Bài ca Trường Nguyễn Văn Trỗi

Nhạc và lời: Hồng Tuyến

Thứ Năm, 19 tháng 11, 2009

Lịch sử ngày hiến chương nhà giáo 20/11

Ngày 20/11 hàng năm, từ lâu đã trở thành ngày lễ “tôn sư trọng đạo”, tôn vinh những người thầy, người cô đã và đang đứng trên bục giảng, truyền đạt tri thức và đạo làm người cho bao lớp học trò nối tiếp nhau.
Lịch sử của ngày 20/11 được bắt đầu từ một Tổ chức quốc tế các nhà giáo tiến bộ thành lập ở Paris, Pháp vào tháng 7/1946 lấy tên là F.I.S.E (Fédertion International Syndicale des Enseignants - Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục). Nǎm 1949 tại hội nghị Vacsxava, Ba Lan, tổ chức FISE đã xây dựng một bản "Hiến chương các nhà giáo" gồm 15 chương với nội dung chủ yếu là đấu tranh chống nền giáo dục tư sản, phong kiến, xây dựng nền giáo dục tiến bộ" bảo vệ những quyền lợi vật chất và tinh thần chính đáng của nghề dạy học và nhà giáo, đề cao trách nhiệm và vị trí của nghề dạy học và nhà giáo.
Mùa xuân năm 1953, Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục Nguyễn Khánh Toàn làm trưởng đoàn đã tham dự Hội nghị quan trọng kết nạp Công đoàn Giáo dục của một số nước vào tổ chức FISE tại Viên (Thủ đô nước Áo), trong đó có Công đoàn Giáo dục Việt Nam. Như vậy, chỉ một thời gian ngắn sau khi thành lập (22/7/1951), Công đoàn giáo dục Việt Nam được kết nạp là một thành viên của FISE.
Từ 26 đến 30/8/1957 tại thủ đô Vacxava, có 57 nước tham dự hội nghị FISE. Trong đó có Công đoàn giáo dục Việt Nam. Đoàn Việt Nam đã quyết định lấy ngày 20/11/1958 làm ngày "Quốc tế hiến chương các nhà giáo". Ngày này, lần đầu tiên được tổ chức trên toàn miền Bắc nước ta vào năm 1958. Những nǎm sau đó, ngày này cũng được tổ chức tại các vùng giải phóng ở miền Nam.
Ngày 20/11 hàng năm đã trở thành dịp đặc biệt để những học trò thể hiện tình cảm với những người đã luôn tận tình truyền đạt kiến thức, dìu dắt mình lớn lên. Đó là thời gian để suy ngẫm, để nhớ về những kỉ niệm với thầy cô đáng kính, là những hình ảnh thân thương, không thể nào quên và sẽ theo mãi chúng ta trên bước đường đời.
Sưu tầm
Bài ca người giáo viên nhân dân
Nhạc và lời: Hoàng Vân
Trình bày: Mỹ Bình

Nhân 20/11, mời các bác tham khảo bài của Vương Trí Nhàn (Click vào giữa bài cho dễ đọc)

6 nhận xét:

  1. Các cao nhân chỉ giáo dùm! Tới giờ tôi vẫn không phân biệt được:
    -"Ngày QT hiến chương các nhà giáo "
    - "Ngày nhà giáo VN"
    - " Ngày QT hiến cam các nhà giáo ".

    TM

    Trả lờiXóa
  2. 20-11 là ngày "Quốc tế Hiến chương các Nhà giáo". Bây chừ nước ta độc lập rồi nên không chơi chung nữa mới sanh ra "ngày Nhà giáo Việt nam" 20-11.
    HCQuang

    Trả lờiXóa
  3. không phải vì độc lập rùi nên không chơi chung nữa mà do quan điểm mỗi nước mỗi khác , có nhiều nước cho rằng dạy học cũng chỉ là 1 nghề như tất cả các nghề khác nên không cần phải có ngày riêng ( trước khi có ngày 20/11 nghề giáo không được coi trọng như các nghề khác , thậm chí còn bị coi như kẻ ăn , người ở trong nhà ). Nên ngày QT Hiến chương các nhà giáo coi như đã hoàn thành sứ mạng , mỗi quốc gia sẽ tuỳ nghi tổ chức , riêng VN với truyền thống tôn sư trọng đạo nên vẫn giữ nguyên ngày này ( trước Giải Phóng , chế độ cũ không tổ chức . Sau Giải Phóng , nhà nước lấy ngày 15/10 ,ngày Bác Hồ gửi lá thư cuối cùng cho nghành giáo dục làm ngày Nhà Giáo VN , nhưng hs cứ theo thói quen , đến ngày 20/11 lại tự động nghỉ học đi thăm , tặng bông cho thầy cô như 1 ngày hội , nên nhà nước lấy lại ngày 20/11 làm ngày Nhà Giáo VN )

    Trả lờiXóa
  4. Cám ơn Quế. Giáo có khác thông thái quá!
    TM

    Trả lờiXóa
  5. Lão TM này chỉ khéo nịnh. Có biết "giáo" là gì không? Giáo là giáo dục, dạy bảo, là thầy đấy...
    Xin trích đoạn:" Nhân ngày HC các NG,các tù nhân bày tỏ lòng tôn sư trọng đạo, nườm nượp mang hoa đến tặng thầy...QUẢN GIÁO"! Hix!
    12ly7

    Trả lờiXóa
  6. cũng hay đó chứ , coi quản giáo là thầy thì còn có cơ hội phục thiện

    Trả lờiXóa