Bài ca Trường Nguyễn Văn Trỗi

Nhạc và lời: Hồng Tuyến

Thứ Tư, 24 tháng 3, 2010

HUẾ NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG CỦA CHIẾN TRANH

Ngày 23/3/1975
Ngày bé, tôi có đọc vài hồi ký của các tướng soái Xô Viết viết về thời chiến tranh giữ nước vĩ đại. Trong đó, họ mô tả những trận đánh vượt sông Dơniep, Danuyp thật hoành tráng ..Rồi sau trận đánh những người đầu tiên qua được bờ sông đều được phong Anh Hùng. Có nghĩa những trận đánh vượt sông bao giờ cũng rất khó khăn và ác liệt. Lần này trung đoàn đánh vượt sông qui mô tuy nhỏ những độ tập trung, ác liệt chắc không kém.
Khẩu đội của tôi tham gia yểm trợ cho d3 đánh trận vượt sông Bồ, lẽ ra phải có nhiều cái đáng nói về trận này. Thật tiếc là dù vị trí trận địa chúng tôi không xa bến vượt bao nhiêu nhưng không nhìn được bờ sông. Địa hình ở đây có nhiều tre, cây cối như những xóm làng, tầm quan sát rất hạn chế, không thể tận mắt nhìn các mũi xung kích họ chiến đấu như thế nào. Các mục tiêu của chúng là gián tiếp, phần lớn nằm sâu trong bờ bên kia sông. Lệnh bắn là bắn, kết quả ra sao chúng tôi cũng không rõ. Tôi đành mượn mấy lời bác Xuân Thiều, bác ấy không ở đấy nhưng lại ở phòng tác chiến, tình hình hàng ngày còn nắm rõ hơn người lính chúng tôi khi ấy :
Trung đoàn 4 trong đợt 1 của chiến dịch đã giành thắng lợi lớn ở Phổ Lại và đồng bằng Phong Điền ( cả Quảng Điền nữa). Sau đó trung đoàn đã tranh thủ củng cố đơn vị, lần này ra quân với khí thế dũng mãnh và quyết tâm cao.
…….Cuộc chiến đấu vượt sông ( bồ) Lại Bằng xảy ra hồi 15 giờ ngày 23 tháng 3, bắt đầu bằng trận mưa pháo vào Long Khê, Lại Bằng, núi Bản trong khi đó cối và 12 ly 7 bắn xối xả vào bến sông chỗ ta sắp vượt qua. Lúc pháo chuyển làn là lúc các đơn vị đánh chiếm đầu cầu bắt đầu vượt sông thì pháo của địch lập tức ngăn chặn ta ở bến vượt, bắn vào Cồn Nổi, vào làng Huyền. Giữa một cuộc đấu pháo khiến ta có cảm giác đạn va vào nhau giữa không trung, chiến sĩ đoàn 4 ( K13) vẫn bình tĩnh bơi qua dòng sông Bồ mặc cho mảnh pháo rơi lủm bủm đó đây trên mặt nước, mắc cho đạn bắn thẳng của những tên lính liều lĩnh … bắn xối xả.
16 giờ ngày 23 tháng 3 năm 1975, đơn vị đầu tiên gồm 34 chiến sĩ đã vượt qua sôn
g Bồ, nhanh chóng chiếm bàn đạp chi viện cho các đơn vị tiếp tục vượt sông phía sau. Phòng tuyến của tiểu đoàn 5 lữ 147 thủy quân lục chiến bắt đầu bị chọc thủng.
Những thương binh nhẹ đầu tiên về qua trận địa chúng tôi, họ ngồi cả lại hút thuốc và nói chuyện bên kia sông. Lần đầu tôi mới tiếp xúc với lính K13 bời từ ngày về trung đoàn họ luôn chốt ở Cổ Bi, vùng giáp ranh gần với đồng bằng nhất nên cũng khó khăn nhất. Nhất là mua mưa khi nước sông Bồ có lũ ,cả vùng Cổ Bi, Tứ Chánh trắng băng, lính K13 phải trụ lại trên những cành cây, địch ra sức dụ dỗ, kích động , kêu gọi chiêu hồi. Chúng vè vè ca nô dọa dẫm nhưng lính K13 cũng lỳ lợm chĩa súng thẳng vào cano địch sẵn sàng nhả đạn. Thằng địch ơn quá phải tháo lui. K13 từ ngày về chưa đánh trận lớn nào, hôm nay mới thể hiện…
Tôi để ý trong số thương binh, có một anh chàng cao, gày và đen. Quần áo xộc xệch, bàn tay phải băng trắng, tay trái vẫn quắp một quả mít . Mặc mọi người nói chuyện làng Huyền, chuyện địch ta chẳng quan tâm, anh sùng sục mượn dao nhờ chúng tôi bổ mít. Bổ ra xanh quá, ăn hơn khoai lang một chút, anh ta cười toet bảo :” Cái làng Huyền ấy nhiều mít và thanh trà lắm, tiếc là hơi xanh, thôi để cho mấy bác Nghệ làm nhút” Giọng oang oang biết ngay tay này lại “điếc” rồi ( do sức ép). Lúc sau anh ta như chợt nhớ ra việc gì quan trọng lắm, móc tay vào túi ngực lấy ra một tấm ảnh khỏa thân :” có cái này hay lắm, các ông xem này.” Cả lũ xúm vào, thích thú bình phẩm đủ chuyện…
Họ đi rồi, tôi thấy vui vui khi nghĩ về họ, về sự hồn nhiên trong người lính. Cu Huấn người K13 cũ bảo :” lần này lão Kỳ dẫn lính vượt sông thì chẳng thằng nào biết sợ.” Thảo nào họ chiếm đầu cầu nhanh thế.
Ngày 24/3/1975
Trích ký sự " Bắc Hải Vân của nhà văn Xuân Thiều.
Đêm ấy lực lượng chiến đấu của trung đoàn 4 lần lượt vượt sông bám được vào đất Hương Trà.
Để bảo toàn lực lượng thủy quân lục chiến, Nguyễn Thành Trí tung liên đoàn 14 biệt động quân vừa chạy ở tuyến Mỹ Chánh vào, có chi đoàn xe tăng M113 gồm 18 chiếc yểm trợ, ra phản kích ngăn chặn ta. Trong lúc đó, Bộ tư lệnh nhẹ thủy quân lục chiến cùng lữ đoàn 147 chuồn về cửa Thuận An.
Trích " Tháng ba gãy súng " Trung úy TQLC Cao Xuân Huy
……Khoảng 4 giờ sáng ngày 24 tháng Ba, đại đội tôi nhận nhiệm vụ làm gạch nối ở làng Ðồng Lâm để yểm trợ cho đại đội 1 và đại đội 2 rút ra từ phía núi.
…..Nhưng rồi khoảng 2 giờ trưa, đại đội Biệt Ðộng Quân lại biến mất. Họ không báo cho c
húng tôi biết và họ cũng không đi qua cầu An Lỗ. Tôi không đoán nổi là họ đi lối nào và lúc nào. Tôi báo cáo về tiểu đoàn. Chỉ còn đại đội tôi nằm ở bờ bắc cầu An Lỗ.
…..8 giờ tối, khi tôi đang cố gắng liên lạc với trung đội 2, Ðại đội trưởng gọi tôi lên họp.
"Ông cho con cái trang bị nhẹ tối đa, bằng mọi giá phải về đến Thuận An trước 6 giờ sáng mai. Ai tới trễ sẽ bị bỏ lại vì chỉ có một chuyến tàu đón mình về Ðà Nẵng thôi."
Trích ký sự " Bắc Hải Vân của nhà văn Xuân Thiều.
Suốt ngày 24 tháng 3 kịch chiến xẩy ra ở Lại Bằng.Tám lần địch tập trung lược lượng phản kích, có lần chúng đã chiếm được bến vượt, nhưng cuối cùng đã bị đẩy lùi.
Quả là ngày 24/3 rất căng thẳng, khẩu đội của tôi bắn liên tục, nhìm nòng pháo mầu bàng bạc, nóng dãy. Địch cũng phản pháo quyết liệt không kém, bụi tre mới hôm qua còn xanh um mà giờ xơ xác. Bên kia sông dội lên đủ loại âm thanh.Tôi vô tình nghe được cuộc đàm thoại giữa Trung đoàn trưởng Nguyễn Hạng và anh Quân ( là cán bộ tiểu đoàn) vì đường dây thông tin qua chỗ tôi mới xuống đến sở chỉ huy tiểu đoàn.
- Anh Quân, anh đang ở đâu? Lính anh ở đâu?. Vị trí của anh là ở bên kia sông, anh rõ chưa! Giọng của trung đoàn trưởng rất gay gắt, như quát và kiên quyết
- Báo cáo anh, băng xong vết thương tôi sẽ sang ngay, anh em đang rời chỉ huy sở sang sông.
Thật căng thẳng !
Trích ký sự " Bắc Hải Vân của nhà văn Xuân Thiều.
Quảng 15 giờ chúng co cụm lại ở bình độ 12. Và đây là chút hơi tàn cuối cùng trước khi chúng rút chạy và tan rã hoàn toàn. 17 giờ 30 chúng giật sập cầu An Lỗ, chiếc cầu cửa ngỗ vào thành phố Huế.
Chập choạng tối pháo địch bắn sang trận địa chúng tôi như mưa, chưa bao giờ thấy bắn dai, nhiều như thế vào trận địa chúng tôi. Huấn cũng lính 72 với tôi cũng phải thốt lên :” Chết mất thôi !”. Tôi biết cái hầm này rất sơ sài, chỉ có 3 tấc đất đắp trên nhưng lại an toàn vì nó được chắn bởi một bụi tre lớn. Nhưng nó bắn nhiều thế này cũng làm thần kinh chúng tôi mệt mỏi và lo lắng nghi ngờ, không lẽ nó phản công vào ban đêm, nhưng không thấy pháo sáng, lạ! Chưa bao giờ thấy như thế.
Pháo ngưng bắn, không giam tĩnh lặng hẳn, chúng tôi lại lần tìm nối những chỗ đứt của đường dây điện thoại, nối xong cũng không liên lạc được chắc đứt nhiều và ở nơi xa, kệ !chờ lát nữa thông tin sẽ nối lại.
Trích ký sự " Bắc Hải Vân của nhà văn Xuân Thiều.
Chấp hành lệnh của quân khu, lập tức trung đoàn 4 tổ chức truy kích địch. Mặc dù tối trời, đường xá còn bỡ ngỡ, lại qua một ngày chiến đấu căng thẳng, chiến sĩ ta quên hết mọi sự vất vả mệt nhọc, cảm thấy đây là giờ phút đẹp nhất, tự hào nhất của cuộc đời chiến sĩ: Giờ phút của người chiến thắng trên đường khép chặt vòng vây tiêu diệt quân địch đã và đang hoàn toàn tan rã.
…14 giờ ngày 25 d1/e4 đã có mặt ở Động Ấp ( bắc cửa Thuân). Như vậy tiểu đoàn 3 Quảng Trị từ hướng bắc đánh vào, tiểu đoàn 1 trung đoàn 4 từ phía tây đánh xuống,cả 2 tiểu đoàn đã hội quân ở đây, cùng nhau chốt chặt phía bắc của Thuận An không cho địch tẩu thoát theo đường biển kể từ chiều 25 tháng 3 năm 1975.
Đại đội cho người xuống yêu cầu để lại 1 người trông pháo còn tất cả về ngay. Chúng tôi dồn ghép đội hình nhận 2 khẩu DKZ_82 và cùng đại đội hành quân ngay trong đêm. Vượt sông Bồ, đơn vị đi sâu xuống đồng bằng, băng qua những xóm làng vắng lặng, thi thoảng có tiếng chó sủa, le lói ánh đèn dầu hắt ra từ những mái nhà tôn ven đường. Xa xa trên rừng vẫn nghe tiếng đầu nòng của đại bác 130 , quầng sáng phía trước là Huế. Lại luồn sâu hay vu hồi chăng (?) mà sao đi mãi, ám ảnh đồng bằng trong tôi vẫn còn đó, cũng lo lo. Nhưng sao lạ thế, nó vừa bắn, đạn văng như trấu mà sao bây giờ im lặng thế. Tôi có biết đâu trận pháo dữ dội ban tối là những loạt pháo cuối cùng của địch ở bắc Huế. Tình thế khác rồi, chưa biết tình huống phía trước, sắp tới là gì nhưng tôi cảm nhận thắng lợi đang đến gần, trời càng sáng càng nhận rõ. Đơn vị ngoặt trái qua khu dân cư ngoại ô ( Bao Vinh), nhà cửa nhiều hơn và hầu như vắng chủ, đi tiếp, xuôi theo dòng sông xanh biếc, không lẽ là sông Hương .. đây sao? Chúng tôi đã không có vinh hạnh vào Huế, mục tiêu chiếm lĩnh là cửa biển Thuận An nơi địch dồn về rất đông. Nhưng không có trận đánh nào xảy ra, dừng chân ở thôn Triều Sơn Đông, người dân dứng trên bậc cửa, hiên nhà nhìn bộ đội mừng vui, lạ lẫm và lo sợ nữa. Bất giác tôi nhớ Trực, người bạn cùng khẩu đội 12,7ly ở K15 , nhớ đến câu thơ Trực viết trong cuốn sổ nhỏ sau đêm gác ở đồi Không tên :

Thôi thế nhé Huế ơi gắng đợi
Một ngày mai anh sẽ về bên em
Nước sông Hương một dòng trong mát
Soi bóng hình Hà Nội yêu thương . . .
Mùa mưa 1974
hồi 5g 30 1/11/1974 _Phạm Thiện Trực
Mộc mạc, đơn giản nhưng là ước mơ của người lính e4 ngày ấy đã trở thành hiện thực. Ngỡ ngàng !

51 nhận xét:

  1. Cuộc sống của người lính trong chiến tranh gian luôn phải đối diện với cái chết cận kề,gian khổ nhưng vui.Có lẽ lính luôn tạo nên tình huống tìm vui trong mọi điều kiện để dễ dàng thích nghi?Gần đến ngày 30/4 đọc bài của bạn lại nhớ về ngày đó,năm đó quá!Nhớ tất cả các đồng đội của chúng ta đã nằm xuống cho ngày hôm nay.Lại buồn cho xã hội,cuộc sống ngày hôm nay,có xứng đáng cho sự hy sinh của hàng triệu người không?

    Trả lờiXóa
  2. Hình như ở miền Trung sông nước nào cũng trong, xanh?

    Trả lờiXóa
  3. Hay và sống động quá,sắp đến 30/4 rồi,lúc nào gần đến ngày này đều nhớ đến khi ở QL nuốt lấy từng tin thắng trận ở quê nhà,nhìn từng cây cờ cắm trên bản đồ mà mừng rơi nước mắt không muốn học mà chỉ chăm chăm nghe đài tiếng nói VN để no tin chiến thắng. Ai đã từng sống trong thời khắc đó mới hiểu được cái quý giá của ngày 30/4. Cám ơn anh thật nhiều....

    Trả lờiXóa
  4. Có hình ảnh sông Bồ trong hộp thơ UT đấy.

    Trả lờiXóa
  5. Đỗ Nhĩa à, cái ảnh ấy cậu chụp hôm đi Ô Lâu đúng là bến vượt năm xưa đó.

    Trả lờiXóa
  6. @KV: Những ngày này Huế đang dồn nỗ lực tôn vinh ngày 26-3, ngày giải phóng Huế, ngày mà bao chiến sỹ đã đổ tuổi trẻ, đổ xương máu để giành được. Mong rằng Huế sẽ nhớ, sẽ mãi nhớ về các anh, những người đã nằm sâu trong lòng đất, những người sau chiến tranh gác súng hồn nhiên sống nốt chặng đời đâu đó, những người trở về với đời thường cày sâu cuốc bẫm nuôi con! Mỗi lần ra Hà Nội, "tài xế" của Quế thường là các bác xe ôm đội mũ cối, mặc áo lính cũ, trên chặng đường trường nhiều bác đã kể cho Quế những ngày chiến đấu ở chiến trường Trị Thiên, như một kỷ niệm đơn giản và đương nhiên của một thời trai trẻ! Long Khê, Lại Bằng của các anh nay là các địa danh của Quế đang chiến đấu trên mặt trận góp phần xóa đói giảm nghèo đó! Vào khoảng tháng 6 đến tháng 7 âm lịch, nếu các đại ca, đại tỉ Trỗi có dịp ghé Huế, Mf sẽ dắt về làng Lại Bằng mà ăn thanh trà, nơi mà trái này ngon nhất thế giới! Cứ vào mùa này, nông dân làng này thỉnh thoảng đi ngang liệng vào nhà Quế một bao tải! (:
    @ĐN: Đại ca có biết tại sao "Hình như ở miền Trung sông nước nào cũng trong, xanh?" vì địa hình hẹp, đất đổ thẳng dốc từ núi về biển đó, cái "trong, xanh" này ngoài sự lãng mạn còn kèm theo sự đói nghèo đó đại ca!
    Quế MF

    Trả lờiXóa
  7. Quế phải nói rõ mọi người mới biết. Lần đầu nói tới Thanh trà ở vùng Thừa Thiên tôi cứ nghĩ giống như trái thanh trà Vĩnh Long, nhỏ cỡ ngón cái, ăn chơi chua chua ngọt ngọt nhưng hóa ra lại là trái bưởi. Theo tôi gọi bưởi thanh trà có lý hơn.

    Trả lờiXóa
  8. Sáng nay cũng định giải thích cho ĐN vì sao nước sông ở miền Trung lại trong, nhưng nghĩ để người ở trỏng nói thì có độ chính xác và tin cậy hơn.
    Bình thường sông Hương nước trong và hiền hòa lững lờ vậy đó, nhưng đến mùa nước, sông Hồng ở HN "dữ dằn" có khi cũng ko bằng đâu. Cuối năm 1983 ở Thành Nội tôi cũng đã được thưởng thức và "thấm" trận lụt từ sông Hương rồi...Con người Huế cũng như sông Hương vậy.

    Trả lờiXóa
  9. VinhNQ phải nói là : Lấy vợ Huế là có đủ, trong mát dịu dàng có, dữ dằn lũ nguồn có.

    Trả lờiXóa
  10. VINH TQ ui , người HUẾ của đại ca có lướt gót sen qua bờ - nốc này không dzậy ???

    Trả lờiXóa
  11. Quế ơi! Chừ vô đây huynh chỉ dám "ho nhẹ, nói khẽ" như rứa. Tối qua ở nhà cũng thấy "quán giáo" nói: Sắp đến ngày kỷ niệm giải phóng Huế rồi đó.
    ĐN ạ! "Huệ" chỉ nên để "mộng mơ" thôi. Còn sông Bồ, hồi cuối tháng 6 năm ngoái, cùng mấy bác K4 trên đường vào Đà nẵng, qua đó buổi tối định vào "rì sọt" Thanh tân nghỉ, (thấy mắc quá lại lộn ra về Huế) trên đường đi TQ Thành giới thiệu khu vực này là chiến trường quen thuộc ngày xưa của KV, nhưng trời tối quá nên không nhìn thấy sông Bồ nó ra răng.

    Trả lờiXóa
  12. @Quế MF : @ĐN: Đại ca có biết tại sao "Hình như ở miền Trung sông nước nào cũng trong, xanh?" vì địa hình hẹp, đất đổ thẳng dốc từ núi về biển đó, cái "trong, xanh" này ngoài sự lãng mạn còn kèm theo sự đói nghèo đó đại ca!
    Nếu đất đổ thẳng dốc thì phải đục chớ bộ ( vì chảy xiết nên đục ) , thế mà nó lại trong xanh mới kỳ chớ ! Cái kỳ vỹ ở Huế là vậy . Nhớ hồi năm 1983 tôi có qua Huế , mùa hè nóng quá mới hỏi anh xe đạp ôm có chỗ nào để tắm không ? Ảnh nói có và chở ra bờ sông Hương , có chỗ quây tạm như bể bơi rồi nói : Tắm tạm chỗ này mát lắm đó . Nhìn ngắm một hồi rồi không cưỡng lại được nên tôi cũng xuống bơi lội chút chút . Tuyệt thật , chưa bao giờ có cảm giác thoải mái như vậy . Sau này có ghé qua nhưng sông Hương bây giờ khác xa rồi . Trong tôi vẫn nhớ mãi một kỷ niệm về Huế như vậy đó .
    K6LS

    Trả lờiXóa
  13. " Sông Hương bây giờ khác xa rồi " vì , vì , vì ... e hèm ... " tôi cũng xuống bơi lội chút chút " . Chắc chắn dzì dzậy rùi !!!!

    Trả lờiXóa
  14. Ngày này năm 1975 tôi đang ở nước ngoài. Đi ra đi vô, nhớ nhà và tưởng tượng cảnh cha mẹ tôi, nhất là mẹ tôi (đúng hơn phải viết là mạ tôi vì chị em tôi gọi mạ theo đúng kiểu Huế) đứng ngồi không yên như hồi Mậu Thân. Cha tôi luôn là một ủy viên Ban đồng hương Thừa thiên -Huế và hình như là ủy viên duy nhất mà không "nhà cao cửa rộng" nên những ngày này các cô các chú đồng hương, đặc biệt là những người ở xa Hà nội đổ về chật nhà, mong ngóng tin tức, khóc cười. Em gái tôi viết thư: " cả tuần này mạ không ngủ được chị ơi, cứ đi ra đi vô như người tâm thần vậy. Còn nhà mình thì người ra người vô suốt ngày, không lúc nào ngơi". Qua ủy ban thống nhất, chỉ sau vài tuần giải phóng Huế gia đình tôi biết tin về người thân trong Nam. Mẹ tôi lên tận Ban Thống nhất xin được giấy phép về Nam trước ngày 30/4, bà bán cái xe
    đạp Thống nhất nữ, được ít tiền, khăn gói theo đủ lọai phương tiện để về quê bằng được ngay sau ngày giải phóng. Bởi vì về phía mẹ tôi chỉ có mình bà và một ông cậu của bà là đi tập kết. Nhiều năm đã trôi qua nhưng ngày này không bao giờ "trôi qua" trong gia đình tôi và có lẽ cũng không bao giờ "trôi qua" một cách vô tình trong gia đình những người Huế tập kết.

    Trả lờiXóa
  15. lính K13 phải trụ lại trên những cành cây ... Thật không thể tưởng tượng nổi , chì đến thế là cùng . Không biết bây giờ họ thế nào , các anh lính K13 năm xưa ấy .

    Trả lờiXóa
  16. Mùa mưa 1973 nước sông Bồ dâng cao, lính không ngoi lên bám các cành cây thì sống sao nổi. Rút lên núi thì mât đât, lúc nay hiệp định Pari còn được chấp hành, địch chỉ đến dụ chiêu hồi và hù dọa thôi, non gan thì nó lấn.
    Lính sau chiến tranh lại về với đời thường thôi, nhưng phần đông là nghèo khó.

    Trả lờiXóa
  17. Hôm kia là 23/3, ngày anh TM lên đường "giải phóng miền Nam". Vậy mà mãi tận mấy tháng sau gặp chị Ba của TM nghe chị nói "nó đang ở trên La Ngà". Hé hé, người miền Nam đi trước về sau. Bọ đây mãi tận 24/4 mới lên đường mà lại vào trước!

    Trả lờiXóa
  18. @DN:Dạ đúng là bưởi, nhưng nếu ra chợ anh hỏi: bưởi này bi nhiu? Các "mệ" sẽ nói: thanh trà đó, ko phải bưởi mô con!
    @K6LS: Đại ca tắm bến nào? Để khi mô muội xúi bên du lịch họ tới cắm cái biển "NƠI ĐÂY TỪNG..." (:

    Trả lờiXóa
  19. Kỷ niệm 35 năm ngày HUẾ giải phóng ,chúc mừng MAFIA và EGK9 , xin chúc mừng CCB KHẮC VIỆT và chàng rể HUẾ VINH TQ . Chúc mừng luôn cả Ráo em ( vì hôm nay sinh nhật nó ) .

    Trả lờiXóa
  20. Chúc mừng sinh nhật ráo em nhé !
    Nhân tiện chúc mừng các cựu đoàn viên TN

    Trả lờiXóa
  21. Cám ơn Ráo, chiều qua đi dạy về, thấy Huế tội nghiệp hết sức vì các xe hoa chuẩn bị ăn mừng 26-3 lội cơn mưa rét đột ngột về ướt lói ngói như những cánh cò tháng chạp, bọn trẻ mặc các kiểu áo quần lễ hội chuẩn bị diễn tại các tụ điểm ngoài trời đứng dựa nhau run rẩy trong gió mưa! Sáng nay nhìn ra thấy vẫn một bầu trời lạnh và mưa đầm đìa như thế! Nhiều hội trại của các trường phải bãi bỏ! Mọi năm ngày ni Huế tưng bừng lắm, vì không khí 2 trong 1 của ngày 26-3 nơi thành phố học đường mà!

    Trả lờiXóa
  22. Quế MF : Vừa xem xong tường thuật trực tiếp lễ kỷ niệm 35 năm ngày giải phóng Thưa Thiên Huế. Hơi buồn vì trời mưa và buồn nữa là lá cờ xanh đỏ nhỏ, rách thủng bời chiến trận của tiểu đoàn 8 Quảng trị tung bay trên kỳ đài Ngọ Môn từ 10g30 ngày 25/3/1975 người ta lại quên đi.

    Trả lờiXóa
  23. Có một lần tôi nói với bố vợ thế này:"Kiếp sau ba đừng lấy vợ Bắc,nhất là người Hà nội".Chả là 2 ôg bà đang giận nhau vì một lí do nào đó.Ôg bố vợ gật gù có vẻ thích thú thì mình lại nói tiếp:"Còn con kiếp sau cũng cạch lấy vợ gốc Huế"(Bố vợ quê Huế,dân trung đoàn Hải ngoại.Tập kết ra Bắc kiếm thêm đc bà nữa dân Hàng Đào).Thế là li rượu của ôg cụ hết nâng lên lại đặt xuống...Ha ha !Thế là sáng hôm sau thấy ôg cụ đi tập thể dục mua đồ ăn sáng về mời bà ăn.

    Trả lờiXóa
  24. Cũng vừa xem xong tường thuật trực tiếp lễ kỷ niệm 35 năm ngày giải phóng Thừa Thiên Huế, mới đi làm.
    Đúng là đất khu "eo", "khộ chi mà khộ rứa?" Kỷ niệm ngày giải phóng, bà con đi dự, đứng dưới trời mưa tầm tã.

    Trả lờiXóa
  25. Mấy bác đồng hương các kiểu của tui ơi, mưa là đặc sản của Huế mừ! Không có "mưa chi lạ" thì không có "nỗi niềm chi rứa",không có thơ, mà không có thơ thì không phải là Huế! Mấy năm trước tui có dẫn ông giáo sư chỗ tui thăm Huế.Ông ấy giới thiệu Bỉ là một nước mưa nhiều, mỗi năm có đến gần 300 ngày có mưa. Con em tui nó nói: Huế mưa ít lắm, mỗi tháng có hai lần, mỗi lần 15 ngày thôi...
    Nhân KV nói về lá cờ nửa đỏ nửa xanh xin khoe một chút. Tôi vẫn còn giữ một cái huy hiệu của MTDTGPMN, cai huy hiệu lá cờ nửa đỏ nửa xanh.
    @Quế Ráo: chúc mừng sinh nhật Ráo em

    Trả lờiXóa
  26. @Quế Lâm : Hồi đó tới giờ cũng lâu rồi nhưng miềng nhớ là từ phía nhà ga đi qua cầu Tràng Tiền , quẹo trái khoảng vài trăm mét là tới ... bể bơi . Người ta không quây cái gì hết mà chỉ đóng vài cây nứa thả xuống sông coi như phân chia ranh giới vậy . Đọc xong đừng kêu gọi cắm biển báo chi nhiều vì biết đâu có người thù dai họ xé vé phạt là miềng ... sạt nghiệp đó .
    K6LS
    K6LS

    Trả lờiXóa
  27. CÁM ƠN các anh chị nhìu nhìu !
    Ráo em

    Trả lờiXóa
  28. @KV: Giả vờ quên đi hình như là chiêu của những người khôn ngoan. Trong ngày lễ này không phải tất cả những chiến sỹ có hy sinh lớn trong sự nghiệp giải phóng đều được mời và nhớ đến!
    @AK7: Huế nhân dịp này tổ chức lễ gặp gỡ kết nghĩa 3 miền HN-H-SG đóo, đại ca đừng có mà gây "mất đoàn kết" nha (:
    @Vinh NQ: Hum ni tạnh mưa, các cháu đi cắm trại "bù" rùi!
    @K6LS: hic, gần nhà MF đóo! Hồi nhỏ MF cũng hay xuống đó bơi (: , Nay chỗ đó thành bến thuyền du lịch rùi, đại ca yên tâm đi, quanh khu vực ni có Bến Ngự, thêm một "bến K...ngự" nữa cũng hem sao cả!

    Trả lờiXóa
  29. Chời ơi ! Vậy là họ làm tiêu mất cái bể bơi thiên nhiên đó rồi . Hu hu .
    K6LS

    Trả lờiXóa
  30. MAFIA ui . Lúc nhỏ thì đang quậy tưng xứ QUẾ . Vậy cái lúc quậy sông HƯƠNG đóo MF nhỏ cỡ nào ???. Hix .

    Trả lờiXóa
  31. Chắc lúc đó MF mới " từ sông ra biển lớn " ý nói mới rời tắm chậu để ra sông mà . Phải không ta ? Vì bây giờ sông hồ ô nhiễm hết còn đâu .
    K6LS

    Trả lờiXóa
  32. Đọc "comments" của mọi người mà thấy cảm xúc khó tả. Thương Huế.

    Trả lờiXóa
  33. @QuếLâm: Lớn hơn hồi làm Quế mà nhỏ hơn chừ! hehe
    @K6LS: Trổ nghề bơi từ bể bơi bên Quế (hồi nẳm từng giải nhất bơi nữ thiếu niên đóo!)MF bơi qua bơi về (có nghỉ vì giữa sông cạn) sông Hương rùi đó đại ca nha!
    @VinhNQ: Chớ ko phải đại ca "thương Huế" mấy chục năm ni rùi à?

    Trả lờiXóa
  34. Trỗi nên thành lập các chi hội nhỏ :
    - Nhóm làm rể Huế.
    - Nhốm làm rể miền Tây
    Tiện cho việc nói xấu vợ và thông cảm cho nhau hơn.

    Trả lờiXóa
  35. @KV : Nếu vậy thì mỗi nhóm có đến 1 tiểu đoàn mất . Nên chia nhỏ nữa ra : Nhóm có vợ ( chồng ) có bạn là người Huế , nhóm có rể ( dâu ) là người Huế , nhóm nặng tình với Huế ... Ai nhớ thì liệt kê ra hết nha .
    @MF : Bên Quế Lâm đã đoạt giải bơi lội thì quá chuẩn rồi còn gì . Cứ tưởng bắt nạt được ai dè ... , cho miềng xin lỗi nghe . Sau này lỡ có tai nạn gì về nước kêu cứu liệu có ra tay không ta .
    K6LS
    K6LS

    Trả lờiXóa
  36. to Vinhnq: Đọc "comments" của mọi người mà thấy cảm xúc khó tả. Thương Huế...cụ thể là thương cái chi?
    Nói đến Huế..răng nhiều comment rứa...tình cảm thì chan chứa dạt dào...Huế đẹp Huế thương..rứa còn 1 em gái Huế K9 mô rồi?..răng mà không anh mô nhắc tới rứa?

    Tám tàng

    Trả lờiXóa
  37. @ Tám tàng:
    Nói đến Huế là Huế mộng Huế mơ. Chừ nói cụ thể đến "âm ty, củ tỷ" thì còn mộng mơ cái gì...hỉ!

    Trả lờiXóa
  38. @K6LS: Hi, "bơi lội chút chút" mà đại ca tín ăn hiếp "cựu vô địch" seo? Lần sau tới Huế đại ca đừng thử "chút chút" nữa nha, Thu Bồn đã dọa rùi: "sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu" đó; đại ca mà có chuyện chi muội ko chạy tới kịp mô, vì muội luôn bị điểm kém môn chạy điền kinh!MF

    Trả lờiXóa
  39. @MF : Đang tính chuyện liều với sông nước một phen lại biết MF không phải dân điền kinh nên ... chùn hẳn . Thôi ! Nếu không may chết đuối mà được chọn thì tui chọn nơi cuối cùng là ... chén nước trà cho nó ... nông và kêu cứu cho nó dễ vậy .
    K6LS

    Trả lờiXóa
  40. K6LS . ngày đó huynh ở đâu sao không kể ???

    Trả lờiXóa
  41. @Quế Lâm : " K6LS . ngày đó huynh ở đâu sao không kể ??? " . Quả thật không hiểu Quế Lâm muốn nói ngày đó là ngày nào ? Thôi cứ cho ngày đó là ngày ... Quế Lâm đoạt giải bơi lội đi nha . Lúc đó tôi đang là chú bộ đội còn Quế Lâm đang làm ... nũng mẹ .
    K6LS

    Trả lờiXóa
  42. @K6LS: Hổng phải Quế MF hỏi đâu, mà chắc là Quế í hỏi ngày chiến thắng xảy ra đó! Còn khi MF đoạt giải bơi đang ở Quế, mẹ thì đang ở chiến trường, lấy đâu ra mẹ mà làm nũng?

    Trả lờiXóa
  43. @Khắc Việt: " buồn nữa là lá cờ xanh đỏ nhỏ, rách thủng bời chiến trận của tiểu đoàn 8 Quảng trị tung bay trên kỳ đài Ngọ Môn từ 10g30 ngày 25/3/1975 người ta lại quên đi."
    Hề hề, không phải lính bọ cắm thì bọ phải "quên đi" chớ! Có vậy bọ mới kỷ niệm ngày chiến thắng là ngày 26/3/1975!

    Trả lờiXóa
  44. @Quế Lâm : Ai da ! Ngày đó miềng ở Đại đội 5 thuộc tiểu đoàn 11 ( anh hùng ) trung đoàn 205 BTL TTLL . Chuyên nhận và phát các bản tin tối mật của BCH chiến trường từ trước khi đánh BMT đến giải phóng MN . Suốt ngày ngồi trong hầm nên không có chuyện gì để kể . Hix .
    K6LS

    Trả lờiXóa
  45. 9 xác là K6Ls từ hồi đó đến giờ ko biết bơi,lặn và cũng ko biết chạy...Nên khi vỡ trận phải vượt sông là hắn thà ở lại cầm chân địch cho đồng đội đi trước.Hắn nghĩ đằng nào miềng cũng chết,thà chết vinh còn hơn chết đuối.Ha ha ha!

    Trả lờiXóa
  46. Vũ Anh đã khỏi bệnh chưa zdậy ? Dạo này cười giòn ghê nên chắc khá nhiều . Miềng cũng biết lội chút nhưng so với lính thủy thì thua rồi . Gặp sóng to một chút là văng lên bờ kiền à .
    K6LS

    Trả lờiXóa
  47. K6KS ngày nào cũng bơi vượt mấy lít hồ Mẫu Sơn hè

    Trả lờiXóa
  48. Khắc Việt xạo quá nha . Có vai ly đã muốn chìm rồi làm sao vượt được mấy lít . Các cụ nói : Khỏe dùng sức , yếu dùng mưu . Trong kháng chiến thì " có gì dùng nấy , ai có súng dùng súng , ai có gươm dùng gươm " , miềng không có gì thì chụp đại cái ly thôi . He he .
    K6LS

    Trả lờiXóa
  49. Ly của K6LS mà giáng xuống đầu thì bể sọ , quơ trúng người là gãy xương , vì toàn loại 1 lít trở lên không à .

    Trả lờiXóa
  50. Những người bị bể sọ và gãy xương toàn là HS mầm non không hà .
    K6LS

    Trả lờiXóa
  51. @VinhQN:"Đúng là đất khu "eo", "khộ chi mà khộ rứa?"
    "... Mưa tê tái, mưa lạnh lùng... Tình yêu của Huế thật sự không cần cầu viện đến nắng vàng, trời trong, mây xanh..." ("Nhớ Huế", nhà văn Nguyễn Mộng Giác viết 1995 ở nước ngoài)

    Trả lờiXóa