Bài ca Trường Nguyễn Văn Trỗi

Nhạc và lời: Hồng Tuyến

Thứ Năm, 25 tháng 3, 2010

NGÀY ĐẦU GIẢI PHÓNG

Thực sự 10g30 ngày 25/3/1975 lá cờ trận của tiểu đoàn 8 Quảng Trị đã tung bay trên đỉnh kỳ đài Ngọ Môn rồi.
Sáng hôm sau 26/3 đại đội cử tôi dẫn vài anh em quay trở lại Phong Sơn gom những pháo và đưa người chúng tôi bỏ lại đêm 24/3 để truy kích địch trở về đơn vị.
Đi gần tới Lại Bằng nghe có tiếng súng AK và thỉnh thoảng có tiếng nổ đì đòm, cứ nghĩ tàn quân địch. Rồi bỗng nghe tiêng nổ rầm ngay đầu đội hình, cả đoàn đừng lại nhìn đám khói trước mặt. Phía trên có tiếng í ới, thấy hai cáng đi ngược chiều nhận ra anh em c14 cối 120. Hỏi ra mới biết tốp quay lại của c14 vấp mìn, anh Tuyên chính trị viên hy sinh và một bị thương nặng, ngày đầu tiên của hòa bình là thế, vẫn có những đồng đội ngã xuống.
Gom pháo xong, chúng tôi quay về hậu cứ cũ của đại đội mình nghỉ đêm thì gặp một nhóm các sĩ quan của quân khu đang ở trong hậu cứ. Ngồi uống nước trà và ngóng chuyện các SQ bàn luận, tôi mới biết họ là những người trong bộ chỉ huy hậu cần cánh Bắc của mặt trận Tri Thiên mới di chuyển về đây. Tôi không biết cụ thể là những ai và giữ cương vị gì vì trong chiến trường chẳng có ai đeo quân hàm. Khi trò chuyện bên bàn trà giữa sân, thấy các sĩ quan đều xúm quanh một người lính già và hỏi ông rất nhiều chuyện về diễn biến chiến dịch vừa rồi. Tôi vẫn nhớ ông nói :” Trị Thiên trong đợt 2 rất thuận lợi nhờ khí thế Buôn Mê Thuột, xong chiến dịch mà quân tướng còn khỏe lắm, đủ sức giải quyết Đà Nẵng. Riêng có thằng 324 và e4 là tổn thất nặng. Ngồi nghe mới biết sơ qua diễn biến chung toàn mặt trận, mới biết trong đợt 1 f324 đánh phía Nam Huế và trung đoàn tôi đánh Bắc Huế được trên nhìn nhận như thế.
Tôi ngồi nhìn người lính già đang nói chuyện mà cứ ngờ ngợ, chợt nhớ cái hình ảnh thường thấy trong cái khu tập thể 1A Hoàng Văn Thụ chúng tôi. Những chiếc xe Commăngca cài lá ngụy trang, nhiều cái có cả giàn mướp phía trước luôn xuất hiện ở khu nhà chúng tôi. Rất nhiều bậc cha chú như Hai Nghiêm, Kim Tuấn hàng xóm nhà tôi đã vào chiến trường trên những chiếc xe như thế.
Gặp vị chỉ huy hậu cần cánh bắc Huế này tôi thấy quen mà nhớ không ra ông tên gì. Khi nhận ra ông có người con tên Tuấn Linh lớn hơn tôi vài ba tuổi cũng đang ở trong quân đội thì cũng là lúc phải lên đường về lại Triều Sơn Đông. Rồi sau này ông lại về làm Tham Mưu phó TCHC, tôi nhận ra “người quen” cũ nhưng điều kiện công tác chả có lúc nào được gần ông để hỏi chuyện xưa. Hôm nay đã 35 năm tôi viết những dòng này và xin hỏi bác Tuấn Linh :” Có phải cụ nhà mình tên Yên không ạ ?“
Vì rất có thể tôi nhầm với một ai đó.

12 nhận xét:

  1. DUNG ZAY.ANH TUAN LINH NHA DAU X5.GAN NHA MINH TUAN.

    Trả lờiXóa
  2. KV nói bác TLk3 phải khg?
    Lúc này bên đàn anh k3 đứng hoài, bận bịu gì khg biết.
    ĐN.

    Trả lờiXóa
  3. KV ơi, Anh TLinh trước ở X5 cùng HVThụ đấy. Nay anh ấy ở SG rồi. Hình như vợ của TLinh là em gái của Thái Phúc thì phải.Hiện nhà ở HN là ở phố PĐPhùng, nhưng chỉ còn em gái ở thôi
    NKThái đây

    Trả lờiXóa
  4. @KV: Em không nhầm đâu,đúng mà.
    Có một chi tiết KV không kể ra ở đây: em đã sụp mũ xuống che mặt không muốn bố anh nhận ra vì em sợ ông cụ lại đưa em quay trở lại ra Bắc.Lúc đó chiến tranh sắp kết thúc rồi.
    Cách đây nhiều năm có một quán bia Pháp ở góc đường Thăng long-Cộng Hòa,từ sáng quán đã buộc một con dê ở ngoài, kêu be be dụ khách cả ngày, đến tối thì thịt!anh với anh Chí Nhân K3 hay nhậu ở đó,một lần bất ngờ gặp KV mới biết em là chủ đầu tư và được nghe câu chuyện em kể. Bây giờ anh CN vẫn còn cảm động nhắc lại hoài cảm nhận ấy của KV.
    Đọc bài của em hay của MF về ký ức chiến trường xưa Trị Thiên Huế của KV, làm anh xúc động thấy trong đó biết bao nhiêu tình cảm giống như bố anh.Ông cụ lúc còn sống vẫn mong có một lần trở lại thăm..nhưng còn không kịp nữa..
    @ 'NKThái đây':'Chị Hai' nhà anh là em gái Lâm Đức phong K5.
    - Sorry,Who are you?
    @ VD : Có phải Minh Tuấn là con bác Đức?

    Trả lờiXóa
  5. Chi tiết sụp mũ thú vị anh TL hè, hiểu thêm người lính và thằng bạn.
    ĐN.

    Trả lờiXóa
  6. @ Anh Tuấn Linh :
    - Comment đầu tiên là của Minh Nghĩa con bác Tạo, x4, hịện đang ở Ba Lan đấy.
    - Chuyện sụp mũ thì không có đâu, hồi ấy em rất rụt dè và không muốn anh em trong đơn vị hiểu sai là mình hay lân la làm thân với các thủ trưởng. Một chuyện nữa trước ngày em đi B, bác Giai bên X7, bố vợ của anh Trần Thế Việt K2 có sang nhà nói với mẹ em : " Anh nhà đang ở chiến trường nên giữ cháu lại. Chị đồng ý tôi sẽ làm ". Nhưng mẹ em bảo để tùy cháu nhưng bà chỉ nói với em khi em đã trở về. Bác Giai có chị Minh Phương vừa tốt nghiệp trường múa là đi B ngày, hình như là lứa cùng ca sĩ Tô Lan Phương, chị ấy đi một mạch cho đến 1975 mới về.

    Trả lờiXóa
  7. @KV: Trích đoạn hồi ký của PH muội: "Điểm khởi đầu mà cũng là điểm mấu chốt của công cuộc giải phóng là tiêu diệt địch và giải phóng hoàn toàn Ban Mê Thuột, chiến công này làm cho toàn bộ quân địch ở miền Nam, nhất là các tỉnh miền Trung Trung Bộ rung chuyển vì chúng mất thế dựa ở sau lưng.
    Những ngày hai mươi của tháng ba lịch sử này, tôi đang trực khu ủy, phụ trách theo dõi mặt trận cánh Bắc TTH, để dễ dàng theo dõi tình hình và tiếp cận trận chiến, chúng tôi dời vị trí khu ủy từ Dốc Cao Bồi về Hòa Mỹ. Khi tôi về tới Hòa Mỹ, chúng tôi mới có điện thoại để liên lạc với các đơn vị. Bộ đội ta đã cắt đường rút của địch từ TTH vào Đà Nẵng, lực lượng lúc đó gồm quân chủ lực Quân đoàn 2 phối hợp với bộ đội quân khu Trị Thiên. Tôi với anh Phùng Vạn (khu ủy viên trực tiếp bí thư tỉnh ủy THH) trao đổi về tình hình, chúng tôi sốt ruột về hoạt động của lực lượng quân khu ở phía Nam, anh Phùng Vạn điện thoại cho anh Lê Tự Đồng (tư lệnh QKTT) giục lực lượng địa phương phải tranh thủ tiến công ở phía Nam, hợp đồng tác chiến với cánh phía Bắc, anh Đồng cáu anh Vạn, anh Vạn trao điện thoại lại cho tôi, tôi nói rằng: Chia cắt rồi, nhưng cần phải tích cực vây ép lực lượng địch tại thành phố nữa, anh Đồng cũng không vui với tôi.
    Về phía Quảng Trị, bị các lực lượng du kích, bộ đội địa phương của huyện, tỉnh đánh liên tục quân địch chạy vào Huế. Đến Huế chúng hết đường chạy vào Nam nên đã cùng quân ở Mang Cá tháo chạy về phía biển. Bộ đội tỉnh Quảng Trị (tiểu đoàn 8) tiếp tục anh dũng truy kích địch vào thẳng kinh thành Huế, đã cắm lá cờ đầu tiên lên đỉnh Phu Văn Lâu tuyên bố chiến thắng vào trưa ngày 25/3. Cuối cùng thì kết hợp các lực lượng phía Bắc đánh vào, chia cắt phía Nam và vây ép quân địch tại thành phố Huế đã buộc quân địch phải tháo chạy về phía biển Đông. Sáng ngày 26/3 trung đoàn 6 của quân khu từ phía Nam ra đã treo cờ giải phóng lên kỳ đài thành Huế.
    Sau 26/3 vài ngày, tôi về tới Thuận An thấy được tàn tích cảnh hỗn độn đạp nhau chạy tháo thân của quân địch, người đạp lên người, quân phục, áp giáp, súng ống, xe cộ ngổn ngang cả một vùng cửa biển. Có thể thấu được tâm trạng hoảng loạn từ những chiếc xe JEP lao dài vài trăm mét ra phía biển nước để giành giật những bước chân lên tàu".

    Trả lờiXóa
  8. Cụ Lê Tự Đồng, hình như cũng là một phụ huynh Trỗi K4 & K8.

    Trả lờiXóa
  9. Thế ra PH của MF cũng xuống chỉ huy cánh Bắc Huế à, cụ tên gì nhỉ ? Hồi đó chư Dương Bá Nuôi trược tiếp chỉ huy trung đoàn 4 về quân sự.

    Trả lờiXóa
  10. @KV: PH muội ko phải bên quân đội, vào thời điểm í cụ là KUV khu ủy Trị Thiên, phụ trách trực khu ủy và theo dõi tình hình chung của mặt trận Quảng Trị và Bắc Huế.

    Trả lờiXóa
  11. GỬi MF và các bạn:Ông LÊ TỰ ĐỒNG là PH của anh L.T.Thành K4,Kim Hoa ,vợ của TRỖI K3,còn em trai học K6 hay sao ấy,năm 1974 Ông ra HN nhận kế hoạch XUÂN 1975,tôi có đi cùng xe về H Phòng,sau này năm 2000 tôi có ra dự HNKH ở Huế thì cụ đã yếu lắm rồi.../TBK4

    Trả lờiXóa
  12. @TBK4: MF chỉ bít bác Đồng chứ ko bít các anh chị nhà bác í. Sau này bác đã ra Hà Nội ở với con cháu. Ở Huế MF chỉ thân nhất 1 Trỗi (mới phát hiện ra anh í là Trỗi khi các đại ca, đại tỉ đến túm MF) là anh Chí "hâu", là con một bác Đồng khác (Trần Đồng, bí thư Đảng Ủy KV Vĩnh Linh). Còn bác Phùng Vạn là PH của anh Phùng Phu, hsmn (Công ty di tích Huế).
    Quế MF

    Trả lờiXóa