Thấy “pác” Tư SG hay dùng ngôn ngữ của nhà Phật, kêu gọi mọi người hãy: Từ, bi, hỉ, xả. “Mỗ” đây! đọc trên “Dân trí điện tử” thấy có bài Phật dạy về tình yêu và trong đó có đoạn “Bốn yếu tố của tình yêu: Từ bi hỉ xả” trích về để anh em tham khảo và nghe “pác” Tư SG phân tích giùm.
“….Phật dạy về tình yêu rất sâu sắc. Tình yêu phải hội tụ đủ bốn yếu tố: từ, bi, hỉ, xả.
“Từ” là khả năng hiến tặng hạnh phúc cho người mình yêu. Yêu thương không phải là vấn đề hưởng thụ, yêu thương là hiến tặng. Tình thương mà không đem đến hạnh phúc cho người yêu không phải là tình thương đích thực. Yêu mà làm khổ nhau không phải tình yêu. Có những người yêu nhau, ngày nào cũng khổ, đó là tình yêu hệ luỵ, chỉ mang tới sự khổ đau. Yêu thương ai đó thực sự, nghĩa là làm cho người ta hạnh phúc, mỗi ngày.
“Bi” là khả năng người ta lấy cái khổ ra khỏi mình. Mình đã khổ, người ta làm cho thêm khổ, đó không thể là tình yêu đích thực. Còn gì cho nhau nếu chỉ có khổ đau tuyệt vọng. Người yêu mình phải là người biết sẻ chia, biết xoa dịu, làm vơi bớt nỗi khổ của mình trong cuộc đời.
Như vậy, “từ bi” theo Phật dạy là khả năng đem lại hạnh phúc cho nhau. Yêu thương ai là phải làm cho người ta bớt khổ. Nếu không, chỉ là đam mê, say đắm nhất thời, không phải là tình yêu thương đích thực. “Từ bi” trong tình yêu không phải tự dưng mà có. Phải học, phải “tu tập”. Cần nhiều thời gian, để quan sát, để lắng nghe, để thấu hiểu những nỗi khổ niềm đau của người yêu, để giúp người ta vượt qua, tháo gỡ, bớt khổ đau, thêm hạnh phúc.
“Hỉ” là niềm vui, tình yêu chân thật phải làm cho cả hai đều vui. Dấu ấn của tình yêu đích thực là niềm vui. Càng yêu, càng vui, niềm vui lớn, cả gia đình cùng hạnh phúc. Cuộc nhân duyên như thế là thành công.
“Xả” là không phân biệt, kì thị trong tình yêu. Mình yêu ai, hạnh phúc của người ta là của mình, khó khăn của người ta là của mình, khổ đau của người ta là của mình. Không thể nói đây là vấn đề của em/ anh, em/ anh ráng chịu. Khi yêu, hai người không phải là hai thực thể riêng biệt nữa, hạnh phúc khổ đau không còn là vấn đề cá nhân. Tất cả những gì mình phải làm coi đó là vấn đề của hai người, chuyển hoá nỗi khổ đau, làm lớn thêm hạnh phúc.
Này người trẻ, bạn nghĩ về tình yêu của mình đi, có “từ bi hỉ xả không”?Bạn hãy can đảm tự hỏi mình rằng “Người yêu ta có hiểu niềm vui nỗi khổ của ta không? Có quan tâm đến an vui hàng ngày của ta không? Người ấy có nâng đỡ ta trên con đường sự nghiệp không?...” Và tự hỏi lại mình, liệu bạn có đang thành thực với tình yêu của mình?! Liệu tình yêu của bạn đã đủ “từ bi hỉ xả”?!....”
(Theo Dantri)
Nhờ qua nhận xét của bài viết:
Trả lờiXóaMới nhận alu của anh GM: Đoàn xuyên Việt đã tới S.G đang ở k.s đường Hoàng Việt. Các thành viên trong đoàn rất "khát khao" chờ buổi giao lưu tại Jodee hôm nay với anh em Trỗi S.G. Nhờ chuyển tới các bạn Ak7,Tư SG,Gtl... và các bạn blog UT ráng sắp xếp thời gian đến giao lưu.
Có phải tương tự như máy bốn thì:NẠP-NÉN-NỔ-XẢ ko hả Vnq?
Trả lờiXóa@AK7: Đấy là ý kiến hay!
Trả lờiXóaLọai máy 2 thì: hút+nén, nổ+xả, góp chung sự nghiệp.
Trả lờiXóaPhật học có 4 chân lý, xin vắn tắt bằng 1 dòng như sau:
Trả lờiXóa1/ Duhkhasatya (Khổ): Xã hội loài người chịu cái nạn tất yếu là duhkha (dịch không đầy đủ có nghĩa là "khổ").
2/ Samudayasatya (Tập): Nguyên nhân dẫn đến dukkha là sự ham muốn cá nhân vượt quá cái mình có và có thể có - làm nảy sinh "bi quan, tiêu cực" (tham lam).
3/ Duhkanirodhasatya (Diệt): Nếu diệt trừ được tham lam thì "xóa sổ" cái duhkha.
4/ Margasatya (Đạo): Để diệt nó thì phải theo Bát chính đạo, bao gồm Chính kiến, Chính tư duy, Chính ngữ, Chính nghiệp, Chính mệnh, Chính tinh tiến, Chính niệm, Chính định ; hay nói nôm na là chuyên cần học tập và rèn luyện, tu dưỡng bản thân theo đúng đường lối, chính sách của Phật (Bụt).
Như vậy Từ, Bi, Hỷ, Xả là 1 hoạt động hữu ých trong quá trình tu dưỡng, rèn luyện bản thân.
Tuy nhiên, Phật không đòi hỏi chúng sinh phải làm kiểm điểm và tự kiểm điểm cuối năm.
Mô phật.
HCQuang
- @Vnq: Bốn tiêu chí "yêu" của Phật giáo thánh thiện, lý tưởng hóa quá nên chắc chỉ phù hợp với lối yêu của nhà Phật mà thôi. Yêu kiểu này thực chất là "rèn luyện-phấn đấu-tu dưỡng" trong tình yêu. Yêu nhau mà đạt chính quả như vầy thì thành Phật cũng đáng!
Trả lờiXóa- Chị em chớ nhẹ dạ mà nghe Vinh TQ xúi dại bằng "bài yêu" trên.Lúc ấy không phải chuyện "2thì", "bốn thì" nữa mà chắc chắn sẽ là... LỠ THÌ?
TM
@TM:"Nói nhỏ với pác" Chị em có luyện được bài "yêu" trên thì anh em mới được nhờ chớ!
Trả lờiXóa