng". Hì..hì..

    Trả lờiXóa
  2. Đoạn này đã qua đèo Khau Phạ chưa Vinh? Thấy Vinh nói cảnh đẹp mà không "nháy" được, tiếc nhỉ!

    Trả lờiXóa
  3. @ĐH: Yên tâm! Chưa làm slide được vì chưa có người chơi hộ bóng và u bia hộ. Qua đèo Khau Phạ là ngày thứ 4 của hành trình. Đúng là rất tiếc khi qua Khau Phạ mà chưa làm được gì.

    Trả lờiXóa
  4. MOT DE TAI HAY.MOI NGUOI NEN THAM GIA Y KIEN.TRONG BLOG PHAI CO NGUOI NEU RA DE TAI HAY DE TRANH LUAN,GOP Y.MONG CAC BAN THAM GIA.

    Trả lờiXóa
  5. Sau chuyến đi này chắc tay nghề của V sẽ lên vù vù. Hình như anh Thành cũng có rất nhiều kinh nghiệm trong nghề nhiếp ảnh? Hay vinh không ngồi cùng xe với a T?

    Trả lờiXóa
  6. Tớ ngồi cùng xe TQ, nên cũng "ké" được một chút.

    Trả lờiXóa
  7. Anh Thành chỉ thích và chụp nhiều thôi, chứ kinh nghiệm thì vẫn chưa đủ để ảnh đẹp.

    Trả lờiXóa